Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÀI GIẢNG dân tộc học QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN của dân tộc VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.82 KB, 12 trang )

1
Phần 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DTVN
I. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DTVN

Dân tộc Việt Nam được hình thành trong điều kiện lịch sử khác với các loại
hình dân tộc ở Phương Tây. Ở PTây dân tộc chỉ được hình thành gắn với CNTB.
Ở VN dân tộc ra đời trước CNTB - do những đặc điểm HTKTXH tiền TB mang
đặc trưng của xã hội Phương Đông và những điều kiện lịch sử cụ thể ở nước ta.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA “XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG”

Là đặc điểm cơ bản, chủ yếu chi phối các đặc điểm khác.
Theo các nhà nghiên cứu, chế độ công xã nguyên thủy đã tồn tại hàng vạn
năm trong các làng xã VN. Và kéo dài tới giai đoạn sơ kỳ đồ đồng cách đây
khoảng 4000 năm. (Nó tạo ra sự gắn bó bền chặt về VH-XH cho XHVN - đây là
đặc điểm khác hẳn Phương Tây). Sau đó VN chuyển sang XH có giai cấp sơ kỳ
với đặc điểm của XH Phương Đông rõ nét:
- Về thời gian: Kéo dài từ giai đoạn sơ kỳ đồ đồng (giai đoạn Phùng
Nguyên) đến giai đoạn sơ kỳ đồ sắt (giai đoạn Đông Sơn)
- Về đặc điểm:
. Tàn dư của xã hội nguyên thủy nặng nề, công xã nguyên thủy phát triển
dần lên công xã nông thôn; phân hóa xã hội diễn ra chậm.
. Trong nội bộ công xã xuất hiện nhiều mối quan hệ: huyết thống, láng
giềng, họ hàng ...
. Quyền sở hữu ruộng đất thuộc về công xã (chiếm 70-80%) - nó trói buộc
con người vào mối quan hệ chung- ngay cả trong điều kiện chia ruộng đất không
giống Phương Tây mà đan xen nhau.
. Về quan hệ giữa người và người cũng khác Phương Tây: Nông dân công
xã tự do là LLSX; Quan hệ bóc lột nô lệ đã xhiện nhưng là chế độ nô lệ gia đình
(gia nô); Trong xã hội có 3 tầng lớp cơ bản: Quý tộc, nô tỳ, nông dân công xã tự
do.



2
- Từ thế kỷ X-XV, chế độ phong kiến nước ta được hình thành phát triển
mang đậm nét của đặc điểm xã hội Phương Đông. Biểu hiện:
. Công xã nông thôn tồn tại phổ biến, bền vững và có quyền tự trị rất lớn
(phép vua thua lệ làng) và nắm hầu hết ruộng đất.
. Kinh tế điền trang thái ấp được hình thành nhưng tỷ trọng nhỏ và không
mang tính cát cứ, lãnh địa kiểu Phương Tây.
. Nhà nước TW tập quyền được củng cố từ TW->địa phương (họ là chủ sở
hữu ruộng đất, bóc lột tô thuế lao dịch)
Là điều kiên thuận lợi để nhà nước huy động sức người, sức của chống giặc
ngoại xâm và chống thiên nhiên.
- Từ nửa cuối thế kỷ XV, chế độ PK thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ chế độ
tư hữu ruộng đất, kinh tế địa chủ và kinh tế tiểu nông của quá trình PK hóa công
xã nông thôn. (Là đòn bẩy sự phát triển kinh tế ở VN)
- Sang thế kỷ XIX các loại đất công của làng xã chỉ còn 19% trong cả nước,
đất tư tăng nhanh (81%) làm cho chế độ PKVN phát triển trên cơ sở PK hóa dần
kết cấu KT-XH của Phương Đông. Biểu hiện:
. Không có giai đoạn phát triển kinh tế lãnh địa với quan hệ lãnh chúa nông nô, không có tình trạng cát cứ như Phương Tây.
. Chế độ TW tập quyền và quốc gia thống nhất sớm được xác lập và từng
bước được củng cố.
Như vậy: Quá trình hình thành phát triển VN trải qua thời kỳ chế độ CHNL.
Trong chế độ PK có nhiều nét đặc thù khác chế độ PK Phương Tây. Tất cả những
yếu tố trên chính là những nhân tố rất thuận lợi cho DTVN sớm hình thành.
B. YÊU CẦU CỦA CUỘC ĐẤU TRANH CHINH PHỤC THIÊN NHIÊN
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRỒNG LÚA NƯỚC

- VN là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa-nóng ẩm, mưa nhiều. Thiên
nhiên vừa ưu đãi vừa khắc nghiệt => để tồn tại phải đấu tranh chống lại thiên tai.



3
- Về đặc điểm kinh tế, nước ta là 1 nền nông nghiệp trồng lúa nước. (muốn
phát triển phải xây dựng các công trình thủy lợi)
- Thực tiễn VN cũng chứng minh điều này:
+ Ngay từ những nhà nước đầu tiên (Văn Lang- Âu Lạc) đã tổ chức đắp đê
chống lụt.
+ Từ thế kỷ X-XV, các nhà nước PK VN rất lưu tâm đến việc này: trong bộ
máy nhà nước có cơ quan chuyên trách về đê điều, Khẩn hoang gọi là “Hà đê sứ”
“Đồn điền sứ”.
Như vậy, Công cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên làm thủy lợi, phát
triển nông nghiệp trồng lúa nước đặt ra yêu cầu cố kết làng xã, vùng miền, các
thành phần cư dân trong một quốc gia dưới sự điều hành của nhà nước TW tập
quyền mạnh đã tạo đk thúc đẩy sự liên kết mạnh mẽ các cư dân đẩy nhanh quá
trình hình thành DTVN.
C. DO YÊU CẦU CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM BVĐLDT (3 thời kỳ)

Nước ta có vị trí địa lý rất quan trọng về nhiều mặt, nên thường xuyên bị kẻ
thù nhòm ngó và xâm lược.
- Thời kỳ Hùng Vương.
Đây là thời kỳ chống giặc mang tính chất nửa lịch sử, nửa huyền thoại. Các
cuộc chiến tranh ấy thường được phản ánh trong truyền thuyết dân gian: Như
truyện Thánh Gióng, truyện Nỏ Thần ...
- Thời kỳ chống giặc phương Bắc xâm lược: TK 3 (TCN) - TK 18: Trong
giai đoạn này có tới 15 cuộc đấu tranh, nên chống ngoại xâm đã trở thành truyền
thống dân tộc. Nổi bật là chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết dân tộc.
- Thời kỳ đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc (1858-1979): Chống các đế
quốc lớn Pháp-Nhật-Mỹ; Chống sự can thiệp của Tưởng; Chống 2 cuộc đấu tranh
Biên giới Tây Nam. phía Bắc.
Như vậy, từ khi lập nước, Việt Nam phải trải qua hàng thế kỷ chống xâm

lược, thời gian chống xâm lược chiếm hơn nửa lịch sử dân tộc. Đặc điểm nổi bật


4
trong quá trình chống giặc ở VN là đương đầu với kẻ thù mạnh hơn ta nhiều lần.
Từ yêu cầu chống giặc ngoại xâm đặt ra mà phải cố kết, đoàn kết dân tộc.
D. DO KẾT CẤU THÀNH PHẦN TỘC NGƯỜI CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN
CƯ VIỆT NAM

- Do vị trí có nhiều thuận lợi, VN vốn là nơi hội tụ của nhiều thành phần tộc
người ở những thời điểm khác nhau, nhưng họ đã hợp sức cùng nhau để sinh tồn.
+ Cư dân bản địa: Việt, Mường, Tày, Thái
+ Cư dân tiếp đó là: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Mã Lai ...
+ Có cư dân mới đến vai thập kỷ nay như: H Mông (2 thế kỷ)
- Hiện nay ở nước ta có 54 thành phần dân tộc (tộc người). Họ sống đan
xen, không liền lãnh thổ, không có địa bàn cư trú riêng mà sống cùng trong một
đơn vị hành chính: tỉnh, huyện, xã thậm chí cả làng bản.
- Một số vấn đề cần lưu ý trong quan hệ tộc người hiện nay:
+ Trong 54 tộc người, người Việt chiếm ưu thế tuyệt đối về số lượng (87%),
giữ vai trò chủ đạo là trung tâm đoàn kết các tộc người trong DTVN.
+ Sự liên kết gắn bó của tộc người là yếu tố quyết định sự hình thành phát
triển của DTVN.
+ Các tộc người sống xen kẽ => quá trình tồn tại có ảnh hưởng lẫn nhau về
nhiều mặt, ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của dân tộc.
+ Mỗi tộc người có sắc thái văn hóa riêng. Khi nhập vào cộng đồng dân tộc
sẽ tạo nên nền văn hóa thống nhất, đa dạng, phong phú.
Tóm lại: Với những đặc điểm trên, quá trình vận động của lịch sử đã tác
động lẫn nhau, tạo thành những nhân tố thuận lợi cho việc hình thành sớm và phát
triển của DTVN.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DTVN


Đây là vấn đề mà các nhà khoa học còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về
niên đại. Song, các ý kiến có chung sự thông nhất là: “DTVN hình thành sớm


5
trước CNTB xâm nhập”. Vậy quá trình hình thành và phát triển đã trải quan các
giai đoạn phát triển cơ bản sau:
1. Trước khi lập nước
VN vốn đã là một trong những cái nôi của loài người:
* Trong giai đoạn bầy người nguyên thủy:
- Theo kết quả của các nhà nghiên cứu, trong hang thẩm khuyên, Thẩm hai
ở Lạng sơn đã tìm thấy răng người vượn có dạng giống người vượn ở Bắc Kinh.
- Ở núi Đọ, Thanh hóa, họ đã phát hiện ra hàng vạn công cụ lao động thuộc
sơ kỳ đồ đá cũ cách ngày nay hơn 30 vạn năm.
- Ngoài ra ta còn tìm thấy dấu tích của người vượn ở nhiều địa phương khác
như TNguyên, ĐNai. Họ thuộc gia đình Hômôereetus (người vượn đi thẳng.)
* Giai đoạn thị tộc:
- Tại hang Hùm (Yên Bái), hang Kéo Làng, lạng sơn đã tìm thấy di cốt
người hiện đại (Hômôsapiêng).
- Ở núi đá Ngườm (Thái Nguyên), hang Nà Ngùn đã phát hiện hàng vạn
công cụ lao động thuộc hậu kỳ đồ đá cũ của người hiện đại.
- Cũng ở giai đoạn này, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nền văn hóa đá
cuội, Sơn vi có địa bàn rộng khắp Bắc Bộ, Bắc trung Bộ và khẳng định rằng xã hội
Việt Nam ở vào giai đoạn sơ kỳ mẫu quyền.
- Phát triển nền văn hóa Sơn vi là nền văn hóa Hòa Bình có niên đại cách
ngày nay gần 1 vạn năm và được phân bố rộng khắp Miền Bắc VN và ở nhiều nơi
khác ở ĐNÁ. Văn hóa Hòa Bình ở vào sơ kỳ đồ đá mới.
- Trên nền văn hóa Hòa Bình là nền văn hóa Bắc Sơn (Thái nguyên), Quỳnh
Văn (NgAn). Vhóa Bắc Sơn ở vào giai đoạn giữa kỳ đá mới các đây 6-8 ngàn

năm.
- Vào hậu kỳ đồ đá mới, trên khắp nước ta đã tụ cư các bộ lạc trồng lúa với
trình độ chế tác công cụ lao động khá tinh xảo mang sắc thái địa phương và tộc
người khác nhau.


6
Như vậy, trước khi lập nước, VN cùng với ĐNÁ không chỉ là trung tâm tiến
hóa của loài người mà còn là một trong những trung tâm phát minh ra nôg nghiệp.
* Đến thời đại đồ đồng, XH có bước phát triển nhảy vọt:
- Cách nay khoảng 4000 năm, các bộ lạc ở lưu vực sông Hồng và chi lưu
thuộc trung du Bắc bộ đã bước vào buổi đầu thời đồng thau. Giai đoạn này mang
tên văn hóa Phùng Nguyên (Phú Thọ). Những cư dân ở đây biết trồng lúa và chăn
nuôi đánh cá. Công xã thị tộc mẫu quyền đang chuyển dần sang công xã thị tộc
phụ quyền.
- Trên địa bàn lưu vưc sông Hồng, sông Mã, sông Cả và sông Đồng Nai đã
phát hiện các di tích văn hóa đồ đồng phát triển theo dòng chảy liên tục từ sơ kỳ
đồ đồng đến sơ kỳ đồ sắt. Đây là thời kỳ tương ứng với thời đại Hùng Vương của
VN.
- Sự xuất hiện của đồ đồng và các bước tiếp theo đã tạo ra sự chuyển biến
về mọi mặt.
+ Sức sản xuất phát triển -> phân hóa Xh ->Cđộ nguyên thủy dần dần tan rã.
+ Từ giai đoạn Phùng Nguyên. Chế độ phụ quyền dần dần được xác lập,
công xã nông thôn ra đời..
+ Do yêu cầu phát triển của sản xuất, của công cuộc chinh phục thiên nhiên
và yêu cầu chống giặc ngoại xâm mà nhà nước từng bước ra đời.
Tóm lại:
Ngay từ thời thượng cổ, VN đã là nơi tụ cư của nhiều thành phần cư dân
khác nhau. Do yêu cầu chống thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm để tồn tại và
phát triển mà các thành phần dân cư đã vượt qua mọi khác biệt về nguồn gốc,

ngôn ngữ, văn hóa để quần tụ bên nhau mà sinh tồn.
2. Quá trình pt của DT từ khi có nhà nước.
* Sự xuất hiện của NN Văn Lang; ( NN sơ khai của các Vua Hùng)
- Ra đời tk VII TCN. Đây là quá trình tập hợp các bộ lạc rồi chuyển thành
NN. Là kết quả pt hàng ngàn năm của nền văn minh sông Hồng mà đỉnh cao là


7
văn hóa Đông Sơn. Đây cũng là qua trình liên kết các tộc người của khối cư dân
Lạc Việt thành cộng đồng bộ tộc Lạc Việt - quốc gia Văn Lang.
- Trung tâm của Văn Lang là lưu vực sông Hồng từ Ba vì đến Tam Đảo. Cư
dân Văn Lang chủ yếu là người Lạc Việt và có cả người Âu Việt (tổ tiên người
Tày - Thái) ở vùng núi bắc VN và Trung Quốc.
- Người cổ thời Hùng Vương là những cư dân nông nghiệp dùng cày. Hình
thức canh tác chủ yếu là trồng lúa nước. Cây trồng chính là lúa nếp và các loại rau
đậu. Chăn nuôi các loại gắn với nông nghiệp: trâu, bò. Địa bàn cư trú ngày càng
mở rộng xuống đồng bằng và ven biển.
- Cư dân Văn Lang sớm phải hợp sức làm thủy lợi tưới tiêu và đắp đê ngăn
lũ (truyền thuyết Sơn Tinh và Thủy Tinh).
- Về XH: đã có sự phân hóa Gc nhưng còn ở trình độ sơ khai mang đặc
điểm của xã hội phương Đông. Trong xã hội có 3 tầng lớp: quý tộc, nô tỳ và nông
dân công xã tự do (chế độ nô lệ gia trưởng).
- Về văn hóa: người Việt cổ đã tạo dựng một nền văn hóa tộc người giàu
bản sắc ở trình độ cao và rất độc đáo trên các lĩnh vực, đặt cơ sở vững chắc cho sự
phát triển của DT về sau.
Như vậy, thời Hùng Vương đã tạo ra cội rễ và cốt lõi của nền văn hóa VN
khoảng 2000 năm TCN; và NN Văn Lang - bộ tộc Lạc Việt đã tạo dựng những
mầm mống và tiền đề của quá trình DT làm cơ sở cho những bước pt DT tiếp theo.
* Sự xuất hiện của NN Âu Lạc:
Ra đời tk III TCN do công của Thục Phán sau khi chiến thắng quân Tần, kết

hợp 2 khối cư dân: Âu Việt + Lạc Việt thành NN Âu Lạc và xưng Vua (An Dương
Vương).
Đây là NN pt cao hơn nước Văn Lang, được tổ chức chặc chẽ hơn thời Văn
Lang. Đất nước được chia thành các bộ do Lạc tướng cai quản, dưới bộ là các
công xã hội nông thôn.


8
Kết cấu xh gồm Nhà - Làng - Nước, ngày càng pt theo hướng liên kết chặc
chẽ. Trung tâm của Âu Lạc là Cổ Loa. Kỹ thuật và nghệ thuật quân sự rất pt: có
thành kiên cố, vũ khí lợi hại (cung, nõ, giáo, mác). Quân đội được tchức nên
smạnh của NN đc thể hiện khá rõ thông qua chiến thắng quân Tần (218-208 TCN).
* Giai đoạn đấu tranh chống ngoại xâm giành ĐLDT (có 4 thời kỳ)
- Mười tk đấu trnh giành ĐLDT (179 TCN- 938), kết quả là:
Giành được ĐLDT, không bị đồng hóa; xây dựng được NN độc lập của
người Việt, định đô ở Cổ Loa; Giữ được sự ổn định của đất nước về lãnh thổ; ý
thức quốc gia DT được cũng cố; về văn hóa, không những không bị đồng hóa mà
còn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại: Ấn Độ, TQ.
- Giai đoạn pt cực thịnh của DT từ tk X đến XV:
Là thời kỳ thường xuyên chống giặc phương Bắc: Tống, Nguyên, Minh.
Đây là thời kỳ pt cực thịnh của văn minh Đại Việt. Biểu hiện:
NN PK tập quyền được cũng cố theo hướng quan liêu (Thời Lý, Trần, Lê),
lấy quốc hiệu mới - Đại Cồ Việt, bỏ sắc phong của TQ; Kinh tế pt toàn diện, nghề
đúc tiền được khôi phục; Văn hóa pt mạnh: nền văn hóa mang tên Thăng Long,
tiếng Việt thành phương tiện giao tiếp chính (TK XI), Viết sử, mở khoa thi, đặt
hình luật, sử đụng chữ DT (Nôm), lấy đạo Phật là quốc đạo.
- Giai đoạn khủng hoảng của khối cộng đồng DT (cuối XV đến giữa XIX):
Chế độ pk mọt rỗng, mâu thuẩn GC pt đưa đến nội chiến kéo dài. Phong
trào đấu tranh của nông dân pt chống cả xâm lược và chế độ pk. Hậu quả là:
Đời sống ND khổ cực, mâu thuẩn DT pt, sự sống còn của DT bị đe dọa.

Thực dân Pháp xl nước ta, GC pk ôm chân đế quốc. Lãnh thổ tiếp tục mở rộng về
phía Nam (Nhà Nguyễn thôn tính Chiêm Thành). Kt, VH pt - chữ Nôm pt, chữ
quốc ngữ ra đời (ALếchxăngđờrốp, người có công sáng tạo ra chữ quốc ngữ), một
số tp có giá trị ra đời: Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Thơ Hồ Xuân Hương...
- Giai đoạn đấu tranh giành ĐLDT đi lên CNXH (giữa tk XIX - nay):


9
Đất nước bị đế quốc xl. ĐCSVN ra đời lãnh đạo cm VN giành nhiều thắng
lợi?

CMT 8 thành công, Chiền thăng 2 ĐQ, thống nhất đất nước, cả nước đi

lên CNXH. Nười lao động được giải phóng, trở thành người làm chủ. Điều đó tạo
tiền đề cho sự ra đời một loại hình DT mới - DT XHCN.
Phần 2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
I. VN là một quốc gia đa dân tộc thống nhất, đk gắn bó với nhau lâu đời
trong quá trình dựng nước và giữ nước, có truyền thống yêu nước nồng nàn, kiên
cường, bất khuất, nhân ái.
* VN vốn là một quốc gia thống nhất :
- Ngay từ thưở Hùng Vương dựng nước , VN đã là một quốc gia thống nhất:
+ Văn Lang là sự liên minh của 15 bộ lạc ở Bắc và Bắc trung bộ thuộc lưu
vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
+ Âu Lạc là sự hợp nhất của hai khối dân cư Âu Việt và Lạc Việt.
Âu Việt: Tổ tiên người Táy - Thái sống ở miền núi.
Lạc Việt: tổ tiên người Việt Mường sống chủ yếu ở miền xuôi.
- Về nhân chủng: các tộc người đều có nguồn gốc từ một chủng tộc
Môngôlôit Phương Nam.
- Về thiết chế chính trị: các tộc người chung sống trên một đất nước có tổ
chức chính quyền chặc chẽ từ TƯ đến các làng xã.

Ngay trong văn học dân gian cũng cho rằng các tộc người có cùng một
nguồn gốc: truyện về một quả bầu, truyện về bọc 100 trứng...
* VN là quốc gia đa tộc người nhưng gắn bó chặc chẽ trong một quá trình
dựng nước và giữ nước.
- Ngay từ lúc vua Hùng dựng nước , VN vốn đã là quốc gia đa tộc người:
Văn Lang có 15 bộ lạc; Âu Lạc là 2 khối dân cư với 4 tộc người (Việt, Mường,
Tày, Thái).
- Quốc gia được tăng cường cả số lượng tộc người lẫn địa bàn cư trú: Thời
Âu Lạc mới chỉ 4 tộc người, nay là 54 tộc người.; Đại Việt đến đèo Ngang, nay
đến tận Cà Mau.


10
- Tuy nhiều tộc người nhưng gắn bó chặc chẽ trong đấu tranh chống giặc
ngoại xâm và chống thiên nhiên để tồn tại. (Tính đa tộc người là xu thế chung của
thế giới: nay thế giới có 207 quốc gia/217 quốc gia đa tộc người).
II. Các dân tộc cư trú đan xen, không có lãnh thổ riêng, không đồng đều về
số lượng dân cư.
* Các dân tộc cư trú đan xen, không có lãnh thổ riêng, vì:
- Do có nhiều điều kiện thuận lợi, DT ta đã đón nhận nhiều luồng chuyển cư
từ các nước khác đến ở nhiều thời điểm khác nhau và cư trú đan xen.
- Tuy vậy vẫn hình thành 5 vùng lớn sau:
+ Đồng bằng trung du cả nước: người Việt, Hoa, Khowme, Chăm.
+ Vùng núi phía Bắc, Đông Bắc: Tày, Nùng, Dao.
+ Vùng núi Tây Bắc: Thái, Mường, Hmông.
+ Vùng Trường Sơn – Tây Nguyên: Giai Rai, Êđê, Churu.
* Các dân tộc có số lượng dân cư không đều nhau:
- Người Việt chiếm khoảng 87%, 53 dân tộc còn lại chiếm khoảng 13%.
- Trong 13% đó chia thành 5 loại:
+ 6 tộc người có dân số dưới 1tr.

+ 11 tộc người có dân số từ 10 – 50 vạn.
+ 17 tộc người có dân số 1-10 vạn.
+14 tộc người có dân số 1000-1 vạn.
+ 5 tộc người có dân số 100-500 người: Sila, Pupéo, Brâu, Rơmăm, Ơđu.
Chú ý: các tộc người thiểu số sống chủ yếu ở vùng rừng núi, biên giới, hải
đảo. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược về nhiều mặt.
III. Các dân tộc đều có ngôn ngữ và bản sắc văn hóa riên cùng tạo dựng
nên một nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, phong phú và đậm đà
bản sắc dân tộc.
* Các DT đều có ngôn ngữ riêng, song vẫn có ngôn ngữ chung để giao tiếp.
- Ngôn ngữ riêng được chia thành các nhóm: Việt mường, Môn khơ me,
Tày-Thái, H mông-Dao, Hán tạng.
- Do sống xen kẻ nên hiện tượng song ngữ, đa ngữ là phổ biến.
- Các tộc người sử dụng tiếng việt là ngôn ngữ chung.


11
* Các tộc người có đặc điểm văn hóa riêng, song vẫn có nền văn hóa chung
thống nhất trong đa dạng.
- Khác nhau về nhà cửa, trang phục, phong tục tập quán, tính cách (nhà cửa,
ăn mặc, lời ca. điệu múa…)
- Tuy vậy, Dân tộc VN vẫn có nền văn hóa thống nhất, phong phú và đa
dạng.
+ Vì: cùng bắt nguồn từ nền văn hóa trồng lúa nước, mà đỉnh cao là văn hóa
Đông Sơn; cùng bắt nguồn từ cuộc đấu tranh chống xâm lược và thiên nhiên.
+ Biểu hiện: cùng một kiểu nhà có cửa chính, phụ; tục lệ , lễ nghi cơ bản
giống nhau (ma chay, cưới xin); văn hóa người việt không bị đồng hóa mà văn hóa
ngoại bang bị Việt hóa.
Như vậy, với những đặc điểm chung của nền văn hóa thống nhất đã hình
thành tính cách của người VN là: kiên cường, dũng cảm, nhân hậu, vị tha, thông

minh và sáng tạo.
IV. Các DT có trình độ phát triển không đều cả về kinh tế, xã hội, văn hóa,
khoa học-kỹ thuật nhưng có sự quản lý thống nhất chung của Nhà nước và có sự
giao lưu thông thương, hòa đồng giữa các DT và khu vực.
* Trước CMT 8/1945 các tộc người có sụ khác biệt cả về XH, KT lẫn
phương thức canh tác.
- Về XH:
+ Các tộc người cư trú ở đồng bằng và trung du có sự phân hóa sâu sắc
(gồm: Việt, Chăm, Khơ me, Hoa).
+ Các tộc người ở miền núi, nơi có điều kiện thuận lợi về tự nhiên đã có
phân hóa giai cấp nhưng ở mức độ thấp hơn.(gồm: Mường, Tayuf, Thái, H mông)
+ Các tộc người có điều kiện khó khăn về tự nhiên, phân hóa xã hội chư rõ
ràng (các tộc người ở Trường Sơn-Tây nguyên, ở miền núi trung bộ và Ê Đê,
Giarai…)
- Về kinh tế:
Hầu hết các tộc người còn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Một số tộc người
kinh tế chiếm đoạt còn giữ vai trò quan trọng (La Hủ, Chức, Rục). Một số ở mức
độ ít hơn như người BaNa, M.Nông, K ơTu, ChơRo, Xinhmun.


12
- Về phương thức canh tác:
+ Các tộc người ở miền núi chủ yếu làm nương rẫy.(Mông, Dao và một số
người ở Tây Bắc, Trường Sơn-Tây Nguyên).
+ Các tộc người ở vùng thấp và thung lũng (Tày, Thái, Sán Dìu, Mường…)
trồng lúa nước là chính.
+ Các tộc người Việt, Chăm, Khơ me trồng lúa nước ở đồng bằng, trình độ
sx rất cao.
* Sau CMT 8, nhất là hiện nay, các tộc người ở nước ta đang có sự giao lưu.
Mặc dù trình độ pt giữa các tộc người khác nhau, nhưng từ lâu các địa

phương, làng xã hội vùng miền ở nước ta đã có sự giao lưu trao đổi về kinh tế.
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của NN, một thị trường kt
thống nhất đã hình thành và đang từng bước hòa nhập vào thị trường trong khu
vực và thế giới.



×