Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Báo cáo tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.19 KB, 6 trang )

BÁO CÁO
THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hữu Sơn
MSSV: 2135751
Giảng viên: Hồ Thị Trinh


Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh còn có tên gọi là “Bến
Nhà Rồng”. Bảo tàng nằm tại số 1 Nguyễn Tất Thành, phường 12, Quận 4, Thành
phố Hồ Chí Minh – là một chi nhánh nằm trong hệ thống các bảo tàng và di tích
lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Đây là nơi đánh dấu cho một
thời khắc lịch sử quan trọng mà chính thời khắc đó đã làm thay đổi vận mệnh của
dân tộc Việt Nam. Chính tại nơi đây, vào ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn
Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Bôn ba ở nước ngoài hơn 30 năm, Nguyễn
Tất Thành đã trở thành một nhà cách mạng tài ba, lãnh đạo nhân dân Việt Nam
đứng lên giành độc lập, mở ra cho dân tộc Việt Nam một kỉ nguyên mới – kỉ
nguyên của độc lập – tự do và chủ nghĩa xã hội.
Bảo tàng hiện là nơi trưng bày rất nhiều hiện vật về cuộc đời hoạt động cách mạng
của Bác. Nhìn tổng thể các hiện vật được trưng bày, tôi cảm nhận thấy như là từng
bước đi, từng nấc thang lịch sử trong cuộc đời Hồ Chủ tịch hiện ra trước mắt.
Nhưng hai trong số những hiện vật được trưng bày tại đây tạo cho tôi ấn tượng sâu
sắc đó chính là bộ quần áo kaki và đôi dép cao su của Bác.
Bộ quần áo được trưng bày trong bảo tàng là một trong hai bộ do anh chị em nhân
công ở xí nghiệp may Mười may tặng cho Bác nhân dịp Bác sắp đi thăm nước bạn
Indonexia vào ngày 27/2/1959. Bộ quần áo được may dựa trên bản mẫu là bộ quần
áo Bác mặc trong ngày 2/9/1945. Bộ quần áo này có đặc điểm là đường may bị
lệch, thân quần bên to, bên nhỏ. Khi nhận được bộ quần áo, Bác đã viết thư cảm ơn
và động viên anh chị em công nhân trong xí nghiệp may. Bộ quần áo được tặng
Bác chỉ mặc khi thăm các địa phương trong nước, các nước anh em, dự hội nghị và


các cuộc họp của Chính Phủ, tiếp khách quốc tế. Bộ quần áo ấy đã theo Bác trên
mọi sự kiện Bác tham dự, mọi hoạt động cách mạng Bác chỉ huy. Bộ quần áo kaki
do các anh chị em xí nghiệp may Mười tặng cho Bác không chỉ mang ý nghĩa là
một món quà thông thường mà nó còn mang trong đó lòng mến yêu, kính trọng của


toàn thể công nhân xí nghiệp may Mười nói riêng mà còn là tình yêu của toàn thể
dân tộc Việt Nam nói chung đối với vị Cha già của mình. Chính Người đã cho họ
tia sáng độc lập, tự do, đưa họ ra khỏi cuộc đời của một nô lệ. Bộ quần áo cho dù
có cũ, sờn, bạc màu nhưng Bác vẫn một lòng giữ gìn cẩn thận chứ không bỏ đi.
Thế mới thấy cuộc đời của vị Cha già của dân tộc Việt Nam cần, kiệm, liêm, chính
như thế nào.

Nhìn vào bộ quần áo đó, tôi như phần nào thấy được sự giản dị bên trong cuộc đời
vĩ đại của Bác. Lối sống giản dị, đức tính cần kiệm của Bác không chỉ dừng lại ở
bộ quần áo mà còn ở nhiều phương diện khác. Trong khi Chủ tịch các nước bạn
mặc đồ tây, giày đen sang trọng thì Bác Hồ của chúng ta lại không giày đen, không
giày tây giống họ mà thay vào đó là bộ quần áo kaki đã phần nào sờn bạc và đôi
dép cao su đã cũ của mình.


Đôi dép cao su của Bác “ra đời” từ năm 1947, được làm từ một chiếc lốp ô tô quân
sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày
lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân của Bác. Đôi dép ấy đã theo Bác
trên mọi nẻo đường đất nước từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc. Bác đã cùng đôi dép
đó băng rừng, lội suối, vượt mọi chông gai trở ngại trên con đường giải phóng dân
tộc. Khi đến thăm các trường học, các xí nghiệp, nhà máy, thăm các cô các bác
nông dân khắp đất nước thì đôi dép cao su vẫn luôn là vật dụng bất ly thân của Bác
vì Bác không bao giờ để đôi dép ấy ở nhà. Đôi dép cao su đó còn được mệnh danh
là “đôi hài vạn dặm” vì đôi dép ấy theo Bác đi khắp nơi: đi công tác, đi hành quân,

thậm chí là đi thăm các nước bạn trên thế giới thì “đôi hài” ấy cũng không hề vắng
mặt. Những lúc Bác ra chiến trường để trực tiếp chỉ huy anh em chiến đấu, “đôi hài
vạn dặm” thần kì ấy cũng vẫn theo Người, nâng đỡ, đưa Bác đi từ hào này đến hào
khác, từ ngóc ngách này đến ngóc ngách khác, từ chiến trường này đến chiến
trường khác mà không hề biết mệt mỏi. Cho đến những ngày hân hoan của dân tộc
Việt Nam khi cùng Bác đón mừng tin thắng trận từ chiến trường. Có những lúc các
chiến sĩ cảnh vệ thương Bác đã đôi ba lần “xin” Bác đổi dép nhưng vẫn nhận được
câu trả lời muôn thuở “vẫn còn đi được”. “Đôi hài vạn dặm” trong truyền thuyết ấy
đã đi theo Bác trên suốt đoạn đường hoạt động cách mạng của Bác và trên suốt con
đường giải phóng dân tộc Việt Nam để đưa Việt Nam trở thành một nước độc
lập,tự do.
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại,vị cha già đáng kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác
luôn nói nhân dân ta còn nghèo tiết kiệm được gì thì tiết kiệm vậy nên Bác luôn
sống một cuộc sống giản dị, tiết kiệm, luôn lấy cuộc sống của nhân dân đặt lên
hàng đầu. Khi nhìn vào Bác Hồ thì khó có thể tin đây là một vị Chủ tịch nước vì
Bác quá giản dị. Với cương vị là một người đứng đầu của một nước nhưng Bác


chưa bao giờ đòi hỏi cho bản thân mình bất cứ thứ gì xa hoa, sang trọng. Khi nhắc
đến Bác Hồ là nhắc đến hai từ “giản dị” cũng như khi người ta nhắc đến hai từ
“giản dị” thì không ai quên hình ảnh Bác Hồ. Bác giản dị từ con người, tác phong,
đến lối sống và trong cả cách ăn mặc của bản thân người. Bác là người không thích
sự phô trương, hào nhoáng nên lúc Bác đến thăm bất cứ nơi nào mà những nơi đó
phô trương để chào đón Bác thì Bác luôn nhắc nhở, thẳng thừng góp ý, khuyên mọi
người tiết kiệm để giúp cho cuộc sống tốt hơn. Cho đến khi Người nhắm mắt xuôi
tay Người vẫn một lòng suy nghĩ cho nhân dân, trong di chúc Người không muốn
nhân dân tổ chức phúng điếu linh đình sau khi Bác mất. Bác luôn một lòng vì dân ,
vì nước nên dù bản thân thiếu thốn Bác vẫn không kêu ca gì. Dù cho đôi dép lốp
cao su gắn bó hơn 11 năm với Bác đã mòn, đã trợt, dù cho bộ quần áo kaki đã cũ,
đã bạc màu nhưng đó vẫn là những vật dụng được Bác mang theo trên suốt chặng

đường Bác đã đi chỉ với mục đích duy nhất đó là cứu nước, giải phóng dân tộc.
Đôi dép ấy, bộ quần áo ấy là những người bạn,những người đồng hành thân thiết
của Bác,
Chính con người mộc mạc, chân chất đó đã đồng hành cùng dân tộc Việt Nam tạo
nên một kì tích, đó là đưa dân tộc Việt Nam – một dân tộc với biết bao thế hệ sống
dưới ách kìm kẹp, đô hộ trở thành một dân tộc độc lập, một dân tộc tự do, có quyền
quyết định cuộc sống của chính mình. Người đã cống hiến toàn bộ cuộc đời mình
cho nhân dân, cho đất nước mà không có một lời than thở nhọc nhằn. Chỉ có Bác,
là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là vị lãnh tụ vĩ đại và là hình tượng sáng mà biết bao thế
hệ người Việt Nam học tập và noi theo.
Và, “mảnh đất miền Nam thân thương” đã có vinh dự được trưng bày những hiện
vật những hình ảnh khoắc họa lại cuộc đời của Bác. Hôm nay, khi nghe về cuộc
đời cảu Bác trong tôi tràn ngập cảm giác bồi hồi xúc động khi nhìn lại đôi dép lốp
cao su, bộ đồ kaki sờn bạc đó thì hình ảnh của một con người vĩ đại như được khắc


họa và hiện lên trước mắt một cách chân thực và sống động. Những hiện vật đó là
những vật chứng thích hợp nhất để chứng minh cho cuộc sống giản dị, tiết kiệm
của Bác. Bác luôn là người “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, luôn làm việc
theo nguyên tắc “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
Trong trái tim cảu dân tộc Việt Nam thì những lời Bác nói, những điều Bác dạy
vẫn hòa chung vào từng nhịp đập, từng hơi thở, vẫn cháy trong huyết quản của
từng con người đang sống trên mảnh đất hình chữ S xinh đẹp và ở khắp nơi trên
thế giới, Trong tâm trí của mỗi con người Việt Nam luôn vang lên lời dạy của Bác:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Vì nghe theo lời dạy ấy mà mỗi con người Việt Nam vẫn đang cố gắng phấn đấu
dù trong thời chiến hay trong thời bình.
Và tôi, một thế hệ học sinh sinh viên của đất nước Việt Nam hôm nay sẽ cố gắng
học tập và rèn luyện để noi gương theo Bác – “một vĩ nhân” nhưng có lối sống
giản dị, cả một đời không xa xỉ, hoang phí đồng thời cũng là một hình tượng cao

đẹp của nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam.



×