Tiết 77:
Ngày13-12-2009
KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
A/Mục tiêu cần đạt:
Trên cơ ôn tập,kiểm tra giúp HS nắm vững những kiến thức cơ bản về thơ và truyện hiện
đại đã học.
-Qua bài kiểm tra đánh giá kết quả học rập của HS định hướng khắc phục những điểm còn
yếu
B/Chuẩn bị :
-G/V : Ra đề -đáp án
-H/S:Ôn tập các bài đã cho (từ bài 10bài 15)
C/ Tổ chức các hoạt động trên lớp:
HĐ1: Nhắc nhở HS những vấn đề cần thiết trong quá trình làm bài
HĐ2 Phát đề đã photo sẵn
HĐ3 :Kiểm tra Hs làm bài
HĐ4: Thu bài
HĐ5 Dặn dò về nhà:
Xem trước văn bản “CỐ HƯƠNG” Soạn theo câu hỏi hướng dẫn ở phần Đọc-Hiểu văn
bản SGK
Trường THCS Nguyễn Tự Tân Bài tập kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
Họ tên: Môn : Ngữ văn lớp 9
Lớp : 9/A Thời gian; 45 Phút
A/Phần trắc nghiệm: gồm 12 câu (mỗi câu chọn đúng 0,25 điểm ) Tổng cộng: 3 điểm
Chọn và khoanh tròn chữ cái ở các câu mà em cho là đúng
1/ Chủ đề của bài thơ đồng chí là gì ?
a-Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính cụ Hồ trongkhángchiến chống Pháp.
b- Tình đoàn kết gắn bó giữa các anh bộ đội cách mạng
c- Sự nghèo túng,vất vả của người nông dân mặc áo lính
d- Vẻ đẹp của hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ.
2/ Em hiểu nghĩa hai chữ “Đồng chí” như thế nào ?
a- Bạn đồng đội , b- Bạn chiến đấu c-Bạn tri kỉ tri âm.
d-Những người bạn chiến đấu cùng chung lí tưởng.
3/ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được viết bằng thể thơ gì? Giọng thơ như thế nào?
a- Thơ thất ngôn; giọng thơ du dương trầm bổng. b- Thơ tự do;giọng thơ mạnh mẽ hào hùng
c-Thơ lục bát; giọng thơ nhẹ nhàng d-Thơ bảy chữ; giọng thơ ngang tàng,mạnh mẽ
4/Nhận định nào nói đúng vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
a- Có tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm b-Có ý chí chiến đấu vì Miền Nam ruột thịt
c-Có những niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội d- Tất cả (a-b-c )đều đúng.
5/ Cảm hứng chủ đạo của bài “Đoàn thuyền đánh” cá là gì ?
a-Cảm hứng vũ trụ b- Cảm hứng thiên nhiên c-Cảm hứng về lao động
d-Cảm hứng về lao động xây dựng cuộc sống mới và cảm hứng về vũ trụ.
6/ Ý nào Sau đây nói đúng vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”
a- Lời thơ dõng dạc ,giọng thơ khoẻ khoắn ,sôi nổi,phơi phới bay bổng
b- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật
c- Cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt. d- Cả (a-b-c ) đều đúng
7/ Nội dung chính của bài thơ “Bếp lửa” là :
a- Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa trong mỗi buổi sáng mai.
b- Nói về tình cảm sâu nặng thiêng liêng của người cháu đối với bà .
c- Nói về tình cảm thương yêu của người bà dành cho con cho cháu.
d- Nói về tình cảm nhớ thương của người con dành cho cha mẹ.
8/Bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” mang âm điệu dân ca.Em cho biết giọng thơ
như thế nào ?
a- Ngọt ngào,thiết tha sâu lắng b-Dìu dịu c-Man mác bâng khuâng d-Trầm hùng
9/Bài thơ “Ánh trăng” đã để lại trong tâm hồn người đọc những bài học thấm thía nào về đạo lí?
a- Ân nghĩa thuỷ chung b-Bao dung và độ lượng
c- Không được vô ơn,thay lòng đổi dạ d- Tất cả (a-b-c)
10/ Trong truyện ngắn “ Làng”-Kim Lân ,chi tiết ông Hai trò chuyện với thằng Húc mục đích là gì?
a- Để tỏ lòng yêu thương một cách đặc biệt đứa con út của mình.
b- Để cho bớt cô đơn và buồn chán vì không có ai để nói chuyện.
c- Để thổ lộ nổi lòng và làm vơi bớt nổi buồn khổ
d- Để mong thằng Húc hiểu được tấm lòng ông.
11/Nhân vật anh thanh niên trong truyện“Lặng lẽ Sa–Pa” được tác giả miêu tả chủ yếu bằng cách nào?
a-Tự giới thiệu về mình b-Được tác giả miêu tả trực tiếp.
c-Hiện ra qua sự nhìn nhận,đánh giá của các nhân vật khác.
d-Được giới thiệu qua lời kể của ông hoạ sĩ già .
12/Truyện ngắn “Chiếc lược ngà”-Nguyễn Quang Sáng được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào?
a-Ông Sáu b-Bé Thu c-Người bạn Ông Sáu d-Tác giả
II/ Phần tự luận : (7điểm)
Câu :1 (3điểm)
Đoạn kết thúc một bài thơ có câu: “Trăng cứ tròn vành vạnh”
a-Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ
b- Đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào ? của ai?
c-Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ ?
Câu2: (4 điểm)
Sau khi đọc xong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng,em có những cảm xúc
và suy nghĩ gì về nhân vật bé Thu và tình cảm cha con trong chiến tranh ?
___________________________________________________________________________
/-
II/ Phần tự luận : (7điểm)
Câu :1 (3điểm)
Đoạn kết thúc một bài thơ có câu: “Trăng cứ tròn vành vạnh”
a-Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ
b- Đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào ? của ai?
c-Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ ?
Câu2: (4 điểm)
Sau khi đọc xong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng,em có những cảm xúc
và suy nghĩ gì về nhân vật bé Thu và tình cảm cha con trong chiến tranh ?
___________________________________________________________________________________
II/ Phần tự luận : (7điểm)
Câu :1 (3điểm)
Đoạn kết thúc một bài thơ có câu: “Trăng cứ tròn vành vạnh”
a-Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ
b- Đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào ? của ai?
c-Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ ?
Câu2: (4 điểm)
Sau khi đọc xong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng,em có những cảm xúc
và suy nghĩ gì về nhân vật bé Thu và tình cảm cha con trong chiến tranh ?
______________________________________________________________________________
II/ Phần tự luận : (7điểm)
Câu :1 (3điểm)
Đoạn kết thúc một bài thơ có câu: “Trăng cứ tròn vành vạnh”
a-Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ
b- Đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào ? của ai?
c-Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ ?
Câu2: (4 điểm)
Sau khi đọc xong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng,em có những cảm xúc
và suy nghĩ gì về nhân vật bé Thu và tình cảm cha con trong chiến tranh ?
MA TRẬN
Các lĩnh vực kiến thức Các mức độ đánh giá tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Đồng chí 2
0,5
Bài thơ về tiểu đội xe
không kính
2
0,5
Đoàn thuyền đánh cá 1
0,25
1
0,25
Bếp lửa 1
0,25
Khúc hát ru những em bé
lớ trên lưng mẹ
1
0,25
Ánh trăng 1
0,25
1
3
Làng-Kim Lân 1
0,25
Lặng lẽ sa –Pa 1
0,25
Chiếc lược ngà 1
0,25
1
4
Tổng 0,75 2,25 7 10
ĐÁP ÁN CHẤM
I/ Phần trắc nghiệm:mỗi câu làm đúng 0,25 Tổng cộng 3điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TL a d b d d d b a d c c c
II/ Phần tự luận : (7điểm)
Câu 1: (3điểm)
a- Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của bài thơ (0,5)
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
b- Nêu được tên bài thơ: “Ánh trăng”.Tên tác giả bài thơ: Nguyễn Duy (0,5)
c- Giải thích được vầng trăng trong bài thơ mang rất nhiều ý nghĩa tượng trưng (2điểm)
+ Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên,tươi mát,là người bạn suốt thời
nhỏ tuổi ,rồi thời chiến tranh ở rừng.(0,5)
+ Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình,hơn thế,trăng còn là vẻ đẹp bình dị,
vĩnh hằng của đời sống .(0,5)
+ Ở khổ thơ cuối cùng,trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ .là
người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta.
Con người có thể vô tình,có thể lãng quên nhưng thiên nhiên,nghĩa tình quá khứ thì luôn
tràn đầy bất diệt .(1diểm)
- Từ đó hiểu chủ đề của bài thơ “Ánh trăng”.
- Bài thơ là tiếng lòng,là những suy ngẫm thấm thía,nhắc nhở ta về thái độ,tình cảm
- đối với những năm tháng quá khứ gian lao ,tình nghĩa ,đối với thiên nhiên,đất nước
- bình dị hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa nhắc nhở,củng cố người đọc thái độ “Uống
- nước nhớ nguồn” ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ .
Câu 2(4 điểm)HS cần hiểu rõ :Nhân vật và câu chuyện được đặt trong bối cảnh của cuộc
chiến
Tranh .Vì thế tính cách nhân vật có những nét khác thường,nhưng vẫn đảm bảo tính chân
thật của cuộc sống.
a-Về nhân vật Bé Thu :HS nêu được những cả nghĩ cơ bản sau(3 điểm)
-Bé Thu là một đứa trẻ hồn nhiên ,đáng yêu ,tuy có phần bướng bỉnh ương ngạnh
+Sự ương ngạnh của bé Thu thể hiện ở việc dứt khoát không chịu nhận ông Sáu là
cha(HS dẫn chứng diễn biến tâm lí của bé Thu)
+ Sự ương ngạnh của bé Thu không hề có phần đáng trách,mà còn có phần đáng yêu
(H/S giải thích và dẫn chứng)
+Phản ánh tâm lí của bé Thu là hoàn toàn tự nhiên,chứng tỏ một cá tính mạnh mẽ,
một tình yêu sâu sắc ,chân thật và đầy kiêu hãnh dành cho người cha
-Tình cảm mãnh liệt mà bé Thu dành cho người cha trước lúc lên dường (dẫn chứng cử
chỉ thái độ hành động)
-Hình ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc của Thu đã gây xúc động mạnh trong lòng
người đọc,để lại những ấn tượng sâu sắc .
b- Về tình cảm cha con trong chiến tranh (1điểm)
-Tình cảm cha con trong chiến tranh có những xa cách trắc trở nhưng rất thiêng liêng
và sâu sắc .
-Người đọc thật sự xúc động về tình cảm của họ nhưng không khỏi những
trăn trở ,suy ngẫm