Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nhu cầu vốn và giải pháp huy động vốn đầu tư cho sự phát triển của tổng công ty thép việt nam CTCP đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-----------------

Phạm Thị Hải

NHU CẦU VỐN VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN
ĐẦU TƯ CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY
THÉP VIỆT NAM-CTCP ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. PHẠM CẢNH HUY

Hà Nội – Năm 2012


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, nội dung luận văn là kết quả của sự tìm tòi, nghiên
cứu, sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu và liên hệ với thực tiễn. Các số liệu trong
luận văn là trung thực không sao chép từ bất cứ luận văn hoặc đề tài nghiên
cứu nào trước đó.


Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bày.

Tác giả

PHẠM THỊ HẢI

Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Viện đào tạo Sau đại học,
Viện Kinh tế và quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà nội;
Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Cảnh Huy đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện
luận văn này;
Xin trân trọn cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong quá trình học tập;
Xin cảm ơn ban lãnh đạo, các phòng ban chuyên môn Tổng Công ty
Thép Việt Nam; Hiệp Hội Thép Việt Nam; Các Phòng, Ban công ty trực
thuộc trong toàn hệ thống VNSTEEL đã cung cấp những thông tin hữu ích và
tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài;
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập cũng như quá trình hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, tháng 9 năm 2012
Tác giả

PHẠM THỊ HẢI

Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI............................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA
DOANH NGHIỆP ....................................................................................................4
1.1. Tổng quan về vốn của doanh nghiệp ................................................................4
1.1.1. Khái niệm về vốn.......................................................................................4
1.1.2. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp ............................................................7
1.1.3. Phân loại vốn............................................................................................9

1.2. Hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp....................................................13
1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động huy động vốn đối với hoạt động của
doanh nghiệp................................................................................... 13
1.2.2. Các phương thức huy động vốn của Doanh nghiệp .....................................14
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp........................23
1.3.1. Nhóm yếu tố chủ quan.............................................................................23
1.3.2. Nhóm yếu tố khách quan .........................................................................26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU
TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM-CTCP.......................................32
2.1. Tổng quan về Tổng Công ty Thép Việt Nam-CTCP .......................................32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển............................................................32
Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của VNSTEEL....................................................34
2.1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của VNSTEEL ..........................42
2.2. Thực trạng nhu cầu vốn và huy động vốn của VNSTEEL ..............................50
2.2.1. Đặc điểm nguồn vốn của VNSTEEL .......................................................50
2.2.2. Thực trạng tình hình sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của VNSTEEL...51
2.2.3. Thực trạng huy động vốn của VNSTEEL ................................................60
2.3. Đánh giá tình hình huy động vốn cho đầu tư phát triển của VNSTEEL trong
những năm qua ..............................................................................................66
2.3.1. Đánh giá hoạt động huy động vốn............................................................66

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..........................................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................69
CHƯƠNG 3: NHU CẦU VỐN VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
CHO TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015.............................70
3.1. Định hướng phát triển của Tổng Công ty Thép Việt Nam-CTCP đến năm
2015 và tầm nhìn đến năm 2025 ....................................................................70
3.1.1. Mục tiêu phát triển...................................................................................70
3.1.2. Quy hoạch các dự án đầu tư trọng điểm ...................................................73
3.1.3. Đối tác chiến lược cho VNSTEEL...........................................................76
3.2. Nhu cầu vốn và huy động vốn đầu tư cho VNSTEEL đến năm 2015..............77
3.2.1. Nhu cầu vốn đầu tư cho VNSTEEL đến năm 2015. .................................77
3.2.2. Chiến lược huy động vốn đầu tư cho VNSTEEL đến năm 2015 ..............79
3.3. Một số giải pháp huy động vốn cho sự phát triển của VNSTEEL đến năm 2015 .....81
3.3.1. Khai thác tối đa Vốn Chủ sở hữu .............................................................81
3.3.2. Tăng cường huy động vốn nợ ..................................................................83
KẾT LUẬN.............................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................89

Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

VNSTEEL


- Tổng Công ty Thép Việt Nam

SXKD

- Sản xuất kinh doanh

AFTA

- Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area)

WTO

- Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)

DN

- Doanh nghiệp

ROE

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu

ROA

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản

VĐL

- Vốn điều lệ


ODA

- Official development assistance

FED

- Cục dự trữ liên bang Mỹ

CPH

- Cổ phần hoá

TNHH

- Trách nhiệm hữu hạn

TISCO

- Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

BF

- Công nghệ lò cao

EAF

- Công nghệ lò điện hồ quang loại nhỏ

HRC


- Thép cuộn cán nóng

XDCB

- Xây dựng cơ bản

HĐQT

- Hội đồng quản trị

Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Kết quả sản xuất kinh doanh toàn hệ thống ...........................................48

Bảng 2.2:

Kết quả sản xuất kinh doanh-Công ty Mẹ..............................................48

Bảng 2.3:


Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận toàn hệ thống ..........................................49

Bảng 2.4:

Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận công ty mẹ ..............................................49

Bảng 2.5:

Các công ty VNSTEEL tham gia góp vốn tính đến thời điểm
31/12/2010.............................................................................................50

Bảng 2.6:

Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản năm 2008-2010 toàn hệ thống .............56

Bảng 2.7:

Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản Công ty mẹ giai đoạn 2008-2010.........57

Bảng 2.8:

Các chỉ tiêu so sánh các doanh nghiệp trong ngành thép .......................58

Bảng 2.9:

Kết quả phân tích tài chính của dự án Lào Cai.......................................59

Bảng 2.10: Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu công ty mẹ .............................................60
Bảng 2.11: Bố trí cơ cấu nguồn vốn công ty mẹ ......................................................61

Bảng 2.12: Bố trí nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 .................................................62
Bảng 2.13: Tỷ lệ vốn chiếm dụng trong tổng vốn công ty mẹ..................................63
Bảng 2.14 : Tỷ lệ vốn bị chiếm dụng trong tổng vốn công ty mẹ..............................64
Bảng 3.1:

Nhu cầu vốn từ các Dự án trọng điểm đến năm 2015 ............................79

Bảng 3.2:

Nhu cầu tăng vốn đầu tư huy động từng năm đến 2015 .........................80

Bảng 3.3:

Kế hoạch lập các phương án phát hành cổ phiếu ...................................82

Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1:

Sơ đồ bộ máy quản lý điều hành Vnsteel...............................................34

Hình 2.2:


Sơ đồ quy trình cán thép........................................................................44

Hình 2.3:

Các thành tích tiêu biểu của VNSTEEL ................................................46

Hình 3.1:

Chiến lược tổng thể của VNSTEEL ......................................................71

Biểu đồ 2.1: Sản lượng sản xuất từ 2008-2010..........................................................47
Biểu đồ 2.2: Sản lượng tiêu thụ từ 2008-2010..........................................................47
Biểu đồ 2.3: Phương án cổ phần hoá đã được phê duyệt bởi QĐ số 552/QĐ-TTg
của Thủ tướng chính phủ ngày 18/4/2011..............................................51
Biểu đồ 3.1: Nhu cầu sử dụng thép từ 2004-2007 và đến năm 2025..........................77
Biểu đồ 3.2: Sản lượng tiêu thụ thép năm 2010-2012 ...............................................78

Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ khoa học

1

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là xu thế chung của thế giới. Đặc biệt
khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế
giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập và đầy thách thức; các
doanh nghiệp (DN) buộc phải định hướng phát triển, cạnh tranh trong điều kiện,
hoàn cảnh mới. Muốn làm được điều đó, mỗi Doanh nghiệp phải xây dựng cho
mình một chiến lược kinh doanh phù hợp và Vốn là yếu tố đóng vai trò hết sức
quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc huy động vốn
ở các doanh nghiệp là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu, vốn được xem là một
điều kiện cần và đủ để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát
triển các dự án trọng điểm của doanh nghiệp. Đầu tư đúng hướng và hiệu quả chỉ ra
cho doanh nghiệp thấy sự phát triển bền vững và ổn định trong tương lai.
Cũng giống như các doanh nghiệp Việt Nam, trong bối cảnh thị trường và
môi trường kinh doanh biến động nhanh chóng, Tổng công ty Thép Việt NamCTCP cần phải xây dựng một chiến lược phát triển riêng cho mình sau khi chuyển
sang hoạt động theo mô hình cổ phần. Ý nghĩa quyết định sự thay đổi cho Tổng
Công ty Thép đó chính là mục tiêu phát triển tổng thể của Ngành Thép Việt Nam, là
đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế, tăng cường xuất khẩu.
Để đáp ứng mục tiêu phát triển sản phẩm như vậy, Tổng công ty Thép Việt NamCTCP đã đầu tư nhiều dự án trên cơ sở phân bổ nguồn nguyên liệu quặng sắt, vị trí
địa lý và điều kiện cơ sở hạ tầng cũng như phân bố nhu cầu tiêu thụ thép để thực
hiện đầu tư các dự án trọng điểm.
Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp Ngành Thép nói chung và Tổng Công ty
Thép Việt Nam-CTCP nói riêng đang gặp phải một vấn đề khó khăn chung đó là
thiếu vốn: mua máy móc thiết bị; đổi mới công nghệ; thiếu vốn để hoàn thiện các
dự án dở dang và cho các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh…Thực tế cũng cho
thấy có rất nhiều dự án do thiếu vốn nên bị chậm tiến độ, ảnh hưởng đến tiến độ sản
xuất kinh doanh của đơn vị.
Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý



Luận văn Thạc sỹ khoa học

2

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của vốn đối với tăng trưởng của
nền kinh tế nói chung và của Tổng Công ty Thép Việt Nam-CTCP nói riêng trong
giai đoạn thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước từ nay đến
năm 2015, đề tài luận văn cao học “Nhu cầu vốn và các giải pháp huy động vốn
đầu tư cho sự phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam-CTCP giai đoạn 20112015” được hình thành với mong muốn Tổng Công ty Thép Việt Nam-CTCP trở
thành một công ty Thép liên hợp dẫn đầu Việt Nam về cung cấp sản phẩm chất
lượng cao với khả năng cạnh tranh bền vững và ổn định.

2. Mục tiêu của đề tài.
- Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết cơ bản về vốn và công tác huy động vốn
của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình sử dụng và huy động vốn của Tổng
Công ty Thép Việt Nam-CTCP
- Đề xuất các giải pháp tác huy động vốn đầu tư cho sự phát triển của Tổng
Công ty Thép Việt Nam-CTCP giai đoạn 2011-2015.

3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu: lý thuyết ứng dụng hệ thống;
phương pháp phân tích tổng hợp; thống kê; so sánh và đối chiếu dựa trên số liệu thu
thập; phương pháp hệ thống hoá…
- Số liệu: Sơ cấp (Phiếu phỏng vấn, ý kiến chuyên gia…) thứ cấp (lấy từ các
nguồn khác như tạp chí, báo cáo ngành, báo biểu thống kê, tổng hợp từ internet…).
- Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia đầu ngành và

thu thập ý kiến qua phiếu điều tra phỏng vấn và thu thập ý kiến 2 nhóm chuyên gia:
+ Nhóm chuyên gia trong nội bộ Tổng Công ty Thép Việt Nam-CTCP
+ Nhóm chuyên gia ngoài doanh nghiệp, gồm:
• Các chuyên gia Hiệp hội Thép Việt Nam – VSA; Các chuyên gia và cán bộ
chủ chốt của các nhà phân phối lớn, hệ thống đại lý).
Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ khoa học

3

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Tổng Công ty Thép Việt Nam-CTCP.
- Phạm vi: Nghiên cứu thực trạng nhu cầu vốn và công tác huy động vốn tại
Tổng Công ty Thép Việt Nam-CTCP từ năm 2009 đến năm 2011 và đưa ra các giải
pháp. Các giải pháp huy động vốn ở đây không phải là được áp dụng hết toàn bộ
ngay tại thời điểm nghiên cứu, mà tùy thuộc vào nhiều yếu tố để áp dụng. Với
những người hoạch định và làm công tác huy động vốn ở VNSTEEL, những nội
dung nghiên cứu này sẽ được sử dụng như một hoạch định lâu dài để đem ra xem
xét các phương án mỗi khi cần huy động vốn.

5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn và huy động vốn của doanh nghiệp

- Chương 2: Thực trạng nhu cầu vốn và huy động vốn đầu tư của Tổng Công
ty Thép Việt Nam
- Chương 3: Nhu cầu vốn và các giải pháp huy động vốn đầu tư cho sự phát
triển của Tổng Công ty Thép Việt Nam-CTCP giai đoạn 2011-2015.

Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ khoa học

4

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

PHẦN NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về vốn của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về vốn
Vốn là điều kiện không thể thiếu để một doanh nghiệp được thành lập và tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản
ánh nguồn lực tài chính đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khi nói về vốn
có rất nhiều định nghĩa khác nhau về vốn.
Theo Samuelson, vốn là hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho một quá
trình sản xuất mới, là đầu vào cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Trong cuốn
"Kinh tế học" của D.Begg, tác giả đã đưa ra hai định nghĩa: vốn hiện vật và vốn tài

chính của doanh nghiệp. Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất ra để sản
xuất các hàng hoá khác; vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá của doanh
nghiệp. Như vậy, D.Begg đã bổ sung vào định nghĩa vốn của Samuelson.
Theo K.Marx, vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là đầu vào của
quá tŕnh sản xuất. Định nghĩa này có một tầm khái quát lớn v́ bao hàm đầy đủ cả
bản chất và vai tṛ của vốn. Bản chất của vốn là giá trị cho dù nó được biểu hiện dưới
nhiều h́nh thức khác nhau. Vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư v́ nó tạo ra sự sinh
sôi về giá trị thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên do hạn chế về
tŕnh độ phát triển lúc bấy giờ mà Marx đă bó hẹp khái niệm về vốn trong khu vực
sản xuất vật chất và cho rằng chỉ có quá tŕnh sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho
nền kinh tế.
Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp, việc huy động vốn, quyết định
đầu tư là theo định hướng và theo kế hoạch của nhà nước. Các doanh nghiệp không

Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ khoa học

5

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

được quyền tự chủ huy động vốn và ra các quyết định đầu tư. Vốn của các doanh
nghiệp chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp hoặc vay ngân hàng với lãi suất rất thấp.
Với chế độ cấp phát vốn và giao nộp sản phẩm, các doanh nghiệp luôn ỷ
lại cho trung ương về các nguồn tài trợ, luôn đòi hỏi rót vốn, tăng đầu tư như
một điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch, pháp lệnh. Các doanh nghiệp tìm

cách xin thêm vốn càng nhiều càng tốt, còn hiệu quả sử dụng không được chú ý
đến. Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp rất lớn trong khi nguồn vốn của Nhà nước có giới hạn. Chính vì vậy, có nhiều người có vốn nhàn rỗi, dư thừa lại không
có thị trường để lưu thông.
Cơ chế bao cấp đã làm cho vốn không được lưu thông và sử dụng có hiệu
quả vì không có nơi giao dịch mua bán trên thị trường đồng thời làm mất đi vai trò
và tác dụng khách quan, đặc biệt là một đặc trưng của vốn "tính hàng hoá"
Chuyển sang nền kinh tế thị trường với chính sách phát triển kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần, Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tự bỏ vốn đầu
tư. Vốn trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu, là điều kiện tiên quyết của mọi quá
tình đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Thông qua thị trường, vốn lưu thông rộng rãi và thể hiện đầy đủ bản chất, vai
trò của nó. Các Mác đã khái quát hoá vốn qua phạm trù “Tư bản”: Tư bản là giá trị
mang lại "giá thị thặng dư". Định nghĩa cô đọng này đã phản ánh được nội dung,
các đặc trưng và vai trò, tác dụng của vốn. Tuy nhiên do hạn chế của trình độ phát
triển kinh tế lúc bấy giờ, Mác quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra
giá trị thặng dư cho nền kinh tế.
Tóm lại, có thể đưa ra một khái niệm khái quát về vốn của doanh nghiệp như sau:
"Vốn của doanh nghiệp là các quĩ tiền, vốn mà các doanh nghiệp dùng
vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Vốn thực chất là một số tiền mà các
doanh nghiệp ứng ra trước một chu kỳ sản xuất kinh doanh và nó phải được thu
hồi đầy đủ(bảo toàn về giá trị) sau mỗi chu kỳ sản xuất, kinh doanh."
Trước hết vốn được biểu hiện dưới hình thái giá trị của những tài sản, tức là
vốn phải đại diện cho một lượng giá trị thực của tài sản nhất định bao gồm: tài sản
Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ khoa học


6

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

hữu hình như tư liệu sản xuất, nhà máy, đất đai, nguyên vật liệu... Và tài sản vô hình
như chất xám, nguồn nhân lực, thông tin...
Điều này phân biệt rõ vốn khác với tiền. Có người ngộ nhận giữa đồng tiền
giấy - tiền phát hành ra với “vốn” như thường gọi và cho rằng tiền do nhà nước phát
hành ra cũng là vốn. Suy nghĩ như vậy là không đúng. Vì một lượng tiền được in
không phát hành trên cơ sở giá trị thực của hàng hoá để đưa vào đầu tư thì đó chỉ là
vốn giả tạo chứ không phải là vốn đầu tư thực chất. Chỉ những đồng tiền phát hành
trên cơ sở đảm bảo bằng giá trị thực của hàng hoá mới được gọi là vốn.
Có nhiều quan niệm về vốn, khi vốn được biểu hiện bằng tiền, người ta gọi
đó là vốn tài chính. Vốn của doanh nghiệp có thể là uy tín của người đứng đầu
doanh nghiệp, trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân viên, các công trình, bằng
phát minh khoa học_kỹ thuật của doanh nghiệp, các nhãn hàng có tính chất về
thương mại. Cần phải lưu ý rằng, vốn của doanh nghiệp không có nghĩa là trùng với
tiền của doanh nghiệp. Tiền chỉ có thể trở thành vốn khi:
Thứ nhất, là tiền được hình thành nên trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp tích luỹ lại.
Thứ hai, là quỹ tiền được các doanh nghiệp dùng để tiếp tục đầu tư vào lĩnh
vực sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu thu lợi nhuận, tối đa hoá giá trị tài sản của
chủ sở hữu.
- Vốn phải vận động
Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng không phải là tiền được vận động với
mục đích sinh lời. Do đó, các tài sản cố định không sử dụng, hàng hoá vật tư ứ
đọng, tiền dự trữ.... chỉ là "vốn chết".
Trong quá trình vận động vốn có điểm xuất phát và kết thúc T, sau một chu
kỳ vận động nó được “lớn lên”.
Sự vận động của vốn (T) thể hiện qua 3 phương thức:

T- H... SX... H’ - T’. Đây là phương thức vận động vốn của các doanh
nghiệp sản xuất.
T -H -T’, là phương thức vận động vốn của các doanh nghiệp thương mại.
Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ khoa học

7

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

T - T’, là phương thức vận động vốn của các tổ chức tài chính trung gian.
Thông qua các phương thức trên, sự vận động của vốn thường phải thay đổi
hình thái và nhờ đó đã tạo ra khả năng sinh lời. Khả năng sinh lời của vốn vừa là mục
đích kinh doanh vừa là phương tiện để vốn vận động tiếp ở chu kỳ sau.
- Vốn phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định.
Trong đầu tư sản xuất kinh doanh, thường đòi hỏi phải có một lượng vốn nhất
định mới có thể tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh một cách bình thường và
mang lại hiệu quả đồng thời tăng sức cạnh tranh. Do đó vốn bị phân tán, không
được huy động, đóng góp, khai thác.. sẽ không phát huy được tác dụng mạnh mẽ.
Vì thế nhà đầu tư ngoài việc khai thác tiềm năng vốn của đơn vị, còn tìm cách huy
động vốn thông qua hình thức: "hùn" vốn, liên doanh, phát hành cổ phiếu...
- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền - phản ánh giá trị của những tài sản
hữu hình như đất đai, nhà máy, thiết bị.... Mà nó còn được biểu hiện bằng giá trị
của những tài sản vô hình như nhãn hiệu, vị trí kinh doanh, bản quyền phát minh
sáng chế...
Tài sản vô hình rất đa dạng, phong phú và giá trị của nó rất lớn. Nếu khai

thác và sử dụng có hiệu quả, tài sản vô hình này sẽ đem lại lợi nhuận rất lớn. Đặc
biệt trong việc đầu tư liên doanh, đánh giá doanh nghiệp để bán hoặc thanh lý...
Cần phải giá trị hoá chính xác các tài sản trong đó có tài sản vô hình.
Từ những phân tích trên đây về phạm trù vốn trong nền kinh tế ta có thể rút ra
được định nghĩa chung: "vốn là giá trị của các tài sản xã hội được đưa vào đầu tư
nhằm mang lại hiệu quả trong tương lai”.

1.1.2. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp
Hoạt động của công ty đòi hỏi phải có vốn, đầu tiên là nó giúp cho hoạt động
kinh doanh được thực hiện (xảy ra hoạt động), sau đó là duy trì hoạt động và xây
dựng kế hoạch kinh doanh cụ thể và chắc chắn. Khi vốn phát triển, nó sẽ giúp doanh
nghiệp mở rộng được sản xuất về cả chiều rộng và chiều sâu, qua đó lại tác động
ngược lại làm tăng lượng vốn sẵn có của doanh nghiệp. Trong kinh doanh vốn là
Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ khoa học

8

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

công cụ cần thiết hàng đầu để doanh nghiệp thực hiện ý định kinh doanh của mình.
Rất nhiều người đã không thể tham gia kinh doanh vì không đủ vốn. Nói cách khác
nó là "chiếc rìu" của ông tiều phu. Do đó doanh nghiệp phải tổ chức huy động, sử
dụng vốn sao cho có hiệu quả cao nhất, muốn vậy phải xem xét, cân nhắc phương
thức huy động vốn, cơ cấu vốn hợp lý với chi phí sử dụng vốn vay thấp nhất và làm
gia tăng lợi ích của vốn chủ sở hữu. Nền kinh tế thị trường với chính sách phát triển

kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế
tự bỏ vốn đầu tư. Vốn trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu, là điều kiện tiên quyết
của mọi quá trình đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Vốn kinh doanh là một loại quỹ tiền tệ đặc biệt phục vụ cho sản xuất kinh
doanh tức là mục đích tích luỹ chứ không phải là mục đích tiêu dùng như một số
quỹ tiền tệ khác trong doanh nghiệp. Vốn kinh doanh phải có trước khi diễn ra hoạt
động sản xuất kinh doanh. Sau khi ứng ra, vốn được sử dụng vào kinh doanh và sau
một chu kỳ hoạt động phải được thu về để đáp ứng tiếp cho chu kỳ hoạt động sau.
Vốn kinh doanh không thể bị tiêu mất đi, mất vốn đối với doanh nghiệp đồng nghĩa
với nguy cơ phá sản.
Đầu tư vốn của doanh nghiệp
Là quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp vào quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh nhằm mục tiêu tạo ra lợi nhuận. Trong quá trình đầu tư vốn của doanh
nghiệp, có thể chia hai loại:
- Đầu tư vào trong nội bộ của các doanh nghiệp: đầu tư vào các yếu tố trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ví dụ như đầu tư để mua
sắm tài sản cố định, nguyên- nhiên vật liệu, trả lương cho công nhân viên...
- Đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp. Chủ yếu các doanh nghiệp dùng vốn của
mình để góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác hay đầu tư trên thị trường
chứng khoán.
Dù đầu tư bên trong hay ngoài doanh nghiệp thì đều nhằm mục tiêu hướng tới
lợi nhuận, tối đa hoá giá trị vốn của chủ sở hữu. Các doanh nghiệp căn cứ vào một
số yếu tố cơ bản sau để đầu tư vốn:
Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ khoa học


9

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

+ Căn cứ vào khả năng sinh lời của dự án đầu tư và thời gian thu hồi vốn đầu
tư.
+ Căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ được sản xuất ra và khả năng
tiêu thụ của sản phẩm, dịch vụ đó trên thị trường.
+ Các doanh nghiệp phải căn cứ vào sự lựa chọn công nghệ trong quá trình
đầu tư.
+ Các doanh nghiệp phải xác định được nguồn tài trợ cho vốn kinh doanh của
mình.
+ Căn cứ vào mô hình tổ chức và quản lý dự án đầu tư.
1.1.3. Phân loại vốn
Trong quá tŕnh sản xuất kinh doanh để quản lý và sử dụng vốn một cách có
hiệu quả các doanh nghiệp đều tiến hành phân loại vốn. Tùy vào mục đích và loại
hình của từng doanh nghiệp mà vốn được phân loại theo các tiêu thức khác nhau.
1.1.3.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành:
- Vốn chủ sở hữu (vốn tự có của doanh nghiệp):
Là các nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đó. Nó có thể là do
chủ sở hữu đầu tư, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận và từ các quĩ của doanh nghiệp, vốn
tài trợ của Nhà nước (nếu có). Nó được sử dụng 1 cách lâu dài mà không phải cam
kết thanh toán, gồm có vốn kinh doanh và các quỹ của doanh nghiệp.
Cần phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định:
+ Vốn pháp định: Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh
nghiệp do pháp luật quy định đối với từng ngành nghề.
+ Vốn tự bổ sung: Vốn tự bổ sung là vốn chủ yếu do doanh nghiệp lấy một
phần từ lợi nhuận, từ quỹ đầu tư và phát triển, quỹ dự phòng tài chính
Tóm lại, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là vốn thuộc quyền sở hữu hợp
pháp của doanh nghiệp.

- Vốn vay (vốn huy động của doanh nghiệp):
Là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh
nghiệp có nhiệm vụ phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế như: ngân hàng thương
Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ khoa học

10

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

mại, tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế khác, tiền vay từ phát hành trái phiếu, các
khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho cán bộ công nhân viên...
Một doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả, với mức sinh lời cao và đảm
bảo khả năng cạnh tranh thắng lợi trên thị trường thì ngoài nguồn chủ sở hữu, nó
phải vay vốn trên thị trường để hình thành vốn của mình. Trong nền kinh tế thị trường, vốn vay của doanh nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với vốn
chủ sở hữu. Đây là nguồn vốn cung cấp chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của đơn
vị. Nguồn này có thể được hình thành bằng một số biện pháp sau:
+ Vốn vay: Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng, các tổ chức in tín dụng, các
cá nhân, đơn vị kinh tế để tạo lập hoặc tăng thêm nguồn vốn.
* Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng: rất quan trọng đối với các doanh
nghiệp.
* Vốn vay trên thị trường chứng khoán: doanh nghiệp có thể phát hành trái
phiếu để thu hút rộng răi số tiền nhàn rỗi trong xă hội, đây là một công cụ tài chính
quan trọng và dễ sử dụng vào mục đích vay dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất
kinh doanh.
+ Vốn liên doanh liên kết : Các doanh nghiệp có thể liên doanh, hợp tác với

nhau để huy động thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Vốn tín dụng thương mại : Tín dụng thương mại là các khoản mục chịu từ
người cung cấp hoặc ứng trước của khánh hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm
dụng. Tuy các khoản tín dụng thương mại thường có thời gian ngắn hạn nhưng nếu
doanh nghiệp biết quản lư một cách có khoa học có thể đáp ứng phần nào nhu cầu
vốn lưu động.
+ Vốn tín dụng thuê mua: Đây là phương thức tài trợ thông qua hợp đồng giữa
người thuê và người cho thuê. Người thuê sử dụng tài sản và phải trả tiền cho người
cho thuê theo thời hạn mà hai bên thỏa thuận, người cho thuê là người sở hữu tài
sản và nhận được tiền cho thuê tài sản.
Tín dụng thuê mua có hai phương thức giao dịch chủ yếu: là thuê vận hành và
thuê tài chính.
Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ khoa học

11

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

* Thuê vận hành (thuê hoạt động): là hình thức thuê ngắn hạn tài sản.
* Thuê tài chính : là phương thức tài trợ tín dụng trung hạn và dài hạn theo hợp đồng.
Trên đây là cách phân loại vốn theo nguồn hình thành, nó là cơ sở để doanh
nghiệp lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp theo loại hình sở hữu, ngành nghề kinh
doanh, quy mô, quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cũng như chiến lược đầu tư.
1.1.3.2. Phân loại vốn theo hình thức chu chuyển
Phân loại theo tính chất chu chuyển của vốn thì vốn của doanh nghiệp được

chia ra làm 2 loại:
- Vốn cố định: Vốn cố định là giá trị biểu hiện bằng tiền của tổng tài sản cố
định (TSCĐ) trong doanh nghiệp. Tài sản cố định thuộc loại tài sản có giá trị lớn và
có thời gian sử dụng lâu dài. Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Số
vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng, lắp đặt tài sản cố định hữu hình hay vô
hình gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Nói cách khác, vốn cố định của doanh
nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước. Quy mô của vốn cố định nhiều hay
ít sẽ tác động đến quy mô của tài sản cố định, ngược lại những đặc điểm vận động
của tài sản cố định trong quá tŕnh sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc
điểm tuần hoàn và chu chuyển vốn cố định.
Đặc thù về sự vận động của vốn cố định trong quá trính sản xuất kinh doanh:
+ Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm. Vốn cố định là
hình thái biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định cùng tham gia vào các chu kỳ
tương ứng.
+ Vốn cố định được chu chuyển giá trị dần dần từng phần trong các chu kỳ sản
xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, tài sản cố định bị hao mòn, giảm dần về
giá trị và giá trị sử dụng. Vốn cố định được tách thành hai bộ phận:
* Bộ phận thứ nhất tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định được luân
chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm dưới hình thức chi phí khấu hao và
được tích lũy thành qũy khấu hao, sau khi sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ, quỹ
khấu hao này sẽ được sử dụng để tái sản xuất tài sản cố định nhằm duy trì năng lực
sản xuất của doanh nghiệp.
Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý


Lun vn Thc s khoa hc

12


Trng i hc Bỏch khoa H Ni

* B phn th hai ú chớnh l phn cũn li ca vn c nh c gi l giỏ tr
cũn li ca ti sn c nh .
c trng ca ti sn c nh l khụng thay i hỡnh thỏi vt cht sau mi chu
k sn xut kinh doanh. Tuy nhiờn, giỏ tr ca nú gim dn do cú hao mũn. Cú hai
loi hao mũn ti sn c nh l hao mũn vụ hỡnh v hao mũn hu hỡnh. chng
hao mũn cn phi trớch qu khu hao nhm bự p cho hao mũn ti sn c nh. Tt
nhiờn nú khụng trựng khớt vi s tin ti sn thc t b hao mũn (cú th ln hoc
nh hn). Ti sn c nh bao gm TSC hu hỡnh v TSC vụ hỡnh. Trong ú,
TSC hu hỡnh: L nhng ti sn cú hỡnh thỏi, vt cht (nh nh ca, vt kin trỳc,
mỏy múc, thit b, phng tin vn ti, thit b truyn dn, thit b, dng c qun
lý...) v TSC vụ hỡnh l nhng ti sn khụng cú hỡnh thỏi vt cht, th hin nhng
lng giỏ tr ln m doanh nghip ó u t, liờn quan n nhiu chu k kinh doanh
(nh Quyn s dng t, Chi phớ thnh lp doanh nghip, Chi phớ v bng phỏt
minh sỏng ch, chi phớ nghiờn cu phỏt trin, nhón hiu thng mi...)
Sau mi chu k sn xut phn vn c luõn chuyn vo giỏ tr sn phm dn
tng lờn, song phn vn u t ban u vo ti sn c nh dn gim xung. Kt
thỳc quỏ trỡnh vn ng ú cng l lỳc ti sn c nh ht thi gian s dng giỏ tr
ca nú c dch chuyn ht vo giỏ tr sn phm sn xut, v khi ú vn c nh
mi hon thnh mt vũng luõn chuyn.
Trong cỏc doanh nghip, vn c nh l b phn quan trng chim t trng
tng i ln. Vic qun lý vn c nh phi gn lin vi vic qun lý ti sn c
nh vỡ iu ny cú nh hng trc tip n hiu qu s dng vn sn xut ca
doanh nghip.
tin hnh sn xut kinh doanh cỏc doanh nghip cn cú cỏc i tng lao
ng. Khỏc vi t liu lao ng, cỏc i tng lao ng ch tham gia vo mt chu
k sn xut, khụng gi nguyờn hỡnh thỏi ban u, giỏ tr ca nú c dch chuyn
ton b mt ln vo giỏ tr sn phm.

- Vn lu ng: Vốn lưu động là giá trị bằng tiền của các tài sản lưu động. Có
hai loại tài sản lưu động:

Hc viờn: Phm Th Hi-QTKD 2009

Vin Kinh t v Qun lý


Lun vn Thc s khoa hc

13

Trng i hc Bỏch khoa H Ni

+ Các tài sản lưu động sản xuất: có đặc điểm gắn trực tiếp với quá trình sản
xuất chẳng hạn như nguyên liệu, vật liệu, các sản phẩm dở dang, các bán thành
phẩm...
+ Tài sản lưu động lưu thông: ví dụ sản phẩm chưa tiêu thụ, tiền mặt, các
chứng khoán dễ chuyển nhượng(tín phiếu, trái phiếu...), cỏc khon ch kt chuyn,
chi phớ .
Khỏc vi ti sn c nh, ti sn lu ng ca doanh nghip có đặc điểm là
hình thái vật chất luụn luụn thay i to ra sn phm hng húa, vn lu ng ca
doanh nghip cng khụng ngng vn ng qua cỏc giai on ca chu k kinh
doanh: d tr sn xut, sn xut v lu thụng. Quỏ trỡnh ny c din ra liờn tc,
thng xuyờn lp li theo chu k c gi l quỏ trỡnh tun hon ca vn lu ng
v giá trị của tài sản lưu động chuyển toàn bộ vào sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất
kinh doanh.
Vic nghiờn cu cỏc phng phỏp phõn loi vn trờn õy cú tỏc dng giỳp cho
cỏc doanh nghip mt mt tng cng qun lý v s dng cú hiu qu vn hin cú,
mt khỏc cú th a dng hoỏ cỏc kờnh huy ng vn.


1.2. Hot ng huy ng vn ca doanh nghip
1.2.1. S cn thit ca hot ng huy ng vn i vi hot ng ca doanh nghip
Vn l iu kin khụng th thiu c mt doanh nghip hot ng v
tin hnh hot ng sn xut kinh doanh. Khi mun khi to Doanh nghip, iu
kin cn u tiờn phi cú vn. Trong quỏ trỡnh hot ng,s bin ng ca vn cng
l c s v du hiu cho s tn ti v phỏt trin ca Doanh nghip. tip tc phỏt
trin v ng vóng, Doanh nghip khụng nhng phi duy trỡ s vn b ra ban u
m cũn phi tỡm kim nhng khon vn b sung t nhiu ngun khỏc nhau.
Chớnh vỡ l ú, huy ng vn trong doanh nghip luụn c coi l mt trong
nhng u tiờn hng u. Thc hin tt huy ng vn l cng ng ngha vi thnh
cụng trong xõy dng mt c cu vn hp lý vi chi phớ thp, to iu kin thun li
cho doanh nghip cnh tranh vi cỏc ch th kinh t khỏc trờn thng trng.

Hc viờn: Phm Th Hi-QTKD 2009

Vin Kinh t v Qun lý


Luận văn Thạc sỹ khoa học

14

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

1.2.2. Các phương thức huy động vốn của Doanh nghiệp
Việc huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác
động bởi nhiều yếu tố. Về cơ bản như đã xem xét ở trên thì vốn của doanh nghiệp khi
xem xét theo tính chất sở hữu thì có thể chia làm 2 và tương ứng như vậy là có 2 nhóm
hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp theo tiêu chí này.

1.2.2.1. Vốn chủ sở hữu và các hình thức huy động vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu ban đầu, như đã nói ở trên được hình thành từ việc đóng góp
của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi chạm tới ngưỡng tăng trưởng chín muồi thì vốn
chủ sở hữu ban đầu không đủ đáp ứng cho các hoạt động tài chính, để tiếp tục phát
triển, doanh nghiệp thường tiến hành các hoạt động đầu tư chiến lược mở rộng đáng
kể năng lực sản xuất hoặc bước sang lĩnh vực hoạt động mới và đi cùng với nó là
việc huy động thêm vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu bao gồm các nguồn sau:
- Vốn điều lệ của các doanh nghiệp: được hình thành từ nguồn nào thì nó tuỳ
thuộc vào hình thức sở hữu của các doanh nghiệp.
+ Nếu doanh nghiệp nhà nước: thì nguồn hình thành là ngân sách nhà nước.
+ Nếu doanh nghiệp thuộc sở hữu cổ phần: thì nguồn hình thành do cổ đông,
người mua cổ phiếu, cổ phần...
+ Nếu doanh nghiệp của tư nhân: do tư nhân bỏ ra.
- Vốn từ việc phát hành cổ phiếu:
Cổ phiếu là một giấy chứng nhận việc đầu tư vốn vào công ty cổ phần và
quyền được nhận một phần lợi nhuận từ công ty cổ phần ấy, quyền được chia tài sản
từ công ty cổ phần ấy.
Có hai loại cổ phiếu:
+ Cổ phiếu có ghi tên: ghi rõ họ tên của chủ sở hữu. Nó không được tự do
chuyển nhượng, mua bán. Nó chỉ có thể được chuyển nhượng trong điều kiện được
sự đồng ý của hội đồng quản trị của công ty cổ phần đó. Nó dành cho các nhà sáng
lập viên của công ty cổ phần. Đây là hình thức pháp luật ràng buộc các người sáng
lập viên với công ty cổ phần đó.

Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ khoa học


15

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

+ Cổ phiếu không ghi tên(vô danh): trên cổ phiếu không ghi rõ họ tên của ai.
Nó được tự do chuyển nhượng mua bán. Người nào cầm cổ phiếu là người đó có
quyền chia tài sản... Người ta chia hai loại:
Các cổ phiếu ưu đãi(đặc quyền): trong cổ phiếu ghi rõ về thu nhập mà cổ
phiếu đó được hưởng(có tính chất cố định). Ví dụ: 6%/năm. Tuy nhiên cổ đông
cũng không được hưởng một số quyền kiểm soát doanh nghiệp(như bầu cử hội đồng
quản trị, ban kiểm soát...).
Các cổ phiếu thông thường: là loại cổ phiếu mà thu nhập của nó(lợi tức cổ
phiếu) lên hay xuống tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Đây là loại cổ phiếu có rủi ro cao nhất.
- Các quỹ được tạo nên trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp:
+ Quỹ dữ trữ: thông thường được trích trên lãi ròng hàng năm của các doanh
nghiệp, theo tỷ lệ phần trăm nhất định với mục tiêu để bổ sung và làm tăng thêm
vốn điều lệ của các doanh nghiệp. Quỹ được trích lập thường xuyên, nhưng được
đưa vào vốn điều lệ, việc đưa vào bao nhiêu do các cơ quan chức năng của các
doanh nghiệp đó quyết định.
+ Quỹ dữ trữ đặc biệt: được trích lập theo tỷ lệ nào đó trên cơ sở lãi ròng hàng
năm của các doanh nghiệp. Mục đích để trang trải rủi ro trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong các ngân hàng thương mại, trích lập các quỹ dự trữ đặc biệt dựa trên cơ
sở thu nhập- chi phí nhưng chưa trừ thuế. Nó không được trích lập trên lãi ròng. Vì:
Thứ nhất, bởi vì kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng có tỷ lệ rủi ro cao nhất.
Quỹ dự trự đặc biệt trích lập theo lãi ròng không đủ để trang trải cho những rủi ro
của ngân hàng thương mại.

Thứ hai, là nếu các ngân hàng thương mại trích lập quỹ đặc biệt trên cơ sở sau
khi đã trừ đi thuế thì nhiều ngân hàng thương mại sẽ không được hưởng cơ chế này,
vì nhiều ngân hàng thương mại hoạt động không có lãi.

Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ khoa học

16

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

+ Các quỹ khác: coi như vốn tự có của các doanh nghiệp. Ví dụ: quỹ phúc lợi,
quỹ khấu hao, quỹ đầu tư phát triển...
Ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không chịu sự kiểm soát của
các chủ nợ, không phụ thuộc vào khả năng vay của doanh nghiệp. Nguồn này cũng
được nhà nước khuyến khích (như giảm thuế cho phần lợi nhuận tái đầu tư). Tuy
nhiên việc sử dụng nguồn này cũng có một số bất lợi như: vốn chủ sở hữu của các
doanh nghiệp thường nhỏ, không đủ để chi cho các dự án đầu tư lớn.
1.2.2.2. Vốn vay và các hình thức huy động
- Nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các ngân hàng:
Có thể nói rằng vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng
nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân doanh nghiệp mà còn đối với toàn
bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp đều gắn
liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có
việc cung ứng các nguồn vốn.
Không một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng hoặc không sử dụng

tín dụng thương mại nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thương
trường. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay ngân hàng để đảm
bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo
có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp.
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có ưu điểm nhưng tồn tại song song là những
hạn chế nhất định:
- Điều kiện tín dụng: Các doanh nghiệp muốn vay tại các ngân hàng thương
mại cần đáp ứng những yêu cầu đảm bảo an toàn tín dụng của ngân hàng. Doanh
nghiệp phải xuất trình hồ sơ vay vốn và những thông tin cần thiết mà ngân hàng yêu
cầu. Ngân hàng sẽ phân tích hồ sơ xin vay vốn trước khi quyết định cho doanh
nghiệp vay hoặc từ chối.
- Các điều kiện đảm bảo tiền vay: Khi doanh nghiệp xin vay vốn, nói chung các
ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp đi vay vốn phải có các bảo đảm tiền vay, phổ
biến nhất là tài sản thế chấp. Việc yêu cầu người vay có tài sản thế chấp trong nhiều
Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ khoa học

17

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

trường hợp làm cho bên đi vay không thể đáp ứng được các điều kiện vay, kể cả những
thủ tục pháp lý về giấy tờ. Do đó, doanh nghiệp cần tính đến yếu tố này khi tiếp cận
nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
- Sự kiểm soát của ngân hàng: Một khi đã vay vốn của ngân hàng thì doanh
nghiệp phải chấp nhận chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình sử

dụng vốn vay. Nói chung, sự kiểm soát này không gay khó khăn lớn nhưng trong
một số trường hợp, nó dặt doanh nghiệp vào thế bị động.
- Lãi suất vay vốn: Lãi suất vay vốn phản ánh chi phí sử dụng vốn. Lãi suất
vốn vay ngân hàng phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường trong từng thời
kỳ. Nếu lãi suất vay quá cao thì doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí sử dụng vốn
lớn và làm giảm thu nhập của doanh nghiệp . Có những thời kỳ ở nước ta, lãi suất
vay vốn khá cao và thiếu tính cạnh tranh do đó không tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh.
- Phát hành trái phiếu công ty:
Trái phiếu công ty là công cụ nợ dài hạn được một doanh nghiệp phát hành để
huy động vốn của tổ chức cá nhân trong nền kinh tế nhằm phục vụ nhu cầu vốn sản
xuất kinh doanh. Một trong những vấn đề cần xem xét trước khi phát hành là lựa
chọn loại trái phiếu nào phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và tình
hình trên thị trường tài chính.
Việc lựa chọn trái phiếu thích hợp là rất quan trọng vì nó có liên quan đến chi
phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. Trước
khi quyết định phát hành, cần hiểu rõ đặc điểm và ưu nhược điểm của mỗi loại trái
phiếu. Trên thị trường tài chính ở nhiều nước, hiện nay thường lưu hành những loại
trái phiếu doanh nghiệp như sau:
- Trái phiếu có lãi suất cố định: Loại trái phiếu này thường được sử dụng
nhiều nhất, tức là phổ biến nhất trong các loại trái phiếu doanh nghiệp. Lãi suất
được ghi ngay trên mặt trái phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó. Việc
thanh toán lãi trái phiếu cũng thường được quy định rõ. Để huy động vốn theo
phương thức này, phải tính đến mức độ hấp dẫn của trái phiếu, nó phụ thuộc vào:
Học viên: Phạm Thị Hải-QTKD 2009

Viện Kinh tế và Quản lý



×