ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Câu 4. Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương
I/ Mở bài
- Tú Xương là nhà thơ hiện thực trào phúng xuất sắc của nền văn học Việt Nam
cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đồng thời cũng là tác giả của những vần thơ trữ tình
đằm thắm , thiết tha .
- “Thương vợ” là một sáng tác tiêu biểu cho bút pháp trữ tình trong thơ Tú
Xương.
- Bài thơ đã khắc họa chân dung bà Tú vất vả đảm đang , giàu đức hi sinh và
bộc lộ sự cảm thông , lòng yêu thương trân trọng ngợi ca người vợ của nhà thơ .
II/ Thân bài
1/ Giới thiệu chung
- Trong thơ trung đại Việt Nam , các nhà thơ –nhà nho ít khi viết về cuộc sống
tình cảm đời tư của mình , càng hiếm khi viết về người vợ . Thơ văn xưa coi trọng
mục đích giáo huấn , dùng văn thơ để dạy đời , tỏ chí “văn dĩ tải đạo” , “thi dĩ ngôn
chí” , với những đề tài phổ biến như : chí làm trai , nợ công danh , chí kinh bang tế thế
hoặc những ưu tư về thời cuộc …
- Cũng trong xã hội xưa , vị thế cảu người phụ nữ ít được coi trọng , thậm chí
còn bị coi rẻ .
- Tú Xương thì khác . Ông có nhiều bài thơ viết về vợ với những câu đầy
thương mến , hóm hỉnh :
“Có một cô lái , nuôi một thầy đồ ,
Quần áo rách rưới , ăn uống xô bồ”
Đây là lời đáp của bà Tú khi được ông Tú hỏi về câu đối vừa mới viết :
“ Thưa rằng hay thực là hay ,
Không hay sao lại đỗ ngay tú tài ,
Xưa nay em vẫn chịu ngài”
- Trong một loạt bài thơ Tú Xương viết về vợ , Thương vợ được coi là tác
phẩm tiêu biểu hơn cả . Bài thơ thể hiện cả hai mặt trong thơ Tú Xương , vừa ân tình
vừa hóm hỉnh .
- Thương vợ được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng ngôn ngữ
rất sinh đọng tự nhiên , mang đậm sắc thái dân gian , mang nét riêng độc đáo của thơ
Tú Xương .
2/ Hai câu đề :
Quanh năm buôn bán ở mom sông ,
Nuôi đủ năm con với một chồng .
- Câu thơ mở đầu cất lên thật tự nhiên , dường như không chút gọt giũa mà nói
được bao điều về hình ảnh và công việc làm ăn của bà Tú .
- Từ “quanh năm” diễn tả sự triền miên về thời gian , từ ngày này sang ngày
khác , tháng này qua tháng khác và năm nào cũng vậy , bất kể mưa nắng , sớm trưa .
Trong khoảng thời gian không ngơi nghỉ đó , bà Tú phải miệt mài với công việc
“buôn bán” . Đó chỉ là kiểu buôn thúng bán mẹt , lời lãi chẳng được bao nhiêu ở chốn
đầu sông cuối bãi .
- Hai từ “mom sông” cụ thể hóa không gian làm việc của vợ ông Tú , đó là nơi
có thế đất hiểm trở , là doi đất nhô ra , ba bề là nước , khá chênh vênh nguy hiểm .
- Tú Xương đã quan sát , thấu hiểu cho nỗi vất vả của người vợ . Bởi vậy , ẩn
sau mỗi lời thơ nôm na bình dị là một niềm cảm thông , thương mến sâu lắng . Với
người vợ , một lời cảm thông như vậy của chồng cũng đủ để bù đắp cho bao nỗi đắng
cay .
- Câu thơ thứ hai nêu lên căn nguyên sự vất vả của bà Tú . Bà phải gánh trên
vai một trách nhiệm nặng nề “ nuôi đủ năm con với một chồng” . Phải chăm sóc ,
nuôi nấng một đàn con đông đảo năm đứa đã đủ cực nhọc lắm rồi . Vậy mà bà còn
phải nuôi thêm cả đức ông chồng . Ai cũng biết ông Tú tài cao nhưng phận thấp ,
thành ra ông chí khí uất . Tám lần ông đi thi chỉ mong bia đá bảng vàng nhưng rút cục
đi không lại trở về không bởi thơ văn ông quá sắc sảo . Ông lại phải hằng ngày chứng
kiến bao cảnh trái tai gai mắt “ con khinh bố”, “vợ chửi chồng” , bao điều lố lắng của
xã hội dở ta dở tây đương thời . Tú Xương luôn day dứt về sự đời ô trọc . Cảnh chung
niêm riêng khiến ông Tú rất kĩ tính , khó tính . Ấy vậy mà bà Tú vẫn “ nuôi đủ” .
Công lao to lớn của bà nằm ở hai chữ “nuôi đủ” này . Bà Tú thắt lưng buộc bụng , tần
tảo quanh năm không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu về vật chất của một đại gia đình đông
đảo mà bà còn phải sống lựa , chăm lo cho nhu cầu tinh thần vốn cao sang , tài tử của
ông Tú . Sự đảm đang , khéo léo cảu bà thể hiện ở việc lựa ông Tú mà sống , khéo
chiều sự khó tính khó nết của ông sao cho trong ấm ngoài êm .
- Hai câu thơ đầu đã đặc tả sự nhẫn nại , đảm đang của bà Tú trước gánh nặng
gia đình . Qua đó nhà thơ gián tiếp bày tỏ sự biết ơn đối với người vợ tần tảo của
mình .
3/ Hai câu thực
Lăn lội thân cò khi quãng vắng ,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông .
- Hai câu thơ đã cụ thể hơn tính chất , đặc thù công việc cảu bà Tú . Cách đảo
ngữ “ lặn lội thân cò” , “ eo séo mặt nước” tô đậm chân dung cực nhọc , lam lũ , bươn
chải của bà .
- Nhà thơ mượn hình ảnh ẩn dụ “thân cò” trong ca dao để ví von với thân
phận , cuộc đời người vợ của mình . Con cò trong ca dao cực khổ , bất hạnh vô cùng :
“ Cái cò lặn lội bờ sông –Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
“Cái cò đi đón cơn mưa – Tối tưm mù mịt ai đưa cò về”
“ Cái cò mà đi ăn đêm – Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”
- Nhà thơ đã đồng nhất thân phận bà Tú với thân phận của những người lao
động vất vả , lam lũ . Thân cò còn gợi dáng vẻ bé nhỏ , gầy gò , đáng thương tội
nghiệp của người vợ ông Tú .
- Bà Tú bé nhỏ yếu ớt thế mà phải một mình thân gái dặm trường , đi làm qua
những nơi “ quãng vắng” . Khi khỏe thì không sao nhưng khi trái gió rở trời , sảy chân
bất kì thì không biết bà Tú sẽ gặp nguy hiểm chừng nào . Thế mới thâm thía câu
‘Buôn có bạn , bán có phường” . Câu thơ mang sức nặng của tấm lòng thương cảm
mà ông Tú dành cho vợ .
- Bà Tú không chỉ dấn thân những chỗ đồng không mông quạnh mà còn phải
chen chân trên những chuyến đò đông , phải chịu những tiếng “eo sèo”, những lời qua
tiếng lại cò kè mặc cả , có lườm nguyt chê bôi xô bồ . Đò đông gợi ra sự hiểm nguy ,
xô đẩy , chen chúc . vậy là “ cô gái nhà dòng” vì lấy ông Tú mà buộc phải nhắm mắt
đưa chân quên đi lời mẹ dặn “ Sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua” , phải lăn lôn giữa
chốn đời phàm tục để kiếm miếng cơm manh áo nuôi gia đình .
- Hai câu thơ chú trọng vào việc miêu tả nỗi vất vả , sự đảm đang của bà Tú .
Ẩn sau câu chữ vẫn là tấm lòng nhà thơ với cái nhìn thương cảm , ái ngại , biết ơn ,
trân trọng .
4/ Hai câu luận
Một duyên hai nợ âu đành phận ,
Năm nắng mười mưa dám quản công .
- Hai câu luận là lời ông Tú nhập thân vào bà Tú để than thở giùm vợ . Nhà thơ
dùng nghệ thuật đối , các khẩu ngữ và những thành ngữ dân gian “ một duyên hai
nợ” , “năm nắng mười mưa” , “ âu đành” , “dám quản” để bộc lộ nỗi lòng ấy .
- Duyên và nợ là hai khái niệm đối lập nhau . Theo cách hiểu dân gian , duyên
là đieuf tốt đẹp , là sự hòa hợp tự nhiên , còn nợ là gánh nặng , là trách nhiệm mà con
người ta bị vướng mắc phải . Duyên là sự may mứn , còn nợ là sự rủi ro . Ở đây , khi
lấy ông Tú , may mắn bà Tú chỉ hưởng có một mà rủi ro lại gấp đôi , tức là sung
sướng thì ít ỏi mà khổ cực thì lại nhiều .
- Dù vậy , bà coi đó là cái phận , cái định mệnh mà ông trời đã áp đặt sẵn cho
mình . Vì thế , bà cam chịu , chấp nhận , không kêu ca mà âm thầm chịu đựng . Bà
sẵn sàng vượt qua “ năm nắng mười mưa” – những nỗi khó khăn tăng cấp chồng
chất , bà dám “ quản công” , tự nguyện gánh vác trách nhiệm chăm lo gia đình .
- Hai câu thơ như một tiếng thở dài của bà Tú . Dù vất vả trăm điều nhưng bà
vẫn âm thầm chịu đựng , vượt lên . Phảo chăng đó cũng chính là đức hi sinh – vẻ dẹp
truyền thống cảu người phụ nữ Việt Nam ?
5/Hai câu kết .
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
- Hai câu thơ vẫn là lời Tú Xương nhập thân vào bà Tú để chửi , để rủa chính
thói đời bạc bẽo , trách cứ sự vô tích sự của mình .
- Thói đời là những nếp cư xử ,hành động xấu chung mà người đời hay mắc
phải . Thói đời mà Tú Xương muốn nói đến ở đây là tư tưởng trọng nam khinh nữ , là
thói vô tâm cảu các ông chồng với vợ . Thói xấu ấy cũng đã thấm vào người ông Tú ,
khiến ông ăn ở bạc với vợ , sống thiếu trách nhiệm , đổ mọi gánh nặng lên đôi vai
người vợ . Như vậy , ông Tú không chỉ chửi chung thói đời mà còn chửi chính bản
thân mình .
- Đây là lời chửi mang đặc trưng riêng của Tú Xương . Nhà thơ dùng lời ăn
tiếng mói của dan gian “ cha mẹ” – một cách chửi có gọng điệu chanh chua nanh nọc ,
gay gắt , quyết liệt , lôi cả gốc rễ tông giống của vấn đề ra mà chửi . Đó chính là biểu
hiện của cá tính sắc sảo Tú Xương .
- Câu thơ cuối cùng là một lời rủa . Nhà thơ thay vợ mà rủa rằng có chồng mà
chồng hờ hững thì còn tệ hơn cả không có chồng . Có thể hiểu câu đó nghĩa là ông
chồng mà sống vô tích sự , vô trách nhiệm với gia đình thì ông ta sống cũng như chết
rồi .
- Hai câu thơ cuối là một cách chuộc lỗi đặc biệt của nhà thơ với vợ . Lời thơ
giản dị pha lẫn nụ cười trào phúng mà vẫn chân chất , thấm thía tấm lòng thương vợ
đáng quy trọng .
III/ Kết bài .
- Thương vợ là bài thơ ngắn gọn , súc tích , có ngôn ngữ giản dị , giọng thp ân
tình , hóm hỉnh đã khắc họa chân dung bà Tú – người vợ tảo tần đảm đang , chịu
thương chịu khó , giàu dức hi sinh vì chồng con , mang vẻ đẹp truyền thống cảu người
phụ nữ Việt Nam .
- Tác phẩm cũng bộc lộ sự cảm thông , trân trọng biết người vợ sâu sắc của nhà
thơ Tú Xương .
- Đây là bài thơ tiêu biểu cho bút pháp trữ tình trong thơ Tú Xương .
Câu 2. Phân tích bài thơ “Qua đèo ngang” của bà Huyện Thanh Quan.
I. Mở bài:
Họ tên là Nguyễn Thị Hinh sống vào giữa thế kỉ 19. Quê ở Nghi Tàm, Thăng
Long; sinh trưởng trong một gia đình quyền quý cuối thời Lê – Trịnh. Chồng bà
làm quan huyện Thanh Quan (tỉnh Thái Bình) nên người đời ái mộ gọi bà là Bà
Huyện Thanh Quan.
Bà hay chữ, giỏi thơ; hiện còn lại sáu bài thơ Nôm: “Qua Đèo Ngang”, “Chiều
hôm nhớ nhà”, “Thăng Long thành hoài cổ’”,… Thơ của bà trang trọng du
dương, rất điêu luyện. Bà hay nói đến hoàng hôn và li biệt. Thơ bà thấm một nỗi
buồn man mác, cô đơn.
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” có thể được nữ sĩ viết vào khi trên đường thiên lí vào
kinh đô Phú Xuân làm nữ quan “Cung trung giáo tập”. Bài thơ được viết theo
thể thất ngôn bát cú Đường luật, luật trắc vần bằng. “Qua Đèo Ngang” tả cảnh
Đèo Ngang lúc ngày tàn và nói lên nỗi buồn nhớ, cô đơn của người lữ khách:
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
……….
Một mảnh tình riêng ta với ta”.
II. Thân bài:
Phần đề:
–
Đèo Ngang là địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình. Dãy
Hoành Sơn chạy dài ra tận bờ biển mà tạo thành con đèo “đệ nhất hùng quan”
của Đại Việt.
–
Câu phá đề nói lên thời điểm khi nữ sĩ vừa “bước tới” chân đèo. Đó là lúc
mặt trời đã gác núi, lúc “bóng xế tà”. Thời khắc ấy thường rất buồn, nhất là đối
với khách li hương. Chữ “tà” để gieo vần, là trầm bình thanh (thanh bằng có dấu
huyền) cũng tạo nên âm điệu trầm buồn như kéo dài mãi ra.
–
Câu thừa đề gợi tả cảnh quan con đèo. Cỏ, hoa, lá, đá “chen” nhau mà tồn
tại. Cảnh cằn cỗi hoang vu. Điệp ngữ “chen” tô đậm nét cằn cỗi, hoang vu ấy.
Chữ “lá” vần với chữ “đá” tạo nên một vần lưng đặc sắc, hòa điệu với vần chân:
“tà – hoa”, âm điệu thơ trầm bổng, du dương. Hoa được nói tới là hoa rừng, hoa
mua, hoa sim tím, một “màu hoang biền biệt” (thơ Hữu Loan).
Phần thực:
–
Cuộc sống và con người nơi Đèo Ngang hơn 150 năm về trước. Cành vật
đối nhau: có núi và sông, có mấy chú tiều phu “lom khom” gánh củi và mấy nhà
chợ “lác đác” thưa thớt. Chợ miền núi, chợ chiều nên trống trơ, hoang vắng.
– Cặp từ láy “lom khom” và “lác đác” đứng đầu câu thơ đảo ngữ vừa tạo nên
ấn tượng sâu sắc về cuộc sống hoang vắng, nghèo nàn nơi Đèo Ngang. Nữ sĩ
càng cảm thấy mình bơ vơ, trơ trọi và buồn khôn xiết kể.
Phần luận:
– Trời tối dần, chim rừng cất tiếng gọi đàn: con cuốc cuốc và cái gia gia. Khúc
nhạc rừng cất lên, lúc hoàng hôn rất buồn, gợi lên bao nỗi niềm đối với li khách
vừa “nhớ nước, đau lòng” vừa “thương nhà mỏi miệng”. Tiếng chim cũng là
tiếng lòng. Bút pháp tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc.
– Phép đối và đảo ngữ vừa tạo hình vừa tạo nhạc; vần thơ rung lên làm xúc
động, làm thổn thức hồn người.
Phần kết:
– Bốn chữ “dừng chân đứng lại” gợi tả một cử chỉ, một hành động, một tâm
trạng ngơ ngác, bồi hồi. Đứng lại để nhìn con đèo; dừng chân để nghe tiếng
chim gọi đàn. Giữa mênh mông “trời non nước”, lữ khách chỉ thấy mình trơ trọi
“ta với ta”. Chút “tình riêng” như tan ra thành “mảnh”, buồn đau tê tái. Chữ
“một” đứng đầu câu thơ cuối bài đã đặc tả nỗi buồn lẻ loi, cô đơn của tác giả khi
một mình đứng trên đỉnh Đèo Ngang lúc ngày tàn.
– Hình tượng thơ được đặt trong thế tương phản độc đáo. Cái mênh mông, bao
la, vô hạn của “trời non nước’’ tương phản cái “ta” nhỏ bé, lẻ loi và đơn côi. Nỗi
nhớ quê nhớ nhà dâng lên trong lòng li khách không thể nào kể xiết.
– Trong bài thơ ‘‘Chiều hôm nhớ nhà”, hai câu kết cũng đã cực tả nỗi buồn
nhớ da diết, nhớ quê, nhớ nhà, nhớ người thân thương của người lữ khách:
“Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kế nỗi hàn ôn”
III. Kết bài
– “Qua Đèo Ngang” là bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật rất đặc sắc.
Vần thơ, niêm luật, bố cục và phép đối chặt chẽ chứng tỏ một bút pháp nghệ
thuật độc đáo, điêu luyện. Hình tượng thơ mang tính ước lệ tượng trưng nhưng
rất biểu cảm, nhất là âm điệu, nhạc điệu bổng trầm, du dương như cuốn hút hồn
người.
–
Cảnh Đèo Ngang, tâm tình nữ sĩ – khách li hương như chan hòa, như cộng
hưởng. Tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê nhớ nhà, nỗi buồn cô đơn của li khách
đã kết đọng thành vẻ đẹp nhân văn của bài thơ tuyệt bút “Qua Đèo Ngang”.
Câu 3. Phân tích bài thơ “ Thiên trường vãn vọng” của Trần Nhân tông.
Chương trình Ngữ văn cấp Trung học cơ sở (THCS) đã đưa vào thêm một số
tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, trong đó có bài Thiên Trường vãn vọng của
Trần Nhân Tông. Có lẽ người làm chương trình đã cân nhắc nhiều khi phải chọn
một trong ba tác phẩm: Xuân hiểu, Hạnh Thiên Trường hành cung và Thiên
trường vãn vọng. Hạnh Thiên Trường hành cunglà một tuyệt tác song hơi khó đối
với học sinh THCS. Xuân hiểu thật trong sáng, dễ hiểu, song lại không thể hiện
được nhiều phương diện tư tưởng và tình cảm của tác giả như Thiên Trường vãn
vọng.
Người viết phần này ở Sách giáo khoa đã chọn bản dịch của Ngô Tất Tố:
Trước xóm sau thôn tựa bóng lồng,
Bóng chiều man mác có dường không.
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng(1).
Bản dịch khá hay, tuy nhiên, khi có điều kiện, nên cân nhắc so sánh thêm với
bản dịch của Trần Lê Văn, ít nhất cũng nên cho học sinh đọc thêm bản dịch này:
Thôn trước thôn sau nhạt khói lồng,
Bóng chiều nửa có nửa hư không.
Đi trong tiếng sáo trâu về hết,
Cò trắng song song liệng xuống đồng(2).
Xin ghi phiên âm nguyên văn bài thơ để tiện so sánh hai bản dịch và làm cơ
sở cho việc phân tích:
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lí quy ngưu tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.
Bản dịch của Trần Lê Văn không lưu giữ được bóng dáng những chú mục
đồng như bản dịch của Ngô Tất Tố dẫu vẫn có thể cho thấy gián tiếp qua hình ảnh
“Đi trong tiếng sáo trâu về hết”. Tuy nhiên, nhìn chung, có lẽ bản dịch của Trần Lê
Văn sát và hay hơn.
Một trong những yếu tố tạo nên nhịp điệu êm ái, hài hòa ở thơ của Trần Nhân
Tông là việc sử dụng khá nhiều điệp ngữ, nhiều lúc còn kết hợp điệp ngữ và tiểu đối.
Chẳng hạn, ở bài Hạnh Thiên Trường hành cung, bài thơ chỉ có 56 chữ, tác giả đã
điệp đến 12 chữ: thanh, u, châu, bách, thiên, vô, sự, hữu, thu, dĩ, du, niên. Cả 8 câu
đều dùng tiểu đối toàn bộ hoặc bộ phận, trong 8 câu đã có đến 4 câu ngắt nhịp theo
mô hình 3/4, khác với lối ngắt nhịp thông thường ở thơ Đường luật:
Cảnh thanh u / vật diệc thanh u,
Nguyệt vô sự / chiếu nhân vô sự.
Thủy hữu thu / hàm thiên hữu thu,
Kim niên du / thắng tích niên du.
Trong Thiên Trường vãn vọng, ở 2 câu đầu, tác giả đã điệp 2
chữ thôn và bán, đồng thời kết hợp với tiểu đối bộ phận (thôn hậu / thôn tiền: bán
vô/ bán hữu). Bản dịch của Trần Lê Văn đã giữ được gần như trọn vẹn những biện
pháp tu từ ấy mặc dù “thôn trước thôn sau” là chưa sát ý với “thôn hậu thôn tiền”
(sau thôn, trước thôn). Ở câu thứ nhất, Trần Lê Văn giữ được nghĩa chữ “đạm”
(nhạt), Ngô Tất Tố giữ được nghĩa chữ “tự” (tựa) nhưng cả hai đều phải thêm chữ
“lồng” làm cho hình ảnh của cả câu ít nhiều đã khác so với nguyên bản.
Chữ yên trong thơ cổ rất khó dịch. Yên có nghĩa là khói song cũng chỉ tất cả những
gì mù mịt trong không trung giống như khói, bởi vậy, dịch là “mờ tựa khói” như GS.
Lê Trí Viễn có lẽ sát và ổn hơn (3). Phải chăng nên chỉnh câu thơ dịch của Trần Lê
Văn bằng cụm từ này, thành Thôn trước thôn sau mờ tựa khói? Trong thơ Đường
luật, câu đầu có thể gieo vần hoặc không. Có như vậy thì sự xuất hiện của cụm từ
“bán vô bán hữu” ở câu tiếp theo mới được tự nhiên, hợp lôgic. Ở câu thứ hai, Ngô
Tất Tố đã thêm chữ “man mác”. Man mác có thể dùng để tả cảnh song cảnh ấy
thường nhuốm một nỗi buồn lâng lâng, lan tỏa, đặt ở đây e không phù hợp với tâm
cảnh tác giả và cũng không ăn khớp với hình ảnh được miêu tả ở hai câu sau. Ở câu
thứ ba, đi trong tiếng sáo rõ ràng là sát nghĩa, nên thơ hơn là sáo vẳng. Ở câu
cuối,song song hay từng đôi đều ổn, tuy sắc thái biểu cảm và tác dụng gợi cảm cũng
có khác nhau chút ít. Cuối cùng là việc dịch tên đề thơ, một vấn đề thường không
đơn giản. Ít nhất đã có ba cách dịch khác nhau. Bản ở Hợp tuyển: Ngắm cảnh chiều
ở Thiên Trường (Sđd, tr.96), bản ở SGK Ngữ văn 7: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên
Trường trông ra, bản ở Đến với thơ hay: Từ cung Thiên Trường ngắm cảnh đồng
quê buổi chiều. Điểm nhìn ở cách dịch thứ nhất không rõ; đối tượng nhìn ở cách
dịch thứ hai thiếu xác định, ở cách dịch thứ ba lại quá cụ thể!
Đưa ra vài nhận xét trên đây, chúng tôi chỉ muốn bày tỏ một ước vọng: làm
sao có được bản dịch hay nhất của các tác phẩm ưu tú viết bằng chữ Hán của tiền
nhân để con em chúng ta có thể tiếp thu được đầy đủ tinh hoa của truyền thống văn
hóa dân tộc?
GS. Lê Trí Viễn cho rằng, ở bài Thiên Trường vãn vọng, “nhà thơ là thiền sư,
con mắt thế tục nhưng tâm thiền”. Tuy nhiên, với đối tượng là học sinh phổ thông,
giáo sư chủ trương: “Tạm gác phía thiền cảm. Hãy dừng ở thế tục, ở cảm quan hiện
thực”.
SGK Ngữ văn 7 về cơ bản cũng chủ trương như vậy.
Bài thơ tả một cảnh thôn quê đơn sơ, đạm bạc như muôn vàn cảnh thôn quê
lúc chiều xuống song lại có sức chứa đựng lớn lao kỳ vĩ và có ý nghĩa hiện thực sâu
rộng.
Để làm rõ điều đó, GS. Lê Trí Viễn đã gắn việc phân tích mọi từ ngữ, chi tiết,
hình ảnh của bài thơ với hoàn cảnh sáng tác - “sau chiến thắng quân Nguyên Mông
lần thứ hai, lần thứ ba và sau một thời gian khôi phục lại cuộc sống yên lành cho đất
nước” - và với “tầm mắt và tầm nghĩ, điệu xúc động của một ông vua thi sĩ”, Trần
Nhân Tông, ông vua “đã tự thân lăn lộn trong dân, cùng nhân dân vào sinh ra tử gian
khổ biết chừng nào mới đánh đuổi được quân giặc, giành lại được cho đất nước, cho
dân cảnh sống thanh bình nảy”. Do đó, “bài thơ ngắn này không phải là một khắc
mà thơ của một thời đại, rất tiêu biểu cho một thời đại vẻ vang vào bậc nhất trong
lịch sử dân tộc ta”(4).
Xin tìm hiểu thêm đặc sắc nghệ thuật của bài thơ này xét từ góc độ “thế tục”
và “cảm quan hiện thực”. Bài thơ đã phác họa được một bức tranh sinh động, có
phông nền, đường nét, màu sắc, hình khối, có đôi chỗ khác với không ít những bài
thơ thiền viết về thiên nhiên thường ít màu sắc, đường nét, tuy có thể “mang một loạt
hình ảnh thiên nhiên nhưng mục đích cuối cùng của thiền gia không phải là miêu tả
chính thiên nhiên đó mà là dùng thiên nhiên như một “công cụ ngoại hóa” mang tải
những tư tưởng của Thiền tông”. Nói cách khác, “Thiên nhiên trong thơ thiền gia
mang tính chất là những biểu tượng để thiền gia chuyển tải các tư tưởng thiền”(5).
Từ cung Thiên Trường, cặp mắt “vãn vọng” của ông vua thi sĩ đã quét từ
chiều rộng (từ xa đến gần, từ “sau thôn” đến “trước thôn”) đến chiều dài theo hướng
con đường dẫn các chú mục đồng cùng đàn trâu dần khuất vào ngõ xóm, rồi chiều
cao theo hướng những cánh cò liệng từ trên không xuống cánh đồng, nhờ đó, đã
dựng lên được một không gian nghệ thuật mang tính lập thể.
Hai câu đầu của bài thơ có thể gợi liên tưởng tới bốn câu thơ trong bài Dã
sắc (Sắc đồng nội) cũng tả cảnh chiều hôm của Phạm Trọng Yêm, nhà chính trị, nhà
thơ nổi tiếng đời Tống:
Phi yên diệc phi vụ
Mịch mịch ánh lâu đài
Bạch điểu hốt điểm phá
Tàn dương hoàn chiếu khai
Nghĩa là:
Chẳng phải khói cũng chẳng phải sương mù
Mịt mùng in bóng lên lâu đài
Cánh chim trắng bỗng xé toang
Mặt trời sắp lặn còn lóe chiếu
Cảnh sắc bảng lảng của trời chiều lúc hoàng hôn là rất khó tả một cách chính
diện và trực tiếp; cả hai nhà thơ đều dùng thủ pháp “thực giả, hư chi; hư giả, thực
chi”, tức dùng cái hư và cái thực làm nổi bật lẫn nhau. Ở Phạm Trọng Yêm, lâu đài,
cánh chim trắng, mặt trời sắp lặn là những yếu tố “thực” làm nổi bật cái mông lung
huyền ảo “chẳng phải khói cũng chẳng phải sương mù”; ở Trần Nhân Tông cũng
vậy: tác giả không tả bản thân cảnh mặt trời sắp lặn, xóm thôn mà là cái sau
thôn vàtrước thôn, cái bên mặt trời lặn, cái nhạt tựa khói và nửa không nửa có, tức
cái thần của khung cảnh. Bởi vậy, dịch “thôn hậu, thôn tiền” thành “thôn trước, thôn
sau” là chưa lột được cái thần đó. Cảnh sắc sau thôn và trước thôn đều giống nhau,
đều “nhạt tựa khói” lúc hoàng hôn, đó còn là dấu hiệu đặc trưng của cảnh ở đồng
bằng, nếu tả cảnh sau núi và trước núi thì không thể nói như thế. Như vậy là chỉ qua
2 câu thơ đầu, ta đã thấy Trần Nhân Tông có một cặp mắt quan sát rất tinh tế, vừa có
một tâm hồn thi sĩ, vừa có tài năng của một họa sĩ.
Về đặc điểm nghệ thuật của 2 câu sau, xin được kết hợp nói ở phần dưới.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự biểu hiện thiền cảm, thiền ý, thiền tâm... ở
những bài thơ miêu tả thiên nhiên của Trần Nhân Tông không rõ ràng bằng ở những
bài thơ viết về cùng đề tài của nhiều nhà sư thời Lý- Trần. Cần nói thêm: ngay so
sánh với những bài thơ khác miêu tả thiên nhiên của chính Trần Nhân Tông, sự biểu
hiện thiền ý ở bài Thiên Trường vãn vọng cũng kín đáo hơn, do đó, nói như Nguyễn
Kim Sơn và Trần Thị Mĩ Hà, “ngộ được thiền ý trong đó không phải là đơn giản”...
Hai tác giả này đã lý giải sự bộc lộ thiền ý ở bài thơ này một cách khá đầy đủ và thỏa
đáng: “Cả bài thơ không dùng một điển tích Phật giáo nào, cảnh vật cũng chỉ là một
làng quê hết sức bình thường. Nhưng trong cái tưởng như bình thường đó lại chứa
đựng cả một quan niệm về thế giới của tác giả. Thôn xóm như được bao phủ bởi
một lớp sương huyền ảo, trở nên “mờ mờ” không rõ ràng. Cảnh vật cũng ở trạng
thái không hề xác định “nửa như có” mà cũng “nửa như không” trong ánh chiều tà
của một ngày. Trên cánh đồng, trẻ mục đồng dắt trâu về trong tiếng sáo: cái có lại
chuyển dần thành cái không. Trên nền “không” của cánh đồng đó, lại xuất hiện một
cái “có”: đôi cò trắng song song đáp xuống đồng. Tất cả nằm giữa hai bờ hư thực,
vừa mờ ảo như được phủ trong khói, vừa rõ ràng đến mức trông thấy cả đôi cò đáp
xuống cánh đồng mênh mông”.
Chúng tôi cho rằng có thể làm rõ thêm thiền ý thiền cảnh ở tính chất vừa động
vừa tĩnh ở hai câu sau. Quy ngưu là động,quy ngưu tận là vừa động vừa tĩnh; nếu
nói xuy địch là động, còn địch lí ở đây là vừa động vừa tĩnh. Nhất hàng bạch lộ
thướng thanh thiên (Tuyệt cú - Đỗ Phủ) là động, Bạch lộ song song phi hạ điền ở
đây là vừa động vừa tĩnh. Chính mặttĩnh này ở hai câu cuối cùng với chất tĩnh đậm
đặc ở hai câu trên đã làm cho bài thơ tràn ngập cái thường được gọi là thi tình họa ý.
Cũng có thể xét từ góc độ sự biểu hiện thiền tâm thiền cảm thường mang tính
chất đối cảnh vô tâm, tâm thân lưỡng vong để cho rằng không nên thêm ý man
mác vào câu thứ hai.
Không nên nghĩ rằng thiền ý bộc lộ không rõ ràng là chất thiền không sâu
đậm mà thực ra là ngược lại. Thiền tông cho rằngbình thường tâm thị đạo, pháp nhĩ
tự nhiên cho nên ở đây không có một thuật ngữ Phật giáo nào (như vẫn thường thấy
trong các bài kệ và phần lớn các bài thơ thiền khác), không có một hình ảnh thiên
nhiên mang tính chất biểu tượng thuần túy nào, đó chính là sự thể hiện trí tuệ tối cao,
thiền lí sâu đậm. Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao sự thể hiện thiền lí sâu đậm ấy lại có
thể kết hợp một cách nhuần nhuyễn với cảm quan hiện thực như đã nói trên. Trước
hết, phải tìm nguyên nhân ở ngay giáo lí của Thiền tông, Thiền học không muốn
hướng con người vào một cõi tồn tại khác sau cái chết mà là khuyên bảo con người
hãy chấp nhận hiện thực như nó đang tồn tại, vấn đề là cần thay đổi thái độ với chính
hiện thực ấy. Điều đó giải thích vì sao trong không ít bài thơ, thậm chí trong cả một
số bài kệ, của một số thiền sư ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, vẫn thấy bóng
dáng của hiện thực ở những mức độ khác nhau. Các nhà sư theo phái Thiền tông lạc
đạo nhưng vẫn cư trần. Nguyên nhân quan trọng khác là ở cuộc đời hết sức đặc biệt
của thiền sư - ông vua thi sĩ này, cuộc đời luôn gắn bó với vận mệnh của nhân dân,
của dân tộc. Tất nhiên, không phải ở bài thơ nào của Trần Nhân Tông cũng có được
sự kết hợp hài hòa như vậy (ví dụ như trong các bài Tảo mai, Mộ xuân tức sự).
Trong Thiên Trường vãn vọng, mọi vật đều ở bên ranh giới của hư-thực, có-không,
động-tĩnh, đó là đặc điểm của cảnh hoàng hôn của làng quê thanh bình, đó cũng là
cảnh giới Phật. Một vấn đề khác cần đặt ra: có nên gọi Thiên Trường vãn
vọng là thơ thiền không? Theo tôi, không nên gọi tất cả các bài thơ do thiền sư sáng
tác ra là thơ thiền vì sự thể hiện thiền ý, thiền cảm... ở đó luôn có những mức độ
khác nhau. Ở Thiên Trường vãn vọng, sự thể hiện thiền ý rất sâu sắc song theo tôi
chỉ nên xem đây là một bài thơ nhuốm tư tưởng thiền mà không phải là một bài thơ
thiền vì ở đây cảm quan hiện thực cũng không kém phần sâu đậm, đặc biệt là ở câu
thứ tư. Trong thơ Đường, câu cuối bao giờ cũng để lại một dư âm vang vọng. Khó
có thể nói đây là một câu thơ mang thiền ý sâu đậm. Xin mượn lời bình câu thơ này
của giáo sư Lê Trí Viễn để bày tỏ ý kiến của mình: “Bạch lộ là cò trắng. Lúa đang
lên xanh, chân ruộng xắp nước, cò rủ nhau xuống ruộng kiếm ăn. Một nét vui đồng
ruộng nhưng được nhấn mạnh, tách riêng từng đôi. Dường như giấu trong đó một
niềm vui hạnh phúc tình yêu, hoặc cao hơn, một sự sinh sôi của sự sống. Từng đôi
có trống có mái chứ không tán loạn, tan tác như thời còn giặc. Cả một cảnh êm ả
như dàn ra, bao bọc cho những lứa đôi này: cò trắng, lúa xanh, cá tôm dưới gốc.
Chuẩn bị sẵn sàng, kín đáo cho no ấm và cho hạnh phúc sinh sôi”(7).
Với tất cả những điều phân tích trên, có thể khẳng định Thiên Trường vãn
vọng là một tuyệt tác, một trong những bài thơ tứ tuyệt Đường luật cô đọng nhất,
một trong những bài thơ trữ tình hay nhất của văn học trung đại Việt Nam.