Tải bản đầy đủ (.pptx) (29 trang)

tình hình nợ xấu việt nam hien nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.79 KB, 29 trang )

Thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại việt
nam từ 2011 đến nay
Nhóm nghiên cứu – Lớp 17.01H
1. Hà Tiến Dũng
2. Trần Thị Dương
3. Nguyễn Hải Đức
4. Cù Thị Thu Hà
5. Ngô Thị Huyền Trân
6. Đinh Huy Hoàng


B ố c ục bài nghiên c ứu
Tổng quan tình hình nợ xấu giai đoạn 2011-2016
Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam
Giải pháp kiểm soát nợ xấu và định hướng thời gian tới
Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số nước khác


i. Tổng quan tình hình nợ xấu của Việt Nam giai
đoạn 2011-2016

2011
2012

• Lần đầu tiên NHNNchủ động công bố tỷ lệ nợ xấu trong các ngân hàng
• Nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng tăng nhanh và ở mức 3,4 - 3,8% tổng dư
nợ.
• Các giải pháp được sử dụng để xử lý nợ xấu năm 2011 phân tán ở từng
ngân hàng thông qua siết chặt thẩm định khách hàng vay vốn; hay đảo
nợ, giãn/ hoãn/ giảm nợ; và tuân thủ quy định, điều kiện cho vay với
doanh nghiệp nhà nước



• Nợ xấu có dấu hiệu “ bùng nổ” tăng đột biến, chiếm 4,08% tổng dư nợ.
Có số liệu còn lên tới 8,6% và thậm chí là 13%.
• Tại các ngân hàng niêm yết, tỷ lệ nợ nhóm 5 chiếm 41%
• NHNN tập trung củng cố thanh khoản hệ thống ngân hàng, lành mạnh
hóa hoạt động tài chính, tái cơ cấu tổ chức, tăng cường quản trị hệ thống
ngân hàng…để tiến đến xử lý nợ xấu toàn diện.



i. Tổng quan tình hình nợ xấu của Việt Nam giai
đoạn 2011-2016

2013
2014

• Nợ xấu tăng nhanh và thật sự trở thành mối đe dọa đến an ninh hệ thống
ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu tháng 4/2013 lên tới 4,67%.
• Nợ xấu tăng tới 23,73% so với năm 2012, vượt tầm kiểm soát của ngân
hàng.
• VAMC - Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam ra đời
theo nghị định số 53 của Chính phủ nhằm xử lý nợ xấu.

• Kết quả xử lý nợ xấu đạt được kết quả đầy ấn tượng nhờ việc các TCTD
bán nợ cho VAMC. VAMC đã mua khoảng 90.000 - 95.000 tỷ đồng nợ xấu
với giá mua là trên 70.000 tỷ đồng
• Đến cuối tháng 7/2014, tổng nợ xấu ở ngân hàng là 162 nghìn tỷ đồng,
chiếm 4,11% tổng dư nợ. Tỷ lệ này giảm còn khoảng 3,25% vào cuối năm
2014.



T ỷ l ệ nợ x ấu năm 2014

T Ỷ LỆ N Ợ X ẤU N ĂM 20 13
4.8
4.67

4.65

4.6
4.51
4.46

4.46

4.4
4.3
4.2
4.08
4

3.8

3.6
41244

41275

41306


41334

41365

41395

41426


i. Tổng quan tình hình nợ xấu của Việt Nam giai
đoạn 2011-2016

2015

6/2016

• NHNN và toàn hệ thống nỗ lực đưa nợ xấu về dưới 3% trước cuối năm
theo chỉ tiêu Chính phủ giao.
• Đến 31/12/2015, VAMC đã mua được 107 nghìn tỷ đồng, giá trị trái
phiếu 99.180 nghìn tỷ, vượt chỉ tiêu đề ra. Lũy kế từ năm 2013 đến hết
năm 2015, tổng nợ xấu VAMC đã mua là 245 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc
với số trái phiếu phát hành là 207 nghìn tỷ góp phần đưa tỷ lệ nợ xấu về
mức 2,7%.
• Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống các tổ chức tín dụng tính đến hết tháng 62016 ở mức 2,58%, giảm 0,2% so với mức 2,78% vào tháng 5-2016
• Tổng các khoản nợ xấu được xử lý trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 59,71
nghìn tỷ đồng (giảm 14,55% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó bán nợ
cho VAMC 8,88 nghìn tỷ đồng, khách hàng trả nợ 30,98 nghìn tỷ đồng,
sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu 7,24 nghìn tỷ đồng.



Nợ xấu một số ngân hàng tại thời điểm 30/06/16


Kết quả xử lý nợ xấu của vamc năm 2016
Tổng nợ
xấu đã
mua

• 247 nghìn tỷ đồng

Tổng nợ
xấu đã thu
hồi

Thực hiện
8 tháng/Kế
hoạch
2016

• 31 nghìn tỷ

• Mua: 7.400/40.000
tỉ đồng
• Thu hồi
12.000/30.000 tỷ
đông


II. NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN NỢ XẤU CỦA
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. Nguyên nhân từ kinh tế vĩ mô
Do môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tình hình kinh doanh và
tài chính của các doanh nghiệp suy giảm.
Kể từ cuối năm 2008, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng
tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu-> Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng cầu
chậm lại
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp giải thể, tạm
ngừng hoạt động tăng nhanh: Năm 2014 có 79.014 doanh nghiệp và tính từ đầu
năm đến ngày 21/6/2015 có khoảng 25.250 doanh nghiệp, tăng 8,1% so với
cùng kỳ năm 2014 (23.358 doanh nghiệp bị phá sản trong 6 tháng đầu năm
2014).


2. Nguyên nhân từ các chính sách của Nhà nước

Quy định phân loại nợ xấu chưa rõ ràng, khiến cho việc giải
quyết nợ xấu khó khăn

Quy định về xử lý nợ thông qua khởi kiện ra tòa án đối với
các khoản nợ không có tài sản đảm bảo nợ phức tạp, gây
khó khăn, mất nhiều thời gian của các TCTD trong quá
trình thu hồi nợ.

Khung pháp lý về việc mua bán nợ đã có những chưa hoàn
thiện, chưa phát huy hiệu quả trong hoạt động giải quyết nợ
xấu.


3. Nguyên nhân từ̀ phía khách hàng
Phụ thuộc quá nhiều

vào vốn vay, có DN
tỷ lệ vay lên đến 80
đến 90% tổng tài sản
dẫn đến khi lãi suất
cho vay biến động
tăng ngoài dự kiến
Lừa đảo Ngân hàng

Quản trị rủi ro kém

Đầu tư ngoài ngành, kể
cả những ngành không
liên quan đến hoạt động
chính dẫn đến phân tán
nguồn lực đặc biệt là
vốn dẫn đến thiếu hụt
vốn, sản xuất ngưng trệ
dẫn đến phá sản

Khả năng dự báo, lập kế
hoạch kém

Phương án kinh doanh
không khả thi

Thiếu tính minh bạch

Sử dụng vốn không đúng mục
đích



4. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Nới lỏng duyệt điều kiện phê tín dụng
để thu hút KH

Nguồn cung cấp thông tin hạn chế

Khâu thẩm định dự án, tài sản bảo
đảm hời hợt

Khâu quản trị rủi ro của một số ngân
hàng, đặc biệt là khâu định hướng
khách hàng mục tiêu, kiểm tra kiểm
soát nội bộ cũng ảnh hưởng đến nợ
xấu phát sinh tăng hoặc giảm.


III. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT
NỢ XẤU


CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NỢ XẤU ĐÃ ĐƯỢC TRIỂN KHAI TRONG GIAI ĐOẠN
TỪ 2011-2016

Năm 2011, nợ xấu bắt đầu gia tăng về giá trị lên 85.000 tỉ đồng, chiếm 3,3% tổng dư
nợ. Đồng thời, các NHTM bắt đầu gặp khá nhiều trục trặc về thanh khoản và kết quả
hoạt động kinh doanh chững lại.
Các giải pháp được sử dụng để xử lý nợ xấu năm 2011 phân tán ở từng
ngân hàng thông qua siết chặt thẩm định khách hàng vay vốn; hay đảo nợ,

giãn/ hoãn/ giảm nợ; và tuân thủ quy định, điều kiện cho vay với doanh
nghiệp nhà nước.


CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NỢ XẤU ĐÃ ĐƯỢC TRIỂN KHAI TRONG GIAI ĐOẠN
TỪ 2011-2016
Năm 2012 bùng nổ tỷ lệ nợ xấu, đồng thời xuất hiện “hỏa mù” về số liệu nợ xấu. Nợ
xấu được quan tâm không chỉ ở cấp độ NHTM, hay NHNN mà còn lên ở nghị
trường Quốc hội lẫn Chính phủ. Lúc này đây, số liệu nợ xấu và tình trạng nợ xấu –
xấu đến đâu, không có gì là rõ ràng.
NHNN đã rất quyết liệt triển khai nhiệm vụ theo tinh thần đề án 254,
bằng cách phân loại hệ thống NHTM thành ba nhóm: Nhóm 1, gồm các
NHTM có tình hình tài chính lành mạnh, có năng lực quy mô đủ lớn để
phát triển thành các ngân hàng trụ cột của hệ thống; Nhóm 2, gồm các
NHTM có tài chính lành mạnh, nhưng quy mô nhỏ; Nhóm 3, gồm các
NHTM có tình hình tài chính khó khăn buộc phải thực hiện tái cơ cấu.
Các NHTM vẫn tiếp tục các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua các
hình thức bán tài sản bảo đảm cho các khoản vay của Khách hàng,
thẩm định chặt chẽ tình hình tài chính, uy tín của Khách hàng vay
vốn...
Chính sách M&A giữa các NH để loại bỏ các TCTD yếu kém, nâng
cao quản trị bước đầu được áp dụng với các vụ sáp nhập Ngân hàng


CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NỢ XẤU ĐÃ ĐƯỢC TRIỂN KHAI TRONG GIAI ĐOẠN
TỪ 2011-2016
Năm 2013, có thời điểm nợ xấu tại các tổ chức tín dụng của Việt Nam tăng mạnh tới
23,73% so với năm 2012. Lúc này, nợ xấu thật sự là mối đe dọa đến an ninh hệ thống
ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia.
- Ngày 21/01/2013, NHNN ban hành Thông tư 02/2013/TT – NHNN, quy định về

phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài. Thông tư này quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng
hướng theo chuẩn mực Basel II mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng.
- Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/05/2013, về việc thành lập,
tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt
Nam (VAMC)
- Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt ngày 31/5/2013 theo Quyết định 843/2013/QĐ-TTg, với nguyên tắc xử lý nợ
xấu phải khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ, bằng nhiều biện pháp, và đặt trong tổng
thể chương trình tái cơ cấu nền kinh tế.
- Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013, quy định về việc mua, bán và xử
lý nợ xấu của Công ty Quản lý Tài sản của các TCTD (VAMC).


CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NỢ XẤU ĐÃ ĐƯỢC TRIỂN KHAI TRONG GIAI ĐOẠN
TỪ 2011-2016
Năm 2014, một năm tích cực và chủ động xử lý nợ xấu.
- NHNN tiếp tục cho phép các TCTD thực hiện việc cơ cấu lại th ời h ạn tr ả n ợ và gi ữ nguyên
nhóm nợ nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính và h ỗ trợ sản xuất kinh doanh cho
khách hàng vay, tuy nhiên quy định ch ặt ch ẽ h ơn để tránh các TCTD l ợi d ụng vi ệc c ơ c ấu
nợ để che giấu nợ xấu.
- Ngày 18/3/2014, NHNN đã ban hành Thông t ư số 09/2014/TT-NHNN v ề vi ệc s ửa đ ổi, b ổ
sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, cho phép các TCTD tiếp tục được
thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm n ợ k ể t ừ ngày 20/3/2014
đến hết ngày 1/4/2015 nhưng mỗi khoản nợ chỉ được cơ cấu lại một lần.
- Các TCTD tiếp tục tích cực chủ động xử lý nợ xấu, trong 7 tháng đ ầu năm các TCTD đã x ử
lý được hơn 40,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu thông qua: (1) Khách hàng trả n ợ: 14,3 nghìn t ỷ
đồng; (2) Bán, phát mại tài sản bảo đảm đ ể thu h ồi n ợ: 1,56 nghìn t ỷ đ ồng; (3) Bán cho
các tổ chức, cá nhân: 14,49 nghìn tỷ đồng; (4) Xử lý b ằng d ự phòng r ủi ro: 8,3 nghìn t ỷ

đồng...
- Và VAMC vẫn là công cụ chiến lược trong việc giảm d ần nợ xấu c ủa các TCTD . Thực tế cho
thấy, tỷ lệ nợ xấu giảm dần của các TCTD có mối quan hệ chặt chẽ với việc mua n ợ x ấu của
VAMC trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2014 và các tháng đ ầu năm 2015. VAMC ti ến hành
mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) đ ối với nh ững kho ản n ợ c ủa các TCTD đáp ứng
đủ điều kiện quy định. Lũy kế từ tháng 10/2013 đến 31/12/2014, VAMC đã th ực hi ện mua
133.555 tỷ đồng dư nợ gốc với giá mua 108.652 tỷ đồng của 39 TCTD.


CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NỢ XẤU ĐÃ ĐƯỢC TRIỂN KHAI TRONG GIAI ĐOẠN
TỪ 2011-2016
Năm 2015, xu hướng của M&A Ngân hàng bùng nổ

Trong năm 2015, một trong những chính sách nổi bật nhất của NHNN trong việc
kiểm soát nợ xấu là việc mua lại các Ngân hàng kinh doanh yếu kém với giá 0 đ.
Đồng thời, trong thời gian này, các vụ sáp nhập ngân hàng diễn ra vô cùng sôi
động: MDB về Maritime Bank, MHB vào BIDV, PGBank vào Vietinbank hay
Southern Bank vào Sacombank…


CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NỢ XẤU ĐÃ ĐƯỢC TRIỂN KHAI TRONG GIAI ĐOẠN
TỪ 2011-2016
Năm 2016, nợ xấu có dấu hiệu tăng trưởng trở lại

Thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của
Thống đốc NHNN tại Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày
23/02/2016 về tăng cường bảo đảm an toàn và tiếp tục đẩy
mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD, xử lý nợ xấu; kiểm
soát, bảo đảm duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, bền vững
(dưới 3% tổng dư nợ).

Chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc DN


ĐỊNH HƯỚNG XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG THỜI GIAN TỚI
CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CẦN PHẢI:
1. Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp
xử lý thích hợp

2. Tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu

3. Tiếp tục cơ cấu lại nợ
Tổ chức tín dụng chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ (giãn
thời gian trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) và xem xét miễn, giảm lãi suất một
cách hợp lý cho khách hàng có triển vọng tốt sau cơ cấu lại nợ để khách hàng
giảm bớt khó khăn tài chính tạm thời và nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo
nguồn thu mới trả nợ tổ chức tín dụng.


ĐỊNH HƯỚNG XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG THỜI GIAN TỚI
CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CẦN PHẢI:
4. Tiếp tục hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi
Tổ chức tín dụng tiếp tục đầu tư, cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng có nợ xấu do
khó khăn tạm thời nhưng có triển vọng phục hồi và phát triển tốt. Đối với các dự án,
công trình đầu tư dở dang hoặc sắp hoàn thành và có khả năng phát huy hiệu quả
kinh tế, tổ chức tín dụng tiếp tục cho vay, đầu tư để hoàn thiện đưa vào khai thác
hoặc bán để thu hồi nợ.
5. Bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm
6. Thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm
Tổ chức tín dụng tích cực đôn đốc, thu hồi nợ; xử lý tài sản bảo đảm; bán nợ xấu
cho các công ty quản lý tài sản, công ty mua bán nợ và các tổ chức, cá nhân khác.



ĐỊNH HƯỚNG XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG THỜI GIAN TỚI
CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CẦN PHẢI:
7. Hoán đổi nợ thành vốn
Tổ chức tín dụng chuyển nợ xấu thành vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp có nợ
tại tổ chức tín dụng, đồng thời tham gia cơ cấu lại doanh nghiệp.
8. Bán nợ xấu cho Công ty Mua bán nợ thuộc Bộ Tài chính

9. Kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động
10. Hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai


ĐỊNH HƯỚNG XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG THỜI GIAN TỚI
CÁC KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CẦN PHẢI:
1. Khách hàng vay phải tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động, nâng cao năng lực tài
chính, quản trị, tăng cường ứng dụng công nghệ và khả năng cạnh tranh

2. Các doanh nghiệp cần chú trọng thay thế các yếu tố đầu vào nhập khẩu bằng các
nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, tăng cường sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong
nước.

3. Các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước tích cực,
tiếp tục chủ động đề xuất và triển khai phương án tái cơ cấu


ĐỊNH HƯỚNG XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG THỜI GIAN TỚI
GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH
a) Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc cơ cấu lại nợ của các tổ
chức tín dụng nhằm hạn chế phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng

b) Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt, chặt chẽ, thận trọng chính sách tiền tệ
và lượng tiền cung ứng phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất phù hợp với mức giảm lạm phát, đồng thời bảo
đảm an toàn thanh khoản của hệ thống ngân hàng

c) Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định an toàn hoạt
động ngân hàng
d) Đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm hiệu quả trong tái cơ cấu các tổ chức tín dụng,
kiên quyết xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, hoạt động kém hiệu quả


×