Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Nghiên cứu đề xuất các phương án nhập khẩu than cho các nhà máy điện dùng than nhập khẩu của PVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------o0o--------

NGUYỄN THÀNH LUÂN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN
NHẬP KHẨU THAN CHO CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN
DÙNG THAN NHẬP KHẨU CỦA PVN

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------o0o--------

NGUYỄN THÀNH LUÂN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN
NHẬP KHẨU THAN CHO CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN
DÙNG THAN NHẬP KHẨU CỦA PVN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN


Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
1. Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi;
2. Số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và được thu thập/điều tra từ các
nguồn đáng tin cậy;
3. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Nguyễn Thành Luân

1


LỜI CÁM ƠN

Trước tiên tôi xin gửi lời cám ơn tới tất cả các quý thầy cô đã tham gia giảng
dạy trong chương trình Cao học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội, những người đã truyền thụ cho tôi các kiến thức bổ ích làm
nền tảng giúp tôi hoàn thành Luận văn Thạc sỹ này.
Tôi xin cám ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, người đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình từ khi xây dựng đề cương, thực hiện nghiên
cứu tính toán và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành tới các các cán bộ, chuyên viên của
Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Than – Khoáng
sản Việt Nam (Vinacomin), Công ty Mua Bán điện – Tập đoàn Điện lực Việt Nam

(EPC-EVN), Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PVPower), Công ty TNHH Nhập
khẩu và Phân phối than Điện lực Dầu khí (PVPower Coal)… đã nhiệt tình giúp đỡ
cung cấp thông tin, số liệu thống kê và có những ý kiến góp ý trong quá trình tôi
thực hiện khảo sát, nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tôi xin được cám ơn gia đình tôi và các đồng nghiệp công tác tại
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí – Viện Dầu khí Việt Nam đã tạo
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành Luận văn này.
Do giới hạn về kinh nghiệm và thời gian thực hiện, Luận văn không tránh khỏi
các thiếu sót, kính mong nhận được các góp ý của các thầy cô để tôi có thể hoàn
thiện hơn nữa trong các nghiên cứu sau này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2013
Học viên

Nguyễn Thành Luân
2


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................... 3
DANH MỤC HÌNH VỄ ................................................................................................... 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................. 9
CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... 10
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA ............... 15
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nhập khẩu trong nền kinh tế............................ 15
1.1.1. Khái niệm nhập khẩu .......................................................................................... 15
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu. .................................................................... 15
1.1.3. Vai trò của nhập khẩu ......................................................................................... 16
1.2. Các hình thức nhập khẩu hàng hoá ....................................................................... 20
1.2.1. Nhập khẩu trực tiếp............................................................................................. 20

1.2.2. Nhập khẩu uỷ thác .............................................................................................. 21
1.2.3. Hình thức nhập khẩu liên doanh .......................................................................... 22
1.2.4. Hình thức nhập khẩu đổi hàng............................................................................. 23
1.2.5. Hình thức nhập khẩu tái xuất .............................................................................. 24
1.2.6. Hình thức nhập khẩu theo đơn đặt hàng .............................................................. 25
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu hàng hoá ................................. 25
1.3.1. Các nhân tố vĩ mô ............................................................................................... 25
1.3.1.1. Nhân tố chính trị pháp luật .................................................................................. 25
1.3.1.2. Các nhân tố kinh tế xã hội ................................................................................... 26
1.3.2. Các nhân tố vi mô ............................................................................................... 26
1.3.2.1. Cơ chế tổ chức bộ máy của doanh nghiệp ........................................................... 26
1.3.2.2. Nhân tố về con người .......................................................................................... 26
1.3.2.3. Nhân tố về vốn và trang thiết bị vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp .................... 27
1.4. Nội dung của hoạt động nhập khẩu ....................................................................... 27
1.4.1. Nghiên cứu thị trường ......................................................................................... 27
1.4.1.1. Nghiên cứu thị trường trong nước và xác định hàng hoá nhập khẩu..................... 27
1.4.1.2. Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng .............................. 29
1.4.1.3. Nghiên cứu về giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới........................................ 30
1.4.1.4. Lựa chọn đối tác kinh doanh ............................................................................... 32
1.4.2. Xây dựng phương án kinh doanh. ....................................................................... 34
1.4.3. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu. ........................................... 35
1.4.3.1. Giao dịch ............................................................................................................ 35
1.4.3.2. Đàm phán ........................................................................................................... 36
1.4.3.3. Ký kết hợp đồng nhập khẩu ................................................................................ 38
1.4.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng ................................................................................ 39
1.4.4.1. Xin giấy phép nhập khẩu..................................................................................... 39

3



1.4.4.2. Thuê tàu và mua bảo hiểm .................................................................................. 39
1.4.4.3. Làm thủ tục Hải quan.......................................................................................... 40
1.4.4.4. Giao nhận hàng và kiểm tra................................................................................. 40
1.4.4.5. Làm thủ tục thanh toán........................................................................................ 41
1.4.4.6. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại ........................................................................ 41
Tóm tắt Chương 1 .......................................................................................................... 42
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU NHẬP KHẨU THAN CỦA PVN VÀ NGHIÊN
CỨU THỊ TRƯỜNG THAN ......................................................................................... 43
2.1. Phân tích và dự báo thị trường than trong nước .................................................. 43
2.1.1. Tài nguyên và trữ lượng ...................................................................................... 43
2.1.2. Tổng hợp nhu cầu than sử dụng trong tương lai................................................... 45
2.1.3. Tổng hợp dự báo khả năng cấp than đến năm 2020, có xét đến năm 2030 ........... 46
2.1.4. Cân đối cung cầu than đến năm 2030 .................................................................. 47
2.1.5. Kinh nghiệm nhập khẩu than của Việt Nam ........................................................ 48
2.2. Phân tích và dự báo thị trường than thế giới ........................................................ 48
2.2.1. Trữ lượng than thế giới ....................................................................................... 48
2.2.2. Dự báo nguồn cung ............................................................................................. 52
2.2.3. Dự báo nhu cầu ................................................................................................... 52
2.2.4. Dự báo cân bằng cung cầu .................................................................................. 54
2.2.5. Dự báo giá khu vực Đông Nam Á ....................................................................... 55
2.2.6. Các nguồn cung tiềm năng .................................................................................. 56
2.3. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp một số nước châu Á ..................................... 57
2.3.1.1. Lựa chọn nguồn cung cấp than ............................................................................ 58
2.3.1.2. Giải pháp đảm bảo nguồn cung ........................................................................... 58
2.3.1.3. Hợp đồng nhập khẩu than và cách thức thực hiện hợp đồng ................................ 60
2.3.1.4. Phương án vận chuyển và hợp đồng thuê tàu vận chuyển .................................... 63
2.3.1.5. Một số bài học kinh nghiệm khác ........................................................................ 64
2.4. Nhu cầu than cho các nhà máy điện nhập khẩu của PVN đến 2020..................... 65
2.4.1. Tiến độ của các nhà máy điện than ...................................................................... 65
2.4.2. Công nghệ và đặc tính kỹ thuật về than của các NMNĐ than .............................. 67

2.4.3. Nhu cầu nhập khẩu than của các nhà máy nhiệt điện than của PVN..................... 69
2.4.4. Những trở ngại khi tham gia nhập khẩu than của PVN ........................................ 70
2.4.4.1. Trở ngại về mặt thị trường: ................................................................................. 70
2.4.4.2. Trở ngại về cơ sở hạ tầng nhập khẩu than............................................................ 71
2.4.4.3. Trở ngại về huy động vốn ................................................................................... 72
2.4.4.4. Trở ngại về mặt cơ chế chính sách ...................................................................... 72
Tóm tắt Chương 2 .......................................................................................................... 74
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN NHẬP KHẨU THAN CHO PVN ....... 75
3.1. Lựa chọn nguồn cung than nhập khẩu .................................................................. 75

4


3.2. Loại hợp đồng nhập khẩu ...................................................................................... 84
3.3. Phương thức thực hiện hợp đồng nhập khẩu ........................................................ 87
3.4. Phương án vận chuyển ........................................................................................... 88
3.4.1. Cảng trung chuyển .............................................................................................. 88
3.4.2. Các phương án vận chuyển than .......................................................................... 90
3.4.2.1. Phương án vận chuyển dùng cảng trung chuyển .................................................. 90
3.4.2.2. Phương án vận chuyển trực tiếp (áp dụng cho NMNĐ Quảng Trạch 1) ............... 94
3.5. Lựa chọn phương án cung cấp than nhập khẩu của PVN .................................... 94
3.5.1. Nhập khẩu than trực tiếp (NMNĐ Quảng Trạch)................................................. 94
3.5.2. Nhập khẩu than qua cảng trung chuyển ............................................................... 95
3.5.3. Lựa chọn phương án nhập khẩu và các kiến nghị đối với Chính phủ ................... 99
3.5.3.1. Tổng hợp các phương án nhập khẩu than cho PVN ........................................... 100
3.5.3.2. Các kiến nghị đối với cơ quan quản lý cấp nhà nước ......................................... 103
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 106
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 109
Phụ lục 1. Kinh nghiệm nhập khẩu than của các doanh nghiệp trong nước............ 110

1. Mục đích nhập khẩu than ...................................................................................... 110
2. Nguồn nhập khẩu than chủ yếu ............................................................................. 111
3. Hình thức nhập khẩu ............................................................................................. 111
4. Cách thức vận chuyển chính .................................................................................. 112
5. Cách thức tiếp cận mua bán................................................................................... 112
Phụ lục 2. Các hợp đồng nhập khẩu than.................................................................. 114
1. Hợp đồng khung/hợp đồng dài hạn ........................................................................ 114
2. Hợp đồng năm ...................................................................................................... 115
3. Hợp đồng theo chuyến/giao hàng ngay .................................................................. 115
Phụ lục 3. Các loại hợp đồng thuê tàu biển ............................................................... 117
Phụ lục 4. Thống kê thị trường than Việt Nam đến năm 2012 ................................. 120
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ than ........................................................................ 120
a. Tình hình sản xuất ................................................................................................. 120
b. Tình hình tiêu thụ than trong nước và xuất khẩu .................................................... 120
2. Giá than cung cấp cho các ngành trong nước và xuất khẩu .................................... 124
Phụ lục 5. Thống kê thị trường than Thế giới đến năm 2012 ................................... 127
1. Tổng quan thị trường than thế giới ........................................................................ 127
a. Tình hình sản xuất than thế giới ............................................................................ 127
b. Nhu cầu than thế giới ............................................................................................ 130
c. Cân bằng cung cầu than thế giới ............................................................................ 133
2. Giá than/than nhiệt trên thị trường thế giới ............................................................ 135
Phụ lục 6. Phân tích so sánh các nguồn cung than tiềm năng ................................... 137

5


1. Triển vọng xuất khẩu của các nguồn cung tiềm năng ............................................. 137
2. Đánh giá ưu nhược điểm của các nguồn cung tiềm năng........................................ 138
a. Australia ............................................................................................................... 138
b. Indonesia .............................................................................................................. 139

c. Nam Phi ................................................................................................................ 142
d. Nga ....................................................................................................................... 143
Phụ lục 7. Một số tuyến luồng vận chuyển than bằng đường biển trên thực tế (lấy từ
phần mềm Netpass Estimator) .................................................................................... 146

6


DANH MỤC HÌNH VỄ
Hình 2.1. Dự báo tình hình cân đối cung cầu than đến năm 2030 ..................................... 47
Hình 2.2. Tỷ lệ phân bố trữ lượng than thế giới năm 2011 ............................................... 49
Hình 2.3. Trữ lượng các loại than phân bố tại từng khu vực ............................................ 49
Hình 2.4. Phân bố trữ lượng than khu vực Châu Âu và Eurasia năm 2011 ....................... 50
Hình 2.5. Trữ lượng các loại than trong tổng trữ lượng than của 04 nước tại Châu Âu ..... 50
Hình 2.6. Phân bố trữ lượng than khu vực Châu Á TBD (2011) ...................................... 50
Hình 2.7. Trữ lượng các loại than trong tổng trữ lượng của 04 nước Châu Á TBD.......... 50
Hình 2.8. Tổng trữ lượng và tỷ lệ trữ lượng/khai thác qua các giai đoạn .......................... 51
Hình 2.9. Tỷ lệ trữ lượng/khai thác từng khu vực năm 2011 ............................................ 51
Hình 2.10. Dự báo nguồn cung than thế giới đến 2035..................................................... 52
Hình 2.11. Dự báo tiêu thụ than thế giới đến 2035 ........................................................... 53
Hình 2.12. Dự báo cung - cầu than thế giới đến 2035....................................................... 54
Hình 2.13. Dự báo cân bằng cung cầu than thế giới đến 2035 .......................................... 55
Hình 2.14. Nhu cầu than cho các NM nhiệt điện của PVN đến 2020 ................................ 70
Hình 3.1. Giá than trung bình của Australia và Indonesia (quy về cùng loại than có nhiệt trị
5000 kcal/kg) .................................................................................................................. 79
Hình 3.2. Dự báo giá than của Australia và Indonesia tới năm 2030 ................................ 80
Hình 3.3. Năng lực vận tải của các hãng tàu lớn nhất thế giới .......................................... 92
Hình 3.4. Tuyến vận tải vào NMNĐ Long Phú 1 ............................................................. 93
Hình PL 1. Tình hình sản xuất than giai đoạn 2000 – 2012 ......................................... 120
Hình PL 2. Sản lượng than cho các hộ công nghiệp giai đoạn 1995-2012 ................... 121

Hình PL 3. Tình hình than tiêu thụ cho điện giai đoạn 1995-2012 .............................. 122
Hình PL 4. Sản lượng than xuất khẩu giai đoạn 1995-2012 ........................................ 123
Hình PL 5. Diễn biến giá than nội địa giai đoạn 1995 – 2011 ..................................... 124
Hình PL 6. Diễn biến giá than cho sản xuất điện giai đoạn 2000 – 2010 ..................... 125
Hình PL 7. Diễn biến giá than xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2013........... 126
Hình PL 8. Tỷ lệ tăng trưởng khai thác hàng năm giai đoạn 1991-2011 ...................... 127
Hình PL 9. Sản lượng khai thác than theo khu vực giai đoạn 1991-2011 .................... 128
Hình PL 10. Cơ cấu sản lượng sản xuất các khu vực qua các thời kỳ 1991/2001/2011 ....
............................................................................................................. 129
Hình PL 11. Tỷ trọng khai thác giữa các châu lục năm 2011 ..................................... 129
Hình PL 12. Tỷ trọng khai thác than khu vực Châu Á năm 2011 ............................... 129
Hình PL 13. Tỷ trọng khai thác than khu vực Châu Âu & Eurasia năm 2011 ........... 130
Hình PL 14. Tỷ trọng khai thác than khu vực Bắc Mỹ năm 2011 .............................. 130
Hình PL 15. Tiêu thụ than thế giới theo khu vực giai đoạn 1991-2011 ...................... 131
Hình PL 16. Cơ cấu tiêu thụ than các khu vực qua các thời kỳ 1991/2001/2011 ........ 132
Hình PL 17. Cơ cấu tiêu thụ than của thế giới năm 2011 ........................................... 132
Hình PL 18. Cơ cấu tiêu thụ than khu vực Châu Á năm 2011 ................................... 132

7


Hình PL 19.
Hình PL 20.
Hình PL 21.
Hình PL 22.
Hình PL 23.
Hình PL 24.
Hình PL 25.
Hình PL 26.
Hình PL 27.

Hình PL 28.
Hình PL 29.
Hình PL 30.
Hình PL 31.
Hình PL 32.
Hình PL 33.
Hình PL 34.
Hình PL 35.

Cơ cấu tiêu thụ than khu vực Bắc Mỹ năm 2011 ................................... 133
Cơ cấu tiêu thụ than khu vực Châu Âu & Eurasia năm 2011 ................ 133
Cơ cấu tiêu thụ than theo lĩnh vực (2011).............................................. 133
Cân bằng cung cầu than thế giới giai đoạn 1991-2011........................... 134
Diễn biến giá năng lượng trên thị trường thế giới .................................. 136
Diễn biến giá các loại than cho các hộ tiêu thụ tại Mỹ ........................... 136
Giá FOB than Australia (6300kcal/kg) trong 2 năm 2011 và 2012 ........ 140
Giá FOB than Indonesia (5900 kcal/kg) trong 2 năm 2011 và 2012....... 142
Giá FOB than Nam Phi (6000 kcal/kg) trong 2 năm 2011 và 2012 ........ 144
Tuyến từ Abbot Point về Vân Phong ..................................................... 146
Tuyến từ Darymple Bay về Vân Phong ................................................. 146
Tuyến từ Brisbane tới Vân Phong ......................................................... 147
Tuyến từ Newcastle tới Vân Phong ....................................................... 147
Tuyến từ Balikpapan về Vân Phong ...................................................... 148
Tuyến từ Tanjung Bara về Vân Phong .................................................. 148
Tuyến từ North Pulau Laut về Vân Phong ............................................. 149
Tuyến từ Tarahan về Vân Phong ........................................................... 149

8



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tổng tài nguyên và trữ lượng than cả nước ...................................................... 44
Bảng 2.2. Tổng hợp tài nguyên và trữ lượng huy động vào quy hoạch ............................. 44
Bảng 2.3. Dự báo nhu cầu than sử dụng trong nước ......................................................... 45
Bảng 2.4. Tổng hợp chung sản phẩm than thương phẩm .................................................. 46
Bảng 2.5. Dự báo giá than khu vực Đông Nam Á tới 2030 .............................................. 56
Bảng 2.6. Các quốc gia/vùng lãnh thổ xuất khẩu than lớn nhất thế giới ............................ 57
Bảng 2.7. Thông tin chung của các NMĐ than PVN ........................................................ 67
Bảng 2.8. Các đặc tính cơ bản của than ảnh hưởng trên thiết kế lò hơi ............................. 68
Bảng 2.9. Các đặc tính cơ bản của than nhập khẩu cung cấp cho các NMĐ than Long Phú
1, Sông Hậu 1 và Quảng Trạch 1 ..................................................................................... 68
Bảng 3.1. Đặc tính kỹ thuật than nhiệt của các nước Australia, Indonesia, Nga và Nam Phi
........................................................................................................................................ 76
Bảng 3.2. Chỉ số ổn định chính trị trong ngắn hạn và dài hạn của Australia và Indonesia . 78
Bảng 3.3. Trữ lượng than của các cụm mỏ tại Australia và Indonesia .............................. 81
Bảng 3.4. Thông tin các cảng xuất khẩu than tại Australia ............................................... 82
Bảng 3.5. Thông tin các cảng xuất khẩu than tại Indonesia .............................................. 83
Bảng 3.6. Ưu nhược điểm của các loại hợp đồng ............................................................. 86
Bảng 3.7. Tổng hợp chi phí nhập khẩu than trực tiếp cho NMNĐ Quảng Trạch 1 ............ 95
Bảng 3.8. Tổng hợp chi phí nhập khẩu than tới cảng trung chuyển Duyên Hải ................. 96
Bảng 3.9. Tổng hợp chi phí vận chuyển than từ cảng Duyên Hải tới các NMNĐ ............. 98
Bảng 3.10. Tổng hợp chi phí nhập khẩu tới các NMNĐ sử dụng cảng trung chuyển ........ 99
Bảng 3.11. Tổng hợp chi phí nhập khẩu than cho các nhà máy theo các kịch bản khác nhau
...................................................................................................................................... 100
Bảng 3.12. Tổng hợp các phương án nhập khẩu than cho các NMNĐ than của PVN ..... 101
Bảng PL 1. Sản lượng khai thác và tiêu thụ than giai đoạn 2000-2012 ........................ 123
Bảng PL 2. Giá bán than cho điện sau từ sau ngày 01/08/2013 .................................... 125
Bảng PL 3. Cân bằng cung - cầu than khu vực và thế giới........................................... 134
Bảng PL 4. Thống kê tình hình sản xuất và xuất khẩu của các nước Australia, Indonesia,
Nga, Nam Phi ............................................................................................................. 137

Bảng PL 5. Giá than Nga xuất khẩu trong giai đoạn 2007-2011 .................................. 145

9


CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT

CÁC TỪ VIẾT TẮT:
IEA

: Cơ quan năng lượng quốc tế (International Energy
Agency)

EVN

: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

NMNĐ

: Nhà máy nhiệt điện

OECD

: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for
Economic Co-operation and Development)

PV Coal

: Công ty Nhập khẩu và Phân phối Than Dầu khí


PVN

: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam

Vinacomin

: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

CÁC ĐƠN VỊ VÀ THUẬT NGỮ:
Kcal

: Đơn vị năng lượng theo calo
1Kcal = 1 kilocalories = 1.000 calo

Btu

: Đơn vị năng lượng nhiệt Anh (British thermal unit).
1 Btu = 0.252164401 kcal
1MMBtu=1012 Btu

TOE

: Đơn vị năng lượng quy đổi sang tấn dầu tương đương
1 TOE = 10000000 kcal

MW


: Đơn vị công suất của nhà máy điện

10


PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Tính đến thời điểm hiện tại, PVN chưa có nhu cầu tiêu thụ than nhiệt trong các
hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong giai đoạn đến 2020,
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng 03 nhà máy nhiệt
điện than sử dụng than nhập khẩu với tổng công suất 3600 MW, bao gồm: NM
nhiệt điện Long Phú 1 (vận hành năm 2016), NM nhiệt điện Quảng Trạch 1 (vận
hành năm 2019) và NM nhiệt điện Sông Hậu 1 (vận hành năm 2018). Vì vậy nhu
cầu nhập khẩu than của PVN được dự báo là rất lớn.
Đối với vấn đề nguồn cung, hiện tại Việt Nam vẫn đang là nước xuất siêu về
than, tuy nhiên theo Vinacomin tính toán, đến năm 2015 nước ta sẽ phải nhập siêu
mặt hàng này để cung cấp đủ cho tất cả các ngành sản xuất. Chính phủ đã giao
nhiệm vụ cho Vinacomin tìm kiếm và thực hiện các hợp đồng nhập khẩu than cho
các nhà máy điện dùng than nhập khẩu nhưng Tập đoàn này vẫn chưa tìm được giải
pháp cụ thể.
Trong chiến lược tăng tốc đến 2015, định hướng đến 2025, PVN đã khẳng
định “đẩy mạnh công tác tìm kiếm và ký kết các hợp đồng nhập khẩu than đối với
các dự án chưa có kế hoạch cung cấp than từ nguồn trong nước”. Do đó, nghiên cứu
này được hình thành với mục đích cung cấp các căn cứ khoa học về hoạt động nhập
khẩu than cho PVN trong quá trình chuẩn bị thực hiện nhập khẩu.
Lịch sử nghiên cứu
“Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến 2030”
khẳng định “giai đoạn sau năm 2015 ngành than không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ
than trong nước và ngoài việc phải nhập khẩu than cho luyện kim còn phải nhập

than năng lượng cho ngành điện”. Tuy nhiên, Quy hoạch ngành than mới chỉ dừng
lại ở việc cân đối cung cầu than cả nước và rút ra kết luận về việc cần nhập khẩu
than mà chưa đưa ra được giải pháp cụ thể để Việt Nam có thể nhập khẩu than.
“Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm
2030” được phê duyệt năm 2011 đề cập tới vấn đề nhập khẩu than cho các nhà máy
11


nhiệt điện than của Việt Nam trong điều kiện than trong nước không đáp ứng đủ và
có một số kết luận có giá trị về nguồn cung than tiềm năng cho Việt Nam gồm các
nước Australia, Indonesia, Nga và Nam Phi. Tuy nhiên việc nghiên cứu mới chỉ
mang tính giới thiệu, chưa có đánh giá về các ưu nhược điểm của từng thị trường.
“Đề án cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030” của Bộ Công Thương năm 2012 cũng chỉ dừng lại ở việc đánh giá
về khối lượng than cần nhập khẩu. Bên cạnh việc các số liệu về cung cầu hiện đã
thay đổi đáng kể, Đề án này còn có một số hạn chế như: đánh giá thiếu nhu cầu các
nhà máy nhiệt điện than của PVN; nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 của PVN
được đề xuất sử dụng than trong nước trong giai đoạn đầu và than nhập khẩu trong
giai đoạn sau, tuy nhiên điều đó là không thể thực hiện ở thời điểm hiện tại.
Cũng trong năm 2011, Công ty Nhập khẩu và phân phối than Dầu khí (PV
Coal) đã phối hợp với tổ chức tư vấn Runge thực hiện báo cáo “Coal Industry
Market Survey” cung cấp nhiều thông tin giá trị về mặt kỹ thuật cho việc lựa chọn
nguồn than cho PVN. Tuy nhiên, báo cáo này cũng chưa chỉ ra được các ưu nhược
điểm của từng thị trường, các vấn đề mà PVN cần quan tâm và các giải pháp thực
hiện việc nhập khẩu than cho các nhà máy điện.
Báo cáo của Vinacomin về “Đề án nhập khẩu than để cung cấp cho các nhà
máy điện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” được thực hiện năm 2013 là
báo cáo mới nhất liên quan đến hoạt động chuẩn bị nhập khẩu than của Việt Nam
(một số nội dung được tham khảo từ chính nghiên cứu của tác giả thực hiện Luận
văn này). Đây là báo cáo thực hiện được việc đánh giá nhiều mặt của vấn đề nhập

khẩu than nhất từ trước đến nay và có giá trị trong việc tham mưu cho Chính phủ
trong việc ra các quyết định mang tầm vĩ mô.
Như vậy, trước thời điểm Báo cáo này hoàn thành, chưa có báo cáo nào đánh
giá đầy đủ khả năng tham gia hoạt động nhập khẩu than và đề xuất phương án hoàn
chỉnh cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện dùng than nhập khẩu của PVN.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các phương án cung nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện dùng
12


than nhập khẩu của PVN trong giai đoạn đến năm 2020
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Thị trường than trong nước và quốc tế; nguồn cung
than và khả năng cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện của PVN
Phạm vi nghiên cứu:
o Nhóm hộ tiêu thụ: Các nhà máy nhiệt điện than sử dụng than nhập
khẩu của PVN sẽ đi vào vận hành trước năm 2020.
o Loại than: than nhiệt sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện của PVN
o Khung thời gian nghiên cứu: giai đoạn hiện nay đến năm 2020.

Tóm tắt nội dung báo cáo
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận – Kiến nghị, Báo cáo được trình bày trong 3
chương với nhiệm vụ của từng chương như sau:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
Chương 1 hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản trong lĩnh vực Thương mại Quốc
tế có liên quan đến hoạt động nhập khẩu và Marketing nhập khẩu, các bước cần
triển khai khi thực hiện nhập khẩu. Nội dung nghiên cứu trong Chương 1 sẽ là cơ
sở lý luận cho các giải pháp cụ thể được đề xuất ở các chương sau.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU NHẬP KHẨU THAN CỦA PVN VÀ
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THAN
Chương 2 của luận văn tập trung phân tích nghiên cứu thị trường than trong
nước và trên thế giới, đồng thời đánh giá nhu cầu và các mặt thuận lợi – khó khăn
của PVN khi tham gia hoạt động nhập khẩu than.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN NHẬP KHẨU THAN CHO PVN
Chương 3 đề xuất các phương án nhập khẩu than cho PVN gồm: Xác định
nguồn cung cấp ưu tiên, đề xuất loại hợp đồng và cách thức thực hiện hợp đồng, đề
xuất phương án vận chuyển và phương án thuê tàu vận chuyển, phương án vận
chuyển than về tới cửa nhà máy. Chương 3 cũng sẽ tính toán bài toán kinh tế để xác
định phương án đề xuất tối ưu nhất.

13


Đóng góp của tác giả
Cập nhật đầy đủ thông tin về thị trường than trong nước, tính toán lại nhu cầu
than cho các nhà máy nhiệt điện than và các nhà máy ethanol của PVN theo định
hướng mới nhất của Chính phủ và của Lãnh đạo Tập đoàn.
Thu thập khối lượng lớn tài liệu liên quan đến thị trường than thế giới, có các
phân tích đánh giá về khả năng cung cấp của thị trường, cân đối cung cầu trong quá
khứ và tương lai, các loại hợp đồng mua bán than, các phương thức/hợp đồng vận
chuyển, các thị trường than xuất khẩu tiềm năng mà PVN có thể nhập khẩu.
Tổng hợp kinh nghiệm của các doanh nghiệp nhập khẩu than trong nước và
trong khu vực. Đánh giá các trở ngại khi tham gia thị trường nhập khẩu than của
PVN. Đề xuất và tính toán được nhiều phương án cung cấp than cho PVN bao gồm:
lựa chọn nguồn cung ưu tiên, tiềm năng các cụm mỏ và hệ thống cơ sở hạ tầng của
nước xuất khẩu than, tuyến vận chuyển và phương thức vận chuyển than từ cảng
xuất tới cảng nhà máy, chi phí thực hiện từng phương án.
Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện với tổ hợp các phương pháp, cụ thể như sau:
-

Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp thông tin dữ liệu của thị trường, tổng hợp
các lý thuyết về nhập khẩu, các nghiên cứu liên quan.

-

Phương pháp phân tích – dự báo: về giá cả, cung – cầu của thị trường than
nhiệt trong nước (bao gồm PVN) và thế giới.

-

Phương pháp chuyên gia: Tham vấn kinh nghiệm của các chuyên gia đầu
ngành về lĩnh vực nhiệt điện than, thị trường than nhiệt.

14


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
Trong tầm nhìn ngắn hạn, PVN sẽ sớm phải tham gia nhập khẩu than ở quy
mô lớn để phục vụ nhu cầu tiêu thụ cho các nhà máy nhiệt điện. Than là sản phẩm
mà PVN chưa từng có kinh nghiệm nhập khẩu, do đó nghiên cứu đề xuất phương án
nhập khẩu tối ưu cho PVN cần thiết phải đi từ những kiến thức tổng hợp nhất. Mục
tiêu của Chương 1 là làm rõ các lý thuyết cơ bản trong lĩnh vực Thương mại Quốc
tế và Marketing nhập khẩu có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, các bước cần
triển khai khi thực hiện nhập khẩu. Nội dung nghiên cứu trong Chương 1 sẽ là cơ
sở cho các giải pháp cụ thể được đề xuất ở các chương sau.

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nhập khẩu trong nền kinh tế

1.1.1. Khái niệm nhập khẩu
Khái niệm nhập khẩu được phát biểu theo nhiều cách tuy nhiên các phát biểu
đó tương đối đồng nhất với nhau: “Nhập khẩu là đưa hàng hoá từ nước ngoài vào
nước mình; cùng với xuất khẩu, tạo thành cán cân thương mại của một quốc gia”
(Bách khoa Toàn thư Việt Nam, 2013); “Nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động
mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái
xuất nhằm phục vụ mục đích thu lợi nhuận. Hay nhập khẩu là việc mua hàng hóa từ
các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập
khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền
sản xuất với tiêu dùng”. (Nguyễn Hoài Anh, 2009)
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu.
Theo Nguyễn Hoài Anh (2009), hoạt động nhập khẩu có một số đặc điểm
chính sau:
- Thị trường nhập khẩu rất đa dạng: Hàng hoá và dịch vụ có thể được nhập
khẩu từ nhiều nước khác nhau. Dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia khác nhau
mà các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để mở rộng, thu hẹp hay thay đổi thị trường
nhập khẩu của mình.

15


- Đầu vào (nguồn cung ứng trong đó có nguồn nhập khẩu), đầu ra (khách
hàng) của doanh nghiệp rất đa dạng, thường thay đổi theo nhu cầu của người tiêu
dùng trong nước. Nguồn cung ứng hoặc đầu ra có thể ổn định, tập trung hoặc đa
dạng phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh của công ty, khả năng thích nghi và đáp
ứng cầu thị trường cũng như biến dộng của nguồn cung ứng.
- Phương thức thanh toán: Trong kinh doanh nhập khẩu các bên sử dụng nhiều
phương thức thanh toán, việc sử dụng phương thức thanh toán nào là do hai bên tự
thỏa thuận được quy định trong điều khoản của hợp đồng. Trong kinh doanh nhập
khẩu thường sử dụng các ngoại tệ mạnh chủ yếu là USD để thanh toán. Vì vậy mà

thanh toán trong nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền
nội tệ (VND) và ngoại tệ.
- Chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật pháp, thủ tục: Hoạt động nhập khẩu
có sự tham gia của nhiều đối tác có quốc tịch khác nhau nên chịu sự chi phối bởi
các hệ thống luật pháp và các thủ tục liên quan của nhiều nước khác nhau.
- Việc trao đổi thông tin với đối tác phải được tiến hành nhanh chóng thông
qua các phương tiện công nghệ hiện đại. Đặc biệt trong thời đại thông tin hiện nay
giao dịch qua thư điện tử, qua hệ thống mạng internet hiện đại là công cụ phục vụ
đắc lực cho kinh doanh.
- Phương thức vận chuyển: Hoạt động nhập khẩu liên quan trực tiếp đến yếu
tố nước ngoài, hàng hóa được vận chuyển qua biên giới các quốc gia, có khối lượng
lớn và được vận chuyển qua đường biển, đường hàng không, đường sắt và vận
chuyển vào nội bộ bằng các xe có trọng tải lớn… Do đó hoạt động nhập khẩu đòi
hỏi chi phí vận chuyển lớn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3. Vai trò của nhập khẩu
Theo Bùi Xuân Lưu (2006), nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của
thương mại quốc tế. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến tình
hình sản xuất và đời sống trong nước. Nhập khẩu để tăng cường cơ sở vật chất kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và các hàng hoá cho tiêu dùng mà
trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Nhập
16


khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu những thứ mà sản xuất trong nước sẽ
không có lợi bằng nhập khẩu.
Nhập khẩu thể hiện sự phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữa nền kinh tế của một
quốc gia với nền kinh tế Thế giới. Hiện nay khi các nước đều có xu hướng chuyển
từ đối đầu sang đối thoại, nền kinh tế quốc gia đã hoà nhập với nền kinh tế Thế giới
thì vai trò của nhập khẩu đã trở nên vô cùng quan trọng. Cụ thể:
a. Đối với nền kinh tế thế giới

+ Thông qua hoạt động nhập khẩu, nền kinh tế của các quốc gia có điều kiện
“xích lại” gần nhau hơn, góp phần vào xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá nền
kinh tế, các nước trên thế giới có thể khai thác được lợi thế của nước mình, sử dụng
tốt các nguồn tài nguyên, nhân lực...
+ Hoạt động nhập khẩu sẽ tạo cơ hội cho các quốc gia cùng nhau trao đổi
phương pháp quản lý, thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến… Đây là yếu tố then
chốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nó không những làm
tăng khối lượng sản phẩm mà còn phát triển chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí
lao động xã hội.
+ Hoạt động nhập khẩu góp phần tạo sự liên kết kinh tế giữa các nền kinh tế
của các quốc gia trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh tế đối
ngoại khác như hoạt động dịch vụ thương mại, bảo hiểm, du lịch quốc tế…
+ Hoạt động nhập khẩu tăng cường hợp tác và chuyên môn hoá quốc tế, là một
mắt xích quan trọng trong quá trình phân công lao động quốc tế, góp phần vào nâng
cao uy tín của quốc gia trên thị trường quốc tế.
+ Hoạt động nhập khẩu kích thích sản xuất và tiêu dùng trong mỗi quốc gia, từ
đó làm cho khối lượng sản phẩm và nhu cầu trong nền kinh tế thế giới tăng lên
b. Đối với nền kinh tế Việt Nam
Với mỗi chức năng cơ bản nói trên, có thể thấy rằng nhập khẩu có vai trò vô
cùng quan trọng đối với nền kinh tế nước ta, cụ thể như sau:
+ Nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi
17


vì nhập khẩu đòi hỏi sự đồng bộ về kỹ thuật nên sẽ tạo ra dây chuyền hiện đại kéo
theo sự đổi mới trong đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý, tạo ra kỷ luật chặt chẽ
trong đội ngũ nhân công, gây ý thức lao động hiệu quả.
+ Nhập khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung ứng đầu vào cho sản xuất,
nâng cao khả năng sản xuất trong nước, giúp quốc gia khai thác đựơc lợi thế so sánh

của mình, khai thác được tính lợi thế nhờ quy mô khi tham gia vào thương mại quốc
tế. Nhập khẩu thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tiết kiệm được chi phí
và thời gian, tạo sự đồng đều về trình độ phát triển kinh tế xã hội, góp phần xoá bỏ
tình trạng độc quyền trong nước.
+ Nhập khẩu bổ sung kịp thời những mất cân đối của nền kinh tế, bù đắp
những thiếu hụt về cầu do sản xuất trong nước không đáp ứng được. Không những
thế nhập khẩu còn tạo ra những nhu cầu mới cho xã hội, tạo nên sự phong phú cho
chủng loại hàng hoá, mẫu mã sản phẩm, chất lượng cho thị trường. Điều đó có
nghĩa là nhập khẩu góp phần tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu trong nước, đảm
bảo cho sự phát triển cân đối và ổn định, khai thác một cách tối đa tiềm năng và khả
năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế.
+ Nhập khẩu cũng làm đa dạng hoá mặt hàng, chủng loại, quy cách, mẫu mã,
chất lượng các loại hàng hoá góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
Nhập khẩu máy móc thiết bị, đầu tư xây dựng thu hút hàng triệu lao động, vừa giải
quyết công ăn việc làm, hạn chế tệ nạn xã hội, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
+ Nhập khẩu tạo ra sự phát triển thực chất của sản xuất xã hội và thanh lọc các
đơn vị sản xuất yếu kém. Nhờ nhập khẩu mà các luồng thông tin được khai thông,
các mối quan hệ được sử dụng tích cực.
+ Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao chất
lượng sản xuất hàng xuất khẩu tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá ra
nước ngoài.
+ Nhập khẩu tạo cơ sở để các nước mở rộng các quan hệ với các nước khác
trên thế giới, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với phân công lao động thế

18


giới. Chính vì vậy mà hoạt động nhập khẩu là một trong những nội dung chính
trong chính sách kinh tế đối ngoại của mỗi nước đối với phần còn lại của thế giới.
Như vậy có thể nói đẩy mạnh nhập khẩu sẽ tạo động lực cần thiết cho việc giải

quyết các vấn đề thiết yếu của nền kinh tế mỗi quốc gia, thúc đẩy quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giúp các nước khai thác triệt để lợi thế của mình
trong phân công lao động quốc tế. Điều này nói lên tính khách quan của việc tăng
cường nhập khẩu trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước.
c. Đối với các doanh nghiệp
+ Qua hoạt động nhập khẩu, các sản phẩm nhập ngoại có tính cạnh tranh cao,
chất lượng, mẫu mã tốt buộc các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải đổi mới,
cải tiến công nghệ chất lượng, dịch vụ sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của sản
phẩm nội địa. Qua đó hiệu quả sản xuất được nâng cao, người lao động tìm được
việc làm, đời sống cán bộ công nhân được nâng cao.
+ Hoạt động nhập khẩu là hoạt động trên phạm vi quốc tế rất phức tạp vì có sự
giao lưu của nhiều nền kinh tế khác nhau về văn hoá, chính trị, tập quán, ngôn
ngữ… Vì vậy, buộc các doanh nghiệp nhập khẩu phải luôn hoàn thiện và đổi mới
công tác quản trị kinh doanh, các cán bộ, các cá nhân luôn luôn phải học hỏi kinh
nghiệm, nâng cao nghiệp vụ … Điều đó làm nâng cao năng lực chuyên môn của các
thành viên trong doanh nghiệp.
+ Hoạt động nhập khẩu hàng hoá có vai trò làm tăng thế lực và uy tín của công
ty cả ở thị trường trong nước và quốc tế. Lợi nhuận do kinh doanh đem lại cho phép
công ty đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh
cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, góp phần giải quyết các vấn đề bức
xúc của xã hội, cải thiện và phát triển các mối quan hệ trong kinh doanh.
+ Hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên doanh liên kết
giữa các chủ thể trong và ngoài nước một cách tự giác, xuất phát từ lợi ích của cả
hai bên, tạo ra sức mạnh chủ thể trong doanh nghiệp một cách thiết thực.

19


Như vậy nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của một quốc

gia, nó tồn tại như là một nhu cầu cần thiết mà không một quốc gia nào có thể phủ
nhận. Một quốc gia muốn phát triển mạnh đòi hỏi phải có một chiến lược nhập khẩu
hợp lý và hiệu quả.
1.2. Các hình thức nhập khẩu hàng hoá
Trong sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới thì hoạt động xuất nhập
khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng cũng phát triển phong phú với nhiều hình
thức. Tuy nhiên, có một số hình thức nhập khẩu sau đây hay được sử dụng rộng rãi
trong các doanh nghiệp. (Bùi Xuân Lưu, 2006)
1.2.1. Nhập khẩu trực tiếp
a. Khái niệm
Hoạt động nhập khẩu trực tiếp hay còn gọi là nhập khẩu tự doanh là hình thức
nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu trực tiếp các hàng
hoá và dịch vụ mà không qua một tổ chức trung gian nào.
b. Đặc điểm
+ Doanh nghiệp phải chịu mọi chi phí và rủi ro cũng như phải chịu mọi trách
nhiệm pháp lý về hoạt động nhập khẩu của mình.
+ Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu
nhiều hơn so với các hình thức nhập khẩu khác. Doanh nghiệp nhập khẩu đóng vai
trò là người bán trực tiếp, do đó nếu nhập khẩu có quy cách, chất lượng tốt, mẫu mã
đẹp, giá cả phù hợp sẽ nâng cao uy tín doanh nghiệp , thu được lãi cao.
+ Doanh nghiệp phải chịu mọi nghĩa vụ thuế liên quan đến lĩnh vực nhập khẩu
như thuế nhập khẩu, thuế mặt hàng…
c. Quy định của chính phủ Việt Nam đối với hình thức nhập khẩu trực tiếp
Pháp luật Việt Nam quy định về quyền kinh doanh nhập khẩu như sau:
+ Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập
theo quy định của pháp luật được phép nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã
đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

20



+ Các chi nhánh thuộc Tổng công ty, công ty được nhập khẩu theo uỷ quyền
của Tổng giám đốc Tổng công ty, Giám đốc công ty phù hợp với nội dung trong
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Tổng công ty, Công ty.
+ Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp phải
đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh, Thành
phố. Tổng cục Hải quan xây dựng hệ thống mã số nói trên và hướng dẫn việc đăng
ký mã số doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu.
+ Đối với doanh nghiệp thành lập theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
hoạt động nhập khẩu được thực hiện theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và
các văn bản pháp luật có liên quan.
1.2.2. Nhập khẩu uỷ thác
a. Khái niệm
Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp có vốn
ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một loại hàng hoá nhưng lại không có quyền
tham gia nhập khẩu trực tiếp, đã uỷ thác cho một doanh nghiệp có chức năng trực
tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên được
uỷ thác sẽ tiến hành đàm phán với nước ngoài để nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu
của bên uỷ thác và được nhận một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác.
Hay nói cách khác nhập khẩu uỷ thác là doanh nghiệp nhập khẩu đóng vai trò
trung gian nhập khẩu, làm thay cho đơn vị cần nhập khẩu nhữmg thủ tục cần thiết
để nhập hàng và hưởng phầm trăm chi phí ủy thác theo giá trị hàng nhập khẩu.
b. Đặc điểm của nhập khẩu uỷ thác
+ Trong hoạt động nhập khẩu này doanh nghiệp nhận uỷ thác không phải bỏ
vốn, xin hạn nghạch (nếu có), không phải nghiên cứu thị trường hàng nhập mà chỉ
đóng vai trò làm đại diện bên uỷ thác giao dịch với nước ngoài, kí kết hợp đồng và
làm các thủ tục nhập khẩu hàng cũng như thay mặt bên uỷ thác khiếu nại, đòi bồi
thường với bên nước ngoài khi có tổn thất.
+ Bên uỷ thác phải tự nghiên cứu thị trường, lựa chọn mặt hàng, đối tượng
giao dịch và chịu mọi chi phí có liên quan.

21


+ Khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác thì doanh nghiệp chỉ được tính phí uỷ thác
chứ không được tính doanh thu và không phải chịu thuế doanh thu.
+ Khi nhập khẩu uỷ thác thì doanh nghiệp nhận uỷ thác phải lập hai hợp đồng:
Một hợp đồng ngoại giữa doanh nghiệp nhập khẩu với đối tác nước ngoài và một
hợp đồng nội giữa doanh nghiệp nhận uỷ thác với doanh nghiệp uỷ thác.
+ Hình thức nhập khẩu uỷ thác có ưu điểm là mức độ rủi ro thấp, trách nhiệm
ít, người đứng ra nhập khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng, đặc
biệt là không cần vốn để mua hàng, phí uỷ thác tuy ít nhưng nhận tiền nhanh và ít
thủ tục và rủi ro.
c. Quy định của chính phủ Việt Nam về nhập khẩu uỷ thác
Pháp luật Việt Nam quy định rõ về điều kiện doanh nghiệp được nhập khẩu uỷ
thác như sau:
+ Thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh
nghiệp kinh doanh nhập khẩu được uỷ thác nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nội
dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Thương nhân đã đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu được
nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh.
+ Việc uỷ thác nhập khẩu và việc nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng nhập
khẩu có điều kiện do Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể.
+ Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên uỷ thác nhập khẩu và bên nhận uỷ thác
nhập khẩu được quy định cụ thể trong hợp đồng uỷ thác nhập khẩu do các bên tham
gia kí kết thoả thuận.
1.2.3. Hình thức nhập khẩu liên doanh
a. Khái niệm
Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết
kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh

nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng để cùng giao dịch và đề ra
chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động
22


này phát triển theo hướng có lợi nhất cho hai bên theo nguyên tắc lãi cùng chia, lỗ
cùng chịu.
b. Đặc điểm
+ So với nhập khẩu tự doanh thì doanh nghiệp ít chịu rủi ro hơn bởi vì mỗi
doanh nghiệp nhập khẩu chỉ phải góp phần vốn nhất định và quyền hạn và trách
nhiệm của mỗi bên cũng tăng lên theo vốn góp. Việc phân chia chi phí, các loại thuế
theo tỷ lệ góp vốn, lãi lỗ tuỳ theo hai bên thoả thuận phân chia.
+ Trong nhập khẩu liên doanh, doanh nghiệp đứng ra nhập hàng về sẽ được
tính kim ngạch nhập khẩu nhưng khi đưa hàng về tiêu thụ thì chỉ tính doanh số trên
số hàng tính theo tỷ lệ vốn góp và chỉ chịu thuế doanh thu trên số hàng đó.
+ Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp phải thực hiện hai hợp đồng. Một hợp
đồng mua hàng với nước ngoài và một hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp khác.
c. Quy định về hiệp hội ngành hàng nhập khẩu
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thương nhân kinh doanh cùng
ngành hàng, không phân biệt thành phần kinh tế thì được phép thành lập Hiệp hội
ngành nhập khẩu trên cơ sở tự nguyện để phối hợp hoạt động và nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên đồng thời
đảm bảo lợi ích quốc gia.
1.2.4. Hình thức nhập khẩu đổi hàng
a. Khái niệm
Nhập khẩu hàng đổi hàng (cùng với trao đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủ
yếu của buôn bán đối lưu) là một phương thức trao đổi hàng hoá, trong đó nhập
khẩu kết hợp chặt chẽ với xuất khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng
trao đi có giá trị tương ứng bằng lượng hàng nhập về. Mục đích của hoạt động nhập
khẩu đổi hàng là không chỉ thu lãi từ hoạt động nhập khẩu mà còn nhằm để xuất

khẩu hàng thu lãi.
b. Đặc điểm
+ Hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu có sự cân bằng về mặt hàng, giá cả, tổng
giá trị hàng giao nhau và cân bằng về điều kiện giao hàng.
23


×