Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TIỂU LUẬN tôn GIÁO tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về tôn GIÁO và CÔNG tác tôn GIÁO, sự vận DỤNG của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM TRONG sự NGHIỆP đổi mới HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171 KB, 18 trang )

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO.
SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG
SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI HIỆN NAY
MỞ ĐẦU
Xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay đang tạo ra những cơ hội thuận
lợi cho sự phát triển đất nước, đời sống đa phần nhân dân được cải thiện, trong
đó có các tín đồ tôn giáo; bên cạnh đó cũng tạo môi trường khách quan, thuận
lợi cho sự phát triển tín ngưỡng tôn giáo và tàng trữ trong lòng nó những yếu tố
tiêu cực. Cùng với những vấn đề “dân tộc”, “dân chủ”, “nhân quyền”, vấn đề tôn
giáo hiện nay đang là một vấn đề nhạy cảm và có nhiều diễn biến phức tạp. Các
thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề “tôn giáo” để tác động, can thiệp vào công
việc nội bộ của nước ta, phục vụ các ý đồ chính trị phản động của chúng. Tình
trạng lợi dụng tôn giáo để chống phá, vu khống đường lối lãnh đạo của Đảng,
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc đang có xu hướng tăng lên. Một số lực lượng
trong các tôn giáo đang có ý định liên kết với nhau, thực hiện “liên tôn” chống
cộng.
Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu sâu sắc tư tưởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, nghiên cứu sự vận dụng của Đảng ta
trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, làm sáng tỏ hơn giá trị của tư tưởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo đối với cách mạng Việt Nam, đồng thời
vận dụng linh hoạt phương pháp Hồ Chí Minh để giải quyết vấn đề tôn giáo hiện
nay. Dựa trên thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng và những
kiến thức lý luận đã được trang bị về chủ nghĩa vô thần khoa học, tác giả lựa
chọn vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo. Sự vận
dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay” để làm
chủ đề của tiểu luận.
NỘI DUNG
1. Những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác
tôn giáo.
Trong hoạt động lý luận của mình, Hồ Chí Minh luôn kế thừa và phát
triển sáng tạo những quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin


về tín ngưỡng, tôn giáo vào điều kiện cụ thể của Việt nam. Người viết: “Mác đã
xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch
sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân
loại”1, vì thế, cần bổ sung và phát triển học thuyết đó bằng thực tiễn của các dân
tộc phương Đông và Việt Nam.
Theo Người, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt nam có những đặc điểm
khác với phương Tây. Cần phải nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam để tập hợp lực
lượng tiến hành cách mạng vô sản, đồng thời trang bị cho những người cộng sản
1

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.465.


2
quan điểm, thái độ đúng đối với vấn đề tôn giáo. Một trong những di sản to lớn
mà Hồ Chí Minh để lại cho Đảng ta đó là hệ thống những tư tưởng cách mạng
và khoa học về tôn giáo và công tác tôn giáo. Những tư tưởng này được xây
dựng từ sự kế thừa tinh hoa truyền thống văn hoá tôn giáo của dân tộc và nhân
loại, từ sự vận dụng sáng tạo quan điểm về vấn đề tôn giáo của chủ nghĩa Mác Lê nin vào điều kiện cụ thể Việt Nam, và từ chính từ đạo đức, nhân cách, tài
năng của Người.
1.1. Tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về tôn giáo ở Việt Nam
Trước hết, theo Hồ Chí Minh: cơ sở triết học của tôn giáo là chủ nghĩa
duy tâm. Người khẳng định: “tôn giáo là duy tâm, cộng sản là duy vật” 2. Người
tiếp cận tôn giáo dưới nhiều góc độ mang tính toàn diện với tính cách là triết
học, văn hoá. Đặc biệt, Hồ Chí Minh đã đi vào khai thác mặt tích cực đạo đức
của tôn giáo. Trong bài viết “đạo đức của Mỹ” đăng trên báo Nhân dân, số 12
ngày 14/6/1951, Người đã chỉ rõ: “Chúa Giêxu dạy: đạo đức là bác ái. Phật thích
ca dạy: đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: đạo đức là nhân nghĩa” 3. Rõ ràng, theo
Hồ Chí Minh, tôn giáo cũng có mặt tích cực của nó, chứ tôn giáo không phải là
thứ hoàn toàn “độc hại”, xấu xa, tiêu cực...

Về mặt tích cực của tôn giáo: Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, đối với
người có tín ngưỡng, đức tin tôn giáo và lòng yêu nước không mâu thuẫn nhau,
mà ngược lại luôn thống nhất với nhau. Vì thế, Hồ Chí Minh không bao giờ xúc
phạm đến đức tin tôn giáo, Người lên án khía cạnh chính trị của tôn giáo, nhưng
lại rất trân trọng những những giá trị văn hoá, yếu tố tích cực về đạo đức và
những khía cạnh nhân văn, niềm tin vào con người của tôn giáo. Người nói: “vì
lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá” 4. Theo
Người, ưu điểm của tôn giáo là có tính hướng thiện. Người chỉ ra các ưu điểm
cụ thể của các tôn giáo như: Đạo Khổng có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá
nhân; đạo thiên chúa có lòng nhân ái cao cả; đạo phật có lòng từ bi hỷ xả…đó
chính là những giá trị nhân văn của nhân loại cần được bảo vệ, giữ gìn và phát
triển.
Từ quan niệm đúng đắn về tín ngưỡng, tôn giáo, Hồ chí Minh đã nhìn
thấy sự tương đồng, sự phù hợp giữa mục đích của tôn giáo với sự nghiệp giải
phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới ở nước ta. Người đã nhiều lần nói với
đồng bào có tín ngưỡng rằng, mục tiêu của Đức Chúa, Đức Phật… không khác
gì mục tiêu của những người cách mạng. Đến với đồng bào theo Phật giáo,
Người nói: “Đức Phật đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra
khỏi khổ nạn, Người phải đấu tranh diệt lũ ác ma. Nay đồng bào ta đại đoàn kết
hy sinh của cải xương máu, kháng chiến đến cùng để đánh tan thực dân phản
động, để cứu dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất và độc lập cho Tổ
Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, S®d, tËp 7, tr.115.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.225.
4
Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, tËp 3, tr.431.
2
3



3
quốc. Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ đại bi của Đức Phật Thích Ca, kháng
chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ” 5. Đến với đồng bào theo đạo
Công giáo, Người nói: “Chúa Cơ đốc sinh ra làm gương mọi giống phúc đức
như: hy sinh vì nước, vì dân, làm gương lao động…. Tin thờ chúa bằng tinh
thần. Chúng ta kháng chiến cứu nước, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cải
cách ruộng đất làm cho người cày có ruộng, tín ngưỡng tự do. Như thế là việc
làm của chính phủ và nhân dân ta đều hợp với tinh thần Phúc âm”6.
Hồ Chí Minh có quan điểm lịch sử cụ thể sâu sắc về tôn giáo. Theo
Người, ở Việt Nam không có tôn giáo như ở phương Tây. Việc thờ cúng tổ tiên
của con người Việt Nam như một việc làm phổ biến, không có một uy quyền
tuyệt đối như một linh mục. Người phát hiện ra tính nhân văn cao cả của việc thờ
cúng tổ tiên của con người Việt Nam, đó chính là chủ nghĩa bình đẳng trong
việc thờ cúng, tất cả mọi người khi chết đều được thờ cúng và đều có thể trở
thành “thần”. Quan điểm lịch sử cụ thể sâu sắc về tôn giáo của Hồ Chí Minh còn
được thể hiện ở việc Hồ Chí Minh đã đánh giá vai trò của các tín đồ, chức sắc
trong tôn giáo là rất khác nhau và rất biện chứng. Một mặt, Người đề cập đến
mặt tốt của tôn giáo. Theo Hồ Chí Minh: nhân dân ta dù lương hay giáo đều tốt
cả, phần lớn đồng bào tôn giáo đều yêu nước, kháng chiến, nhưng một phần bị
địch lợi dụng như ngụy quân, cao đài, hoà hảo, công giáo ở Ninh Bình, dẫn đến
hoài nghi chính sách của Đảng. Người cũng tố cáo mạnh mẽ sâu sắc tội ác của
giáo hội đối với nhân dân và dân tộc Việt Nam, Người vạch rõ: “người nông dân
An Nam bị hành hình vừa bằng lưỡi lê của nền văn minh tư bản chủ nghĩa, vừa
bằng cây thánh giá của Hội Thánh đĩ bợm” 7, bọn giáo sĩ như bọn gian phi vào
hôi của khi nhà cháy; nhà chung đã mua chuộc lừa đảo cưỡng bức nhân dân, họ
thực hiện ăn cắp giấy chứng nhận ruộng đất, họ cho vay nặng lãi, hoặc bằng thủ
đoạn đê hèn khác; do thám đưa đường làm tay sai cho thực dân Pháp, phản bội
lại lợi ích của dân tộc, trực tiếp tham gia cướp, phá của cải của nhân dân, khiêu

khích chia sẻ hận thù dân tộc…
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng kịp thời biểu dương những gương tốt,
việc tốt của đồng bào theo đạo, theo Hồ Chí Minh: đồng bào lương, giáo đều
tốt. Đồng thời, Người còn trực tiếp khen ngợi những linh mục thực sự sống tốt
đời, đẹp đạo, như linh mục Lê Văn Liêm, khen ngợi đồng bào theo đạo Hoà Hảo
đã quay súng về với Tổ quốc chống xâm lược. Người hết sức tôn trọng sự hy
sinh cao cả của những người sáng lập ra tôn giáo. Người viết: “Chúa cơ đốc hy
sinh để cứu loài người khỏi ách nô lệ và đưa loài người về hạnh phúc, bình
đẳng, bác ái, tự do”8, hoặc Phật, Khổng Tử, Chúa trời là những vị chí tôn...
Quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo còn được thể hiện ở sự nhận
thức đúng và giải quyết đúng giữa tôn giáo và chính trị, giữa đạo và đời, giữa
đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Đặc biệt là tư tưởng về mối quan hệ
giữa tôn giáo và chính trị: Tôn giáo không thể tách ra khỏi đời sống chính trị,
Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.197.
Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, tập 7, tr.197.
7
Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, S®d, tËp 1, tr.229.
8
Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, S®d, tËp 7, tr.197.
5
6


4
Người đã phê phán kịch liệt quan điểm của linh mục Nguyễn Văn Lý đòi tách
tôn giáo ra khỏi đời sống chính trị. Theo Hồ Chí Minh: Tổ quốc độc lập, tổ quốc
được giải phóng thì tôn giáo mới tự do. Đồng bào ta no ấm phần xác, thong
dong phần hồn, cha chỉ lo phần hồn còn phần đời là của chính phủ...
Những quan điểm trên đã thể hiện đầy đủ tính cách mạng và khoa học
của Hồ Chí Minh trong quá trình vận dụng quan điểm của Mác - Lê nin về tôn

giáo vào điều kiện cụ thể của nước ta. Đồng thời, thể hiện rõ tính đặc sắc tư
tưởng tôn giáo của Người. Tư tưởng về tôn giáo của Người mãi mãi còn giữ
nguyên giá trị, là cơ sở để Đảng, Nhà nước ta hoạch định chính sách tôn giáo
trong các giai đoạn cách mạng.
1.2. Tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo ở Việt
Nam.
Hồ Chí Minh không chỉ có tầm nhìn sắc sảo, khách quan, khoa học về tôn
giáo mà Người còn có những đóng góp lớn mang tính đặc sắc riêng có của
mình về công tác tôn giáo. Hay nói cách khác, Hồ Chí Minh đã phát triển tư
tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê nin về công tác tôn giáo lên một trình độ mới, thể
hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Một là, Hồ Chí Minh thật sự tôn trọng tự do, tín ngưỡng của nhân
dân.
Kể cả trước, trong và sau cách mạng tháng 8 năm 1945 cũng như xuyên
suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Hồ Chí Minh luôn luôn là tấm
gương sáng trong cả nhận thức và hành động về sự tôn trọng tự do, tín ngưỡng
của nhân dân. Ngay từ năm 1941, trong 10 chính sách của Việt Minh, Người đã
đề cập đến vấn đề tự do, tín ngưỡng của nhân dân. Người chỉ rõ: Chính phủ Việt
Minh ban bố quyền tự do, tín ngưỡng và không phân biệt tôn giáo. Đặc biệt,
ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công, trong bài viết: “Những nhiệm vụ
cấp bách của nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà” ngày 3/9/1945, một trong
sáu nhiệm vụ mà Hồ Chí Minh đề cập đến là vấn đề tôn giáo. Người chỉ rõ:
“thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào
Lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ
DO và Lương Giáo đoàn kết”9
Hồ Chí Minh phê phán các hành động, việc làm vi phạm đến tự do, tín
ngưỡng của nhân dân. Người vạch rõ: “Không nên xúc phạm tín ngưỡng phong
tục của dân (như nằm trước bàn thờ, giơ chân lên bếp, đánh đàn trong nhà,
v.v…”10. Đặc biệt, sự tôn trọng tự do, tín ngưỡng của nhân dân còn được thể
hiện chính bằng hành động cao cả của Người. Người đã đích thân dự những buổi

lễ cầu hồn khi đồng bào công giáo bị giặc Pháp giết hại, hoặc tự tay vẽ ảnh phật
cho đồng bào theo đạo phật.
Một mặt, Hồ Chí Minh giáo dục cho mọi người cần tôn trọng tư do tín
ngưỡng; mặt khác, Người cũng nghiêm khắc phê phán những phần tử lợi dụng
9

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 4, tr.9.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.409.

10


5
tín ngưỡng, tôn giáo, những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, phê phán những việc
làm sai chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Chính phủ, ở cả giáo
chức, tín đồ và cán bộ, đảng viên. Mê tín dị đoan là những hành vi lợi dụng
niềm tin mê muội, không phù hợp với tiến bộ chung, trái với lợi ích xã hội, gây
thiệt hại trực tiếp cho chính người tin theo. Mê tín dị đoan là vấn đề phức tạp,
việc khắc phục nó không đơn giản, vì thế Hồ Chí Minh, luôn khuyên cán bộ
phải kiên trì giáo dục quần chúng, phải dạy cho đồng bào: 1. Thường thức vệ
sinh để cho dân bớt đau ốm. 2. Thường thức khoa học để bớt mê tín nhảm.
Đồng thời, Hồ Chí Minh đã tố cáo mạnh mẽ sự vi phạm tự do tín ngưỡng
của địch: “Bọn đế quốc phản động do Mỹ cầm đầu thường vẫn tuyên bố là kính
trọng tôn giáo. Chúng lại mở mồm vu cáo Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân,
các đảng cộng sản và công nhân không tôn trọng tôn giáo.... - và Hồ Chí Minh
khẳng định: Bọn đế quốc phản động không có chút gì kính trọng tôn giáo, và
những lời chúng nói toàn là để lừa bịp những người tôn giáo”11.
Hai là, theo quan điểm của Hồ Chí Minh: mọi công tác tôn giáo đều
hướng tới xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng khối đoàn kết giữa
đồng bào theo đạo và không theo đạo, giữa đồng bào lương và đồng bào theo

đạo thiên chúa. Đồng thời, Hồ Chí Minh luôn luôn xác định đúng trọng tâm,
trọng điểm công tác tôn giáo - đó là công tác công giáo.
Đoàn kết không phân biệt lương, giáo và đoàn kết giữa những người có
tín ngưỡng, tôn giáo với những người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa
những người theo tôn giáo khác nhau là một bộ phận trong tư tưởng “Đoàn kết,
đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” của Người. Tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết lương - giáo được thể hiện trên
những nội dung cơ bản đó là:
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cơ sở khách quan vững chắc của khối đoàn kết là
lợi ích chung của mọi người Việt nam giáo cũng như lương - đó là quyền được
sống trong độc lập, tự do, hạnh phúc. Đây chính là mẫu số chung, điểm đại
đồng để gắn kết mọi người thành một khối đoàn kết vững chắc. Từ bao đời nay,
nhân dân ta hết sức coi trọng “tình làng, nghĩa xóm”, “ người chung một
nước…” đó là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh Việt nam trong dựng
nước và giữ nước. Hồ Chí Minh còn mở rộng đối tượng cần đoàn kết đến “tất cả
những ai vẫn còn thừa nhận mình là con dân nước Việt nam”, nhờ thế mà gạt đi
được những đối kháng về quyền lợi bộ phận trong những hoàn cảnh nhất định để
tập trung phục vụ lợi ích chung của toàn dân tộc.
Hồ Chí Minh kiên quyết phê phán những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo, lợi dụng tự do tín ngưỡng để kích động hoạt động chống phá sự nghiệp
cách mạng của nhân dân, chia rẽ đoàn kết lương - giáo, xâm phạm lợi ích
chung của đất nước, của toàn dân tộc. Theo Người, bọn đội lốt tôn giáo để
chống phá cách mạng là bọn “Việt gian đồng thời cũng là giáo gian”. Người đã
đưa ra nhiều biện pháp để chống lại sự lợi dụng đó của kẻ thù. Trong đó có
những giải pháp hết sức quan trọng đó là: Ra sắc lệnh về việc bảo tồn, bảo vệ
11

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 6, tr.582.



6
các di sản văn hoá của tôn giáo như: đình, chùa, miếu, nhà thờ, bảo vệ quyền tự
do tín ngưỡng của nhân dân; giáo dục tư tưởng cho cán bộ của Chính phủ quán
triệt tinh thần ấy để một mặt thực hiện tốt chính sách tôn giáo đối với đồng bào
có đạo, mặt khác phải kiên quyết đấu tranh, vạch trần những kẻ lợi dụng tôn
giáo để chống nhân dân, chống chế độ; quan tâm thực sự đến đời sống vật chất
cũng như tinh thần của đồng bào các tôn giáo.v.v.
Hồ Chí Minh đã chỉ ra những giải pháp cơ bản để xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân. Trước hết để chăm lo khối đại đoàn kết toàn dân, cần phải
giáo dục mục đích của đoàn kết là kháng chiến kiến quốc chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trong thư gửi đồng bào
nhân ngày lễ thiên chúa giáng sinh: Người chỉ rõ: “Toàn thể đồng bào ta, không
chia lương giáo, đoàn kết chặt chẽ, quyết lòng kháng chiến, để giữ gìn non sông
tổ quốc, mà cũng để giữ gìn quyền tôn giáo tự do” 12. Trên cương vị là người
đứng ở vị trí cao nhất của Đảng, Nhà nước, Người đã đưa ra chính sách và các
việc làm cụ thể để xây dựng khối đại đoàn kết tôn giáo. Chẳng hạn, thông qua
các vị chức sắc trong tôn giáo để xây dựng khối đoàn kết đồng bào giáo dân.
Trong “Thư gửi giám mục Lê Hữu Từ”. Người viết: “Thưa Cụ, chính phủ dự bị
phái đại biểu vào miền Nam Trung bộ để uý lạo đồng bào trong đó. Vì ở miền
đó cũng có nhiều đồng bào công giáo, nên tôi muốn nhờ cụ chọn cho một vị linh
mục thân tín của cụ cùng đi với các đại biểu của chính phủ vào thăm đồng bào
ta”13. Hơn nữa, ở đâu? nơi nào? kẻ thù hoặc những kẻ đội lốt tôn giáo phá hoại
khối đại đoàn kết tôn giáo thì Người đã trực tiếp chỉ đạo hoặc cử cán bộ tin cậy
vào giải quyết. Chẳng hạn khi Bác cử đồng chí Vũ Đình Huỳnh đến phát hiện
nơi đang có biến cố về tôn giáo, Bác đã căn dặn: Nhiệm vụ của chú ở đó là giàn
xếp mối quan hệ giữa cụ Từ và chính quyền địa phương để xây dựng khối đại
đoàn kết..., bất kì thế nào chú phải đi gặp cụ Từ để giải thích cho hết sự hiểu lầm
đó... Quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo còn nhằm vào mục đích
của sự đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương giáo để cứu nước, cứu dân là vô cùng
cần thiết, đồng thời, Người cũng bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc. Trong

“Thư gửi đồng bào công giáo toàn quốc nhân dịp lễ đức chúa giáng sinh”,
Người chỉ rõ: “Nhân dịp lễ Đức Chúa giáng sinh, tôi thân ái gửi đồng bào lời
chúc phúc. Trong khi bọn thực dân Pháp và can thiệp Mỹ tìm mọi cách chia rẽ
lương giáo, hòng cướp nước ta, thì việc đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương giáo
để cứu nước, cứu dân là vô cùng cần thiết. Tôi thành thật khen ngợi những đồng
bào công giáo đang hăng hái tham gia kháng chiến cứu nước. Tôi mong tất cả
đồng bào công giáo chúng ta đoàn kết chặt chẽ với đồng bào toàn quốc, kháng
chiến mạnh hơn để tiêu diệt bọn xâm lược và bè lũ việt gian bán nước, giải
phóng cho Tổ quốc”14.
Sự sáng tạo đặc sắc trong tư tưởng tôn giáo của Hồ Chí Minh còn thể
hiện: Hồ Chí Minh luôn luôn xác định đúng trọng tâm, trọng điểm công tác tôn
giáo - đó là công tác công giáo. Theo thống kê, trong các bài phát biểu của Bác
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 4, tr.490.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 4, tr.211.
14
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 6, tr.589.
12
13


7
về tôn giáo thì có tới 60% Bác nói về công giáo, nói tới đồng bào theo đạo thiên
chúa. Trong bài phát biểu với đoàn đại biểu Công an Cu Ba, Bác đã đề cập: ở
Việt Nam vấn đề tôn giáo chính là vấn đề công giáo. Theo quan điểm của
Người: Công tác vận động quần chúng là nói đến công tác vận động đồng bào
tôn giáo. Trong thực tiễn cách mạng, thời kì nào vấn đề tôn giáo có sự “bức
xúc” thì Người đều giành nhiều tâm huyết, thời gian vào việc đó. Cụ thể thời kì
1945 - 1946, 1954 - 1956 là hai thời kì có rất nhiều bài viết, bài nói của Người
về tôn giáo đặc biệt là vấn đề công giáo.
Ba là, Hồ Chí Minh luôn luôn sáng tạo hình thức, phương pháp mới

trong công tác tôn giáo.
Trong công tác tôn giáo, Hồ Chí Minh không cứng nhắc hình thức và
phương pháp tiến hành mà Người luôn luôn có sự sáng tạo về hình thức và
phương pháp mới cho phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Chính những
cái không thành công trong công tác tôn giáo vừa chứng minh sự cao cả vĩ đại
của Hồ Chí Minh, vừa minh chứng cho sự sáng tạo hình thức, phương pháp mới
về công tác tôn giáo. Hồ Chí Minh định chủ trương xây dựng giáo hội việc làm
theo tam đồng: tự sinh, tự dưỡng và tự lập không dính dáng đến toà thánh
Vaticăng nhưng không được. Hay sau năm 1956, Người có ý định thành lập tổ
chức tin lành yêu nước, Người gọi mục sư Lê Văn Thái để thuyết phục nhưng
không thành vì mục sư Lê Văn Thái cho rằng: tôn giáo của chúng tôi không phải
là tôn giáo nhập thế..., mong cụ thứ lỗi cho.. đơn cử những việc làm của Hồ Chí
Minh như vậy chúng ta càng tự hào về Bác.
Mặt khác, sự sáng tạo vận dụng nhiều hình thức, phương pháp mới của
Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo còn được thể hiện ở việc: Hồ Chí Minh tìm
kiếm sự đồng thuận giữa mục tiêu của cách mạng với mục đích của những
người sáng tạo ra tôn giáo. Dĩ nhiên là mục tiêu cách mạng đồng thuận với mục
đích của tôn giáo nguyên thủy chứ không phải thứ tôn giáo bị lợi dụng hoặc
trong quá trình vận động, nó có thể bị biến chất, bị tha hoá. Hồ Chí Minh tiến
hành công tác tôn giáo với tư tưởng của những người đồng cảm với suy nghĩ,
tình cảm, niềm tin của những người đồng thuận vì lợi ích của dân tộc, tổ quốc.
Ngay trong cách sử dụng ngôn ngữ, văn phong của mình cũng rất gần gũi và gây
được sự đồng cảm với đồng bào tôn giáo, Người chưa bao giờ gọi công giáo là
“thiên chúa giáo”, mà Người thừa nhận tên gọi của họ, Người rất thiên tài trong
sử dụng ngôn từ, nắm chắc nội dung của các giáo lý, giáo luật để thu phục đồng
bào theo đạo. Đồng thời, bằng thủ pháp vạch rõ âm mưu chia rẽ của bọn thực
dân đế quốc như một mặt đối lập để làm công tác tôn giáo. Người viết: “bọn
thực dân Pháp và can thiệp Mỹ mưu cướp nước ta, bọn Việt gian bù nhìn mưu
bán nước ta. Chúng muốn bắt dân ta làm nô lệ. Chúng phạm nhiều tội ác, như
đốt phá tượng thánh, nhà thờ, giết hại nhân dân lương và giáo. Chúng đã bạo

ngược làm trái hẳn với lời chúa”15.
Trong công tác tôn giáo, Hồ Chí Minh chỉ ra phương pháp, phương châm
để tiến hành vận động đồng bào công giáo là phải 3 cùng: cùng ăn, cùng ở,
15

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 7, tr.197.


8
cùng làm với đồng bào, phải có tính tổ chức, tính kỷ luật và lòng kiên trì trong
công tác vận động đồng bào theo đạo.
Tất cả những vấn đề trên cho chúng ta thấy tư tưởng cơ bản của Hồ Chí
Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo thể hiện tính nhân văn cao cả của Người,
phản ánh tính đặc sắc của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng nguyên lý của chủ
nghĩa Mác - Lê nin về công tác tôn giáo vào điều kiện cụ thể ở nước ta. Hồ Chí
Minh là hiện thân mẫu mực về thái độ ứng xử đối với tôn giáo, trong những
hoàn cảnh lịch sử ngặt nghèo của sự nghiệp giải phóng dân tộc, khi các thế lực
phản cách mạng luôn tìm cách lợi dụng tôn giáo vì mục tiêu chính trị, chia rẽ và
phá hoại khối đoàn kết dân tộc thì Hồ Chí Minh vẫn luôn tỉnh táo, sáng suốt để
nhìn nhận, đánh giá và có thái độ ứng xử đúng mực đối với tôn giáo và công tác
tôn giáo. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Hình ảnh Hồ Chí Minh đã
hoàn chỉnh đức khôn ngoan của phật, lòng bác ái của chúa, triết học của Mác,
thiên tài của Lênin và tình cảm của người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong một
dáng dấp rất tự nhiên”16
2. Sự vận dụng của Đảng ta về tôn giáo và công tác tôn giáo theo tư
tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay
2.1. Vài nét về tình hình tôn giáo và sự lợi dụng tôn giáo của các thế
lực thù địch chống phá cách mạng nước ta hiện nay
Hiện nay, ở Việt Nam có 14 tôn giáo với 39 tổ chức tôn giáo được Nhà
nước công nhận, cấp đăng ký hoạt động. Ngoài các tôn giáo lớn du nhập từ nước

ngoài, như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Bà-la-môn,... còn có các
tôn giáo nội sinh, như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân
Hiếu Nghĩa, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam,... Các tôn giáo ở nước ta, mặc dù
độc lập về nghi lễ nhưng gắn bó với nhau trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bên cạnh đó,
còn có nhiều tín ngưỡng dân gian với các nghi lễ đặc sắc, phong phú, được đông
đảo người dân sùng kính, như tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Vua Hùng, thờ Đức
thánh Trần,...
Theo thống kê, ở nước ta hiện có khoảng 25 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm
khoảng 27% dân số cả nước. Trong đó, chủ yếu là tín đồ Phật giáo (hơn 11 triệu
người), Công giáo (gần 7 triệu người), Tin Lành (hơn 1 triệu người), Cao Đài
(2,4 triệu người), Phật giáo Hòa Hảo (1,5 triệu người), Tịnh độ Cư sĩ Phật hội
Việt Nam (hơn 1 triệu người); còn lại là tín đồ các tôn giáo khác, chiếm gần nửa
triệu người. Số lượng chức sắc, nhà tu hành khá đông, khoảng 83 nghìn người;
ngoài ra còn có 250 nghìn chức việc trông coi việc đạo ở khoảng 28 nghìn cơ sở
thờ tự.
* Một số vấn đề phức tạp trong tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện
nay
Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, về cơ bản là ổn định,
do nhận thức ngày càng rõ của đại bộ phận tín đồ, chức sắc tôn giáo về đường
lối, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Hệ thống
16

Phạm Văn Đồng, “1 con người, 1dân tộc, 1 sự nghiệp”, Nxb Sù thËt, Hà Nội, 1990, tr. 19.


9
quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo được bổ sung, hoàn thiện; công tác
vận động quần chúng và công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, về
an ninh, trật tự ở cơ sở ngày càng được chú trọng. Ban lãnh đạo các cấp của hầu

hết các tổ chức tôn giáo đều đang hướng các tôn giáo theo hoạt động “đồng
hành cùng dân tộc”. Tuy nhiên, còn có những phần tử xấu, thậm chí phản động
trong các tôn giáo lợi dụng các vấn đề nổi cộm trong hoạt động tôn giáo, trong
quan hệ giữa chính quyền và nhân dân địa phương để kích động, gây rối, hậu
thuẫn cho các phần tử chống đối ở trong nước và nước ngoài. Biểu hiện cụ thể
là:
Tình trạng chuyển nhượng, hiến tặng đất, mở rộng cơ sở thờ tự, xây dựng
nhà thờ, nhà nguyện trái pháp luật diễn ra ở nhiều địa phương. Việc dựng
tượng Thánh, tượng Chúa, tượng Phật,... trên đất công vẫn còn diễn ra ở một số
nơi.
Các hoạt động tôn giáo trái pháp luật. Tình trạng chức sắc “phong chui”,
“tự nhận” tuy giảm nhưng vẫn tiếp diễn; hoạt động in ấn, xuất bản, nhập từ nước
ngoài và lưu hành kinh sách, ấn phẩm tôn giáo trái phép vẫn diễn ra; hiện tượng
giảng đạo, truyền đạo trái pháp luật tiếp tục diễn ra ở một số vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, vùng biên giới.
Vấn đề mâu thuẫn nội bộ ở một số tổ chức tôn giáo. Do vấn đề lợi ích cá
nhân hoặc việc không thống nhất được đường hướng hoạt động của các hệ phái
tôn giáo nên đã dẫn đến mâu thuẫn nội bộ ở một số tổ chức tôn giáo. Từ đó, hình
thành những hoạt động nhằm tranh giành tín đồ ở một số nhóm, hệ phái tôn
giáo, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.
Hoạt động phức tạp của các tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu
số. Thời gian qua, ở các vùng chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ,
hoạt động tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số có những tác động xấu
đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Tại đây, các đối tượng phản động
đã lợi dụng tôn giáo để tập hợp lực lượng, thực hiện các hoạt động gây rối, bạo
loạn, đòi ly khai, phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc, như xưng vua và lập nhà
nước Mông ở Tây Bắc, lập nhà nước Đê-ga ở Tây Nguyên, đòi tách Nam Bộ ra
khỏi Việt Nam,...
Hoạt động chống đối chính quyền của các phần tử phản động trong các
tôn giáo. Với sự tiếp tay của các thế lực thù địch ở nước ngoài và nhóm “Đảng

Việt Tân”, một số nhóm, cá nhân ở trong nước và nước ngoài tiến hành tuyên
truyền, kích động nhân dân gây rối, chống lại chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới, đạo lạ và tà đạo. Theo thống kê,
ở Việt Nam hiện có khoảng 60 hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới, du nhập từ
nước ngoài hoặc nội sinh (thực chất là các tổ chức tín ngưỡng mang màu sắc tôn
giáo). Một số hiện tượng tín ngưỡng đang hình thành tổ chức, tiến tới đăng ký
hoạt động tôn giáo mới. Tuy nhiên, hoạt động của nhiều nhóm trong số này có
biểu hiện dị đoan, gây ảnh hướng xấu đến đời sống văn hóa. Một số tổ chức
phản động cũng núp dưới danh nghĩa tôn giáo để tập hợp lực lượng, như “Hội
đồng Công luật công án Bia Sơn”, “Cây Thập giá Chúa Giê-su Cờ-rít”,...


10
* Âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống
phá nước ta thể hiện trên một số vấn đề cơ bản sau đây:
Trong sự nghiệp đổi mới, CNĐQ và các thế lực phản động chưa từ bỏ dã
tâm đen tối, lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục đích chính trị chống phá cách
mạng nước ta, sử dụng tôn giáo làm “ngòi nổ” hòng thực hiện âm mưu “diễn
biến hòa bình”. Trong điều kiện nước ta tích cực, chủ động hội nhập quốc tế,
cần tăng cường cảnh giác với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch,
dùng đòn “tôn giáo” để “hạ bệ” chủ nghĩa Mác - Lênin, lợi dụng vấn đề “tôn
giáo” để can thiệp vào nội bộ nước ta, đòi nước ta phải theo “Luật tự do tôn giáo
quốc tế” (HR2431) mà Mỹ đã dựng lên.
Một là, tìm mọi cách để đưa các chức sắc tôn giáo đã bỏ ra nước ngoài trở
lại Việt Nam. Tiếp tục kiện toàn tổ chức, tạo dựng ngọn cờ, tập hợp lực lượng,
âm thầm phát triển. Với các thủ đoạn cụ thể: bước đầu tránh đụng độ với chính
quyền, lợi dụng đầu tư, lợi dụng hội nhập kinh tế quốc tế, lợi dụng tình hình
tham nhũng để can thiệp sâu hơn vào vấn đề tôn giáo.
Hai là, xúi giục đòi tự do dân chủ, nhân quyền, đòi tự do tôn giáo, gây ra

nhiều điểm nóng về tôn giáo, làm mất ổn định chính trị nước ta. Lợi dụng sơ hở
trong giải quyết điểm nóng tôn giáo của ta để nếu có điều kiện gây nội chiến
(những sự việc xảy ra ở Tây Nguyên, Huế, thành phố Hồ Chí Minh và một số
địa phương khác thời gian qua đã bọc lộ rõ âm mưu thủ đoạn này của CNĐQ và
các thế lực thù địch).
Ba là, sử dụng những Việt kiều đội lốt tôn giáo, đội lốt những doanh
nghiệp, những nhà kinh tế vào Việt Nam hợp pháp để hoạt động gián điệp. Khi
bị lộ hoặc bị bắt thì coi đó là nguyên cớ để vu khống chúng ta đàn áp tôn giáo,
cưỡng bức và cấm tôn giáo hoạt động.
Bốn là, tìm mọi cách để dần thoát khỏi sự quản lý của Nhà nước bằng
việc tuyên truyền kích động, cho rằng tôn giáo và hoạt động tôn giáo phải được
tự do vô chính phủ, không cần phải xin phép ai cả. Đánh đồng giữa hợp pháp và
bất hợp pháp, có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân.
Năm là, lợi dụng công tác làm từ thiện để truyền đạo trái phép, lợi dụng
lòng tin mù quáng và trình độ nhận thức thấp kém của một bộ phận quần chúng
nhân dân (nhất là ở vùng sâu, vùng xa) để dựng lên các tôn giáo, tông đảng mới,
xúi giục nhân dân chống lại đường lối chính sách của Đảng và nhà nước (việc
truyền đạo Tin Lành trái phép ở Tây Bắc, Tây Nguyên là minh chứng)…
Để kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, thực hiện thắng lợi
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng ta phải vận dụng
tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo để xem xét và giải
quyết tốt vấn đề tôn giáo hiện nay. Những quan điểm, tư tưởng về vấn đề tôn
giáo của Hồ Chí Minh chính là sự “thể hiện đầy đủ và nhuần nhuyễn quan điểm
của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo, đồng thời cũng là những mẫu mực về việc


11
vận dụng những quan điểm đó vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta” 17. Những tư
tưởng ấy vẫn giữ nguyên giá trị, nó đã và đang là cơ sở lý luận, phương pháp
luận của quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

ta về vấn đề tôn giáo hiện nay.
2.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng ta về công tác tôn giáo trong thời
kỳ đổi mới hiện nay
* Thành tựu trong đổi mới công tác tôn giáo
Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng ta về tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và đoàn kết dân tộc qua các thời kỳ cách mạng, trong công
cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã có nhiều chủ trương về tín ngưỡng, tôn giáo
và công tác tôn giáo. Nghị quyết số 24/NQ-TW, ngày 16-10-1990, của Bộ Chính
trị khóa VI “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” đã nêu hai
luận điểm mang tính đột phá: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân” và “Tôn giáo có những giá trị văn hóa, đạo đức phù hợp
với chế độ mới”. Đặc biệt, tại Hội nghị Trung ương 7 khóa IX, Đảng ta đã thông
qua Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12-3-2003, “Về công tác tôn giáo”. Đại hội
XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về
tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị
văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức
sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đại hội XII bổ sung: “Quan tâm và tạo điều kiện cho
các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã
được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ động
phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật”(1).
Quan điểm, chủ trương của Đảng ta về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tôn
giáo thể hiện tập trung ở những nội dung chủ yếu: Xây dựng hệ thống chính
sách, pháp luật để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân;
thống nhất quyền lợi, nghĩa vụ của công dân để các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ
tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”; phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp
của các tôn giáo trong xây dựng xã hội mới; công tác vận động chức sắc, tín đồ
tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị; kiên quyết đấu

tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng và sử dụng tôn giáo
để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân; xây dựng bộ máy làm công tác tôn
giáo của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân năng động, hoạt động hiệu
quả, với đội ngũ cán bộ có tri thức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức
trong sáng, có uy tín trong đồng bào tôn giáo,…
Hệ thống pháp luật, pháp quy của Nhà nước về công tác tôn giáo
Pháp luật là công cụ pháp lý quan trọng trong quản lý nhà nước về tín
ngưỡng, tôn giáo. Trong quá trình hoàn thiện pháp chế xã hội chủ nghĩa, hệ
thống chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác quản lý nhà
nước về tín ngưỡng, tôn giáo từng bước được hoàn thiện, thể chế hóa đầy đủ
Các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Tài liệu nghiên cứu, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.118.
17


12
quan điểm, chủ trương của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tôn giáo,
phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là những điều ước quốc tế mà Việt Nam
đã ký kết hoặc tham gia. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong Hiến pháp
năm 1992, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và một số văn bản pháp luật. Cụ thể
là: Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước
pháp luật. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước...
Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (có hiệu lực từ ngày 15-11-2004) gồm 6
chương, 41 điều, quy định rõ các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân;
quyền và nghĩa vụ công dân của chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo; sự
bảo hộ nhà nước đối với các tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động của các tín ngưỡng,
các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo, chức
sắc, tín đồ tôn giáo;…

Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, ngày 8-11-2012, của Chính phủ “Quy định
chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo”, hướng dẫn thi
hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó bổ sung nhiều
điểm mới về quản lý đối với hoạt động tín ngưỡng; điều kiện, quy trình và thời
hạn giải quyết đăng ký sinh hoạt tôn giáo, đăng ký hoạt động tôn giáo, thời hạn
công nhận là tổ chức tôn giáo; quản lý đối với trường đào tạo tôn giáo trong việc
tuyển sinh; đăng ký hiến chương, điều lệ sửa đổi (nếu có) của tổ chức tôn giáo
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoạt động tôn giáo tại cơ sở được xếp
hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; phân loại các công trình tín
ngưỡng, tôn giáo, công trình phụ trợ và yêu cầu về cấp phép xây dựng nhằm bảo
đảm tuân thủ pháp luật về xây dựng; sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại
cơ sở tôn giáo của Việt Nam;...
Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật, nghị quyết điều chỉnh các mối quan
hệ nảy sinh trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, như Bộ luật Hình sự, Luật Đất
đai, Nghị quyết số 23/2003/QH11, ngày 26-11-2003, “Về nhà đất do Nhà nước
đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà
đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991”,...
Công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, quan điểm, chính sách nhất quán của
Đảng, Nhà nước ta về tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện cởi mở hơn,
nhất là từ khi thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2004) đến nay, đã
tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Các lễ
trọng của các tôn giáo hằng năm, các đại hội nhiệm kỳ của các tổ chức tôn
giáo,... được tổ chức trọng thể, trang nghiêm, an toàn, với quy mô ngày càng lớn
hơn, thu hút đông đảo tín đồ tham dự. Nhiều lễ hội tôn giáo đã trở thành sinh
hoạt văn hóa chung của cộng đồng, như Lễ Phật đản của Phật giáo, Lễ Nô-en
của Công giáo và Tin Lành,... Nhiều cơ sở thờ tự của các tôn giáo được các cấp
chính quyền tạo điều kiện cho xây dựng, tu sửa khang trang; việc phong chức,
phong phẩm, thuyên chuyển nơi tu hành của các chức sắc cũng dễ dàng hơn.
Các hoạt động thuần tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng ổn định theo đúng

hiến chương, điều lệ tổ chức, bảo đảm tuân thủ pháp luật. Các chức sắc, tín đồ


13
tôn giáo, nhìn chung, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước, chấp hành tốt pháp luật, phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó, đoàn
kết, đồng hành cùng dân tộc, hăng hái tham gia các chương trình phát triển kinh
tế - xã hội, xây dựng và củng cố quốc phòng, bảo đảm trật tự, trị an, góp phần
vào thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và đổi mới quê hương, đất nước.
Mối quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo với các cấp chính quyền từng bước
được cải thiện, qua đó, tạo được sự hiểu biết, tôn trọng và đồng thuận trong
nhiều công việc chung. Các kỳ đại hội, lễ trọng của các tôn giáo đều được cấp
ủy, chính quyền, đoàn thể nhân dân ở địa phương hướng dẫn, giúp đỡ tận tình,
chu đáo và cử đại diện đến tặng quà và chúc mừng. Chính quyền các cấp cũng
tạo điều kiện cho đồng bào các tôn giáo “đồng hành cùng dân tộc”, phát huy giá
trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư; hướng dẫn, động viên tín đồ tích cực tham gia hoạt động xã hội, từ
thiện, thực hiện phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, hưởng ứng các phong
trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương, đồng thời mở rộng uy tín, ảnh hưởng của tôn giáo mình
Chào mừng 71 năm Ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, ngày
18-8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp đoàn đại biểu 29
chức sắc, chức việc đại diện cho 17 tổ chức tôn giáo Việt Nam. Chủ tịch nước
Trần Đại Quang ghi nhận và đánh giá cao các tôn giáo ở Việt Nam đã phát huy
truyền thống yêu nước, xây dựng đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, tập
hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng
quê hương, đất nước giàu đẹp, như: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”
của Phật giáo; “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” của Công giáo; “Sống phúc
âm phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc” của đạo Tin lành; “Nước
vinh, đạo sáng” của đạo Cao Đài; “Vì đạo pháp, vì dân tộc” của Phật giáo Hòa

Hảo...
Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức trọng thể, thành công ở
nước ta thời gian qua được dư luận thế giới đánh giá cao, là minh chứng sinh
động về chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Điển hình là các hoạt
động: Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak) năm 2008; Hội nghị Nữ giới Phật
giáo thế giới lần thứ XI (năm 2009 - 2010); Lễ Khai mạc Năm Thánh của Giáo
hội Công giáo năm 2009; Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu lần thứ X
(năm 2012);... Nhìn chung, các hoạt động tôn giáo quốc tế nói trên đều thành
công tốt đẹp, đạt được mục tiêu. Nhờ có sự giúp đỡ của Nhà nước ta, các hoạt
động đó đều tuân thủ pháp luật, an toàn, hoành tráng, giàu bản sắc dân tộc Việt
Nam, gây ấn tượng với bạn bè quốc tế.
* Một số vấn đề đặt ra trong đổi mới công tác tôn giáo trước tình hình
mới hiện nay
Thứ nhất, sửa đổi một số nội dung của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo,
tiến tới xây dựng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Hiện nay, vấn đề “thể nhân” và
“pháp nhân” của các tổ chức tôn giáo chưa rõ ràng. Các tổ chức tôn giáo được
công nhận, được đăng ký hoạt động, song lại không có quyền pháp nhân, như
các hội đoàn, các tổ chức phi chính phủ,… (Trong Luật Dân sự chưa quy định
chỗ đứng cho các tổ chức tôn giáo). Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng mà các


14
tôn giáo và người làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo đang lúng túng
trong việc xử lý.
Nhiều mối quan hệ của tín ngưỡng, tôn giáo chưa có quy phạm pháp luật
điều chỉnh, do đó, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế (chẳng hạn, chưa có quy
định về “tà đạo”, về hoạt động của các giáo hội tôn giáo Việt Nam ở nước ngoài;
hoặc quy định chưa đầy đủ về các hoạt động xã hội của tôn giáo, về hoạt động,
sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài ở Việt Nam;…). Vấn đề quản lý nhà

nước về tín ngưỡng, tôn giáo cũng chưa được cụ thể hóa, còn chung chung.
Hiện nay, bộ luật cơ bản của Nhà nước là Hiến pháp năm 2013 đã được
hoàn thiện, sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thiết kế các bộ luật ngành,
nhánh, trong đó có Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Do đó, trước mắt cần nhanh
chóng sửa chữa, bổ sung Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, để nó trở thành một
văn bản pháp luật đầy đủ, làm cơ sở cho việc xây dựng Luật Tín ngưỡng, tôn
giáo sau này.
Thứ hai, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước
về tín ngưỡng, tôn giáo. Công tác tôn giáo là công việc khó khăn, nhạy cảm, đòi
hỏi mỗi cán bộ trong hệ thống chính trị phải nắm vững và vận dụng sáng tạo,
linh hoạt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về tín ngưỡng, tôn giáo, nhằm vận động đông đảo đồng bào các tôn giáo tích cực
tham gia công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đảng và Nhà nước cần thường xuyên quan tâm, chỉ đạo việc củng cố, kiện
toàn tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp phù hợp
với tình hình mới. Để vừa làm công tác vận động xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân, vừa làm công tác hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động
trong khuôn khổ luật pháp, cho cộng đồng tôn giáo với 25 triệu tín đồ, chiếm
27% dân số, một lãnh địa với những vấn đề nhạy cảm mang tính quốc tế, cần có
một thiết chế đủ tầm, đủ mạnh từ Trung ương đến cơ sở thì mới đáp ứng được
nhiệm vụ đầy cam go này.
Bên cạnh đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước
về tín ngưỡng, tôn giáo có bản lĩnh chính trị, tâm huyết, được đào tạo bài bản về
chuyên môn, nghiệp vụ; đồng thời, có chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ này
một cách phù hợp.
Thứ ba, xử lý các vấn đề nảy sinh trong tín ngưỡng, tôn giáo. Trước hết,
cần thống nhất nhận thức về tín ngưỡng, tôn giáo, công tác tôn giáo và quan
điểm xử lý các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, làm cho mọi người dân thấy rằng,
đổi mới quan điểm, chính sách, quan hệ với các tín ngưỡng, tôn giáo là một
trong những đổi mới quan trọng của quá trình đổi mới toàn diện đất nước.

Phải xem xét các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trên quan điểm lịch sử - cụ
thể để xử lý một cách biện chứng. Chủ động phát hiện nguyên nhân các vấn đề
có thể nảy sinh trong tín ngưỡng, tôn giáo để chủ động xử lý, không để bùng
phát thành “điểm nóng”, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự xã hội và quan
hệ quốc tế, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nếu đã nảy sinh các vụ,
việc về tín ngưỡng, tôn giáo thì chủ động xử lý tại cơ sở, không để lây lan trên
diện rộng. Phải hình thành tư tưởng “chủ động trong công tác tôn giáo”.


15
Thứ tư, hình thành nguyên tắc, phương châm trong công tác tôn giáo. Cần
quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng về lực lượng quần chúng cách mạng, về
tín ngưỡng, tôn giáo, về vấn đề dân tộc. Phải thấy được rằng, giải quyết vấn đề
tôn giáo là giải quyết vấn đề lực lượng cách mạng; công tác tôn giáo phải là
công tác của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của
Đảng. Trong công tác tôn giáo, luôn bảo đảm nguyên tắc: Giải quyết vấn đề tôn
giáo phải dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ chính trị là chính; phải vận dụng đường lối
của Đảng về vấn đề dân tộc, tôn giáo, quốc tế một cách sáng tạo trong khi áp
dụng các biện pháp pháp luật. Giải quyết vấn đề tôn giáo phải nhằm đạt được
kết quả toàn diện, lâu dài. Đồng thời, cần quán triệt phương châm: Luôn luôn sử
dụng các yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc để giải quyết các vấn đề tín
ngưỡng, tôn giáo; phải vừa tranh thủ, vừa đấu tranh khi giải quyết các vấn đề tín
ngưỡng, tôn giáo, lấy tranh thủ là chính.
Thứ năm, chú trọng công tác đối ngoại tôn giáo. Cần nghiên cứu, xem xét
mở rộng mặt trận đối ngoại thông qua con đường tôn giáo (bao gồm cả đối ngoại
nhân dân và đối ngoại nhà nước) nhằm phục vụ công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc và hội nhập quốc tế, trong đó chú trọng quan hệ với Va-ti-can, các quốc
gia có đông tín đồ Hồi giáo ở Trung Đông, Đông Nam Á và các quốc gia có
đông tín đồ Phật giáo ở Đông Nam Á, đặc biệt là với Lào và Cam-pu-chia là hai
quốc gia láng giềng thân thiện, có từ 90% đến 95% dân số theo đạo Phật.

Hồ Chí Minh khẳng định: “Tổ quốc độc lập tôn giáo mới tự do” 22. Đảng,
Nhà nước ta đã và đang làm hết sức mình để cho đồng bào có đạo hoặc không
có đạo có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Vì vậy, mọi tôn giáo khác nhau
đã và đang đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện thắng lợi mục tiêu:
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh mà nghị quyết Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra.
3. Phát huy vai trò của Quân đội trong việc thực hiện chính sách tôn
giáo của Đảng
Theo báo cáo của Tổng cục Chính trị, trong 5 năm (2011 - 2015), cấp ủy các
cấp trong toàn quân đã thực hiện tốt chính sách tôn giáo, làm công tác dân vận trong
vùng đồng bào tôn giáo bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Các đơn vị quân
đội đã phối hợp tổ chức 70.370 buổi tuyên truyền cho 6 triệu lượt tín đồ các tôn giáo;
Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh các Quân khu, tỉnh, thành phố đã phối hợp
với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức 563 lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho hơn 52.000 lượt chức sắc, chức việc các tôn giáo… Các đơn vị quân đội ở
vùng có đông đồng bào theo đạo đã thực hiện tốt các phong trào thi đua như: “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; xây dựng cuộc sống “Tốt đời
đẹp đạo”; “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”… 5 năm qua, toàn quân đã
giúp các địa phương 3,5 triệu ngày công để tu bổ, làm mới hàng nghìn cây số đường
giao thông nông thôn; xây dựng, sửa chữa hàng nghìn lớp học, trạm y tế; khám chữa
bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hơn 453 nghìn lượt người; hỗ trợ gần 232 tỷ đồng giúp
xóa đói giảm nghèo; xây dựng gần 6.500 nhà tình nghĩa;..

22

Hồ Chí Minh, Sđd, Tập 6, tr.342.


16
Trong thời gian tới để thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng về
vấn đề tôn giáo, chúng ta phải thực hiện tốt một số biện pháp trong quân đội:

Một là, không ngừng tuyên truyền, giáo dục quan điểm, chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị và cho nhân
dân địa phương nơi đóng quân
Hiện nay, có nhiều yếu tố làm cho tín ngưỡng, tôn giáo tác động tiêu cực
vào đời sống tinh thần quân nhân. Trong đó có cả yếu tố khách quan, chủ quan,
yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội tác động tổng hợp tạo nên. Những tai
hoạ do thiên nhiên gây ra, những cuộc chiến tranh xâm lược, xung đột sắc tộc, ô
nhiễm môi trường, sự phân hoá giàu nghèo, bệnh tật... vấn đề công ăn, việc làm;
sự chống phá của kẻ thù trên các lĩnh vực của đời sống xã hội... đã và đang là
mảnh đất thuận lợi cho tín ngưỡng, tôn giáo len lỏi xâm nhập vào đời sống tinh
thần quân nhân. Cùng với những yếu tố khách quan kể trên, yếu tố chủ quan của
mỗi con người trong quá trình tồn tại, hoạt động cũng tạo ra khe hở cho tín
ngưỡng, tôn giáo xâm nhập vào đời sống tinh thần của họ. Thực tế cuộc sống
cho thấy, ngoài quân nhân có đạo chịu sự chi phối quy định của thế giới quan
tôn giáo thì bộ phận quân nhân khác không theo tôn giáo nào vẫn ít nhiều chịu
sự tác động của tín ngưỡng, tôn giáo.
Ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống tinh thần
quân nhân theo nhiều chiều: cản trở việc hình thành, phát triển thế giới quan
khoa học của quân nhân; cản trở sự phát triển văn hoá, đạo đức của quân nhân
và cản trở việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của quân nhân. Do vậy mỗi đơn vị
quân đội cần thường xuyên tổ chức học tập, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, chiến sĩ, làm cho quân nhân nhận thức đầy đủ
tính chất phản khoa học của tín ngưỡng tôn giáo, từ đó xây dựng lập trưòng tư
tưởng cách mạng khoa học. Tập trung giáo dục, tuyên truyền toàn diện, chú
trọng vào những quan điểm, chính sách, nhiệm vụ công tác tôn giáo, nhằm
thống nhất nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của
tín ngưỡng tôn giáo ra khỏi đời sống tinh thần của quân nhân.
Tăng cường việc tuyên truyền đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và
Nhà nước cho nhân dân địa phương, công tác tuyên truyền phải giúp nhân dân
hiểu được cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai; nhận rõ âm mưu thâm độc của các

thế lực phản động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ giữa dân
với Đảng, với Nhà nước và với quân đội. Trên cơ sở đó vận động nhân dân thực
hiện tốt các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, thực hiện tốt chính
sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chăm lo đời sống vật chất, văn hoá của
nhân dân.
Hai là, thưc hiện tốt chính sách tôn giáo ngay trong các đơn vị quân
đội đối với các quân nhân theo các tôn giáo
Lãnh đạo và chỉ huy các đơn vị trong quân đội cần nắm vững đặc điểm về
tín ngưỡng, tôn giáo của quân nhân theo tôn giáo, giáo dục họ tạo nên sự thống
nhất về chính trị - tinh thần, tạo ra sự đoàn kết giữa quân nhân theo tôn giáo và
quân nhân không theo tôn giáo, giữa quân nhân theo tôn giáo này với quân nhân


17
theo tôn giáo khác. Phát hiện và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn trong đơn vị
vì lý do tôn giáo. Nghiêm cấm việc châm biếm, trêu chọc dẫn đến va chạm từ lý
do tôn giáo làm bất lợi cho đoàn kết nội bộ. Trong mọi trường hợp lãnh đạo và
chỉ huy đơn vị đều phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt trước các sự việc xảy ra;
không cường điệu, quy việc nào cũng có nguyên nhân chính trị, song cũng đề
cao cảnh giác với việc các thế lực thù địch lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta để gây mất ổn định cho đơn vị, làm giảm sút
sức mạnh chiến đấu của đơn vị, của quân đội. Có quan điểm đối xử bình đẳng
ngay từ khi tuyển quân và giáo dục để các quân nhân theo tôn giáo trong thời
gian thực hiện nghĩa vụ quân sự tự giác phấn đấu rèn luyện để trở thành người
quân nhân tốt, quan tâm bồi dưỡng, giúp đỡ họ để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ba là, thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đối với
đồng bào tôn giáo ở nơi đóng quân.
Thực hiện nhiệm vụ là đội quân công tác, quân đội thường tăng cường cử
các tổ, đội công tác đến vùng đông đồng bào tôn giáo làm công tác vận động
quần chúng xây dựng cơ sở chính trị. Cán bộ, chiến sĩ làm công tác dân vận cần

trực tiếp đối thoại thẳng thắn, lắng nghe, chân tình, cởi mở với họ, tạo sự hiểu
biết, sự đồng tình ủng hộ của các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và đồng bào
tôn giáo. Trong quan hệ với các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các
tôn giáo phải giữ đúng nguyên tắc, có thái độ đúng mực trong quan hệ ứng xử
phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với điều lệnh của quân
đội. Tôn trọng các lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ, không vi phạm đến
nơi thờ cúng tôn nghiêm của các giáo hội. Với tác phong quần chúng, đến từng
nhà kể cả gia đình đang có vấn đề bức xúc, mâu thuẫn với cấp uỷ, chính quyền
địa phương để kiên trì giải thích làm rõ đúng, sai, vận động họ chấp hành đúng
đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, không nghe theo tin
thất thiệt để kẻ xấu lợi dụng kích động. Nhân ngày lễ, tết của đất nước, các lễ
trọng của bà con theo đạo cần tổ chức thăm hỏi, chúc mừng và tặng quà các
chức sắc, chức việc, nhà tu hành và bà con giáo dân theo khả năng của mình, tạo
quan hệ gần gũi, gắn bó giữa các chức sắc và đồng bào tôn giáo với quân đội.
Thường xuyên tổ chức các đợt cho cán bộ, chiến sĩ của mình thực hiện
chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Như tổ chức các cuộc hành quân dã
ngoại giúp đỡ đồng bào tín đồ các tôn giáo sản xuất, kinh doanh; xây dựng các
công trình công cộng của địa phương; xây dựng môi trường văn hoá, cảnh quan
môi trường; tu sửa đường làng ngõ xóm; tổ chức giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể
dục thể thao giữa đoàn thanh niên của đơn vị với đoàn viên, thanh niên của địa
phương... qua đó tạo mối quan hệ gần gũi, gắn bó, tin tưởng giữa đơn vị quân
đội với chính cluyền và nhân dân địa phương vùng tôn giáo. Thông qua những
việc làm trên, các đơn vị quân đội nắm được tâm tư, nguyện vọng của đồng bào
tôn giáo để đề xuất, phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết nhu cầu,
nguyện vọng đó theo đúng quy định của hiến pháp và pháp luật tạo sự tin cậy,
yêu mến của đồng bào đối với bộ đội.


18
Cùng với những việc làm trên quân đội cần tham gia xây dựng đội ngũ

cán bộ là người theo tôn giáo. Sự tham gia của quân đội ở chỗ thông qua việc
tuyển quân hàng năm lựa chọn con em tín đồ các tôn giáo vào quân đội, huấn
luyện, đào tạo, bồi dưỡng để họ trở thành nguồn bổ sung cho đội ngũ cán bộ ở
cơ sở, xã, phường. Với những đồng chí đã trải qua quân đội hiện đang công tác
tại địa phương các đơn vị quân đội giúp đỡ, hướng dẫn họ tham gia sinh hoạt tại
các tổ chức cựu chiến binh; các tổ chức dân quân tự vệ, dự bị động viên và công
tác tại chính quyền phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” từ những năm tháng
được rèn luyện, trưởng thành trong môi trường quân đội.
KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo là một trong
những di sản to lớn mà Người để lại cho Đảng ta, đó là hệ thống những tư tưởng
cách mạng và khoa học. Những tư tưởng này được xây dựng từ sự kế thừa tinh
hoa truyền thống văn hoá tôn giáo của dân tộc và nhân loại, từ sự vận dụng sáng
tạo quan điểm về vấn đề tôn giáo của chủ nghĩa Mác - Lê nin vào điều kiện cụ
thể của nước ta.
Những quan điểm trên thể hiện rõ tính đặc sắc tư tưởng tôn giáo của
Người. Tư tưởng về tôn giáo của Người mãi mãi còn giữ nguyên giá trị, là cơ sở
để Đảng, Nhà nước ta hoạch định chính sách tôn giáo trong các giai đoạn cách
mạng. Đúng như Nghị quyết Đại hội XII đã chỉ ra: “Tiếp tục hoàn thiện chính
sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức
tốt đẹp của các tôn giáo”.
Quân đội thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước: Không
ngừng tuyên truyền, giáo dục quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị và cho nhân dân địa phương nơi đóng
quân; Thưc hiện tốt chính sách tôn giáo ngay trong các đơn vị quân đội đối với
các quân nhân theo các tôn giáo; Thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng và
Nhà nước đối với đồng bào tôn giáo ở nơi đóng quân.
Thông qua những việc làm trên mà xây dựng mối quan hệ quân dân tốt
đẹp, củng cố lòng tin của đồng bào tôn giáo đối với Đảng, Nhà nước và quân
đội, xây dựng tình đoàn kết quân dân cá nước. Làm như vậy chính là các đơn vị

quân đội tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh, giữ vững ổn định về an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo lực lượng và sức mạnh tại chỗ, góp phần
củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.



×