Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tuyển tập đề thi HSG lớp 9 qua các năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.75 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TẠO

TỈNH

SÓC TRĂNG

NĂM HỌC 2011 – 2012

¯¯¯¯¯¯¯

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Đề chính thức
Môn: Ngữ văn - lớp 9
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian phát đề)
Ngày thi 04/02/2012
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề thi này có 02 trang
Câu 1: (8 điểm) Suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
NHỮNG VẾT ĐINH
Một cậu bé có tính hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu đưa cho cậu một
túi đinh và bảo: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy đóng một cái đinh
lên hàng rào gỗ.”
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng
vài tuần sau, cậu bé đã tập kiềm chế và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào
ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là
phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào.


Đến một hôm, cậu đã không nổi nóng một lần nào trong suốt cả ngày.
Cậu đến thưa với cha và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà
con không hề nổi giận với ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào.”
Ngày lại ngày trôi qua, đến một hôm, cậu bé vui mừng tìm cha và hãnh
diện báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu

1


liền đến bên hàng rào, nhỏ nhẹ nói với cậu: “Con đã làm rất tốt, nhưng con
hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào đi. Hàng rào đã không còn
như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy
cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành
trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa,
vết thương đó vẫn còn lại mãi. Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn
đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn
bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ
nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái
tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha…”
(Trích Quà tặng của cuộc sống, Nxb Trẻ, Tp. HCM, 2003)
Câu 2: (12 điểm)
Có ý kiến cho rằng đằng sau bức chân dung xinh đẹp của Thúy Kiều và
Thúy Vân là những dự báo về số phận của hai nàng.
Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều cùng những hiểu biết của em về
Truyện Kiều của Nguyễn Du làm sáng tỏ ý kiến trên.
Văn bản
CHỊ EM THÚY KIỀU
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.

Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

2


Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
(Ngữ văn 9, tập một, Nxb Giáo dục, 2006)
---Hết---

3



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH

TẠO

NĂM HỌC 2011 – 2012

SÓC TRĂNG

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

¯¯¯¯¯¯¯
Đề chính thức
Môn: Ngữ văn - lớp 9
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian phát đề)
Ngày thi 04/02/2012
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Hướng dẫn chung
- Đây là đề thi tuyển đối tượng học sinh giỏi nên giám khảo cần nắm
vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh,
tránh đếm ý cho điểm, đồng thời cũng cần chủ động, linh hoạt trong việc vận
dụng đáp án và thang điểm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể. Đặc biệt,
khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý phải đảm bảo không sai lệch với
tổng điểm mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
II. Đáp án và thang điểm

ĐÁP ÁN
Câu 1: Suy nghĩ của em về câu chuyện Những vết đinh.
1. Yêu cầu về kĩ năng

ĐIỂM
8,0

Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội. Bố cục hợp lí, lập
luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý
4


ĐÁP ÁN

ĐIỂM

chính sau đây:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận.

1,0

- Hậu quả của sự nóng giận: tạo nên những vết thương trong lòng

2,5

người khác, nếu có chữa lành vẫn để lại sẹo, thậm chí có những trường
hợp dù có cố gắng vẫn không thể cứu vãn được. Điều đó cũng tạo nên

những day dứt, những nỗi đau cho chính bản thân mình.
- Trong mọi tình huống, con người cần phải biết kiềm chế sự nóng

2,5

giận, suy nghĩ thấu đáo hơn, tránh làm tổn thương người khác. Đồng
thời, cũng phải biết sửa chữa sai lầm, bù đắp những mất mát đã gây ra.
- Rút ra bài học, những suy nghĩ và ứng xử trong cuộc sống: Sống

2,0

nhân ái, ứng xử khoan dung, biết trân trọng và cảm thông với những
người xung quanh, biết xây dựng và vun đắp những mối quan hệ tốt
đẹp.
Lưu ý: Thí sinh có thể nêu lí lẽ và dẫn chứng theo nhiều cách khác
nhau miễn sao chính xác, hợp lí. Khuyến khích những bài làm có sáng
tạo. Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và
kiến thức.
Câu 2: Có ý kiến cho rằng đằng sau bức chân dung xinh đẹp

12,0

của Thúy Kiều và Thúy Vân là những dự báo về số phận của hai
nàng.
Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều cùng những hiểu
biết của em về Truyện Kiều của Nguyễn Du làm sang tỏ ý kiến trên.
1. Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh phải có kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề văn
học. Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở nắm vững đoạn trích Chị em Thúy Kiều và Truyện Kiều

5


ĐÁP ÁN

ĐIỂM

của Nguyễn Du, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải
đáp ứng các ý cơ bản sau đây:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

1,0

- Đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật tả người của đại thi hào
Nguyễn Du, tả diện mạo bên ngoài đồng thời hé lộ vẻ đẹp tâm hồn và dự
báo số phận mai sau của họ.
+ Giới thiệu nét chung: Cả hai đều đẹp, cái đẹp trọn vẹn theo lí

2,0

tưởng của xã hội và thời đại nhưng mỗi người một vẻ.
+ Vẻ đẹp riêng của mỗi người:
* Thúy Vân mang một vẻ đẹp trang trọng quý phái. Đó là vẻ đẹp

2,0

tạo được tình cảm trân trọng, yêu mến, dễ dàng được xã hội công nhận

và dung nạp. Điều đó cũng như dự báo, sắp đặt cho một cuộc đời yên ổn,
không sóng gió.
* Thúy Kiều mang một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà hơn. Từ nhan sắc

3,0

đến tài năng (cầm, kì thi, họa) đạt đến mức tuyệt đỉnh, toàn diện của bậc
tài hoa theo quan niệm thẩm mĩ của xã hội phong kiến - một vẻ đẹp hiếm
có trên đời, thường được tôn sùng và cũng bị đố kị. Chính sự đố kị đã
gây ra nhiều sóng gió cho cuộc đời Thúy Kiều.
Từ bức chân dung của Thúy Kiều, người đọc cảm nhận kiếp đời

2,0

không êm đềm của nàng - đó là kiếp đoạn trường với thanh lâu hai lượt,
thanh y hai lần.
- Đánh giá chung:

2,0

+ Đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật tả người của Nguyễn Du, bút
pháp miêu tả giàu sắc thái cổ điển và nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong
văn chương trung đại.
+ Tấm lòng nhân đạo của nhà thơ: luôn đề cao, trân trọng vẻ đẹp,
tài năng của con người.
Lưu ý: Thí sinh biết đưa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng làm

6



ĐÁP ÁN

ĐIỂM

sáng tỏ vấn đề, lập luận chặt chẽ, thể hiện được năng lực cảm thụ văn
học. Khuyến khích những bài làm có sáng tạo. Chỉ cho điểm tối đa khi
thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
-------Hết------

7


SỞ GD&ĐT QUẢNG
BÌNH

KÌ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2013-2014
Khóa ngày 28-3-2014
Môn: Ngữ văn

ĐỀ CHÍNH THỨC

Lớp 9 THCS
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Họ và

Đề gồm có 01 trang

Số
báo danh:..........................

tên:...........................

Câu 1 (4,0 điểm)
Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của mẩu chuyện sau đây:
Kì thi đáng nhớ
Tại một trường học khá danh tiếng, nhân dịp kỉ niệm ngày Quốc tế phụ
nữ 8-3, người ta tổ chức một kì thi trắc nghiệm dành cho các cô gái đáng yêu.
Các cô gái thoải mái trả lời nhiều câu hỏi khá hóc búa. Nhưng tới câu
hỏi cuối cùng, hãy cho biết tên người lao công trong trường chúng ta thì các
cô gái đều lặng thinh. Ai cũng nhớ có một bác lao công già vẫn cặm cụi trên
sân trường vào mỗi buổi chiều nhưng chưa ai hỏi tên bác ấy bao giờ.
(Theo Vặt vãnh và hoàn hảo, NXB Văn
hóa Thông tin)
Câu 2 (6,0 điểm)
Mở đầu bài thơ Con cò, Chế Lan Viên viết:
Con còn bế trên tay

Cò một mình, cò phải kiếm ăn,

Con chưa biết con cò

Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
8


Nhưng trong lời mẹ hát

"Con cò ăn đêm,

Có cánh cò đang bay:


Con cò xa tổ,

"Con cò bay la

Cò gặp cành mềm,

Con cò bay lả

Cò sợ xáo măng..."

Con cò cổng phủ,

Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!

Con cò Đồng Đăng..."

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!...
(Con cò - Chế Lan Viên, Ngữ văn 9 Tập 2)

Thông qua việc cảm nhận đoạn thơ trên, em hãy làm sáng tỏ nhận xét
sau đây:
Con cò từ trong ca dao đã đi vào lời ru của mẹ để trở thành một hình
ảnh có sức gợi lớn, mang nhiều ý nghĩa.
----------------------- Hết -------------------------

9


HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHẤM

ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Ngữ văn
Khóa ngày: 28-3-2014
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu
cầu về kĩ năng để cho từng ý điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Cần linh động khi vận dụng đáp án, không nên buộc học sinh diễn đạt
tương tự mới cho điểm (nhất là những nội dung để trong dấu ngoặc vuông).
- Khi cho điểm toàn bài: không làm tròn số (có thể cho: 0; 0,25; 0,5;
0,75;...).
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu 1 (4,0 điểm)
Nội dung yêu cầu
* Yêu cầu về kĩ năng

Điểm

- Biết cách làm bài nghị luận xã hội; bố cục và cách trình bày
hợp lí.
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt; dẫn
chứng phù hợp (ưu tiên dẫn chứng từ thực tế đời sống).
- Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung
(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách)
- Chỉ ra được ý nghĩa của mẩu chuyện.
[Câu chuyện là một lời khuyên, lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà
thấm thía: đừng bao giờ thờ ơ, vô tình mà phải luôn biết quan tâm,

1,0


đồng cảm và sẻ chia đối với những người xung quanh mình, cho dù
họ là ai và làm bất cứ việc gì.]
10


- Bàn luận về ý nghĩa của câu chuyện.
Lời khuyên, lời nhắc nhở mà câu chuyện gợi ra là đúng đắn và
cần thiết. Bởi vì:
(Chú ý: Học sinh có thể có bàn luận theo cách khác, miễn là chỉ
ra được sự đúng đắn và cần thiết của vấn đề)
+ Chỉ mãi quan tâm đến những điều cao xa, những điều được
cho là quan trọng mà quên đi bài học làm người ngay từ những cử
chỉ, những quan tâm, sẻ chia nhỏ nhất đối với người xung quanh là

1,5

một khiếm khuyết lớn. (Dẫn chứng và phân tích)
+ Trong xã hội, có những người chỉ làm công việc hết sức nhỏ
nhặt, bình thường và thầm lặng nhưng lại vô cùng ý nghĩa. Do vậy,

1,5

chúng ta phải biết tôn trọng và tri ân họ. (Dẫn chứng và phân tích)
Câu 2 (6,0 điểm)
Nội dung yêu cầu

Điểm

* Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận văn học; bố cục và cách trình bày hợp

lí.
- Không phân tích khổ thơ một cách đơn thuần, phải biết hướng đến
yêu cầu của đề; hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt. Văn
viết có cảm xúc.
- Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung
(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách)
1. Có những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm
[Chế Lan Viên (1920-1989) là một trong những tên tuổi hàng đầu

0,5

của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX; nổi tiếng trong phong trào thơ mới; có
nhiều tìm tòi sáng tạo trong sáng tác; năm 1996 được Nhà nước truy tặng
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học.
Con cò được sáng tác năm 1962. Bài thơ tập trung khai thác hình

11


tượng con cò trong những câu hát ru và qua đó ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa
của lời ru đối với cuộc sống của con người.]
2. Làm sáng tỏ nhận xét thông qua việc cảm nhận đoạn thơ
Cần tập trung vào các nội dung sau đây
* Liên hệ và chỉ ra được những câu ca dao mà lời ru đã lấy ý
[làm sáng tỏ ý: Con cò từ trong ca dao đã đi vào lời ru của mẹ]
+ Con cò bay lả, bay la/ Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng.

0,5


+ Con cò bay lả, bay la/ Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng.

+

+ Con cò mà đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...
* Phân tích sức gợi của hình ảnh con cò
- Trong 8 câu đầu
+ Hình ảnh con cò xuất hiện trong tư thế đang bay và theo cánh cò
cả một thế giới bao la, rộng lớn được mở ra trước đôi mắt trẻ thơ... Tất

0,75

cả như đang chào đón, gọi mời.
+ Phép điệp được sử dụng kết hợp với từ tượng hình (bay la, bay lả)
đã làm cho hình ảnh trở nên sinh động và đa dạng (có con cò bay la, có
con cò bay lả, có con cò cửa phủ và có con cò Đồng Đăng...).
+ Hình ảnh thơ đã gợi liên tưởng đến vẻ nhịp nhàng, thong thả và
yên bình của cuộc sống vốn ít biến động thuở xưa.
- Trong 8 câu còn lại
+ Khác với 8 câu đầu, ở đây con cò lại xuất hiện như những thân
phận tội nghiệp và cô đơn... Tất cả gợi liên tưởng đến những con người

0,75

0,75

0,75

nghèo khó, cơ cực, lận đận và bất hạnh ngày trước.
+ Biện pháp điệp vẫn được sử dụng. Nhưng ở đây dường như mỗi

lần điệp ta lại bắt gặp một cảnh ngộ đáng thương của cò (một mình, ăn

0,75

đêm, xa tổ, gặp cành mềm...).
+ Từ sự liên tưởng ấy, con cò còn có ý nghĩa như một hình ảnh để
đối sánh và qua đó khẳng định niềm hạnh phúc, sự chở che khi được sống
trong vòng tay của mẹ (Cò một mình, cò phải kiếm ăn/ Con có mẹ, con
chơi rồi lại ngủ; Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng).
* Nhận xét chung: Lời ru của mẹ không phải là sự lặp lại ca dao

0,75

0,5

một cách đơn thuần (chỉ lấy ý hoặc tách ý từ ca dao và thể hiện bằng thể

12


thơ bốn chữ). Do đó hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ không chỉ gợi ra
những gì quen thuộc trong điệu hồn dân tộc mà còn mang một vẻ đẹp và
sức hấp dẫn riêng.
----------------------- Hết -------------------------

13


UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề

Câu 1(8,0 điểm)
Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện sau đây:
Một chàng trai 24 tuổi cư xử như một đứa trẻ con... và ai cũng cảm thấy
khó chịu vì điều đó trừ người cha.
Chàng trai 24 tuổi nhìn ra ngoài cửa sổ tàu hoả, mắt sáng rỡ, hào hứng
reo lên:
“Cha, nhìn những cái cây đang chạy lùi về phía sau kìa!”
Người cha mỉm cười. Một cặp đôi trẻ ngồi kế bên tỏ ra khó hiểu với hành
vi như một đứa trẻ của chàng trai. Chắc họ nghĩ chàng trai không được bình
thường về thần kinh.
“Cha, những đám mây đang chạy theo chúng ta!”, chàng trai 24 tuổi
lại thốt lên, tràn đầy sự kinh ngạc.
Đến lúc này, cặp đôi không thể chịu được nữa bèn quay sang hỏi người
cha:
“Tại sao chú không đưa con trai mình đến gặp một bác sĩ thật giỏi ngay
đi nhỉ?"
Người đàn ông đứng tuổi mỉm cười, chậm rãi nói:

14


“Chú vừa mới làm thế. Và cha con chú đang trở về từ bệnh viện. Con
trai chú không may bị khiếm thị từ khi mới chào đời, hôm nay là ngày đầu
tiên nó có thể nhìn thấy mọi thứ.”

Không ai nói gì nữa...
(Theo mục Góc trái tim, báo điện tử kenh14.vn, ngày
07/01/2016)
Câu 2 (12,0 điểm)
Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ),
nhân vật Trương Sinh vì cả tin và ghen tuông đã vội nghi oan cho Vũ Nương,
ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan nhưng không thể minh oan
nên nhảy xuống sông tự vẫn.
Theo em, những chi tiết nào trong truyện có thể giúp câu chuyện chuyển
sang một hướng khác tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương. Giả
sử được viết lại, từ chi tiết đã lựa chọn, em hãy viết tiếp câu chuyện và kết
thúc theo cách riêng của mình. Trên cơ sở đó, lý giải tại sao tác giả không
chọn kết thúc khác cho truyện.
------ Hết ------

Họ và tên thí sinh: ………………………………………. SBD:
………….

15


UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP
TỈNH
Năm học 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 THCS
(Gồm có 03 trang)

I. Hướng dẫn chung

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá
đúng bài làm của thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần vận dụng chủ
động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của thí sinh. Đặc biệt là những
bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy
và trong cách thể hiện.
- Nếu có việc chi tiết hóa các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với
tổng điểm và được thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi.
- Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ
đến 0,25 và không làm tròn.
II. Đáp án và thang điểm
I. Câu 1 (8 điểm)
A. Yêu cầu cần đạt
1. Yêu cầu về kĩ năng

16


- Thí sinh nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận xã hội, vận dụng nhuần
nhuyễn các thao tác lập luận để làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài và nêu suy
nghĩ của bản thân.
- Bố cục mạch lạc, kết cấu chặt chẽ, thuyết phục.
- Hành văn gãy gọn, khúc chiết, có sức truyền cảm; không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết sạch đẹp.
2. Yêu cầu về kiến thức
* Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng
được những yêu cầu sau:
- Ý nghĩa của câu chuyện: Mỗi người trên thế giới này đều có
một câu chuyện riêng của mình. Đừng vội vã phán xét khi
không biết câu chuyện của người khác như thế nào. Đừng

nghĩ người khác không tốt khi mới gặp họ vài lần. => Đừng
vội phán xét khi chưa hiểu vấn đề là gì.
- Bàn luận về ý nghĩa của câu chuyện theo quan điểm và hiểu biết
riêng của mình.
* Lưu ý:
Học sinh có thể có nhiều cách nhìn nhận và thể hiện khác nhau nhưng
bài viết cần đảm bảo sức thuyết phục, chặt chẽ và lôgic. Trong quá trình làm
bài cần biết liên hệ với cuộc sống của bản thân và mọi người xung quanh để
thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đó đối với mỗi người. Giám
khảo căn cứ trên bài làm thực tế của thí sinh để đánh giá, cho điểm.
B. Biểu điểm
- Điểm 7- 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn lưu loát; ý sâu sắc, sáng
tạo; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
- Điểm 5 - 6: Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu trên, văn trôi
chảy, mạch lạc, dẫn chứng có chọn lọc, còn vài sai sót nhỏ.

17


- Điểm 3 - 4: Hiểu đúng vấn đề đặt ra nhưng ý chưa sâu sắc, còn mắc vài
lỗi diễn đạt.
- Điểm 1 - 2: Hiểu vấn đề còn mơ hồ, ý sơ sài, văn chưa được mạch lạc.
- Điểm 0: Hiểu sai đề hoặc không làm bài.
Câu 2 (12 điểm)
A. Yêu cầu cần đạt
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. Thể hiện được
năng lực cảm thụ văn chương của bản thân.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, có khả năng khái quát, tổng hợp vấn đề.
- Diễn đạt trôi chảy, câu văn sáng rõ, giàu cảm xúc; không mắc lỗi

chính tả, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách
xong cần làm rõ được một số vấn đề sau:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Bàn về việc xây dựng tình huống và lựa chọn chi tiết trong tác phẩm
tự sự.
- Nêu được những chi tiết trong truyện có thể giúp Vũ Nương tránh
được thảm kịch: Truyện không phải không hé mở khả năng có thể tránh được
thảm kịch đau thương của Vũ Nương:
+ Lời con trẻ có những điều vô lí không thể tin ngay được: "mẹ Đản đi
cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi", "chỉ nín thin thít", "chẳng bao giờ bế Đản
cả",... câu nói đó của bé Đản như một câu đố, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ
thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít
học, đã vô tình bỏ đi khả năng giải quyết tấn thảm kịch, dẫn tới cái chết oan
uổng của người vợ.
+ Bi kịch có thể tránh được khi Vũ Nương hỏi chuyện kia ai nói, chỉ
cần Trương Sinh kể lại lời con nói thì mọi chuyện sẽ rõ ràng.

18


=>Thể hiện tài năng kể chuyện của Nguyễn Dữ (thắt nút truyện làm
cho mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm tăng sự li kỳ, hấp dẫn cho câu chuyện)
- Trên cơ sở đó học sinh viết tiếp câu chuyện theo cảm nhận và suy
nghĩ của cá nhân. Yêu cầu phần viết tiếp hợp logic với phần trước, đảm bảo
đặc trưng của văn tự sự.
- Lý giải, Nguyễn Dữ hoàn toàn có thể đưa ra một cái kết khác cho câu
chuyện nhưng ông đã ko làm như vậy. Vũ Nương phải chết để bảo toàn danh
dự của mình, dù phần kết thúc tác phẩm nàng được trở về dương gian nhưng
chỉ hiện ra ở giữa dòng sông và nói vọng vào: “…thiếp chẳng thể trở về nhân

gian được nữa”, là kết thúc có nhiều giá trị:
+ Với đặc trưng riêng của thể loại truyền kỳ, Nguyễn Dữ đã sáng tạo
thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương được sống một cuộc sống khác
bình yên và tốt đẹp hơn ở chốn thủy cung. Tại đây, Vũ Nương tình cờ gặp
một người cùng làng là Phan Lang. Nàng đã nhờ Phan Lang gửi chiếc hoa
vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết
vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi
trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện, nói với chồng lời
tạ từ rồi vĩnh viễn trở về chốn làng mây cung nước.
=> Đây là một kết thúc phần nào có hậu. Vũ Nương được giải oan,
nàng được sống ở chốn thủy cung với các nàng tiên, giống mô típ Thánh
Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển, Mị Châu chết, máu biến thành
ngọc trai… trong truyện cổ Việt Nam. Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự
công bằng trong cuộc đời: ở hiền gặp lành, người tốt dù có gặp bao nhiêu oan
khuất cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại sự trong sạch.
+ Tuy nhiên, kết thúc này vẫn mang màu sắc bi kịch: Vũ Nương trở về
uy nghi, rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện ở giữa dòng sông rồi
vĩnh viễn biến mất. Tất cả chỉ là ảo ảnh, hư vô và mau chóng tan biến. Nó góp
phần tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh: Vũ Nương mãi mãi không
thể trở về trần gian, nàng chẳng thể còn được tiếp tục làm vợ, làm mẹ nữa.
19


Chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động phũ phàng của mình, sống
trong cảnh phòng không. Bé Đản mãi mãi không còn mẹ…
=> Qua kết thúc truyện chúng ta thấy:
+ Thái độ căm ghét của Nguyễn Dữ đối với xã hội bất công đương thời,
cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng
định nỗi đau xót và niềm thương cảm của tác giả với số phận bi thảm của
người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến

+ Chiến tranh phong kiến cũng là một trong những nguyên nhân dẫn
đến bi kịch.
+ Bi kịch của Vũ Nương đem lại bài học sâu sắc về việc giữ gìn hạnh
phúc gia đình.
* Lưu ý: Giáo viên cần linh hoạt trong cách cho điểm. Trân trọng
những bài viết có tính sáng tạo. Những bài viết không có luận điểm rõ ràng,
sa vào phân tích nhân vật, kể tiếp chuyện không sáng tạo chỉ cho không quá
1/3 số điểm.
B. Biểu điểm
- Điểm 11 - 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, có cảm
xúc, khuyến khích bài làm có hiểu biết, suy nghĩ, cảm thụ sâu sắc, sáng tạo.
- Điểm 9 - 10: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn
mạch lạc, trong sáng, còn mắc vài sai sót nhỏ.
- Điểm 7 - 8: Hiểu và nắm được yêu cầu đề, bố cục mạch lạc, văn có
cảm xúc, có thể vẫn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 5 - 6: Hiểu và nắm được yêu cầu đề tuy chưa đáp ứng hết yêu
cầu nhưng vẫn rõ trọng tâm, còn sai sót nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3- 4: Hiểu đề song khai thác chưa sâu, còn lúng túng khi giải
quyết vấn đề, không xác định được trọng tâm, diễn đạt lủng củng, tối nghĩa.
- Điểm 1 - 2: Bài làm chỉ nêu được một vài kiến thức về tác phẩm song
lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
20


- Điểm 0 : Hiểu sai đề hoặc không làm bài.
…………..HẾT…………

PHÒNG GD&ĐT

Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp thị



THỊ XÃ THÁI HÒA

Năm học: 2016 – 2017
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 120 phút

Câu 1: (2.0 điểm)
Viết đoạn văn phân tích cái hay cái đep trong dòng thơ sau:
“ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi thơ
Ôi, kỳ lạ thiêng liêng bếp lửa!”
Câu 2: ( 8.0 điểm)
Một nhà văn đã viết: “che giấu khuyết điểm của bản thân sẽ không làm cho ta
trở nên tốt đẹp hơn. Uy tín của ta tăng thêm nếu ta chân thành công nhận
khuyết điểm.”
Em hãy trình bày ý kiến của mình với nhận xét trên bằng cách kể một câu
chuyện của bản thân?
Câu 3: (10 điểm )
Nhà văn người Nga đã quan niệm: “Nơi lạnh lẽo nhất trên thế giới không phải
là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương?”
Suy nghĩ của em về câu nói trên và trình bày hiểu biết về tình thương trong xã

21


hội?

------------------------------------ Hết --------------------------------------( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )

22


PHÒNG GD&ĐT

Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp thị


THỊ XÃ THÁI HÒA

Năm học: 2016 – 2017
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 120 phút

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu 1 :
a) Phân tích các biện pháp:
- Điệp từ : “Nhóm” => Nhấn mạnh công việc vất vả của người bà, hàng ngày
tảo tần nuôi nấng cháu lớn khôn, ngoài ra điệp từ Nhóm còn tạo nhịp điệu
cho bài thơ. (0,5đ)
- Ẩn dụ: -Bếp lửa ấp iu nồng đượm
- Nhóm niềm yêu thương
- Nhóm dậy tâm tình thiêng liêng- bếp lửa. (0,5đ)
=> Hình ảnh chiếc bếp lửa không phải chỉ là vật đơn thuần mà còn là biểu
tượng tình yêu của người bà, đã từng nhen nhóm ngọn lửa của tình yêu
thương. Để thắp lên những niềm tin, ước mơ, hoài bão cho cháu yêu. (0.5đ)
=> Hình ảnh bếp lửa trong đoạn thơ trên là ngọn lửa thiêng liêng mỗi khi nhớ
đến bếp lửa thì nhớ đến người bà kính yêu- cội nguồn của bản thân – về quê

hương và đất nước.(0.5đ)
Câu 2:
1. Về nội dung: Cần đáp ứng một số ý sau:
a. Hiểu được ý nghĩa câu nói: (2.0 điểm)
- Trong con người ta luôn tồn tại hai mặt đối lập: Tốt – xấu, cao thượng –
hèn nhát, thiện – ác ….nhưng sai lầm khuyết điểm đều thuộc mặt trái của cặp
đối lập.
- khuyết điểm, sai lầm,lỗi lầm đều phát sinh từ cuộc sống đầy khó khăn
phức tạp và nhận thức của con người. những khuyết điểm, sai lầm… ấy sẽ gây
hậu quả đối với chính bản thân và người khác.
23


- khuyết điểm, sai lầm,lỗi lầm thì ai cũng mắc, điều quan trọng ta có nhìn
thấy, công nhận và sửa chữa hay không?
⇒ Những điều lợi – hại của việc che giấu hay trung thực thừa nhận khuyết
điểm.
b. Bàn bạc- đánh giá – chứng minh (3.0 điểm)
- Bàn bạc, đánh giá
- Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có lần mắc sai lầm, khuyết điểm
nhưng ta biết nhận ra những sai lầm, khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa thì
cuộc sống của ta sẽ tốt đẹp hơn. Chân thành, thẳng thắn công nhận khuyết
điểm của mình chẳng những tự giúp ta thanh lọc tâm hồn, hướng tới điều
thiện, điều tốt mà còn giữ được uy tín trước mọi người cũng như trong công
việc. Mọi người sẽ tôn trọng, cảm phục, yêu mến và muốn giúp đỡ ta nhiều
hơn.
- Khi ta mắc sai lầm khuyết điểm mà ta không nhận ra hoặc ta nhận ra nhưng
ta “ tặc lưỡi” cho qua, nghĩ rằng không ai biết, người khác chỉ ra cho ta mà ta
không lĩnh hội tiếp thu để sửa chữa , ta chối bỏ, chống chế, bảo thủ… thì ta sẽ
tiếp tục mắc sai lầm, bản thân mất uy tín, mọi người không tôn trọng, không

tin tưởng
- "Nhân vô thập toàn", ở đời không có phương thuốc nào có thể giúp con
người ta tránh được mọi thiếu sót, khuyết điểm, nhưng không khó để tìm ra
liều thuốc hữu hiệu trong chữa trị. Người phạm sai lầm phải dũng cảm nhận
lỗi nhưng đi kèm với đó phải quyết tâm sửa chữa, khắc phục. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói "Người đời không phải là thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết
điểm. Chúng ta không sợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biết kiên quyết
sửa nó đi".
- Chứng minh trong thực tế.
c. Bài học được rút ra: (1.0 điểm)

24


- Trong cuộc đời ta khó tránh khỏi những khuyết điểm, sai lầm nhưng ta
phải biết thành thực nhận khuyết điểm để sửa chữa có như vậy cuộc sống mới
thật sự trở nên tốt đẹp
- Con người phải biết dựa vào chính mình để sinh tồn hòa nhập để sáng
tạo và phát triển
2. Về hình thức:
Học sinh biết cách làm kiểu bài nghị luận. Bài viết có bố cục chặt chẽ.
Biết vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận phù hợp.
Câu 3 :
a. Giải thích:
- Bắc Cực: nằm ở Cực Nam của trái đất, quanh năm tuyết bao phủ dày, là nơi
lạnh lẽo, cô đơn. Không tồn tại sự sống của loài người chỉ một số loài động
vật mới có thể sống được.
- Tình thương: là tình cảm giữa người và người, có thể là tình cảm gia đình,
anh em, bạn bè….
b. Bàn luận vấn đề:

- Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực: bởi vì:
+ Tuy Bắc Cực là nơi lạnh giá nhưng chúng ta không cần phải chịu đựng cái
lạnh đó đến hết cuộc đời mà có thể chọn một nơi khác ấm ác hơn. Mặc dù
lạnh lẽo nhưng vẫn tồn tại sự sống của những loại động vật như: chim cánh
cụt, gấu trắng….
+ Cái lạnh ấy không dai dẳng bám theo ta đến hết cuộc đời mà cái lạnh nhất
chính là xuất phát từ trái tim của mỗi con người.
- Nơi không có tình thương
+ Trong cuộc sống hiện đại, khoảng cách giữa con người ngày càng xa hơn,
con người đã gần như vô cảm trước tình thương- tình cảm của mỗi người điều
đó sẽ làm cho cuộc sống trở nên vô vị , nhàm chán.
+ nếu con người sống không có tình thương sẽ không thể tìm được giá trị của
cuộc sống họ sẽ trở nên ích kỷ, tàn nhẫn và vô cảm trước những hoàn cảnh
25


×