BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------HOÀNG ĐỨC THẮNG
PHÂN TÍCH ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
KIỂM SOÁT HỆ THỐNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH
PANASONIC ELECTRONIC DEVICES VIỆT NAM
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN SỸ LÂM
HÀ NỘI - NĂM 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh "Phân tích đề xuất một
số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty TNHH Panasonic
Electronic Devices Việt Nam" là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác từ trước đến nay.
Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2012
HOÀNG ĐỨC THẮNG
LỜI CẢM ƠN
Ý tưởng về đề tài “Phân tích đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ
thống sản xuất tại công ty TNHH Panasonic Electronic Devices Việt Nam” hình
thành khi tôi bắt đầu tham gia chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Xuất phát từ yêu cầu thực tế tại nhà máy lắp
ráp và kiểm tra – Công ty TNHH Panasonic Electronic Devices Việt Nam, tôi thấy
rằng việc ứng dụng các kiến thức về Quản trị sản xuất vào hoạt động của nhà máy là
việc cần thiết, nhất là trong giai đoạn nhà máy mới hoạt động được hơn hai năm.
Tôi bắt đầu nghiên cứu đề tài này từ khi tôi mới chỉ có những khái niệm cơ bản về
quản lý sản xuất được học tại trường. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn trong lớp, đồng nghiệp và các thầy cô trong
Viện Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Cảm ơn TS. Trần Sỹ Lâm đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài
này.
Cảm ơn TS. Trần Thị Bích Ngọc, giảng viên môn Quản trị sản xuât - Viện Kinh
tế và Quản lý – Đại học Bách Khoa Hà Nội. Những bài giảng của cô là tài liệu quan
trọng giúp tôi hình thành ý tưởng và thực hiện đề tài.
Cảm ơn Ban Giám đốc Công ty TNHH Panasonic Electronic Devices Việt
Nam, đặc biệt là anh Phan Quốc Tuấn – Trưởng phòng sản xuất đã tạo điều kiện
cho tôi được thử nghiệm các kết quả nghiên cứu của mình vào hoạt động sản xuất
thực tế tại nhà máy để tôi có thể kiểm chứng các kết quả nghiên cứu của mình.
Tôi xin trân trọng dành những đóng góp nhỏ của mình trong cuốn luận văn này
cho nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử Panasonic Electronic Devices Việt Nam.
HOÀNG ĐỨC THẮNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
KÝ
HIỆU
TÊN
TRANG
1
Sơ đồ 1-1
Quá trình sản xuất
3
2
Sơ đô 1-2
Hệ thống sản xuất/ tác nghiệp
6
3
Sơ đồ 1-3
4
Sơ đồ 1-4
5
Sơ đồ 1-5
6
Sơ đồ 2-1
7
Sơ đồ 2-2
8
Sơ đồ 2-3
Mức độ hoàn thành chương trình sản xuất theo chủng
loại sản phẩm tại phân xưởng gia công cơ khí
Sơ đồ kiểm soát năng suất lò nung Clanke trong nhà máy
sản xuất xi măng
Nguyên tắc về qua trình ra các quyết định và phân tích
tiến trình sản xuất
Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Panasonic Electronic
Devices Việt Nam
Sơ đồ công nghệ sản xuất bộ thu song Tivi
Sơ đồ phân cấp trong nhà máy sản xuất tại công ty
TNHH Panasonic Electronic Devices Việt Nam
18
19
20
30
31
45
Sơ đồ bộ máy kiểm soát hệ thống sản xuất
9
Sơ đồ 3-1
tại công ty TNHH Panasonic Electronic Devices Việt
Nam
67
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1
KÝ
HIỆU
Bảng 2.1
2
Bảng 2.2
STT
TÊN
TRANG
Sổ giao ca
Thống kê phương tiện hỗ trợ công tác thống kê tác
nghiệp sản xuất của công TNHH Panasonic Electronic
Devices Việt Nam
40
43
3
Bảng 2.3
Mức độ sai lệch so sánh giữa định mức kế hoạch với
thực hiện sản xuất của công ty TNHH Panasonic
Electronic Devices Việt Nam.
4
Bảng 3.1
Cơ cấu nhân sự của bộ phận kiểm soát hệ thống sản xuất
công tyTNHH Panasonic Electronic Devices Việt Nam.
60
5
Bảng 3.2
Mẫu sổ giao ca
71
6
Bảng 3.3
Mẫu báo cáo sản xuất ca
72
7
Bảng 3.4
Mẫu báo cáo sản xuất hàng ngày cấp phân xưởng
73
Bảng 3.5
Số lượng trang thiết bị cần thiết để phục vụ công tác thu
thập và xử lý thông tin trong kiểm soát hệ thống sản
xuất tại công ty TNHH Panasonic Electronic Devices
Việt Nam
75
Bảng 3.6
Công tác thu thập thông tin, loại báo cáo, thời gian và
cách thức báo cáo của từng vị trí trong hệ thống kiểm
soát sản xuất tại công ty TNHH Panasonic Electronic
Devices Việt Nam
77
Bảng 3.7
Quy định chung về mức kỷ luật, các trường hợp áp dụng
trong kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty TNHH
Panasonic Electronic Devices Việt Nam
83
Bảng 3.8
Quy định chung về mức khen thưởng, áp dụng trong
kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty TNHH
Panasonic Electronic Devices Việt Nam
85
8
9
10
11
49
Hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty Panasonic
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Hoạt động sản xuất vật chất tự cung tự cấp đã tồn tại phát triển cùng với nền văn
minh của con người từ hàng nghìn năm nay, yếu tố vật chất luôn là cốt lõi của mọi
hình thái kinh tế và nó làm cho khoa học phát triển qua những cải tiến phát minh,
sáng chế. Chính vì vậy văn minh loài người mớiđạtđến trìnhđộ như ngày hôm nay.
Trong nền kinh tế tri thức hiện nay ngành dịch vụ đang chiếm một tỷ trọng rất lớn
nhưng nó luôn cần một nền móng vững chắc để phát triển đó chính là sản xuất vật
chất, sản xuất hàng hóa.
Hơn lúc nào hết khi trìnhđộ khoa học kỹ thuật của con người đạt tớiđỉnh cao cộng với
sự toàn cầu hoá giúp cho những thành tựu khoa họcđóđến với từng cá nhân trên khắp
thế giới nhờ chuyển giao công nghệ. Sự cạnh tranh khốc liệt khi sân chơi có nhiều
đối thủ khiến các doanh nghiệp sản xuất phải không ngừng đầu tư nghiên cứu từ công
nghệ cho đến khoa học quản lý nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt
với giá thành hợp lý mới có thể tồn tại và phát triểnđược.
Ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử cũng không nằm ngoài vòng xoáy cạnh
tranh khốc liệt đó, với rất nhiều nhà máy sản xuất linh kiện điện tử lớn và nổi tiếng
của thế giớiđang hiện diện tại Việt Nam như: Samsung, Sony, GE, Intel... thìđề tài : “
Phân tích đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuấttại
công ty TNHH Panasonic Electronic Devices Việt Nam” sẽ giúp cho công ty
Panasonic hoàn thiện hệ thống kiểm soát sản xuất trên các quan điểm khoa học hơn,
phù hợp hơn với tình hình thực tế tại Việt Nam, và hơn nữa nó sẽ giúp công ty
TNHH Panasonic Electronic Devices Việt Nam có được những sản phẩm tốt với giá
thành thấp hơn với cácđối thủ trong ngành, cuối cùng là tăng năng lực cạnh tranhđể tồn
tại và phát triển.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Hoàng Đức Thắng – Luận văn Thạc sĩ
1
Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty Panasonic
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng trong công tác
kiểm soát hệ thống sản xuất của công ty TNHH Panasonic Electronic Devices Việt
Nam hiện tại, trên cơ sởđóđề xuất những giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát sản
xuất của công ty TNHH Panasonic Electronic Devices Việt Nam nhằm tạo cho công
ty phát triển vững chắc trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-Đối trượng nghiên cứu: Họat động của hệ thống kiểm soát sản xuất công ty
TNHH Panasonic Electronic Devices Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động liên quan tới kiểm soát hệ thống sản
xuất của công ty TNHH Panasonic Electronic Devices Việt Nam trong khoảng thời
gian ba năm gầnđây (2009-2012).
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
phân tích thống kê, phân tích hệ thống, phân tích so sánh...
5. Nội dung của đề tài:
Luận vănđược chia thành 3 chương như sau:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về sản xuất và kiểm soát hệ thống sản xuất.
Chương 2: Phân tích Thực trạng kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty
TNHH Panasonic Electronic Devices Việt Nam.
Chương 3: Một số đề xuất Hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất cho công
ty TNHH Panasonic Electronic Devices Việt Nam.
Hoàng Đức Thắng – Luận văn Thạc sĩ
2
Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty Panasonic
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT
VÀ KIỂM SOÁT HỆ THỐNG SẢN XUẤT
1.1. Khái niệm về hệ thống sản xuất
1.1.1. Khái niệm sản xuất
Theo quan niệm phổ bến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là: “ quá trình
tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ ”
Một hệ thống sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu thô, con
người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên
khác để chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự chuyển đổi này là hoạt động
trọng tâm và phổ biến của hệ thống sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà
quản trị hệ thống sản xuất là các hoạtđộng chuyển hoá của sản xuất.
Chuyển hoá
Đầu vào
- Nguồn nhân lực
- Nguyên liệu
- Công nghệ
- Máy móc, thiết bị
- Tiền vốn
- Khoa học và nghệ
thuật quản trị
- Biếnđổi
Đầu ra
- Hàng hoá
- Dịch vụ
- Tăng thêm giá trị
Sơ đồ 1-1: Quá trình sản xuất
Như vậy, về thực chất sản xuất chính là quá trình chuyển hoá các yếu tố đầu
vào, biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra. Ta có thể hình dung quá
trình này như trong sơđồ 1-1.
Theo nghĩa rộng, sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt động nào nhằm thoả mãn nhu cầu
của con người. Phân lọai các họatđộng sản xuất theo ba bậc: sản xuất bậc 1; sản xuất
bậc 2 và sản xuất bậc 3.
- Sản xuất bậc 1 (sản xuất sơ chế): là hình thức sản xuất dựa vào khai thác tài
nguyên thiên nhiên hoặc là những hoạt động sử dụng các nguồn tài nguyên có sẵn,
Hoàng Đức Thắng – Luận văn Thạc sĩ
3
Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty Panasonic
còn ở dạng tự nhiên như khai thác quặng mỏ, khai thác lâm sản, đánh bắt hải sản,
trồng trọt..
- Sản xuất bậc 2 (Công nghiệp chế biến): là hình thức sản xuất, chế tạo, chế
bến các loại nguyên liệu thô hay tài nguyên thiên nhiên biến thành hàng hoá như gỗ
chế biến thành bàn ghế, quặng mỏ chế biến thành sắt thép. Sản xuất bậc 2 bao gồm
cả việc chế tạo các bộ phận cấu thành dùng để lắp ráp thành sản phẩm tiêu dùng và
sản phẩm công nghiệp.
- Sản xuất bậc 3: (công nghiệp dịch vụ): Cung cấp hệ thống các dịch vụ nhằm
thoả mãn nhu cầuđa dạng của con người. Trong nền sản xuất bậc 3, dịch vụđược sản
xuất ra nhiều hơn các hàng hoá hữu hình. Các nhà sản xuất công nghiệp được cung
cấp nhữngđiều kiện thuận lợi và dịch vụ trong phạm vi rộng lớn. Các công ty vận tải
chuyên chở sản phẩm của các nhà máy sản xuất từ nhà máy đến các nhà bán lẻ. Các
nhà buôn bán và nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài
ra còn nhiều loại dịch vụ khác như: bốc dỡ hàng hoá, bưu điện, viễn thông, ngân
hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục, nhà hàng, khách sạn...
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất hiện đại
Quản trị sản xuất ngày nay ngày càngđược các nhà quản trị cấp cao quan tâm, coi
đó như là một vũ khí cạnh tranh sắc bén. Sự thành công chiến lược của doanh nghiệp
phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá, tạo dựng, phát triển các nguồn lực từ chức năng
sản xuất. Sản xuất hiệnđạ có nhữngđặcđiểm sau:
- Thứ nhất, sản xuất hiện đại yêu cầu phải có kế hoạch hợp lý khoa học, có đội
ngũ kỹ sư giỏi, công nhân được đào tạo tốt và thiết bị hiện đại.
- Thứ hai, quan tâm ngày càng nhiều đến thương hiệu và chất lượng sản
phẩm.Đây là một tất yếu khách quan khi mà tiến bộ kỹ thuật ngày càng phát triển với
mứcđộ cao và yêu cầu của cuộc sống ngày càng nâng cao.
- Thứ ba, càng nhận thức rõ con người là tài sản quý nhất của công ty. Yêu cầu
ngày càng cao của quá trình sản xuất, cùng với sự phát triển của máy móc thiết bị,
vai trò năngđộng của con người trở nên chiếm vị trí quyết định cho sự thành công cho
trong các hệ thống sản xuất.
Hoàng Đức Thắng – Luận văn Thạc sĩ
4
Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty Panasonic
- Thứ tư, sản xuất hiện đại ngày càng quan tâm đến vấn đề kiểm soát chi phí.
Việc soát chi phí được quan tâm thường xuyên hơn trong từng chức năng, trong mỗi
giaiđoạn quản lý.
- Thứ năm, sản xuất hiệnđại dựa trên nền tảng tập trung và chuyên môn hoá cao.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuậtđã làm các công ty thấy rằng không thể
tham gia vào mọi lĩnh vực, mà cần phải tập trung vào lĩnh vực nào mình có thế mạnh
để giành vị thế cạnh tranh.
- Thứ sáu, sản xuất hiện đại cũng thừa nhận yêu cầu về tính mềm dẻo của hệ
thống sản xuất. Sản xuất hàng loạt, quy mô lớn đã từng chiếm ưu thế làm giảm chi
phí sản xuất. Nhưng khi nhu cầu ngày càngđa dạng, biếnđổi càng nhanh thì cácđơn vị
vừa và nhỏ,độc lập mềm dẻo có vị trí thíchđáng.
- Thứ bảy, sự phát triển của cơ khí hoá trong sản xuất từ chỗ thay thế cho lao
động nặng nhọc, đến nay đã ứng dụng nhiều hệ thống sản xuất tự động điều khiển
bằng chương trình.
- Thứ tám, mô phỏng các mô hình toán học được sử dụng rộng rãiđể hỗ trợ cho
việc ra các quyếtđịnh sản xuất – kinh doanh.
1.1.3 Khái niệm quản trị sản xuất và tác nghiệp
Doanh nghịêp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn nhu cầu thị trường và thu về cho
mình một khoản lợi nhuận nhấtđịnh. Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống có mối quan
hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài và có cấu trúc bên trong gồm nhiều phân hệ
khác nhau.Để thực hện mục tiêu của mình, mỗi doanh nghịêp phải tổ chức tốt các bộ
phận cấu thành nhằm thực hiện các chức năng cơ bản. Sản xuất là một trong những
phân hệ chính có ý nghĩa quyếtđịnhđến việc tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho
xã hội. Quản lý hệ thống sản xuất sản phẩm, dịch vụ là chức năng, nhiệm vụ cơ bản
của từng doanh nghiệp. Hình thành, phát triển và tổ chức điều hành tốt là cơ sở và
yêu cầu thiết yếuđể mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trường.
“Quản trị sản xuất chính là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành và
kiểm tra theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất đã đề ra“.
Hoàng Đức Thắng – Luận văn Thạc sĩ
5
Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty Panasonic
Cũng giống như những phân hệ khác, hệ thống sản xuất bao gồm nhiều yếu tố cấu
thành, có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ với nhau. Toàn bộ phân hệ sản xuất được
biểu diễn bằng sơđồ sauđây:
Đột biến
Ngẫu nhiên
Quá trình biếnđổi
Đầu vào
Đầu ra
Thông tin
Phản hồi
Thông tin
Kiểm tra
Phản hồi
Sơ đồ 1-2: Hệ thống sản xuất / tác nghiệp
Yếu tố trung tâm của quản trị sản xuất là quá trình biến đổi.Đó là quá trình chế
biến, chuyển hoá các yếu tố đầu vào thành hàng hoá hoặc dịch vụ mong muốn, đáp
ứng nhu cầu của xã hội. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào
việc thiết kế, tổ chức và quản lý quá trình biếnđổi này.
Các yếu tố đầu vào rất đa dạng gồm có nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người,
công nghệ, kỹ năng quản lý và nguồn thông tin. Chúng là điều kiện cần thiết cho bất
kỳ quá trình sản xuất hoặc dịch vụ nào. muốn quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp có hiệu quả cần phải tổ chức, khai thác, sử dụng các yếu tố nguồn lực
đầu vào hợp lý, tiết kiệm nhất.
Đầu ra chủ yếu gồm hai loại là sản phẩm và dịch vụ.Đối với hoạtđộng cung cấp dịch
vụ,đầu rađược thể hiện dưới nhiều dạng khó nhận biết một cách cụ thể như trong sản
xuất. Ngoài những sản phẩm và dịch vụ được tạo ra sau mỗi quá trình sản xuất, dịch
vụ còn có các loại phụ phẩm khác có thể có lợi hoặc không có lợi cho hoạt động sản
xuất kinh doanh, đôi khi đòi hỏi phải có chi phí rất lớn cho việc xử lý, giải quyết
chúng, chẳng hạn: phế phẩm, chất thải......
Hoàng Đức Thắng – Luận văn Thạc sĩ
6
Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty Panasonic
Thông tin phản hồi là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống sản xuất của
doanh nghiệp.Đó là những thông tin ngược cho biết tình hình thực hiện kế hoạch sản
xuất trong thực tế của doanh nghiệp.
Các đột biến ngẫu nhiên làm rối loạn hoạt động của toàn bộ hệ thống sản xuất dẫn
đến không thực hiện được những mục tiêu dự kiến ban đầu. Chẳng hạn thiên tai, hạn
hán, lũ lụt, chiến tranh, hoả hoạn .v.v.....
Nhiệm vụ của quá trình sản xuất và dịch vụ kế là thiết kế và tổ chức hệ thống
sản xuất nhằm biến đổi đầu vào thành các yếu tố đầu ra sau mỗi quá trình biến đổi,
nhưng với một lượng lớn hơn lượng đầu tư ban đầu. Giá trị gia tăng là yếu tố quan
trọng nhất, làđộng cơ hoạtđộng của các doanh nghiệp và mọi tổ chức, cá nhân có liên
quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị gia tăng là
nguồn gốc tăng của cải và mức sống của toàn xã hội; tạo ra nguồn thu nhập cho tất cả
các đối tượng có tham gia đóng góp vào hoạt động của doanh nghiệp như những người
laođộng, chủ sở hữu, cán bộ quản lý và là nguồn táiđầu tư sản xuất mở rộng, đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
1.1.4. Mục tiêu của quản trị sản xuất
Các doanh nghịêp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu
sinh lời. Lợi nhuận tối đa là mục tiêu chung nhất, mục tiêu cuối cùng của bất kỳ
doanh nghiệp nào khiđầu tư tiền của và sức lực vào các hoạtđộng kinh doanh trên thị
trường. Quản trị sản xuấtđồng thời với tư cách là tổ chức quản lý sử dụng các yếu tố
đầu vào và cung cấpđầu ra phục vụ nhu cầu của thị trường, vì vậy, mục tiêu tổng quát
đặt ra là đảm bảo thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở sử dụng hiệu quả
nhất các yếu tố sản xuất. Nhằm thực hiện mục tiêu này, quản trị sản xuất có các
mục tiêu cụ thể sau:
- Bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng.
- Giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất để tạo ra một đơn vị đầu ra.
- Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
- Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có độ linh hoạt cao.
Hoàng Đức Thắng – Luận văn Thạc sĩ
7
Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty Panasonic
Các mục tiêu cụ thể này gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo ra sức mạnh tổng hợp,
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
1.2. Khái niệm và tầm quan trọng của kiểm soát trong quản lý
1.2.1 Khái niệm kiểm soát
- “ Kiểm soát là quá trình áp dụng các cơ chế và phương pháp nhằm đảm bảo
các hoạt động và kết quả đạt được phù hợp với những mục tiêu, kế hoạch đã
định và các chuẩn mực đã đặt ra của tổ chức “.
- “Kiểm soát là việc dựa vào các định mức, các chuẩn mực, các kế hoạch đã
định để đánh giá hiệu quả công tác quản trị của cấp dưới.
1.2.2. Mục đích cơ bản của kiểm soát
- H.Fayol đã khẳng định: “Trong ngành kinh doanh, sự kiểm soát gồm có việc
kiểm chứng xem mọi việc có được thực hiện theo như kế hoạch đãđược vạch ra, với
những chỉ thị những nguyên tắc đãđược ấn định hay không. Nó có nhiệm vụ vạch ra
những khuyết điểm và sự sai lầm để sửa chữa, ngăn ngừa sự tái phạm. Nó đối phó với
mọi sự vật, con người và hànhđộng”.
Goctr cho rằng: “Sự hoạch định quản trị tìm cách thiết lập những chương trình
thống nhất, kết hợp và rõ ràng” và còn “Sự kiểm soát bắt buộc các công việc phải
theođúng kế hoạch”.
Từ những quan điểm nói trên về kiểm soát có thể rút ra mục đích cơ bản của kiểm
soát là:
-
Xácđịnh rõ những mục tiêu, kết quảđãđạtđược theo kế hoạchđãđịnh.
-
Xácđịnh và dựđoán những biếnđộng trong lĩnh vực cung ứngđầu vào, các yếu
tố chi phí sản xuất cũng như thị trườngđầu ra.
-
Phát hiện chính xác, kịp thời những sai xót xảy ra và trách nhiệm của các
bộ phận có liên quan trong quá trình thực hiện, quyết định, mệnh lệnh, chỉ
thị.
-
Tạođiều kiện thực hiện một cách thuận lợi các chức năng: uỷ quyền, chỉ huy
và thực hiện chếđộ trách nhiệm các nhân.
Hoàng Đức Thắng – Luận văn Thạc sĩ
8
Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty Panasonic
-
Hình thành hệ thống thống kê báo cáo với những biểu mẫu có nội dung
chính xác, thích hợp.
-
Đúc rút, phổ biến kinh nghiệm, cải tiến công tác quản lý nhằm mục tiêu đã
định, trên cơ sở nâng cao hiệu suất công tác của từng bộ phận, từng cấp,
từng cá nhân trong bộ máy quản trị kinh doanh.
1.2.3. Tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát
- Từ những thập niên 90 của thế kỷ XX, kiểm soát đã trở thành công cụ được các
nhà quản trị sử dụngđể giám sát nhân viên dưới quyền và kiểm soát các hoạtđộng của
chính họ.
- Nhờ kiểm soát mà đođược mức độ chính xác, sự phù hợp của các quyết định, các
mục tiêu chiến lược, chiến thuậtđãđược hoạchđịnh của doanh nghiệp.
- Nhờ kiểm soát mà đánh giá được kết quả đãđạtđược, duy trì các hoạt động đang tiến
hành, phát hiện nguyên nhân sai sót từđóđiều chỉnh các quyếtđịnh trong tương lai.
- Thông qua các tài liệu kiểm soát, nhà quản trị sẽ có được hệ thống thông tin đầy
đủ, cập nhậtđể làm căn cứ hoạchđịnh mục tiêu cho tương lai.
Tóm lại: Sự cần thiết của kiểm soát nảy sinh từ ý muốn của những người hoạch
định và ra quyết định, muốn biết kết quả thực hiện những mệnh lệnh, quyết định của
cấp dưới, quađó thẩmđịnh, mứcđộ chính xác, tính khả thi của những mục tiêuđã hoạch
định.
- Ngoài ra, tính tất yếu của kiểm soát cần xuất phát từ mối liên hệ tương tác giữa
các hoạt động trong doanh nghiệp. Kiểm soát có ý nghĩa to lớn trong việc phối hợp
các hoạt động quản trị từ: xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược, xác lập cơ cấu tổ
chức, tạođộng lực kích thíchđộng cơ của người laođộng trong doanh nghiệp.
1.3. Khái niệm kiểm soát hệ thống sản xuất, chức năng, nhiệm vụ và nội dung
của quá trình kiểm soát hệ thống sản xuất.
Hoàng Đức Thắng – Luận văn Thạc sĩ
9
Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty Panasonic
1.3.1. Khái niệm kiểm soát hệ thống sản xuất
Kiểm soát sản xuất bao gồm có các nội dung chính là: thống kê; kiểm tra, phân
tích và điều chỉnh các quyết định sản xuất, nó là giai đoạn cuối cùng của quản lý sản
xuất. Nền tảng để thực hiện các công việc được bắt đầu từ thống kê tác nghiệp. Nhiệm
vụ quan trọng của thống kê là phản ánh khách quan và kịp thời các hoạt động sản
xuất, thuđược các thông tin cóđộ tin cậy cao về tiến trình thực hiện các kế hoạch sản
xuất của các bộ phận sản xuất, tình hìnhđảm bảo tất cả các nguồn lựcđể kiểm soát kịp
thời và điều chỉnh tiến trình sản xuất đang diễn ra, nâng cao chất lượng quản trị sản
xuất nói chung.
1.3.2. Các chức năng của kiểm soát hệ thống sản xuất
Kiểm soát hệ thống sản xuất bao gồm có ba chức năngđó là: Thống kê; kiểm tra,
phân tích vàđiều chỉnh thực hiện vai trò phản hồi trong quá trình sản xuất.
- Chức năng thống kê tác nghiệp tiến hành:
Vào sổ các dữ liệu hản ánh hoạtđộng của các bộ phận sản xuất theo quyđịnh, tích
luỹ, phân loại, hệ thống hoá lại các dữ liệu đó. Những dữ liệu của thống kê tác
nghiệp sẽ được sử dụng trong quá trình kiểm tra, phân tích và điều chỉnh ở các bước
tiế theo. Yêu cầu cần đảm bảo cho các nhà quản trị sản xuất các thông tin: đầyđủ, kịp
thời và chính xác nhằmđánh giá chính xác quá trình sản xuấtvà có thể kịp thời đưa ra
các tácđộngđiều chỉnh.
- Chức năng kiểm tra và phân tích:
Đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị các thông tin phân tíchđể từđó có thểđưa ra
các quyết định điều chỉnh quá trình sản xuất. Trong quá trình kiểm tra và phân tích đó
cần thiết phải tiến hành phân tích và đánh giá toàn diện các đối tượng quản lý, phân
tích các nguyên nhân phát sinh các sai lệch giữa tiến trình thực tế so với kế hoạch,
tìm ra những tiềm năng của hệ thống sản xuất, đưa ra các phương án khác nhau của
các quyết định quản lý nhằm điều chỉnh quá trình sản xuất (ví dụ: khi điều chỉnh lịch
trình sản xuất, có thể xem xét các phương án sử dụng các tiềm năng bên trong và huy
động các nguồn lực bên ngoàiđểđảm bảo hiệu quả cao nhất cho quá trình sản xuất).
Hoàng Đức Thắng – Luận văn Thạc sĩ
10
Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty Panasonic
Nhiệm vụ cơ bản của chức năng kiểm tra đó là: thông báo kịp thời cho các nhà
quản trị biết về những phát sinh trong quá trình sản xuất bằng cách so sánh các dữ
liệu về tình trạng thực tế với kế hoạch và các định mức quy định. Trong quá trình đó
cần làm rõ ý nghĩa của những sai lệch và đưa ra các dự báo về khả năng có thể thực
hiện các chương trình sản xuất mà không cần thực hiện các tác động điều chỉnh lên
tiến trình sản xuất. Trong trường hợp có khả năngđó xảy ra thì có thể coi như những
sai lệch là không đáng kể.Đểđưa ra được các quyết định điều chỉnh có hiệu quả các nhà
quản trị cần phải biếtđược nguyên nhân thực sự của các phát sinh, mứcđộ ảnh hưởng
đến tiến trình sản xuất, và khả năng có thể loại bỏ những sai lệchđó nhằmđạtđược những
kết quả mong muốn trong thời hạnđề ra.
Chuẩn bị thông tin phân tích phản ánh hoạt động của đối tượng quản lý sẽ thực
hiện trong quá trình phân tích hoạt động sản xuất. Thông tin phân tích cần chứa đựng
các dữ liệu về tình hình thực hiện chương trình sản xuất (kế hoạch sản xuất), các
nguyên nhân và các nhân tố gây ra các rối loạn trong quá trình sản xuất, các tiềm
năng có thể khai thác. Trong quá trình phân tíchđó có thể phân tích những bất cập của
kế hoạch sản xuất và sự không phù hợp của những định mức đang sử dụng. Thông tin
phân tích được tích luỹ và sử dụng nhằm làm rõ quy luật diễn ra của quá trình sản
xuất, dự báo các tình huống của sản xuất với mục tiêuđưa ra các cảnh báo về sự phát
triển bất lợi và loại trừ các tổn thất có thể xảy ra.
- Chức năng điều chỉnh các quyết định sản xuất:
Thực hiện các công việc như đưa ra các quyết định, các biện pháp nhằm loại trừ
các sai lệch, rối loạn trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng không
phải thực hiện sự điều chỉnh đểđạt mục tiêu ban đầu bằng bất cứ giá nào vì như thế sẽ
ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất.
1.3.3. Nhiệm vụ và nội dung của kiểm soát hệ thống sản xuất
1.3.3.1. Nhiệm vụ và nội dung của thống kê tác nghiệp sản xuất:
Hoàng Đức Thắng – Luận văn Thạc sĩ
11
Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty Panasonic
Nhiệm vụ quan trọng của thống kê là phản ánh khách quan và kịp thời các
hoạt động sản xuất, thu được các thông tin có độ tin cậy cao về tiến trình thực
hiện các kế hoạch sản xuất của các bộ phận sản xuất, tình hình đảm bảo tất cả
các nguồn lực để kiểm soát kịp thời và điều chỉnh tiến trình sản xuất đang diễn
ra, nâng cao chất lượng quản trị sản xuất nói chung.
Thống kê tác nghiệp sản xuất cần phải bao quátđược tất cả các đối tượng quản lý:
từ khâu chuẩn bị sản xuất, đến các khân sản xuất chính, phụ và phụ trợ, tất cả các
nguồn lực sản xuất (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân lực... ), tiêu thụ sản
phẩm hoàn chỉnh... và điều đó có nghĩa là cần thiết thống kê tác nghiệp sản xuất phải
phản ánhđầyđủ và kịp thời các phương diện hoạtđộng của doanh nghiệp.
Ví dụ như: thông tin dành cho nhà quản trị tác nghiệp về chuẩn bị sản xuất cần
phải có về tình hình thực hiện kế hoạch chuẩn bị sản xuất trên toàn doanh nghiệp và
cho từng bộ phận sản xuất, từng người thực hiện, các thống kê về sự tương thích với
cácđịnh mức tiêu hao nguyên vật liệu, chi phí nhân công, thời gian thực chạy của các
máy móc thiết bị sản xuất, thống kê về tình hình thực hiện các biện pháp nhằm ứng
dụng kỹ thuật mới, tình hình chuẩn bị sản xuất các sản phẩm mới, tăng chất lượng
các sản phẩm đang sản xuất. Trong lĩnh vực đảm bảo vật tư và kỹ thuật cho sản xuất
cần thiết có thông tin về thực hiện các kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu, bán
thành phẩm mua ngoài, thông tin về sự vận động của dòng vật chất trong các xưởng
và sử dụng chúng trong sản xuất, ...
Thống kê tác nghiệp sản xuất bao gồm tính toán theo các nguyên công của quy
trình công nghệ tại các xưởng: vận động của đối tượng lao động trong các kho của các
xưởng, trong kho trung tâm, tính toán về sự chuyển giao giữa các kho, thông tin về
phế phẩm sản xuất sản xuất, thời gian ngừng lãng phí của máy móc thiết bị, công
nhân, thông tin về số lượng sản phẩm sản xuất ra, tình hình thực hiện kế hoạch sản
xuất tại các phân xưởng, thông tin về số lượng bán thành phẩm trong sản xuất.
Trong quá trình lập các kế hoạch điều độ sản xuất (tác nghiệp) cần phải có thông tin
về tiến trình thực của sản xuất..
Hoàng Đức Thắng – Luận văn Thạc sĩ
12
Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty Panasonic
Thông tin về tiến trình sản xuất không chỉ phục vụ cho lập kế hoạch sản xuất
mà còn được sử dụng để kiểm soát và điều chỉnh quá trình sản xuất. Nói chung
ngay cả những hệ thống sản xuất rất ổnđịnh thì vẫn có trường hợp xảy ra các thayđổi,
phát sinh trục trặc và cần thiết phải điều chỉnh lại các kế hoạch sản xuất đã lập ra. Ví
dụ như: cung cấp thiếu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sản xuất cho các kho, xuất
hiện các sai hỏng hàng loạt chất lượng sản phẩm, thiếu vắng công nhân, vi phạm
thời hạn sửa chữa các máy móc, thiết bị công nghệ...
Đểquản lý hiệu quả sản xuất cần có các dữ liệu về hoạt động của các phân xưởng,
bộ phận sản xuất phụ, sản xuất các công cụ, dụng cụ sản xuất, tiến hành các hoạt
động vận tải, sửa chữa... các thông số của thống kê tác nghiệp không chỉ cần phản
ánh quá trình sản xuất đang diễn ra mà còn cần ghi lại tất cả các thayđổi, sai lệch với
các kế hoạch, cácđịnh mức, có nghĩa là phản ánh về tình hình của quá trình sản xuất,
cụ thể như:
- Sản lượngđạtđược trong thực tế của từng phân xưởng, bộ phận sản xuất trongđơn
vị theo hiện vật và giá trị.
- Chuyển động của các đối tượng lao động trong quá trình sản xuất, tình trạng bán
thành phẩm.
- Lượng phế phẩm trong sản xuất, các tổn thất phát sinh do ngừng máy móc,
thiết bị và công nhân.
- Số lượng tại các kho và sự vậnđộng của dòng vật chất qua các kho...
Nền tảng thông tin kiểm soát và phân tích là các số liệu thực về tiến trình sản
xuất , các thông tin về kế hoạch và các thông tin định mức tra cứu. Các định mức
có thể liệt kê như: mức thời gian sản phẩm,định mức phục vụ máy móc, thiết bị công
nghệ, định mức sử dụng công suất máy (phụ tải máy), định mức tiêu hao nguyên vật
liệu, năng lượng điện... Từ đó có thể thấy, thống kê tác nghiệp cũngđồng nghĩa với thu
thập thông tin về kết quả làm việc của các phân xưởng, bộ phận sản xuất, trong một
khoảng thời gian nhất định để kiểm tra và điều chỉnh quá trình sản xuất ở bước tiếp
theo. Những thông tin này còn được tổng hợp lại và dùng với mục đích hoạch định sản
xuất trong các giaiđoạn dài hơn: cho các tháng, các quý...
Hoàng Đức Thắng – Luận văn Thạc sĩ
13
Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty Panasonic
Như vậy trong hệ thống quản lý Doanh nghiệp thống kê tác nghiệp đóng vai
trò:
- Là nguồn thu nhận liên tục các thông tin về kết quả làm việc của nhà máy
nói chung và từng các thành phần nói riêng, về tình hình đảm bảo vật tư và các
nguồn lực khác cho quá trình sản xuất.
- Là phương tiện kiểm soát hàng ngày và mang tính hệ thống tiến trình thực
hiện các chương trình sản xuất (kế hoạch) và thực hiện kịp thời các điều chỉnh
cần thiết.
- Là nguồn dữ liệu để phân tích kinh tế và phát hiện các tiềm năng để nâng
cao hiệu quả sản xuất và dự báo về phát triển sản xuất.
Tất cả những điều trên được đảm bảo chỉ khi tổ chức hợp lý hệ thống thống kê tác
nghiệp trên toàn bộ quy mô của Doanh nghiệp. Các phương tiện có thể dùng cho
thống kê tác nghiệp là các thiết bị đo lường- kiểm tra được kết nối với máy tính cá
nhân và hệ thống mạng máy tínhđể cung cấp cho các nhà quản trị thông tinđầyđủ, cập
nhật và chính xác. Các đặc điểm tổ chức sản xuất sẽ ảnh hưởng quan trọng đến các
nguyên tắc xây dựng hệ thống thống kê tác nghiệp sản xuất cũng như trình độ phát
triển trong sử dụng công nghệ thông tin.
Hệ thống thống kê tác nghiệp cần phải trả lời các yêu cầu sau:
+ Có khả năng tác nghiệp cao trong thu thập và sử dụng thông tin. Về thực tế
cần thiết đảm bảo có thông tin trong thời gian thực (có thông tin trực tiếp ngay
sau khi kết thúc đăng ký và ghi lại)
+ Loại bỏ sự trùng lặp trong công việc ở mỗi mắt xích của hệ thống
+ Loại bỏ các thông tin thừa cho người sử dụng
+ Tối thiểu các số liệu lưu dữ
+ Đảm bảo khả năng tổng hợp thông tin theo mức độ cần thiết của những
người quản lý.
+ Tối thiểu các lao động thủ công trong thực hiện các tài liệu thống kê sơ cấp
+ Nâng cao trách nhiệm của những người vào dữ liệu thống kê.
Hoàng Đức Thắng – Luận văn Thạc sĩ
14
Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty Panasonic
Trong toàn Doanh nghiệp và trong từng phân xưởng cần giải quyết nhiệm vụ
tính toán các chỉ tiêu sau: thực hiện các chương trình sản xuất tại các bộ phận
theo từng tháng, quý, năm, theo hai đơn vị: hiện vật và giá trị, phân chia quỹ
lương cho các phân xưởng, các bộ phận sản xuất, sự nhịp nhàng của tiến trình
sản xuất, mức độ bán thành phẩm, thời gian còn lại để thực hiện các đơn đặt
hàng, phế phẩm theo số lượng và giá trị, năng suất và tiền lương cho từng nhóm
lao động, giá thành sản phẩm, thời gian thực tế bỏ ra, thực hiện chương trình
sản xuất và các kế hoạch tác nghiệp tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất theo
các ca, ngày, tuần, tình hình thực hiện các đơn hàng xuất khẩu, thực hiện các kế
hoạch dự trữ, tình hình chuyển giao các chi tiết sản phẩm giữa các kho, số lượng
tồn kho thực tế, số lượng thừa, thiếu chi tiết...
• Thứ tự đăng ký và chế biến các thông tin:
+ Đăng ký các thông tin sơ cấp về tình trạng sản xuất tại hệ thống máy tính
của phân xưởng.
+ Tổng hợp thông tin ở các phân xưởng và chuyển cho quản đốc phân xưởng,
bộ phận điều độ sản xuất và đưa về trung tâm máy tính chung của Doanh
nghiệp.
Để tổ chức hiệu quả hệ thống thống kê tác nghiệp cần thiết phải giải quyết bài
toán hệ thống mã hoá và mã hoá thông tin (mã hoá các sản phẩm, chi tiết cấu
thành, các nguyên công công nghệ, các vật tư, nguyên vật liệu sản xuất, các bán
thành phẩm, phân xưởng, bộ phận sản xuất, máy móc thiết bị công nghệ, các
nhóm lao động theo các nghề khác nhau,...)
• Lựa chọn các chỉ tiêu phản ánh quá trình sản xuất :
Trong quá trìnhđánh giá cần thiết phải đánh giá đầyđủ quá trình sản xuất. Nhữngđặc
điểm khách quan về dòng chảy của quá trình sản xuất, đó là các chỉ tiêu kinh tế. Các
chỉ tiêuđó có thể thuộc vào các loạiđịnh tính vàđịnh lượng.
Một số ví dụ về các chỉ tiêu tổng hợp được sử dụng để kiểm soát quá trình sản
xuất:
Hoàng Đức Thắng – Luận văn Thạc sĩ
15
Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty Panasonic
+ ở cấp Doanh nghiệp: sản lượng sản xuất tính theo đơn vị hiện vật và theo giá
trị, sản lượng sản xuất theo từng chủng loại sản phẩm trong danh mục sản xuất tính
theođơn vị hiện vật và theo giá trị, số lượng người laođộng, quỹ lương, giá thành sản
phẩm.
+ ở cấp phân xưởng: sản lượng sản xuất tính theođơn vị hiện vật và theo giá trị.
Sản lượng sản xuất theo từng chủng loại sản phẩm trong danh mục sản xuất tính
theođơn vị hiện vật và theo giá trị. Số lượng người laođộng, quỹ lương, giá thành sản
phẩm, chi phí sản xuất.
+ ở cấp tổ đội sản xuất: số lượng công nhân, sản lượng sản phẩm sản xuất, năng
suất laođộng từng công nhân trong một ca, một ngày, chi phí sản xuất.
Việc lựa chọn tập hợp các chỉ tiêu này cũng là một nhiệm vụ phức tạp bởi phải
thoả mãn yêu cầu phản ánh đầy đủ quá trình sản xuất nhưng đồng thời phải tối thiểu
hoá, dễ thống kê, tính toán và có khả năng tổng hợp theo mỗi cấp quản lý, khôngđược
trùng lặp nhau. Quy mô kiểm soát cũng cần tương ứng với các nhu cầu của hệ thống
quản lý và phân tích thông tin.
1.3.3.2 Nhiệm vụ và nội dung của giai đoạn kiểm tra, phân tích
- Nhiệm vụ và nội dung của kiểm tra
Trong quá trình kiểm tra có thể chia ra các giaiđoạn:
+ So sánh giá trị thực của những chỉ tiêu kiểm soát với cac giá trị kế hoạch
+ Xác định ý nghĩa và mức độ sai lệch.
Trong giai đoạn đầu chúng ta cần so sánh các số liệu thực về quá trình sản xuất đã
thu được trong bước thống kê tác nghiệp với các số liệu về kế hoạch, xác định những
sai lệch tuyệtđối, tươngđối, truyền thông tinđến những nhà quản trị tương ứng.
Trong giai đoạn thứ hai cần xác định mức độ cho phép của các sai lệch mà không
làm phá vỡ các chỉ tiêu kế hoạch. Khi xác định rằng các sai lệch là đủ lớn để tiến hành
các can thiệp điều chỉnh thì trong từng trường hợp cụ thể các nhà quản lý thường sử
dụng những kinh nghiệm cá nhân và kinh nghiệm của các chuyên gia và có thể
những cảm nhận của chính mình. Trong trường hợp phát sinh một loạt các sai lệch
trên các chỉ tiêu khác nhau thì cần thiết phải đưa ra các dự báo tác nghiệp về quá
Hoàng Đức Thắng – Luận văn Thạc sĩ
16
Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty Panasonic
trình sản xuất và kết quả thực hiện các chương trình sản xuất, đánh giá phương án
thực hiện kế hoạch sản xuất mà không có sự can thiệp vào quá trình sản xuất.
- Nhiệm vụ và nội dung của phân tích hoạt động sản xuất.
Nhiệm vụ phân tích hoạtđộng sản xuất có thể chia ra làm ba giaiđoạn sau:
+ Giai đoạn một:
Xác định nguyên nhân và những đối tượng chịu lỗi gây ra những sai lệch giữa
thực tế và kế hoạch, làm rõ các tiềm năng sản xuất:
Những nguyên nhân có thể chia ra thành hai nhóm: bên trong và bên ngoài. Bên
ngoài không phụ thuộc vào hoạt động của các đối tượng quản lý, (ví dụ như: mất điện,
chậm cung ứng nguyên vật liệu,...), còn bên trong: dừng máy móc, thiết bị, thiếu
công nhân, vi phạm mức tiêu hao các nguồn lực đã quy định... Trong mỗi trường hợp
cụ thể cần tìm rõ nguyên nhân và đối tượng chịu lỗi, là người chịu trách nhiệm về
những tổn thất cho quá trình sản xuất, ví dụ như: máy ngừng thì có thể là do thợ
không cung ứngđủ nguyên vật liệu tại bộ phận sản xuất.
Trong quá trình phân tích các nguyên nhân có thể sử dụng mô hình mối quan hệ
nhân - quả. Cùng với tiến trình phân tích hoạt động sản xuất thì rất cần thiết làm rõ
các tiềm năng sản xuất để từ đó xây dựng giải pháp hợp lý hoá sử dụng các nguồn lực
sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Giai đoạn hai:
Xây dựng các quan hệ nhân - quả phát sinh trong quá trình sản xuất, xácđịnh các
yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hoạt động sản xuất và đo lường ảnh hưởng của chúng.Để
tìm nguyên nhânđã ảnh hưởngđến các chỉ tiêu của hoạtđộng sản xuất và làm rõ những
nhân tố gây ảnh hưởng xấuđến việcđạt các mục tiêu kế hoạch của sản xuất thì rất cần
thiết phải xây dựng mô hình mối quan hệ nhân - quả phát sinh giữa các tham số
trong quá trình sản xuất. Mô hình này cần phải đưa vào các chỉ tiêu chính mà đã sử
dụngđểđánh giá quá trình sản xuất. (Mô hình hay sơđồ nhân quả có thể xây dựng theo
sơ đồ xương cá ISHIKAWA - công cụ của quản lý chất lượng để truy tìm các lỗi và
nguyên nhân của lỗi ).
Ví dụ cho phân mối quan hệ nhân quả tại phân xưởng gia công cơ khí:
Hoàng Đức Thắng – Luận văn Thạc sĩ
17
Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty Panasonic
Mức độ hoàn thành
chương trình sản xuất theo
chủng loại sản phẩm
Sản xuất sản
phẩm A
Sản xuất sản
phẩm C
Công nhân dừng
(nhàn rỗi)
Máy bị dừng
Không đủ kế
hoạch sản xuất
Hỏng công cụ
sản xuất
Tai nạn
Sản xuất
hỏng
Thiếu
công nhân
Sửa chữa
ngoài
Thiếu nguyên
vật liệu
Thiếu dụng cụ
sản xuất
Thiếu điện
Chất lượng
Nguyên vật liệu
thấp
Tay nghề và ý thức
công nhân kém
Hỏng công cụ ,
dụng cụ sản xuất
Sơ đồ 1-3. Mức độ hoàn thành chương trình sản xuất
theo chủng loại sản phẩm tại phân xưởng gia công cơ khí
Hoàng Đức Thắng – Luận văn Thạc sĩ
18
Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty Panasonic
- Ta cũng có thể tìm nguyên nhân và kết quả của công việc theo sơ đồ xương cá
ISHIKAWA:
Không có kế
hoạch làm việc
Chất lượng
phụ gia
Chậm cung
cấp NVL
Năng
xuất lò
nung
clanke
Chất lượng
ý thức làm
việc của
công nhân
NVL chính
Tình trạng
máy móc
Kỷ luật không
nghiêm của nhà
máy
Sựđônđốc, kiểm tra của
quảnđốc, trưởng ca
Mức trách nhiệm
thấp, thiếu sự kiểm
soát từ cấp trên
Sơ đồ 1 - 4. Sơ đồ kiểm soát năng xuất lò nung clanke
trong nhà máy sản xuất xi măng
+ Giai đoạn ba:
Chuẩn bị các thông tin phân tích cần thiếtđểđưa ra các quyếtđịnhđiều chỉnh sản
xuất.
Các nhà quản trị cần phải có đầy đủ các thông tin về đối tượng quản lý và các
công cụđánh giá hậu quả của những quyếtđịnh của mình lên các chỉ tiêu của hoạtđộng
sản xuất, hiệu quả sản xuất.Đểđưa ra các quyếtđịnh vềđiều chỉnh quá trình sản xuất thì
các nhà quản trị cần sử dụng thông tin phân tích về nguyên nhân đã dẫn đến các sai
lệch, sự sẵn có các tiềm năng sản xuất để giảm rối loạn sản xuất. Quá trình lựa chọn
các quyếtđịnhđiều chỉnh có thể thể hiện theo biểuđồ sau:
Hoàng Đức Thắng – Luận văn Thạc sĩ
19
Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty Panasonic
So sánh các giá trị các chỉ tiêu
thực tế và các giá trị kế hoạch
Có các thay
đổi?
Dự báo hậu quả của các sai
lệch
Kiểm tra
Cóđủ lớn
không ?
Không
Có
Làm rõ các nguyên nhân sai
lệch, những tiềm năng sản xuất
Xây dựng các phương án quyếtđịnh
vềđiều chỉnh quá trình sản xuất
Dự báo về kết quả của từng
phương án quyếtđịnh
Phân tích
Có
Kết quả có tốt
không?
Không
Điều chỉnh
Sơ đồ 1-5: Nguyên tắc về quá trình
ra các quyết định và phân tích tiến trình sản xuất.
Hoàng Đức Thắng – Luận văn Thạc sĩ
20