Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

ĐỀ CƯƠNG SỬA CHỮA MÁY KHÍ TƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.84 KB, 20 trang )

1

1

SỬA CHỮA MÁY KHÍ TƯỢNG
câu 1 : cách lắp đặt,sửa chữa và bảo dưỡng khí áp kế
cách lắp đặt khí áp kế :
Chuẩn bị khi lắp đặt
a) Chọn vị trí giá treo KAK: vị trí không bị ảnh hưởng của
hướng gió thịnh hành và tia BXMT;
Cố định một cách chắc chắn giá treo KAK lên tường đảm bảo 2
yêu cầu sau:
+ Móc treo phải đồng tâm với vòng định vị theo phương thẳng
đứng (dùng quả rọi để kiểm tra)
+ Độ cao giá treo: 1,5m tính từ mặt đất đến móc treo KAK.
Khi móc treo đã được gắn chắc trên tường, sẽ tiếp tục trình tự
sau:
b) Treo máy và kiểm tra sau khi lắp đặt:
- Lấy máy ra khỏi hộp đựng, quan sát kỹ từ các phía toàn bộ thân
máy, nếu không có hiện tượng lạ như: ra thủy ngân, rạn nứt thủy tinh,
lỏng, xộc xệch… thì tiến hành lắp đặt.
- Chọn vị trí chắc chắn đứng sát cạnh giá treo KAK.
- Quay lật KAK cho chậu lọt vào vòng định vị, vòng treo được
mắc và móc treo của giá treo.
- Cố định chậu KAK ở vị trí rơi tự do bằng 3 vít định vị.
- Nới lỏng vít thông khí khoảng 3-4 vòng ren.
- Sau khi lắp đặt 3 giờ, tiến hành so mẫu KAK.
1

1



2

2

- Sau khi so mẫu, nếu các giá trị tương đương sẽ đưa KAK vào
sử dụng.
Chú ý:
+ Đặt máy thanh tra bên cạnh, cùng độ cao với chậu thủy ngân
của KAK trạm, ít nhất sau 15 phút mới được lấy số liệu so sánh 2
máy.
+ Đọc đủ 5 cặp số liệu, mỗi cặp cách nhau 3 tiếng, mỗi cặp là 2
lần đọc, mỗi lần cách nhau 15 phút, số liệu được ghi vào mẫu biểu
(mẫu PTĐ4).
+ Bắt buộc gửi số liệu so mẫu và máy thanh tra về trung tâm để
so sánh lại với chuẩn đặt tại TT.
+ Không so mẫu khi áp suất thay đổi > 0,7hPa/giờ
(0,5mmHg/giờ).
Bảo dưỡng,sửa chữa khí áp kế :
Bảo dưỡng :
A, Bảo dưỡng tuần:
- Dùng khăn tẩm dầu luyn lau các phần mạ của máy;
- Không lau lỗ thông KK ở nắp chậu, hàng tuần vặn đi, vặn lại
để tránh hiện tượng ốc kẹt gỉ, làm tắc lỗ;
b) Bảo dưỡng tháng
- Kiểm tra độ trơn tru của con chạy;
- Kiểm tra mặt khum của thủy ngân trong ống;
- Kiểm tra sự thẳng đứng của KAK và các vít cố định chậu, độ
lệch của KAK so với dây dọi không quá 30’.
c) Bảo dưỡng định kỳ hàng năm

2

2


3

3

- KAK đang sử dụng, định kỳ phải so mẫu với KAK thanh tra.


Các sai số,nguyên nhân và cách khắc phục khí áp kế

- Sau một thời gian sử dụng, vít định vị chậu thủy ngân bị lỏng
ra, khi QTV điều chỉnh máy để đọc trị số, thủy ngân trong chậu dao
động hoặc KAK ở vị trí không thẳng đứng, gây ra sai số.
Cách khắc phục:
+ Nới lỏng cả 3 ốc định vị;
+ Để KAK ở vị trí rơi tự do;
+ Từ từ vặn lần lượt các vít định vị đến khi chặt cả 3 vít mà
không làm xê dịch vị trí ban đầu của nó.
- Vít thông khí có thể bị bám bẩn hoặc gỉ sét cản trở sự lưu
thông với KK bên ngoài, gây ra sự kém nhạy cảm với áp suất của
môi trường.
Cách khắc phục
+ Làm sạch xung quanh vít thông không khí, dùng bút lông
mềm quét nhẹ lên mặt chậu thủy ngân cho sạch bụi bám xung quanh
vít.
- Khi vận chuyển không đúng qui trình, sẽ tạo thành bọt khí

trong thủy ngân, làm cho cột thủy ngân có thể cao lên hoặc thấp
xuống.
+ Khi vận chuyển, tuân thủ theo đúng qui trình thao tác vận
chuyển và lắp đặt KAK.
Câu 2: Trình bày cách sửa chữa, bảo dưỡng khí áp ký, các sai
số, nguyên nhân và cách khắc phục.


3

Bảo dưỡng,sửa chữa khí áp ký
Bảo dưỡng :
3


4

4

a)Bảo dưỡng tuần
- Lau máy bằng khăn mềm, dùng chổi lông mềm để lau những
chỗ khó lau;
- Kiểm tra bộ phận đánh mốc giờ.
b) Bảo dưỡng tháng
- Quan sát sự bằng nhau của chồng hộp, và dùng chổi lông
mềm để lau;
- Chấm dầu vào hệ thống truyền động, ốc điều chỉnh kim;
- Rửa kim bằng cồn, nếu giản đồ đậm quá 0,5mm thì có thể
mài hoặc thay kim khác;
- Kiểm tra sự nhanh chậm của đồng hồ;

-

-

-

-

Lau các bánh răng thân trục bằng bàn chải tẩm xăng sau đó
bằng khăn mềm tẩm dầu
Khắc phục sửa chữa các khuyết tật ở các bộ phận :
Đánh giá chất lượng khí áp ký ( đối với KAK nga ) :
1010Hpa có sai số là : 0.0Hpa thì tại 1050 và 960Hpa thì sai số
cho phép là +-1,5 Hpa
Hai điểm cách nhau 10Hpa biến thiên sai số không quá +0,7Hpa
Bảo dưỡng định kỳ hàng năm
Định kỳ hàng năm phải kiểm tra lau dầu đồng hồ và bảo dưỡng
toàn bộ máy
Các sai số,nguyên nhân và cách khắc phục khí áp ký :

- Khi nhiệt độ tăng và các tính chất đàn hồi của hộp giảm, nếu
bộ phận bổ chính bù nhiệt không tốt sẽ không khống chế được sai số
trên toàn dải đo, có xu hướng chỉ cao hơn áp suất thực;
4

4


5


5

- Kiểm tra độ ma sát giữa ngòi bút và giản đồ, khi nghiêng đi
một góc 30-400 thì mới tách ra khỏi giản đồ;
- Tang trống đồng hồ quay đều với sai số cho phép ± phút
trong 24h.
Câu 3: Trình bày cách lắp đặt nhiệt kế, các sai số, nguyên nhân
và cách khắc phục nhiệt kế
Lắp đặt nhiệt kế
- Các dụng cụ đo nhiệt độ và ẩm độ không khí phải đặt ở nhiệt
độ môi trường sao cho sự trao đổi nhiệt giữa nhiệt ẩm kế, ký và môi
trường được dễ dàng, tránh được BXMT, các nguồn nhiệt và ẩm
nhân tạo.
-

-

-

-

-

5

lều khí tượng đc làm bằng gỗ hoặc nhựa,có mái che và đáp ứng
đc yêu cầu nói trên
đối với nhiệt kế tối cao,vì ống vi quản tương đối rộng thủy
ngân dễ dàng thoát ra khỏi bầu dâng lên ống vi quản,vì vậy
người ta qui định đặt nhiệt kế tối cao lên 5 độ và khi đọc nâng

đầu nhiệt biểu lên cao hơn để tránh sai số khi đọc
đối với Tm thì do con trỏ chạy trong ống vi quản khi nhiệt độ
hạ xuống,vì vậy ta cần đặt Tm ngang bằng ở giá trong lều khí
tượng
Các sai số, nguyên nhân và cách khắc phục nhiệt kế
- Đối với các nhiệt kế thủy ngân, khi sử dụng lâu ngày sẽ có
hiện tượng đứt đoạn do không khí lọt vào hoặc ô xy hóa do
thủy ngân không tốt và ống vi quản không sạch. Đối với các
trường hợp như vậy thì cần loại bỏ, không thể sửa chữa được.
- Đối với nhiệt kế rượu: hay xảy ra tình trạng đứt cột rượu do
các nguyên nhân như:
5


6

6

-

+ Trong cột rượu xuất hiện bọt khí;
+ Vận chuyển và bảo quản không đúng qui cách.
Khi đó ta cần khắc phục sửa chữa theo các cách sau:
+ Cho nhiệt kế vào túi, quay đều với lực vừa phải;
+ Cho nhiệt độ tăng dần;
+ Vảy mạnh hoặc dỗ nhẹ bầu nhiệt biểu trên miếng đệm mềm
hay cao su để rượu thoát ra khỏi khoảng trống.

Câu 4: Trình bày cách bảo dưỡng, sửa chữa nhiệt ký, các sai số,
nguyên nhân và cách khắc phục nhiệt ký

Bảo dưỡng, sửa chữa nhiệt ký
Bảo dưỡng
a) Bảo dưỡng tuần
- Dùng chổi lông và khăn mềm lau vỏ máy và các chi tiết. Các
chỗ khó lau dùng chổi lông nhỏ, mềm để làm sạch bụi.
- Kiểm tra so sánh số liệu trên giản đồ với nhiệt kế khô để theo
dõi, đánh giá chất lượng nhiệt ký.
B, bảo dưỡng tháng :
-

-

-

6

Tiến hành kiểm tra lau chùi toàn bộ máy
Chấm dầu vào các ổ trục quay của bộ phận truyền động
Lau dầu bôi trơn bánh xe chủ động và bánh răng truyền
động của đồng hồ
Dùng chổi lông lau tấm lưỡng kim
Tẩy các vết mực gây ra máy bằng khăn tẩm cồn
Kiểm tra kỹ và khắc phục các khuyết tật của cần gạt
kim ,nắp,khóa,quai xách,ngòi bút (nếu có )
Rửa ngòi bút bằng cồn,nếu nét ghi đậm quá 0,5mm thì
phải thay ngòi
Kiểm tra hoạt động của đồng hồ
6



7

7

-

Sai số lớn nhất của nhiệt độ không quá 1 độ so với nhiệt
kế khô

C, bảo dưỡng định kỳ hàng năm :
-

-

-

-

-

-

-

-

Bảo dưỡng và lau dầu đồng hồ
Khi kiểm định phải tiến hành sửa chữa các khuyết tật của
máy
Các sai số, nguyên nhân và cách khắc phục nhiệt ký

Trong quá trình sử dụng nhiệt ký, cần phải kiểm soát
được các nguồn sai số thường gặp sau đây:
- Bản lưỡng kim dùng lâu ngày sẽ bị rỉ, phồng rộp, xây
xát, lồi lõm và biến dạng hoặc tấm lưỡng kim bị tách ra
không ép vào nhau.
Khắc phục: Trong trường hợp này, nếu bị hỏng nhẹ thì có
thể khắc phục làm sạch tấm lưỡng kim bằng cách lau chùi
hoặc đánh bỏ gỉ sét, còn các trường hợp hỏng nặng thì
loại bỏ.
- Ma sát giữa ngòi bút và giản đồ quá lớn, Cần truyền và
tay đòn không nằm trong cùng một mặt phẳng;
- Cần kim bị cong hoặc độ tì không thích hợp.
- Trục ngang mang tay đòn và cần kim có độ rơ;
Khắc phục: tra dầu vào ổ trục, kiểm tra độ dơ, vít đặt kim
một cách định kỳ;
- Kim ghi lên, xuống không trùng với cung của giản đồ
(chỉ được sai lệch không quá ¼ khung nhỏ).
Khắc phục: kiểm tra cắt chân giản đồ, trục đồng hồ, nếu
có cong vênh hoặc lỏng lẻo cần thay thế, sửa chữa.

Câu 5: Trình bày cách bảo dưỡng, sửa chữa ẩm ký, các sai số,
nguyên nhân và cách khắc phục ẩm ký
7

7


8

8


Bảo dưỡng,sửa chữa ẩm ký :


-

-

-

-

-

-

-

-

8

Bảo dưỡng
Bảo dưỡng tuần :
Lau vỏ máy bằng khăn mềm sau khi thay giản đồ.Chú ý k đụng
vào chân tóc,những chỗ khó lau dùng chổi mềm đề lau
Kiểm tra sơ bộ số liệu trên giản đồ với kết quả đo bằng nhiệt
ẩm kế
b) Bảo dưỡng tháng:
- Lau máy cẩn thận, khắc phục các khuyết tật của máy như đã

làm đối với nhiệt ký;
- Lau cặp cần cong cho sáng bóng (không lau dầu);
- Chấm dầu vào trục quay của hệ thống truyền động;
- Xem xét trạng thái hoạt động của máy hàng tháng qua BKT-9
để có nhận xét về tình trạng máy.
- Nếu chùm tóc bị bụi bẩn hoặc dính bết thì rửa chùm tóc bằng
nước cất, bẩn nặng thì rửa bằng cồn, sau đó rửa lại bằng nước
cất;
Đánh giá chất lượng ẩm ký:
Đối với ẩm ký đang dùng trên mạng lưới phải đảm bảo độ
chính xác 2% RH ở ẩm độ 98-100% RH và 6% RH ở các ẩm
độ còn lại (RH: ẩm độ tương đối);
Kiểm tra dải hoạt động của kim từ 0-100%RH trên giản đồ;
Căn cứ vào biểu BKT-9 để đánh giá chất lượng ẩm ký, nếu
máy tốt thì các điểm sẽ tập trung, các điểm phân bố đều có số
lượng xấp xỉ nhau 2 bên đường trung bình, thông thường
đường TB là đường thẳng, đôi khi là một đường cong nhưng
không phải đường ngoằn ngoèo, gãy khúc.
Để xem xét độ nhạy chung của ẩm ký phải so sánh hiệu số số
chỉ của ẩm ký tại các điểm 100% và 30% với hiệu tương ứng
8


9

9

-

của nhiệt ẩm kế, nếu lớn hơn hiệu tương ứng theo nhiệt ẩm kế

thì không được lớn quá 10%RH, nếu nhỏ hơn thì không được
nhỏ quá 5%RH.
c) Bảo dưỡng định ký hàng năm
Theo định ký phải kiểm tra, lau dầu đồng hồ và kiểm định lại
ẩm ký (2 năm/ 1 lần).
Các sai số, nguyên nhân và cách khắc phục ẩm ký:

Ngoài những hỏng hóc gây nên hiện tượng sai số như nhiệt ký,
ẩm ký còn có những vấn đền cần lưu ý sau:
Khi vận chuyển, tóc phải được buộc và bảo quản tốt,
tránh đứt tóc hoặc tóc dãn dài ra ảnh hưởng đến sự cảm ứng
ẩm độ KK.
Sau khi sử dụng, các bộ phận truyền cảm ứng có thể
bị xô đẩy, xộc xệch.
Khi bảo dưỡng, tóc có thể bị bẩn hoặc dính dầu mơ
sẽ ảnh hưởng tới sự dãn nở của sợi tóc.
Khắc phục:
Nếu gặp các trường hợp như trên thì QTV phải tiến
hành bảo dưỡng, sửa chữa các khuyết tật của máy.
Một số máy mới của Đức, chùm tóc kép được đặt
thẳng đứng, vì vậy rất dễ bị va chạm gây đứt tóc, QTV cần rất
cẩn thận trong khi bảo dưỡng, hiệu chỉnh.
Chú ý:
Trong máy ẩm ký có một vít điều chỉnh độ nhạy, vít
đó QTV không được phép điều chỉnh mà chỉ dành riêng cho
cán bộ kiểm định để cân đối giữa phần cảm ứng của tóc và
phần truyền cảm ứng sao cho máy đạt yêu cầu chất lượng.
Câu 6: Trình bày cách bảo dưỡng, sửa chữa máy gió El, các sai
số, nguyên nhân và cách khắc phục máy gió El
-


-

9

9


10

10


-

-

-










Bảo dưỡng và sửa chữa máy gió EL :
Bảo dưỡng :

Hàng tháng phải lau chùi bên ngoài bộ chỉ thị bằng khăn
mềm .Bật kiểm tra xem các bộ phận làm việc có tốt không
( trước khi lau phải ngắt nguồn điện ra khỏi máy )
Hàng quý kiểm tra độ trơn tru của gáo và phong tiêu.Lau
phong tiêu và gáo bằng khăn mềm.Nếu gáo và phong tiêu bị
biến dạng phải sửa ngay
Nếu điện áp thấp hơn 180V hoặc cao hơn 230V hoặc k ổn định
thì phải ngắt cầu dao ngay chuyển sang chế độ dùng ắc quy
Khi dùng điện lưới phải ngắt ắc qui ra khỏi mạch điện
Khi tốc độ gió đạt >40m/s cần tắt máy tránh làm hỏng máy
Hàng năm tiến hành bảo dưỡng theo các bước sau :
Bộ cảm ứng :
Tháo máy,lau sạch các bản tiếp xúc bằng giấy bạc hoặc giấy
ráp số 0,lau bụi bẩn và sau đó lau sạch bằng bông hoặc xăng
Tháo các vòng bi rửa sạch bằng xăng sau đó để khô rồi tra mỡ
lỏng
Kiểm tra và lau sạch phần nối giữa bộ phận cảm ứng và dây
dẫn
Bôi một lượt mỡ mỏng và phần ren ngoài của giắc cắm .Chú ý
k để mỡ dính vào chân giắc.
+ Bộ phận chỉ thị:

- Nếu đèn chỉ hướng làm việc không ổn định, lúc sáng, lúc mờ,
cần kiểm tra sự tiếp xúc điện của phần hướng. Trước tiên tháo bộ
phận các đèn báo sáng, lấy giấy giáp mịn lau các đui đèn, đồng thời
lau các ổ cắm đèn, sau đó lắp lại như cũ. Chú ý khi lắp hai chấm đỏ
đánh dấu phải trùng nhau để tránh sai hướng.

10


10


11

11

- Nếu đèn cháy phải thay đèn khác. Bóng được thay là loại
bóng 8V-0,075A, không được dùng bóng có dòng lớn hơn 0,15A.
Kiểm tra bộ phận chống sét có đảm bảo an toàn không, kiểm tra
điện trở tiếp đất của dây chống sét.

Các sai số, nguyên nhân và cách khắc phục
+ Các ảnh hưởng đến số đo vận tốc, hướng gió
- Độ ma sát trục cánh gáo, phong tiêu;
- Sai lệch trị số các linh kiện điện, từ tính của nam châm;
- Độ ổn định, chính xác của bộ chỉ thị;
- Hình dáng cơ khí của gáo, phong tiêu;
- Thao tác thay đèn hoặc tháo lắp các thanh quét không đúng vị
trí.
+ Các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân:
Bộ phận đo vận tốc:
- Vận tốc gió sai: do các nguyên nhân như đã nêu ở trên như
ma sát, sai lệch trị số linh kiện, độ ổn định, hình dáng, thao tác sai
khi bảo dưỡng, sửa chữa…
- Vận tốc gió không hoạt động: Do công tắc hỏng, đồng hồ đo
tốc độ hỏng, mạch điện hỏng, dây dẫn đứt, các giắc cắm không tiếp
xúc, hỏng bộ phận cảm ứng.
- Vận tốc gió chỉ cao hơn bình thường: Do bộ phận cảm ứng
điện từ bộ phận hướng, tụ điện hoặc điện trở chập.

Bộ phận đo hướng:
11

11


12

12

Các đèn chỉ thị hướng không sáng: Do nguồn điện
(đứt cầu trì, dây dẫn, công tắc, biến áp nguồn hỏng…).
Các đèn sáng mờ: Do điện yếu hoặc tiếp xúc không
tốt, các điểm tiếp xúc bị ô xy hóa hoặc bị lỏng.
Một hoặc nhiều hướng không sáng: Có thể bóng đèn
bị cháy, dây đẫn đứt, một vài điểm tiếp xúc không tốt hoặc đi
ốt ở mạch đó bị cháy.
Hướng gió không thay đổi: do kẹt phong tiêu.
Câu 7: Trình bày cách lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng vũ lượng
ký Xy- phông, các sai số nguyên nhân và cách khắc phục?
1 Lắp đặt vũ lượng ký xy-phông
+ Vũ lượng ký xy-phông được đặt trên giá xây bằng gạch hoặc
giá sắt cố định bằng bê tông, khi lắp đặt cần chú ý các yêu cầu
sau :
- Vũ lượng ký xy-phông được đặt ở vị trí thẳng đứng, miệng
hứng nước thật ngang bằng và cách mặt đất 1,50m.
- Vũ lượng ký xy-phông được lắp đặt ở phía phải vị trí của nhật
quang ký trong vườn khí tượng, nơi quang đãng không bị các vật
khác che chắn.
- Cửa mở về hướng bắc và ngay cạnh đường đi để tiện thao tác

điều chỉnh, bảo dưỡng hoặc tháo lắp giản đồ.
• Sửa chữa,bảo dưỡng vũ lượng ký xy-phông :
• Bảo dưỡng :
• Bảo dưỡng ngày,tuần :
- Hàng ngày kiểm tra sự hoạt động của vũ lượng ký qua đường
trên giản đồ.Trước cơn mưa phải xem xét lại toàn bộ vũ lượng
ký,tra mực (nếu cần ) ,nhặt lá cây hoặc rác rơi vào miệng
hứng ,lên dây quả tạ,kiểm tra xy-phông,đồng hồ ,…
-

-

-

-

-

-

12

12


13

13

-




Hàng tuần vào lúc k mưa,lau chùi VLK bằng khăn mềm
.Những chỗ gỉ ở phần mạ dùng bột mài lau,sau đó lau lại bằng
khăn tẩm dầu
Bảo dưỡng tháng :

- Định kỳ một tháng hoặc sau trận mưa bão phải kiểm tra độ
thăng bằng miệng hứng.
- Hàng tháng cọ rửa bình phao và xy phông. Rửa xi phông
bằng cách tháo ra khỏi máy, luồn dây vải vào ống để cọ rửa trong
nước xà phòng, nếu quá bẩn có thể rửa bằng cồn, sau đó rửa lại bằng
nước sạch.
- Kiểm tra điểm ‘0’ và điểm ‘10’ của máy, nếu không đạt yêu
cầu thì phải điều chỉnh lại.
- Phán đoán một số hư hỏng của VLK qua đường ghi trên giản
đồ và từ đó đưa ra biện pháp khắc phục.
c) Bảo dưỡng năm
Công tác bảo dưỡng năm nên thực hiện vào mùa khô, nội dung
như sau :
Lau dầu đồng hồ vũ ký;
Cọ rửa bình phao và xy phông;
Cọ rửa miệng hứng và lau chùi máy;
Kiểm tra tất cả các chi tiết của VLK, nếu có chi tiết
nào không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phải thay thế hoặc sửa
chữa;
Kiểm tra sự ngang bằng của miệng hứng;
Khi hỏng nặng phải thay mới, máy cũ cần thu hồi về
xưởng sửa chữa.

-

13

13


14

14

Một số hỏng hóc thông thường, nguyên nhân và cách khắc
phục
a) Các nguồn sai số
Cũng như mọi thiết bị đo giáng thuỷ khác, vũ lượng kế xyphông cũng có những sai số nhất định, sai số đó là do:
-

Sai số do gió;

-

Sai số do dính ướt;

-

Sai số do bốc hơi lượng giáng thuỷ đã thu gom được;

-

Sai số do sự hao hụt bắn tóc của các hạt giáng thuỷ;


-

Sai số do sự hao hụt của tuyết.
b) Những hỏng hóc thông thường và cách khắc phục
- Đường tháo nước bị lệch quá giới hạn cho phép do trục đồng
hồ hoặc bình chứa bị nghiêng. Cần phải điều chỉnh cho nó thẳng
đứng;
- Thành bên trong xy-phông bẩn làm cho xy-phông không hoạt
động được, nước trong bình chứa tháo ra ngoài qua xy-phông bị
chậm lại. Cần phải cọ rửa ống xy-phông và bình chứa;
- Đường ghi trên giản đồ bị gián đoạn do ngòi bút tì vào quá
yếu, hoặc đường ghi có dạng hình bậc thang do ngòi bút tì quá
mạnh. Cần phải điều chỉnh lại độ nghiêng của cần mang ngòi bút;
- Đường ghi trên giản đồ bị kéo ngang hoặc như răng cưa ở vị
trí điểm 10 do xy-phông bị bẩn ở phần đỉnh ống. Cần phải cọ rửa
ống xy-phông.
- Đường tháo nước giữa chừng rồi đi lên do ống xy-phông bị
bẩn dọc theo lòng ống hoặc sau khi tháo nước ở giai đoạn trước còn
đọng lại những đoạn nước xen lẫn những đoạn không khí trong ống
14

14


15

15

xy-phông, có thể do bình chứa bẩn hoặc bị méo làm cho phao khi

đang tháo nước ra ngoài bị kẹt, cũng có thể do vòng cao su đệm ở
nắp vòi giữ ống xy-phông bị lệch hoặc hỏng, làm cho chỗ nối đó bị
hở, xy-phông đang tháo nước ra ngoài thì không khí lọt vào. Tuỳ
từng trường hợp mà xử lí bằng cách cọ rửa ống xy-phông hoặc điều
chỉnh, thay đệm cao su,...
- Khi có giáng thuỷ thì đường ghi đi lên còn khi không có
giáng thuỷ thì đường ghi đi xuống, trường hợp này bình bị rò rỉ,
phải hàn kín lại hoặc thay bình mới.
- Không có lực ép cưỡng bức do xả nước, do kẹt, gỉ các trục
chuyển động hoặc quên không lên dây quả tạ.
Câu 8:Trình bày cách lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng vũ lượng ký
chao lật, các sai số ?
Lắp đặt vũ lượng ký chao lật
-

-

-

-

+ Vũ lượng ký xy-phông được đặt trên giá xây bằng gạch hoặc
giá sắt cố định bằng bê tông, khi lắp đặt cần chú ý các yêu cầu
sau :
- Vũ lượng ký xy-phông được đặt ở vị trí thẳng đứng, miệng
hứng nước thật ngang bằng và cách mặt đất 1,50m.
- Vũ lượng ký xy-phông được lắp đặt ở phía phải vị trí của nhật
quang ký trong vườn khí tượng, nơi quang đãng không bị các vật
khác che chắn.
- Cửa mở về hướng bắc và ngay cạnh đường đi để tiện thao tác

điều chỉnh, bảo dưỡng hoặc tháo lắp giản đồ.

Lắp đặt vũ lượng ký chao lật tương tự cách lắp đặt VLK xy phông,
tuy nhiên cần chú ý thêm các nôi dung sau :
15

15


16

16

Do VLK chao lật là loại máy đo xa nên được lắp
thêm dây dẫn tín hiệu vào phòng quan trắc, vì vậy dây phải
được chôn dưới đất và có ống nhựa bảo vệ.
VLK chao lật hoạt động dựa trên nguyên tắc các
chao lật nên việc chỉnh máy ngang bằng rất quan trọng, vì vậy
cần kiểm tra kỹ và thử lại độ chính xác trước khi đưa vào sử
dụng.
Đối với vũ lượng ký SL3-1, việc điều chỉnh ngang
bằng được thực hiện dễ dàng hơn nhờ có bọt thủy chuẩn, khi
lắp đặt cần cân chỉnh sao cho bọt khí rơi vào tâm thủy chuẩn là
đạt yêu cầu.
-

4.4 Bảo dưỡng, sửa chữa vũ lượng ký chao lật SL-1, SL-3
4.3.1 Bảo dưỡng vũ lượng ký xy-phông
a) Bảo dưỡng ngày, tuần
- Hàng ngày kiểm tra sự hoạt động của VLK qua đường ghi

trên giản đồ. Trước cơn mưa phải xem xét lại toàn bộ VLK, tra mực
(nếu cần), nhặt lá cây hoặc rác rơi vào miệng hứng, đồng hồ, nếu
ngày trước không có mưa thì đưa số đọc ở bộ đếm về số 0,…
- Hàng tuần vào lúc không mưa, lau chùi VLK bằng khăn
mềm. Những chỗ gỉ ở phần mạ đối với VLK SL1 dùng bột mài hoặc
giấy giáp số 0 lau, sau đó lau lại bằng khăn tẩm dầu.
b) Bảo dưỡng tháng
- Định kỳ một tháng hoặc sau trận mưa bão phải kiểm tra độ
thăng bằng miệng hứng hoặc bọt thủy chuẩn.
- Hàng tháng cọ rửa các chao. Rửa chao bằng cách tháo ra khỏi
máy, dùng bàn chải mềm để cọ rửa trong nước xà phòng loãng, sau
đó rửa lại bằng nước sạch. Chú ý không cọ quá mạnh làm mất lớp
16

16


17

17

phủ chống dính ướt của các chao. Nếu chao quá bẩn, nhựa vỡ hoặc
đổi mầu thì phải thay chao khác.
- Kiểm tra điểm ‘0’ và điểm ‘10’ của máy, nếu không đạt yêu
cầu thì phải điều chỉnh lại.
- Phán đoán một số hư hỏng của VLK qua đường ghi trên giản
đồ và từ đó đưa ra biện pháp khắc phục.
c) Bảo dưỡng năm
Công tác bảo dưỡng năm nên thực hiện vào mùa khô, những
ngày không có mưa, nội dung như sau:

Lau dầu đồng hồ vũ ký;
Cọ rửa các chao, phễu hứng;
Cọ rửa miệng hứng và lau chùi máy;
Kiểm tra tất cả các chi tiết của VLK, nếu có chi tiết
nào không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phải thay thế hoặc sửa
chữa;
Kiểm tra sự ngang bằng của miệng hứng và bọt thủy
chuẩn;
Khi hỏng nặng phải báo cáo với Đài để khắc phục
sửa chữa hoặc thay mới.
-

4.4.2 Một số hỏng hóc thông thường, nguyên nhân và cách
khắc phục


Các nguồn sai số

Dùng vũ lượng ký chao lật SL-1 để đo mưa thường gặp phải
những sai số do:
- Bộ phận chao lật không hoạt động do bị kẹt hoặc công tắc từ
quá xa nam châm;

17

17


18


18

- Thiết bị được lấy thăng bằng không đúng dẫn tới sự thay đổi
về thể tích gầu chứa;
- sự bốc hơi của giáng thủy trong các trường hợp mưa nhỏ lại
có thời gian kéo dài


Những hỏng hóc thông thường và cách khắc phục

Sử dụng vũ lượng ký chao lật SL-1 thường gặp phải những
hỏng hóc sau:
- Toàn bộ thiết bị không hoạt động: QTV kiểm tra từng loại
thiết bị, loại trừ hỏng hóc, để có hướng khắc phục kịp thời:
1) Kiểm tra nguồn điện: có thể do mất điện, nạp ắc qui nếu
điện áp quá thấp, tiếp xúc điện không tốt.
2) Kiểm tra bộ phận cảm ứng (đặt tại vườn QT): có thể do ống
thông nước bị tắc, kẹt chao lật, công tắc từ quá xa nam châm, hỏng
hoặc chập công tắc từ, chỗ nối điện tiếp xúc không tốt;
3) Kiểm tra dây dẫn từ bộ phận cảm ứng vào bộ phận chỉ thị:
kiểm tra bằng cách đùng đồng hồ đo thông mạch.
4) Sau khi đã loại trừ hỏng hóc của các bộ phận trên, tiến hành
kiểm tra bộ phận chỉ thị, bộ phận chỉ thị có các lỗi thường gặp sau:
+ Giản đồ hoạt động nhưng bộ đếm không hoạt động: Thường
hay xảy ra do mảng vi mạch bị lỗi, thay thế bảng vi mạch khác.
+ Bộ đếm hoạt động nhưng giản đồ không hoạt động:
- Do dây cu roa bị mất núm đưa kim lên;
- Do dây cu roa quá căng, cá không đẩy được ở bộ phận bánh
răng.
+ Chênh lệch giữa bộ đếm (bộ hiện số) và giản đồ, thường hay

xảy ra do:
18

18


19

19

- Dây cu roa quá trùng hoặc đã bị mủn, các khấc bám vào bánh
răng bị mòn.
- Đặt khoảng cách của cá đẩy bánh răng quá rộng, dẫn đến
lượng vượt lên 0,2mm hoặc 0,3mm trong khi bộ đếm nhảy 0,1mm.
Khi gặp các lỗi như vậy, QTV cần xem xét và tùy từng trường
hợp, nếu dây cu roa quá căng hoặc trùng thì điều chỉnh lại, dây cu
roa quá cũ thì thay thế dây mới. Chỉnh sửa lại chốt hãm cá đẩy và
giữ bánh răng để mỗi một lần chao lật, số chỉ trên giản đồ là 0,1mm.
+ Kim từ vị trí 10mm tháo xuống điểm “0” quá nhanh, do
trong ống dầu không có dầu, QTV cần đổ thêm dầu vào ống. Chú ý
không đổ quá đầy, khi tháo xuống dầu bắn ra làm bẩn máy, nếu ống
dầu hết nhanh, kiểm tra sự rò rỉ của ống, nếu có rò rỉ thì phải thay
ngay.
+ Kim từ vị trí 10mm không tháo được xuống điểm “0” mà
mắc kẹt ở giữa chừng, do 3 nguyên nhân sau:
- Dây cu roa quá trùng, khi tháo xuống bị mắc lại tai nơi dây
cu roa bị phình ra.
- Tiếp xúc giữa trục và cần kim mang ngòi bút quá khô do gỉ,
QTV cần tra dầu máy để tạo sự bôi trơn.
- Thanh sắt trong ống dầu không thẳng, điều chỉnh và vít lại ốc

giữ.
+ Có mưa nhưng giản đồ không hoạt động, bấm nút kiểm tra
thì giản đồ vẫn hoạt động bình thường, nguyên nhân do lỏng hoặc
đứt dây bên trong máy.
+ Một vài trường hợp khi biến thế của bộ chỉ thị đã quá cũ, lực
hút không đủ để máy hoạt động, khi đó cần điều chỉnh lại khoảng
19

19


20

20

cách của biến thế và nam châm, việc này đòi hỏi QTV phải có nhiều
kinh nghiệm.
+ Trường hợp khi kiểm tra toàn bộ các nội dung trên, máy vẫn
không hoạt động, có thể do cháy biến thế, trong trường hợp này
QTV cần báo cáo với Đài để có phương án khắc phục.

20

20



×