Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm quy hoạch kiến trúc viện quy hoạch và thiết kế xây dựng quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LƯƠNG TIẾN CƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

[\

LƯƠNG TIẾN CƯỜNG

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM
QUẢN TRỊ KINH DOANH

QUY HOẠCH KIẾN TRÚC - VIỆN QUY HOẠCH VÀ
THIẾT KẾ XÂY DỰNG QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA 2011A

Hà Nội - 2013


Bé Gi¸o Dôc vµ еo T¹o
Tr−êng Đ¹i Häc B¸ch Khoa Hµ Néi

[\

LƯƠNG TIẾN CƯỜNG


PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM
QUY HOẠCH KIẾN TRÚC - VIỆN QUY HOẠCH VÀ
THIẾT KẾ XÂY DỰNG QUẢNG NINH

Chuyªn ngµnh: Qu¶n trÞ kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ng−êi h−íng dÉn khoa häc:

PGS.TS. BÙI XUÂN HỒI

Hà Nội - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu tình
hình hoạt động thực tiễn và dưới sự hướng dẫn của thầy PGS.TS. Bùi Xuân Hồi,
các số liệu trong luận văn này trung thực và chưa được công bố trong một công
trình nghiên cứu khác.
Quảng Ninh, tháng 09 năm 2013
Học viên

Lương Tiến Cường

i



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Viện kinh tế và Quản lý, Viện sau
đại học trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Ban lãnh đạo và các phòng ban nghiệp
vụ của Viện Quy hoạch và thiết kế Xây dựng Quảng Ninh ; Bạn bè, đông nghiệp và
gia đình đã giúp đỡ tôi trong qua trình học tập và hoàn thành luân văn.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Bùi Xuân Hồi - Giảng
viên Viện Kinh tế và Quản lý - Trường đại học Bách khoa Hà Nội đã trực tiếp
hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn thạc sỹ.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có sự cố gắng của bản thân, song do
khả năng và kinh nghiệm có hạn nên luân văn không tránh khỏi một số sai sót ngoài
mong muốn, vì vậy tôi rất mong được quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp góp ý để
các nghiên cứu trong luận văn được áp dụng vào thực tiến.
Quảng Ninh, tháng 09 năm 2013
Học viên

Lương Tiến Cường

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ ii
MỤC LỤC.................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................. vi
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP ..................................................................................................... 2

1.1 CẠNH TRANH VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA CẠNH TRANH TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .................................................................................. 2
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh ................................................................................. 2
1.1.2 Phân loại cạnh tranh.................................................................................. 4
1.1.3 Vai trò của cạnh tranh................................................................................ 6
1.1.4. Chức năng của cạnh tranh ........................................................................ 7
1.1.5 Tính tất yếu của sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ..................... 7
1.2 LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ............................................ 9
1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh ............................................................. 9
1.2.2 Các cấp độ năng lực cạnh tranh ................................................................ 10
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................... 14
1.2.4 Một số công cụ sử dụng trong cạnh tranh................................................... 16
1.2.5 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh ......................................... 22
1.3 MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ............................................ 23
1.3.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter...................................... 23
1.3.2 Mô hình PEST - môi trường vĩ mô ............................................................. 27
1.4 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................................ 31
1.4.1.Quy trình nghiên cứu.................................................................................. 31

iii


1.4.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 31
1.4.3 Thu thập dữ liệu ......................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG
TÂM QUY HOẠCH KIẾN TRÚC - VIỆN QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ
XÂY DỰNG QUẢNG NINH.................................................................................... 36
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM QUY HOẠCH KIẾN TRÚC VIỆN QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG QUẢNG NINH........................ 36

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển............................................................. 36
2.1.2 Cơ cấu tổ chức............................................................................................ 36
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ................................................................................... 37
2.1.4 Đặc điểm về sản xuất, cung cấp sản phẩm dịch vụ của Trung tâm ........... 38
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
TRUNG TÂM QUY HOẠCH KIẾN TRÚC - VIỆN QUY HOẠCH VÀ THIẾT
KẾ XÂY DỰNG QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 .................................... 39
2.2.1 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn quy hoạch kiến trúc........ 39
2.2.2 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của trung tâm giai đoạn
2010 - 2012 ................................................................................................................. 41
2.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA TRUNG TÂM..................................................................................... 54
2.3.1 Yếu tố bên ngoài ......................................................................................... 54
2.3.2 Yếu tố bên trong ......................................................................................... 62
2.4 ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM
TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2012............................................................................. 68
2.4.1 Những kết quả đạt được ............................................................................. 68
2.4.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân..................................................... 69
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM QUY HOẠCH KIẾN TRÚC - VIỆN
QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG QUẢNG NINH .............................. 71
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM...................................... 71
3.1.1 Định hướng chung...................................................................................... 71

iv


3.1.2. Định hướng về công tác tư vấn lập quy hoạch xây dựng đô thị................ 73
3.1.3 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của trung tâm............................................ 75
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA TRUNG TÂM QUY HOẠCH KIẾN TRÚC - VIỆN QUY HOẠCH VÀ
THIẾT KẾ XÂY DỰNG QUẢNG NINH .................................................................. 76
3.2.1 Giải pháp gia tăng doanh thu .................................................................... 76
3.2.2 Sử dụng hiệu quả hơn các công cụ cạnh tranh .......................................... 78
3.2.3 Nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật........................................................... 83
3.2.4 Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức ........................................................ 86
3.3. KIẾN NGHỊ CÁC CƠ QUAN CẤP TRÊN.................................................... 88
3.3.1. Kiến nghị với Bộ xây dựng .......................................................................... 88
3.3.2. Kiến nghị với các cơ quan chính quyền địa phương nơi triển khai lập
quy hoạch..................................................................................................................... 89
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 90
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 91

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Giá trị doanh thu của Trung tâm trong giai đoạn 2010 - 2012................ 41
Bảng 2.2: Số lượng hợp đồng trung tâm thực hiện được trong giai đoạn 2010 - 2012....... 43
Bảng 2.3: Doanh thu và thị phần của toàn ngành và một số đơn vị khác trên địa
bàn Quảng Ninh...................................................................................... 45
Bảng 2.4: Phân bổ chi phí cho hoạt động xúc tiến của Trung tâm giai đoạn
2010 - 2012 ............................................................................................. 53
Bảng 2.5: Doanh thu một số đơn vị cạnh tranh với Trung tâm trong giai đoạn
2010 - 2012 ............................................................................................. 58
Bảng 2.6: Điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh với Trung tâm....... 59
Bảng 2.7: Cơ cấu doanh thu của trung tâm tính theo nhóm khách hàng trong
năm 2012 ................................................................................................ 61
Bảng 2.8: Một số chỉ số tài chính của Trung tâm giai đoạn 2010 - 2012 ................ 62
Bảng 2.9 Các chỉ tiêu khả năng thanh toán của Trung tâm giai đoạn 2010 - 2012........... 63

Bảng 2.10: Một số loại máy móc thiết bị được trang bị tại Trung tâm tính đến
năm 2012 ................................................................................................ 65
Bảng 2.11: Một số loại máy móc thiết bị tại Viện quy hoạch đô thị và nông
thôn phục vụ công tác tư vấn thiết kế ..................................................... 66
Bảng 2.12: Tình hình nhân sự của trung tâm giai đoạn 2010 - 2012....................... 67

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter .......................... 23
Sơ đồ 1.2: Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp (Mô hình PEST)......... 28
Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiên cứu ..................................................................... 31
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của trung tâm ........................................................ 37
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm của Trung tâm................................. 38
Biểu đồ 2.1: Giá trị doanh thu của Trung tâm giai đoạn 2010 - 2012 ............ 42
Biểu đồ 2.2: Số lượng hợp đồng trung tâm thực hiện được trong giai đoạn
2010-2012.................................................................................... 43
Biểu đồ 2.3: Tình hình gia tăng thị phần tính theo doanh thu của trung tâm
giai đoạn 2010 - 2012.................................................................. 46
Sơ đồ 2.3: Quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ của Trung tâm
theo tiêu chuẩn ISO 9001 ............................................................ 50
Biểu đồ 2.6: Tăng trưởng GDP VN giai đoạn 2010-212 ................................ 54
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu phòng Marketing .............................................................. 87

vii


LỜI MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là xu huớng chung của mọi nền kinh tế. Nó ảnh huởng tới tất cả

các linh vực, các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp. Ngày nay, hầu hết các
quốc gia dều thừa nhận trong mọi hoạt động đều phải cạnh tranh, coi cạnh tranh
không những là môi trường và động lực của sự phát triển, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh, tăng năng suất la động, tăng hiệu quả, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành
mạnh hoá các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội.
Trung tâm Quy hoạch kiến trúc - Viện Quy hoạch và Thiết kế Xây dựng
Quảng Ninh với chặng đường phát triển khiêm tốn so với các đơn vị trong lĩnh vực
tư vấn quy hoạch xây dựng, nhưng đơn vị cũng đã bước đầu thu được một số thành
công nhất định nhờ sự cố gắng, nỗ lực của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân
viên đơn vị. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và mạnh mẽ như hiện
nay, yếu tố nguồn nhân lực chỉ quyết định một phần đến quá trình phát triển của
doanh nghiệp nói chung. Vấn đề tăng cường năng lực cạnh tranh ảnh hưởng không
nhỏ đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Đánh giá và nhìn nhận đúng vai trò cũng như tầm quan trọng của việc tăng
cường năng lực cạnh tranh, ban lãnh đạo đơn vị đã có những chính sách, kế hoạch
nhất định để không ngừng nâng cao năng lực này. Tuy nhiên bên cạnh những thành
công và kết quả đạt được thì năng lực cạnh tranh của Trung tâm vẫn còn nhiều hạn
chế cần khắc phục. Để hiểu rõ hơn về những hạn chế này, trong quá trình tìm hiểu
tại Trung tâm tôi đã chọn đề tài: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Quy hoạch kiến trúc- Viện Quy
hoạch và thiết kế Xây dựng Quảng Ninh”
Ngoài phần mở đầu, kết luận, cấu trúc đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm quy hoạch kiến trúc
- Viện Quy hoạch và thiết kế xây dựng Quảng Ninh
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Trung tâm
quy hoạch Kiến trúc - Viện Quy hoạch kiến trúc và thiết kế xây dựng Quảng Ninh
1



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 CẠNH TRANH VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA CẠNH TRANH TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một thuật ngữ đã được sử dụng từ khá lâu song trong những
năm gần đây được nhắc đến nhiều hơn, nhất là ở Việt Nam. Bởi trong nền kinh tế
mở hiện nay, khi xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng phổ biến thì cạnh tranh
là phương thức để đứng vững và phát triển của doanh nghiệp. Nhưng “cạnh tranh là
gì” thì vẫn đang là một khái niệm chưa thống nhất, các nhà nghiên cứu đưa ra các
khái niệm cạnh tranh dưới nhiều góc độ khác nhau.
Theo diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế OECD: “Cạnh tranh là khả năng các doanh nghiệp, ngành, quốc
gia và vùng tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc
tế”. Khái niệm trên đã cố gắng kết hợp cả hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp,
của ngành và quốc gia.
Ủy ban Cạnh tranh Công nghiệp của Tổng thống Mỹ đưa ra khái niệm cạnh
tranh đối với một quốc gia như sau: “Cạnh tranh đối với một quốc gia thể hiện trình
độ sản xuất hàng hóa dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng
thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của nhân dân nước đó trong những
điều kiện thị trường tự do và công bằng xã hội” (Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao
sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, tr. 85). Trong khái niệm này người ta đề cao vai
trò của các điều kiện cạnh tranh là “tự do và công bằng xã hội”.
Như vậy, xét trên góc độ vĩ mô các khái niệm về cạnh tranh đều cho thấy mục
tiêu chung của hoạt động cạnh tranh là thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường trong
nước và quốc tế, tạo việc làm và thu nhập cao cho nền kinh tế.
2



Các nhà kinh tế của trường phái tư sản cổ điển quan niệm: “Cạnh tranh là một
quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên
thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần
xứng đáng so với khả năng của mình”. Theo quan niệm này cạnh tranh chủ yếu là
cạnh tranh về giá, vì thế lý thuyết giá cả gắn chặt với lý thuyết cạnh tranh.
Khi nghiên cứu về cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, Mác cũng đã đưa ra khái
niệm về cạnh tranh: “Cạnh tranh tư bản là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa
các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu
thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch” (C. Mac (2004), “Mac - Angghen
tuyển tập”, tập 2, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, tr.98). Như vậy cạnh tranh là
hoạt động của các doanh nghiệp trong nền sản xuất hàng hóa với mục đích ganh
đua, giành giật những điều kiện thuận lợi tronh sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để
thu lợi nhuận cao.
Kế thừa những tính hợp lý và khoa học của các quan niệm về cạnh tranh trước
đây, luận văn cho rằng để đưa ra một khái niệm đầy đủ cần chỉ ra được chủ thể cạnh
tranh, tính chất, phương thức và mục đích của quá trình cạnh tranh. Theo đó chúng
ta có thể quan niệm “ cạnh tranh là một quá trình kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh
tế (quốc gia, ngành hay doanh nghiệp) ganh đua với nhau để chiếm lĩnh thị trường,
giành lấy khách hàng cùng các điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất
nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận”.
Như vậy về bản chất, cạnh tranh là mối quan hệ giữa người với người trong
việc giải quyết lợi ích kinh tế. Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện ở mục đích
lợi nhuận và chi phối thị trường. Bản chất xã hội của cạnh tranh bộc lộ đạo đức kinh
doanh và uy tín kinh doanh của mỗi chủ thể cạnh tranh trong quan hệ với những
người lao động trực tiếp tạo ra tiềm lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và trong mối
quan hệ với người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh khác.
Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường, nó chịu
nhiều chi phối của quan hệ sản xuất giữ vị trí thống trị trong xã hội, nó có quan hệ
hữu cơ với các quy luật kinh tế khác như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ,

3


quy luật cung cầu…, đây là một đặc trưng gắn với bản chất của cạnh tranh. Quy luật
cạnh tranh chỉ ra cách thức làm cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội, do đó nó
làm giảm giá cả thị trường, nó tạo ra sức ép làm gia tăng hiệu quả sử dụng các yếu
tố sản xuất, nó chỉ ra ai là người sản xuất kinh doanh thành công nhất.
1.1.2 Phân loại cạnh tranh
Có nhiều cách phân loại cạnh tranh, căn cứ vào các tiêu chí khác nhau.
* Căn cứ vào số người tham gia trên thị trường, người ta chia cạnh tranh làm ba loại:
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranhtheo “luật” mua
rẻ bán đắt. Những người bán muốn bán các sản phẩm của mình với giá cao nhất,
còn những người mua lại muốn mua sản phẩm với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng
được chấp nhận là giá thống nhất giữa những người bán và người mua sau quá trình
“mặc cả” với nhau.
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: : Là cuộc cạnh tranh trên thị
trường nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm, dịch vụ.
- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Là cuộc cạnh tranhgiữa những
người mua nhằm mua được thứ hàng hoá mà họ cần. Khi cung nhỏ hơn cầu thì
giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng lên. Do thị trường khan hiếm nên người mua sẵn
sàng chấp nhận giá cao để mua được những hàng hoá mà họ cần. Vì số người
mua đông nên người bán tiếp tục nâng giá hàng lên và người mua tiếp tục chấp
nhận giá đó.
* Căn cứ vào phạm vi kinh tế người ta chia cạnh tranh thành hai loại:
- Cạnh tranh giữa các ngành:Là cuộc cạnh tranh giữa các doanhnghiệp trong
các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn. Kết quả của cuộc
cạnh tranh này là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hoá
thành giá trị sản xuất.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành:Là cuộc cạnh tranh giữa các doanhnghiệp

trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại hàng hoá nhằm mục đích tiêu thụ
4


hàng hoá có lợi hơn để thu được lợi nhuận cao hơn. Biện pháp cạnh tranh là các
doanh nghiệp phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động nhằm làm cho giá
trị hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu được lợi
nhuận cao hơn.
* Căn cứ vào chi phí bình quân của các doanh nghiệp, người ta chia cạnh tranh
thành hai loai:
- Cạnh tranh dọc:Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chiphí bình
quân thấp nhất khác nhau cùng tham gia vào thị trường. Khi đó, mỗi doanh nghiệp
điều chỉnh mức giá và lượng hàng hoá bán ra của mình sao cho có thể đạt lợi nhuận
cao nhất trên cơ sở quan sát giá bán của các doanh nghiệp khác. Quy luật cạnh tranh
dọc chỉ ra rằng: sự thay đổi về giá bán hoặc lượng bán nói trên của doanh nghiệp sẽ
có điểm dừng. Tức là chỉ sau một thời gian nhất định sẽ hình thành một mức giá
thống nhất trên thị trường. Có thể diễn giải quy luật này như sau: Giả sử trên thị
trường có bốn doanh nghiệp A, B, C và D cùng bán một loại sản phẩm với mức chi
phí cá biệt khác nhau. Giả sử mức chi phí cá biệt của A là lớn nhất và mức chi phí
đó giảm dần đối với B, C và D. Do A có mức chi phí cá biệt lớn nhất nên giá thành
của A cao hơn giá thành bình quân thống nhất trên thị trường. Sau quá trình cạnh
tranh, A không có khả năng tái sản xuất nên bị loại ra khỏi thị trường cạnh tranh. B
có giá thành sản phẩm cao thứ hai nhưng thấp hơn giá thị trường thống nhất do đó
còn có khả năng thu lợi nhuận. C có mức chi phí thấp hơn B nên C có nhiều lợi
nhuận hơn B. D là doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất. Quá trình cạnh tranh làm
doanh nghiệp A phá sản, doanh nghiệp B có mức chi phí bình quân lớn nhất trong
các doanh nghiệp còn lại nên B được gọi là “doanh nghiệp cận biên”. Nếu thị
trường có thêm một doanh nghiệp nữa có mức chi phí thấp hơn B thì B có thể bị
phá sản. Trong quá trình kinh doanh, “doanh nghiệp cận biên” sẽ tự quyết định giá
cả và số lượng hàng sản phẩm bán ra của mình trong giới hạn là giá bán sản phẩm

thấp hơn chi phí bình quân tối thiểu của doanh nghiệp A. Như vậy, tổng lượng hàng
hoá tiêu thụ trên thị trường là tổng sản lượng tối đa của B, C và D. Giá bán thống
nhất ổn định sau mộ chu kỳ cạnh tranh là giá của doanh nghiệp cận biên B.
5


Cạnh tranh dọc buộc các doanh nghiệp phải hiện đại hoá sản xuất để giảm chi
phí thì mới có thể tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh. Đây là một quá
trình liên tục có tính chất quyết định tới sự sống còn đối với các doanh nghiệp. Kết
quả của quá trình này là số lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường được tăng cao và
giá cả có xu hướng giảm dần xuống.
- Cạnh tranh ngang: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình
quân thấp nhất ngang nhau. Khác với cạnh tranh dọc, cạnh tranh ngang dẫn tới kết
quả là không có doanh nghiệp nào bị loại ra khỏi thị trường do có mức chi phí bình
quân thấp nhất ngang nhau. Song giá cả ở mức tối đa, lợi nhuận giảm dần và có thể là
không có lợi nhuận hoặc tất cả bị đóng cửa do nhu cầu mua qua thấp. Trong tình hình
đó, vì mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp không thể chấp nhận kết quả do cạnh
tranh mang lại mà sẽ vận động theo hai hướng: Hoặc là chấm dứt cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp, thống nhất với nhau một mức giá bán tương đối cao, giảm lượng bán
trên toàn thị trường để giành độc quyền. Điều này gây tổn hại đến lợi ích người tiêu
dùng. Vì vậy, để công bằng, Nhà nước buộc phải ban hành luật cấm thoả thuận giữa
các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh; Hoặc là các doanh nghiệp
phải tìm cách để giảm chi phí sản xuất để chuyển từ cạnh tranh ngang sang cạnh
tranh dọc nhằm trụ lại được trên thị trường với mức lợi nhuận cao.
1.1.3 Vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu của kinh tế thị trường, là động lực thúc
đẩy phát triển kinh tế.
Trên bình diện nền kinh tế, cạnh tranh có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế,
gópphần phân bổ nguồn lực có hiệu quả nhất thông qua việc kích thích các doanh
nghiệp sử dụng các nguồn lực tối ưu nhất cũng như hạn chế được những méo mó

của thị trường, góp phần phân phối lại thu nhập một cách có hiệu quả hơn và đồng
thời góp phần nâng cao phúc lợi xã hội.
Trên bình diện doanh nghiệp, bằng sự hấp dẫn của lợi nhuận từ việc đi đầu về
chất lượng, mẫu mã cũng như áp lực phá sản nếu đứng lại, cạnh tranh buộc các doanh
nghiệp phải luôn cải tiến, đổi mới công nghệ, phương pháp sản xuất, quản lý nhằm
6


nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất và lợi nhuận, qua
đó đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của chính các doanh nghiệp.
Trên bình diện người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra sự lựa chọn rộng rãi hơn, bảo
đảm cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng không thể áp đặt giá cả tuỳ tiện. Với khía
cạnh đó, cạnh tranh là yếu tố điều tiết thị trường, qua hệ cung cầu, góp phần hạn chế
méo mó giá cả và lành mạnh hoá các mối quan hệ xã hội.
1.1.4. Chức năng của cạnh tranh
Cạnh tranh có thể mang lại lợi ích cho người này và gây thiệt hại cho người
khác, song xét dưới góc độ toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực. Đối
với nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng sau:
- Cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh giữa cung và cầu. Cạnh tranh hướng việc sử
dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi có hiệu quả nhất.
- Cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi để sản xuất thích ứng với sự biến động
của cầu và công nghệ sản xuất.
- Cạnh tranh tác động một cách tích cực đến phân phối thu nhập: cạnh tranh sẽ
hạn chế hành vi bóc lột trên cơ sở quyền lực thị trường và việc hình thành thu nhập
không tương ứng với năng suất.
- Cạnh tranh là động lực thúc đẩy đổi mới.
Tầm quan trọng của những chức năng này có thể thay đổi theo từng thời kỳ.
Tuỳ theo từng thời kỳ, tuỳ theo việc đánh giá tầm quan trọng của mỗi chức năng,
người ta xây dựng mô hình chính sách cạnh tranh khác nhau. Chính vì vậy, để áp
dụng nguyên trạng một mô hình chính sách cạnh tranh của nước này vào một nước

khác, một doanh nghiệp này vào một doanh nghiệp khác, một sản phẩm này vào
một sản phẩm khác chắc chắn sẽ thu được kết quả như mong đợi, thậm chí còn nảy
sinh những hậu quả tai hại.
1.1.5 Tính tất yếu của sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan. Thị trường
là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa bao gồm các yếu tố đầu vào

7


và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Trên thị trường các nhà sản xuất, người
tiêu dùng, những người hoạt động buôn bán kinh doanh, quan hệ với nhau thông qua
hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa. Như vậy thực chất thị trường là chỉ các hoạt
động kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi, lưu thông hàng hóa và mối quan hệ
về kinh tế giữa người với người. Hình thức đầu tiên của nền kinh tế thị trường là kinh
tế hàng hóa. Kinh tế hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó sản
phẩm sản xuất ra để trao đổi và buôn bán trên thị trường. Nền kinh tế thị trường là
hình thức phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa, mà ở đó mọi yếu tố đầu vào và đầu
ra của quá trình sản xuất đều được quy định bởi thị trường.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn muốn có được
những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất như: thuê được lao động giá rẻ mà
có kĩ thuật, mua được nguyên vật liệu rẻ, có thị trường yếu tố đầu ra tốt. Điều đó dẫn
đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để chiếm lấy, nắm giữ lấy những điều kiện
thuận lợi. Sự cạnh tranh này chỉ kết thúc khi nó được đánh dấu bởi một bên chiến
thắng và một bên thất bại. Tuy vậy, cạnh tranh không bao giờ mất đi trong nền kinh
tế thị trường. Cạnh tranh là sự sống còn của các doanh nghiệp. Muốn tồn tại được
buộc các doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình bằng
cách: nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất để cạnh
tranh về giá cả, cái tiền khoa học kỹ thuật,… Điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát
triển, đồng thời cũng làm cho xã hội phát triển nhờ kinh tế phát triển, khoa học - kỹ

thuật phát triển do đòi hỏi phải nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp, cải
tiến khoa học - kỹ thuật.
Trong quá trình cạnh tranh các nguồn lực của xã hội sẽ được chuyển từ
nơi sản xuất kém hiệu quả đến nơi sản xuất có hiệu quả hơn. Tạo ra lợi ích xã
hội cao hơn, mọi người sẽ sử dụng những sản phẩm tốt hơn. Cạnh tranh đem lại
sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ. Do đó tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho
khách hàng, cho người tiêu dùng.
Như vậy, cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Cạnh
tranh giúp cho sự phân bổ nguồn lực xã hội có hiệu quả, đem lại lợi ích lớn hơn cho
xã hội. Cạnh tranh có thể được xem như là quá trình tích lũy về lượng để từ đó thực
8


hiện các bước nhảy vọt thay đổi về chất. Mỗi bước nhảy thay đổi về chất là mỗi nấc
thang của xã hội, nó làm cho xã hội phát triển đi lên, tốt đẹp hơn. Như vậy sự tồn của
cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan.
1.2 LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Cạnh tranh gắn liền với hành vi của chủ thể như hành vi của doanh nghiệp kinh
doanh, của cá nhân kinh doanh và của một nền kinh tế. Trong quá trình cạnh tranh
với nhau, để giành lợi thế về phíamình, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện
pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của mìnhtrên thị truờng. Các biện pháp này thể
hiện một sức mạnh nào đó của chủ thể, được gọi là năng lựccạnh tranh hay sức cạnh
tranh hoặc khả năng cạnh tranh của chủ thể đó. Khi muốn chỉ một sức mạnh,một khả
năng duy trì được vị trí của một hàng hóa nào đó trên thị trường thì người ta dùng
thuật ngữ“sức cạnh tranh của hàng hóa” hoặc “năng lực cạnh tranh của hàng hóa”.
Ðó cũng là chỉ mức độ hấpdẫn của hàng hóa đó với khách hàng.
Hiện nay, các thuật ngữ “năng lực cạnh tranh”, “sức cạnh tranh” và “khả năng
cạnh tranh” được sử dụng nhiều ở Việt Nam, trong khi thông dụng trong tiếng Anh
đều được sử dụng là “competitiveness”, cho nên chúng cùng chung một nghĩa và có

thể dùng thay thế cho nhau. Một khái niệm chính xác và thống nhất cho vấn đề này
đến nay vẫn còn gây nhiều tranh luận. Theo M. Porter,hiện chưa có một khái niệm
nào về năng lực cạnh tranh được thừa nhận một cách phổ biến. Dưới đây là một số
khái niệm về năng lực cạnh tranh:
Trong Từ điển thuật ngữ chính sách thương mại: “Năng lực cạnh tranh là năng
lực củamột doanh nghiệp, hoặc một ngành, một quốc gia không bị doanh nghiệp
khác, ngành khác đánh bại về năng lực kinh tế”. (Dictionary of Trade Policy (1997),
University of Adelaide, tr.87).
Ðối với các lãnh đạo doanh nghiệp, “năng lực cạnh tranh có nghĩa là sức cạnh
tranhtrên thị trường thế giới nhờ áp dụng chiến lược toàn cầu mà có được” (Adam
J.H, Từ điển rút gọn về kinh doanh, NXB Longman York Press, tr.92).
Theo Hội đồng Chính sách năng lực của Mỹ đưa ra khái niệm: “năng lực cạnh
tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới”; còn ủy ban
9


Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: năng lực cạnh tranh là năng lực
của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”.
Từ những nội dung trên, chúng ta có thể hiểu năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp như sau: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng
cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu
hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm
bảo sự phát triển kinh tế bền vững (TS. Nguyễn Minh Tuấn (2010), Nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB
ĐH Quốc gia TP. HCM, tr.105)
1.2.2 Các cấp độ năng lực cạnh tranh
1.2.2.1 Năng lực cạnh tranh quốc gia
Năng lực cạnh tranh quốc gia có thể hiểu là việc xây dựng một môi trường kinh
tế chung, đảm bảo phân bố hiệu quả các nguồn lực, đạt và duy trì mức tăng trưởng
cao, bềnvững. Môi trường cạnh tranh kinh tế chung có ý nghĩa rất lớn đối với việc

thúc đẩy quá trìnhtự điều chỉnh, lựa chọn của các nhà kinh doanh và các doanh
nghiệp theo các tín hiệu thịtrường được thông tin đầy đủ. Ngược lại, sự dịch chuyển
cơ cấu ngành theo hướng ngàycàng có hiệu quả hơn, tốc độ tăng trưởng, sự phồn
thịnh kinh tế lại phụ thuộc vào sự pháttriển năng động của doanh nghiệp.
Ngoài những yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý,…theo Diễn đàn
Kinh tế Thế giới(WEF) năm 1999, khuôn khổ nội dung xácđịnh năng lực cạnh tranh
tổng thể cấp quốc gia bao gồm 8nhóm nhân tố chủ yếu: độ mở cửa kinh tế; Chính phủ
- vai trò của Nhà nước và tác động của chínhsách tài khoá; tài chính tiền tệ; công
nghệ; cơ sở hạ tầng; quản lý (chất lượng quản lý nói chung); lao động; thể chế (hiệu
lực của pháp luật và thể chế của xã hội). Các yếu tố về năng lực cạnh tranh quốcgia
có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đến thu hút đầu tư
nước ngoàidưới điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hơn. Việc nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc giavà duy trì khả năng đó là một yêu cầu đề ra đối với nền
kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốctế. Tuy nhiên, hiện nay WEF đánh giá
năng lực cạnh tranh của các quốc gia trong “Báo cáo Năng lựccạnh tranh toàn cầu

10


2010-2011 của WEF” dựa trên 3 hạng mục cho điểm chính, bao gồm 12 trụ cột khác
nhau: hạng mục thứ nhất (các yêu cầu cơ bản) gồm 4 trụ cột là thể chế, cơ sở hạ tầng,
môi trườngkinh tế vi mô, giáo dục cơ bản và chăm sóc y tế; hạng mục thứ hai (các
nhân tố cải thiện hiệu quả)gồm 6 trụ cột là giáo dục bậc cao và đào tạo, tính hiệu quả
của thị trường hàng hóa, tính hiệu quả củathị trường lao dộng, mức độ phát triển của
thị trường tài chính, mức độ sẵn sàng về công nghệ, quy môthị trường; hạng mục thứ
ba (các nhân tố về sáng tạo và phát triển) gồm 2 trụ cột là trình độ phát triển của
doanh nghiệp và năng lực sáng tạo.
Trong mỗi trụ cột này lại bao gồm nhiều yếu tố khác nhau để xếp hạng. Chẳng
hạn, trụ cột thể chế bao gồm 21 yếu tố, từ quyền sở hữu trí tuệ tới mức độ bảo vệ
nhà đầu tư.

1.2.2.2 Năng lực cạnh tranh ngành
Nhưđã nêu trong phần phân loại cạnh tranh, cạnh tranh giữa các ngành là cuộc
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm
mục dích đầutư có lợi hơn. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là hình thành nên tỷ suất
lợi nhuận bình quânvà giá trị hàng hóa thành giá trị sản xuất. Năng lực cạnh tranh của
ngành phụ thuộc vào 4nhóm yếu tố:
+ Nhóm yếu tố do ngành tự quyết định bao gồm chiến lược phát triển ngành, sản
phẩmchế tạo, lựa chọn công nghệ, đào tạo cán bộ, đầu tư nghiên cứu công nghệ và
phát triển sảnphẩm, chi phí sản xuất và quan hệ với bạn hàng...
+ Nhóm các yếu tố do Chính phủ quyết dịnh, tạo ra môi trường kinh doanh bao
gồm: thuế, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, chi ngân sách cho hoạt động R&D, hệ
thống luậtpháp điều chỉnh quan hệ giữa các bên tham gia thị truờng...
+ Nhóm các yếu tố mà Chính phủ và ngành chỉ quyết định được một phần như:
nguyên liệu đầu vào sản xuất, nhu cầu của người tiêu dùng, môi trường thương mại quốc tế...
+ Nhóm các yếu tố hoàn toàn không thể quyết định được như: môi trường tự
nhiên,quy luật kinh tế...
1.2.2.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp muốn có một vị trí vững chắc và thị trường ngày càng được
mở rộng thì cần có một tiềm lực đủ mạnh để có thể cạnh tranh trên thị trường. Ðó
11


chính là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là tổng hợp năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần của chủ thể trong
sản xuất kinh doanh hàng hoá, là trình độ sản xuất ra sản phẩm đáp ứng được yêu cầu
của thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là năng lực tồn tại và
phát triển mà không cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp là năng lực cung cấp sản phẩm của chính doanh nghiệp trên các thị
truờngkhác nhau với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị truờng,
thể hiện thực lực vàlợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ trong việc sản xuất và

cung ứng, vừa tối đa hoá lợi ích củamình vừa thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách
hàng cho thấy năng lực cạnh tranh được nâng cao.
Do vậy, nói một cách cụ thể hơn thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
“khả năng doanhnghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất
và chất lượng cao hơn đối thủcạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao
và phát triển bền vững” (Ðặng Ðình Ðào (2003), Giáo trình Kinh tế Thương mại,
NXB Thống kê, Hà Nội, tr.94)
Ðể đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, người ta dựa vào nhiều tiêu
chí: thịphần, doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, thu nhập bình quân, phương
pháp quản lý,bảo vệ môi trường, uy tín của doanh nghiệp đối với xã hội, tài sản của
doanh nghiệp nhất là tài sản vô hình, tỷ lệ công nhân lành nghề, tỷ lệ đội ngũ quản lý
giỏi, nghiên cứu và sáng tạo... Những yếu tố đó tạo cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh
tranh, tức là tạo cho doanhnghiệp có khả năng triển khai các hoạt động với hiệu suất
cao hơn các đối thủ cạnh tranh, tạo ra giá trị cho khách hàng dựa trên sự khác biệt hoá
trong các yếu tố của chất lượng hoặcchi phí thấp, hoặc cả hai.
1.2.2.4 Năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ
Khi nói tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không
thể không bàn tới năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp
sản xuất cung cấp. Vì doanhnghiệp có năng lực cạnh tranh thì một trong những
yếu tố quan trọng là các hàng hóa dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp phải có năng
lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụthể hiện năng lực của
12


sản phẩm, dịch vụ đó thay thế một sản phẩm, dịch vụ khác đồng nhất hoặckhác
biệt, có thể do đặc tính, chất lượng hoặc giá cả sản phẩm, dịch vụ. Năng lực cạnh
tranh củasản phẩm, dịch vụ là một trong những yếu tố cấu thành năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Như vậy, người ta thường phân biệt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và
năng lực cạnh tranhcủa sản phẩm, dịch vụ. Nhưng nếu trên cùng một thị truờng, có

thể nói, năng lực cạnh tranh củasản phẩm, dịch vụ và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là hai khái niệm rất gần với nhau.
Theo GS.TS. Bùi Xuân Phong - Giảng viên khoa QTKD - Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông: “Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ là khả năng sản
phẩm, dịch đó được sử dụng được nhiều và nhanh chóng khi trên thị trường có nhiều
doanh nghiệpcùng cung cấp loại sản phẩm, dịch vụ đó”.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ chính là năng lực nắm giữ và nâng
cao thịphần của loại sản phẩm, dịch vụ do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem
ra để tiêu thụso với sản phẩm, dịch vụ cùng loại của các chủ thể sản xuất, cung ứng
khác đem đến tiêuthụ ở cùng một khu vực thị trường và thời gian nhất định. Năng lực
cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ có thể hiểu là sự vượt trội so với các sảnphẩm, dịch
vụ cùng loại trên thị trường về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩm,dịch
vụ tham gia cạnh tranh đều đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng, mang
lạigiá trị sử dụng cao nhất trên một đơn vị giá cả làm cho sản phẩm, dịch vụ có khả
năng cạnhtranh cao hon.
Khi đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ người ta thường sử dụng
các chỉtiêu chính như: sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, thị phần. Các chỉ tiêu này là
biểu hiện bênngoài của năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ cho thấy kết quả
của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của sản phẩm, dịch vụ. Khi đem so sánh
với đối thủ, chúng thểhiện một cách trực giác sức mạnh tổng thể và vị thế hiện tại của
sản phẩm, dịch vụ củadoanh nghiệp trên thị trường.
13


1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Có rất nhiều chỉ tiêu dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh
nghiệp. Tuynhiên, khi xem xét, nghiên cứu và phân tích cụ thể tình hình thực tế mỗi
lĩnh vực hoạt độngsẽ còn có thể sử dụng các tiêu chí khác mà phạm vi nghiên cứu
chưa thể bao quát đầy đủ.Dưới đây là một số yếu tố chủ yếu thường được xem xét khi
đánh giá về năng lực cạnhtranh của một doanh nghiệp.

1.2.3.1 Sản lượng, doanh thu của sản phẩm, dịch vụ
Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, trong
đó sản lượng và doanh thu là một trong các chỉ tiêu quan trọng hàng đầu. Khi sản
lượng tiêu thụ của một sản phẩm dịch vụ hàng năm tăng cao, tức sản phẩm dịch vụ đó
duy trì và phát triển thị phần. Cũng tương tự như vậy, doanh thu hàng năm cao và có
tốc độ tăng trưởng hợp lý chứng tỏ giá cả sản phẩm được duy trì ổn đinh, sản phẩm
đó được thị trường chấp nhận và có khả năng cạnh tranh cao. Còn nếu như khối
lượng tiêu thụ lớn nhưng doanh thu không cao, điều đó chứng tỏ rằng giá cả sản
phẩm dịch vụ có sự giảm sút và năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ đó phần
nào bị giảm đi.
1.2.3.2 Thị phần của doanh nghiệp
Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được.
Thực chất nó là phần phân chia thị trường của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh
tranh trong ngành.Thị phần của doanh nghiệp so với các đối thủ khác nói lên sức
mạnh mà doanh nghiệpcó thể giành được trong cạnh tranh. Ðể so sánh về mặt qui mô
kinh doanh và vị thế trên thịtrường, thì việc so sánh thị phần các sản phẩm dịch vụ
chính của doanh nghiệp là chỉ tiêuquan trọng mà doanh nghiệp cần phải so sánh, phân
tích, đánh giá. Thị phần của doanh nghiệp thường được xác định về mặt hiện vật
(khối lượng sản phẩm) và về mặt giá trị(doanh thu).
- Công thức xác định thị phần của doanh nghiệp về mặt hiện vật:
Thị phần của doanh

=

nghiệp

14

Qhv
Q



Trong đó:
+ Qhv: là khối lượng hàng hóa bằng hiện vật doanh nghiệp tiêu thụ được
+ Q: Tổng khối lượng sản phẩm cùng loại tiêu thụ trên thị trường.
- Công thức xác định thị phần của doanh nghiệp về mặt giá trị
TRdn

Thị phần của doanh
=

nghiệp

TR

Trong đó:
+ TRdn : là doanh thu của doanh nghiệp thực hiện được
+ TR: Doanh thu toàn ngành hiện có trên thị trường.
1.2.3.3 Thị phần so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
Bên cạnh chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp nói chung thì thị phần của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất cũng là tiêu chí đánh giá năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Thị phần so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất được tính theo công thức
Thị phần so với đối thủ cạnh
tranh mạnh nhất

DTdn
=

DT


x

100

Trong đó:
+ DTdn : là doanh thu của doanh nghiệp thực hiện được
+ DT: Doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.
Khi sử dụng phương pháp này có thể lựa chọn từ 3 đến 5 đối thủ mạnh nhất.
Tuỳ theo lĩnh vực cạnh tranh khác nhau mà có những lựa chọn khác nhau.
Chỉ tiêu này đơn giản và dễ tính toán hơn nhiều so với chỉ tiêu thị phần, do
doanh nghiệp thường có nhiều thông tin hơn về đối thủ cạnh tranh và thị phần mà các
đối thủ cạnh tranh mạnh nhất nắm giữ thường là khu vực thị trường có lợi nhuận cao
hơn và rất có thể doanh nghiệp cần phải chiếm lĩnh thị trường này.
1.2.3.4. Uy tín và thương hiệu sản phẩm
Ngày nay uy tín của thương hiệu sản xuất ngày càng trở nên quan trọng. Cùng
một mức chất lượng, giá cả và mẫu mã như nhau, những sản phẩm có thương hiệu uy
15


tín được nhiều người biết đến có giá cao hơn nhiều. Không những thế, nhãn hiệu
thương mại của Công ty càng có uy tín sẽ tạo cho người tiêu dùng lòng tin, độ tin cậy
đối với sản phẩm. Khi tiêu dùng sản phẩm của Công ty, người tiêu dùng sẽ còn phải
băn khoăn nhiều cũng như mất nhiều thời gian để tìm hiểu về sản phẩm mình định
mua. Như vậy, nhãn hiệu thương mại có thể coi là một tài sản vô hình mà Công ty đã
tạo dựng được trong một thời gian nhất định.
Thương hiệu thể hiện uy tín của doanh nghiệp, nó cũng thể hiện chất lượng sản
phẩm của doanh nghiệp, đặc trưng sản phẩm của doanh nghiệp, biểu tượng hay hình
ảnh của doanh nghiệp... Khi thương hiệu sản phẩm đã xâm nhập được vào thị trường
nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhà sản xuất sản phẩm đó, thể hiện là:

Khách hàng sẽ tin tưởng vào chất lượng sản phẩm
Khi tin tưởng vào sản phẩm, khách hàng sẽ rất yên tâm khi tiêu dùng sản phẩm đó.
Có nhãn hiệu trên thị trường sẽ dễ thu hút khách hàng mới và doanh nghiệp có
thể mở rộng thêm thị trường của mình
Doanh nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận hơn khi mở rộng thị trường mới vì được
đông đảo khách hàng biết đến.
Với một nhãn hiệu có uy tín trên thị trường, doanh nghiệp sẽ tạo ra sự tự hào
cho khách hàng sử
Dụng sản phẩm đó.
Tạo ra được uy tín với khách hàng thì doanh nghiệp sẽ có thể thu hút được
nguồn nhân tài quý hiếm và vốn đầu tư từ bên ngoài vào doanh nghiệp dễ dàng hơn.
Như vậy, uy tín của sản phẩm thông qua nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường giúp
khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, yên tâm sử dụng và như vậy sẽ phân
phối tiêu thụ sản phẩm đó dễ dàng hơn, giá bán sản phẩm có thể cao hơn. Qua đó doanh
nghiệp sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh sản phẩm của mình trên thị trường.
1.2.4 Một số công cụ sử dụng trong cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ chịu tác động của nhiều yếu tố. Nó
bao gồm các yếu tố mang tính vĩ mô, các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh bên
16


×