Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

đề cương đo đạc ĐỊA CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.14 KB, 10 trang )

ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH
CÂU 1: TRÌNH BÀY NỘI DUG CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BẢN
ĐỒ ĐỊA CHÍNH
* Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính (BĐ ĐC)
a) Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng các
mốc như các mốc trắc địa các điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất,
các điểm đặc trưng của địa hình, địa vật.
b) Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường cong nối các điểm trên
thực địa với đoạn thẳng cần xác định và quản lý tọa độ điểm đầu, cuối.
Từ đây có thể tính được chiều dài, phương vị của nó. Các đường cong
cần quản lý các yếu tố đặc trưng như đường cong trên quản lý điểm đầu,
cuối bán kính.
c) Thửa đất: Đây là đơn vị cơ bản của đất đai. Thửa đất là một mảnh đất
tồn tại ở thực địa có diện tích xác định giới hạn bằng một đường bao
khép kín có một chủ sở hữu hay sử dụng nhất định. Mỗi thửa đất có một
hay một số loại đất (vườn, nhà). Đường giáp giới thửa đất ở thực địa là
con đường, bờ ruộng,... Các yếu tố đặc trưng của thửa đất là điểm góc
thửa, chiều dài các cạnh và diện tích của nó. Mọi thửa đất đều được gán
cho một số hiệu địa chính (1,2,..)
d) Thửa đất phụ: Một thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường
phân chia không ổn định và mỗi phần được sử dụng vào các mục đích
khác nhau, có khi thay đổi chủ sử dụng. Các thửa đất này gọi là thửa phụ
(VD: đất ở - ao – vườn)
. e) Lô đất: Là vùng đất gần một hay nhiều thửa đất. Lô đất thường giới
hạn bởi con đường, kênh, mương,...
f) Khu đất, xứ đồng: Là vùng đất gồm nhiều thửa, nhiều lô thường có
tên gọi riêng. g) Thôn, bản, ấp, xóm: Là các cụm dân cư tạo thành một
cộng đồng cùng sống, sản xuất trên một vùng đất.
h) Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản. Đây là
tổ chức hành chính có đủ quyền hành được thừa nhận.
1



1


CÂU 2: TRÌNH BÀNH NỘI DUNG CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
a) Điểm khống chế tọa độ và độ cao: trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ
điểm khống chế tạo độ và độ cao nhà nước các cấp,lưới tọa độ địa
chính cấp 1,2 và các điểm khống chế đo vẽ có chon mốc để sử
dụng lâu dài. Đây là yếu tố dạng điểm, còn thể hiện chính xác đến
0,1 trên bản đồ
b) Địa giới hành chính các cấp: cần thể hiện chính xác đường địa giới
quốc gia , đường địa giới hành chính các cấp tỉnh,huyện xã, các
móc địa giới hành chính,các điểm ngoặt của đường địa giới. Khi
đường địa giói các cấp trùng nhau thì biểu thị dường địa giới cấp
cao nhất.các đường địa giới phải phù hợp vói hồ sơ địa giới
c) Ranh giới thửa đất: thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính.
Ranh giới thửa đất trên bản đồ được thể hiện bằng đường viền
khép kín dạng đường gấp khúc hoặc cong
d) Loại đât: tiến hành phân loại và thể hiện 3 loại đất chính là đất
nông nghiệp, phi nông nghiệp và chưa sử dung
e) Công trình xây dựng trên đất: khi đo vẽ bản đồ tỉ lệ lớn ở vùng đất
thổ cư, đặc biệt là khu đô thị thì trên thửa đất còn phải thể hiện
chính xác ranh giới các công trình xây dựng cố định như nhà ở cơ
quan…
f) Ranh giới sử dụng đất: trên bản đồ thể hiện ranh giới các khu dân
cư ranh giói lãnh thổ sử dụng đất của các doanh nghiệp, tổ chức xã
hội, doanh trại quân đội…
g) Hệ thống giao thông: thể hiện tất cả các loại đường có trên địa bàn,
đo vẽ chính xác vị trí tim đường,mặt đường, chỉ giới đường,công
trình đầu cống.trên bản đồ đường có độ rộng >= 0,5mm phải vẽ 2

nét còn lại vẽ 1 nét theo đường tim và ghi chú độ rộng
h) Địa vật quan trọng: địa vật có ý nghĩa định hướng
i) Mốc giới quy hoạch:trên bản đồ phải thể hiện đầy đủ mốc quy
hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang
bảo vệ đường điện cao thế,bảo vệ đê điều
j) Dáng đất: thể hiện bằng đường đầu mức hoặc ghi chú độ cao,kết
hợp cả hai

2

2






3

CÂU 4: KÍ HIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH GỒM NHỮNG
LOẠI NÀO? TRÌNH BÀY NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
BIỂU THỊ KÍ HIỆU TRÊN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Có 3 loại kí hiệu bản đồ địa chí +kí hiệu theo tỉ lệ
+ kí hiệu không theo tỉ lệ
+ kí hiệu theo nửa tỉ lệ
Nội dung phương pháp biểu thị
1. Ký hiệu vẽ theo tỷ lệ:
-Với các đối tượng có diện tích bề mặt tương đối lớn, khi đó
phải vẽ đúng kích thước của địa vật theo tỷ lệ bản đồ.
-Đường viền của tượng có thể vẽ bằng nét liền, nét đứt, bên

trong tô màu sắc hoặc các hình vẽ biểu tượng hoặc ghi chú để
biểu thị.
-Với bản đồ địa chính gốc thì việc biểu thị các ghi chú đặc
trưng và biểu tượng được làm phương tiện chính
2. Ký hiệu không theo tỷ lệ (phi tỷ lệ):
-Đây là ký hiệu quy ước dùng để xác định vị trí, các đặc
trưng về số lượng, chất lượng của các đối tượng, nhưng
không thể hiện diện tích, kích thước theo tỷ lệ bản đồ.
-Loại ký hiệu này còn sử dụng cả trong trường hợp vẽ theo tỷ
lệ mà muốn biểu thị thêm yếu tố tượng trưng làm tăng thêm
khả năng nhận biết của đối tượng
(ví dụ như đình, chùa, miếu, nhà thờ)
3. Ký hiệu nửa theo tỷ lệ (bán tỷ lệ):
-Là loại ký hiệu thể hiện các đối tượng có kích thước một
chiều trên bản đồ biểu thị theo tỷ lệ, còn chiều kia không biểu
thị theo tỷ lệ mà dùng ký hiệu quy ước
-Ví dụ như biểu thị các ký hiệu địa vật hình tuyến: Đường,
sông, kênh mương, suối, khe...

3


CÂU 5: TRÌNH BÀY NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ
CỰC PHỤC VỤ ĐO VẼ CHI TIẾT BẢN ĐỒ ĐIẠ CHÍNH ?
1. Phương pháp toạ độ cực:
*Nội dung: Thực chất của phương pháp là xác định góc cực 
(hợp bởi điểm đặt máy với hướng mở đầu và hướng tới điểm
chi tiết), và cạnh cực D (khoảng cách từ điểm đặt máy tới điểm
chi tiết) và xác định độ cao đỉêm chi tiết
*Thao tác

-Đặt máy tại điểm A; định tâm cân bằng máy với sai số 
5mm cho các tỷ lệ, đo chiều cao máy j; ngắm máy về điểm B
để định hướng, đặt số đọc trên bàn độ trái ống kính là 00 0
-Quay máy ngắm về điểm C, đọc số trên bàn độ nằm . số
chênh so với góc trên bản vẽ  45”. Nếu lớn hơn giá trị trên
thì kiểm tra lại việc triển điểm khống chế hoặc tính toán bình
sai hoặc sổ đo.
-Kết thúc quá trình đo vẽ kiểm tra lại  nếu  90” thì quá
trình đo đạc đạt yêu cầu.
- Quay máy ngắm điểm chi tiết, đo góc i, đo khoảng cách
Di; (nếu cần xác định độ cao điểm chi tiết thì đo thêm góc
đứng Vi hoặc góc thiên đỉnh Zi, chiều cao mục tiêu Li).
- Nếu góc đứng lớn hơn 30 thì cải chính khoảng cách nghiêng
về khoảng cách ngang theo công thức: Di = Sicos2Vi
(nếu đo máy có dây thị cự thẳng: Si = Kli)
- Thông thường, với địa hình bằng phẳng để xác định khoảng
cách nằm ngang thì để ống kính nằm ngang ở vị trí 00 hoặc
900.
- Độ cao điểm chi tiết được xác định như sau:
HCT = HTĐ + Di.tgVi + j – Li
HCT = HTĐ + Di.cotgZi + j – Li
- Với tỷ lệ 1:500 thì đo bằng thước thép.
- Với tỷ lệ 1:1000 thì đo bằng thước vải.
- Với tỷ lệ 1:2000; 1:5000 thì được đo bằng dây thị cự
trong ống kính máy kinh vĩ quang học.
4

4



CÂU 11: . Trình bày nội dung công tác điều vẽ ảnh hàng không để thành
lập BĐĐC
a/ Xác định phạm vi điều vẽ:
Phạm vi điều vẽ phải được xác định trên bình đồ ảnh hoặc
ảnh đơn.
Với bình đồ ảnh thì phạm vi điều vẽ được giới hạn bởi khung trong
của tờ bình đồ ảnh, có thể vẽ rộng ra ngoài 1cm để phục vụ ghép
biên.
- Nếu điều vẽ ảnh đơn thì vùng điều vẽ nằm giữa các tấm ảnh
thống nhất giữa các tấm ảnh, cách mép ảnh  2cm, đường biên
không trùng với địa vật hình tuyến, không được cắt qua vùng dân
cư (Trừ trường hợp đặc biệt).
b/ Điều vẽ ranh giới thửa đất:
Ranh giới thửa đất là yếu tố quan trọng nhất của bản đồ địa
chính, nó được giới hạn bởi các bờ đất, đường bao quanh, tường
vây, hàng rào, hoặc các địa vật quy ước khác
Ranh giới thửa đất được biểu thị trên bản đồ địa chính bằng
đường viền khép kín nét liền, lực nét từ 0.15mm đến 0.2mm.
Tim đường viền trùng tim đường ranh giới thửa đất. Khi độ rộng
của đường bao  0.5mm trên bản đồ thì được vẽ bằng 2 nét, đồng
thời điều tra phân hạng sử dụng đất, tên chủ sử dụng đất.
c/ Điều vẽ khu dân cư:
- Xác định ranh giới các thửa đất ở, hệ thống đường giao
thông, vị trí nhà ở, đất vườn, đất ao, các vật kiến trúc tôn giáo, ranh
giới khu dân cư, tên chủ hộ, tên thôn xóm, tên riêng của các đối
tượng.

5

5



- Với vùng dân cư các vật kiến trúc thường bị che khuất bởi
bóng cây, do vậy phải dựa vào các chuẩn về hình dáng, kích thước,
màu sắc và tương vị trí để xác định.
Với khu vực bị che khuất nhiều thì phải đo vẽ bù ngoài thực địa.
d/ Điều vẽ hệ thống thủy văn:
Hệ thống thủy văn gồm:
sông, ngòi, kênh, mương thể hiện trên bản đồ địa chính chính xác
theo đường mép nước, đường bờ ngoài thực địa.
Đường mép nước xác định theo thời điểm chụp ảnh;
Với đường bờ biển phải xác định đường mép nước lúc triều cường
và lúc triều kiệt.

6

6


CÂU10. Yêu cầu ký thuật khi thiết kế lưới địa chính cấp 1, cấp 2.
- Trước khi thiết kế cần tìm hiểu tỷ lệ bản đồ lớn nhất cần đo vẽ,
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu đo, tìm hiểu khả năng về
kỹ thuật và trang thiết bị của đơn vị thi công.
- Thu thập bản đồ địa hình các loại tỷ lệ, các điểm khống chế
toạ độ, độ cao Nhà nước đã xây dựng, đánh giá khả năng sử dụng
của các tài liệu đó và thống kê các điểm hạng cao còn sử dụng
được lên bản đồ địa hình.
- Đảm bảo mật độ điểm khu vực đo vẽ sao cho thoả mãn:
+ Để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 5000 và 1: 10000 phải đảm
bảo 5 km2 có một điểm

+ Để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 500 và 1: 2000 phải đảm bảo
từ 1 km2 đến 1.5km2 có một điểm
+ Để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 200 khu công nghiệp có cấu
trúc dạng đô thị, khu đất có giá trị kinh tế cao, đất đô thị có diện
tích thửa nhỏ đảm bảo 0.3 km2 có một điểm.
- Lưới địa chính cấp 1, cấp 2 có thể là đường chuyền đơn, một
điểm nút hoặc nhiều điểm nút nối với các điểm hạng cao với tổng
chiều dài của đường chuyền phải đảm bảo theo quy phạm
- Các tuyến đường chuyền nên chọn ở dạng duỗi thẳng,
- Nếu thiết kế 2 đường chuyền song song nhau và cách nhau <
400m với cấp I và < 150m với cấp II thì phải đo nối với nhau để
tạo thành nút;
- Nếu đường chuyền có chiều dài < 600m với cấp I và < 400m với
cấp II thì phải đảm bảo sai số khép tuyệt đối  4cm.
- Phải đo nối đường chuyền với 2 điểm hạng cao với góc đo nối 
200
7

7


CÂU 9. Trình bày nội dung công tác đo góc và đo cạnh đường chuyền
địa chính cấp 1, cấp 2
A/ Đo góc :
Góc trong lưới đường chuyền địa chính cấp I, cấp II được đo bằng
máy kinh vĩ quang học, kinh vĩ điện tử, toàn đạc điện tử với độ
chính xác 1’’ đến 5’’.
Đo góc đơn hay toàn vòng phụ thuộc vào số hướng trên trạm đo.
Giữa các lần đo phải thay đổi bàn độ hướng mở đầu đi một lượng
1800/n (n là số lần đo).

Khi đo góc có thể sử dụng phương pháp 3 chân máy để làm giảm
ảnh hưởng sai số dọi tâm.
Dọi tâm trạm đo và bảng ngắm với sai số <2mm với cạnh dài, cạnh
ngắn <1mm.
Trước khi đo phải kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy kinh vĩ theo các
hạng mục
B/ Đo cạnh lưới địa chính cấp I, cấp II
Cạnh lưới địa chính cấp I, cấp II đo bằng máy điện quang hoặc
máy toàn đạc điện tử với sai số trung phương đo cạnh :
mD = (a+b.10-6D)mm
Trong đó: a; b là hằng số của máy.
Máy trước khi sử dụng phải được kiểm tra và kiểm nghiệm theo
yêu cầu của quy phạm thành lập bản đồ địa chính.
Cạnh phải đo đi và đo về, mỗi lần đo cần đọc số 6 lần.
Hạn sai quy định như sau:
Số chênh đọc số trong 1 lần đo 2a
Số chênh giữa đo đi và đo về 6.10-6D hoặc(n là số lần đo)
Đo áp suất và nhiệt độ ở cả 2 đầu cạnh nếu cạnh dài hơn 600m, đo
cả trước và sau khi đo cạnh.
Đọc áp suất đến 1mBar, nhiệt độ đọc đến 10
Phải đo góc đứng để cải chính khoảng cách nghiêng về khoảng
cách ngang (nếu máy không tự động đo khoảng cách ngang).
Chiều cao máy và gương đo chính xác đến milimet.
Dọi tâm máy chính xác đến 1mm.
8

8







CÂU 8. Trình bày nội dung công tác tính diện tích trên bản đồ
địa chính.
- Diện tích thửa đất là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hồ
sơ địa chính, là cơ sở để xác định quyền sử dụng đất, định gá
đất, tính thuế ...
1. Yêu cầu khi tính diện tích
+ Diện tích thửa đất tính từ tim đường ranh giới thửa đất.
+ Phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ địa chính và tính chất quan
trọng của các loại đất mà diện tích được làm tròn cho phù hợp.
Ở vùng nông thôn, thửa đất rộng đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:
1000 đến 1: 5000 cần làm tròn đến 1m2.
Ở vùng đô thị, thửa đất nhỏ đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500; 1:
200 thì diện tích tính chính xác đến 0.1m2.
+ Diện tích thửa đất ghi trong hồ sơ kỹ thuật thửa đất cũng như các
tài liệu liên quan phải thống nhất với số liệu ghi trên bản đồ địa
chính. Trên bản đồ địa chính diện tích thửa đất ghi cùng số thứ tự
thửa đất và loại đất:
2. Trình tự tính diện tích thửa đất
a. Tính diện tích tổng thể: Tính diện tích theo khung trong tờ
bản đồ hoặc theo các ô vuông trên bản đồ;
b. Tính diện tích tổng thể theo đơn vị hành chính (giới hạn bởi
đường địa giới hành chính).
c. Tính diện tích các lô đất: Các lô đất được giới hạn bởi đường
bờ lô, đường giao thông, kênh mương... Tổng diện tích các lô đất
trong một tờ bản đồ hoặc một đơn vị hành chính phải bằng diện tích
tổng thể.
d. Tính diện tích thửa đất:

Sau khi tính xong diện tích thửa đất, thì tổng diện tích các thửa đất
trong lô đất phải bằng diện tích cả lô đất.
Diện tích mỗi thửa đất có thể sử dụng phần mềm để tính diện tích
theo toạ độ góc thửa, có thể dùng phương pháp đồ giải để tính trên
bản đồ giấy . Khi đó, diện tích thửa đất được tính 2 lần.
9

9


CÂU7: Trình bày phương pháp đánh số thửa trên bản đồ địa chính cơ sở
và bản đồ địa chính.
- Việc đánh số thửa phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Trong một tờ bản đồ, số thửa không được trùng nhau;
+ Số thửa phải đánh liên tục;
+ Số thửa phải thống nhất trong tất cả các tài liệu liên quan
- Việc đánh số thửa theo phương pháp:
1. Số thửa tạm trên bản gốc đánh bằng số Ả rập từ 1 đến hết,
từ trái sang phải, từ trên xuống dưới theo đường Zic Zắc, số nọ nối
tiếp số kia
2. Nếu thửa đất quá nhỏ không đủ ghi cả số thửa và diện tích
thì ghi số thửa, còn diện tích được lập bảng kê ở dưới khung
nam tờ bản đồ. Trường hợp thửa đất bên cạnh rộng, thì có thể
ghi nhờ diện tích, số thửa, loại đất ra ngoài thửa nhỏ và vẽ
mũi tên chỉ vào thửa đất nhỏ đó để tránh nhầm lẫn
3. Nếu trên 1 tờ bản đồ có nhiều đơn vị hành chính, thì số
thửa được đánh theo từng đơn vị hành chính: Hết đơn vị hành
chính này mới đánh sang đơn vị hành chính khác.
Khi lập bảng kê và tợp hợp hồ sơ thì tợp hợp riêng theo từng
đơn vị hành chính.

4. Trường hợp thửa đất bị chia cắt bởi khung bản đồ gốc thì
số thửa tạm đánh bình thường theo quy tắc trên để tổng hợp
diện tích kiểm tra.
5. Số thửa chính thức được đánh trên tờ bản đồ địa chính theo
đơn vị hành chính bằng chữ số Ả rập từ 1 đến thửa cuối cùng
trên từng tờ bản đồ địa chính sau khi đã kiểm tra ngoại
nghiệp theo chiều zich zắc bắt đầu từ góc Tây Bắc của mảnh.

10

10



×