Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm quân đội chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.16 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
YYZZ

LÊ ANH ĐỨC

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM
XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM
QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG VŨ TÙNG

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích
dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn từ nguồn tin cậy và có độ
chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng
bảo vệ luận văn thạc sĩ nào trên toàn quốc và cho đến nay chưa hề được công
bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi đã cam đoan ở
trên đây.



Tác giả

Lê Anh Đức


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN 
MỤC LỤC 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
MỞ ĐẦU 
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ KINH DOANH  BẢO HIỂM XE
CƠ GIỚI........................................................................................................... 4 
1.1 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI..... 4 
1.1.1. Lịch sử hình thành về bảo hiểm xe cơ giới ..........................................4 
1.1.1.1 Vai trò của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế .......................4 
1.1.1.2. Tai nạn giao thông đường bộ và hậu quả............................................5 

1 1 2. Vai trò của bảo hiểm xe cơ giới............................................................7 
1.1.2.1. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội.....................................................7 
1.1.2.2. Đối với người được bảo hiểm .............................................................7 

1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI ....................... 8 
1 2.1 Đối tượng được bảo hiểm ......................................................................8 
1.2.2 Phạm vi bảo hiểm...................................................................................9 
1.2.3 Loại trừ bảo hiểm ................................................................................ 10 
1.2.4. Thời hạn bảo hiểm.............................................................................. 13 
1.2.5. Giá trị bảo hiểm.................................................................................. 13 
1.2.6. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm...................................................... 14 

1.2.6.1. Số tiền bảo hiểm................................................................................14 
1.2.6.2 Phí bảo hiểm.......................................................................................15 

1.2.7. Điều khoản bảo hiểm bổ sung đối với ô tô........................................ 19 


1.3. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG
TRONG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI............................................................ 22 
1.3.1. Vai trò và quy trình khai thác trong bảo hiểm xe cơ giới ................. 22 
1.3.2. Giám định và bồi thường trong bảo hiểm xe cơ giới ........................ 24 
1.3.2.1. Nguyên tắc giám định tổn thất ..........................................................24 
1.3.2.2. Nguyên tắc bồi thường tổn thất.........................................................25 
1.3.2.3. Quy trình giám định tổn thất.............................................................26 

1.3.3. Quy trình bồi thường và chi trả bảo hiểm.......................................... 28 
1.4. TRỤC LỢI BẢO HIỂM VÀ ĐỀ PHÒNG HẠN CHẾ TỔN THẤT XE
CƠ GIỚI...................................................................................................... 30 
1.4.1. Trục lợi bảo hiểm xe cơ giới.............................................................. 31 
1.4.2. Đề phòng hạn chế tổn thất xe cơ giới............................................31
1.5. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM XE CƠ
GIỚI ............................................................................................................ 32 
1.5.1. Đánh giá trên góc độ kinh tế - xã hội................................................. 32 
1.5.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh theo các khâu hoạt động trong bảo
hiểm xe cơ giới ............................................................................................. 33 
KẾT LUẬN CHƯƠNG I .............................................................................. 35 

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI
CÔNG TY CP BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI, GIAI
ĐOẠN 2010 - 2012......................................................................................... 36 
2.1. VÀI NÉT VỀ TỔNG CÔNG TY CP BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI VÀ

CÔNG TY CP BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI ............. 36 
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty CP Bảo hiểm
Quân Đội và Công ty CP Bảo hiểm Quân đội Chi nhánh Hà Nội.............. 36 


2.1.2. Sự hình thành của Công ty CP Bảo hiểm Quân đội – Chi nhánh Hà
Nội (MIC Hà Nội) ........................................................................................ 39 
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của MIC Hà Nội ........................... 40 
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM XE CƠ
GIỚI TẠI MIC HÀ NỘI ............................................................................. 41 
2.2.1. Hoạt động khai thác BHXCG tại MIC Hà Nội (2010-2012)............ 41 
2.2.1.1. Chính sách khai thác của MIC Hà Nội .............................................41 
2.2.1.2. Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại MIC
Hà Nội (2010 - 2012) .....................................................................................43 
2.2.1.3. Kết quả khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại MIC Hà Nội (2010
- 2012) ............................................................................................................45 
2.2.1.4. Kết quả khai thác BHTNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba...46 
2.2.1.5. Kết quả khai thác BHXCG của MIC Hà Nội so với thị trường Hà
Nội (2010 - 2012)...........................................................................................47 

2.2.2. Hoạt động giám định của bảo hiểm xe cơ giới tại MIC Hà Nội....... 49 
2.2.2.1. Kết quả giám định thiệt hại TNDS của xe cơ giới đối với người thứ 3
tại MIC Hà Nội (2010 - 2012) ......................................................................49 
2.2.2.2. Kết quả giám định thiệt vật chất xe cơ giới tại MIC Hà Nội (2010 2012) ..............................................................................................................50 

2.2.3. Hoạt động bồi thường BHXCG tại MIC Hà Nội( 2010 - 2012) ...... 51 
2.2.4. Công tác kiểm soát tổn thất................................................................ 55 
2.2.5. Vấn đề chống trục lợi bảo hiểm......................................................... 56 
2.2.6. Hiệu quả kinh doanh BHXCG của MIC Hà Nội (2010 - 2012)....... 59 
2.2.6.1. Hiệu quả hoạt động khai thác BHVCX và TNDS đối với người thứ 3

của chủ xe cơ giới tại MIC Hà Nội(2010 - 2012) ..........................................59 
2.2.6.2. Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới và TNDS của chủ
xe cơ giới với người thứ ba tại MIC Hà Nội (2010 - 2012)...........................61 

KẾT LUẬN CHƯƠNG II............................................................................. 63 


CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI CỦA MIC HÀ NỘI ......................................... 64 
3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
ĐỐI VỚI MIC HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI................................................. 64 
3.1.1. Những tác động khách quan và chủ quan đến thị trường bảo hiểm . 64 
3.1.1.1.Thuận lợi từ chính sách và hệ thống pháp luật ..................................64 
3.1.1.2.Thuận lợi từ bản thân công ty ............................................................68 
3.1.1.3. Khó khăn ...........................................................................................68 

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM
XE CƠ GIỚI TẠI MIC HÀ NỘI ................................................................ 71 
3.2.1. Nâng cao quản trị hiệu quả đối với công tác khai thác ..................... 71 
3.2.2. Kiểm soát chặt việc giảm phí và các điều khoản mở rộng ............... 73 
3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác giám định bồi thường........................... 75 
3.2.4. Một số công tác khác.......................................................................... 77 
3.2.5. Thành lập trung tâm cứu hộ giao thông miễn phí ............................. 80 
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83 


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHTNDS


: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

BHVCXCG

: Bảo hiểm vật chất xe cơ giới

BHXCG

: Bảo hiểm xe cơ giới

CP

: Cổ phần

DNBH

: Doanh nghiệp bảo hiểm

HĐBH

: Hợp đồng bảo hiểm

MIC

: Bảo hiểm Quân đội

MTN

: Mức trách nhiệm


TNGTĐB

: Tai nạn giao thông đường bộ

TNDS

: Trách nhiệm dân sự

TMCP

: Thương mại cổ phần

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng l.1: Các MTN bảo hiểm tự nguyện tính bằng Đồng Việt Nam - Phần
vượt quá mức bắt buộc.................................................................................... 15 
Bảng 1.2. MTN bảo hiểm tính bằng Đô la Mỹ - Đã bao gồm mức bắt buộc . 15 
Bảng 1.3: Bảng giảm phí tối đa theo số lượng xe tham gia của 1 khách hàng .. 17 
Bảng l.4: Bảng tỷ lệ phí giảm khi tái tục HĐBH nếu khách hàng không có tổn
thất ................................................................................................................... 18 
Bảng 2.1 : Kết quả kinh doanh của MIC Hà Nội, (2010 - 2012).................... 40 
Bảng 2.2: Tình hình THKH khai thác BHXCG tại MIC Hà Nội (2010 - 2012).44 
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động khai thác BHVCXCG (2010 - 2012) ............... 45 
Bảng 2.4: Kết quả khai thác bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ
ba tại MIC Hà Nội (2010 - 2012).................................................................... 46 

Bảng 2.5: Kết quả khai thác bảo hiểm xe cơ giới của MIC Hà Nội so với thị
trường Hà Nội (2010 - 2012) .......................................................................... 47 
Bảng 2.6: Kết quả GĐ thiệt hại của BHTNDS của chủ xe đối với người thứ 3. 49 
Bảng 2.7: Kết quả giám định thiệt hại vật chất xe cơ giới tại MIC Hà Nội ... 50 
Bảng 2.8: Thống kê tỷ lệ chi bồi thường theo các nhóm giá trị xe................. 52 
Bảng 2.9: Thống kê tỷ lệ chi bồi thường theo các nhóm giá trị xe................. 52 
Bảng 2.10: Kết quả bồi thường BHXCG tại MIC Hà Nội (2010 - 2012)....... 54 
Bảng 2.11: Tình hình trục lợi bảo hiểm BHVC tại MIC Hà Nội (2010-2012) .. 58 
Bảng 2.12: Tình hình trục lợi bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với người
thứ ba tại MIC Hà Nội (2010-2012) ............................................................... 58 
Bảng 2.13: Hiệu quả khai thác BHVCXCG tại MIC Hà Nội, 2010 - 2012.... 59 
Bảng 2.14: Hiệu quả hoạt động khai thác bảo hiểm TNDS với người thứ ba tại
MIC Hà Nội , 2010 - 2012 .............................................................................. 60 


Bảng 2.15: Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe và TNDS chủ xe của ô
tô với người thứ ba trong 3 năm, 2010 - 2012 ................................................ 61 
Sơ đồ 1.1: Quy trình khai thác Bảo hiểm xe cơ giới....................................... 23 
Sơ đồ 1.2: Quy trình giám định tổn thất.......................................................... 27 
Sơ đồ 1.3: Quy trình thực hiện bồi thường bảo hiểm xe cơ giới .................... 28 
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội.......... 38 


MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, sự phát
triển của ngành giao thông vận tải đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự
phát triển chung của xã hội loài người. Tuy nhiên, với sự cố gắng của bản
thân con người cũng như sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật, chúng ta vẫn
chưa thể loại bỏ được các tai nạn giao thông xảy ra ngày một tăng và mức độ

tổn thất ngày càng lớn, đôi khi có tính thảm họa. Có thể nói các vụ tai nạn
giao thông hiện nay xảy ra “ thường xuyên hơn” và mức độc thiệt hại nặng nề
càng được tăng cao. Ngoài ra các rủi ro khác như trộm cắp, sự cố kỹ thuật,
thiên tai,... cũng là điều không tránh khỏi của ngành giao thông vận tải. Để bù
đắp những tổn thất về người và tài sản do những rủi ro bất ngờ gây ra cho chủ
phương tiện vận tải, Bảo hiểm xe cơ giới đã ra đời.
Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay là một vấn
đề lớn được xã hội quan tâm. Hàng ngày có hàng trăm vụ tai nạn xảy ra với
những thiệt hại về vật chất và tinh thần không thể bù đắp nổi. Nghiệp vụ bảo
hiểm xe cơ giới tại Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân Đội (gọi tắt là Bảo
hiểm quân đội) và đơn vị trực thuộc là công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội
chi nhánh Hà Nội (gọi tắt là MIC Hà Nội) góp một phần quan trọng trong việc
hỗ trợ, giúp đỡ cải thiện đời sống của người dân khi xảy ra tai nạn với họ.
Bảo hiểm Quân đội là doanh nghiệp bảo hiểm uy tín tại Việt Nam cung
cấp đầy đủ thông tin và dịch vụ chăm sóc khách hàng, tận tâm phục vụ khách
hàng với thông điệp "MIC– điểm tựa vững chắc", luôn luôn lắng nghe ý kiến
đóng góp của khách hàng để dần hoàn thiện và phát triển bảo hiểm xe cơ giới,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong việc đưa thông tin về
các nghiệp vụ bảo hiểm, giám định và bồi thường bảo hiểm xe cơ giới, và đặc

1


biệt là việc tận tâm chăm sóc khách hàng.
Tuy nhiên bên cạnh đó tại đơn vị trực thuộc Tổng công ty CP Bảo hiểm
Quân đội là MIC Hà Nội vẫn còn những hạn chế từ nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ
giới này. Bảo hiểm xe cơ giới tại MIC Hà Nội hiện nay còn nhiều vấn đề tồn
tại, những khó khăn và thách thức nói chung như: Trục lợi bảo hiểm, chăm
sóc khách hàng, các vấn đề trong khâu khai thác, giám định và bồi thường, nó
không chỉ gây thiệt hại về mặt tài chính cho công ty mà kéo theo đó là sự tha

hoá biến chất của một số cán bộ, nhân viên bảo hiểm, ảnh hưởng tới uy tín
cũng như chất lượng hoạt động của MIC Hà Nội.
Nhằm góp phần giúp MIC Hà nội khắc phục những hạn chế nói trên, qua
đó nâng cao hiệu quả kinh doanh trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Do đó tôi đã thực hiện đề tài " Nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm
xe cơ giới tại công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội - Chi nhánh Hà Nội”
Những đề xuất nhằm khắc phục tình trạng trên tại MIC Hà Nội được tập trung
vào 3 giải pháp chính: Nâng cao quản trị hiệu quả đối với công tác khai thác. Nâng
cao hiệu quả công tác giám định bồi thường. Thành lập trung tâm cứu hộ giao thông
miễn phí đã được nêu trong đề tài

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong đề tài luận văn này sẽ đi sâu vào nghiên cứu nghiệp vụ bảo hiểm
vật chất xe cơ giới của MIC Hà Nội, đây là nghiệp vụ mang lại doanh thu lớn
cho công ty, đồng thời cũng là nghiệp vụ chi cho khai thác, bồi thường là lớn
nhất. Trong nghiệp vụ Bảo hiểm xe cơ giới thì loại hình bảo hiểm vật chất xe
và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe với người thứ 3 chiếm tỷ lệ rất lớn
về doanh thu trong hoạt động khai thác của nghiệp vụ này, còn loại hình bảo
hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe với hàng hóa trên xe, là 2 nghiệp vụ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong
nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại MIC Hà Nội, vì vậy về thực trạng của bảo

2


hiểm xe cơ giới tại MIC Hà Nội, chỉ đi sâu vào thực trạng và phân tích loại
hình bảo hiểm vật chất xe cơ giới và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe
đối với người thứ 3.
* Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê các kết quả của hoạt động khai

thác bảo hiểm xe cơ giới tại MIC Hà Nội, từ đó phân tích và đánh giá hiệu
quả khai thác
Ngoài lời cam đoan, mục lục, danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt, mục lục và
lời mở đầu, Luận văn gồm 4 chương:
Chương I: Lý thuyết chung về kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới.
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại
MICHà Nội
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới
tại MIC Hà Nội
Chương IV: Kết quả và bàn luận
Kết luận và kiến nghị về các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo
hiểm xe cơ giới tại MIC Hà Nội
Cuối cùng, em xin cảm ơn Thầy Đặng Vũ Tùng đã giúp em hoàn thành
luận văn này. Trong quá trình thu thập số liệu, thực hiện luận văn do thời gian
và sự hiểu biết còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những khiếm
khuyết nhất định. Kính mong Hội đồng góp ý, giúp đỡ để luận văn của em
được hoàn chỉnh và đầy đủ hơn.

3


CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ KINH DOANH
BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI

1.1 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
1.1.1. Lịch sử hình thành về bảo hiểm xe cơ giới
1.1.1.1 Vai trò của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế
Giao thông vận tải (GTVT) là một ngành dịch vụ, tham gia vào việc
cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và
đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội

diễn ra liên tục và bình thường. Trong nền kinh tế quốc dân, giao thông và
vận tải đường bộ được ví như "mạch máu của nền kinh tế quốc dân. GTVT
phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được
thuận tiện.
Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ
mạng lưới GTVT. Vì thế, những nơi gần các tuyến vận tải lớn hoặc các đầu
mối GTVT cũng là những nơi tập trung các ngành sản xuất, dịch vụ và dân
cư. Nhờ việc hoàn thiện kỹ thuật, mở rộng cự li vận tải, tăng tốc độ vận
chuyển mà các vùng xa xôi về mặt địa lý cũng trở nên “gần nhau hơn”.
Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế,
văn hoá ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế,
tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh
tế giữa các nước trên thế giới.
Tuy vậy có một thực tế là cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nước ta còn
nhiều yếu kém, không đồng bộ và chưa tương xứng với sự phát triển của các
ngành kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế nước ta còn nhiều khó
khăn, chưa đủ điều kiện để một lúc có thể làm thay đổi toàn bộ cơ sở hạ tầng
4


giao thông đường bộ.
1.1.1.2. Tai nạn giao thông đường bộ và hậu quả
Xe cơ giới là phương tiện rất tiện ích trong giao thông vận tải đường bộ.
Tuy nhiên mặt trái của hình thức vận chuyển này là vấn đề an toàn trong vận
hành, là mức độ nguy hiểm cao, khả năng gây tai nạn cao do số lượng đầu xe
quá dày đặc, đa dạng về chủng loại, bất cập về chất lượng. Theo thống kê của
Ủy Ban An toàn giao thông Quốc gia, ở Việt Nam có hơn 80% các vụ tai nạn
giao thông đường bộ gây ra và đều liên quan đến điều khiển xe cơ giới. Có rất
nhiều nguyên nhân gây nên những vụ tai nạn xe cơ giới, nhưng chúng ta có
thể gộp thành 3 nguyên nhân chính sau:

- Do người điều khiển xe khi tham gia giao thông: Sử dụng chất kích
thích khi tham gia giao thông như rượu, bia... cố tình vi phạm luật an toàn
giao thông như vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, đường ngược chiều,.. lạng
lách, đánh võng, đua xe, phóng nhanh, vượt ẩu dẫn đến họ không làm chủ
được tốc độ của mình. Những người tham gia giao thông chưa được trang bị
các kiến thức về luật an toàn giao thông một cách đầy đủ. Đồng thời chất
lượng đào tạo lái xe ở các trung tâm còn kém, người tham gia giao thông có
giấy phép hợp lệ nhưng vẫn chưa nắm rõ về luật giao thông cũng như “non”
tay lái,...
- Do bản thân xe tham gia giao thông: Hệ thống an toàn của xe không
đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra. Thời gian sử dụng xe đã quá lâu và xe đã
quá cũ nát, xe chở quá tải...
- Do cơ sở hạ tầng: Đường xá, cầu cống còn kém chất lượng, mặc dù
chúng ta đã cố gắng khắc phục nhưng vẫn không theo kịp tốc độ tăng của
lượng xe tham gia giao thông, đặc biệt là nền kinh tế mở cửa và phát triển như
hiện nay. Địa hình nước ta khá phong phú và phức tạp, thời tiết cũng phức
tạp, thường xuyên xảy ra lũ lụt và có sương mù. Đây là nguy cơ tiềm ẩn của
5


tai nạn giao thông.
Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì những vụ tai nạn xe cơ giới cũng
mang lại những hậu quả khó lường. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ
(TNGTĐB) hiện nay là mối hiểm hoạ đối với đời sống con người. Thiên tai
hay một cuộc chiến tranh nào rồi cũng có ngày kết thúc, nhưng TNGTĐB
trong điều kiện sinh hoạt và sự phát triển của con người thì khó có thể khẳng
định được hồi kết thúc. Từ năm 2010 đến hết năm 2012, theo thống kê của
Ban An toàn giao thông quốc gia, ở nước ta xảy ra 127.331 vụ TNGTĐB, làm
chết 34.906 người, làm bị thương 144.550 người. Tính trung bình mỗi ngày
xảy ra 54 vụ TNGTĐB, làm chết 27 người và làm bị thương 86 người. Riêng

thiệt hại về tài sản, vật chất (cả hữu hình và vô hình) là rất lớn, khó mà tính ra
con số chính xác được. Theo ước tính trung bình mỗi năm Việt Nam tốn
khoảng 900USD cho vấn đề tai nạn giao thông.
Hệ lụy của tai nạn giao thông đường bộ là một gánh nặng của xã hội.
Phần lớn tổn thất về người (tính mạng, sức khoẻ) của loại tai nạn này nhằm
vào những người có sức khoẻ, năng động và là lao động chính của nhiều gia
đình. Sau khi vụ việc giao thông đường bộ xảy ra, có thiệt hại về người và tai
nạn, nếu có: người điều khiển phương tiện vi phạm các quy định về an toàn
giao thông bị kết án tù - xã hội phải lo; người chết do tai nạn - xã hội phải lo;
người bị thương tích, tàn phế - xã hội phải lo điều trị và nuôi dưỡng; tài sản,
công trình phương tiện hư hỏng do tiện gây ra - xã hội phải lo sửa chữa, khắc
phục ... và còn rất nhiều tổn thất khác có liên quan - xã hội cũng phải lo với
biết bao nỗi niềm xót thương, bức xúc, trăn trở.
Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2012, tình
hình trật tự an toàn giao thông bước đầu được thiết lập lại, ùn tắc giao thông,
giảm đạt 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương, vượt chỉ tiêu giảm tai nạn
giao thông. Cụ thể, cả nước xảy ra 36.376 vụ tai nạn giao thông, làm chết

6


9.838 người, bị thương 38.060 người. So với cùng kỳ năm 2011, giảm 7.446
vụ (16,99%), giảm 1.614 người chết (14,09%), giảm 9.529 người bị thương
(20,02%)
1 1 2. Vai trò của bảo hiểm xe cơ giới
1.1.2.1. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được hình thành từ sự đóng góp dưới hình thức
“phí bảo hiểm" của người tham gia bảo hiểm xe cơ giới. Quỹ này được người
bảo hiểm sử dụng để trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo
hiểm cho người tham gia để họ ổn định tài chính và đời sống, từ đó góp phần

ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Ngoài ra, DNBH được phép kinh doanh bảo hiểm bắt buộc TNDS của
chủ xe cơ giới có trách nhiệm trích tối thiểu 2% doanh thu phí bảo hiểm bắt
buộc TNDS của chủ xe cơ giới thực thu hàng năm để đóng góp vào Quỹ
tuyên truyền và đảm bảo an toàn giao thông đường bộ do Hiệp hội Bảo hiểm
Việt Nam quản lý và sử dụng, ví dụ: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an
toàn giao thông, tài trợ hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng hạn chế
tai nạn giao thông,... nhờ đó mà hạn chế các hậu quả của những rủi ro bất ngờ
nên có điều kiện để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2.2. Đối với người được bảo hiểm
Do nhu cầu của con người, hoạt động bảo hiểm xe cơ giới ngày càng
phát triển và không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và mỗi quốc
gia.
Trước hết bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước
tổn thất do rủi ro gây ra.
Rủi ro bất ngờ đều thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập, đời
sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm,

7


chưa kể có lúc gây thiệt hại về người. Tổn thất đó sẽ được bảo hiểm trợ cấp
bồi thường về tài chính để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả,
ổn định đời sống sản xuất kinh doanh. Từ đó, họ khôi phục và phát triển sản
xuất kinh doanh và các hoạt động khác một cách bình thường. Tác động này
phù hợp với mục tiêu kinh tế nên thu hút được số đông người tham gia.Bảo
hiểm xe cơ giới góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất về người và tài sản
cho Chủ xe, giúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự
hơn,giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân tham gia giao thông, cho mỗi doanh
nghiệp kinh doanh vận tải.

1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
Xe cơ giới có thể hiểu tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường
bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó, bao gồm ô tô, mô tô và xe máy. Để
đối phó với những rủi ro tai nạn bất ngờ có thể xảy ra gây tổn thất cho mình,
các chủ xe cơ giới (bao gồm các cá nhân, các tổ chức có quyền sở hữu xe hay
bất kỳ người nào được phép sử dụng xe cơ giới, kinh doanh vận chuyển hành
khách bằng xe cơ giới) có thể tham gia các loại hình bảo hiểm sau:
- Bảo hiểm (TNDS) của chủ xe cơ giới với người thứ ba;
- Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với hàng hoá chở trên xe;
- Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe;
- Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe;
- Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe;
- Bảo hiểm vật chất xe.
1 2.1 Đối tượng được bảo hiểm
* Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Đối tượng được bảo hiểm là các loại ô tô, mô tô, xe máy có đăng ký hợp
lệ.

8


* Bảo hiếm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe
Đối tượng bảo hiểm là thiệt hại về thân thể đối với người điều khiển xe
và người khác ngồi trên xe (gọi là người được bảo hiểm) bị tai nạn khi đang ở
trên xe, lên xuống xe trong quá trình xe đang tham gia giao thông.
* Bảo hiểm TNDS chủ xe đối với hàng hoá trên xe ô tô
Đối tượng bảo hiểm là thiệt hại về hàng hoá trên xe cơ giới khi xe đang
tham gia giao thông.
* Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Đối tượng bảo hiểm là thiệt hại về thân thể đối của người thứ ba dựa trên

cơ sở thiệt hại thực tế hợp lý và mức độ lỗi của chủ xe.
Đối tượng bảo hiểm là thiệt hại về tài sản thực tế và mức độ lỗi của chủ
xe.
1.2.2 Phạm vi bảo hiểm
Trong hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) vật chất xe, các rủi ro được bảo hiểm
thông thường bao gồm:
* Đối với bảo hiểm vật chất xe
- Tai nạn do đâm va, lật đổ khi xe tham gia giao thông.
- Cháy, nổ do các vụ hoả hoạn trong các trường hợp cháy nhà tư nhân,
nơi trông giữ xe, công sở.
- Những tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên: Bão lụt, sét đanh, động
đất, mưa đá, sóng thần.
* Đối với bảo hiểm lái phụ xe và người ngồi trên xe
Những người này bị tai nạn khi đang ở trên xe, lên xuống xe trong quá
trình xe đang tham gia giao thông.
* Đối với bảo hiểm TNDS của chủ xe Ô tô đối vơi hàng hoá
Trách nhiệm của Chủ xe phải bồi thường cho chủ hàng về những tổn thất

9


hàng hoá vận chuyển trên xe theo Bộ Luật dân sự trong những trường hợp xe
bị:
- Đâm va, lật, đổ, rơi;
- Chìm;
- Hoả hoạn, cháy, nổ;
- Bị các vật thể khác rơi, va chạm vào;
- Những thảm hoạ bất khả kháng do thiên nhiên: Bão, lũ lụt, lở, sét đánh,
động đất, mưa đá, sóng thần.
* Đối với bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba

- Lỗi vô ý gây tai nạn cho người thứ ba gây thiệt hại về thân về thân thể
và thiệt hại về vật chất cho người thứ ba.
* Ngoài việc được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra cho chiếc
xe được bảo hiểm, các công ty bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe tham gia
bảo hiểm những chi phí:
- Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các
rủi ro được bảo hiểm;
- Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất;
- Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm.
1.2.3 Loại trừ bảo hiểm
* Thiệt hại xảy ra trong những trường hợp sau không thuộc phạm vi
loại trừ bảo hiểm
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe, hoặc của người bị thiệt
hại.
- Xe không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường cho phương tiện cơ giới đường bộ hợp lệ (áp dụng khi xe đang
tham gia giao thông);

10


- Lái xe không có Giấy phép lái xe hợp lệ (áp dụng khi xe đang hoạt
động có người điều khiển xe);
- Đua xe trái phép;
- Thiệt hại có tính chất hậu quả gián tiếp như : Giảm giá trị thương mại,
ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác;
- Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước Việt Nam;
- Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép;
- Xe chở quá 30% trọng tải hoặc số chỗ ngồi theo quy định trong Giấy
chứng nhận kiểm định.

- Chiến tranh.
* Đối với bảo hiểm vật chất xe
Các loại trừ bảo hiểm đối với vật chất xe bao gồm:
- Hao mòn, hỏng hóc do sử dụng, lão hoá, mất giá, hỏng hóc do khuyết
tật hoặc tổn thất thêm do sửa chữa (gồm cả chạy thử).
- Hư hỏng về điện hoặc các bộ phận thiết bị, máy móc mà không phải do
tai nạn nói ở phạm vi bảo hiểm.
- Hư hỏng về điện hoặc động cơ do xe hoạt động trong vùng đang bị
ngập nước.
- Tổn thất đối với săm lốp trừ trường hợp tổn thất này xảy ra do cùng
nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một tai
nạn.
- Mất cắp bộ phận xe.
- Những vụ tổn thất dưới 500.000 đồng (với Ô tô), những vụ tổn thất
dưới 200.000 đồng (với mô tô - xe máy)

11


* Đối với bảo hiểm tai nạn lái xe và người trên xe
- Lái xe cố ý gây thiệt hại;
- Lái xe điều khiển xe không có Giấy phép lái xe hợp lệ.
- Tai nạn ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
* Đối với bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hoá
Các loại trừ gồm:
- Hàng bị thiếu, mất cắp, trộm, cướp, sai thể loại, quy cách, sai mã;
- Hàng bị hư hỏng do bản chất tự nhiên của hàng hoá;
- Hàng hoá lưu thông trái phép; Hàng bị cơ quan kiểm soát Nhà nước thu
giữ, bắt giữ hoặc bị hư hỏng do chậm trễ, trừ chậm trễ do tai nạn;
- Hàng hoá bị cháy không do lỗi của bên vận tải. Súc vật sổng bị ốm chết

do thời tiết hoặc dịch bệnh hoặc bị kiểm dịch;
- Vàng bạc, đá quý; Tiền, các loại ấn chỉ, hoá đơn có giá trị như tiền, đồ
cổ, tranh ảnh quý hiếm…
- Tổn thất hàng hoá do bị xô lệch, va đập trong quá trình vận chuyển mà
không phải do xe đâm va, lật, đổ, rơi.
* Đối với bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe, hoặc của người bị thiệt
hại;
- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của
chủ xe, lái xe cơ giới;
- Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp
đối với loại xe cơ giới sử dụng;
- Thiệt hại gây hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại
gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại;
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn;
12


- Chiến tranh, khủng bố, động đất;
- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng bạc, đá quý, tiền, các .
loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm.
1.2.4. Thời hạn bảo hiểm
Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo quy định ghi trên Giấy chứng
nhận bảo hiểm (GCNBH). Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp GCNBH khi chủ
xe cơ giới đã đóng đủ phí bảo hiểm (trừ trường hợp có thoả thuận khác bằng
văn bản).
Thông thường, thời hạn ghi trên GCNBH là một năm hoặc trên 1 năm,
tuy nhiên trong các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm có thể dưới 01 năm:
- Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập tái xuất có thời hạn tham gia giao
thông trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 01 năm;

- Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn một năm theo quy định của
pháp luật.
Trong thời gian còn hiệu lực ghi trong GCNBH, nếu có sự chuyển quyền
sở hữu xe mà chủ xe cơ giới không có yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm thì
mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến chiếc xe được bảo hiểm vẫn còn hiệu
lực đối với chủ xe cơ giới mới.
1.2.5. Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại
thời điểm người tham gia bảo hiểm là rất quan trọng vì đây là cơ sở để bồi
thường trong các bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Trong thực tế, các ấy bảo hiểm
thường dựa trên các nhân tố đê xác định giá trị xe: loại xe; năm sản xuất; mức
độ mới, cũ của xe; thể tích làm việc của xi lanh.
Một phương pháp xác định giá trị bảo hiểm mà các ấy bảo hiểm hay áp
dụng đó là căn cứ và giá trị ban đầu của xe và mức khâu hao. Cụ thể:
Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu - Khấu hao (nếu có )
13


1.2.6. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
1.2.6.1. Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm thể hiện mức trách nhiệm tối đa DNBH có thể phải trả
đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành
khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách.
nhiệm bảo hiểm..
*Đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Xe cơ giới là tài sản lớn cần được bảo vệ, việc tham gia bảo hiểm xe cơ
giới giúp bạn bảo vệ được tài sản của mình một cách tốt nhất.
Đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới khách hàng có thể tham gia bảo
hiểm bộ phận hoặc bảo hiểm toàn phần. Phía bảo hiểm sẽ căn cứ giá trị bảo
hiểm của xe mà khách hàng tham gia, từ đó nhân với “tỷ lệ phí” là tỷ lệ quy

định riêng của từng công ty bảo hiểm với các phương tiện tham gia giao
thông. Mức tỷ lệ phí quy định này, phải thực hiện theo mức trần về quy định
tỷ lệ phí của Bộ Tài chính
*Đối với bảo hiểm tai nạn con người theo chỗ ngồi trên xe:
Riêng với bảo hiểm tai nạn con người theo chỗ ngồi trên ô tô thì vẫn chia
số tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí theo tiền Việt Nam và đô la Mỹ.
* Đối với bảo hộ TNDS với người thứ ba:
Đối với bảo hiểm tự nguyện trách nhiệm dân sự chủ xe ô tô: Ngoài mức
trách nhiệm tối thiểu bắt buộc, biểu phí quy định thêm mức trách nhiệm phổ
thông gồm 6 mức, như sau: 03 mức trách nhiệm(MTN) bảo hiểm TNDS phổ
thông áp dụng cho ô tô tham gia bảo hiểm bằng VNĐ. Dưới đây là các bảng
biểu về các mức trách nhiệm bảo hiểm tự nguyện về người và tài sản tính
bằng đồng Việt Nam hoặc Đô la Mỹ

14


Bảng l.1: Các MTN bảo hiểm tự nguyện tính bằng Đồng Việt Nam - Phần
vượt quá mức bắt buộc
MTN

Mức I

Mức II

Mức III

Về người

20 Trđ/ng/vụ


30 Trđ/ng/vụ

50 Trđ/ng/vụ

Về tài sản

30 Trđ/vụ

50 Trđ/vụ

50 Trđ/vụ

(Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)
- 03MTN cho ô tô tham gia bảo hiểm bằng USD (đã bao gồm mức
TNDS bắt buộc).
Bảng 1.2. MTN bảo hiểm tính bằng Đô la Mỹ - Đã bao gồm mức bắt buộc
MTN

Mức I

Mức II

Mức III

Về người

5,000USD/ng/vụ

10,000 USD/ng/vụ


20,000USD/ng/vụ

Về tài sản

20,000USD/vụ

50,000USD/vụ

100,000USD/vụ

(Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)
Ví dụ :
- Chủ xe tham gia bảo hiểm TNDS theo MTN: về người 70 Trđ/ng/vụ,
về tài sản 80trđ/vụ. MTN này tương ứng với mức I. Phần vượt quá MTN bảo
hiểm tối thiểu bắt buộc là : về người 20 Triệu đồng, tài sản 30triệu đồng
- Phần vượt quá MTN tối thiểu bắt buộc được ghi trên GCNBH ở "MTN
thoả thuận thêm ngoài mức bắt buộc" về người 20 triệu đồng, tài sản 30triệu
đồng.
1.2.6.2 Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải đóng cho DNBH khi
mua bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới.
Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia bảo hiểm cụ thể,
các công ty bảo hiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau:

15


- Loại xe: Do mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau, có
mức độ rủi ro khác nhau nên phí bảo hiểm vật chất xe được tính riêng cho

từng loại xe.
- Mục đích sử dụng xe: Là nhân tố quan trọng khi xác định phi bảo hiểm,
nó cho biết mức độ rủi ro có thể xảy ra
- Khu vực giữ xe và để xe: Trong thực tế, không phải công ty bảo hiểm
nào cũng quan tâm đến nhân tố này. Tuy nhiên, cũng có một số công ty bảo
hiểm tính phí bảo hiểm dựa trên khu vực giữ xe và để xe rất chặt chẽ.
- Tuổi tác kinh nghiệm lái xe của người yêu cầu bảo hiểm và những
người thường xuyên sử dụng chiếc xe được bảo hiểm. Số liệu thống kê cho
thấy rằng các lái xe trẻ tuổi bị tai nạn nhiều hơn so với các lái xe lớn tuổi nên
những lái xe trẻ tuổi mức miễn thường này thường cao hơn so với những lái
xe có tuổi lơn hơn. Ngoài ra, để khuyến khích hạn chế tai nạn, các công ty
thường yêu cầu người được bảo hiểm tự chịu một phần tổn thất xảy ra với xe
(hay còn gọi là mục miễn thường).
- Giống như cách tính phí bảo hiểm nói chung, phí bảo hiểm phải đóng
cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xe được tính theo công thức sau:
P=f+d
Trong đó: P - Phí thu mỗi đầu xe
d- Phụ phí
f - Phí thuần
Theo công thức trên, việc xác định phí bảo hiểm phụ thuộc vào các nhân
tố:
- Tình hình bồi thường tổn thất của những năm trước đó, căn cứ vào số
liệu thống kê, công ty bảo hiểm sẽ tính toán được phần phí thuần f cho mỗi
đầu xe như sau:

16


×