Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Tuyển tập 16 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.71 KB, 81 trang )

Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
Đề số 1:
SỞ GD&ĐT VĨNH
PHÚC
————————
ĐỀ ĐỀ XUẤT
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC
2014-2015
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho học sinh trường THPT Chuyên Vĩnh
phúc
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao
đề.
———————————
Câu 1 (3,0 điểm)
Trong bức thư của một du học sinh Nhật bàn về “văn hóa Việt” có đoạn:
“Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm
văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách
hành xử đời thường”.
Là một người Việt trẻ tuổi, anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Câu 2 (7,0 điểm)
Cảm nhận về nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị
Châu - Trọng Thuỷ, có người khẳng định: “Phút sai lầm của một người, dân tộc phải
trả giá bằng ngàn năm nô lệ. Tội đó của Mị Châu không thể dung tha”.
Lại có người viết:
Am Mị Châu thờ bức tượng không đầu
Cảnh báo một trái tim khờ dại.
Thử hỏi, nửa thế giới này đang tồn tại
Đã yêu rồi, ai không giống Mị Châu?
(Vô đề - Hạnh Mai, Tạp chí Người Hà Nội, số 115, 8- 2009)
Thông qua việc phân tích nhân vật Mị Châu, anh/chị hãy bình luận những ý


kiến trên và đưa ra quan điểm của bản thân mình.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì
thêm.
Họ và tên thí sinh ; SBD
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
SỞ GD&ĐT VĨNH
PHÚC
HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN HSG LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho học sinh trường THPT Chuyên
———————————
Câu 1 (3,0 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận
dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn
chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính
tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Bài viết phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
1. Giải thích ý kiến
- Tự hào: là sự hãnh diện, tự tin về điều gì đó.
- 4000 năm văn hiến: là quá trình lịch sử dài lâu, gắn liền với công cuộc dựng nước
và giữ nước, tạo nên những truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp của dân tộc.
- Xấu hổ: cảm giác hổ thẹn vì lỗi lầm hoặc sự kém cỏi, không xứng đáng.
- 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện
trong cách hành xử đời thường”: chỉ sự tương phản đầy nghịch lý, nhấn mạnh những
truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp chỉ là lý thuyết đóng khung trong sử sách, còn
thực tế đời sống không chứng minh cho truyền thống văn hoá lâu đời đó.

Ý cả câu là một lời cảnh tỉnh đối với mỗi người Việt Nam: không nên ngủ quên trong
quá khứ và hãnh diện về truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc mà cần để truyền
thống văn hoá tốt đẹp đó thể hiện trong thực tế cuộc sống hàng ngày.
2. Phân tích lý giải
2.1. Vì sao nói “thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến”?
- Vì trong thực tế không phải dân tộc nào cũng có lịch sử phát triển lâu đời như vậy.
- Trong suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã tạo ra những giá trị vật
chất và tinh thần, hình thành bản sắc văn hoá của dân tộc với những nét tốt đẹp, biểu
hiện phong phú ở nhiều lĩnh vực của đời sống.
2
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
2.2. Vì sao nói “Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách
lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”?
- Vì 4000 năm văn hiến là nền tảng, hành trang quý báu, nhưng nó hoàn toàn là thành
tựu của quá khứ. Không thể chỉ tự hào về những điều trong sử sách, vì văn hoá của
một dân tộc cần biểu hiện thành những điều cụ thể trong cuộc sống hiện tại.
- Thực tế hiện nay đáng cảnh báo vì sự xuống cấp của những giá trị văn hoá trong lối
sống, VD: truyền thống nhân đạo, tương thân tương ái ngàn xưa đang đứng trước
nguy cơ bị đẩy lùi bởi thói vô cảm và chủ nghĩa cá nhân; truyền thống trọng tình
nghĩa mai một trước chủ nghĩa thực dụng và toan tính
3. Đánh giá
- Ý kiến trên có tác dụng nhắc nhở, cảnh tỉnh mỗi người Việt Nam nhìn lại chính
mình, để biết trân trọng quá khứ của cha ông đồng thời có ý thức gìn giữ và phát triển
những truyền thống văn hoá tốt đẹp trong hiện tại.
- Tuy nhiên, sẽ là phiến diện nếu không ghi nhận những tấm gương nỗ lực để bảo vệ
và phát huy truyền thống đó trong đời sống. Từ đó, rút ra bài học nhận thức và hành
động cho bản thân.
*Thang điểm:
- Cho điểm 3: hiểu đúng nội dung của câu nói và trình bày đầy đủ các ý trên, yêu cầu
có lý lẽ, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng.

- Cho điểm 2: đáp ứng được một nửa yêu cầu trên; lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong
sáng để làm sáng tỏ ý nghĩa của câu nói.
- Cho điểm 1: bài làm sơ sài, lập luận chưa chặt chẽ, còn một vài sai sót nhỏ về dùng
từ, đặt câu…
Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những ý
kiến riêng, miễn sao phải phù hợp với yêu cầu của đề bài, diễn đạt trong sáng mạch
lạc thì dù chọn cách nào thì cũng được điểm tối đa.
Câu 2 (7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng
3
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
Hiểu đề, biết cách làm bài nghị luận văn học. Biết giải thích ý kiến, biết phân tích dẫn
chứng để làm sáng tỏ nhận định. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trôi
chảy, văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
1. Giải thích ý kiến
- Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh vào hậu quả sự sai lầm của Mị Châu, từ đó đưa ra lời
luận tội nghiêm khắc.
- Ý kiến thứ hai (phát biểu ở dạng tác phẩm thơ) thiên về tìm nguyên nhân của sự sai
lầm, đặt ra câu hỏi nhằm bênh vực Mị Châu, cho sự “khờ dại” đó là bản chất của tình
yêu, bản chất của người phụ nữ khi yêu.
Mỗi ý kiến một quan điểm đánh giá khác nhau về nhân vật Mị Châu, kẻ kết tội, người
bênh vực. Đó cũng là sự phong phú trong tiếp nhận văn học, sự hấp dẫn mà hình
tượng văn học tạo ra.
2. Phân tích nhân vật Mị Châu, bình luận những ý kiến trên.
2.1. Phân tích nhân vật
- Giới thiệu khái quát về nhân vật
- Sự sai lầm của Mị Châu:
+ Mị Châu không chỉ là một người dân của đất nước Âu Lạc mà còn là một nàng
công chúa, có vai trò quan trọng đối với cả quốc gia, nhưng nàng đã ngây thơ không

cảnh giác, coi bí mật quốc gia như tài sản riêng của gia đình. Nàng cho Trọng Thuỷ
xem nỏ thần, lại còn giảng giải cho y cách sử dụng nỏ. Hành động đó đã vô tình tiếp
tay cho kẻ thù có thêm cơ hội thôn tính nước Âu Lạc.
+ Khi chiến tranh xảy ra, Mị Châu vẫn rắc lông ngỗng dọc đường chạy loạn. Một lần
nữa Mị Châu đã vô tình chỉ dẫn cho quân giặc chạy theo, đưa hai cha con đến chỗ
cùng đường tuyệt lộ. Nàng chỉ kịp nhận ra sự thật đau lòng trước lúc rơi đầu.
- Nguyên nhân của sự sai lầm: sự thiếu cảnh giác của bản thân nàng.
- Hậu quả của sự sai lầm: Dân tộc rơi vào chiến tranh, loạn lạc, nước mất, nhà tan.
Nàng chết dưới lưỡi kiếm oan nghiệt của cha.
- Thái độ của tác giả dân gian với sai lầm đó của Mị Châu:
4
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
+ Tác giả dân gian đã để thần Kim Quy hiện lên quát lớn “Kẻ nào ngồi sau ngựa
chính là giặc đó”. Câu nói ấy cũng đồng thời là lời kết tội đanh thép của công lí, của
nhân dân cho hành động vô tình mà phản quốc của Mị Châu. Đó cũng là bài học đắt
giá về mối quan hệ giữa tình cảm cá nhân với trách nhiệm công dân.
+ Hình ảnh máu Mị Châu chảy xuống biển thành ngọc, xác của nàng biến thành ngọc
thành là những yếu tố kì ảo, minh chứng cho tấm lòng trong trắng mà bị lừa dối của
nàng. Hình ảnh đó phần nào thanh minh cho sự vô tình gây tội của Mị Châu và thể
hiện thái độ cảm thông, thương xót, bao dung của nhân dân đối với nàng.
2.2. Bình luận hai ý kiến
- Ý kiến thứ nhất đúng khi luận tội Mị Châu với những hậu quả mà sai lầm của nàng
đã gây ra. Ý kiến thứ hai tỏ ra có lý khi tìm nguyên nhân của sự sai lầm là do bản
chất của trái tim yêu.
- Tuy nhiên, cần đặt tình yêu đôi lứa trong mối quan hệ với vận mệnh quốc gia, vận
mệnh
cộng đồng, để thấy: Trong một đất nước nhiều giặc giã, luôn đứng trước nguy cơ của
những cuộc xâm lược, một nàng công chúa chỉ biết lắng nghe tiếng nói của con tim,
của tình yêu mà vô tình với sự sống còn của xã tắc chính là có tội.
- Ngay bản thân Mị Châu trước khi chết cũng nhận ra tội lớn của mình, nàng chỉ

mong rửa tiếng “bất trung, bất hiếu” chứ không kêu oan, cũng không xin tha tội. Mị
Châu được người Âu Lạc xưa và người Việt Nam đời đời thương xót chính là vì đã
biết tội, dám nhận tội và cam lòng chịu tội.
3. Quan điểm của cá nhân
HS có thể nêu quan điểm riêng của bản thân mình theo nhiều cách khác nhau vẫn có
thể được chấp nhận, miễn là có các lập luận và lí lẽ logic, thuyết phục.
*Thang điểm:
- Điểm 7: Đáp ứng những yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc, dẫn chứng
chọn lọc và thuyết phục. Diễn đạt trong sáng và lưu loát. Có thể còn vài sai sót
nhỏ.
- Điểm 5, 6: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú
nhưng phải làm rõ được nội dung, diễn đạt khá. Có thể còn vài sai sót nhỏ.
5
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
- Điểm 3, 4: Hiểu đề, nêu được những nội dung chủ yếu, dẫn chứng chưa thật
phong phú lời văn chưa hay nhưng rõ ràng. Có thể còn một vài lỗi dùng từ,
diễn đạt .
- Điểm 2: Chưa thật nắm vững yêu cầu của đề bài, kiến thức sơ sài hoặc diễn
đạt lúng túng phân tích còn nhiều hạn chế, bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn
đạt, dùng từ và ngữ pháp .
- Điểm 1: Chưa nắm vững cả nội dung và phương pháp . Nội dung sơ lược,
chung chung; nhiều lỗi dùng từ , lỗi câu.
- Điểm 0: Sai lạc hoàn toàn cả về nội dung và phương pháp.
- Lưu ý:
+ Cần trân trọng những bài viết sáng tạo và có chất văn
+ Điểm bài thi cho từ điểm 0 đến điểm 7; điểm làm tròn tính đến 0,5.
LƯU í CHUNG:
Điểm toàn bài là tổng điểm của 2 câu cộng lại.Các giám khảo có thể cho từ
điểm 0 đến điểm 10. Điểm lẻ làm tròn đến 0,5 điểm.
Đề số 2:

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ ĐỀ XUẤT
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC
2014-2015
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
(Dành cho học sinh THPT không chuyên)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề
Câu 1 (3,0 điểm).
Suy nghĩ của anh (chị) về câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Câu 2 (7,0 điểm).
Nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du qua các tác phẩm đã
được học.
6
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh……… …….…….….….; Số báo danh……………………
SỞ GD&ĐT VĨNH
PHÚC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2014-
2015
ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN
(Dành cho học sinh THPT không chuyên)
Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng
phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng
chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những
nội dung cơ bản sau:
a. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
- Đi một ngày đàng: Gắn bó với đời sống thực tế, trải nghiệm qua thực tế.
- Học: Tiếp thu tri thức, hình thành các kĩ năng.
- Một sàng khôn: Những hiểu biết để con người trở nên khôn ngoan, tiến bộ.
Nội dung câu tục ngữ: gắn bó với thực tế dù trong thời gian ngắn (một ngày đàng)
nhưng con người sẽ thu lượm được khối lượng kiến thức rất lớn (một sàng khôn),
những kiến thức, những trải nghiệm thực tế ấy sẽ giúp con người trưởng thành lên.
Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của kiến thức thực tế đối với con người.
b. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn bởi thực tiễn đời sống là một trường học lớn, bao
gồm những sự vật, sự việc, con người với tất cả tính cụ thể, sinh động và phức tạp
của nó; những quan hệ, biến cố, những gì đang tồn tại và diễn ra trong tự nhiên và xã
hội có quan hệ với đời sống con người. Khi gắn bó với thực tế, con người có những
cảm nhận về cuộc sống một cách cụ thể, trực tiếp và chân thực nhất, đồng thời có cơ
hội được trải nghiệm, kiểm nghiệm năng lực sống, rèn luyện những kĩ năng sống cần
thiết để vững vàng đối mặt với thực tế vô cùng phức tạp, đa dạng. Thực tiễn đời sống
chính là môi trường để con người được rèn luyện, nâng cao kiến thức và bản lĩnh để
trở nên hiểu biết và vững vàng hơn.
7
(Đáp án có 04 trang)
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
- Khẳng định vai trò quan trọng của việc học trong thực tế không có nghĩa là phủ
nhận vai trò của việc học trong sách vở. Biết kết hợp tốt hai phương thức đó sẽ là con
đường dẫn tới thành công.
- Phê phán những người chưa thấy được tầm quan trọng của việc học trong thực tế.
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Con người muốn tiến bộ, trưởng thành thì ngoài kiến thức thu nhận được từ sách vở
cần phải tích cực thâm nhập thực tế đời sống, tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng

thực hành.
- Biết lấy kiến thức từ sách vở để soi chiếu vào thực tế, xử lý các vấn đề của thực tế.
Lưu ý: Trong quá trình bàn luận, thí sinh cần phân tích được những dẫn chứng cụ
thể để chứng minh.
III. Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Hành văn trong sáng, mạch lạc. Dẫn
chứng chọn lọc và thuyết phục.
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong
phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa nắm chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để
làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có
cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh vận dụng hiểu biết về chủ nghĩa nhân đạo trong văn học, phân tích làm
sáng tỏ những nét mới trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du (so với các tác phẩm
trước và cùng thời), chủ yếu thể hiện ở tác phẩm “Độc Tiểu Thanh Ký” và “Truyện
Kiều”. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật
được những ý cơ bản sau:
1. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học:
- Nhân đạo là đạo lí hướng tới con người, vì con người; là tình yêu thương giữa
người với người.
- Trong tác phẩm văn học, tư tưởng nhân đạo là tình cảm, thái độ của nhà văn
đối với cuộc sống con người thể hiện ở lòng xót thương những con người bất hạnh;
phê phán những thế lực bạo tàn áp bức, chà đạp con người; trân trọng những phẩm
chất và khát vọng tốt đẹp của con người, đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con
người

- Cảm hứng nhân đạo cùng với cảm hứng yêu nước là hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt
toàn bộ nền văn học Việt Nam. Về cơ bản có những biểu hiện chung song ở mỗi thời
kì, giai đoạn, do hoàn cảnh lịch sử xã hội, do ý thức hệ tư tưởng của các nhà văn khác
8
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
nhau nên có những biểu hiện riêng. Bằng việc thể hiện cảm hứng nhân đạo sâu sắc,
mới mẻ qua các sáng tác, Nguyễn Du đã làm nên tên tuổi một đại thi hào của dân tộc.
2. Nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du:
- Lên tiếng bênh vực quyền sống của con người - những văn nghệ sĩ.
Tình thương của Nguyễn Du bao trùm lên tất thảy mọi kiếp người (Văn tế thập
loại chúng sinh), nhưng ông đặc biệt quan tâm đến đối tượng văn nghệ sĩ. Ông đã thấy ý
nghĩa xã hội của người nghệ sĩ, người cống hiến cho cuộc đời những giá trị tinh thần tốt
đẹp. Vì vậy ông không chỉ quan tâm, đồng cảm với những nạn nhân của xã hội phong
kiến theo nghĩa những người đói cơm rách áo cần được chăm lo bảo vệ như các nhà văn
khác mà còn biết thương yêu, trân trọng những chủ nhân của những giá trị văn hóa tinh
thần. Khi chủ nhân là người phụ nữ thì sự đồng cảm của nhà thơ lại càng có ý nghĩa sâu
sắc hơn. Điều này thể hiện rõ nhất qua bài thơ chữ Hán “Độc Tiểu Thanh kí”. Ở bài thơ
này, Nguyễn Du vừa khóc cho người vừa khóc cho mình. Đây là nét mới mang tinh thần
nhân bản của thời đại cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, thời đại con người không chỉ
ý thức về nhân phẩm, về tài năng cá nhân mà còn thức tỉnh nỗi đau của chính mình. Tự
thương cũng là nét mới trong tinh thần nhân bản của Nguyễn Du vì đó chính là sự tự ý
thức, là bằng nước mắt mà thấm in bản ngã của mình để chống lại sự chi phối của quan
niệm phi ngã, vô ngã thời trung đại.
- Khẳng định con người thức tỉnh, con người ý thức.
+ Nhân vật Thúy Kiều là con người của thời đại đã có ý thức sâu sắc, phong phú
về đau khổ cũng như khát vọng của mình. Trong đoạn Trao duyên (trích “Truyện
Kiều”), Thúy Kiều hi sinh chữ tình vì chữ hiếu, Kiều đã ứng xử như văn hóa thời trung
đại đòi hỏi. Nhưng Thúy Kiều không muốn nêu gương về đạo nghĩa. Ngoài hạnh phúc
gia đình, nàng còn sống với khát tình yêu tuổi trẻ; ngoài tình thương với cha mẹ và hai
em, nàng còn tình yêu với chàng Kim. Kiều thiết tha với tình yêu riêng tư, đó là biểu

hiện sâu sắc quyền sống cá nhân của con người. Do đó, Thúy Kiều của Nguyễn Du gần
với con người thực, con người tự nhiên chứ không đơn giản chỉ là tấm gương đạo lí,
biểu trưng đạo đức một chiều như nàng Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân.
+ Nhà thơ đã để cho nhân vật sống trong đau khổ thật của hiện tại, hơn là việc ru
ngủ trong hạnh phúc siêu hình. Dùng cái chết với mong muốn kiếp sau được đoàn tụ với
Kim Trọng cũng chỉ là giấc mộng mong manh: Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Ước mơ
bao hàm tuyệt vọng, vì sự hiển hiện ấy nếu có cũng chỉ là hạnh phúc siêu hình, chỉ là
một ảo ảnh. Một cuộc trở về mà không có gặp gỡ: Dạ đài cách mặt khuất lời. Cái hạnh
phúc “nguyện ước ba sinh” của nhà Phật đưa ra để an ủi con người mà thực chất lại vò
xé lòng người trong bi kịch nặng nề, vì làm gì có sum họp khi nàng đã là người của cõi
chết, âm dương cách trở? Thúy Kiều đã trở về với hiện tại phũ phàng ở cuối đoạn trích:
Bây giờ trâm gãy, gương tan/Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân. Kiều ý thức rất rõ về khía
cạnh hiện sinh, cái “bây giờ”, “trâm gãy, gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “nước chảy
hoa trôi”. Thúy Kiều đã được giải phóng khỏi những quan niệm tôn giáo về hạnh phúc.
9
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
Nàng là “con người được thức tỉnh, dù chỉ là để khổ đau” (Đặng Thanh Lê). Đó cũng là
chiều sâu và tầm cao tư tưởng nhân văn Nguyễn Du.
+ Con người thức tỉnh, dù chỉ là thức tỉnh trong nỗi khổ đau ấy còn tiếp tục được
thể hiện trong nhiều giai đoạn thăng trầm của cuộc đời Thúy Kiều, ngay cả khi nàng trở
thành gái lầu xanh, bị vùi dập ở nơi nhơ nhớp nhất. Ở đoạn “Nỗi thương mình”, chúng ta
thấy một cô Kiều biết tự ý thức về phẩm giá, nhân cách bản thân, tự ý thức về quyền
sống của mình: Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh/ Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
Khẳng định ý thức cá nhân trong bối cảnh văn học trung đại, khi vấn đề cá nhân,
quyền sống của mỗi cá thể còn ít được nhắc đến, chúng ta có thể thấy chủ nghĩa nhân
đạo của Nguyễn Du nhiều khi đã vượt thoát khỏi khoảng trời trung đại chật hẹp để vươn
tới tầm nhân loại bao la.
- Trân trọng nhân cách, phẩm giá đối với một kỹ nữ: Nhiều nhà nho cùng thời
hoạc thuộc thế hệ sau Nguyễn Du đã có cái nhìn lên án Thúy Kiều là “tà dâm” chính là
bời những năm tháng nàng phải sống nơi lầu xanh. Nguyễn Du không né tránh hiện

thực tủi hổ đó trong cuộc đời đau khổ của Thúy Kiều, ông đã miêu tả rất chân thực.
Nhưng gửi gắm trong từng câu chữ vẫn là thái độ trân trọng, cảm thông, vẫn là sự bênh
vực cho nhân cách, phẩm giá của người kỹ nữ tài hoa bạc mệnh như Kiều. Những câu
thơ như: Khi sao phong gấm rủ là/ Giờ sao tan tác như hoa giữa đường…chất chứa,
đong đầy nỗi niềm trắc ẩn, xót thương.
Sau 15 năm lưu lạc, Nguyễn Du vẫn nhìn nàng Kiều là một người trinh trắng:
Như nàng lấy hiếu làm trinh…
3. Nguyên nhân
- Thời đại Nguyễn Du với những biến cố thăng trầm là nguyên nhân chính dẫn
đến sự chìm nổi của bao số phận, trong đó có cả số phận long đong mười năm lưu lạc
của chính bản thân Nguyễn Du.
- Những năm tháng qua khứ vàng son, sống trong gia đình người anh trai là
Nguyễn Khản, được chứng kiến biết bao số phận đau khổ, bi kịch của những người ca
nhi, kĩ nữ giữa chốn phong lưu, xa hoa.
- Hơn tất cả là tấm lòng, trái tim người nghệ sĩ luôn tha thiết với con người, cuộc
đời với những giá trị nhân văn, là “tấm lòng hiểu thấu nghìn đời” (Mộng Liên Đường
chủ nhân) của Nguyễn Du.
4. Đánh giá, nâng cao:
- Nguyễn Du đã vượt qua những ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn
giáo, vượt khỏi chỗ đứng giai cấp mình để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con
người.
- Nét mới mẻ trong chủ nghĩa nhân đạo thể hiện tầm vóc tư tưởng, biểu hiện
của “sức cảm thông lạ lùng” của nhà thơ đối với con người.
- Chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ, độc đáo trong sáng tác thơ văn của Nguyễn Du
chính là một trong những ngọn nguồn làm nên sức sống lâu bền cho văn chương bậc
đại thi hào dân tộc.
10
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
III. Biểu điểm:
- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài

viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng.
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn
đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích
được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng
quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những
suy nghĩ sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng
điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến
0,25 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài.
Đề số 3:
SỞ GD&ĐT VĨNH
PHÚC
————————
ĐỀ ĐỀ XUẤT
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2014
-2015
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho học sinh trường THPT Chuyên Vĩnh phúc
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
———————————
Câu 1 (3 điểm):
Trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về câu chuyện ngụ ngôn sau đây:
CHIM CHÀNG LÀNG
Chàng Làng vẫn thường hãnh diện và kiêu ngạo về tiếng hót của mình hơn hẳn
đồng loại. Nó có thể hót tiếng của nhiều loài chim.
Một hôm, nhân có mặt đông đủ bạn bè họ nhà chim, chú đậu tót lên cành cây cao rồi

ưỡn ngực, vươn cổ cất tiếng hót. Chú hót say sưa, khi thì giống giọng của sáo đen,
khi là giọng của chích chòe, hoạ mi Ai cũng khen chú bắt chước giống và tài tình
quá. Cuối buổi biểu diễn, một chú chim sâu đề nghị: Bây giờ anh hãy hót tiếng của
riêng anh cho bọn em nghe nào! Chàng Làng đứng mãi mà không hót được giọng của
riêng mình, Chàng Làng xấu hổ cất cánh bay thẳng. Bởi vì từ xưa đến nay, Chàng
Làng chỉ quen nhại theo giọng hót của các loài chim khác chứ đâu chịu luyện một
giọng hót riêng cho chính mình.
Câu 2 (7 điểm):
11
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
Trong bài viết Đặc sắc của văn học cổ điển Việt Nam qua nội dung Truyện Kiều,
GS Đặng Thai Mai cho rằng:
Truyện Kiều cũng như tất cả các áng văn tuyệt tác trong văn học thế giới dường
như không hề biết già, mà lại còn có vẻ càng ngày càng trẻ nữa. Truyện Kiều có cả
một vận mệnh vẻ vang.
Qua kiến thức về Nguyễn Du và Truyện Kiều đã học trong chương trình Ngữ
văn lớp 10, hãy nêu nhận xét của anh chị về ý kiến trên.
………………… Hết………………….
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên thí sinh………….……………………………. SBD ……………
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
————————
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC
2013-2014
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho học sinh trường THPT Chuyên Vĩnh
phúc
———————————
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng

quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt
trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy
khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.
- Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.
II. Đáp án và thang điểm
12
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
Câu Ý Nội dung Điểm
1 Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Chim Chàng Làng 3,0
1 Nhận thức về câu chuyện(0,5 điểm)
- Câu chuyện kể về loài chim Chàng Làng( còn có tên khác là chim Bách
Thanh), loài chim này có khả năng tuyệt vời là bắt chước giọng của những
loài chim khác.
- Bản thân chú chim này rất tự hào về khả năng của mình và khi có mặt
đông đủ bạn bè, họ hàng nhà chim chú lại trình diễn năng khiếu ấy cho
mọi người thưởng thức.
- Tuy nhiên khi được đề nghị hót bằng giọng của mình thì chú xấu hổ bay
đi mất vì xưa nay chú chỉ bắt chước, nhại theo chứ đâu có luyện cho mình
một giọng hót riêng.
=> Câu chuyện phê phán thói bắt chước, nhại lại mà không chịu suy nghĩ,
không chịu sáng tạo để làm nên phong cách riêng ở một số người.
0,5
2 Suy nghĩ của bản thân từ câu chuyện (2,0 điểm)
- Bắt chước là một thói quen được hình thành từ thuở ấu thơ, nó giúp con
người học hỏi được mọi thứ từ thế giới xung quanh để thích nghi với cuộc
sống.
- Bắt chước là giai đoạn đầu tiên của tư duy mà bất cứ ai cũng phải trải
qua bởi khó có thể phát minh, sáng tạo ra cái mới nếu không dựa vào
những ý tưởng cũ. Bắt chước trong một hoàn cảnh nào đó cũng được coi

là tài năng nếu sự bắt trước y như thật.
- Tuy nhiên cuộc sống không ngừng đòi hỏi sự sáng tạo. Thành công của
ngày hôm nay không thể giống với ngày hôm qua, ngày mai không thể
giống ngày hôm nay vì thế con người không thể rập khuân, bắt chước
những cái đã có.
- Câu chuyện đã phản ánh một thực trạng trong xã hội: nói theo, viết theo,
nghĩ theo, hành động theo…nhất là đối với học sinh hiện nay. Việc bắt
chước một cách máy móc đã làm các em mất đi phong cách riêng của
mình, thui chột khả năng sáng tạo, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển trong
tương lai.
0,5
0,5
0,25
0,75
3 Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Trong cuộc sống không tự biến mình thành những con chim Chàng
Làng.
- Không ngừng học hỏi, không ngừng tư duy, sáng tạo để khẳng định
mình và đi tới thành công.
0,25
0.25
2
Nhận xét về ý kiến của GS Đặng Thai Mai: Truyện Kiều cũng như tất
cả các áng văn tuyệt tác trong văn học thế giới dường như không hề
biết già, mà lại còn có vẻ càng ngày càng trẻ nữa. Truyện Kiều có cả
một vận mệnh vẻ vang.
7,0
1 Giới thiệu vấn đề (0,5 điểm)
- Truyện Kiều - Nguyễn Du là kết tinh của tài năng văn học bậc thầy, là
tác phẩm xuất sắc của văn học dân tộc.

- Đánh giá về Truyện Kiều, GS Đặng Thai Mai cho rằng: Truyện
Kiều cũng như tất cả các áng văn tuyệt tác trong văn học thế giới dường
như không hề biết già, mà lại còn có vẻ càng ngày càng trẻ nữa. Truyện
Kiều có cả một vận mệnh vẻ vang.
0,25
0,25
2 Giải thích ý kiến(1,0 điểm)
- Áng văn tuyệt tác : Những tác phẩm văn chương hay, đẹp đến mức coi
như không còn có thể đòi hỏi gì hơn, không thể có cái hơn. Già: Ở vào 0,5
13
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
Hết
Đề số 4:
SỞ GD&ĐT VĨNH
PHÚC

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
(Dành cho học sinh các trường THPT)
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề).


Câu 1 (3,0 điểm).
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi
lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.
(Bài kí đề danh tiến sĩ – 1442, Thân Nhân Trung).
Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên.
Câu 2 (7,0 điểm).

Viết Độc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du đã mượn chén rượu của người để rót
rượu mình.
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
HẾT
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ tên học sinh…………………………… Số báo danh……………………………
14
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
SỞ GD&ĐT VĨNH
PHÚC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2011-2012
Dành cho học sinh các trường THPT

Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng
phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng
chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh hiểu câu nói trên, bàn luận về vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của hiền tài
đối với quốc gia dân tộc. Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
1. Giải thích ý nghĩa của lời nhận định.
- Hiền tài: Trong quan niệm của người xưa, hiền tài là người có tài năng không
những học rộng, hiểu nhiều mà còn có đủ tài giúp vua trị nước, đem lại cuộc sống
thanh bình cho nhân dân. Hiền tài là người có cả đức hạnh, gương mẫu về đạo đức,
suốt đời chăm lo, tu dưỡng phẩm hạnh cho bản thân, đem hết tài năng, đức hạnh phục
vụ cho đất nước. Tóm lại hiền tài là những người có tri thức, đạo đức, có năng lực,
tâm huyết và khát vọng cống hiến cho đất nước, dân tộc.

- Nguyên khí: là chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội.
- Cả câu: Khẳng định vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của hiền tài đối với quốc gia
dân tộc. Bậc hiền tài có ý nghĩa quyết định đến sự thịnh suy của đất nước.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề.
15
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
- Khẳng định tính đúng đắn của nhận định: Câu nói của Thân Nhân Trung là tư tưởng
quan trọng, là sự tổng kết đường lối chiến lược về văn hoá giáo dục. Đây là một tư
tưởng hết sức đúng đắn, tiến bộ, có ý nghĩa trong mọi thời, mọi quốc gia dân tộc. Bởi
vì ở thời nào, ở đất nước nào thì hiền tài vẫn là người tạo ra phần lớn những giá trị
vật chất, tinh thần, đặc biệt ở họ có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng
suốt hơn người thường.
- Nhà nước có chính sách chăm lo nuôi dưỡng, đào tạo và đãi ngộ thích đáng với
người hiền tài. Trong thời đại của nền kinh tế tri thức, thời đại mở cửa và hội nhập
toàn cầu, chính sách phát triển văn hoá giáo dục ở mọi quốc gia, đặc biệt là các nước
phát triển ngày càng được chú trọng. Với nước ta, giáo dục luôn được coi là quốc
sách hàng đầu.
3. Bài học nhận thức và hành động.
- Ý thức được vai trò, tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước.
- Có thái độ trân trọng với bậc hiền tài.
- Bản thân cố gắng học tập tu dưỡng để trở thành người có ích cho đất nước.
III. Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng
chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong
phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng

Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để
làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có
cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật
được những ý cơ bản sau:
16
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
1. Giải thích nhận định.
“Nguyễn Du mượn chén rượu của người” - cảm thương cho số phận của Tiểu
Thanh; “rót rượu mình” - bộc bạch nỗi niềm cảm thương cho chính mình. Qua Độc
Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du khóc cho nàng Tiểu Thanh và khóc cho chính mình.
2. Phân tích bài thơ làm sáng tỏ ý kiến.
- Câu chuyện cuộc đời của Tiểu Thanh đã tạo nên niềm xúc động, cảm thương
chân thành ở Nguyễn Du. Không chỉ khóc nàng Tiểu Thanh hồng nhan bạc mệnh –
cái đẹp bị vùi dập, đọa đày, Nguyễn Du còn tri âm để thấu hiểu tận cùng nỗi đau, nỗi
xót cũng là nỗi oán hận mà Tiểu Thanh phải mang theo xuống suối vàng – “Văn
chương vô mệnh lụy phần dư”. Đó là nỗi hận vì cái đẹp, cái tài bị vùi dập, chà đạp, bị
chối bỏ phũ phàng.
- Cảm thương cho bi kịch của Tiểu Thanh, Nguyễn Du bắc nhịp cầu giao
cảm để tự thấy mình là người cùng hội cùng thuyền với nàng – “mượn chén rượu
của người” và “rót rượu của mình”: tự nhận mình giống Tiểu Thanh “mắc nỗi
oan lạ lùng vì nết phong nhã” và mong mỏi tìm người khóc mình như mình đã
khóc Tiểu Thanh. Từ tiếng khóc người, nỗi thương người, Độc Tiểu Thanh kí còn
là tiếng khóc mình, nỗi thương mình; là mối tự hận, tự thương; là niềm khát khao
tri kỉ của Nguyễn Du.
3. Đánh giá, nâng cao.
- Nguyễn Du có một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương; một trái tim
nhân đạo lớn dành cho con người mà trước hết là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh:
Thúy Kiều, người gảy đàn ở đất Long thành… Nhờ vậy, Độc Tiểu Thanh kí vừa có ý

nghĩa tố cáo phê phán xã hội bất công, tàn bạo vừa chứa đựng tư tưởng nhân đạo,
nhân văn lớn lao, sâu sắc. Tư tưởng ấy được cô đúc trong một bài thơ thất ngôn bát
cú Đường luật hàm súc, phảng phất giọng điệu bi phẫn do rất nhiều thanh trắc, gợi
cảm giác trĩu nặng, ngưng đọng.
- Nguyễn Du cũng là một con người khổ đau, cô đơn, không có tri kỉ. Tâm sự
đó của Nguyễn Du cần được hậu thế thấu hiểu qua những thi phẩm của ông. Bởi lẽ,
tiếng nói tri âm giữa người đọc và người viết là điều văn học dân tộc nào, thời đại
17
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
nào cũng hướng tới. Chẳng vậy mà nhà văn Bùi Hiển cho rằng : “Ở nước nào cũng
thế thôi, sự cảm thông sẻ chia giữa người đọc và người viết là trên hết”.
III. Biểu điểm:
- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài
viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn
đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích
được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý:
- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng
tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng
điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến
0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài.
Đề số 5:
SỞ GD&ĐT VĨNH
PHÚC


ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho học sinh trường THPT chuyên
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề.


Câu 1 (3,0 điểm).
Có ý kiến cho rằng: Nếu anh bắn súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn
anh bằng đại bác. Nhưng Tổng giám đốc tập đoàn Coca Cola, Bryan Dion lại khẳng
định: Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ mải đắm chìm trong quá khứ
18
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
hay ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh
khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào trước những lời khuyên ấy.
Câu 2 (7,0 điểm).
Trong bài viết Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, Phạm Văn Đồng viết: Sự
nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc.
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
HẾT
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên học sinh…………………………… Số báo danh……………………………
SỞ GD&ĐT VĨNH
PHÚC
HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC
2011-2012
MÔN NGỮ VĂN

Dành cho học sinh trường THPT chuyên.

Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận
dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn
19
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính
tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
1. Giải thích.
- Quá khứ: là cái đã qua, là thời gian đã qua.
- Hiện tại: là cái đang xảy ra, là thời gian đang sống.
- Tương lai: là cái chưa tới, có thể xảy ra, là thời gian sắp tới, sẽ tới.
- Bắn: ẩn dụ, chỉ thái độ, cách đối xử của con người với quá khứ, tương lai.
- Cuộc sống trôi qua kẽ tay: để cuộc sống trôi qua phí hoài, vô ích, thái độ thờ ơ với
cuộc sống.
- Ý kiến thứ nhất: Bằng cách nói hình ảnh: bắn súng lục vào quá khứ, tương lai sẽ
bắn anh bằng đại bác, cách dùng hình ảnh mang ý nghĩa tăng tiến: súng lục- đại bác,
người nói muốn khẳng định: Cách đối xử của mỗi người với quá khứ như thế nào thì
tương lai họ nhận được sẽ như thế, thậm chí còn tồi tệ hơn thế. Câu nói đề nghị một
lối sống, một thái độ sống: trân trọng quá khứ, biết ơn quá khứ.
- Ý kiến thứ hai: Bằng cách nói nhấn mạnh, phủ định để khẳng định: chớ để…chỉ
bằng cách… sống trọn vẹn từng ngày, người nói muốn đề nghị một lối sống: trân
trọng từng khoảnh khắc của hiện tại, sống hết mình trong hiện tại.
- Hai ý kiến tưởng chừng đối lập nhưng kì thực là sự bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng
hướng con người tới một lối sống, một thái độ sống tích cực, đúng đắn: sống là phải
biết trân trọng quá khứ, biết ơn nguồn cội. Song đồng thời phải biết đón nhận hiện

tại, sống hết mình cho hiện tại và biết vun đắp cho tương lai.
2. Phân tích, bàn luận.
- Tại sao sống là phải biết trân trọng quá khứ?
+ Quá khứ là truyền thống, là lịch sử, là nguồn cội, tổ tiên, là văn hoá, văn minh
xưa… Quá khứ là những gì đã xảy ra, trôi qua, không bao giờ lấy lại được. Do đó,
con người phải biết trân trọng quá khứ, nguồn cội…, trân trọng chính mình.
+ Vì phải có quá khứ mới có hiện tại và tương lai, với quá khứ người ta xây
dựng hiện tại và tương lai.
20
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
+ Quá khứ chính là tấm gương soi để con người tự nhận thức và rút ra những bài
học kinh nghiệm quí báu cho mình.
+ Nếu con người quay lưng, “bắn vào quá khứ”, con người sẽ trở thành những
kẻ vô ơn, bạc nghĩa. Họ sẽ bị tương lai đáp trả hậu quả tương xứng.
VD:
Nếu cha mẹ không kính trọng ông bà, quay lưng lại truyền thống, nguồn cội…
thì khó mà dạy nổi con cháu; sau này họ cũng dễ bị con cháu khinh thường.
Đối với một quốc gia dân tộc, trong quá trình hội nhập văn hoá, nếu không biết
giữ gìn bản sắc, sẽ dễ bị diệt vong.
vv…
- Tại sao phải biết trân trọng hiện tại, sống hết mình cho hiện tại?
+ Vì hiện tại là cái đang hiện hữu, con người xây đắp những thứ quan trọng nhất
trong hiện tại: những giá trị vật chất, những giá trị tinh thần…
+ Hiện tại hôm nay cũng sẽ trở thành quá khứ ngày mai. Đời người là hữu hạn.
Vì thế, nếu con người lãng quên hiện tại, tất yếu họ sẽ luôn phải nuối tiếc những gì đã
trôi qua, không đạt được.
+ Quá khứ dù đẹp đẽ, thiêng liêng, cũng là cái đã qua. Tương lai dù hấp dẫn
nhưng nếu ta không thực hiện hôm nay thì cũng chỉ là mơ ước. Bởi vậy, mỗi người
cần biết sống thực sự, ngay trong hiện tại.
3. Mở rộng.

- Trân trọng quá khứ là như thế nào?
- Trân trọng hiện tại, sống hết mình trong hiện tại là ra sao?
- Nêu một số lối sống, thái độ sống chưa hợp lí:
+ Hoặc quá đề cao quá khứ mà coi nhẹ hiện tại.
+ Hoặc chạy theo chủ nghĩa hiện sinh, thực dụng mà lãng quên quá khứ.
- Bài học nhận thức, hành động của bản thân.
III. Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng
chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
21
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong
phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để
làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có
cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh biết huy động kiến thức tổng hợp về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi
,phân tích làm rõ tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc. (Cần hiểu rõ ý kiến của Phạm
Văn Đồng: Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi chính là nói đến cuộc đời và
những sáng tác văn học của ông). Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
1. Giải thích bài ca yêu nước và tự hào dân tộc.
Lòng yêu nước, tự hào dân tộc đã được nâng lên ở mức độ cao hơn, đẹp hơn. Cuộc
đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi là biểu hiện tuyệt vời của lòng yêu nước,
đẹp như một bài ca.

2. Phân tích, chứng minh.
a. Qua cuộc đời:
- Nguyễn Trãi sớm có mối căm thù giặc sâu sắc (thù nhà, nợ nước, khắc sâu lời cha
dặn ở cửa ải, quyết tâm rửa nhục cho nước, trả thù cho cha).
- Sống thiếu thốn, nghèo khổ nhưng vẫn luôn giữ vững khí tiết (thời kì bị bắt giam
lỏng ở Đông Quan).
- Nung nấu ý chí phục thù, tìm người kết nghĩa chống giặc (theo giúp Lê Lợi khởi
nghĩa chống quân Minh, kiên trì chịu đựng gian khổ, nếm mật nằm gai, hi sinh chiến
đấu đến cùng cho thắng lợi của dân tộc).
- Tuổi già, vẫn trở lại gánh vác việc nước (giúp vua xây dựng đất nước, xây dựng kỉ
cương cho một nền thịnh trị lâu dài để đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân).
22
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
- Nguyễn Trãi sáng tác một lượng lớn tác phẩm về nhiều mặt góp phần cứu nước và
phát triển đất nước.
b.Qua thơ văn:
- Lòng yêu nước được thể hiện đầy đủ và rõ nét qua thơ văn.
+ Căm thù giặc sâu sắc, quyết không đội trời chung:
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống.
+ Băn khoăn đau xót trước cảnh mất nước, sẵn sàng chịu đựng gian khổ hi sinh
vì nước:
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời;
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh…
…Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi”.
+ Đối với Nguyễn Trãi, yêu nước là thương dân, suốt đời Nguyễn Trãi mạng
nặng tấm lòng ưu ái đối với vận mệnh của nhân dân:
Đọc sách thì thông đòi nghĩa sách

Chăn dân mựa nữa mất lòng dân
(Bảo kính cảnh giới -57)
- Thơ văn Nguyễn Trãi còn sáng ngời niềm tự hào dân tộc:

+ Tự hào về lịch sử dân tộc:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một
phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.
Song hào kiệt thời nào cũng có.
23
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
(Bình Ngô đại cáo).
+Tự hào về sức mạnh của dân tộc, đề cao chí khí anh hùng của dân tộc:
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
…Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông.
(Bình Ngô đại cáo).
Nói đến sức mạnh của dân tộc chính là đề cao sức mạnh của nhân dân: Lật thuyền
mới biết dân như nước (Đóng cửa biển).
3. Đánh giá.
- Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi có điểm nhất quán: lòng yêu
nước và tinh thần tự hào dân tộc. Tất cả thể hiện trọn vẹn, chói ngời vẻ đẹp của một

nhân cách vĩ đại.
- Cuộc đời, những tư tưởng trong thơ văn Nguyễn Trãi mãi là những giá trị bất
hủ.
III. Biểu điểm:
- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài
viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn
đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích
được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý:
- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng
tạo.
24
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (kèm đáp án chi tiết)
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng
điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến
0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài.
Đề số 6:
SỞ GD&ĐT VĨNH
PHÚC
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ THI MÔN:NGỮ VĂN
Dành cho học sinh các trường THPT
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)


ĐỀ BÀI
Câu 1: Nghị luận xã hội (3,0 điểm)
Anh,chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về tấm lòng nhân hậu trong
cuộc sống.
Câu 2: Nghị luận văn học (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh,chị về câu chuyện truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị
Châu - Trọng Thủy (sách Ngữ văn 10).

Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinh……………………………….Số báo danh……………….
25

×