BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------
NGUYỄN VĂN TUẤN
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH
VÙNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Đã chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng chấm Luận văn)
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHAN THỊ THUẬN
Hà Nội - Năm 2014
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của riêng
tôi. Không sao chép bất kỳ một công trình hay một luận án của bất cứ tác giả nào
khác. Các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực. Các tài liệu trích dẫn có
nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
i
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................ iv
DANH MỤC CÁC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ ........................................................v
BẢNG BIỂU ...............................................................................................................v
HÌNH VẼ ....................................................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .........................................................3
1.1 Khái quát chung về tài nguyên nước .................................................................4
1.1.1 Vai trò của nước sạch đối với con người: ...................................................4
1.1.2. Vai trò của nước sạch đối với đời sống dân cư nông thôn ........................5
1.2. Một số khái niệm: .............................................................................................6
1.2.1 Khái niệm về nước sạch: ............................................................................6
1.2.2 Khái niệm hệ thống cấp nước: ....................................................................7
1.3 Nguồn nước và lựa chọn nguồn cấp cho hệ thống nước sạch .........................13
1.3.1 Nguồn nước cung cấp ...............................................................................13
1.3.2 So sánh, lựa chọn nguồn cấp nước ...........................................................15
1.4. Quản lý nhà nước đối với cấp nước sạch nông thôn ......................................17
1.4.1. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với cấp nước sạch
nông thôn ...........................................................................................................18
1.4.2. Nội dung quản lý nhà nước về cấp nước sạch nông thôn ........................18
1.5. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về cấp nước sạch nông thôn ..24
1.5.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ................................................................24
1.5.2. Sự gia tăng dân số ....................................................................................25
1.5.3. Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ..............25
1.5.4. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cấp nước nông thôn....................................
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH
NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ......................................................................27
2.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh .......................28
ii
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
2.1.1. Vị trí địa lý và diện tích tự nhiên .............................................................28
2.1.2. Tổ chức hành chính và dân cư .................................................................28
2.1.3. Cơ sở hạ tầng và tài nguyên khoáng sản .................................................29
2.2 Phân tích thực trạng cấp nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Ninh. ...........................34
2.2.1 Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước phân tán. ....................................35
2.2.2. Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước tập trung ...................................38
2.2.3 Phân tích tình hình thực hiện chương trình NSNT đến 2012: ..................60
2.2.4. Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước nông thôn .................................65
2.2.5- Đánh giá những mặt chưa đạt được trong chương trình NSNT ..............70
TÓM TẮT CHƯƠNG II ...........................................................................................78
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG .........................................79
CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN ..........................................................................79
3.1. Mục tiêu phát triển hệ thống cấp nước sạch nông thôn Quảng Ninh đến 2020.
...............................................................................................................................80
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến 2020......................80
3.1.2. Dự báo nhu cầu NSNT của Tỉnh đến năm 2020......................................81
3.1.3. Mục tiêu chương trình cấp NSNT của Tỉnh đến 2020 ............................82
3.2 Giải pháp thực hiện chương trình NSNT đến 2020. .......................................83
3.2.1 Giải pháp thứ nhất: Quy hoạch chương trình nước sạch nông thôn ...............83
3.2.2 Giải pháp thứ 2: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và huy động
sự tham gia của cộng đồng dân cư .....................................................................92
3.2.3 Giải pháp thứ 3: Cải tiến Khoa học công nghệ cấp nước sạch NT ...................96
3.2.4 Giải pháp thứ 4: Đổi mới mô hình tổ chức - quản lý CTCN ....................98
3.2.5 Giải pháp thứ 5: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực..............................100
3.2.6 Giải pháp thứ 6: Xã hội hoá thực hiện chương trình cấp NSNT ............100
TÓM TẮT CHƯƠNG III ........................................................................................103
KẾT LUẬN .............................................................................................................104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................107
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
iii
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BYT
Bộ Y Tế
BTC
Bộ Tài chính
BNN&PTNT
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
CTCN
Công trình cấp nước
CTMT
Chương trình mục tiêu
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DVNS
Dịch vụ nước sạch
HTX
Hợp tác xã
HĐND
Hội đồng nhân dân
KT-XH
Kinh tế- xã hội
NSH
N−íc sinh ho¹t
NSNT
Nước sạch nông thôn
PTNT
Phát triển nông thôn
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
QĐ-TTg
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
QLNN
Quản lý nhà nước
TCN
Tr¹m cÊp n−íc
TCNTT
Tr¹m cÊp n−íc tËp trung
UNICEF
Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc
UBND
Ủy ban nhân dân
VSMT
VÖ sinh m«i tr−êng
VSMTNT
Vệ sinh môi trường nông thôn
XDCT
Xây dựng công trình
WB
Ngân hàng thế giới
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
iv
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
DANH MỤC CÁC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tình hình cấp NSNT của các địa phương tính đến tháng 12/ 2012 ..................... 65
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu cơ bản phát triển KTXH của tỉnh ....................................80
Bảng 3.2 Dự báo nhu cầu cấp nước của Tỉnh đến 2020 ...........................................81
Bảng 3.3 Phân vùng quy hoạch cấp nước sạch nông thôn ........................................84
Bảng 3.4 Các phương án đề xuất quy hoạch cấp NSNT ...........................................87
Bảng 3.8 Bảng phân bổ các nguồn vốn thực hiện chương trình NSNT đến 2020 ....91
Bảng 3.5 Bảng tổng hợp quy hoạch các công trình cấp nước giai đoạn đến 2015 .108
Bảng 3.6 Bảng tổng hợp quy hoạch các công trình cấp nước giai đoạn đến năm
2020 .........................................................................................................................106
Bảng 3.7 Bảng tổng hợp số lượng và kinh phí xây dựng các công trình cấp nước
theo từng giai đoạn ..................................................................................................107
HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mức sử dụng nước trung bình của một gia đình trung lưu vùng Đông Nam
Á: .................................................................................................................................5
Hình 1.2 Mô hình các bộ phận công trình chính của hệ thống cấp nước..................12
Hình 1.3 Mô hình quản lý cấp nước nông thôn ........................................................19
Hình 1.4 Nguyên nhân của việc thất thoát trong cấp nước nông thôn ......................75
Hình 3.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ cải tiến áp dụng đối với HTCN tập trung sử
dụng nước ngầm ........................................................................................................97
Hình 3.2- Sơ đồ dây chuyền công nghệ cải tiến áp dụng đối với HTCN tập trung sử
dụng nước mặt:..........................................................................................................97
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
v
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề được Đảng, Nhà
nước quan tâm đặc biệt và xác định là một bộ phận trong chương trình phát triển
nông thôn; việc đảm bảo cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường là tiêu chí để
phát triển nông thôn văn minh, hiện đại, là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và nhà
nước, của các ngành, các cấp và chính quyền địa phương.
Nước sạch là một nhu cầu không thể thiếu của đời sống sinh hoạt hàng ngày
và đang trở lên bức thiết trước yêu cầu bảo vệ sức khoẻ và cải thiện điều kiện sinh
hoạt cho người dân nói chung và đặc biệt là dân cư vùng nông thôn. Chương trình
quốc gia cấp nước sạch và VSMTNT đến năm 2020 được Chính phủ ưu tiên tập
trung trong giai đoạn hiện nay.
Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc phát triển năng
động, là một trong các tỉnh có tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài cao trong đó có
vùng nông thôn, việc gia tăng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nông thôn là nhu cầu cấp
thiết, không thể thiếu các công trình cấp nước có quy mô công nghiệp, hiện đại,
cung cấp nước phù hợp với tiêu chuẩn, đáp ứng cho nhu cầu phát triển KTXH.
Trong thời gian qua việc thực hiện chương trình cấp nước trên địa bàn vùng
nông thôn đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, đến năm 2012 toàn tỉnh đã đạt mục
tiêu 87,6% dân số nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh với số dân
hưởng lợi là 446.046 người (tăng so với năm 2007 là 111.089 người) và đã cơ bản
cấp nước sinh hoạt cho các khu vực công cộng như trường học, trạm y tế xã, UBND
xã. Với tổng nguồn vốn huy động cho chương trình cấp nước sinh hoạt vùng nông
thôn giai đoạn 2007- 2012 đạt 72.117 triệu đồng bao gồm: nguồn vốn ngân sách
trung ương, ngân sách tỉnh, nguồn đóng góp của nhân dân; huy động sự tham gia của
các ngành các cấp cùng thực hiện, duy trì được mức tăng trưởng tỷ lệ dân nông thôn
được sử dụng nước đạt tiêu chuẩn quốc gia. Sau 5 năm thực hiện, về cơ bản các mục
tiêu xác định trong Chương trình nước sạch đã được thực hiện tốt, đáp ứng một phần
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
1
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
nhu cầu về nước sạch sinh hoạt và nhu cầu sản xuất kinh doanh của cư dân trên địa
bàn nông thôn.
Tuy nhiên, trong thời gian qua tình hình kinh tế trong nước, cũng như của
tỉnh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, chính vì
vậy chương trình NSNT tỉnh Quảng Ninh cần được đánh giá, rà soát, bổ sung, điều
chỉnh mục tiêu và giải pháp cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và các năm
tiếp theo. Đặc biệt là từ khi có Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông
thôn mới giai đoạn 2010-2020. Với lý do đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Phân tích
thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất
các giải pháp phát triển đến năm 2020” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thông qua việc phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch nông thôn tỉnh
Quảng Ninh, kết quả thực hiện các chỉ tiêu nước sạch nông thôn của tỉnh trong 5
năm qua để tìm ra những tồn tại hạn chế và xác định rõ nguyên nhân nhằm đề xuất
các giải pháp để thực hiện chương trình cấp nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2020.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế, so
sánh tổng hợp, dự báo làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Ngoài ra dữ liệu được thu
thập trên cơ sở kế thừa các kết quả xây dựng quy hoạch, nghiên cứu, khảo sát của
các đơn vị địa chất thủy văn, trên Internet… và tham khảo ý kiến của các chuyên
gia, nhà quản lý có kinh nghiệm để trình bày luận văn.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
- Chương 2: Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua.
- Chương 3: Giải pháp phát triển hệ thống cấp nước sạch nông thôn tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020.
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
2
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
3
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
1.1 Khái quát chung về tài nguyên nước
Nước là tài nguyên thiên nhiên quý giá mà tạo hóa ban tặng cho cuộc
sống loài người, nước là sự khởi nguồn cho cuộc sống: vạn vật không có nước
không thể tồn tại và con người cũng không là ngoại lệ. Nước chiếm 99%
trọng lượng trong sinh vật sống trong môi trường nước và 70% trọng lượng
cơ thể người, con người mỗi ngày cần 250 lít nước dùng cho sinh hoạt.
Nước cũng là tài nguyên có ý nghĩa đa ngành, là nguồn nguyên liệu không
thể thiếu cho các hoạt động của các ngành kinh tế. Hiện nay nông nghiệp vẫn là
ngành sử dụng nước nhiều nhất 75 – 80% tổng lượng nước sử dụng hàng năm, kế
theo là nước sử dụng cho công nghiệp và sinh hoạt.
Ngoài ra nước còn được sử dụng làm năng lượng (hải triều, thủy năng), là tác
nhân gây điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự
nhiên. Nước cũng là nhân tố ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Số lượng và chất
lượng nước con người có và sử dụng là một trong những tiêu chí quan trọng đánh
giá trình độ văn minh, tiến bộ của con người hiện nay.
Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên
Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại
dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng
băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới
(hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống. Việc cung cấp nước uống sẽ là
một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới đây.
1.1.1 Vai trò của nước sạch đối với con người:
Theo các nghiên cứu khoa học, con người có thể nhịn ăn được khoảng 3 tuần
nhưng họ sẽ chết khát nếu 3 ngày không có nước uống. Trong cơ thể con người
nước chiếm tới 70% trọng lượng, hàng ngày mỗi người cần tối thiểu 60 – 80 lít
nước, tối đa tới 150 – 200 lít nước hoặc nhiều hơn cho sinh hoạt, riêng lượng nước
ăn uống vào cơ thể ít nhất cũng tới 1,5 – 2 lít mỗi ngày. Nước nuôi dưỡng, làm sạch
cơ thể, đối với tư duy của con người cũng phụ thuộc vào nước, không có nước thì
không có năng lượng tạo ra hoạt động của hệ thần kinh.
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
4
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
Điều này cho thấy tầm quan trọng của nước sạch đối với sự sống và sức khỏe
con người. Đặc biệt là theo nghiên cứu, khảo sát thực tế của các cơ quan chức năng,
nước sinh hoạt của người dân tại nhiều khu vực của nước ta đã bị ô nhiễm trong
nguồn nước thô (chưa qua xử lý).
Mức sử dụng nước cho 1 gia đình
khác, 14%
ăn uống, 6%
tắm
tắm, 46%
vệ sinh , 20%
giặt
vệ sinh
ăn uống
giặt, 14%
khác
Hình 1.1 Mức sử dụng nước trung bình của một gia đình trung lưu vùng
Đông Nam Á
Tiêu chuẩn dùng nước cho từng đầu người thường tùy thuộc vào mức độ
phát triển kinh tế của từng vùng và điều kiện cấp nước. Mức sử dụng nước trong gia
đình cho các yêu cầu trên thường biến động khá lớn do mức sống, điều kiện khí
hậu, lãnh thổ, tập quán… khác nhau.
1.1.2. Vai trò của nước sạch đối với đời sống dân cư nông thôn
Nước sạch ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp - nông thôn và giải quyết các vấn đề giữa nông thôn và thành thị.
Nước sạch và vệ sinh nông thôn có mối quan hệ chặt chẽ với Chiến lược xóa
đói giảm nghèo. Nếu người dân nông thôn không được tiếp cận và sử dụng nguồn
nước đảm bảo về chất lượng thì mọi nỗ lực cho công tác xóa đói giảm nghèo là
không có ý nghĩa.
Khu vực nông thôn là nơi có tỷ lệ nhiễm các dịch bệnh liên quan tới việc sử
dụng nguồn nước không đảm bảo còn lớn. Do người dân nông thôn vẫn giữ những
thói quen sử dụng nước truyền thống không đảm bảo vệ sinh. Hiện nay, có gần 80%
loại bệnh tật có liên quan đến nguồn nước và vệ sinh môi trường mà chủ yếu là do
chất lượng nước, nhất là các bệnh về đường ruột, bệnh tả, thương hàn.
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
5
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
Trong số các đối tượng chịu ảnh hưởng do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm,
thì trẻ em và phụ nữ là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
Bên cạnh đó, tính chất và mức độ ô nhiễm môi trường nước ngày một gia
tăng ở nông thôn. Đây được xem là dạng ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng
ngày và khó khắc phục đối với đời sống người dân cũng như sự phát triển bền vững
của đất nước. Khu vực nông thôn của Việt Nam do hoạt động lao động sản xuất của
con người mà môi trường ở đây cũng đã có những điểm ô nhiễm nặng nề. Đó là
nguồn ô nhiễm gây tác động rất lớn đến lượng nước mặt của các con sông, nơi là
điểm lấy nước cho nhiều nhà máy cấp nước sạch. Trước tình hình đó mọi người dân
vừa phải biết lựa chọn các nguồn nước phù hợp với mục đích sử dụng nhất là phục
vụ cho ăn uống và sinh hoạt, đồng thời cần phải tích cực tham gia vào các hoạt
động bảo vệ môi trường và nguồn nước, tham gia xây dựng và bảo vệ các công trình
cấp nước.
Từ những phân tích trên cho chúng ta có cơ sở khẳng định vai trò đặc biệt
quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe trước mắt và lâu dài của cư dân nông
thôn. Việc đảm bảo các mục tiêu về nước sạch không chỉ có tác động tích cực đối
với khu vực nông thôn mà xét trong mối tương quan với thành thị, trong giải quyết
các vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước.
1.2. Một số khái niệm:
1.2.1 Khái niệm về nước sạch:
Trong tổng lượng nước ngọt có một phần nhỏ được dành cho mục đích sinh
hoạt và ăn uống của con người chúng ta vẫn gọi đó là nước sạch. Ngày nay, trước
nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước thì vấn đề nước sạch đã trở thành mối quan
tâm lớn của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học khi tìm hiểu về nước sạch dùng
cho sinh hoạt của con người đều thống nhất với cách hiểu đó là:
“Nước sạch là nước phải trong, không có màu, không có mùi vị, không chứa các
mầm bệnh và các chất độc hại”.
Đối với Việt Nam tại Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch, hiện nay được thay thế
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
6
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
bằng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước tại Thông tư số
05/2009/BYT, thì nước sạch là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và
gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp.
Nước sạch được phân ra làm 3 loại khác nhau gồm:
- Nước sinh hoạt: Là nước có nguồn gốc tự nhiên hoặc đã qua xử lý có các
chỉ tiêu đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt theo quy
chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành do Bộ Y tế ban hành.
- Nước hợp vệ sinh: Là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn
các yêu cầu chất lượng: Không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành
phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi
đun sôi (Quyết định 51/2008/QĐ-BNN ngày 14/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT Ban hành bộ chỉ số theo dõi - đánh giá Nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn, tiêu chí đánh giá nước hợp vệ sinh).
- Nước ăn uống: Là nước tự nhiên hoặc đã qua xử lý có các chỉ tiêu đạt Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống theo quy chuẩn, tiêu chuẩn
hiện hành do Bộ Y tế ban hành.
1.2.2 Khái niệm hệ thống cấp nước:
1.2.2.1 Khái niệm: Hệ thống cấp nước là tập hợp của các công trình thu
nước, vận chuyển nước, xử lý nước, điều hòa và phân phối nước.
- Công trình thu nước có nhiệm vụ thu nước từ nguồn nước. Công trình thu
nước mặt có dạng kết hợp hoặc phân ly, thu nước sát bờ bằng cửa thu hoặc thu nước
giữa dòng bằng ống tự chảy hoặc xiphông. Công trình thu nước ngầm thường là
giếng khoan, thu nước từ nguồn nước ngầm, mạch sâu có áp. Chọn vị trí công trình
thu nước dựa trên cơ sở đảm bảo lưu lượng, chất lượng, tuổi thọ ổn định, tuổi thọ
công trình và thuận tiện cho việc bảo vệ vệ sinh nguồn nước.
- Các công trình vận chuyển nước gồm trạm bơm cấp I và cấp II.
Trạm bơm cấp I có nhiệm vụ đưa nước thô về từ công trình thu lên trạm xử
lý nước, trạm bơm cấp I thường đặt riêng biệt bên ngoài trạm xử lý nước, có trường
hợp lấy nước từ xa, khoảng cách đến trạm xử lý có thể vài km, thậm chí hàng chục
km. Trường hợp sử dụng nguồn nước mặt trạm bơm cấp I có thể kết hợp với công
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
7
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
trình thu hoặc xây dựng riêng biệt. Công trình thu nước sông hoặc hồ có thể sử
dụng cửa thu hoặc ống tự chảy, ống xiphông hoặc cá biệt có trường hợp chỉ dùng
cửa thu và ống tự chảy đến trạm xử lý khi mực nước ở nguồn nước cao hơn cao độ
ở trạm xử lý. Khi sử dụng nước ngầm, trạm bơm cấp I thường là các máy bơm chìm
có áp lực cao, bơm nước từ giếng khoan đến trạm xử lý.
Trạm xử lý nước có nhiệm vụ làm sạch nước nguồn (nước mặt hoặc nước
ngầm) đạt chất lượng nước sinh hoạt hoặc chất lượng nước sản xuất theo yêu cầu
riêng bằng các dây chuyền công nghệ thích hợp, sau đó đưa vào bể chứa nước sạch
và bơm đến các nơi tiêu dùng.
- Các công trình điều hòa nước gồm bể chứa nước sạch và đài nước:
+ Bể chứa nước sạch có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng giữa trạm bơm cấp I và
trạm bơm cấp II.
+ Đài nước có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước giữa trạm bơm cấp II và
mạng lưới tiêu dùng.
Trạm bơm cấp II có nhiệm vụ đưa nước đã xử lý từ bể chứa nước sạch vào
mạng lưới tiêu dùng. Bể chứa nước sạch và trạm bơm cấp II thường đặt trong trạm
xử lý.
- Mạng lưới cấp nước: là hệ thống đường ống truyền dẫn nước sạch từ
nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm mạng cấp I, mạng cấp II, mạng cấp III
và các công trình phụ trợ có liên quan.
+ Mạng cấp I: là hệ thống đường ống chính có chức năng vận chuyển
nước tới các khu vực của vùng phục vụ cấp nước và tới các khách hàng sử dụng
nước lớn.
+ Mạng cấp II: là hệ thống đường ống nối có chức năng điều hòa lưu
lượng cho các tuyến ống chính và bảo đảm sự làm việc an toàn của hệ thống
cấp nước.
+ Mạng cấp III: là hệ thống các đường phân phối lấy nước từ các
đường ống chính và ống nối dẫn nước tới người sử dụng nước.
1.2.2.2 Phân loại hệ thống cấp nước nông thôn
Hệ thống cấp sạch nông thôn được chia thành 2 loại hình như sau:
+ Hệ thống cấp nước phân tán;
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
8
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
+ Hệ thống cấp nước tập trung;
a/ Hệ thống cấp nước phân tán:
Là các công trình cấp nước nhỏ lẻ, được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn,
trong đó chủ yếu là nguồn vốn của nhân dân tự bỏ ra làm là chính. Đối tượng cấp
nước của hệ thống cấp nước phân tán chủ yếu cho một hoặc một nhóm hộ gia đình.
Các loại hình cấp nước phân tán gồm:
- Giếng đào: là giếng thu nước ngầm tầng nông, thường được đào thủ công,
giếng có đường kính từ 0,8 – 1,2m chiều sâu tuỳ thuộc vào nước ngầm mạch nông
từng vùng.
- Bể thu chứa nước mưa là công trình lấy nước vào mưa mưa, dự trữ và sử
dụng cho cả mùa khô.
- Bể lọc nước: xử lý nước nhiễm sắt với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho
phép (> 0,5mg/l).
Đây là các công trình cấp nước có công nghệ đơn giản, dễ làm, dễ sử dụng,
chi phí ít được nhân dân sử dụng phổ biến từ nhiều năm.
Thể loại công trình này chủ yếu gồm:
- Cấp nước từ nguồn nước mưa: Các gia đình nông dân tổ chức thu hứng
nước khi mưa và chứa nước mưa trong các bể chứa, lu, chum, vại…để sử dụng cho
các nhu cầu của cuộc sống. Loại công trình này thường được gọi theo thói quen là
bể chứa nước mưa.
- Cấp nước từ nguồn nước mặt: Nước cho các nhu cầu sinh hoạt thường sử
dụng trực tiếp hoặc lấy từ sông, hồ, ao, đầm.. đưa về nhà chứa và được xử lý bằng
phương pháp lắng (có đánh phèn hoặc lắng tự nhiên không có phèn…)
- Cấp nước từ nguồn nước ngầm: Để có nước người ta đào các giếng khơi
thu các giếng ngầm mạch nông, giếng khơi thu nước mạch ngay bờ sông, ao hồ và
giếng làng công cộng. Loại công trình này thường được gọi theo thói quen là giếng
khơi, giếng làng.
Với sự tài trợ của Unicef trong giai đoạn từ năm 1982 đến nay một loại hình
công trình cấp nước mới được đưa vào và phát triển rất mạnh ở các vùng nông thôn
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
9
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
Việt Nam đó là: giếng khoan đường kính nhỏ lắp bơm tay, bơm điện công suất
nhỏ… các giếng khơi cũng đã được cải tiến lắp các loại bơm khác nhau.
Các công trình cấp nước phân tán, cấp nước cho các hộ, nhóm hộ gia đình
chủ yếu phổ biến trong giai đoạn hiện nay là:
- Các loại bể lu, bể chứa nước mưa..
- Giếng khoan đường kính nhỏ lắp bơm tay, bơm điện...
- Công trình cấp nước từ các giếng làng được cải tạo.
- Các bể lọc chậm nhỏ xử lý nước mặt.
- Bể thu nước mạch lộ.
Đặc điểm của nông thôn Việt Nam là kinh tế còn nhiều khó khăn, dân cư ở
phân tán, trình độ dân trí chưa cao và không đồng đều, nhiều nơi còn tồn tại những
tập tục lạc hậu. Mặt khác các nguồn nước lại rất phong phú, đa dạng… Vì vậy loại
hình công trình phân tán được áp dụng là chủ yếu. Loại hình này sẽ còn được phổ
biến trong một thời gian dài. Vì vậy cần phải xây dựng mới, kết hợp cải tạo lại các
loại hình công trình truyền thống đồng thời phát triển các hệ thống cấp nước tập
trung hiện đại.
b/ Hệ thống cấp nước tập trung:
Có 2 dạng cấp nước tập trung đã được áp dụng và chứng tỏ sự phù hợp với
nông thôn hiện nay:
* Hệ thống cấp nước tự chảy:
Thường được sử dụng ở vùng núi hoặc vùng trung du. Từ nguồn nước (nước
ngầm mạch lộ hoặc nước mặt ở các khe suối…) được lựa chọn tại các vị trí có độ
cao, sau khi được tập trung, được xử lý (nếu cần) ở các công trình đầu mối nước sẽ
được dẫn xuống các khu dân cư ở phía dưới bằng các mương dẫn hoặc ống nhựa.
Tại các điểm dùng nước tập trung của cụm dân cư sẽ lắp đặt các cụm vòi hoặc các
bể nhỏ.
Đây là công trình cần được đầu tư kinh phí, có khả năng phục vụ và đảm bảo
cấp nước cho nhiều người. Các dạng hệ thống dẫn nước tự chảy có thể là:
- Hệ thống cấp nước tự chảy hở không cần vòi khóa.
- Hệ thống cấp nước tự chảy kín với các bể nhỏ.
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
10
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
- Hệ thống cấp nước tự chảy hở có vòi khóa.
- Hệ thống cấp nước tự chảy kín cấp nước giai đoạn.
Trong mỗi hệ thống cấp nước tự chảy bao gồm các công trình sau:
+ Công trình đầu mối: là công trình đầu nguồn, điểm đầu tiên của dòng chảy
trong hệ thống. Công trình đầu mối bao gồm: công trình thu nước (giếng mạch lộ,
đập nước ngăn dòng sông, suối, CT ngăn nước, CT thu nước…)
Công trình xử lý (nếu cần).
Các thiết bị ở phần đầu nguồn.
+ Hệ thống đường ống dẫn:
Gồm các đường ống dẫn vào các công trình đầu mối, đường ống chính dẫn
nước xuống khu vực dùng nước, đường ống nhánh, các đoạn ống dẫn nước đến các
vòi vào các bể hoặc vào từng bộ phận gia đình…Trên các đoạn nối, lắp van khóa
phục vụ cho vận hành điều chỉnh.
+ Hệ thống các thiết bị: Bao gồm các hố ga, hố van xả cặn, xả khí, bể giảm
áp và các trụ vòi lấy nước hoặc các bể nước tiêu thụ.
* Hệ thống cấp nước tập trung với bơm dẫn nước:
Đây là hệ thống cấp nước tập trung có nguồn nước là các giếng khoan lớn
hoặc sông, hồ, suối. Đặc điểm công trình không có gì khác biệt với hệ thống cấp nước
tự chảy, nước có thể phải xử lý hoặc không, sau đó thay vì tự chảy là dùng bơm đẩy
vào hệ thống đường ống dẫn (ống HDPE, ống PVC hoặc ống gang, ống thép các
loại…) tới các điểm dùng nước tập trung. Khu vực tiêu thụ nước, các công trình và
các thiết bị có cấu tạo hoàn toàn giống như trường hợp của hệ thống tự chảy.
Sự khác biệt cơ bản với hệ thống cấp nước tự chảy là hệ thống có thêm các
trạm bơm cấp 1 (đưa nước từ nguồn đến khu xử lý) và trạm bơm cấp 2 là đưa nước
đã xử lý đến nơi tiêu dùng.
Loại hình cấp nước tập trung cùng với quá trình phát triển, quá trình đô thị
hóa của các vùng nông thôn, trong tương lai sẽ dần thay thế cho các công trình cấp
nước phân tán.
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
11
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
Hệ thống cấp nước tập trung gồm các công trình cấp nước sử dụng nước
ngầm (nguồn nước từ giếng khoan công suất lớn) và công trình cấp nước sử dụng
nước mặt (nguồn nước từ các con sông, suối, hồ, đầm).
Trong hệ thống cấp nước dù là nước lấy từ nguồn nào, ở quy mô nào, hệ
thống cấp nước luôn được cấu thành 3 bộ phận công trình chính trong mô hình
chung sau đây:
Công trình
thu nước
Công trình xử lý,
dự trữ nước
(nếu cần)
Công trình truyền
dẫn, điều hòa và
phân phối nước
Hình 1.2 Mô hình các bộ phận công trình chính của hệ thống cấp nước
- Công trình thu nước là công trình có nhiệm vụ thu - nhận lấy nước từ các
nguồn nước thiên nhiên. Nguồn nước có thể là nước ngầm, nước mặt hoặc nước
mưa.
- Công trình xử lý nước là công trình làm sạch, làm cho chất lượng nước từ
các nguồn tự nhiên đạt tiêu chuẩn sử dụng.
- Công trình truyền dẫn, điều hòa và phân phối nước: là các công trình, thiết
bị đưa nước từ các công trình thu tới công trình xử lý, dẫn và điều hòa nước đã xử
lý tới nơi dùng qua hệ thống đường ống phân phối nước, các thiết bị dùng nước.
* Một số đặc thù cấp nước nông thôn:
Với đặc thù cấp nước vùng nông thôn có những đặc điểm riêng khi nhận diện
hệ thống cấp nước nông thôn cần lưu ý:
Chỉ các công trình cấp nước tập trung, hệ thống công trình mới được cấu
thành đủ hoặc gần đủ các bộ phận như sơ đồ mô hình chung (hình vẽ 1.2).
Đôi khi trong hệ thống không cần có mô hình xử lý chất lượng, khi chất
lượng của nguồn đảm bảo môi trường vệ sinh (giếng khơi của các gia đình ở vùng
trung du, các giếng khoan, giếng mạch lộ gặp được nguồn nước ngầm có chất lượng
tốt…).
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
12
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
Ở nông thôn thường sử dụng nước tại chỗ hoặc vận chuyển thủ công về nhà
(trừ các hệ thống cấp nước tập trung) nên không có các công trình truyền dẫn, phân
phối nước.
Nhiều trường hợp công trình thu, công trình chứa nước, công trình truyền
dẫn kết hợp chung (bể nước mưa, giếng khơi, giếng thấm…)
Cấp nước nông thôn là lĩnh vực rất phức tạp, bởi vì: Loại công trình hiện có
rất phong phú, đa dạng…Các công trình được thực hiện ở khắp mọi vùng với những
điều kiện rất khác nhau. Mức độ phức tạp còn tùy thuộc theo sự đa dạng của các
hình thức sở hữu, quản lý sử dụng công trình, theo các loại vốn đầu tư xây dựng
công trình của người dân tự xây dựng, vốn liên kết, vốn tài trợ, ngân sách của các
chương trình thí điểm, các chương trình nhân đạo…
1.3 Nguồn nước và lựa chọn nguồn cấp cho hệ thống nước sạch
1.3.1 Nguồn nước cung cấp
1.3.1.1 Nguồn nước mặt: Nước sông, suối, ao hồ, nước biển.
a- Nước sông là loại nước mặt chủ yếu để cung cấp nước.
- Ưu điểm: Trữ lượng lớn có khả năng cung cấp cho các đối tượng dùng
nước cho trước mắt và tương lai. Dễ thăm dò và khai thác. Độ cứng và hàm lượng
sắt nhỏ. Kinh phí đầu tư ở mức độ vừa phải có thể xây dựng các trạm xử lý nước
với mức độ quy mô phù hợp cho một vùng dân cư.
- Hạn chế: Thay đổi lớn theo mùa về độ đục, lưu lượng, mức nước và nhiệt
độ. Hàm lượng cặn cao (về mùa lũ) độ nhiễm bẩn về vi trùng lớn, dễ bị nhiễm bẩn
bởi nước thải do đó giá thành xử lý đắt. Để đảm bảo sử dụng nguồn nước lâu dài
cần phải có công nghệ xử lý và biện pháp bảo vệ nguồn nước mặt.
b- Nước suối:
Mùa khô nước rất trong nhưng lưu lượng nhỏ. Mùa lũ lưu lượng lớn nhưng
nước đục, có nhiều cát sỏi, mức nước lên xuống đột biến.
Có thể sử dụng cấp nước cho các bản làng hoặc các đơn vị quân đội trong khu
vực. Nếu muốn sử dụng cấp nước lớn phải có công trình dự trữ và phòng chống phá
hoại. Công nghệ để xây dựng hệ thống cấp nước từ suối chủ yếu là bể chứa và máng
dẫn, kinh phí đầu tư ít, chỉ áp dụng đối với vùng miền núi, quy mô hộ gia đình.
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
13
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
c- Nước hồ, đầm.
Hồ tự nhiên thường có trữ lượng nhỏ, chỉ có một vài hồ lớn có khả năng làm
nguồn cung cấp nước cho các đối tượng vừa và nhỏ.
Nước hồ tương đối trong, hàm lượng cặn bé, ít chất lơ lửng do đã được lắng
tự nhiên và khá ổn định. Hàm lượng cặn cũng dao động theo mùa. Nhưng nước hồ,
đầm có độ màu cao do ảnh hưởng của rong rêu và các thuỷ sinh vật, thường dễ bị
nhiễm trùng, nhiễm bẩn nếu không được bảo vệ cẩn thận. Hàm lượng chất hữu cơ
trong nước hồ thường cao do xác động thực vật xung quanh hồ gây nên.
Công nghệ áp dụng đối với hệ thống cấp nước từ hồ có thể áp dụng các công
nghệ phổ thông, mức độ đầu tư vừa phải, hiệu quả cao.
1.3.1.2. Nguồn nước ngầm: Phù hợp với hệ thống cấp nước vừa và nhỏ
- Ưu điểm: Nước rất trong sạch, hàm lượng cặn nhỏ, ít vi trùng do nước thấm
qua các tầng chứa nước thường là cát, cuội, sỏi giống như lọc qua lớp vật liệu lọc.
Xử lý đơn giản (thường là khử sắt và khử trùng), giá thành rẻ
- Nhược điểm: Phải sử dụng công nghệ khoan thăm dò lâu, khó khăn.
Do tồn tại trong các tầng chứa nước thường có các khoáng chất nên nước
ngầm thường chứa nhiều sắt, mangan hoặc bị nhiễm mặn vùng ven biển lúc này xử
lý khó và phức tạp.
1.3.1.3 Nguồn nước mưa.
Nguồn nước cấp cho đối tượng nhỏ, chủ yếu cho từng gia gia đình ở những
vùng thiếu nước ngọt như một số vùng núi cao, vùng nhiễm mặn, hải đảo… Nước
mưa tương đối sạch, nhưng cũng bị nhiễm bẩn do rơi qua không khí ở khu công
nghiệp hoặc đô thị, rơi qua mái nhà ... mang theo bụi và các chất bẩn khác.
Lưu ý: Nước mưa lưu trữ nước để dùng trong mùa khô là vấn đề khó khăn.
Thu nước từ các mái nhà vào máng xối và chảy xuống lu/bể chứa hay ao/hồ chứa
nước mưa. Mưa chỉ xảy ra trong khoảng 6 tháng (tháng 4 đến tháng 10). Nước mưa
thiếu các muối khoáng cần thiết cho sự phát triển cơ thể con người và súc vật.
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
14
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
1.3.2 So sánh, lựa chọn nguồn cấp nước
So sánh lựa chọn nguồn cấp nước phù hợp để phục vụ mục tiêu nước sinh
hoạt là một vấn đề quan trọng. Các nguồn nước khác nhau với những tính chất về
chất lượng khác nhau sẽ có tác dụng trực tiếp đến mức độ yêu cầu về công trình xử
lý chất lượng. Vị trí của các nguồn nước, khoảng cách từ nguồn đến khu vực dùng
nước, mức độ phức tạp khi thu nước… cùng với các đặc tính về chất lượng sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến giá thành xây dựng công trình và chi phí quản lý, chế độ bảo
dưỡng, vận hành. Vì vậy vấn đề lựa chọn nguồn nước là một trong những vấn đề rất
quan trọng, đầu tiên cần được xem xét, tính toán kỹ lưỡng trước khi xây dựng
phương án cấp nước.
Lựa chọn nguồn nước sẽ phải đánh giá tổng hợp rất nhiều yếu tố, phương án
chọn nguồn nước phải được đánh giá toàn diện về kinh tế bao gồm các chi phí xây
lắp, quản lý… Đồng thời phải xét đến ảnh hưởng của việc khai thác nguồn nước đối
với ngành kinh tế khác…
Về nguyên tắc đối với cấp nước nông thôn, để so sánh, lựa chọn nguồn nước
có thể tiến hành trên một số cơ sở sau đây:
- Trữ lượng nguồn nước: nguồn nước được lựa chọn phải đảm bảo yêu cầu
lưu lượng cho công trình cấp nước cả hiện tại và trong tương lai, khi mở rộng hệ
thống tăng công suất cấp nước. Độ tin cậy của nguồn cần xác định theo độ bảo đảm
lưu lượng trung bình tháng hoặc trung bình ngày. Đối với nguồn nước mặt phải đảm
bảo lưu lượng tháng hoặc ngày của các nguồn từ 80 – 90%. Phải tính đến khả năng
giảm lưu lượng hoặc khô cạn của nguồn nước (nhất là các nguồn nước tại khu vực
miền núi). Trị số lưu lượng được xác định trên cơ sở quy mô công suất theo từng
giai đoạn thiết kế.
- Chất lượng nguồn nước: Chọn nguồn nước phải căn cứ theo tài liệu kiểm
nghiệm nguồn nước về hóa, lý, vi trùng, tài liệu khảo sát địa hình, địa chất, thủy
văn, khả năng bảo vệ nguồn nước và các tài liệu khác.
- Các điều kiện khác:
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
15
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
Chọn nguồn nước cũng phải tuân theo những quy định của cơ quan quản lý,
quy hoạch nguồn nước. Với điều kiện của các vùng nông thôn khi xem xét lựa chọn
nguồn nước không nên bỏ qua những yếu tố về tập quán dùng nước, thói quen
phong tục của dân cư trong khu vực.
Ở điều kiện chung của nông thôn Việt Nam để lựa chọn chính xác, hợp lý
còn cần phải phân biệt rõ 2 trường hợp:
+ Nguồn cấp nước cho các công trình phân tán nhỏ lẻ.
+ Nguồn cấp nước cho các công trình cấp nước tập trung.
1.3.3.1 Lựa chọn nguồn cấp nước cho các công trình phân tán nhỏ lẻ.
Hiện nay có 3 nguồn nước chính được sử dụng để cấp nước nông thôn:
nguồn nước mưa, nguồn nước mặt (sông hồ, suối, đập), nguồn nước dưới đất (nước
ngầm, mạch lộ…)
Đối với các công trình phân tán nhỏ lẻ cả 3 nguồn nước nói trên đều có thể
được lựa chọn. Do công suất cấp nước rất nhỏ nên vấn đề khả năng bảo đảm cung
cấp của nguồn không còn quan trọng, yếu tố cần được xem xét để chọn lựa chỉ là:
- Khả năng sẵn có của loại nguồn nước.
- Sự tiện lợi của việc khai thác và sử dụng.
- Thói quen phong tục, tập quán sử dụng nguồn nước.
- Sự đơn giản của quản lý, vận hành, bảo dưỡng.
- Kinh phí đầu tư xây dựng thấp.
Trong nhiều trường hợp, ở nhiều vùng các gia đình nông dân tùy theo điều
kiện hoàn cảnh của mình sử dụng đồng thời nhiều nguồn cung cấp nước.
Ví dụ: Có bể chứa nước mưa để lấy nước ăn uống, vẫn có nước giếng khơi
để tắm, giặt sinh hoạt.
Hoặc nhiều vùng sinh hoạt sử dụng từ nước mặt (từ sông, hồ…).
Tóm lại việc sử dụng nguồn nước sẽ phải được xem xét kỹ càng, thận trọng
đối với các công trình cấp nước tập trung. Đối với các công trình phân tán nhỏ lẻ
thường sẽ là những hướng dẫn, gợi ý để người dân tự nhận thức và dần chuyển đổi.
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
16
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
1.3.3.2 Lựa chọn nguồn cấp nước cho các công trình cấp nước tập trung.
Đối với các công trình cấp nước tập trung việc so sánh, lựa chọn nguồn cấp
nước sẽ phải làm đúng nguyên tắc như đối với các công trình cấp nước thông
thường, theo các quy định của quy phạm.
Không khi nào lựa chọn nguồn nước mưa, trừ các trường hợp không còn bất
cứ giá nào khác hoặc chỉ là biện pháp mang tính hỗ trợ. Với nguồn nước mưa chỉ có
các phương án xây dựng các bể chứa nước mưa rất lớn (ví dụ ngoài hải đảo, núi
cao…) hoặc xây dựng các hồ chứa để trữ nước mưa trong mừa mưa, biến nó thành
nước mặt, khai thác, sử dụng trong mùa khô.
Nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất (nước ngầm) sẽ là đối tượng chủ
yếu để so sánh, chọn lựa các phương án cấp nước (nếu khu vực đó có cả hai loại
nguồn nước).
So với nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm với đặc điểm chất lượng, lưu
lượng ổn định, nhìn chung là nguồn tốt phục vụ cho khai thác xử lý phục vụ cho các
nhu cầu sinh hoạt ăn uống. Lựa chọn nguồn nước sẽ phải so sánh đánh giá, tổng hợp
rất nhiều yếu tố. Song có thể tóm tắt về mặt nguyên tắc: khi yêu cầu lưu lượng và
chất lượng đảm bảo, với chiều sâu khai thác không quá lớn, có thể khẳng định
nguồn nước dưới đất là nguồn tối ưu được lựa chọn làm nguồn cấp nước. Nhất là
trong các trường hợp nước nguồn chất lượng tốt không cần xử lý, chỉ khử trùng
hoặc chỉ phải xử lý khử sắt với các dây chuyền đơn giản:
Nguồn nước ngầm nhìn chung là nguồn nước tốt, song không phải lúc nào
cũng là phương án chọn tối ưu. Đối với nguồn nước ngầm có chất lượng kém (khi
hàm lượng sắt quá cao ở dạng keo hoặc có chất mangan, amoniac…) quá trình xử lý
phức tạp, phải cân nhắc ưu tiên nguồn nước khác, không nên chọn giải pháp từ
nguồn cấp nước ngầm vì sẽ phải chi phí lớn cho các công trình đầu tư, vận hành các
công trình xử lý.
1.4. Quản lý nhà nước đối với cấp nước sạch nông thôn
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
17
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
Quản lý nhà nước về cấp nước sạch nông thôn là hoạt động chấp hành – điều
hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động quản lý về cấp nước
sạch nhằm đạt được các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông
thôn giai đoạn 2001-2020.
1.4.1. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước (QLNN) đối với
cấp nước sạch nông thôn
Nhà nước là chủ thể quản lý mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội trong đó có
vấn đề cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Để đảm bảo các chủ trương, chính sách,
pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực nước sạch được triển khai vào trong thực tế,
không lực lượng nào ngoài nhà nước có đủ các điều kiện về tổ chức bộ máy điều
hành, nguồn nhân lực, vật lực và cả một hành lang pháp lý đủ mạnh để thực hiện
chức năng quản lý đó.
Vai trò của quản lý nhà nước trong cung cấp nước sạch nông thôn còn nhằm
bảo vệ lợi ích của các bên trong cấp nước sạch nông thôn như: bên cung cấp dịch
vụ được nhà nước ưu đãi về tiền thuê đất, tiền điện vận hành…; bên thụ hưởng là
người dân, tổ chức với chất lượng nước đảm bảo và giá thành hợp lý. Nhiệm vụ của
ngành cấp nước sạch nông thôn được thể hiện qua các mặt sau:
- Khảo sát tất cả các nguồn nước có thể khai thác và sử dụng được
- Đánh giá chất lượng nguồn nước
- Xác định phương thức khai thác nguồn nước
- Các biện pháp xử lý nước cấp, nước xả
- Xây dựng các sơ đồ vận hành các hệ thống cấp nước
- Xác định được nhu cầu sử dụng nước và chỉ tiêu cấp nước
- Vận hành và bảo dưỡng hệ thống
- Thu phí cấp nước để tái sản xuất.
1.4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về cấp nước sạch nông thôn
1.4.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý từ Trung ương tới địa phương
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
18
Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn
Nhiệm vụ cần làm và trước tiên đối với lĩnh vực cấp nước và vệ sinh nông
thôn là phải tổ chức một hệ thống cơ quan quản lý từ TW đến địa phương nhằm
đảm nhiệm tốt các chức năng, nhiệm vụ quản lý về cấp nước sạch nông thôn.
Đối với nước ta trách nhiệm đối với ngành cấp nước sạch nói chung được
phân chia cụ thể tại Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn giai đoạn
2001 – 2020. Trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý chính
đối với cấp nước sạch nông thôn.
Sự phân cấp quản lý và giám sát các công trình cấp nước của một quốc gia
được minh họa bằng sơ đồ sau:
CẤP QUỐC
GIA
- Lập kế hoạch chiến lược
- Hoạch định chính sách
- Định mức, tiêu chuẩn
- Quản lý CTQG
- Giám sát các dự án cấp nước
- Cung cấp kỹ thuật, đào tạo
-…
- Thực hiện dự án cấp nước
CẤP TỈNH
CẤP HUYỆN
XÃ
- Khảo sát thiết kế công trình
- Thi công và quản lý dự án
- Huấn luyện cấp cơ sở
-…
- Quản lý hệ thống ở cộng đồng
- Khai thác, bảo dưỡng công trình
- Thu phí dùng nước
-…
Hình 1.3 Mô hình quản lý cấp nước nông thôn
Để đảm bảo cho các dự án cấp nước sạch được thực hiện hiệu quả và thống
nhất trong phạm vi cả nước, Chính phủ đã thành lập Trung tâm quốc gia nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Bộ NN & PTNT với chức năng, nhiệm vụ
Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ
19