Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tục ngữ có câu :Ở hiền gặp lành nhưng trong cuộc sống có nhiều người ở hiền mà không gặp lành. Em hiểu vấn đề trên như thế nào ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.42 KB, 2 trang )

Đề bài: Tục ngữ có câu: “Ở hiền gặp lành” nhưng trong cuộc sống có nhiều
ở hiền mà không gặp lành.
Em hiểu vấn đề này như thế nào ?
Bài viết:
Trong cuộc sống có người xấu, kẻ tốt; có người luôn may mắn, thuận buồm
xuôi gió nhưng cũng không ít kẻ sống mà gặp nhiều trắc trở, gian nguy. Để nói về mối
quan hệ giữa việc ăn ở với số phận của con người, tục ngữ có câu: “Ở hiền gặp lành”.
Thế nhưng cuộc sống vẫn có lắm người ở hiền mà chẳng gặp lành, vậy mới thấy, đây
là một vấn đề không mag tính chất quá nghiêm trọng nhưng cũng rất đáng được bàn
luận.
Thật vậy, không chỉ ở cuộc sống mà ngay cả trong văn học, các tác giả cũng
đưa vấn đề nhân sinh này vào tác phẩm của mình. Cô Tấm trong chuyện cổ tích “Tấm
Cám” nhờ tấm lòng thơm thảo, tốt bụng mà cuối cùng, sau bao nhiêu kiếp nạn, giông
tố đã được đoàn tụ với người mình yêu thương và hưởng trọn hạnh phúc suốt cuộc đời
còn lại. Nhưng không phải ai cũng may mắn gặp được sự giúp đỡ của ông Bụt như
vậy. Hình ảnh những người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến mà tiêu
biểu là chị Dậu trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là điển hình cho số phận
con người lương thiện với cuộc sống bình dị, quanh năm chỉ biết làm lụng vất vả mà
vẫn không thoát khỏi được sự bóc lột tàn ác của những thế lực đen tối trong lòng xã
hội. Đó đâu thể gọi là “ở hiền gặp lành được”.
Vậy thế nào là “Ở hiền gặp lành” ? Trước hết, có thể hiểu “Ở hiền” là biểu hiện
của những người có tấm lòng đôn hậu, lương thiện, bao dung, biết quan tâm, chăm lo
đến mọi người và đặc biệt là không bao giờ làm hại ai. Nếu xét trong câu tục ngữ trên,
“gặp lành” có thể được coi là hệ quả của việc “ở hiền”. Bởi theo tư tưởng của Phật
giáo, người nào tốt bụng, hiền lành ắt sẽ được Phật tổ chứng giám và ban cho những
điều tốt đẹp trong cuộc sống, được mọi người yêu thương, trân trọng. Nhưng khi sống
trong xã hội hiện đại, nhiều người cho rằng:”Có người ở hiền mà không gặp lành”,
nghĩa là người ta sống đúng với đạo lý mà cuộc đời vẫn gặp không ít tai ương.
“Ở hiền gặp lành” – câu nói ấy phải chăng chỉ phản ánh đúng một nửa? Và
người ở hiền có chắc đã gặp lành? Cuộc sống này đầy rẫy phong ba, người ta luôn
mong chờ những điều tốt đẹp sẽ đến với mình, họ cố gắng sống và đối xử thật tốt với


người khác để hy vọng rằng “ở hiền” thì “gặp lành”. Xét về mặt chuẩn mực đạo đức
xã hội, sống tốt, sống đẹp và ăn ở lương thiện không bao giờ là thừa cả. Nhưng để
thành công, để đạt được những mục tiêu mà bản thân mỗi người đặt ra thì chỉ bấy
nhiêu là chưa đủ. Hạnh phúc có được cần trải qua biết bao cố gắng, vất vả, bao phấn
đấu, rèn luyện, trong đó có cả mồ hôi, nước mắt, thậm chí phải đổ máu và hy sinh,
đánh đổi bằng cả mạng sống của chính mình. Không thể ngồi chờ hạnh phúc đến tìm
ta mà tự ta phải đi tìm những cơ hội. Có như thế thì những gì ta đạt được mới thực sự
ý nghĩa.


Giả sử, năm sáu năm về trước, nếu cô bé Ánh Viên thuộc miền sông nước
phương Nam không chăm chỉ tập luyện bất kể ngày đêm cùng ý chí sắt đá và niềm
đam mê bơi lội thì ngày nay đâu thể có được một kình ngư số một Việt Nam với
những thành tích đáng nể trên trường quốc tế. Hay câu chuyện của ông chủ tập đoàn
KFC - một trong số những triệu phú giàu nhất thế giới. Nếu vào năm 65 tuổi, ông
không vực dậy với niềm đam mê nấu ăn và rong ruổi khắp các đường phố để gõ của
từng nhà bán món gà rán của mình thì có lẽ giờ đây, Harley Sanders vẫn chỉ là một
ông cụ nghèo đói sống với mức tiền trợ cấp ít ỏi ở một khu ổ chuột tồi tàn của nước
Mỹ hoặc không chừng, đã từ giã cõi đời do không vượt qua được áp lực từ cuộc sống.
Vậy mới thấy, thành công không thể có được nhờ sự giúp sức của bà Tiên, ông Bụt mà
phải do bàn tay lao động, sự cố gắng không quản ngại khó khăn, vất vả cùng một ý chí
kiên cường, quyết tâm. Và điều dẽ hiểu là những kẻ chỉ biết chờ đợi “há miệng chờ
sung” thì dù có “ở hiền” đến mấy cũng khó mà gặp lành cho được.
Từ vấn đề nêu trên, ta thấy rằng việc ở hiền, sống lương thiện là điều đáng
khuyến khích nhưng muốn “gặp lành” thì cần phải cố gắng trên nhiều phương diện.
Hay nói cách khác, vấn đề “ở hiền” và “gặp lành” nhiều lúc không hề liên quan đến
nhau. Và rằng, nếu muốn “ở hiền gặp lành” thì ngòai rèn luyện đạo đức tốt chúng ta
cần phải biết tự theo đuổi ước mơ và hạnh phúc của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng
đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có tài mà
không có đức là kẻ vô dụng”.

Có lẽ, nên nói ‘ở hiền” và “gặp lành” hơn là gộp chung hai cụm từ đó lại. Vấn
đề nhân sinh này nói lên giá trị đạo đức được đúc kết từ bao đời. Thế nhưng khi sống
trong xã hội thời nay, xã hội của sự bon chen, tranh giành và đầy rẫy những khó khăn,
thử thách, ta nên hiểu rằng, ngoài lòng nhân hậu ra còn một điều nữa cần phải có, đó là
việc khẳng định được giá trị của bản thân mình.



×