Phân kỳ lịch sử việt nam từ 1919 đến nay
(có 5 thời kỳ)
1. Thời kỳ 1 (1919 - 1930)
- Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp.
- Cuộc vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
2. Thời kỳ 2 (1930 - 1945).
- Vận động cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng lãnh đạo.
3. Thời kỳ 3 (1945 - 1954).
- Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc.
4. Thời kỳ 4 (1954 - 1975).
- Kháng chiến chống Mỹ cứu nớc (thực hiện đồng thời 2 chiến lợc
cách mạng)
- Chiến lợc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
- Chiến lợc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
5. Thời kỳ 5 (1975 đến nay (1991).
- Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lợc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1
Bài 1:
Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp ở đông
dơng (1919 - 1929)
* Khai thác thuộc địa thực chất là cớp bóc, vơ vét tài nguyên khoáng sản
để làm giàu cho chính quốc. Trong lịch sử Việt Nam:
- Pháp thực hiện khai thác thuộc địa ở Đông Dơng từ 1897 - 1914
( lần 1). Năm 1914 - 1918 chiến tranh bùng nổ và kết thúc.
- 1919 - 1929 thực hiện khai thác trên quy mô lớn.
I. Hoàn cảnh lịch sử và nội dung của cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ II của Pháp.
1. Lý do.
* Pháp là một nớc trong phe thắng trận, nhng ra khỏi chiến tranh với sự
tổn thất rất nặng nề về kinh tế, tài chính. Các ngành sản xuất nh công nghiệp,
nông nghiệp, thơng nghiệp, giao thông vận tải đều bị đình đốn.
- Số tiền nợ nớc ngoài tăng lên.
- Đồng Frăng (fr) bị mất giá.
- Toàn bộ số vốn đầu t vào nớc Nga bị mất trắng.
* Để bù đắp thiệt hại trong chiến tranh, đồng thời nhằm khôi phục địa vị
trong hệ thống các nớc t bản chủ nghĩa. Giới cầm quyền Pháp ra sức bóc lột
nhân dân trong nớc, mặt khác chúng đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa.
2. Đặc điểm khai thác thuộc địa lần II.
* Đợc tiến hành trong hoàn cảnh quốc tế đã có nhiều thay đổi:
- Cuộc cách mạng tháng Mời Nga đã bùng nổ và thắng lợi, dẫn đến sự ra
đời của nhà nớc xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
- Sự thành lập Quốc tế cộng sản (Quốc tế 3) (2/3/1919) và một số Đảng
cộng sản ra đời ở các nớc (Đảng cộng sản Pháp, Đảng cộng sản Trung Quốc... ).
2
- Phong trào đấu tranh dân tộc ở các nớc thuộc địa cũng nh phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế cũng đang trên đà phát triển.
* Đợc tiến hành trên quy mô lớn, tốc độ nhanh hơn so với cuộc khai thác
thuộc địa lần I.
Trong vòng 6 năm (1924 - 1929) số vốn của t bản Pháp đầu t vào Đông
Dơng gấp 6 lần so với toàn bộ số vốn mà chúng đã bỏ ra trong 20 năm trớc
(1898 - 1918).
3. Nội dung của cuộc khai thác.
- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần I, thực dân Pháp đầu t vốn chủ yếu
vào ngành khai mỏ, đồn điền, giao thông vận tải. Trong cuộc khai thác lần II vốn
tập trung chủ yếu vào nông nghiệp trong đó chủ yếu là bao chiếm ruộng đất của
nông dân để lập đồn điền, phần lớn là đồn điền cao su.
- Năm 1927, số vốn đầu t vào nông nghiệp lên tới 400 triệu frăng gấp 10
lần so với trớc chiến tranh.
Diện tích trồng cao su từ 15.000 ha (1918) tăng lên 120.000 ha (1930),
nhiều công ty cao su đợc thành lập.
Đáng chú ý là:
+ Công ty cao su đất đỏ.
+ Công ty trồng cây nhiệt đới.
+ Công ty Mutsơkinh.
- Sau nông nghiệp thực dân Pháp đầu t vào ngành khai mỏ chủ yếu là than
đá.
+ Các công ty than cũ đợc đầu t thêm vốn để mở rộng kinh doanh.
+ Nhiều công ty than mới đợc thành lập.
- Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn mở rộng một số ngành công nghiệp chế
biến (dệt, rợu, diêm, gạo ...)
+ Ngành thơng nghiệp cũng phát triển hơn trớc, thực dân Pháp tìm cách
độc chiếm thị trờng Đông Dơng cho nên chúng:
3
+Lập hàng rào thuế quan.
+ Đánh thuế rất nặng vào hàng hoá của nớc ngoài vào Đông Dơng
(Trung Quốc - Nhật Bản). Do đó tỷ lệ hàng nhập của Pháp vào Đông Dơng từ
37% trớc chiến tranh đã tăng lên trên 60%
+ Để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hoá và mục đích quân sự,
thực dân Pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống giao thông vận tải:
+ Năm 1922 chúng cho nối đoạn đờng sắt Đồng Đăng - Na Sầm (đ-
ờng số 4).
+ Năm 1927 Vinh - Đông Hà (đờng số 9).
+ Các bến cảng sông đợc mở rộng.
Toàn bộ hoạt động trên đều do Ngân hàng Đông Dơng chi phối bởi vì nó
có cổ phần trong các cơ sở kinh doanh.
+ Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp tăng cờng bộ máy
đàn áp cai trị. Chúng thi hành chính sách chuyên chế triệt để, thâu tóm mọi
quyền hành trong tay ngời Pháp, mặt khác chúng thực hiện chính sách văn hoá,
giáo dục, nô dịch, ngu dân, kìm hãm dân ta trong vòng ngu dốt, lạc hậu để dễ bề
cai trị.
II. Hậu quả của cuộc khai thác thuộc địa lần II đối với
kinh tế - xã hội Việt Nam.
1. Đối với nền kinh tế Việt Nam.
* Phơng thức sản xuất t bản chủ nghĩa tiếp tục đợc du nhập vào Việt Nam
cho nên về khách quan đã làm cho kinh tế nớc ta có bớc phát triển hơn trớc.
* Tuy nhiên do chính sách kìm hãm sự phát triển công nghiệp thuộc địa,
cho nên nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, què quặt, mặc dù
một số ngành công nghiệp đợc xây dựng nhng thiếu hắn các ngành công nghiệp
nặng. Do vậy, kinh tế Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào chính quốc.
2. Đối với xã hội Việt Nam.
4
a. Đã đẩy nhanh quá trình phân hoá giai cấp trong xã hội:
* Giai cấp địa chủ phong kiến:
Nhìn chung đã phản bội quyền lợi của dân tộc làm tay sai cho đế quốc,
một số ít đợc thực dân Pháp dung dỡng, ra sức bóc lột và cớp đoạt ruộng đất của
nông dân, đã vơn lên trở thành đại địa chủ, làm tay sai đắc lực cho Pháp. Bộ
phận còn lại phần lớn là địa chủ vừa và nhỏ, do bị va chạm về quyền lợi cho nên
ít nhiều có khả năng đứng về phía nhân dân để chống đế quốc, tán thành độc lập
dân tộc.
* Giai cấp nông dân:
Là đối tợng bóc lột chủ yếu của đế quốc và phong kiến, họ bị su cao, thuế
nặng và bị chiếm đoạt ruộng đất cho nên họ rơi vào cảnh bần cùng hoá, phá sản
nhng không có lối thoát, một số ít nông dân sau khi mất ruộng đất họ phải bán
sức lao động làm thuê cho bọn chủ t bản và trở thành công nhân, nông dân
chiếm đa số chiếm trên (90%), họ có truyền thống yêu nớc, bất khuất rất tha
thiết với độclập tự do thống nhất đất nớc.
Do đó công nhân Việt Nam là một trong hai động lực chủ yếu của
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nớc ta Một số giai cấp mới ra đời
và phát triển:
- T sản Việt nam: Trớc chiến tranh thế giới lần 1 là tầng lớp nhỏ bé, họ
kinh doanh lẻ tẻ trong một số ngành nh dịch vụ.
Sau chiến tranh nhân đà làm ăn thuận lợi trong chiến tranh do sự cạnh
tranh của thực dân Pháp có phần lới lỏng, nhân đà đó t sản Việt Nam đẩy mạnh
kinh doanh muốn vơn lên giành lấy địa vị khá hơn trong nền kinh tế, một số nhà
t sản Việt Nam bỏ vốn lập đồn điền. Một số khác hùn vốn với t bản Pháp để khai
mỏ. Một số ít nữa mạnh dạn bỏ vốn ra lập ngân hàng.
Trên đà phát triển đó, giai cấp t sản Việt Nam ra đời vào khoảng năm
1924. Vì ra đời và lớn lên ở một số nớc thuộc địa lại bị t bản nớc ngoài chèn ép,
5
cho nên khi phát triển đến một mức nhất định, t sản Việt Nam bị phân hoá thành
2 bộ phận khác nhau:
+ T sản mại bản: có quyền lợi gắn liền với đế quốc làm tay sai cho đế
quốc.
+ T sản dân tộc: vừa mới ra đời đã bị đế quốc chèn ép và phong kiến kìm
hãm, cho nên thế lực kinh tế của họ rất nhỏ bé (toàn bộ số vốn của t sản Việt
Nam chỉ bằng 50% số vốn của t bản nớc ngoài).
Trong điều kiện đó t sản dân tộc Việt Nam mang tính hai mặt:
+ Mặt tích cực: ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế
quốc và phong kiến.
+ Mặt tiêu cực: thờng có xu hớng cải lơng và thoả hiệp.
Do vậy, t sản dân tộc Việt Nam không có khả năng lãnh đạo phát triển
dân tộc ở nớc ta, họ là 1 trong 4 lực lợng của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
Việt Nam.
+ Giai cấp tiểu t sản Việt nam:
Ra đời cùng với giai cấp t sản, phát triển về số lợng. Gồm nhiều tầng lớp
khác nhau, sống chủ yếu ở các thành thị. Phần đông giai cấp TTSVN nhiều nhất
là tầng lớp trí thức bị bọn đế quốc và phong kiến áp bức bóc lột và khinh rẻ, họ
có tinh thần yêu nớc, rất hăng hái tham gia cách mạng. Là một ngời bạn đồng
minh rất đáng tin cậy của công nhân trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở n-
ớc ta.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam:
Ra đời từ trớc chiến tranh thế giới lần 1, họ là sản phẩm trực tiếp của quá
trình thực dân Pháp xâm lợc và khai thác ở Đông Dơng.
Sau chiến tranh giai cấp công nhân Việt Nam tăng nhanh về số lợng, vào
khoảng năm 1919 công nhân Việt Nam có khoảng 10 vạn ngời, đến năm 1929
tăng lên 22 vạn ngời, không kể 3 vạn công nhân Việt Nam làm thuê cho các chủ
t bản, Hoa kiều, T sản bản xứ.
6
Mặc dù còn ít và non trẻ nhng công nhân Việt Nam mang đầy đủ những
đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế:
+ Đại diện cho một phơng thức sản xuất tiên tiến nhất trong xã hội, vì thế
họ có khả năng nhận đợc quy luật phát triển khách quan của xã hội.
+ý thức tổ chức kỷ luật và đoàn kết.
+ Công nhân có tinh thần cách mạng triệt để.
Ngoài ra còn có đặc điểm riêng:
+ Họ có quan hệ rất mật thiết với nông dân, họ dễ dàng liên minh với
nông dân để cùng đấu tranh chống kẻ thù chung.
+ Công nhân Việt Nam bị ba tầng áp bức bóc lột nặng nề (đế quốc, phong
kiến, t sản bản xứ).
+ Vừa ra đời công nhân Việt Nam đã đợc thừa hởng truyền thống yêu nớc
bất khuất của dân tộc.
+ Không có tầng lớp công nhân quý tộc, cho nên họ không bị ảnh hởng
của chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, mặt khác vì ra đời và lớn lên vào lúc chủ
nghĩa t bản thế giới đang suy yếu và chủ nghĩa xã hội đã đợc xác lập.
Do vậy công nhân Việt Nam dễ dàng tiếp thu lý luận cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lênin.
Tất cả những đặc điểm về kinh tế, chính trị và lịch sử trên đây đã làm cho
công nhân Việt Nam sớm trở thành một giai cấp duy nhất có khả năng đảm nhận
vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách mạng dân tộc ở Việt Nam.
b. Xã hội Việt Nam thực sự trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
Trong xã hội có 2 mâu thuẫn cơ bản:
+ Toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc xâm lợc và tay sai.
+ Toàn thể nhân dân trớc hết chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ
phong kiến.
Trong đó mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc xâm l-
ợc đây là mâu thuẫn chủ yếu nhất.
7
Để giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội, cách mạng Việt Nam phải thực
hiện đồng thời 2 chiến lợc:
+ Chống đế quốc giành độc lập dân tộc.
+ Chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
Hai nhiệm vụ này có quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau, vì đế quốc và
phong kiến gắn kết chặt chẽ với nhau.
- Muốn giải quyết thành công cách mạng dân tộc dân chủ Việt Nam phải
có sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp dân tộc (công nhân, nông dân, tiểu t
sản, t sản dân tộc) do công nhân lãnh đạo thông qua chính đảng của nó.
Bài 2
Cuộc vận động thành lập đảng (1920 - 1930).
I. Phong trào yêu nớc.
* Sau thất bại của phong trào Cần Vơng (1885 - 1896), phong trào yêu n-
ớc vẫn tiếp diễn nhng theo hớng dân chủ t sản, điển hình là phong trào Đông Du
(1905 - 1908), phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907), Cuộc vận động Duy
Tân (1908).
* Sau chiến tranh thế giới lần 1, do ảnh hởng của cuộc khai thác thuộc địa
lần 2 của Pháp ở Đông Dơng, cùng với sự phân hoá giai cấp ngày càng sâu sắc,
mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam càng trở nên gay gắt, đây là một trong những
8
nguyên nhân dẫn đến phong trào ngày càng sâu rộng, lôi cuốn nhiều tầng lớp
nhân dân tham gia, phong trào này 2 giai cấp t sản dân tộc và tiểu t sản có những
đóng góp đáng kể.
Do bị t bản nớc ngoài chèn ép, giai cấp t sản dân tộc Việt Nam đã tổ chức
các phong trào đấu tranh:
+ 1919 họ tổ chức chân hng nội hoá, bài trừ hàng nớc ngoài nh ở một số
thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn đã diến ra phong trào tẩy
chay các thơng gia Hoa kiều, họ nêu khẩu hiệu ''Ngời An Nam mua hàng của
ngời An Nam).
+ 1923 lại bùng lên cuộc đấu tranh chống độc quyền hải cảng Sài Gòn,
chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kỳ của thực dân Pháp.
Trong quá trình đấu tranh, t sản Việt Nam đã sử dụng báo chí làm cơ
quan ngôn luận để truyền bá t tởng cải lơng chủ nghĩa và làm công cụ bênh vực
quyền lợi cho mình (diễn đàn Đông Dơng, tiếng dội An Nam)
Một số nhà t sản và địa chủ lớn ở Nam Kỳ đứng ra tập hợp lực lợng thành
một tổ chức Đảng lập hiến (1923) đứng đầu là: Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan
Long, Trơng Văn Bền. Đảng đa ra một số khẩu hiệu: đòi một số quyền tự do dân
chủ nhằm tranh thủ quần chúng và gây sức ép với Pháp. Khi thực dân Pháp nh-
ợng bộ một số quyền lợi (cho thêm ngời Việt Nam tham gia vào Hội đồng quản
hạt Nam Kỳ, Viện dân biểu (Bắc Kỳ, Trung Kỳ), họ quay sang thoả hiệp với
Pháp.
Sau chiến tranh tầng lớp trí thức yêu nớc tập hợp lực lợng trong những
đảng phái chính trị: Phục Việt, Hng Nam, Việt Nam Nghĩa đoàn, Đảng thanh
niên. Đồng thời tổ chức những hoạt động yêu nớc sôi nổi: mít tinh, biểu tình, bãi
khoá. Một số thanh niên Việt Nam yêu nớc vợt biên sang hoạt động ở Trung
Quốc, họ đứng ra thành lập một tổ chức yêu nớc ''Tâm tâm xã '' (1923). Ngày
8/6/1923 Tâm tâm xã phân công: Phạm Hồng Thái, Lê Bằng Sơn ám sát toàn
9
quyền Đông Dơng Mectanh tại Sa Diệm (Quảng Châu - Trung Quốc) nhng cuộc
mu sát không thành công, có sức cổ vũ lòng yêu nớc trong nhân dân.
+ 1925 - 1926: Phong trào yêu nớc và dân chủ ngày càng lan rộng tiêu
biểu là:
- Đòi ân xá cụ Phan Bội Châu (11/1925).
- Cuộc truy điệu và để tang cụ Phan Chu Trinh (3/1926).
- Đòi thả tự do cho Nguyễn An Ninh (3/1926).
Một số tờ báo tiến bộ đợc xuất bản: Chuông rè, Ngời nhà quê, An Nam
trẻ.
Một số nhà xuất bản cũng đợc thành lập: Nam Đồng th xã (1926) của
Phạm Tuấn Tài, Hà Nội; Quan Hải Tùng th của Đào Duy Anh, Huế; Cờng học
th xã của Trần Huy Liệu, Sài Gòn.
Từ trong phong trào yêu nớc và dân chủ tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng
ra đời.
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Vào những năm 1925- 1926 phong trào yêu nớc ở Việt Nam trở lên
rộng khắp và mạnh mẽ. Từ trong phong trào này, một số nhà xuất bản tiến bộ ra
đời đáng chú ý là nhà xuất bản Nam Đồng th xã (1926).
Vì ra đời vào lúc phong trào dân tộc dân chủ đang lên cao lại thờng xuyên
giới thiệu sách báo yêu nớc, cho nên Nam Đồng th xã (NĐTX) sớm trở thành
trung tâm thu hút những thanh niên Việt Nam yêu nớc trong đó có: Nguyễn Thái
Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính. Những thanh niên này viết báo, viết
th yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải thi hành chính sách tự do dân chủ, phát
triển công thơng, mở mang trờng học. Thực dân Pháp không những bác bỏ
những yêu cầu ấy mà còn ra lệnh đóng cửa nhà xuất bản. Trong khi đó phong
trào yêu nớc dân chủ vẫn lan rộng, những trào lu t tởng tiến bộ bên ngoài cũng
dội vào, trong hoàn cảnh ấy tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng ra đời vào chiều
ngày 25/12/1927.
10
- Đờng lối chính trị:
Việt Nam quốc dân Đảng là một tổ chức cách mạng theo khuynh hớng
dân chủ t sản. Thời gian đầu khi mới thành lập, Việt Nam quốc dân Đảng cha đề
ra đợc một đờng lối chính trị rõ ràng mà chỉ nêu lên một cách chung ''trớc làm
cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng thế giới''. Đầu năm 1929, Việt Nam
quốc dân Đảng nêu 3 nguyên tắc: ''Tự do, bình đẳng, bắc ái'' của nền Cộng hoà
Pháp làm cơng lĩnh chính trị cho Đảng mình. Cũng từ lúc này, Việt Nam quốc
dân Đảng mới nêu lên mục đích cụ thể là: Cuộc cách mạng dân tộc, cuộc cách
mạng chính trị, cách mạng xã hội. Đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ ngôi vua,
thiết lập dân quyền. Đến khi bớc vào thời kỳ gấp rút, hoạt động của Việt Nam
quốc dân Đảng lấy ''chủ nghĩa Tam Dân'', một trào lu dân chủ t sản đang thịnh
hành ở Trung Quốc làm nền tảng cho Đảng mình, nhng lại cắt bỏ những nội
dung cách mạng nhất (bình quân, địa quyền, phù trợ công nông, Liên Nga, Liên
Cộng ...)
- Thành phần xã hội gồm:
+ Học sinh, sinh viên, công chức.
+ Một số t sản địa chủ ở nông thôn, các thân hào thân sĩ.
+ Kết nạp cả binh lính ngời Việt trong binh lính Pháp.
- Đờng lối hoạt động:
+ Do không có lý luận cách mạng khoa học, không dựa vào công-
nông cho nên Việt Nam quốc dân Đảng thiên về hoạt động khủng bố, ám sát cá
nhân.
+ Trong thời gian tồn tại Việt Nam quốc dân Đảng đã từng tổ chức
những vụ ám sát, tống tiền ... trong đó vụ gây chấn động nhất là vụ ám sát tên
trùm mỏ phu Badanh ngày (9/2/1929).
Sau sự kiện này, thực dân Pháp khủng bố lớn Việt Nam quốc dân Đảng bị
tổn thất nặng nề: nhiều Đảng viên bị bắt và giết hại; cơ sở Đảng ở nhiều nơi bị
tan vỡ.
11
Trong hoàn cảnh ấy, một số lãnh tụ còn lại chủ trơng dốc toàn bộ lực lợng
tổ chức cuộc bạo động nếu ''không thành công cũng thành nhân''.
Đêm 9 rạng 10/2/1930 cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Yên Bái và một số nơi.
Tại đây quân khởi nghĩa chiếm đợc trại lính, giết đợc một số sĩ quan và hạ sĩ
quan Pháp, nhng không chiếm đợc tỉnh lỵ (thị xã). Ngày hôm sau thực dân Pháp
quay lại đàn áp và khủng bố.
Tại các địa phơng khác: Phú Thọ, Hải Dơng, Thái Bình quân khởi nghĩa
chỉ chiếm đợc một số huyện nhỏ và sau đó thực dân Pháp lần lợt chiếm lại.
Kết quả: cuộc khởi nghĩa Yên Bái nhanh chóng bị dập tắt.
- Nguyên nhân:
+ Do thực dân Pháp còn khá mạnh đủ sức đàn áp đợc cuộc khởi nghĩa nổ
ra lẻ tẻ, đơn độc ở Yên Bái.
+ Tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng không có cơ sở vững chắc trong quần
chúng lại bị tan vỡ ở nhiều nơi, tổ chức không khoa học, nội bộ không thống
nhất.
+ Xu hớng dân chủ t sản không nắm đợc yêu cầu phát triển khách quan
của cách mạng Việt Nam.
- ý nghĩa:
+ Mặc dù thất bại nhng cuộc khởi nghĩa Yên Bái có tác dụng cổ vũ lòng
yêu nớc và chí căm thù giặc trong quần chúng nhân dân.
+ ở Yên Bái thể hiện tính chất non yếu của phong trào dân tộc theo
khuynh hớng dân chủ t sản.
+ Thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã kéo theo sự tan rã hoàn toàn
về tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng. Từ đó trở đi, ngọn cờ lãnh đạo phong trào
cách mạng giải phóng dân tộc ở nớc ta đã chuyển sang hẳn tay giai cấp vô sản
thông qua chính Đảng của nó.
II. Phong trào công nhân.
12
* Do bị áp bức bóc lột cho nên ngay từ khi mới ra đời, công nhân Việt
Nam đã sớm bớc vào cuộc đấu tranh cách mạng.
- Họ tham gia vào các phong trào yêu nớc của các tầng lớp nhân dân (vụ
đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội (1908), Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên
(1917) ... )
- Bên cạnh đó họ còn tổ chức đấu tranh riêng để đòi quyền lợi cho mình:
+ Thời gian đầu đấu tranh dới hình thức bỏ việc về quê, đánh bọn cai, đốc
công.
+ Về sau họ đấu tranh dới hình thức bãi công.
* Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1919 - 1925):
- Do ảnh hởng của cách mạng tháng 10 Nga.
- Do có sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
Do đó phong trào công nhân Việt Nam có bớc phát triển hơn trớc.
+Trong thời gian này có 25 cuộc bãi công: năm 1922 công nhân sở công
thơng t nhân Bắc Kỳ đấu tranh đòi tăng lơng, giảm giờ làm, đòi nghỉ ngày chủ
nhật có lơng.
Cùng thời gian này, công nhân nhà máy Dệt (Nam Định), Rợu (Hà Nội),
xay sát gạo (Hải Dơng) liên tục tổ chức bãi công đòi tăng lơng, giảm giờ làm.
+Phong trào công nhân thời gian này bớc đầu có tổ chức, có lãnh đạo.
Một số công nhân Việt Nam tham gia vào các tổ chức Công Đoàn của thuỷ thủ
Pháp và Trung Quốc.
Đặc biệt năm 1920, tổ chức Công Hội đỏ do Tôn Đức Thắng sáng lập ở
Sài Gòn. Tháng 8/1925 khoảng hơn 1.000 công nhân xởng sửa chữa và đóng tàu
Ba Son đã tổ chức cuộc đấu tranh: Khẩu hiệu đấu tranh đòi tăng lơng và chống
sa thải, nhng mục đích chính của phong trào nhằm ngăn cản tàu chiến Pháp trở
vũ khí và binh lính sang tham gia đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân
Trung Quốc. Điều này chứng tỏ công nhân Việt Nam bớc đầu thể hiện tinh thần
13
đoàn kết với giai cấp công nhân quốc tế, cho nên cuộc đấu tranh của công nhân
xởng BaSon 8/1925 đánh dấu bớc chuyển dần từ tự phát sang tự giác.
+ Tuy nhiên phong trào công nhân ở nớc ta thời kỳ 1919 - 1925 vẫn còn
nhiều hạn chế: Khẩu hiệu đấu tranh phần lớn nhằm vào mục tiêu kinh tế trớc
mắt; phong trào cha có sự liên kết hởng ứng với nhau một cách chặt chẽ.
Những hạn chế này đã chứng tỏ phong trào công nhân nớc ta còn mang
nặng tính tự phát, cha trở thành một tổ chức chính trị độc lập.
* Từ 1926 - 1930:
- Có sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Thanh niên cách mạng Đồng
Chí Hội, cho nên chủ nghĩa Mác - Lênin đợc truyền bá vào nớc ta sâu rộng hơn
trớc. Điều đó đã làm cho phong trào công nhân phát triển nhanh chóng.
- Trong những năm 1926- 1927 liên tiếp diễn ra các cuộc bãi công của
công nhân phần lớn là phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền cao su.
- Từ năm 1928 sau khi có phong trào ''vô sản hoá'' thì phong trào công
nhân ở nớc ta phát triển mạnh mẽ không chỉ về số lợng mà cả về chất lợng ngày
càng có tổ chức mạnh mẽ.
Trong năm 1929 - 1930 có 40 cuộc bãi công của công nhân nổ ra đều
khắp từ Bắc chí Nam. Tất cả các cuộc đấu tranh trên đều có tính chất chính trị,
đã vợt ra một công xởng một địa phơng.
Phong trào công nhân Việt Nam trong 1928 - 1929 đã vơn lên trở thành
một lực lợng chính trị độc lập, có tác dụng tập hợp và thúc đẩy các phong trào
yêu nớc trong mọi tầng lớp nhân dân.
- Sự phát triển của phong trào công nhân đặt ra một yêu cầu cấp bách là
phải có một chính Đảng của giai cấp vô sản. Đây là một trong những nguyên
nhân dẫn đến sự ra đời của chi bộ cộng sản Bắc Kỳ (3/1939), tiếp đến là sự tan
rã của VNTNCM Đồng Chí Hội và Tân Việt cách mạng Đảng để hình thành 3 tổ
chức cộng sản: Đông Dơng cộng sản Đảng (6/1929); An Nam cộng sản Đảng
(7/1929); Đông Dơng cộng sản Liên Đoàn (9/1929).
14
Sự xuất hiện 3 tổ chức cộng sản đánh dấu bớc phát triển nhảy vọt của
phong trào công nhân Việt Nam. Đồng thời có tác dụng thúc đẩy phong trào
công nhân và phong trào yêu nớc phát triển đi lên.
Tuy nhiên sự hoạt động riêng rẽ và mất đoàn kết giữa 3 tổ chức cộng sản
lúc bấy giờ là bất lợi cho phong trào.
Trớc tình trạng trên, cuộc họp hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã
đợc triệu tập từ (3/7 đến 2/1930) để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là
Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự kiện này chứng tỏ phong trào công nhân Việt Nam
đã hoàn toàn chuyển sang tự giác.
III. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin.
1. Quá trình lãnh tụ Nguyễn ái Quốc tìm đờng cứu nớc đến với chủ
nghĩa Mác (1911- 1920).
* Hoàn cảnh :
- Nguyễn ái Quốc sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nớc.
- ở quê hơng giàu truyền thống đấu tranh cách mạng.
- Ngời sinh ra và lớn lên vào lúc đất nớc đã bị thực dân Pháp xâm lợc và
đô hộ, phong trào yêu nớc liên tiếp diễn ra nhng đều bị thất bại.
* Xuất phát từ lòng yêu nớc chân chính, Nguyễn ái Quốc đã ra đi tìm đ-
ờng cứu nớc vào đầu tháng 6/1911.
- Ngời quyết định sang phơng Tây trớc hết là sang Pháp. Điều này bắt
nguồn từ nhận thức đúng đắn: muốn đánh bại kẻ thù thì phải hiểu rõ kẻ thù ấy.
Mặt khác, các nớc phơng Tây nói chung và Pháp nói riêng là nơi có giai cấp vô
sản rất giàu truyền thống và có kinh nghiệm đấu tranh cách mạng.
Việc xác định hớng đi đúng đắn đã giúp cho Nguyễn ái Quốc có thể đến
với chủ nghĩa Mác.
15
- Ngời làm rất nhiều nghề khác nhau để kiếm sống và hoạt động. Đi tới
đâu Ngời cũng đều tham gia hoạt động thực tiễn với ngời lao khổ. Trải qua quá
trình vừa học tập vừa nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn ở các nớc. Năm
1915, Ngời rút ra một kết luận thiên tài: Trên thế giới có nhiều màu da khác
nhau nhng đều chia ra làm hai hạng ngời: kẻ giàu và ngời nghèo. ở đâu chủ
nghĩa đế quốc cũng đều là kẻ thù, giai cấp vô sản và nhân dân lao động đều là
bạn.
Nhận thức này đã giúp cho cách mạng Việt Nam không rơi vào nhà nớc
dân tộc hẹp hòi, đồng thời đặt cơ sở cho sự hình thành khối liên minh chiến đấu
giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
* Năm 1917, cách mạng tháng Mời Nga bùng nổ và thắng lợi dẫn tới sự
ra đời một nhà nớc xã hội đầu tiên trên thế giới. Điều đó tác động rất mạnh tới t
tởng và cuộc đời Nguyễn ái Quốc.
Ngời từ Anh về Pháp, Ngời tham gia vào Đảng xã hội Pháp. Đồng thời
đứng ra sáng lập hội những ngời Việt Nam yêu nớc ở Pari.
* Năm 1919 các nớc đế quốc trong phe thắng trận họp Hội nghị Vécsai.
Thay mặt hội những ngời Việt Nam yêu nớc, Nguyễn ái Quốc gửi tới Hội nghị
Vecsai bản yêu sách gồm 8 điểm đòi quyền của các dân tộc Đông Dơng.
Mặc dù không đợc chấp nhận, nhng đây là một đòn giáng trực diện đầu
tiên vào bọn trùm đầu sỏ quốc tế có tác dụng thức tỉnh các dân tộc Đông Dơng
trên con đờng đấu tranh tự phát triển. Cũng thông qua việc làm này, Nguyễn ái
Quốc rút ra một kết luận quan trọng cho sự nghiệp phát triển dân tộc phải do
chính dân tộc đó tự quyết định chứ không thể trông chờ ỷ lại vào lực lợng bên
ngoài.
* Năm 1920 Nguyễn ái Quốc đọc bản sơ thảo lần 1 ''Luận cơng về dân
tộc và thuộc địa'' của Lênin. Ngời tìm thấy ở đó con đờng cứu nớc đúng đắn cho
dân tộc Việt Nam. Ngời tin theo Lênin và tin theo Quốc tế III.
16
Tại Đại hội lần 18 của Đảng xã hội Pháp ở Tua (12/1920), Nguyễn ái
Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III của Lênin, đồng thời là một trong số những
ngời đầu tiên đứng ra sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
Sự kiện này đánh dấu bớc phát triển nhảy vọt trong t tởng và cuộc đời
hoạt động của Nguyễn ái Quốc. Từ một ngời yêu nớc chân chính, Nguyễn ái
Quốc đã trở thành ngời cộng sản đầu tiên từ thời gian này Ngời khẳng định:
Muốn cứu nớc giải phóng dân tộc không có con đờng nào khác ngoài cách mạng
vô sản. Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới phát triển đợc giai cấp vô sản và nhân
dân lao động bị áp bức và ách nô lệ.
2. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin để tiến tới thành lập
Đảng cộng sản Việt Nam (1921 - 1930).
* Sau khi tìm ra con đờng cứu nớc cho dân tộc Việt Nam và trở thành ng-
ời cộng sản, Nguyễn ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin chuẩn bị
mọi mặt cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
- Trong thời gian ở Pháp (1921), cùng với một số nhà cách mạng ở các n-
ớc thuộc địa của Pháp, Nguyễn ái Quốc đứng ra thành lập Hội Liên hiệp các
dân tộc thuộc địa ở Pari. Năm 1922 Ngời cho ra đời tờ báo ''Ngời cùng khổ'', viết
bài đăng trên báo ''Nhân đạo'', ''Đời sống công nhân'', ''Th tín quốc tế''. Viết
nhiều sách: ''Bản án chế độ thực dân Pháp'' năm 1925.
* Từ giữa năm 1923 Nguyễn ái Quốc bí mật sang Liên Xô để tham dự
Đại hội V Quốc tế cộng sản.
Trong thời gian ở Liên Xô, Nguyễn ái Quốc tích cực nghiên cứu về công
cuộc xây dựng một đảng vô sản kiểu mới của Lênin. Tham dự Hội nghị quốc tế
của nông dân, thanh niên, công hội đỏ ... đặc biệt tại Đại hội V của Quốc tế cộng
sản, Nguyễn ái Quốc trình bày bản báo cáo tham luận về dân tộc và thuộc địa.
Phát triển và làm sáng tỏ luận điểm của Lênin về bản chất của chủ nghĩa thực
17
dân, đồng thời kêu gọi các Đảng cộng sản hoạt động hơn nữa, các phong trào
dân tộc ở các nớc thuộc địa phát triển hơn nữa.
Nh vậy, thời gian ở Liên Xô là thời gian Nguyễn ái Quốc tiếp tục phát
triển và hoàn chỉnh t tởng về phát triển cách mạng dân tộc.
* Cuối năm 1924 Nguyễn ái Quốc trở về Trung Quốc đến Quảng Châu:
với t cách là đại biểu của Quốc tế cộng sản phụ trách Cục phơng Nam, Nguyễn
ái Quốc bắt đầu tìm hiểu những ngời Việt Nam yêu nớc đang hoạt động tại đây,
đặc biệt Ngời tiếp xúc với tổ chức ''Tâm tâm xã'' sau đó Ngời tuyển chọn một số
thanh niên tích cực trong tổ chức này, tuyên truyền vận động họ, trên cơ sở đó
Ngời đứng ra thành lập Cộng sản Đoàn (2/1925).
Từ nhóm Cộng sản Đoàn nòng cốt, Nguyễn ái Quốc đứng ra sáng lập
một tổ chức cách mạng có tính chất quần chúng rộng rãi hơn: Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên (6/1925).
- Về đờng lối chính trị:
+ VNCMTN là một tổ chức cách mạng có xu hớng xã hội chủ nghĩa rõ
rệt.
+ Mục đích của Hội là làm cách mạng dân tộc (đập tan đế quốc Pháp để
giành độc lập cho xứ sở). Sau đó làm cuộc cách mạng thế giới (đáng đổ chủ
nghĩa đế quốc để xây dựng chủ nghĩa cộng sản).
+ Đờng lối chính trị của Hội bao gồm 3 nội dung cơ bản: Làm cuộc cách
mạng phát triển dân tộc sau đó chuyển sang làm cuộc cách mạng XHCN; Thành
lập chính phủ công - nông - binh, phát triển sản xuất, xoá bỏ t bản trớc mắt, sau
khi thành lập chính phủ công-nông-binh chia lại ruộng đất cho nông dân, bãi bỏ
thuế thân và các thứ thuế vô lý bất công. Thực hiện ngày làm 8 giờ cho công
nhân, nam nữ bình quyền; Đoàn kết giai cấp vô sản và nhân dân lao động bị áp
bức trên thế giới.
18
Mặc dù cha phải là tổ chức cộng sản nhng đờng lối chính trị và chơng
trình hành động của Việt Nam cách mạng thanh niên đã thể hiện rõ quan điểm
của giai cấp vô sản.
- Về tổ chức: VNCMTN đợc xây dựng thành 5 cấp: Tổng bộ, Kỳ bộ, Tỉnh
bộ, Huyện bộ, Chi bộ.
- Về thành phần xã hội;
+ Trong thời gian đầu, tầng lớp trí thức tiểu t sản chiếm tới 90%, công
nhân, nông dân chiếm 10%.
+ Về sau thành phần công nhân, nông dân đợc tăng cờng nhiều tầng lớp
trí thức TTS vẫn còn 40%.
- Về hoạt động.
+ Ngay sau khi thành lập Hội thanh niên cử ngời về nớc tuyên truyền, vận
động và tuyển chọn những thanh niên tích cực sang Quảng Châu tham dự các
lớp tập huấn đào tạo.
Trong năm 1925 - 1927, Hội thanh niên đã mở trên 10 lớp đào tạo đợc
200 cán bộ. Cử ngời theo học trờng Đại học Cộng sản phơng Đông (Liên Xô), tr-
ờng Quân sự Hoàng Phố. Cho ra báo Thanh niên nhằm dùng làm cơ quan ngôn
luận và truyền bá t tởng chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
Số đầu tiên (21/6/1925) đến tháng 2/1930 đã xuất bản 208 số. Vào năm
1927 Bộ tuyên truyền Hội Liên Hiệp các dân tộc bị áp bức ở á Đông cho xuất
bản cuốn ''Đờng cách mệnh''. Đây là cuốn sách tập hợp tất cả các tài liệu do
Nguyễn ái Quốc soạn thảo dùng để huấn luyện cho các cán bộ Việt Nam, trong
đó nêu lên vấn đề chiến lợc và sách lợc của cách mạng, giúp cho nhân dân Việt
Nam thấy rõ con đờng tự giải phóng.
* Sự ra đời hoạt động tích cực của VNCMTN đã làm chủ nghĩa Mác
-Lênin đợc truyền bá vào nớc ta rộng rãi hơn trớc, cho nên phong trào công nhân
và phong trào yêu nớc phát triển ngày càng mạnh mẽ. Từ trong phong trào này
đội ngũ cách mạng Việt Nam kiểu mới đã trởng thành.
19
Nh vậy, những điều kiện chủ quan và khách quan cho việc thành lập Đảng
cộng sản Việt Nam dần dần chín muồi. Chính vào lúc ấy, trong nội bộ thanh
niên và Tân Việt bắt đầu diễn ra cuộc đấu tranh xoay quanh vấn đề thành lập
Đảng cộng sản Việt Nam.
Ngày 1/5/1929 Đại hội lần 1 của Hội VNCMTN, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đa
ra đề nghị giải tán Thanh niên để thành lập Đảng cộng sản nhng không đợc chấp
nhận. Đoàn đại biểu Bắc Kỳ bỏ đại hội ra về, sau đó tuyên bố ly khai khỏi Thanh
niên và thành lập Đông Dơng cộng sản Đảng (6/1929).
Tháng 7/1929 bộ phận còn lại trong Thanh niên đã cải tổ thành An Nam
cộng sản Đảng.
Những sự việc đó tác động rất mạnh đến Tân Việt cách mạng Đảng và
làm cho Đảng này tự cải tổ thành Đông Dơng cộng sản Liên Đoàn (9/1929)
* Đứng trớc tình trạng chia rẽ, mất đoàn kết giữa những ngời cộng sản
trong nớc, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc với t cách là đại biểu Quốc tế cộng sản từ
Xiêm trở về Hơng Cảng (Trung Quốc) kịp thời tổ chức và chủ trì hợp nhất hội
nghị các tổ chức cộng sản (3 - 7/2/1930). Hội nghị nhất trí tán thành thống nhất
các tổ chức cộng sản trong nớc để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng
cộng sản Việt Nam.
Hội nghị thông qua bản Chính cơng vắn tắt, sách lợc vắn tắt và Điều lệ
vắn tắt, lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng do Nguyễn ái Quốc soạn thảo.
Tất cả các văn kiện trên đợc coi là Cơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
ta. Cử ra Ban Chấp hành Trung ơng lâm thời của Đảng.
IV. ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
* Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 chấm dứt tình trạng
khủng hoảng về lãnh đạo, bế tắc về đờng lối trong phong trào phát triển dân tộc
ở nớc ta. Từ đó trở đi, phong trào cách mạng nớc ta đã có bộ tham mu của giai
cấp tiên phong đứng ra lãnh đạo. Đây là một nhân tố vô cùng quan trọng quyết
20
định đến tiền đồ của Việt Nam. Mặt khác, Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp công
nhân Việt Nam đã trởng thành hoàn toàn có khả năng nắm vững ngọn cờ lãnh
đạo phong trào của dân tộc.
* Từ khi có Đảng ra đời, cách mạng Việt Nam có một đờng lối đúng đắn
soi đờng: đờng lối cách mạng theo chủ nghĩa Mác - Lênin, là sự kết hợp giữa
phong trào phát triển dân tộc ở thuộc địa với cách mạng vô sản chính quốc. Độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhờ đó phong trào cách mạng Việt
Nam bớc vào thời kỳ giành đợc thắng lợi ngày càng to lớn.
* Từ sau khi Đảng ra đời cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một bộ
phận khăng khít của cách mạng thế giới. Cho nên trong quá trình đấu tranh
giành độc lập dân tộc, nhân dân Việt Nam sẽ nhận đợc sự đồng tình ủng hộ to
lớn của t tởng tiến bộ trên toàn thế giơí.
Kết luận: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đầu 1930 tạo nên bớc ngoặt vĩ
đại trong lịch sử phong trào của cách mạng Việt Nam.
21
Bài 3
Cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc
do đảng cộng sản lãnh đạo (1930 - 1945)
I. Phong trào cách mạng 1930 - 1931.
1. ý nghĩa bùng nổ cuộc cách mạng.
* Năm 1929 các nớc t bản trên thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế
rất trầm trọng và kéo dài đến năm 1933. Cuộc khủng hoảng không những tàn
phá về nền kinh tế - tài chính của nền kinh tế t bản, mà còn gây nên những hậu
quả nghiêm trọng của các nớc thuộc địa.
- Đông Dơng và Việt Nam nói riêng vốn là thuộc địa của Pháp cũng phải
gánh chịu những thiệt hại rất nặng nề do khủng hoảng kinh tế chính quốc gây
nên. Trong thời gian này ở Việt Nam có khoảng 1/3 số công nhân bị thất nghiệp
hoàn toàn. Số công nhân có việc làm phải chịu đồng lơng rất rẻ mạt. Giai cấp
nông dân tiếp tục bị cớp ruộng đất và chịu su cao, thuế nặng
T sản viên chức không có công ăn việc làm, t sản dân tộc cũng bị phá sản.
Đời sống của giai cấp công nhân vô cùng cực khổ và điêu đứng.
* Cùng thời gian trên, thực dân Pháp tăng cờng khủng bố, đàn áp đặc biệt
từ sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ và thất bại. Sự khủng bố của thực
dân Pháp càng trở nên khốc liệt. Tình hình này đã làm tăng thêm lòng căm phẫn
cho mọi tầng lớp nhân dân.
Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Đông Dơng với thực dân Pháp và tay
sai trở nên sâu sắc. Quần chúng mong muốn vùng dậy giành quyền sống.
* Đúng vào lúc ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời cùng với bản cơng
lĩnh chính trị có sức tập hợp quần chúng. Ngay sau khi thành lập rất nhạy bén
với tình hình, Đảng ta kịp thời lãnh đạo quần chúng đấu tranh nhằm mục tiêu
22
chống địch khủng bố đòi các quyền dân sinh và dân chủ nhằm tổ chức giáo dục
và rèn luyện quần chúng.
* Do ảnh hởng của phong trào cách mạng thế giới và Trung Quốc vào
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong những nguyên nhân trên, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
là nhân tố có tính chất quyết định đến phong trào cách mạng 1931.
2. Sơ lợc diễn biến.
* Ngay từ tháng 2/1930 làn sóng cách mạng đã dâng lên mạnh mẽ, mở
đầu bằng phong trào đấu tranh của công nhân tiêu biểu là cuộc bãi công của
3.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng do chi bộ Đảng lãnh đạo.
- Cuộc bãi công của công nhân nhà máy dệt Nam Định do xứ uỷ Bắc Kỳ
lãnh đạo.
- Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Diêm Bến Thuỷ do xứ uỷ Trung
ơng lãnh đạo.
Trong khi đó ở nông thôn phong trào nông dân diễn ra rất mạnh mẽ nổi
bật là phong trào nông dân tỉnh tỉnh Hà Nam và huyện Tiền Hải - Thái Bình.
Điều này chứng tỏ giai cấp công nhân và nông dân bớc đầu có sự liên minh với
nhau để cùng chống kẻ thù chung.
- Bớc vào tháng 5/1930, mặc dù đế quốc và tay sai tìm mọi cách ngăn
chặn nhng khắp nơi đều tổ chức mít tinh, biểu tình, rải truyền đơn, treo cờ búa
liềm. Tiêu biểu nhất cho phong trào này là biểu dơng lực lợng của 50.000 công
nhân và nông dân trong ngày 1/5/1930.
* Từ giữa năm 1930, phong trào trở lên rộng khắp tập hợp nhiều tầng lớp
tham gia. Bên cạnh các cuộc bãi công của công nhân, biểu tình của nông dân
còn có các cuộc bãi khoá của học sinh, sinh viên, bãi thị của tiểu thơng.
- Phong trào mạnh nhất ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tại đây từ tháng
6 đến tháng 9/1930 liên tục nổ ra các cuộc bãi công của công nhân, biểu tình của
nông dân trên quy mô lớn và kéo dài.
23
* Đầu tháng 9/1930 phong trào phát triển tới đỉnh cao nhất với những
hình thức đấu tranh rất quyết liệt:
+ Hàng ngàn quần chúng biểu tình có vũ trang, kéo lên bao vây huyện đ-
ờng, phá hàng rào, đốt giấy tờ văn kiện vào bắt bọn quan lại ký vào bản yêu
sách.
+ Trớc sức mạnh quật khởi của quần chúng, bọn quan lại hoảng sợ bỏ
chạy, nhiều tên lý trởng đem nộp chiếu quan cho quan trên. Nh vậy dới quyền
đế quốc và phong kiến ở một số vùng nông thôn của hai tỉnh Nghệ An và Hà
Tĩnh tan dã.
Trong hoàn cảnh ấy các Ban chấp hành nông hội đứng ra quản lý xã hội
làm chức năng chính quyền theo kiểu Xô Viết (Nga).
+Tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của dân tộc trong những năm 1930 là
của 20.000 nông dân huyện Lơng Nguyên (12/9/1930).
+ Mặc dù phong trào tồn tại từ 4 - 5 tháng nhng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã
đem lại nhiều thuận lợi cho nhân dân trong vùng.
Về chính trị: Cơng quyết trừng trị bọn phản động, lập tự về đỏ bảo vệ t
sản, tính mạng của nhân dân.
Về kinh tế: tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho dân nghèo,
bãi bỏ các thứ thuế vô lý, bất công, tổ chức tập hợp đợc hợp tác xã.
Về văn hoá xã hội: mở các trờng dạy chữ quốc ngữ, thanh toán nạn mù
chữ trong nhân dân, bài trừ các tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan, vận động xây
dựng đời sống mới. Tổ chức chăm sóc ngời già, ngời tàn tật và trẻ em.
Tất cả những việc làm trên thể hiện tính u việt của Xô Viết Nghệ Tĩnh nó
chứng tỏ Xô Viết Nghệ Tĩnh thực sự là chính quyền của dân do dân và vì dân.
Cho nên, nó đã ảnh hởng rất lớn đến phong trào công nhân toàn quốc.
* Giữa năm 1931 do bọn đế quốc và tay sai đàn áp phong trào tạm lắng
xuống.
3. kết quả và ý nghĩa.
24
* Kết quả: Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với phong
trào dân tộc của Việt Nam. Đờng lối cách mạng do Đảng ta đề ra là hoàn toàn
đúng đắn.
- Thông qua phong trào cách mạng 1930 - 1931 Đảng ta đợc tô luyện và
trởng thành. Do đó không bao lâu, vào tháng 4/1931 Quốc tế cộng sản công
nhận Đảng cộng sản Đông Dơng là một chi bộ độc lập quốc tế.
* Khối liên minh công nông đợc xác lập và ngày càng đợc củng cố, phong
trào cách mạng có sức mạnh to lớn và khả năng cách mạng vĩ đại của 2 giai cấp
công nhân và nông dân.
* Phong trào cách mạng 1930 - 1931 là cuộc đọ sức đầu tiên của lực lợng
cách mạng mới đợc hình thành do Đảng lãnh đạo với các thế lực đế quốc và tay
sai. Thông qua đó quần chúng đợc giáo dục, rèn luyện về mọi mặt, ý thức giác
ngộ về quyền lợi dân tộc và giai cấp đợc nâng lên.
* Phong trào một lần nữa đã khẳng định truyền thống yêu nớc bất khuất
kiên cờng của công nhân Việt Nam.
* Phong trào 30 - 31 đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho Đảng ta, đó
là bài học về tăng cờng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng.
Bài học thứ hai là về việc sử dụng và kết hợp các hình thức bạo lực cách
mạng để giành và giữ chính quyền.
Bài học thứ ba là sự cần thiết phải thành lập mặt trận dân tộc có tổ chức
rộng lớn trên cơ sở liên minh công nông vững chắc.
Đặc biệt là bài học về cách giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ
chiến lợc phản đế và phản phong.
Thực tế đã chỉ rõ hai nhiệm vụ chiến lợc có mối quan hệ chặt chẽ không
tách rời nhau, nhng không thể đặt ngang nhau mà phải biết đặt nhiệm vụ chống
phản đế lên hàng đầu, nhiệm vụ chống phản phong hạ thấp một bớc.
Từ kết quả và ý nghĩa lịch sử trên có thể kết luận phong trào cách mạng
30 -31 là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng tháng Tám năm 1945.
25