Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

đề cương địa chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.25 KB, 23 trang )

Câu 1: Nêu khái niệm, nội dung và nguyên tắc quản
lý của địa chính?
-

-

-

-

Khái niệm: địa chính là tên gọi chung cho cả hệ thống
quản lý đất đai. Đó là hệ thống các biện pháp giúp cho
cơ quan nhà nước nắm được các thông tin đất đai, quản
lý đc quyền sở hữu, sd đất, bảo vệ quyền lợi hợp pháp
cho người quản lý, người sử dụng đất.
Nội dung:
+ Bao gồm: điều tra đất đai, đo đạc, lập bản đồ địa
chính, đăng ký đất, cấp giấy chứng nhận......Có ý nghĩa
to lớn trong việc quản lý đất đai, lập quy hoạch tổng thể,
kế hoạch kinh tế quốc dân...
Nguyên tắc:
+ quản lý địa chính cần tiến hành theo quy chế thống
nhất do nhà nước đề ra, được cụ thể hóa bằng các văn
bản pháp luật như luật, nghị định, thông tư, nghị quyết
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Tư liệu địa chính phải đảm bảo tính nhất quán, liên
tục và hệ thống theo thời gian và không gian.
+ Đảm bảo độ chính xác cao về yếu tố không gian và có
độ tin cậy cao về thông tin pháp lý.
+ Đảm bảo tính khái quát và tính hoàn chỉnh.
Câu 2: Nêu khái niệm bất động sản? Điều kiện để


một tài sản được coi là bất động sản. Vai trò của bất
động sản đối với kinh tế xã hội của quốc gia là gì?
Khái niệm bất động sản: bất động sản là những tài sản
k di dời được bao gồm:
+ Đất đai
1


-

-

-

+ Nhà ở và các công trình gắn liền vs đất đai...
+ Các tài sản khác gắn với đất đai
+ Các tài sản khác do nhà nước quy định
+ máy bay và tàu hỏa cũng đc quy định là bất động sản
vì chúng gắn liền vs sân bay và nhà ga.
Điều kiện để tài sản được coi là bất động sản:
+ Là vật chất có ích cho con người
+ Được chiếm giữ bởi cá nhân, cộng đồng, phải có chủ
sở hữu xác định.
+ Có thể đo lường được bằng 1 đơn vị giá trị xác định.
+ không thể di dời ( di dời không đáng kể, gắn với đất
đai và các tài sản khác trên đất, tồn tại lâu dài)
Vai trò của bất động sản đối với kinh tế xã hội quốc
gia:
+ chiếm 60% tài sản quốc gia
+ Giao dịch bất động sản có thể chiếm 20-30% GDP

+ Phần cơ bản của bất động sản là đất đai, là nguồn lực
đầu vào không thể thiếu trong mị lĩnh vực, có tiềm năng
lớn trong phát triển kinh tế đất nc.
+ Bất động sản gắn chặt với lợi ích của cộng đồng, tập
thể, cá nhân
+ Bất động sản thể hiện bộ mặt, trình độ phát triển của
mỗi quốc gia
Đất đai, tài sản gắn liền với đất đai và quan hệ của con
người đối với đất đai là đối tượng nghiên cứu, quản lý
của địa chính.
Câu 3: trình bày các yếu tố cơ bản của địa chính?
Các yếu tố cơ bản của địa chính:
2


+ Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực
địa bằng dấu mốc, trong thực tế thì đó là các điểm mốc
trắn địa, điểm đặc trưng của địa hình, địa vật. Trong địa
chính cần quản lý các dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa
và tọa độ của chúng.
+ Yếu tố đường: là đoạn thẳng, đường thẳng, đường
cong nối các điểm trên thực địa. Khi đo đạc địa chính
chúng ta cần xác định đường cong bằng cách chia nhỏ
cung cong tới mức các đọa của nó có thể coi là đoạn
thẳng, khi đó đường cong được xác định và quản lý như
một đường gấp khúc.
+ Thửa đất: Là yếu tố đơn vị cơ bản của đất đai, là đối
tượng chủ yếu trong QLDD, nó được thể hiện trong hồ
sơ địa chính. Trên bản đồ địa chính tất cả các thửa đất
đều được xác định vị trí, ranh giới, diện tích. Mọi thửa

đều đc đặt tên, ngoài ra còn có xứ đồng, địa chỉ thôn, xã
phường.... Số hiệu thửa đất là yếu tố quan trọng giúp
cho việc nhận dạng, phân biệt các thửa đất.
+ Thửa đất phụ: trên một thửa đất có thể tồn tại các thửa
đất nhỏ có đường ranh giới phân chia không ổn định, đc
sử dụng vào các mục đích khác nhau thì đc gọi là thửa
đất phụ.
+ Lô đất: Là vùng đất gồm nhiều thửa đất. Đất đai được
chia lô theo điều kiện địa lý như cùng độ cao, độ dốc,
theo điều kiện giao thông, thủy lợi, theo mục đích sử
dụng .

3


-







+ Khu đất, xứ đồng: Là vùng đất gồm nhiều thửa đất.
Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ
rất lâu đời.
+ Thôn, bản, ấp, xóm: Là các cụm dân cư đc tạo thành
bởi cộng đồng cùng làm ăn, sống trên 1 vùng đất.
+ Xã, phường, thị trấn: Là đơn vị hành cính cấp cơ sở
gồm nhiều thôn, bản hoặc các phố. Thông thường bản

đồ địa chính được đo vẽ và biên tập theo đơn vị hành
chính cơ sở xã, phường để sử dụng trong quát trình
QLDD.
Câu 4: Trình bày việc cập nhập bản đồ địa chính.
Cập nhập thường xuyên: Khi thửa đất thay đổi về hình
thể, chia nhỏ hoặc gộp thửa do thực hiện các biến động
được người sử dụng kê khai đăng ký và cơ quan có
thẩm quyền nhà nc phê duyệt, tức là phải cập nhập bản
đồ.
+ Mục đích: đảm bảo các yếu tố nội dung bản đồ phù
hợp với hiện trạng sử dụng đất. Nội dung chỉnh lý cập
nhập bản đồ bap gồm: các yếu tố không gian như hình
dạng, kích thước, diện tích và các yếu tố liên quan khác.
+ Quy trình đo đạc cập nhập và hiện chỉnh bản đồ địa
chính gồm các bước:
Tiến hành đo đậc để xác định sự thay đổi các yếu tố
không gian của thửa đất so với hiện trạng thửa đất trên
bản đồ địa chính đang quản lý
Gạch bỏ các yếu tố cũ và vẽ các yếu tố mới lên bản đồ
địa chính.
Tiến hành đánh số mới cho thửa đất vừa chỉnh lý
4




-

Cập nhập các thông tin xã hội, pháp lý cho thửa đất mới
đc thành lập

Cập nhập theo định kỳ: việc cập nhập thường xuyên
đc các cơ quan quản lý nhà nc về đất đai cấp xã huyện
tiến hành. Tuy nhiên, các kết quả cập nhập này phải đc
cập nhập theo định kỳ. Theo quy định hiện hành, khi
các yếu tố trên bản đồ địa chính thay đổi quá 40% thì
phải biên tập lại.
Câu 5: Trình bày nguyên tắc và phân cấp thành lập
hồ sơ địa chính.

-

-

Phân cấp: được phân theo 4 cấp hành chính: cấp trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã
Nguyên tắc: + tất cả các hồ sơ địa chính được thành lập
chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính cấp xã,
phường, thị trấn.
+ Nội dung hồ sơ địa chính phải đc thể hiện đầy đủ,
chính xác, kịp thời, phải đc chỉnh lý thường xuyên đối
với các biến động trong quá trình sử dụng đất.
+ Hồ sơ địa chính được thành lập 1 bản chính và 2 bản
sao từ brn gốc. Bản gốc hồ sơ địa chính phải đc chỉnh lý
kịp thời khi có biến động về sử dụng đất, bản sao phải
đc chỉnh lý phù hợp với bản gốc.
+ Sở tài nguyên và môi trường chịu tránh nhiệm tổ chức
thành lập hồ sơ địa chính.
+ Các bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, biểu
thống kê diện tích đất đai đc sở tài nguyên – môi trường
cấp tỉnh nghiệm thu, các nhận trc khi đưa vào sử dụng

5


-

-

-

-

-

-

-

Câu 6 : Điều 49 luật đất đai quy định những trường
hợp nào đc nhà nc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường
hợp thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công
ích của xã, phường, thị trấn
Người đc nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15
tháng 10 năm 1993 đến trc ngày luật này có hiệu lực thi
hành mà chưa đc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
Người đang sử dụng đất theo quy định tại điều 50 và
điều 51 của luật này mà chưa đc cấp giấy chứng nhận sử
dụng đất.

Người đc chuyển đổ, chuyển nhượng, được thừa kế,
nhận tặng cho quyền sử dụng đất
Người đc sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của
tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi
hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
của nhà nc có thẩm quyền đã đc thi hành
Người trúng đấu giá sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử
dụng đất
Người sd đất quy định tại điều 90,91 và 92 của luật này
Người mua nhà gắn liền vs đất ở
Người đc nhà nc thanh lý, hóa giá nhà gắn liền vs đất ở
Câu 7: Định giá đất là gì? Mục đích của việc định giá
đất? Nêu các nguồn thu cho ngân sách nhà nc từ đất
đai.
6


-

-

-

-

Định giá đất là sự ước tính về giá trị sử dụng đất bằng
hình thái tiền tệ cho 1 mục đích xác định tại 1 thời điểm
xác định.
Mục đích của việc định giá đất:
+ xác định nguồn thu tài chính từ đất đai vào ngân sách

nhà nc
+ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sở hữu
đất
+ hoạt động tài chính tns dụng và ngân hàng liên quan
đến đất
+ tư vấn đầu tư
+ định giá tài sản các công ty
Các nguốn thu cho ngân sách nhà nc từ đất đai:
+ tiền thuê đất
+ thuế sử dụng đất
+ thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất
+ tiền sử dụng đất trong các trường hợp giao đất có thu
tiền và chuyển đổi mục đích sd
+ tiền thu từ việc xử lý vi phạm háp luật về đât đai
+ tiền bồi dưỡng cho nhà nc khi gây thiệt hạo trong
quản lý đất đai
Câu 8: Nội dung của quy hoạch và kế hoạch sử dụng
đất? Vai trò của địa chính trong quy hoạch sử dụng
đất là gì?
Nội dung của quy hoạch sử dụng đất:
+ Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất, đánh
giá tiềm năng đất đai.
7


-

-


+ Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong
kỳ quy hoạch
+ Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu
phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh
+ Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các
công trình
+ Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất
đai và bảo vệ môi trường.
+ Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất
Nội dung kế hoạch sử dụng đất:
+ Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử
dụng đất kỳ trước.
+ Kế hoạch thu hồi diện tích sử dụng dấtđể phân bổ cho
các nhu cầu khác
+ Kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa nước
và đất rừng sang sử dụng vào mục đích khác
+ Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất để sử
dụng vào các mục đích khác nhau
+ Cụ thể hóa kế hoạch sử dụng đất 5 năm đến từng năm
+ Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất
Vai trò:
+ cung cấp đầy đủ, cập nhập phù hợp nhất với hiện
trạng sử dụng đất
+ cung cấp thông tin cho quy hoạch tổng thể
+ chỉ có địa chính với có điều kiện lập ra bản đồ quy
hoạch
+ các thông tin về thửa đất, mục đích sử dụng, cơ sở
pháp lý... sẽ là cơ sở cho các cơ quan nhà nc có thẩm
quyền cấp giấy phép xây dựng...
8



-















-

Câu 9: Nêu các chức năng và nhiệm vụ về đo đạc và
bản đồ của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Tài
Nguyên và Môi Trường.
Chức năng và nhiệm vụ về đo đạc của Bộ TNVMT:
+ Chức năng: thực hiện chức năng quản lý nhà nước
trong lĩnh vực: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thủy văn,
đo đạc bản đồ....
+ Nhiệm vụ :
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các dự án trọng điểm

quốc gia về đo đạc và bản đồ
Tổ chức thực hiện việc xây dựng, cập nhập, quản lý
khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đo đạc và bản
đồ cơ bản
Quy định, hướng dẫn và kiểm tra việc kiểm định, kiểm
nghiệm, bảo dưỡng, bảo đảm dẫn xuất chuẩn quốc gia
Tổ chức thẩm định các dự án đo đạc và bản đồ trọng
điểm do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ủy ban nd tỉnh...
Tổ chức việc đăng ký, cấp, thu hồi giấy phép đo đạc và
bản đồ
Chủ trì, phối hợp vs bộ nội vj tổ chức đo đạc, thành lập
bản đồ phụ vụ việc phân định, điều chỉnh địa giới hành
chính theo pháp luật
Thành lập hiện chỉnh, xuất bản và phát hành các sản
phẩm bản đồ theo quy định của PL
Chức năng và nhiệm vụ về đo đạc của Sở TNVMT
+ Chức năng: ban hành các văn bản pháp luật về công
tác quản lý tài nguyên đất, tài nguyên nc, tài nguyên
9










khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và

bản đồ trên địa bàn tỉnh
+ Nhiệm vụ:
Thẩm định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép
hoặc ủy quyền cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ
Trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kết quả kiểm
tra, thẩm định chất lượng công trình...
Tổ chức xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên
dụng, thành lập hệ thống bản đồ địa chính, bản đồ
chuyên đề
Theo dõi việc xuất bản và phát hành sách các loại bản
đồ và kiến nghị các cơ quan nhà nc về xuất bản, việc
đình chỉ phát hành và thu hồi các ấn phẩm bản đồ.
Câu 10: Mục đích của việc phân loại đất theo mục
đích sử dụng là gì?

-

Mục đích của việc phân loại đất theo mục đích sử
dụng:
+ Mục đích sử dụng đất đc xác định theo quy hoạch sử
dụng đất là cơ sở để giao quyền sử dụng đất cho các đơn
vị kinh tế nhà nc, kinh tế tập thể, hộ gia đình và cá nhân
+ Phục vụ công tác điều tra đất đaitrước khi đo vẽ bản
đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính
+ Phục vụ thống kê, kiểm kê đánh giá hiện trạng sử
dụng đấtvà kiểm tra thực hieenjquy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, làm căn cứ lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cho kỳ hạn tiếp theo
10



+ Phân loại sử dụng đất còn là cở sở để phân hạng tính
thuế sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và tạo
dựng khung giá đất để tính thuế và lệ phí chuyển quyền
sử dụng đất, cho thuê đất...
+ Để phân loại sử dụng đất được thuận lợi, người ta
phải xây dựng 1 hệ thống phân loại và đề ra các chỉ
tiêu phân loại.
Câu 11:Trình bày nội dung của công tác quản lý sử
dụng đất?
1.

2.

3.

4.

Nội dung của công tác quản lý sử dụng đất:
Quản lý thông tin không gian của thửa đất. Vị trí thửa
đất, các điểm đặc trưng trên đường ranh giới thửa, kích
thước và diện tích thửa đất
Quản lý chủ sử dụng đất: Là các hộ gia đình và cá
nhânđược nhà nước giao đất sử dụng lâu dài hoặc thuê
theo pháp luật. Các chủ sử dụng đất gắn liền với từng
thửa đất. Chủ sử dụng đất hợp pháp có quyền chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê...
Quản lý sử dụng đất đúng mục đích: Mục đích sử dụng
đất đc xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đã đc cơ quan nhà nc có thẩm quyền phê duyệt. Khi

giao đất cho người sử dụng luôn phải chỉ rõ thời gian và
mục đích sử dụng từng thửa đất.
Quản lý hiện trạng sử dụng đất: việc quản lý hiện trngj
sử dụng đất được thực hiện thông qua việc điều tra,
11


5.

1.

2.

3.

4.

5.

kiểm tra thường xuyên hoặc thống kê đất hằng năm và
kiểm kê đất đai theo định kỳ 5 năm.
Quản lý sự thay đổi tính chất tự nhiên của thửa đất: Do
tác động của điều kiện thiên nhiên cũng như quá trình
sử dụng và cải tạo đất, các yếu tố như mặt bằng, độ cao,
độ dốc... của thửa đất sẽ thay đổi. Công tác sẽ phát hiện,
xác định và cập nhập các thay đổi đó
Câu 12: Bản đồ địa chính có những tính chất riêng
biệt nào? Bản đồ địa chính dùng để thực hiện các
nhiệm vụ nào trong coongtasc quản lý nhà nước về
đất đai?

Bản đồ địa chính có những tính chất riêng biệt:
Bản đồ địa chính thành lập thống nhất theo đơn vị hành
chính cấp xã, phường, thị trấn trong phạm vi cả nước
Bản đồ địa chính có tính pháp lý cao vì đc đo vẽ và
nghiệm thu chặt chẽ, đc cơ quan nhà nc có thẩm quyền
xác nhận và công nhận, đc người sử dụng chấp nhận
Bản đồ địa chính có độ chính xác cao, đc thành lập trên
cơ sở kỹ thuật công nghệ hiện đại, đảm bảo cung cấp
thông tin không gian và thời gian các thửa đất phục vụ
công tác quản lý đất đai
Bản đồ địa chính có tỉ lệ lớn, phạm vi đo vẽ trên khắp cả
nước . Tuy nhiên bản đồ từng tỉ lệ không phủ trùm toàn
bộ lãnh thổ, mỗi loại sẽ đc vẽ vs tỉ lệ khác nhau
Bản đồ địa chính thường xuyên đc cập nhập các thay
đổi hợp pháp của đất đai, có thể cập nhập hàng ngày hay
cập nhập theo kỳ
12


-

Các nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về
đất đai trong bản đồ địa chính:
+ Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
+ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và
chuyển mục đích sử dụng đất
+ Thông kê, kiểm kê đất đai
+ Quản lý tài chính về đất đai
+ quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất
trong thị trường bất động sản

+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của
pháp luật về đất đai và các xử lý vi phạm pháp luật về
đất đai.
....
Câu 13: Nêu khái niệm: bản đồ địa chính cơ sở( Bản
đồ gốc), bản đồ địa chính, bản đồ trích đo. Khi thành
lập bản đồ địa chính cần phải quan tâm đến các yếu
tố cơ bản nào?

-

-

-

Bản đồ địa chính cơ sở: Là bản đồ thể hiện hiện trạng
sử dụng đất và thể hiện trọn vẹn và không trọn vẹn các
thửa đất , các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo
thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã đc phê duyệt,
các yếu tố địa lý có liên quan..
Bản đồ địa chính: Đó là tên gọi của bản đồ đc biên vẽ,
biên tập từ bản đồ địa chính cơ sở theo từng đơn vị hành
chính cơ sở cấp xã, phường, thị trấn.
Trích đo đại chính: là đo vẽ lập bản đồ địa chính của 1
khu đất hoặc thửa đất tại các khu vực chưa có bản đồ
13


-


địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đáp
ứng ddc yêu cầu trong công việc giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, đk quyền sử
dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Khi thành lập bản đồ địa chính cần quan tâm các
yếu tố cơ bản sau:
+ Chọn tỉ lệ bản đồ địa chính phù hợp với vùng đất,
loại đất
+ bản đồ đại chính phải có hệ thống tọa độ thống nhất ,
có phép chiếu phù hợp để các yếu tố trên bản đồ có biến
dạng nhỏ nhất
+ Thể hiện đầy đủ và chính xác các yếu tố không gian
như vị trí điểm, các đường đặc trưng, diện tích các thửa
đất
+ Các yếu tố pháp lý phải đc điều tra, thể hiện chuẩn
xác và chặt chẽ
Câu 14: Trình bày các nội dung được thể hiện trên
bản đồ địa chính.

-

Nội dung được thể hiện trên bản đồ địa chính:
+ Cơ sở toán học của bản đồ
+ Điểm khống chế tọa độ, độ cao nhà nước các hạng,
các điểm địa chính, điểm độ cao kỹ thuật, điểm khống
chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn
mốc ổn định
+ Địa giới hành chính các cấp, mốc địa giới hành chính,
đường mẹp nước thủy triều trung bình thấp nhất trong
nhiều năm

14


Mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn
giao thông, thủy lợi, diện và các công trình khác có
hành lang an toàn, ranh giới quy hoạch sử dụng đất
+ Ranh giới sử dụng đất, loại đất và số thứ tự đất, diện
tích thửa đất và các yếu tố nhân tạo, tự nhiên chiếm đất
nhưng không tạo thành các thửa đất, các tài sản gắn liền
với đất
+ Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao
+ Các ghi chú thuyết minh, thông tin pháp lý của thửa
đất nếu có
Câu 15: Bản đồ địa chính đc thành lập theo các tỉ lệ
nào? Việc chọ tỷ lệ bản đồ địa chính căn cứ vào các
yếu tố nào? Trình bày các yếu tố đó.
- Bản đồ địa chính được thành lập theo các tỷ lệ:
1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1: 5000, 1:10000
- Việc chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính phải căn cứ
vào yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai, giá
trị kinh tế sử dụng đất, mức độ khó khắn về giao thông,
về kinh tế, về mức độ chia cắt địa hình, về độ che khuất,
về quan hệ xã hội,… của từng khu vực, mật độ thửa
trung bình trên 1ha, quy hoạch phát triển kinh tế, quy
hoạch sử dụng đất của từng khu vực trong đơn vị hành
chính.

15



Câu 16:
*) BĐĐC cơ sở tỷ lệ 1:10.000:
- Dựa vào lưới kilomet của hệ tọa độ mặt phẳng theo
kinh tuyến trục cho từng tỉnh và xích đạo, chia thành
các ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6km
x 6km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000.
Kích thước hữu ích của bản đồ là 60cm x 60cm tương
ứng với diện tích là 3600 ha.
- Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 gồm 8 chữ
số: 2 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 3 số tiếp
là số chẵn kilomet của tọa độ X, 3 chữ số sau là 3 số
chẵn kilomet của tọa độ Y của điểm góc trái trên của
mảnh bản đồ. Trục tọa độ X tính từ xích đạo có giá trị
X=0 km, trục tọa độ Y có giá trị Y = 500km trùng với
kinh tuyến trục của tỉnh.

*) BĐĐC cơ sở tỷ lệ 1:5.000:
- Lấy mảnh bàn đồ tỷ lệ 1:10.000 chia thành 4 ô
vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3km x 3km
tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000. Kích
thước khung trong của tờ bản đồ là 60cm x 60cm, tương
ứng với diện tích 900ha.
- Số hiệu của tờ BĐĐC cơ sở tỷ lệ 1:5.000 tương tự
như bản đồ tỷ lệ 1:10.000 nhưng không có số 10.
16


*) BĐĐC cơ sở tỷ lệ 1:2000:
- Lấy mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 chia thành 9 ô
vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 1km x 1km

tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000. Kích
thước khung trong của tờ bản đồ là 50cm x 50cm, tương
ứng với diện tích 100ha. Các ô vuông được đánh số thứ
tự từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới.
- Số hiệu của tờ BĐĐC cơ sở tỷ lệ 1:2000 bao gồm
số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000, thêm ngạch nối
và thứ tự ô vuông.

*) BĐĐC cơ sở tỷ lệ 1:1000:
- Lấy mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 chia thành 4 ô
vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 0.5km x
0.5km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000.
Kích thước khung trong của tờ bản đồ là 50cm x 50cm,
tương ứng với diện tích 25 ha. Các ô vuông được đánh
số thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới.
- Số hiệu của tờ BĐĐC cơ sở tỷ lệ 1:1000 bao gồm
số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, thêm ngạch nối
và thứ tự ô vuông.
17


*) BĐĐC cơ sở tỷ lệ 1:500:
- Lấy mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 chia thành 16 ô
vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 0.25km x
0.25km tương úng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.
Kích thước khung trong của tờ bản đồ là 50cm x 50cm,
tương ứng với diện tích 6.25 ha. Các ô vuông được đánh
số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải,

từ trên xuống dưới.
- Số hiệu của tờ BĐĐC cơ sở tỷ lệ 1:500 bao gồm số
hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, thêm ngạch nối và
thứ tự ô vuông để trong ngoặc đơn.
Câu 18: Trình bày yêu cầu độ chính xác bản đồ địa
chính.
Độ chính xác của bản đồ địa chính thể hiện qua độ
chính xác các yếu tố đặc trưng trên bản đồ.
*) Độ chính xác điềm khống chế đo vẽ: Trong quy
phạm ban hành tháng 11-2008 quy định:
-

-

Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống
chế đo vẽ sau bình sai so với điểm khống chế tọa độ nàh
nước gần nhất không vượt quá 0,1 mm tính theo tỷ lệ
bản đồ cần thành lập.
Đối với khu vực đất ở đô thị sai số nói trên không vượt
quá 6cm cho tỷ lệ 1:500; 1:1000 và 4cm cho 1:200.
18


-

-

-

Sai số trung bình về độ cao của điểm khống chế đo vẽ

(nếu có yêu cầu thể hiện địa hình) sau bình sai so với
điểm độ cao kỹ thuật gần nhất không quá 1/10 khoảng
cao đều đường bình độ cơ bản.
Trong trường hợp thành lập bản đồ bằng các phương
pháp đo vẽ ảnh hàng không thì độ chính xác xác định
tọa độ mặt phẳng và độ cao của điểm khống chế ảnh
ngoại nghiệp phục vụ cho công tác tăng dày điểm đo vẽ
ảnh phải tương đương với độ chính xác xác định tọa độ
của điểm khống chế đo vẽ nếu trên.
Trong trường hợp bay chụp ảnh có xác định tọa độ tâm
chiếu hình thì độ chính xác xác định tọa độ tâm chiếu
hình phải tương đương với độ chính xác xác định điểm
khống chế đo vẽ.
*) Độ chính xác vị trí điểm chi tiết:

-

Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất
biểu thị trên bản đồ địa chính số so với vị trí của điểm
khống chế đo vẽ (hoặc điểm khống chế ảnh ngoại
nghiệp) gần nhất không được vượt quá:
+ 5cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200
+ 7cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500
+ 15cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000
+ 30cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000
+ 150cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000
19


+ 300cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000

-

Quy định sai số nêu trên ở tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000,
1:2000 áp dụng cho trường hợp đo vẽ đất đô thị và đất
khu vực có giá trị kinh tế cao; trường hợp đo vẽ đất khu
dân cư nông thôn ở tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000 các sai
số nêu trên được phép tới 1,5 lần; trong trường hợp đo
vẽ đất nông nghiệp ở tỷ lệ 1:1000 và 1:2000 các sai số
nêu trên được phép tới 2 lần.
*) Độ chính xác thể hiện độ cao trên bản đồ:
Sai số trung bình về độ cao của đường bình độ, độ cao
của điểm đặc trưng địa hình, độ cao của điểm ghi chú độ
cao biểu thị trên bản đồ địa chính (nếu có yêu cầu biểu
thị) so với độ cao của điểm khống chế độ cao ngoại
nghiệp gần nhất không quá 1/3 khoảng cao đều đường
bình độ cơ bản ở vùng đồng bằng và không quá ½
khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng đồi núi,
núi cao, vùng ẩn khuất.
*) Độ chính xác diện tích trên bản đồ:
Diện tích thửa đất được tính đến mét vuông, riêng khu
vực độ thị cần tính chính xác đến 0.1. Diện tích thửa đất
được tính 2 lần, độ chênh kết quả tính diện tích phụ
thuộc tỉ lệ bản đồ và diện tích thửa đất. Quy phạm quy
định sai số giới hạn tính diện tích trên bản đồ giấy là:
Trong đó: M là mẫu số tỉ lệ bản đồ
20


P là diện tích thửa đất tính bằng mét vuông
Câu 19: Nêu khái niệm bản đồ số địa chính. Trình

bày những đặc điểm cơ bản của bản đồ số.
-

-

Bản đồ số địa chính: có nội dung tương tự như bản đồ
giấy, song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số
trong máy tính, sử dụng một hệ thống ký hiệu đã được
số hóa. Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng tọa
độ, còn các thông tin thuộc tính được mã hóa.
Những đặc điểm của bản đồ số:
+ Về độ chính xác: bản đồ số lưu trữ trực tiếp trên các
số đo nên các thông tin chịu ảnh hưởng của sai số ban
đầu
+ Trong quá trình sử dụng , bản đồ số cho phép chúng ta
lưu trữ gọn nhẹ, dễ dàng tra cứu, cập nhập thông tin, đặc
biệt nó tạo ra khả năng phân tích, tổng hợp thông tin
nhanh chóng, phục vụ kịp thời cho các yêu cầu sử dụng
trong cơ quan nhà nước.
Câu 20: Mục đích của việc đăng ký đất là gì? Quy
trình đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu.

-

-

Mục đích của việc đăng ký đất là: tạo cơ sở để bảo vệ
chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, tạo cơ sở để nhà
nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai đảm bảo đất đai
đc sử dụng đúng mục đích, đạt kết quả cao về kinh tế,

xã hội
Quy trình đăng ký qyền sử dụng đất lần đầu: bắt đầu từ
việc người sử dụng đất nộp hồ sơ xin đăng ký, cơ quan
21


nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thẩm định
hồ sơ, cuối cùng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho các chủ sử dụng đất, lập sổ địa chính và các loại
sổ sách khác phục vụ cho công tác quản lý đất.
Câu 21: Thống kê – kiểm kê đất đai nhằm mục đích
gì? Nêu nội dung thống kê – kiểm kê đất đai và lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
1.

2.

3.
4.

1.

2.

Thống kê – kiểm kê đất đai nhằm mục đích:
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và kiểm tra việc thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, làm căn cứ để
lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Làm tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ
cho việc xây dựng và đánh giá tình hình thực hiện chiến

lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xh, an ninhqp...
Đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai
Công bố số liệu về đất đai cho quản lý nhà nước, hoạt
động KT-XH, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa
học, GD-ĐT và các nhu cầu khác của cộng đồng
Nội dung:
Thu nhập số liệu về diện tích đất đai theo mục đích sử
dụng và theo đối tượng sử dụng, số liệu về đối tượng sử
dụng đất trên địa bàn từng đơn vị hành chính
Xử lý, tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được để
rút ra kết luận đánh giá về tình hình hiện trạng sử dụng
đất, tình hình và nguyên nhân biến động đất đai giữa các
kỳ thống kê, kiểm kê
22


3.
4.

Lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai
Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất để thể hiện hiện trạng
sử dụng đất vào các mục đích tại thời điểm kiểm kê đất
đai

23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×