Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào thăm dò và khai thác dầu khí việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LÊ THU TRANG

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI) VÀO THĂM DÒ
VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ THU HÀ

Hà Nội – Năm 2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân tác giả, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức
kinh điển, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học
của Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hà, Giảng viên Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội.
Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các đánh giá, kiến
nghị đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được công bố dưới
bất cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi “Hội Đồng đánh giá


luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế ”.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên./.
Học viên cao học

Lê Thu Trang
Lớp QTKD Khóa 2010 -2012

Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
i


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...............................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI VÀO HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ .......................... 4
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI............................................ 4
1.1.1. Khái quát đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) ........................................................................ 4
1.1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................................... 4
1.1.1.2. Đặc điểm chính đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI............................................................... 5
1.1.2. Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ............................................................................ 6

1.1.3. Vai trò của FDI ......................................................................................................................... 8
1.1.3.1. Đối với nước tiếp nhận đầu tư............................................................................................ 8
1.1.3.2. Đối với nước đầu tư .......................................................................................................... 11
1.1.4. Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ..................................................................................... 12
1.1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút FDI......................................................................... 12
1.1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ...................................... 13
1.2.ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC
DẦU KHÍ ........................................................................................................................................... 16
1.2.1. Dầu khí và vai trò của dầu khí trong nền kinh tế................................................................. 16
1.2.1.1. Dầu khí .............................................................................................................................. 16
1.2.1.2. Vai trò của dầu khí trong nền kinh tế ................................................................................ 17
1.2.2. Vai trò của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí17
1.2.3. Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với hoạt động thăm dò và khai thác dầu
khí ....................................................................................................................................................... 19
1.2.3.1. Đặc điểm chung của các Hợp đồng dầu khí ...................................................................... 19
1.2.3.2. Các hình thức Hợp đồng dầu khí ...................................................................................... 20
1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào hoạt động thăm dò
và khai thác dầu khí. ......................................................................................................................... 28
1.3. KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO HOẠT ĐỘNG
THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM . 30
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................................................................................... 30

Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
ii


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

1.3.2. Kinh nghiệm của Indonesia .................................................................................................... 32
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.................................................................................. 36
1.4.MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG ĐẦY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ FDI VÀO THĂM
DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ ..................................................................................................... 37
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................................................. 38
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO
HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ VIỆT NAM ......................................... 39
2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ.. 39
2.1.1. Tổng quan về hoạt động thăm dò và khai thác của PetroVietnam..................................... 39
2.1.1.1. Giai đoạn trước 1975: Giai đoạn khởi đầu của công nghiệp Dầu khí ở hai miền đất nước
chưa thống nhất .............................................................................................................................. 39
2.1.1.2. Giai đoạn 1975-1980: Thành lập Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam và Công ty
Dầu Khí quốc gia (PetroVietnam) ra đời. ...................................................................................... 40
2.1.1.3. Giai đoạn 1981-1988: Ra đời Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt Xô (Vietsovpetro)...... 41
2.1.1.4. Giai đoạn 1988 tới nay: Giai đoạn phát triển mới sau khi ban hành Luật đầu tư nước
ngoài và Luật dầu khí Việt Nam .................................................................................................... 42
2.1.2. Thành tựu và hạn chế của ngành dầu khí Việt Nam ........................................................... 43
2.1.2.1. Thành tựu ngành dầu khí Việt Nam .................................................................................. 43
2.1.2.2. Hạn chế của ngành dầu khí Việt Nam............................................................................... 45
2.1.3. Đặc điểm chung của ngành thăm dò và khai thác dầu khí .................................................. 46
2.1.3.1. Vốn đầu tư lớn .................................................................................................................. 46
2.1.3.2. Công nghệ hiện đại ........................................................................................................... 48
2.1.3.3. Tính rủi ro cao ................................................................................................................... 48
2.1.3.4. Lợi nhuận cao.................................................................................................................... 48
2.1.3.5. Tài nguyên dầu khí không tái tạo được ............................................................................. 49
2.1.4. Thực trạng hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam .................................... 49
2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO HOẠT ĐỘNG
THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM............................................................... 52

2.2.1. Tình hình thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào hoạt động thăm dò và khai thác dầu
khí ở Việt Nam................................................................................................................................... 52
2.2.1.1. Quy mô vốn đầu tư và tốc độ phát triển ............................................................................ 52
2.2.1.2. Các hình thức đầu tư ......................................................................................................... 58
2.2.1.3. Các đối tác đầu tư.............................................................................................................. 62

Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
iii


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

2.2.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào hoạt động thăm
dò và khai thác dầu khí Việt Nam ................................................................................................... 64
2.2.2.1. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội ............................................................................... 64
2.2.2.2. Tiềm năng dầu khí ............................................................................................................ 65
2.2.2.3. Môi trường pháp lý về đầu tư trong hoạt động dầu khí của Việt Nam ............................. 68
2.2.2.4. Khả năng cạnh tranh FDI của Việt Nam ........................................................................... 71
2.2.2.5. Thuế và tác động của thuế đối với thu hút FDI trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu
khí. ................................................................................................................................................. 72
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO HOẠT
ĐỘNG THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM.............................................. 78
2.3.1. Các mặt tích cực ...................................................................................................................... 78
2.3.1.1. Góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu ........................................................................... 78
2.3.1.2. Tạo nguồn thu Ngân sách Nhà nước ................................................................................. 80
2.3.1.3. Giải quyết vấn đề việc làm và cải thiện nguồn nhân lực................................................... 81

2.3.1.4. Tạo tiền đề phát triển ngành công nghiệp dầu khí ............................................................ 82
2.3.2. Các mặt hạn chế, nguyên nhân và một số khó khăn trong.................................................. 83
2.3.2.1. Hạn chế ............................................................................................................................. 83
2.3.2.2. Nguyên nhân ..................................................................................................................... 84
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................................................. 87
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI VÀO HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM ............... 89
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG, MỤC TIÊU VÀ NHU CẦU THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI FDI VÀO THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ TRONG GIAI
ĐOẠN 2012-2025

.…………………………………………………………………..89

3.1.1. Quan điểm và định hƣớng về thu hút FDI vào hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí 89
3.1.2. Mục tiêu về thu hút FDI ......................................................................................................... 91
3.1.3. Nhu cầu vốn FDI giai đoạn 2012 - 2025 ................................................................................ 93
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO
HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ .............................................................. 94
3.2.1. Nhóm giải pháp khuyến khích đầu tƣ ................................................................................... 95
3.2.1.1. Bổ sung và hoàn thiện các chính sách về thuế .................................................................. 95
3.2.1.2. Xóa bỏ nghĩa vụ đóng góp tài chính ................................................................................. 98
3.2.1.3. Tăng tỷ lệ dầu thu hồi chi phí ........................................................................................... 99

Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
iv


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

3.2.1.4. Cho phép nhà thầu bảo lưu kết quả đầu tư trong trường hợp không thấy phát hiện
thương mại. ................................................................................................................................... 100
3.2.1.5. Đa dạng hóa các hình thức hợp đồng dầu khí .................................................................. 100
3.2.2. Nhóm giải pháp về tạo môi trƣờng đầu tƣ ổn định ............................................................. 101
3.2.2.1. Về môi trường pháp luật .................................................................................................. 101
3.2.2.2. Hoàn thiện chính sách tiền tệ theo hướng an toàn cho cả nhà đầu tư và nước chủ nhà
trong lĩnh vực TDKT dầu khí ....................................................................................................... 102
3.2.2.3. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính. .............................................................................. 103
3.2.3. Giải pháp về thăm dò khai thác ............................................................................................ 104
3.2.4. Nhóm giải pháp về khoa học – công nghệ ............................................................................ 105
3.2.5. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực ...................................................................................... 107
3.2.6. Giải pháp về xúc tiến đầu tƣ ................................................................................................. 108
3.2.6.1. Tạo dựng hình ảnh cho ngành dầu khí ............................................................................. 108
3.2.6.2. Vận động những nhà đầu tư tiềm năng của ngành dầu khí .............................................. 110
3.2.6.3. Nâng cấp dịch vụ đầu tư đối với ngành dầu khí............................................................... 110
3.2.7. Một số giải pháp khác ............................................................................................................ 111
Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................................................ 112
KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................... 116

Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
v


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Foreign Direct Investment

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

Association of Southeast Asia
Nations
International Monetary Fund

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

ODA

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Official Development Assitance


KHCN

Khoa học công nghệ

BCC

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

BOT

Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao

BTO
BT

Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh Building-Transfer-Operation
Building – Operation - Transfer
Xây dựng – Chuyển giao
Building - ransfer

PSC

Hợp đồng Phân chia sản phẩm

Production Sharing Contract

JOC

Hợp đồng điều hành chung


Joint Operation Contract

TDKT

Thăm dò khai thác

Organization for Economic
Cooperation and Development

TKTD&KT Tìm kiếm thăm dò và khai thác
TKTD

Tìm kiếm thăm dò

CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
NSNN

Ngân sách Nhà nước

CT-XH

Chính trị xã hội

HĐDK

Hợp đồng dầu khí

KTXH

Kinh tế xã hội


ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

XK

Xuất khẩu

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

GDP

Tổng sản phẩm quốc dân

Gross Domestic Product

Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
vi


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Điều kiện về thời gian TDKT hợp đồng Phân chia sản phẩm PSC............... 24
Bảng 2.1: Giá thành khai thác dầu thô (Đơn vị: USD/thùng) ........................................ 46
Bảng 2.2: Tình hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và số hợp đồng ký kết của
PetroVietnam trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ........................................ 53
Bảng 2.3: Tốc độ phát triển của FDI vào ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam
qua các năm giai đoạn 1994-2011 .................................................................................. 56
Bảng 2.4: Tỷ lệ vốn đầu tư FDI vào TDKT dầu khí so với vốn đầu tư FDI thực hiện
trong cả nước giai đoạn 1994-2011................................................................................ 56
Bảng 2.5: Các đối tác nước ngoài của PVEP ................................................................. 62
Bảng 2.6: Trữ lượng dầu khí đã phát hiện ở các bể trầm tích của Việt Nam ................ 66
Bảng 2.7: Biểu thuế tài nguyên đối với dầu thô ........................................................... 73
Bảng 2.8: Biểu thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên ............................................... 73
Bảng 2.9: Trị giá xuất khẩu dầu thô và đóng góp vào KNXK cả nước giai đoạn
1998-2011....................................................................................................................... 78
Bảng 2.10: Tỷ trọng thuế thu từ dầu thô trong tổng nguồn thu NSNN ......................... 81
Bảng 2.11: Biểu thuế và chi phí thu hồi dầu của Việt Nam so với một số nước lân
cận .................................................................................................................................. 85
Bảng 3.1: Dự báo giá thành thăm dò và khai thác dầu khí giai đoạn 2012 -2025 .......... 93
Bảng 3.2: Dự báo tổng nhu cầu vốn đầu tư và nhu cầu vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2025 .............. 94
Bảng 3.3: So sánh mức thuế suất đối với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp
dầu khí của Việt Nam với một số nước trong khu vực .................................................. 95

Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012

vii


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Phân chia dầu tại Indonesia............................................................................ 33
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức ký hợp đồng của Indonesia ..................................................... 35
Hình 2.1: Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò
và khai thác dầu khí........................................................................................................ 55
Hình 2.2: So sánh tổng vốn FDI thực hiện trong ngành dầu khí với tổng vốn FDI
thực hiện của cả nước giai đoạn 1994 – 2011 ................................................................ 58
Hình 2.3: Tình hình ký kết HĐDK từ 1988 đến nay..................................................... 59
Hình 2.4: So sánh trữ lượng dầu khí tại chỗ và có thể thu hồi đã phát hiện ở các bể
trầm tích Đệ Tam Việt Nam. (Tính đến 31/12/2011) .................................................... 66
Hình 2.5: Thuế đối với hoạt động dầu khí. ................................................................... 76
Hình 2.6: KNXK dầu thô và đóng góp vào NSNN giai đoạn 1999-2012 ..................... 80

Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
viii


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết lựa chọn đề tài
Dầu khí là nguồn tài nguyên khoáng sản rất quan trọng đối với an ninh, nền

kinh tế của một quốc gia và được đánh giá là một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước, đặc biệt trong công cuộc CNH- HĐH đất nước. Đến nay, qua
gần 40 năm xây dựng và phát triển, ngành công nghiệp dầu khí đã đạt được những
thành tựu đáng kể. Trong đó, đặc biệt phải kể đến sự phát triển và đóng góp lớn của
hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí – hoạt động chủ lực của ngành dầu khí với
đặc điểm là hoạt động nhiều rủi ro, đòi hỏi chi phí lớn, công nghệ hiện đại. Những
thành tựu lớn của hoạt động thăm dò va khai thác dầu khí đạt được là nhờ phần
đóng góp quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bởi chỉ có nguồn
vốn này mới có thể đáp ứng những yêu cầu mang tính đặc thù của ngành về vốn,
công nghệ cũng như hợp tác quốc tế, nhất là đối với một nước đang phát triển như
Việt Nam.
Tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần IX đã xác định: “Tiếp tục đẩy
mạnh tìm nguồn vốn hợp tác tìm kiếm thăm dò và khai thác để tăng thêm khả năng
khai thác dầu khí” cho thấy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động
TKTD & KT dầu khí là một chiến lược dài hạn và rất quan trọng trong sự nghiệp
CNH – HĐH đất nước.
Tuy nhiên, phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả đầu tư vốn đầu tư nước
ngoài vào thăm dò và khai thác dầu khí cho thấy bên cạnh những thành tựu đạt được
ngành dầu khí cần phải tiếp tục thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn
nữa để xứng với tiềm năng dầu khí và góp phần đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất
nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa.
Vì vậy việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào
thăm dò và khai thác dầu khí Việt Nam là vô cùng cấp thiết. Đó là lý do lựa chọn đề
tài: “Giải pháp tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào thăm

dò và khai thác dầu khí Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ.

Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
1


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

2.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn.
Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về vai

trò và hiệu quả của hoạt động đầu tư nước ngoài.
Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài vào hoạt động thăm dò và khai
thác dầu khí, những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
Trên cơ sở chiến lược phát triển ngành dầu khí đến 2015 và định hướng đến
2025 của Đảng và Nhà nước đặt ra, dự báo nhu cầu thu hút vốn đầu tư để từ đó đưa
ra các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt
động FDI trong thời gian tới.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về các giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài vào hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí Việt nam trong thời gian

tới.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các hợp đồng dầu khí trong lĩnh vực thăm dò
khai thác dầu khí từ khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành từ năm
1987 đến nay.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu trong đề tài bao gồm phương pháp phân tích thống

kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu giữa các kỳ số liệu.
5.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế của Đề tài nghiên cứu
Qua nghiên cứu luận văn đề xuất những định hướng cơ bản và giải pháp chủ

yếu nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò và
khai thác dầu khí nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động dầu khí.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các ngành liên quan và đặc biệt
là ngành dầu khí Việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
6.

Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết

cấu gồm 3 chương:

Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
2



Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Chƣơng 1: Cơ sở phương pháp luận về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí Việt Nam.
Chƣơng 3: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt
động thăm dò và khai thác dầu khí Việt Nam.

Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
3


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU
TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ VÀ KHAI
THÁC DẦU KHÍ
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
1.1.1 Khái quát đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
1.1.1.1 Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình

thức cá nhân, tổ chức nước ngoài trực tiếp hoặc gián tiếp bỏ vốn dưới các hình thức
đầu tư khác nhau vào hoạt động sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận.
Lịch sử đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu khi các nước tư bản hình thành
thuộc địa bên ngoài lãnh thổ của mình nhằm tìm kiếm nguồn nguyên liệu cung cấp
cho hoạt động sản xuất ở chính quốc để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa.
Hiện nay, với quá trình giao lưu hợp tác quốc tế, sự phát triển của KHCN ngày
càng mạnh mẽ thì đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành xu hướng của thời đại, là
yếu tố không thể thiếu của sự phát triển kinh tế đối với tất cả các nước trên thế giới.
Chính vì vậy, cần phải có một khái niệm chung về hình thức này. Đã có nhiều khái
niệm được đưa ra bởi các tổ chức kinh tế quốc tế và các quốc gia với mục đích
mang lại cái nhìn tổng quan nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Dưới đây là một số
khái niệm của các tổ chức OECD, WTO, IMF và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam năm 2005.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đầu tư trực tiếp nước
ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một cá nhân hoặc tổ chức thuộc cơ quan chính
phủ hoặc không thuộc cơ quan chính phủ tại nước ngoài.
Theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đầu tư trực tiếp
nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có một tài sản
ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương
diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn
trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà cá nhân, tổ chức đó quản lý ở nước ngòai
Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
4


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

là các cơ sở kinh doanh. Trong các trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi
là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”
Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn đầu
tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở
nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là dành
được tiếng nói hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó”. Đây là khái niệm
được chấp nhận rộng rãi trên thế giới.
Tại Việt Nam, theo Luật Đầu tư 2005, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình
thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay
dịch vụ nào đó và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Cũng có một hình thức khác
đước xem là đầu tư trực tiếp nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài mua lại toàn bộ
hoặc từng phần một doanh nghiệp của nước sở tại để kinh doanh hoặc hợp tác kinh
doanh”.
Nhiều quan niệm được đưa ra nhưng một cách chung nhất, đầu tư trực tiếp
nước ngoài thực chất việc là tìm kiếm lợi nhuận lâu dài ở nơi có lợi thế nhiều hơn
trong nước thông qua việc di chuyển vốn đến nước tiếp nhận đầu tư.
1.1.1.2 Đặc điểm chính đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Bản chất của đầu tư quốc tế hay FDI cũng là đầu tư, tức là các hoạt động tìm
kiếm lợi nhuận bằng con đường kinh doanh của chủ đầu tư . Vì vậy, FDI mang đầy
đủ đặc điểm của đầu tư nói chung. Tuy nhiên còn mang một số đặc điểm quan
trọng:
-

Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân, do các chủ đầu tư tự quyết định

đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lại. Hình thức
này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính
trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.

-

Chủ đầu tư nước ngoài tiến hành mọi hoạt động đầu tư, nếu là doanh nghiệp

100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh theo tỷ lệ
vốn góp của mình. Nguồn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của
chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động, nó còn bao
Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
5


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn
đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.
-

Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được

công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý…là những mục tiêu mà
các hình thức đầu tư khác không giải quyết được
-

Các nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới là động lực chủ yếu cho đầu tư

trực tiếp nước ngoài toàn cầu. Các nước này thường chiếm tỷ trọng từ 75%-80%

lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới.
-

FDI không làm tăng nợ cho nước tiếp nhận đầu tư, trái lại FDI còn tạo điều

kiện để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước.
-

FDI là hình thức chủ yếu trong đầu tư nước ngoài. Nếu ODA và các hình thức

đầu tư nước ngoài khác có những hạn chế nhất định, thì FDI lại tỏ ra là hình thức
đầu tư có hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến về chất trong nền kinh tế, gắn liền với
hình thức sản xuất trực tiếp, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế theo chiều
sâu.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở thành loại hình hoạt động kinh tế
sôi động trên thế giới.
1.1.2 Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hiện nay tại Việt Nam có các
hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:


Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): là hình thức đầu tư được ký giữa

một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều doanh nghiệp Việt Nam
thuộc mọi thành phần kinh tế để tiến hành một hay nhiều hoạt động kinh doanh ở
nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh
mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp
nhân nào mới.



Công ty liên doanh: là hình thức công ty được hình thành với sự tham gia

của một hoặc nhiều bên của nước nhận đầu tư và nước đầu tư; cho ra đời một pháp
nhân mới ở nước nhận đầu tư và hoạt động dưới sự chi phối của pháp luật của
Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
6


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

nước nhận đầu tư.


Hình thức công ty 100% vốn nước ngoài: là hình thức công ty hoàn toàn

thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành
lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh; cho ra đời một
pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư và hoạt động dưới sự chi phối của pháp luật của
nước nhận đầu tư.


Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh - Chuyển giao (BOT-Build-Operation-

Transfer): là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng
trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao

không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.


Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao – Kinh doanh (BTO): là văn bản ký kết

giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để
xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài
chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam dành cho
nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi
vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.


Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT): là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công
trình kết cầu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao
công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà
đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.


Đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện dưới hình thức Hợp đồng Phân chia sản

phẩm (Production Sharing Contract - PSC): Đây là hình thức hợp đồng phổ biến
được ký kết giữa Chính phủ với một hoặc một nhóm công ty khai thác tài nguyên
nước ngoài chú trọng đến sản lượng tài nguyên (thường là dầu mỏ) được khai thác
từ quốc gia này.
Hợp đồng này quy định nhà đầu tư nước ngoài phải bỏ 100% vốn để tìm kiếm,
thăm dò và khai thác tài nguyên trên nước sở tại. Họ cũng phải chịu hoàn toàn
Lê Thu Trang


Khóa 2010 - 2012
7


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

những rủi ro trong quá trình TDKT. Nếu tìm và khai thác được sản phẩm thì các
nhà đầu tư phải phân chia sản phẩm với Nhà nước nhận đầu tư theo thỏa thuận của
hợp đồng.
Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài mà một bên sẽ được chỉ định làm
nhà điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, các bên khác thực hiện
nhiệm vụ góp vốn theo quy định.


Đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện dưới hình thức Hợp tác điều hành

chung. Hợp tác điều hành chung là hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài và doanh
nghiệp nước sở tại thành lập một công ty điều hành chung để thay mặt các bên điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh chung.
Ngoài ra, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có các hình thức khác như đầu tư
phát triển kinh doanh, mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động
đầu tư, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp, v.v…
1.1.3 Vai trò của FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vị trí rất quan trọng góp phần tăng trưởng và
phát triển kinh tế không chỉ riêng đối với nước tiếp nhận đầu tư mà còn đối với
nước xuất khẩu tư bản. Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa, hợp tác và phân
công lao động quốc tế, hội nhập và cùng phát triển là vấn đề tất yếu. Lợi ích
của việc xuất khẩu tư bản và tiếp nhận đầu tư đều có ý nghĩa như nhau. Tuy nhiên

lợi ích sẽ không thể chia đều, nó chỉ có thể được tận dụng một khi đôi bên đều biết
phát huy tốt nhất những lợi thế, hạn chế tối đa những mặt trái và khiếm khuyết.
Để hiểu rõ vai trò và vị trí của FDI nên xem xét tác dụng của nó từ cả hai phía:
1.1.3.1 Đối với nước tiếp nhận đầu tư
Nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm những nước đang phát
triển và các nước công nghiệp phát triển. Những nước đang phát triển là những nước
có nhiều lợi thế tự nhiên: nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú, lao động dồi dào,
giá lao động rẻ nhưng lại thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, trình độ phát triển KHCN còn
thấp, hiệu quả sản xuất chưa cao. Do đó, việc tiếp nhận FDI từ bên ngòai có ý nghĩa
hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
8


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Các mặt tích cực:
Thứ nhất, FDI là nguồn lực làm tăng vốn đầu tư cho các hoạt động kinh tế - xã

hội, giúp các nước tiếp nhận đầu tư khắc phục được tình trạng thiếu vốn, từ đó cho
ra đời nhiều ngành nghề mới, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng CNH - HĐH cho
phù hợp với sự phát triển của đất nước.
Thứ hai, FDI từ các nước phát triển đi kèm với quá trình chuyển giao công
nghệ, do đó, KHCN hiện đại được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh

doanh làm tăng năng lực cạnh tranh của nước tiếp nhận đầu tư cả về giá cả và chất
lượng hàng hóa, tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường, làm tăng tăng kim
ngạch xuất khẩu, hỗ trợ cán cân thanh tóan.
Thứ ba, FDI giúp mở rộng quy mô hoạt động của các doanh nghiệp, tạo thêm
các ngành nghề kinh doanh mới, tạo thêm công ăn việc làm, góp phần giải quyết
tình trạng thất nghiệp. Không chỉ có vậy, việc tiếp nhận FDI ở các nước đang phát
triển còn giúp người lao động nâng cao kỹ năng lao động, tiếp thu kiến thức KHCN,
học tập mô hình quản lý tiên tiến,…
Thứ tư, FDI tạo nên sức ép cạnh tranh ở thị trường nội địa. Các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài với hệ thống sản xuất hiện đại, mô hình quản lý tiên
tiến,….làm giảm thị phần của các doanh nghiệp khác trong nước, điều này kích
thích cải thiện, đổi mới để vươn lên giành lại thị phần. Quá trình này làm cho năng
lực sản xuất trong nước tăng lên.
Cuối cùng, nhờ có vốn FDI, nguồn thu của NSNN tăng lên do có sự đóng góp
đáng kể từ các khoản thuế, lợi nhuận, v.v… từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
Bên cạnh các nước đang phát triển, các nước có nền kinh tế phát triển mạnh là
những nước có tiềm năng kinh tế cao, cơ sở hạ tầng tốt, hoạt động sản xuất, kinh
doanh có hiệu quả. Đây là những nước không chỉ có đầu tư trực tiếp ra nước ngòai
lớn mà còn là những nước tiếp nhận vốn FDI nhiều nhất hiện nay. Trong đó, các tập
đoàn xuyên quốc gia là chủ thể chính của luồng vốn này. Đối với các nước phát
triển, FDI có vai trò và tác dụng hệt như đối với các nước đang phát triển, thêm vào
Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
9


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

đó, FDI còn có tác dụng liên kết giữa các tập đòan kinh tế lớn nhằm giúp các quốc
gia trên nắm quyền chi phối nền kinh tế thế giới.
Qua sự phân tích trên có thể thấy rõ rằn, nguồn vốn FDI có vai trò rất quan
trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt đối với các nước đang phát triển
vì nó là yếu tố tích cực góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, nhanh
chóng rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Tuy
nhiên bên cạnh những lợi ích kể trên, FDI cũng tồn tai những mặt hạn chế nhất
định. Đây cũng là điều cần đặc biệt lưu ý và cần phải xem xét cụ thể trong quá trình
thu hút FDI.


Các mặt hạn chế:
Thứ nhất, các nước tiếp nhận vốn đầu tư FDI phải phụ thuộc vào vốn, công

nghệ, thị trường và hệ thống mạng lưới tiêu thụ của các nước xuất khẩu tư bản. Các
nước tiếp nhận đầu tư cần phải chú trụng đúng mức đến việc khai thác các nguồn
vốn đầu tư nội địa để tránh nguy cơ lệ thuộc và mất độc lập về kinh tế.
Thứ hai, bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có mục tiêu hàng đầu là thu hồi vốn
nhanh và có được lợi nhuận cao. Do đó có nhiều khả năng xảy ra:
 Các nhà đầu tư đưa các thiết bị công nghệ hiện đại vào nhằm thu hồi vốn và
lợi nhuận nhanh mà không tính đến chất lượng và số lượng lao động dẫn đến lao
động dư thừa và người lao động ở nước tiếp nhận đầu tư thiếu việc làm.
 Hoặc nước đầu tư tận dụng các công nghệ đã cũ, lạc hậu chuyển giao cho
nước tiếp nhận đầu từ. Do vậy chi phí sản xuất lớn và giá thành sản phẩm cao, khả
năng cạnh tranh thấp.
Thứ ba, do ưu thế về vốn, công nghệ hiện đại, thị trường, trình độ tổ chức
quản lý, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm…các nước xuất khẩu tư bản hoàn toàn có đủ
điều kiện để giành thế chủ động trong sản xuất kinh doanh ngay tại nước tiếp nhận

đầu tư. Do đó bằng con đường cạnh tranh hợp pháp, các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài hoàn toàn có thể thôn tính các công ty nội địa.
Như vậy đối với các nước tiếp nhận đầu tư, tác dụng của FDI phải được nhìn
nhận thấy đấu trên cả hai phương diện. Do đó cần những chính sách hợp lý và
Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
10


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

những biện pháp quản lý hữu hiệu để phát huy những mặt tích cực và hạn chế
những mặt tiêu cực của FDI.
1.1.3.2 Đối với nước đầu tư


Các mặt tích cực:
Các nhà đầu tư xuất khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

hay các hình thức nào khác đều với mục đích tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới có
lợi thế so sánh nhằm phát huy hiệu quả đầu tư để đảm bảo lợi thế cạnh tranh, đem
lại lợi ích kinh tế to lớn hơn so với đầu tư tại chính quốc gia mình. Các lợi ích mà
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mang lại cho các nước xuất khẩu tư bản là:
Thứ nhất, hiệu quả sử dụng vốn của các nhà đầu tư tăng lên do khai thác được
lợi thế ở nước tiếp nhận đầu tư mà tại quốc gia mình không có, đó là nguồn nguyên
liệu ổn định cho sản xuất, giá cả phải chăng, nguồn lao động giá rẻ. Lợi thế này
giúp cho nhà đầu tư thu được lợi nhuận cao.

Thứ hai, đầu tư vốn ra nước ngoài cũng giúp nước đầu tư mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm, ổn định và duy trì sản xuất ở trình độ cao, trong đó đáng chú ý là
khai thác được nguyên liệu giá rẻ từ các nước tiếp nhận đầu tư. Mở rộng phạm vi
ảnh hưởng sang nhiều quốc gia nhằm khẳng định sức mạnh về kinh tế và nâng cao
uy tín về chính trị trên trường quốc tế.
Thứ ba, khi bỏ vốn đầu tư vào một quốc gia đồng thời được trực tiếp điều
hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại quốc gia đó thì nước đầu tư đã có
vị trí và hoạt động của nhà đầu tư có ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế của nước
tiếp nhận đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ra càng nhiều nước trên thế giới thì
vai trò và ảnh hưởng của nước xuất khẩu tư bản càng lớn. Do đó, việc đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài làm tăng cường sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín và sự ảnh
hưởng trên thị trường quốc tế.
Thứ tư, đầu tư vốn ra nước ngòai nhằm tận dụng cơ chế hoạt động ở mỗi quốc
gia để thực hiện việc chuyển giá nhằm tránh mức thuế cao và tối ưu hóa lợi nhuận
vì các giao dịch ngoại thương của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
là giao dịch trong nội bộ công ty của các tập đoàn tư bản đa quốc gia. Việc giao
Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
11


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

dịch trong nội bộ, các công ty này có thể định giá các sản phẩm do mình sản xuất ra
theo mức giá có lợi nhất cho họ để trốn thuế hoặc né tránh sự kiểm soát của Nhà
nước nước tiếp nhận đầu tư.



Các mặt hạn chế
Tuy nhiên, xuất khẩu tư bản cũng có những rủi ro nhất định, trước hết là

khả năng kiểm soát và quản lý nguồn vốn trước những biến động CT - XH ở
các nước tiếp nhận đầu tư. Mặt khác, các nước xuất khẩu tư bản cũng phải đối phó
với những hạn chế về năng lực quản lý, hệ thống chính sách và pháp luật chưa
cụ thể, thiếu đồng bộ, đội ngũ công nhân trình độ thấp, quy hoạch dàn trải
thiếu khoa học của nước sở tại. Tất cả những biểu hiện trên đều tạo ra những trở
ngại nhất định cho các nhà đầu tư.
1.1.4 Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1.1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút FDI
FDI ngày càng giữ vai trò quan trọng, là nguồn vốn đầu tư có đóng góp lớn
cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Với vai trò quan trọng đó, việc đánh giá kết
quả thu hút FDI là rất cần thiết để có thể nắm bắt một cách toàn diện tình hình thu
hút đầu tư, là cơ sở đưa ra những biện pháp tích cực thu hút nguồn vốn này một
cách hiệu quả hơn. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút FDI bao gồm năm chỉ
tiêu chính sau:
Thứ nhất: số lượng các dự án FDI, đây là biểu hiện đầu tiên về kết quả thu hút
FDI. Thông thường số dự án đầu tư lớn là minh chứng cho hoạt động thu hút FDI
tốt. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác cần gắn chỉ tiêu này với các chỉ tiêu khác
như quy mô vốn đầu tư, tốc độ thu hút vốn hay cơ cấu của vốn đầu tư...
Thứ hai: quy mô vốn FDI, chỉ tiêu này phản ánh tổng vốn FDI đã thu hút được
trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hoạt động thu
hút đầu tư càng đạt kết quả cao.
Thứ ba: số vốn bình quân của một dự án FDI, chỉ tiêu này cho biết quy mô
bình quân của mỗi dự án. Chỉ tiêu này thấp cho thấy các dự án chủ yếu là nhỏ lẻ, do
vậy thường gắn với điều đó là công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế xã hội không cao.
Lê Thu Trang


Khóa 2010 - 2012
12


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Thứ tư: tốc độ thu hút FDI là chỉ tiêu phản ánh quy mô vốn FDI tăng hay giảm
và tăng, giảm nhanh hay chậm, đây là cơ sở so sánh kết quả thu hút FDI giữa các
thời kỳ.
Thứ năm: cơ cấu FDI, được phân thành nhiều loại như cơ cấu FDI theo lĩnh
vực, theo vùng, theo đối tác đầu tư, theo hình thức đầu tư.
Cơ cấu FDI theo ngành, lĩnh vực đầu tư biểu hiện sự phân bố FDI trong các
ngành, theo lĩnh vực có tuân theo quy hoạch phát triển ngành của địa phương tiếp nhận
đầu tư hay không và tác động như thế nào đến cơ cấu kinh tế của địa phương đó.
Cơ cấu FDI theo vùng cho biết sự phân bố FDI theo không gian, qua đó cho thấy
tác động của FDI đối với sự phát triển của các đơn vị hành chính cơ sở.
Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư cho biết tên tuổi cũng như quốc tịch của chủ
đầu tư. Đây là thông tin phản ánh mối quan tâm cũng như đóng góp của các nhóm
nhà đầu tư từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đối với ngành, lĩnh vực đầu tư của
địa phương.
Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư cho biết xu hướng vận động, phát triển của
các hình thức đầu tư là cơ sở cho địa phương định hướng và khuyến khích phát triển
các hình thức đầu tư phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của địa phương.
1.1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Qua những phân tích ở trên có thể thấy FDI có vai trò nhất định đối với các
quốc gia phát triển nhưng khả năng thu hút FDI của các quốc gia khác nhau lại khác
nhau do ảnh hưởng của nhiều nhân tố không chỉ những lợi thế về tài nguyên, lao
động mà việc thu hút FDI còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như sự ổn định chính

trị - xã hội, hệ thống chính sách, pháp luật của nước nhận đầu tư.


Ổn định chính trị - xã hội
Ổn định chính trị - xã hội là yếu tố quyết định cho sự lựa chọn của các nhà đầu

tư nước ngoài vì nó liên quan đến sự an tòan và khả năng sinh lời của vốn đầu tư.
Xã hội ổn định sẽ đảm bảo cho quá trình hoạt động tại nước tiếp nhận đầu tư diễn ra
an toàn, đồng vốn bỏ ra mang lại hiệu quả cao.

Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
13


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Mức độ an tâm của các nhà đầu tư được củng cố thông qua sự đánh giá về rủi
ro chính trị. Các nhà kinh doanh thường đánh giá mức độ rủi ro chính trị theo 4
dạng chủ yếu: sự mất ổn định trong nước; sự xung đột với nước ngoài; xu thế chính
trị và xu thế kinh tế. Tình trạng bất ổn về chính trị bằng việc thay đổi Chính phủ
cũng có thể cản trở đầu tư và có thể dẫn đến hệ quả là một hệ thống chính sách và
biện pháp khuyến khích không ổn định, có xu hướng thay đổi gây bất lợi cho hoạt
động đầu tư.
Bảo đảm ổn định xã hội là một trong những nhân tố tạo ra môi trường thuận
lợi cho hoạt động của các nhà đầu tư, đảm bảo quyền sở hữu lâu dài và hợp pháp
của nhà đầu tư để nhà đầu tư an tâm tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.



Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Nước tiếp nhận đầu tư có trình độ KHCN và quản lý cao, cơ sở hạ tầng đảm

bảo là điều kiện quan trọng cho dự án đầu tư được tiến hành thông suốt, nhà đầu tư
không phải bỏ nhiều chi phí cho xây dựng, đào tạo mới mà vẫn đạt hiệu quả hoạt
động cao.Vì vậy, nếu các điều kiện khai thác như nhau, nước nào có trình độ kinh tế
- xã hội cao hơn thì chắc chắn sẽ thu hút được vốn FDI nhiều và chất lượng hơn.


Nguồn tài nguyên
a/ Nguồn nhân lực
Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang phát triển, các

công ty xuyên quốc gia cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ và tương
đối thừa thãi ở các nước này. Thông thường nguồn lao động phổ thông luôn được
đáp ứng đầy đủ và có thể thỏa mãn yêu cầu của các công ty. Tuy vậy, chỉ có thể tìm
được các nhà quản lý giỏi, cũng như cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm ở
các thành phố lớn. Động cơ, thái độ làm việc của người lao động cũng là yếu tố
quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm để đầu tư.
b/ Tài nguyên thiên nhiên
Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy thu
hút đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp của Malaysia, nguồn tài nguyên thiên
nhiên của nước này có sức hút FDI mạnh mẽ nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô
Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
14



Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

đến nước này là nhắm đến các nguồn tài nguyên dồi dào về dầu mỏ, khí đốt, cao su,
gỗ... Đặc biệt tại các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khai thác tài nguyên thiên
nhiên là mục tiêu quan trọng của nhiều công ty xuyên quốc gia trong các thập kỷ
qua. Thực tế cho thấy, trước khi có sự xuất hiện của Trung Quốc trên lĩnh vực thu
hút đầu tư nước ngoài, FDI chỉ tập trung vào một số quốc gia có thị trường rộng lớn
và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Chỉ có 5 quốc gia là Brazil, Indonesia,
Malaysia Mexico và Singapore đã thu hút hơn 50% FDI của toàn thế giới trong giai
đoạn 1973-1984.
c/ Vị trí địa lý
Một nghiên cứu về các nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài tại các nước đang
phát triển trong thời kỳ 1980-2005 đã xác định rằng, lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết
kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trường xung quanh,
khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa.


Hệ thống luật pháp và các chính sách kinh tế vĩ mô
Luật pháp và các chính sách kinh tế vĩ mô có vai trò xây dựng một môi trường

thể chế ổn định và duy trì một nền kinh tế lành mạnh. Hệ thống luật pháp tốt và
được thi hành hiệu quả mang đến môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định, là
điều kiện đem lại sự an tâm cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Hệ
thống luật pháp và các thủ tục hành chính được hoàn thiện sẽ là nhân tố thúc đẩy sự
đầu tư mạnh mẽ hơn từ nước ngoài.
Bên cạnh sự ổn định và hoàn thiện về Luật pháp thì ổn định chính sách kinh tế
vĩ mô là điều không thể thiếu để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các yếu tố tác

động đến kinh tế vĩ mô gồm có tổng cầu của nền kinh tế, thu nhập, lạm phát, v.v…
Đây là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư. Ổn định kinh tế vĩ mô
là sự ổn định tiền tê, biểu hiện qua ổn định tỷ giá hối đoái, ổn định giá cả, ổn định
lãi suất, v.v… Sự ổn định đó không chỉ giảm thiểu rủi ro trong đầu tư vì tạo điều
kiện để nhà đầu tư tính tóan chính xác lợi nhuận sẽ đạt được mà còn thúc đẩy tăng
trưởng bền vững, lâu dài, tạo niềm tin và môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút FDI.


Chính sách thuế và các chính sách ưu đãi, khuyến khích khác

Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
15


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Thuế là công cụ hữu hiệu của Chính phủ trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế,
trong đó có thu hút FDI. Chính sách thuế phải được Chính phủ điều chỉnh hợp lý
theo hướng có lợi cho cả nước nhận đầu tư và cả nhà đầu tư nước ngoài vì nhà đầu
tư thường đầu tư vào các lĩnh vực có chính sách thuế ưu đãi. Mức thuế suất ưu đãi,
hấp dẫn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh thu hút FDI với các quốc gia trong
khu vực cũng như các quốc gia khác trên thế giới.
Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư khác cũng góp phần
không nhỏ để làm tăng hiệu quả đầu tư, tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước
ngòai. Chính sách ưu đãi biểu hiện thông qua các khoản miễn giảm thuế, chi phí
đầu vào, độc quyền một số mặt hàng nhập khẩu ở thị trường nội địa, tỷ lệ ăn chia lợi

nhuận, v.v… Chính sách ưu đãi, khuyến khích để thu hút FDI đặc biệt cần thiết đối
với các hoạt động cần vốn nhiều, điều kiện khó khăn, phức tạp như hoạt động
TKTD & KT dầu khí.
Vì vậy, để thu hút đầu tư nước ngoài, nước tiếp nhận đầu tư phải có chính sách
thuế và các chính sách ưu đãi, khuyến khích hợp lý để đem lại lợi ích kinh tế cho
nhà đầu tư nước ngoài đồng thời vẫn bảo đảm được quyền lợi của nước tiếp nhận
đầu tư.
1.2

ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ

VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ
1.2.1 Dầu khí và vai trò của dầu khí trong nền kinh tế
1.2.1.1 Dầu khí
Theo điều 3 của Luật dầu khí ban hành ngày 19/7/1993 định nghĩa:
Dầu khí là dầu thô, khí thiên nhiên và hydrocarbon ở thể khí, lỏng, rắn hoặc
nửa rắn trong trạng thái tự nhiên kể cả sulphur và các chất tương tự khác kèm theo
hydrocarbon nhưng không kể than, đá phiến sét hoặc các khoáng sản khác có thể
chiết suất được dầu.
Dầu thô là hydrocarbon ở thể lỏng trong trạng thái tự nhiên, asphalt, ozokerite
và hydrocarbon lỏng thu được từ khí thiên nhiên bằng phương pháp ngưng tụ hoặc
chiết suất
Lê Thu Trang

Khóa 2010 - 2012
16


×