Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

ĐỀ TÀI THẠC SĨ VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CẦU BTCT KHU CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯƠNG MINH ĐẠO

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
CẦU BÊ TÔNG CỐT THÉP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG
CHUYÊN NGÀNH : XÂY DỰNG CẦU HẦM
MÃ NGÀNH: 60.58.02.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN DUY TIẾN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan là số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng
mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015
Học viên

Trương Minh Đạo



ii

LỜI CÁM ƠN
Với mong muốn đóng góp vào việc xem xét nghiên cứu nhằm nâng cao
chất lượng cho các công trình cầu BTCT trong các Khu Công nghiệp nói chung
và các công trình cầu BTCT trong Khu Công nghệ cao nói riêng thông qua công
tác quản lý, từ đó chỉ ra được các mặt thuận lợi cũng như khó khăn trong thực tế,
đề xuất quy trình, giải pháp hợp lý để góp phần nâng cao năng lực quản lý, góp
phần nâng cao tuổi thọ và thời gian khai thác cho các công trình cầu BTCT
trong Khu Công nghệ cao.
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Giao
thông Vận tải Hà Nội.
Trước hết, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô trường Đại
học Giao thông vận tải Hà Nội là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt
thời gian học tập tại trường, đặc biệt xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy
giáo,Tiến sỹ Nguyễn Duy Tiến, người đã dẫn hướng, đồng thời có những ý kiến
đóng góp quý báu và sự giúp đỡ nhiệt tình, đầy trách nhiệm.
Nhân đây, Tôi cũng xin cảm ơn tất cả bạn bè, các đồng nghiệp và gia đình
đã hết sức giúp đỡ, với những tài liệu hết sức quý báu giúp cho Tôi có thể toàn
tâm, toàn ý hoàn thành bài luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ./.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015
Học viên

Trương Minh Đạo


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN...........................................................................................................................ii
MỤC LỤC...............................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...........................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT..................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...............................................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ.............................................................................................................viii
DANH MỤC PHỤ LỤC.........................................................................................................ix
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH CẦU BTCT
TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP....................................................................................3
1.1 Hiện trạng các công trình cầu BTCT trong các Khu Công nghiệp ở Việt Nam...........3
1.2 Tình hình quản lý chất lượng công trình cầu BTCT ....................................................16
1.3 Các giải pháp Quản lý chất lượng các công trình cầu BTCT ......................................18
1.4 Kết luận chương 1.............................................................................................................23
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ..................................................24
CÔNG TRÌNH CẦU BTCT..................................................................................................24
2.1 Công tác quản lý dự án trong quản lý chất lượng công trình cầu BTCT....................24
2.2 Nội dung của Quản lý chất lượng công trình xây dựng công trình cầu BTCT...........27
2.3 Các tham số quản lý chất lượng công trình cầu BTCT.................................................34
2.4 Phân tích và đánh giá rủi ro trong quản lý chất lượng công trình cầu BTCT............60
2.5 Quản lý chất lượng công trình cầu BTCT dựa trên hệ thống các văn bản pháp lý
hiện hành:................................................................................................................................65
2.6 Kết luận chương 2.............................................................................................................67
ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH CẦU
DẦM BTCT TRONG KHU CÔNG NGHIỆP......................................................................68
3.1 Giới thiệu dự án.................................................................................................................68
3.2 Đánh giá công tác quản lý chất lượng công trình cầu DX trong giai đoạn thi công xây
dựng 75

3.3 Đánh giá công tác quản lý chất lượng công trình qua công tác thống kê kết quả thí
nghiệm cường độ bê tông........................................................................................................79
3.4 Đánh giá năng lực chịu tải và khai thác cầu DX ...........................................................83
3.5 Kết luận chương 3...........................................................................................................102
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ................................................................................................103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................106
PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM........................................................................................................107


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Thống kê một số cầu điển hình tại Khu Công Nghệ Cao .................11
Bảng 2. 1. Tính cường độ nén trung bình từ cường độ nén tiêu chuẩn .................... 38
Bảng 2. 2. Độ sai lệch cho phép về kích thước cọc.............................................42
Bảng 2. 3. Giá trị chuyển vị toàn bộ đỉnh cọc.....................................................48
Bảng 2. 4. Tiêu chuẩn vật liệu sử dụng cho kết cấu hàn.....................................48
Bảng 2. 5. Chỉ tiêu cơ lý thép thớt trên, thớt dưới và piston...............................49
Bảng 2. 6. Chỉ tiêu cơ lý thép đúc....................................................................... 49
Bảng 2. 7. Chỉ tiêu cơ lý tấm trượt inox..............................................................50
Bảng 2. 8. Chỉ tiêu cơ lý của bu lông neo........................................................... 50
Bảng 2. 9. Chỉ tiêu cơ lý của đĩa chất dẻo tổng hợp............................................50
Bảng 2.10. Chỉ tiêu kỹ thuật tấm PTFE.............................................................. 51
Bảng 2.11. Chỉ tiêu kỹ thuật máng thoát nước EPDM........................................52


v

Bảng 2.12. Yêu vầu đối với thép khe co giãn..................................................... 53
Bảng 2.13. Thép co giãn lề bộ hành....................................................................53

Bảng 2.14. Dung sai của các khe co giãn trên cầu.............................................. 54
Bảng 2.15. Chỉ tiêu cơ lý vật liệu chống thấm dạng dung dịch.......................... 56
Bảng 2.16. Nhiệt độ tưới nhựa thấm.................................................................. 58
Bảng 2.17. Bảng nhiệt độ tưới (lớp dính bám)...................................................59
Bảng 2.18. Các rủi ro có thể gặp trong quá trình thực hiện dự án..................... 65
Bảng 3.1. Thông số gối cao su............................................................................ 72
Bảng 3.2. Quy định mạ kẽm nhúng nóng............................................................72
Bảng 3.3. Kết quả đo cao đạc mặt cầu................................................................. 84

Bảng 3.4 Kết quả kiểm tra bê tông cầu............................................................... 86
Bảng 3.5. Kết quả đo ứng suất dầm chủ ở mặt cắt giữa nhịp N1........................88
Bảng 3.6. Kết quả đo ứng suất dầm chủ ở mặt cắt giữa nhịp N3........................89
Bảng 3.7. Kết quả đo độ võng dầm chủ ở mặt cắt giữa nhịp N1........................ 91
Bảng 3.8. Kết quả đo độ võng dầm chủ ở mặt cắt giữa nhịp N3........................ 92
Bảng 3.9. Kết quả tính hệ số phân bố ngang thực đo cho các dầm ở mặt cắt giữa
nhịp N1................................................................................................................94
Bảng 3.10. Kết quả tính hệ số phân bố ngang thực đo cho các dầm ở mặt cắt
giữa nhịp N3........................................................................................................95
Bảng 3.11. Kết quả đo dao động kết cấu nhịp.....................................................96
Bảng 3.12. Kết quả đo dao động và chuyển vị mố..............................................97
Bảng 3.13. Kết quả đo dao động và chuyển vị mố..............................................98


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Giải thích


KCN

Khu công nghiệp

BTCT

Bê tông cốt thép

DƯL

Dự ứng lực

GTVT

Giao thông vận tải

KCN

Khu công nghiệp

KCNC

Khu công nghệ cao

TVGS

Tư vấn giám sát

QLDA


Quản lý dự án

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BKHCN

Bộ khoa học công nghệ

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

BTNN

Bê tông nhựa nóng


vii

BTN

Bê tông nhựa

NĐ-CP


Nghị định Chính phủ

QH131

Quốc hội 11

QH13

Quốc hội 13

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. 1. Lớp phủ mặt cầu bị hư hỏng nặng......................................................12
Hình 1. 2. Mặt cầu lồi lõm trơ cốt thép............................................................... 13
Hình 1. 3. Hỏng 1 đoạn lan can....................Error: Reference source not found13
Hình 1. 4. Khe co giãn bị hư hỏng nặng.............................................................14
Hình 1. 5. Cầu vượt D1-Lê Văn Việt đầu tư xây dựng năm 2009...................... 16
Hình 1. 6. Cầu vượt sông Chẹt đầu tư xây dựng năm 2014................................ 16
Hình 1. 7. Cầu N3 đầu tư xây dựng năm 2010....................................................17
Hình 1. 8 Cầu DX đầu tư xây dựng năm 2010....................................................17
Hình 2. 1 Phân phối tần suất của dữ liệu cường độ và phân phối chuẩn giả định 36
Hình 2. 2 Đường công tần suất cho 3 phân phối khác nhau với cùng giá trị trung

bình nhưng độ biến đổi khác nhau...................................................................... 37
Hình 3. 1 Bảng vẽ mặt cắt dọc cầu DX...............................................................73
Hình 3. 2 Bảng vẽ mặt cắt ngang cầu DX............................................................ 74
Hình 3. 3 Bảng vẽ mặt cắt ngang cầu DX............................................................ 75


viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa bất định - rủi ro - thiệt hại.....................................62


ix

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục số 01 - Các tham số chính của công tác quản lý chất lượng công trình
cầu BTCT
Phụ lục số 02 - Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho công tác khảo sát.
Phụ lục số 03 - Quy chuẩn, tiêu chuẩn cho công tác thiết kế.
Phụ lục số 04 - Quy chuẩn, tiêu chuẩn vật liệu.
Phụ lục số 05 - Quy chuẩn, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
Phụ lục số 06 - Quy chuẩn, tiêu chuẩn về An toàn, vệ sinh môi trường, phòng
chống cháy nổ
Phục lục số 07 - Kết quả thí nghiệm BT cho các cấu kiện có cấp bê tông 40 Mpa
Phục lục số 08 - Kết quả thí nghiệm BT cho các cấu kiện có cấp bê tông 35 Mpa
Phục lục số 09 - Kết quả thí nghiệm BT cho các cấu kiện có cấp bê tông 30 Mpa
Phục lục số 10 - Kết quả thí nghiệm BT cho các cấu kiện có cấp bê tông 25 Mpa




MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển kinh tế, xã hội của Quốc Gia dựa trên cơ sở hạ tầng vững chắc

mà trong đó ngành Giao thông vận tải chiếm một vị trí quan trọng. Trong những
năm gần đây, nền kinh tế tăng trưởng nhanh đã tạo nên động lực thu hút mạnh

mẽ đầu tư từ nhiều nguồn xây dựng. Vì thế thị trường xây dựng nước ta trở nên
rất sôi động. Nhà nước rất chú trọng đến sự phát triển của mạng lưới giao thông
Quốc gia, các công trình xây dựng có quy mô ngày càng lớn, chất lượng ngày
càng cao là một trong những yếu tố quan trọng khẳng định vai trò, vị thế và
năng lực của ngành xây dựng trong sự phát triển chung của đất nước.
Nhiều kỹ thuật, công nghệ tiên tiến mang tính đột phá đã được mang vào
Việt Nam tạo một bước tiến khá xa về tốc độ xây lắp, về quy mô công trình, về
chất lượng, về tổ chức trong xây dựng tạo một diện mạo mới của một đất nước
đang phát triển vững chắc trong nhiều năm qua. Song chính thời điểm này cũng
đã bộc lộ sự hụt hẫng về trình độ sơ hở về quản lý, buông lỏng về kiểm soát
trong lĩnh vực chất lượng các công trình xây dựng đặc biệt là các công trình cầu
Bê tông cốt thép (BTCT). Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, thúc đẩy sự
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, quản lý chất lượng công trình đòi hỏi
những chuyển biến mới, vững chắc đáp ứng được yêu cầu chung về khả năng
khai thác là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Hầu hết các công trình cầu
BTCT nói chung và các công trình cầu BTCT trong các khu công nghiệp nói
riêng điều chưa thể đáp ứng hết được các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Đa
phần các công trình Cầu BTCT đều bị sự cố hư hỏng trong khi thi công xây
dựng và sau khi đưa vào khai thác sử dụng. Đây là một thực trạng đáng báo
động. Ảnh hưởng không ích đến bộ mặt chung của ngành xây dựng và tâm lý
cũng như niềm tin của các nhà đầu tư khi đầu tư vào các Khu công nghiệp do cơ
sở hạ tầng chưa đáp ứng được với yêu cầu khắt khe của các nhà đầu tư.
Với vị trí công tác tại Ban Quản lý các dự án Đầu tư – Xây dựng trong Khu
Công nghệ cao một trong những đặc khu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh


2

thì việc quản lý và nâng cao chất lượng các công trình giao thông đặc biệt là các
công trình Cầu BTCT trong Khu thật sự là 1 việc làm ý nghĩa, cụ thể và cần

thiết. Như chúng ta đều biết thì vấn đề chất lượng các công trình cầu nói chung
và công trình Cầu BTCT đã và đang là vấn đề được nghiên cứu, đề cập và tiếp
cận từ rất nhiều phía. Trong phạm vi nghiên cứu của đồ án chỉ tập trung xử lý
kết quả thống kê các tham số quản lý chất lượng như: chất lượng vật liệu, chất
lượng cọc khoan nhồi, chất lượng ván khuôn, chất lượng mố trụ gối, Khe biến
dạng, vị trí tiếp giáp giữa cầu và đường vào cầu, chất lượng lớp BTNN mặt cầu
và các công trình phụ trợ khác trong các dự án cầu BTCT nhằm mục đích nâng
cao chất lượng cho các công trình này.
Trong tình hình thực tiễn hiện nay vấn đề về quản lý chất lượng công trình
xây dựng đang là một những vấn đề nóng luôn được đề cập và tiếp cận từ nhiều
phía. Vì thế, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc xem xét nghiên
cứu nhằm nâng cao chất lượng cho các công trình cầu BTCT nói chung và các
công trình cầu BTCT trong Khu Công nghệ cao nói riêng thông qua công tác
quản lý, từ đó chỉ ra được các mặt thuận lợi cũng như khó khăn trong thực tế, đề
xuất quy trình, giải pháp hợp lý để góp phần nâng cao năng lực quản lý, góp
phần nâng cao tuổi thọ và thời gian khai thác cho các công trình cầu BTCT
trong Khu Công nghệ cao


Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài
Rút ra các bài học kinh nghiệm và đưa ra các đề xuất cho việc nâng cao
chất lượng công trình cầu BTCT trong khu công nghệ cao.
Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu về chất lượng các công trình
Cầu BTCT trong Khu Công nghệ cao và các tham số quản lý chất lượng công
trình Cầu BTCT.
Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát tình hình thực tế các công trình cầu BTCT đã làm trong Khu



3

Công nghệ cao, thu thập và xử lý thống kê các số liệu từ đó rút ra cách nâng cao
chất lượng cho các công trình cầu BTCT trong Khu Công nghệ cao.
Tình hình kiểm soát chất lượng hiện nay của các dự án như thế nào, còn
thiếu và hạn chế những mặt nào để cải thiện và nâng cao hơn nữa.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng các công trình Cầu BTCT trong Khu Công nghệ cao.
Các tham số quản lý chất lượng công trình Cầu BTCT
Phạm vi nghiên cứu
Nâng cao chất lượng các công trình Cầu BTCT trong Khu Công nghệ cao
trong giai đoạn thi công xây dựng các công trình đã thực hiện trong Khu Công
nghệ cao.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH
CẦU BTCT TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.1 Hiện trạng các công trình cầu BTCT trong các Khu Công nghiệp ở
Việt Nam.
1.1.1
Sơ lược về một số Khu Công nghiệp ở Việt Nam:
Theo Viện Kiến trúc Quy hoạch (Bộ Xây dựng), tới tháng 11/2010 toàn
quốc có 256 Khu Công nghiệp và 20 Khu kinh tế đã được thành lập, đến nay



4

tổng số Khu Công nghiệp và Khu kinh tế đã vượt mức con số 300. Như vậy có
thể thấy những chuyển biến, khởi sắc và thành công của nền kinh tế - xã hội
nước ta trong công cuộc đổi mới, mở cửa trong hơn 4 thập niên qua có dấu ấn
đậm nét của việc hình thành, phát triển các Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất,
Khu kinh tế (trong bài viết này gọi chung là Khu Công nghiệp - KCN). Ðây thật
sự là một động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Vì thế, phát triển bền vững các KCN sẽ góp phần vào chiến lược phát
triển bền vững của Việt Nam.
Chúng ta biết rằng, trở thành một nước Công nghiệp đòi hỏi phải có một
nền Công nghiệp phát triển ở trình độ cao cả về năng lực sản xuất, trình độ kỹ
thuật công nghệ, hình thức tổ chức sản xuất... Kinh nghiệm phát triển của nhiều
nước và từ thực tiễn phát triển của Việt Nam cho thấy, tổ chức sản xuất công
nghiệp tập trung tại các KCN đã thật sự mang lại nhiều hiệu quả to lớn không
chỉ riêng cho sự phát triển của ngành Công nghiệp, mà còn đổi mới cả nền kinh
tế - xã hội ở một quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển. Thành công
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với sự hình thành và phát
triển của các KCN.
Theo Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc Gia thì hiện
nay, các KCN đã thu hút được 8.500 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng
vốn đăng ký khoảng 70 tỉ USD, trong đó vốn đầu tư nước ngoài hơn 52 tỉ
(chiếm 30% FDI cả nước), còn lại là vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong
nước. Nếu tính về giá trị sản xuất công nghiệp, các KCN hiện nay đã đóng góp
hơn 30% giá trị công nghiệp của cả nước đã tạo việc làm cho hơn 1,5 triệu lao
động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp. Ngoài ra, các KCN phát triển đã
kéo theo sự đầu tư về cơ sở hạ tầng (điện, đường, nước...). Những kết quả này
cho thấy vai trò quan trọng của KCN góp phần cho phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Ðó là thúc đẩy sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu; thu hút vốn

đầu tư; nộp ngân sách Nhà nước; tạo công ăn việc làm cho người lao động; đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng trình độ công nghệ sản xuất; tạo sản


5

phẩm có sức cạnh tranh, v.v. Như vậy, các KCN thật sự là một động lực mạnh
mẽ của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bên cạnh đó vẫn còn những bất cập và cần giải pháp tháo gỡ. Sự phát triển
mạnh mẽ và những đóng góp to lớn của các KCN là không thể phủ nhận. Tuy
nhiên, quá trình phát triển các KCN Việt Nam trong thời gian qua còn tồn tại
không ít những thách thức, bất cập, như: vấn đề quy hoạch tổng thể còn yếu, dẫn
đến phát triển KCN mang tính "phong trào", không ít các KCN gặp khó khăn
trong việc thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư; cơ chế quản lý và hoạt động
hành chính đối với KCN chưa thật sự hiệu quả; nguồn nhân lực cho KCN chưa
đáp ứng kịp, nhất là lao động kỹ thuật; một số chính sách của Nhà nước cũng có
tác động nhất định đến các KCN; tình trạng ô nhiễm môi trường trong nhiều
KCN đang gây bức xúc trong dư luận; nhiều KCN gặp khó khăn trong xây dựng
kết cấu hạ tầng cơ sở do mức hỗ trợ vốn ngân sách từ Trung ương còn thấp; việc
cấp các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các KCN còn nhiều vướng
mắc; thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng ở trong hàng rào và ngoài hàng rào KCN,
v.v.
Những bất cập trên nếu không được tháo gỡ nhanh chóng sẽ làm cản trở
đến chiến lược phát triển KCN ở Việt Nam. Ðể các KCN phát triển đúng hướng,
hiệu quả, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, trước hết không để kéo dài tình
trạng phát triển các KCN quá “nóng” mang tính “phong trào”. Việc quy hoạch
thành lập các KCN đòi hỏi phải bảo đảm những điều kiện nhất định, như địa
điểm, hạ tầng cơ sở, xu hướng phát triển kinh tế trong vùng, khả năng cung lao
động; Vị trí của các KCN phải gắn với thị trường tiêu thụ, thị trường cung ứng
nguyên vật liệu, đáp ứng các dịch vụ phục vụ sản xuất và dịch vụ đời sống; Về

nguồn nhân lực, các địa phương phải có kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân
lực, nâng cao tay nghề cho người lao động. Nhà nước phải có cơ chế giúp đỡ các
địa phương, doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực, tránh không để tình trạng
các doanh nghiệp phải tự mình lo việc đào tạo nguồn lao động.


6

Ở đề tài này Tác giả chỉ đi sâu tháo gỡ trong vấn đề về cơ sở, kết cấu hạ
tầng trong các KCN, trong đó trọng tâm là chất lượng đầu tư xây dựng công
trình giao thông, đặc biệt là cầu Bê tông cốt thép (BTCT).
Theo một số khảo sát riêng của tác giả về một số KCN tại địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh và một số Tỉnh lân cận thì cơ cấu sử dụng đất theo quy hoạch
được duyệt dành cho đất giao thông chiếm từ (10-16)% trên tổng diện tích đất
của KCNC. Như vậy trên mặt bằng (10-16)% đất dành cho giao thông thì tỉ lệ
cầu BTCT cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trung bình chiếm 1%. Có thể thấy
vai trò của các công trình Cầu BTCT là rất quan trọng trong mắt xích giao thông
tại các KCN.
1.1.2

Giới thiệu chung về Cầu Bê tông ở nước ta
Trong khoảng vài thập niên gần đây, cơ sở hạ tầng GTVT đã được đầu tư

xây dựng với một khối lượng rất lớn, trong phạm vi cả nước. Nhiều tuyến đường
giao thông huyết mạch đã được sửa chữa nâng cấp hay xây dựng mới. Trên các
tuyến đường đó, rất nhiều cầu đã được xây dựng mới hoặc được xây dựng để
thay các cầu, phà cũ không đáp ứng được năng lực giao thông hiện tại và trong
tương lai. Do tính cạnh tranh về giá thành của vật liệu bê tông, nên hầu hết các
cầu đường bộ ở Việt Nam được xây dựng gần đây là cầu bê tông. Cho đến nay,
số lượng cầu BTCT và BTCTDƯL đã được xây dựng ở Việt Nam chiếm một tỷ

lệ rất lớn, với ưu thế gần như tuyệt đối so với cầu thép.
Mặc dù, kết cấu BTCT đòi hỏi yêu cầu duy tu, bảo dưỡng ít hơn so với kết
cấu thép, tuy nhiên nó vẫn cần được kiểm tra thường xuyên để sớm phát hiện và
khắc phục các nguyên nhân gây hư hỏng cho vật liệu và kết cấu công trình. Do
sốlượng cầu bê tông rất nhiều vả trải nhiều trên các Quốc lộ, các vùng miền của
đất nước, nên công việc của người kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng cầu trở nên vất
vả hơn rất nhiều. Hơn nữa, do ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực
xây dựng cầu, các cầu BTCT và BTCTDƯL đã vượt được khẩu độ nhịp khá lớn,
kèm theo đó chiều rộng cầu và chiều cao dầm cũng khá lớn. Như vậy mỗi lần
kiểm tra,duy tu, bảo dưỡng, công việc của người thực hiện sẽ rất khó khăn và


7

đòi hỏi hệ thống dàn giáo cũng rất phức tạp. Vì vậy người kiểm tra cầu rất cần
những hệ thống dàn giáo kiểm tra cầu cơ động, gọn nhẹ để giảm sức lao động,
đảm bảo an toàn và nâng cao sức lao động. Hệ thống dàn giáo cơ động đó chính
là xe kiểm tra cầu, có thể cơ động và có hệ thống dàn giáo có thể tiếp cận được
các vị trí cần kiểm tra một cách nhanh chóng và an toàn.
Để chế tạo dàn giáo đặt trên xe kiểm tra cầu, cần thiết phải khái quát được
các đặc điểm chung của các cầu bê tông đã, đang và sẽ xây dựng ở Việt Nam, từ
đó xác định yêu cầu cơ bản đối với hệ dàn giáo đặt trên xe.
1.1.3

Đặc điểm chung của cầu BTCT ở các Khu Công nghiệp và ở Khu

Công nghệ cao
Theo hồ sơ lý lịch quản lí cầu do cục đường bộ Việt Nam ban hành, có
nhiều mục dữ liệu chuẩn để thông tin đầy đủ về các loại đặc điểm của một công
trình cầu. Tuy vậy, với mục đích xác định yêu cầu đối với xe kiểm tra, chúng ta

chỉ cần quan tâm đến ba mục dữ liệu chính sau để khái quát được các đặc điểm
chung.
- Về dạng cầu:

+ Cầu dầm giản đơn
+ Cầu bản liên tục
+ Cầu bản giản đơn
+ Cầu dầm hẫng mút thừa
+ Câu dầm hẫng dầm đeo
+ Cầu dầm liên tục chiều cao không đổi
+ Cầu dầm liên tục chiều cao thay đổi
+ Cầu khung tĩnh định
+ Cầu khung siêu tĩnh
+ Cầu khung hẫng dầm đeo
+ Cầu dây văng


8

+ Cầu vòm
- Về dạng dầm chủ
+ Bản BTCT
+ Bản BTCT DƯL
+ Dầm T BTCT
+ Dầm chữ Π BTCT
+ Dầm I BTCT
+ Dầm T ngược BTCT
+ Dầm hộp BTCT
+ Dầm T BTCT DƯL
+ Dầm T ngược BTCT DƯL

+ Dầm super T BTCT DƯL
+ Dầm I BTCT DƯL
+ Dầm hộp BTCT DƯL
- Về đặc điểm cấu tạo mặt cầu
+ Mặt cầu có gờ (hoặc lan can) phân cách giữa phần đường xe chạy và
phần đường người đi bộ.
+ Mặt cầu không có gờ (hoặc lan can) phân cách giữa phần đường xe chạy
và phần đường người đi bộ, chỉ có vạch sơn phân giới.
+ Cầu có đèn chiếu sáng và không có đèn chiếu sáng.
+ Câu đơn và cầu đôi.
- Về khẩu độ nhịp: thông thường từ (35-60)m.
- Tải trọng: tải trọng thiết kế yêu cầu ≥
- HL 93.
- Vật liệu chính: thường sử dụng các dạng chính sau:


9

+ Cầu BTCT DƯL
+ Cầu thép
- Tiêu chuẩn thiết kế cầu: Sử dụng tiêu chuẩn Việt Nam 22TCN 272-05
- Bề rộng cầu: Thông thường từ (2-4) làn xe + 02 gờ lan can.
- Tuổi thọ yêu cầu: thiết kế vĩnh cửu
- Điều kiện thi công:
+ Đa phần các cầu thi công trong điều kiện vùng nước nông, ít biến động
về lưu lượng của dòng chảy.
+ Ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện đảm bảo giao thông trong quá trình thi
công.
- Điều kiện khai thác:
+ Đảm bảo chất lượng theo quy định khi đưa vào khai thác sử dụng.

+ Lắp đặt đầy đủ hệ thống báo hiệu đường bộ, chiếu sáng, thoát nước.
+ Có đầy đủ hồ sơ về quản lý chất lượng về quy trình bảo trì công trình.
+ Vận hành và khai thác đúng quy định.
- Xét về dạng cầu, dạng dầm, về đặc điểm cấu tạo mặt cầu thì đặc điểm
chung nổi bậc của các cầu trong các Khu Công nghiệp và trong Khu Công nghệ
cao:
+ Dạng cầu: cầu dầm giản đơn, cầu dầm liên tục chiều cao thay đổi.
+ Dầm chủ: Bản BTCT, Bản BTCT DƯL, Dầm T BTCT, Dầm I BTCT
DƯL, Dầm super T BTCT DƯL.
+ Đặc điểm cấu tạo mặt cầu: Mặt cầu có gờ (hoặc lan can) phân cách giữa
phần đường xe chạy và phần đường người đi bộ, cầu có đèn chiếu sáng và
không có đèn chiếu sáng, cầu đơn và cầu đôi.
+ Khả năng chịu tải và khai thác: là đều có tải trọng khai thác lớn ≥ HL 93
và thường xuyên.
- Thống kê một số Cầu điển hình tại Khu Công nghệ cao: theo Bảng 1.1


10

Bảng 1.1: Một số cầu trong Khu Công nghệ cao

1

Cầu Vượt D1 - Lê
Văn Việt

Cầu chính

Dầm liên tục chiều
cao thay đổi

Dầm liên tục chiều

2

Cầu Vượt Sông Chẹt

Cầu chính

3

Cầu N3

Cầu chính

Dầm BTCT DƯL

4

Cầu DX

Cầu chính

Dầm BTCT DƯL

5

Cầu Suối Tiên 1

Cầu chính


Dầm BTCT DƯL

cao thay đổi

Dầm hộp BTCT DƯL
Dầm hộp BTCT DƯL
Dầm T BTCT DƯL
Dầm Bản rỗng BTCT
DƯL
Dầm T BTCT DƯL

34,9+42+63+42

293,5

B1=B2=11.25

29,9+5x35+29,9

240

B1=B2=11.25

25+25,4+25

80,56

B=25

3x21


68,26

B=15

2x25

52,58

B=15

+2x35+34,9


11

1.1.4

Hiện trạng các công trình cầu BTCT

1.1.4.1

Hiện trạng các công trình cầu trong các Khu Công nghiệp ở Việt

Nam
Các Khu Công nghiệp và Khu Chế xuất xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng
vài thập niên trở lại đây vì thế hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ và các công
trình cầu nằm trong mạng lưới giao thông này cũng chỉ mới được đầu tư xây dựng
trong khoảng 3 thập niên vì thế chất lượng các công trình Cầu tương đối vẫn còn
tốt và đáp ứng được yêu cầu vận tải chính cho các loại xe có tải trọng lớn thường

xuyên lưu thông qua lại. Xong bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi những hư
hỏng cơ bản mà phần lớn là do trong quá trình thi công xây dựng và quản lý khai
thác còn lỏng lẻo, yếu kém.
Những hư hỏng cơ bản thường gặp ở các công trình cầu BTCT:
- Lớp phủ mặt cầu bị nứt bong, mặt đường vào cầu mặt đường trên cầu có ổ gà
xe qua lại không êm thuận;

Hình 1.1: Lớp phủ mặt cầu bị hư hỏng nặng
- Vỡ bản bê tông mặt cầu dẫn đến làm hư hỏng mặt đường xe chạy;


12

Hình 1.2: Mặt cầu lồi lõm trơ cốt thép
- Nền đường cầu bị lún sụt làm cho chỗ tiếp giáp giữa đường và cầu thay đổi
độ dốc hoặc chênh lệch cao độ;
- Vỡ bê tông lề bộ hành thanh ngang và cột đứng của hệ lan can có cầu mất
một số thanh ngang đôi khi mất cả cột đứng hoặc một vài khoang lan can;

Hình 1.3: Hỏng 1 đoạn lan can


13

- Mặt đường trên cầu thoát nước không tốt khi mưa có những vũng đọng trên
mặt cầu hệ thống thoát nước bị gỉ bị lấp đất cát;
- Khe co dãn hư hỏng với khe co dãn bằng thép góc hoặc máng thép bê tông
nhựa trên khe co dãn bị lún sụt khi mưa nước trên khe co dãn chảy xuống đầu dầm
và đỉnh xà mũ mố trụ. Khe co dãn cao su hay xảy ra tình trạng vỡ bê tông hai bên
mép các tấm cao su tấm cao su bị bong bị mất các đinh ốc;


Hình 1.4: Khe co giản bị hư hỏng nặng
- Gối tựa được đặt quá gần đầu mố do vậy thường xuất hiện vết nứt ở những
vùng không bố trí cốt thép;
- Xuất hiện nhiều vết nứt trong kết cấu BTCT và BTCT DƯL;
- Cọc tiêu biển báo bị gẫy mất;
1.1.4.2

Hiện trạng các công trình cầu trong Khu Công nghệ cao

Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày


14

24/10/2002, là một trong 3 KCNC quốc gia do Chính phủ thành lập với tổng diện
tích 913ha, bao gồm 2 giai đoạn (giai đoạn 1: 300ha, giai đoạn 2: 613ha). Với vị
thế chiến lược, cách trung tâm Thành phố 15km, nằm giữa 43 khu công nghiệp,
khu chế xuất của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sát Ðại học Quốc gia TP.
HCM, KCNC có lợi thế phát triển để trở thành “Một thành phố khoa học công
nghệ”, là trái tim và đầu tàu khoa học công nghệ của Thành phố Hồ Chí Minh và cả
nước.
Sau hơn 11 năm hình thành và phát triển, KCNC tự hào vì không những đã
nhận được sự ủng hộ cao từ phía các cấp, ban, ngành, các sở, giới chuyên môn, các
doanh nghiệp trong và ngoài nước, cũng như nhiều tình cảm tốt đẹp từ người dân
TP.HCM, mà còn được đánh giá rất xứng danh là điểm đến đáng tin cậy về đầu tư
công nghệ cao trên cả nước. Với sự hiện diện dự án 1 tỷ USD của tập đoàn bán dẫn
hàng đầu thế giới Intel Corp., và các dự án nghiên cứu, sản xuất khác từ các tập
đoàn công nghệ đa quốc gia như Nidec (Nhật Bản), Sanofi (Pháp), Datalogic
Scanning (Ý), Sonion (Đan Mạch), Microchip (Mỹ)…KCNC là một thí dụ sống

động về sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong các lĩnh vực công nghệ cao
của Việt Nam. Không chỉ xác định hướng tập trung thu hút các công ty tên tuổi trên
thế giới, có công nghệ nguồn vào Việt Nam, KCNC còn ưu tiên thu hút các doanh
nghiệp và viện nghiên cứu – đào tạo công nghệ uy tín trong nước, điển hình như
tập đoàn FPT, Viện Công nghệ cao Hutech, Viện dầu khí, Sắc Ký Hải Đăng. …
đều đã có dự án đầu tư nhiều triệu USD trong KCNC. Tính đến tháng
5/2014, KCNC đã cấp phép cho 77 dự án sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ
thuộc các lĩnh vực công nghệ cao với tổng vốn đầu tư đạt trên 2,4 tỷ USD, trong đó
74% là vốn đầu tư FDI.
Đi đôi với sự phát triển kinh tế cũng phải kể đến sự phát triển của hệ thống hạ
tầng giao thông, luôn thể hiện được vai trò tiên phong, đầu tàu trong việc góp phần
tạo nên một Khu Công nghệ cao ngày hôm nay. Trong đó nổi bậc có sự đóng góp
của những công trình Cầu BTCT. Do mới được đầu tư xây dựng từ năm 2009 đến
nay nên hầu hết các cầu BTCT trong KCNC vẫn còn rất mới và đáp ứng tốt yêu cầu
lưu thông vận tải. Một số công trình cầu tiêu biểu:


15

Hình 1.5: Cầu vượt D1-Lê Văn Việt đầu tư xây dựng năm 2009

Hình 1.6: Cầu vượt sông Chẹt đầu tư xây dựng năm 2014


×