Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty cổ phần CMC phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.24 MB, 143 trang )

ĐINH TRUNG KIÊN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------

NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CMC PHÚ THỌ
ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Chuyênngành: Quảntrịkinhdoanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
KHÓA 2010B

TS. VŨ QUANG

HÀ NỘI - 2013


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn của riêng tôi. Những kết quả phân tích,


đánh giá, tổng hợp trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ bản luận văn nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Nguyễn Thị Minh Phượng

Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

0

Lớp: QTKD-VT

Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

4

Danh mục các bảng

5

Danh mục các hình vẽ, đồ thị, sơ đồ


8

Danh mục các phụ lục

9

Phần mở đầu

10

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

13

1.1. Chất lượng nhân lực và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của

13

doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.
1.1.1 Chất lượng của doanh nghiệp

13

1.1.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp

15

1.1.3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cán bộ quản lý doanh


15

nghiệp
1.2. Phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh

22

nghiệp.
1.2.1 Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về ngành nghề được đào tạo

28

của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp.
1.2.2 Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về trình độ (cấp độ) chuyên

31

môn được đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp.
1.2.3 Đánh giá chất lượng công tác của đội ngũ CBQL doanh nghiệp.

31

1.3. Các nhân tố và hướng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán

33

bộ quản lý doanh nghiệp
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ


41

CÁN BỘ QUẢN LÝ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CMC PHÚ THỌ
2.1. Đặc điểm sản phẩm - khách hàng, đặc điểm công nghệ và tình hình

41

hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

1

Lớp: QTKD-VT

Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

2.1.1 Đặc điểm sản phẩm

45

2.1.2 Đặc điểm về khách hàng

47

2.1.3 Đặc điểm công nghệ


49

2.1.4 Tình hình hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

51

2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty cổ

53

phần CMC Phú Thọ
2.2.1 Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về ngành nghề được đào tạo

53

của đội ngũ cán bộ quản lý Công ty cổ phần CMC Phú Thọ
2.2.2 Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về trình độ chuyên môn được

61

đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty cổ phần CMC Phú Thọ
2.2.3 Đánh giá chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ quản lý của

63

Công ty cổ phần CMC Phú Thọ
2.2.4 Đánh giá toàn diện chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý Công ty cổ

68


phần CMC Phú Thọ
2.3 Những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CBQL của

68

Công ty cổ phần CMC Phú Thọ
2.3.1. Nguyên nhân 1: Mức độ sát đúng thấp của kết quả xác định nhu

69

cầu, quy hoạch CBQL của Công ty cổ phần CMC Phú Thọ
2.3.2. Nguyên nhân 2: Mức độ hấp dẫn thấp của chính sách thu hút ban
đầu CBQL giỏi và mức độ độ hợp lý của tổ chức đào tạo bổ sung cho
CBQL mới được bổ nhiệm của Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

71

2.3.3. Nguyên nhân 3: Mức độ hợp lý hạn chế của tiêu chuẩn và quy
trình xem xét bổ nhiệm của CBQL của Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

75

2.3.4. Nguyên nhân 4: Mức độ hợp lý hạn chế của phương pháp đánh
giá thành tích và mức độ hấp dẫn thấp của chính sách đãi ngộ cho các
loại CBQL của Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

77

2.3.5. Nguyên nhân 5: Mức độ hấp dẫn thấp của chính sách hỗ trợ và

mức độ hợp lý của tổ chức đào tạo nâng cao cho từng loại CBQL của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

83

Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

2

Lớp: QTKD-VT

Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CMC
PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2012-2017

86

3.1 Những sức ép và những yêu cầu mới đối với đội ngũ cán bộ quản lý

86

của Công ty cổ phần CMC Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2017
3.1.1 Những sức ép mới đối với Công ty cổ phần CMC Phú Thọ giai


86

đoạn 2012 - 2017
3.1.2. Những yêu cầu mới đối với đội ngũ CBQL của Công ty cổ phần

89

CMC Phú Thọ giai đoạn: 2012 - 2017
3.2 Giải pháp 1: Đổi mới chính sách sử dụng: quy hoạch thăng tiến, bổ

91

nhiệm, miễn nhiệm, đánh giá thành tích đóng góp, đãi ngộ CBQL của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ giai đoạn: 2012 - 2017
3.2.1. Công tác quy hoạch cán bộ

94

3.2.2 Về chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm CBQL của Công ty cổ phần

94

CMC Phú Thọ
3.2.3. Công tác đánh giá thành tích công tác

95

3.2.4. Chính sách đãi ngộ đội ngũ CBQL

95


3.3 Giải pháp 2: Đổi mới chính sách hỗ trợ và tổ chức đào tạo nâng

98

cao trình độ cho từng loại CBQL của Công ty cổ phần CMC Phú Thọ
giai đoạn: 2012 – 2017
3.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo và mức độ hỗ trợ đào tạo nâng cao

99

trình độ cho từng loại CBQL của Công ty cổ phần CMC Phú Thọ giai
đoạn: 2012 – 2017
3.3.2. Đổi mới chính sách hỗ trợ và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ

100

cho từng loại CBQL của Công ty cổ phần CMC Phú Thọ giai đoạn:
2012 – 2017
KẾT LUẬN

106

TÀI LIỆU THAM KHẢO

107

Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

3


Lớp: QTKD-VT

Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

GS. TS

Giáo sư, Tiến sỹ



Quyết định



Nghị định

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


DN

Doanh nghiệp

SXCN

Sản xuất công nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

CBQL

Cán bộ quản lý

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

ĐHBKHN

Đại học Bách khoa Hà Nội.

ĐHTC

Đại học tại chức

ĐHCQ


Đại học chính quy

KS2

Kỹ sư 2

QTKD

Quản trị kinh doanh

HĐQT

Hội đồng quản trị

PX

Phân xưởng

ROA

Return on Assets
Tỷ suất sinh lời của tài sản

WTO

Word Trade Organization
Tổ chức thương mại quốc tế

NCKH


Nghiên cứu khoa học

[A, tr.B]

Tài liệu số A (mục lục tham khảo) ở trang B

[12, tr.269]

Tài liệu số 12 (mục lục tham khảo) ở trang 269

Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

4

Lớp: QTKD-VT

Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1 Biểu hiện yếu kém, nguyên nhân và tác động làm giảm hiệu quả của
các loại công việc quản lý doanh nghiệp

19


Bảng 1.2 Tỷ trọng đảm nhiệm các chức năng của các cấp cán bộ quản lý doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp (%)

24

Bảng 1.3 Tiêu chuẩn giám đốc, quản đốc doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
Việt Nam 2011 - 2015

25

Bảng 1.4 Cơ cấu ba loại kiến thức quan trọng đối với cán bộ quản lý DNSX
công nghiệp Việt Nam

26

Bảng 1.5 Mẫu bảng so sánh đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh
nghiệp theo chuyên gia tư vấn.

29

Bảng 1.6 Thay đổi cần thiết về cơ cấu đội ngũ CBQL DNSXCN VN về mặt
đào tạo chuyên môn ngành nghề

30

Bảng 1.7 Tỷ lệ (%) yếu kém trong công tác chấp nhận được của đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp Việt Nam.

32


Bảng 1.8 Các nội dung đánh giá chất lượng nhân lực của DN

33

Bảng 1.9 Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá tình hình nhân sự của doanh nghiệp.

36

Bảng 1.10 Kết quả tổng hợp các chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp

37

Bảng 1.11 Kết quả tổng hợp các đề xuất đổi mới chính sách đãi ngộ cho cán
bộ quản lý giỏi của doanh nghiệp

38

Bảng 1.12 Kết quả tổng hợp các chỉ số của chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao
trình độ cho các cán bộ quản lý của doanh nghiệp

39

Bảng 1.13 Kết quả tổng hợp các đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo
nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý giỏi của doanh nghiệp

40

Bảng 2.1 Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công Ty cổ phần
CMC Phú Thọ giai đoạn 2008 - 2010


Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

51

5

Lớp: QTKD-VT

Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

Bảng 2.2 Thống kê cơ cấu 03 loại kiến thức quan trọng Ban Giám đốc
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ các phòng ban

54

Bảng 2.3 Cơ cấu 03 loại kiến thức của Ban Giám đốc Công ty, Trưởng, phó các
phòng ban và Quản đốc, phó quản đốc phân xưởng Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

57

Bảng 2.4 Bảng kết quả xin ý kiến chuyên gia về tỷ lệ % hợp lý của CBQL theo cơ
cấu ngành nghề được đào tạo của Công ty cổ phần Phú Thọ giai đoạn 2012-2017

58

Bảng 2.5 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về ngành

nghề được đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

60

Bảng 2.6 Bảng tổng hợp đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về trình độ
chuyên môn được đào tạo của Ban giám đốc

61

Bảng 2.7 Bảng tổng hợp đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về trình độ
chuyên môn được đào tạo của Cán bộ quản lý nghiệp vụ.

62

Bảng 2.8 Bảng kết quả điều tra, khảo sát chất lượng công tác của đội ngũ cán
bộ quản lý Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

65

Bảng 2.9 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng công tác của đội ngũ cán
bộ quản lý Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

66

Bảng 2.10 Bảng đánh giá tổng hợp về chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý
của Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

68

Bảng 2.11 Bảng tổng hợp kết quả chính sách thu hút CBQL giỏi của Công ty

cổ phần CMC Phú Thọ năm 2010

73

Bảng 2.12 Bảng tổng hợp kết quả chính sách đãi ngộ của CBQL Công ty cổ
phần CMC Phú Thọ so với Công ty cổ phần Viglacera Việt Trì năm 2010

81

Bảng 2.13 Bảng tổng hợp kết quả chính sách hỗ trợ nâng cao trình độ cho
CBQL của Công ty cổ phần CMC Phú Thọ so với đối thủ cạnh tranh năm 2010

84

Bảng 3.1 Một số đề xuất đổi mới chính sách thu hút CBQL giỏi của Công ty cổ
phần CMC Phú Thọ giai đoạn 2012-2017

92

Bảng 3.2 Một số đề xuất đổi mới cơ chế chính sách đãi ngộ CBQL của Công
ty cổ phần CMC Phú Thọ giai đoạn 2012-2017

96

Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

6

Lớp: QTKD-VT


Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

Bảng 3.3 Nhu cầu đào tạo nâng cao cho từng loại CBQL của Công ty cổ phần
CMC Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2017

99

Bảng 3.4 Mức độ hỗ trợ và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho CBQL của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2017

100

Bảng 3.5 Một số đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ
cho từng loại CBQL của Công ty cổ phần CMC Phú Thọ giai đoạn 2012-2017

101

Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

7

Lớp: QTKD-VT

Khoá: CH2010B



Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1 Vị thế cạnh tranh quyết định mức độ khó (dễ) đạt hiệu quả cao hoạt
động của doanh nghiệp
Hình 1.2 Quá trình tác động của chất lượng quản lý đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp

17

18

Hình 1.3 Quan hệ giữa trình độ quản lý doanh nghiệp với hiệu quả kinh doanh

22

Hình 2.7 Biểu đồ tình hình giải quyết, xử lý các vấn đề, tình huống của đội
ngũ CBQL Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

67

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Công ty cổ phần
CMC Phú Thọ
Sơ đồ 2.2 Quy trình công nghệ sản xuất gạch Ceramic

Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

8


Lớp: QTKD-VT

43
50

Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Bảng tổng hợp tình hình được đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý
của công ty cổ phần CMC Phú Thọ
Phụ lục 2: Bảng kết quả điều tra, khảo sát chất lượng công tác của đội ngũ
cán bộ quản lý công ty cổ phần CMC Phú Thọ
Phụ lục 3: Bảng kết quả xin ý kiến chuyên gia về các chuẩn dùng để so sánh đánh
giá chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý Công ty cổ phần CMC Phú Thọ
Phụ lục 4: Quy định, quy chế quản lý cán bộ của Công ty cổ phần CMC Phú
Thọ
Phụ lục 5: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của Công ty
cổ phần CMC Phú Thọ các năm 2008, 2009, 2010

Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

9

Lớp: QTKD-VT


108
109
110
111
112

Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn:
Theo lý luận chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý công ty là nhân tố
quyết định nhiều đến khả năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của công ty.
Nhận thức được điều này, các nhà quản lý mới nhận ra rằng: Chính con người
- các nhân viên của mình - mới chính là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp
hay cơ quan đó.
Ở nước ta, từ khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của
Nhà nước thì nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực. Nhà quản lý qua thực tế
kinh doanh sẽ có được cách nhìn mới hơn, thực tế hơn, hiện đại hơn về công tác
quản lý. Công tác quản lý đã thay đổi để phù hợp với cơ chế mới. Tuy nhiên công
tác quản lý nhân sự còn gặp phải một số yếu kém.
Trên thực tế khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới các
doanh nghiệp Việt Nam phải có những đột phá trong giải quyết tất cả các vấn đề,
trong đó vấn đề có vai trò quyết định là vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý.
Trong thời gian học tập tại Công ty cổ phần CMC Phú Thọ, qua nghiên cứu
công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty, tôi thấy rằng công ty đã và

đang tích cực tiến hành một cách có hiệu quả công tác này. Tuy nhiên do điều kiện
có hạn nên công tác đào tạo và phát triển nhân sự ở công ty có nhiều hạn chế đòi
hỏi công ty phải có biện pháp giải quyết.
Do tầm quan trọng của vấn đề quản lý nhân lực nói chung và đào tạo - phát
triển nhân lực nói riêng cộng với lòng say mê mong muốn tìm hiểu về nhân sự và
mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc giải quyết những thực tế của
công tác đào tạo và phát triển nhân lực còn tồn tại của công ty, tôi mạnh dạn chọn
đề tài nghiên cứu: "Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty cổ phần CMC Phú Thọ ". Tôi hy vọng một
phần nào sẽ giúp cho công ty đạt được hiệu quả kinh doanh cao trong thời gian tới.

Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

10

Lớp: QTKD-VT

Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

2. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn nhằm giải quyết các vấn đề sau:
-

Xây dựng cơ sở lý luận về đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
doanh nghiệp.


-

Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ở Công ty cổ phần
CMC Phú Thọ.

-

Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lý của Công ty cổ phần CMC Phú Thọ.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Bộ máy cán bộ quản lý của Công ty cổ
phần CMC Phú Thọ trên cơ sở đó đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại Công ty cổ phần CMC Phú Thọ.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu lý thuyết về quản lý nhân lực hiện có.
Tiến hành thu thập có hệ thống các số liệu trong phạm vi đề tài nghiên cứu từ các
Phòng của Công ty cổ phần CMC Phú Thọ.
Thực hiện điều tra bằng phương pháp chuyên gia các đối tượng liên quan
nhằm mục đích có được những đánh giá, nhận xét về chất lượng đội ngũ CBQL từ
góc độ của người quản lý.
Công tác điều tra tiến hành theo 2 bước chính:
- Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính, tham luận trực tiếp,
thông qua đó hoàn chỉnh các mục trong bảng điểm đánh giá.
- Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng, thu thập thông tin
từ đối tượng phỏng vấn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:
Trong luận văn được trình bày lần đầu tiên về kết quả đánh giá sâu sát, định
lượng tình hình chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty cổ phần CMC
Phú Thọ.

Lần đầu tiên đề xuất những giải pháp sát hợp, cụ thể, mạnh mẽ nhằm nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty cổ phần CMC Phú Thọ.
Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

11

Lớp: QTKD-VT

Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

6. Nội dung và kết cấu luận văn gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp
trong kinh tế thị trường.
Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ở Công ty cổ
phần CMC Phú Thọ.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ giai đoạn 2012 – 2017.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình học tập và nghiên cứu song do
kiến thức còn hạn chế, chắc chắn luận văn của em còn nhiều thiếu sót. Em xin lĩnh
hội, tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, các cô trong Viện Kinh
Tế và Quản Lý – trường Đại học Bách khoa Hà Nội để luận văn tốt nghiệp của em
được hoàn thiện hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn!

Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng


12

Lớp: QTKD-VT

Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
DOANH NGHIỆP TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Trong kinh tế thị trường, khi phải cạnh tranh với các đối thủ khu vực và thế
giới doanh nghiệp Việt Nam không còn cách nào hơn là phải bước đột phá về
nhận thức và đầu tư cho việc nâng cao chất lượng nhân lực đổi mới quản lý nhân
lực. Chúng ta không phủ nhận vai trò quan trọng của các yếu tố khác như: Công
nghệ, tài chính, sản xuất, marketing, hành chính…. Các lĩnh vực đó thực sự có vai
trò tích cực khi chúng có chất lượng phù hợp nhu cầu. Chất lượng của các lĩnh vực
đó cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng nhân lực của lĩnh vực đó, của
lực lượng lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp.
1.1 Chất lượng nhân lực và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của doanh
nghiệp trong kinh tế thị trường.
1.1.1 Chất lượng của doanh nghiệp
Trong kinh tế thị trường hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đầu tư, sử
dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường. Hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như bất kỳ hoạt động nào khác của con
người có mục đích đạt được hiệu quả cao nhất có thể. Hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp là kết quả tương quan, so sánh những lợi ích thu được với phần các
nguồn lực (chi phí) cho các lợi ích đó. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chất lượng nhân lực có vai trò vị trí quan trọng
nhất.
Theo Giáo trình về quản lý nhân lực [14, tr260], nhân lực của doanh
nghiệp là toàn bộ khả năng lao động mà doanh nghiệp cần và huy động được cho
việc thực hiện và thực hiện, hoàn thành những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của
doanh nghiệp. Nhân lực của doanh nghiệp còn gần nghĩa với sức mạnh của lực
lượng lao động; sức mạnh của đội ngũ người lao động. Trong kinh tế thị trường
không cần có biên chế, nhân lực của doanh nghiệp là sức mạnh hợp thành các loại
khả năng lao động của những người giao kết, hợp đồng làm việc cho doanh
nghiệp. Nhân lực của doanh nghiệp là đầu vào độc lập, quyết định chất lượng, chi

Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

13

Lớp: QTKD-VT

Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

phí thời hạn của các sản phẩm trung gian, sản phẩm bộ phận và của các sản phẩm
đầu ra.
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về nhân lực và sử dụng hiệu quả
nguồn nhân lực sẵn có là yêu cầu hết sức quan trọng đối với tất cả mọi doanh
nghiệp. Bởi lẽ sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả là một chiến lược lâu dài đối với

các doanh nghiệp, điều đó không chỉ làm cho bộ máy của doanh nghiệp hoạt động
tốt mà còn là một biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng cường sức cạnh
tranh của doanh nghiệp. Việc sử dụng nhân lực đúng, đủ, hợp lý sẽ đem lại hiệu
quả cao trong sản xuất kinh doanh.
Theo Giáo trình về quản lý nhân lực [14, tr460], chất lượng nhân lực của
doanh nghiệp là mức độ đáp ứng nhu cầu nhân lực về mặt toàn bộ và về mặt đồng
bộ (cơ cấu) các loại. Nhu cầu nhân lực cho hoạt động của doanh nghiệp là toàn bộ
và cơ cấu các loại khả năng lao động cần thiết cho việc thực hiện, hoàn thành tốt
nhất những nhiệm vụ của doanh nghiệp trước mắt và trong tương lai xác định.
Chất lượng nhân lực của doanh nghiệp là nhân tố chủ yếu chất lượng, chi
phí thời hạn của các đầu vào khác; quyết định chất lượng, chi phí, thời hạn của các
sản phẩm trung gian, sản phẩm bộ phận và của sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp.
Con người phân tích, dự báo nhu cầu thị trường, các đối thủ cạnh tranh
quyết định chiến lược, kế hoạch, phương án kinh doanh: sản phẩm-khách hàng với
chất lượng và số lượng xác định; con người sáng tạo, lo chuyển giao công nghệ,
vận hành máy móc, thiết bị và không ngừng cải tiến, hiện đại hóa máy móc, thiết
bị; con người xác định nhu cầu vốn, nhu cầu vật tư, nhu cầu nhân lực và tổ chức
việc đảm bảo các đầu vào quan trọng đó...

Chất lượng
nhân lực của
doanh nghiệp

KNCT của
các yếu tố sản
xuất

KNCT của sản
phẩm đầu ra


Hiệu quả hoạt
động của
doanh nghiệp

Nhu cầu nhân lực cho các trường hợp khác nhau thường khác nhau. Nhân
lực thực tế thường sai khác so với nhu cầu. Khi có sự sai khác đó đáng kể hoạt
động của doanh nghiệp thường có hiệu quả không cao. Cần phải tìm, chỉ ra mức
độ sai khác đó cùng các nguyên nhân để có cơ sở, căn cứ cụ thể cho việc thiết kế,

Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

14

Lớp: QTKD-VT

Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

thực hiện các giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng nhân lực của doanh nghiệp
góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.1.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp
Thực tế cho thấy rằng, chất lượng thực hiện các loại công việc quản lý
doanh nghiệp cao đến đâu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cao đến đó. Chất
lượng thực hiện các loại công việc quản lý của doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc
vào chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý quyết định. Theo Giáo trình về
quản lý nhân lực [14, tr488], Cán bộ quản lý doanh nghiệp là người trực tiếp
hoặc tham gia, đảm nhiệm cả bốn loại (4 chức năng) quản lý ở doanh nghiệp:

Lập kế hoạch (Hoạch định); Đảm bảo tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ; Điều
phối (Điều hành); Kiểm tra (kiểm soát). Đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp bao
gồm tất cả những người có quyết định bổ nhiệm và hưởng lương chức vụ hoặc
phụ cấp trách nhiệm của doanh nghiệp đó.
Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp do những người cán bộ quản lý hợp
thành. Chất lượng (Sức mạnh) của đội ngũ đó không phải là kết quả của phép cộng
sức mạnh của những cán bộ trong đội ngũ. Theo Giáo trình về quản lý nhân lực
[14,tr 493], chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp là mức độ đáp
ứng nhu cầu từng loại và về mặt đồng bộ (cơ cấu) các loại. Nhu cầu là mức độ
cần thiết của từng loại và của toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý để các loại công việc,
các vấn đề quản lý phát sinh được thực hiện, giải quyết kịp thời, đảm bảo chất
lượng. Các loại cán bộ quản lý doanh nghiệp được hình thành theo cách phân loại
công việc quản lý doanh nghiệp. Quản lý doanh nghiệp được tách lập tương đối
thành quản lý chiến lược (lãnh đạo) và quản lý điều hành; Cán bộ quản lý doanh
nghiệp bao gồm 2 loại quan trọng: loại cán bộ quản lý điều hành - cán bộ đứng
đầu các cấp quản lý và loại cán bộ quản lý chuyên môn – phụ trách các bộ phận
chức năng.
1.1.3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cán bộ quản lý doanh
nghiệp
Để trả lời câu hỏi tại sao khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên phải thường
xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp, chúng ta tìm
hiểu về mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với chất lượng quản lý hoạt động
và với chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp.

Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

15

Lớp: QTKD-VT


Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển được khi có cạnh tranh từ đáng kể
trở lên chúng ta cần phải hiểu, quán triệt bản chất và mục đích hoạt động của
doanh nghiệp trong giải quyết tất cả các vấn đề, các mối quan hệ của hoặc liên
quan đến quá trình kinh doanh; nhận thức và đầu tư thỏa đáng cho quản lý doanh
nghiệp..
Trong kinh tế thị trường hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đầu tư, sử
dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường, tạo
lập hoặc củng cố vị thế với kỳ vọng đạt hiệu quả cao bền lâu nhất có thể. Doanh
nghiệp là đơn vị tiến hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh, là tổ chức làm
kinh tế. Doanh nghiệp có thể kinh doanh sản xuất, kinh doanh thương mại, kinh
doanh dịch vụ.
Như vậy, bản chất của hoạt động của doanh nghiệp là đầu tư, sử dụng các
nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường, những lợi ích
phát sinh. Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là đạt được hiệu quả hoạt động
cao nhất, bền lâu nhất có thể. Theo Giáo trình về quản lý nhân lực [14,tr 15], hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp là kết quả tương quan, so sánh những lợi ích
thu được từ hoạt động của doanh nghiệp quy tính thành tiền với tất cả các chi
phí cho việc có được các lợi ích đó cũng quy tính thành tiền. Hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp là tiêu chuẩn được sáng tạo để đánh giá, lựa chọn mỗi khi cần
thiết. Do đó, cần tính toán tương đối chính xác và có chuẩn mực để so sánh. Sau
khi đã quy tính, hàng năm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được nhận biết,
đánh giá trên cơ sở các chỉ tiêu : Lãi (Lỗ), Lãi / tổng tài sản.
Trong kinh tế thị trường doanh nghiệp tiến hành kinh doanh là tham gia
cạnh tranh. Vị thế cạnh tranh (lợi thế so sánh) của doanh nghiệp chủ yếu quyết

định mức độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Khi nền kinh tế của đất nước hội nhập với kinh tế khu vực, kinh tế thế giới
doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội, đồng thời phải chịu thêm nhiều sức ép mới.
Trong bối cảnh đó doanh nghiệp nào tụt lùi, không tiến so với trước, tiến chậm so
với các đối thủ là tụt hậu, là thất thế trong cạnh tranh là vị thế cạnh tranh thấp
kém hơn, là bị đối thủ mạnh hơn thao túng, là hoạt động đạt hiệu quả thấp hơn,
xuất hiện nguy cơ phá sản, dễ đi đến đổ vỡ hoàn toàn.
Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

16

Lớp: QTKD-VT

Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

Ta
N¨ng lùc

§èi thñ c¹nh tranh


Khã

Thêi gian

Hình 1.1 Vị thế cạnh tranh quyết định mức độ khó (dễ) đạt hiệu quả cao hoạt

động của doanh nghiệp
Thực tế của Việt nam từ trước đến nay và thực tế của các nước trên thế giới
luôn chỉ ra rằng: vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp chủ yếu do trình độ (năng
lực) lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp đó quyết định.
Quản lý doanh nghiệp viết đầy đủ là quản lý hoạt động của doanh nghiệp,
nó bao gồm xác quản lý chiến lược và quản lý điều hành. Quản lý chiến lược bao
gồm: hoạch định chiến lược, thẩm định chiến lược và chỉ đạo thực hiện chiến
lược. Hoạch định chiến lược là xác định mục tiêu chiến lược, các cặp sản phẩm
khách – hàng chiến lược và các nguồn lực chiến lược. Doanh nghiệp làm ăn lớn
khi có cạnh tranh đáng kể muốn đạt hiệu quả cao không thể không có chiến lược
kinh doanh, quản lý chiến lược. Quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp là
tìm cách, biết cách tác động đến những con người, nhóm người để họ tạo ra và
luôn duy trì ưu thế về chất lượng, giá, thời hạn của sản phẩm, thuận tiện cho khách
hàng. Quản lý doanh nghiệp một cách bài bản, có đầy đủ căn cứ khoa học là nhân
tố quan trọng nhất của hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Quản lý hoạt động của doanh nghiệp được nhìn nhận từ nhiều phương diện,
từ quá trình kinh doanh là thực hiện các thao tác tư duy, trí tuệ của 6 công đoạn
sau đây:

Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

17

Lớp: QTKD-VT

Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ


Chọn các cặp sản phẩm – khách hàng ;
Cạnh tranh vay vốn;
Cạnh tranh mua các yếu tố đầu vào;
Tổ chức quá trình kinh doanh;
Cạnh tranh bán sản phẩm đầu ra;
Chọn phương án sử dụng kết quả kinh doanh...
Nếu có yếu kém dù chỉ trong một công đoạn nêu ở trên là hiệu lực quản lý
kém, hiệu quả kinh doanh thấp.
Theo quy trình quản lý hoạt động của doanh nghiệp là thực hiện đồng bộ
bốn loại công việc sau:
- Hoạch định: lựa chọn các cặp sản phẩm-khách hàng và lập kế hoạch thực
hiện;
- Đảm bảo tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ;
- Điều phối hoạt động của doanh nghiệp;
- Kiểm tra.
Không thực hiện hoặc thực hiện không tốt dù chỉ một loại công việc nêu ở
trên là hiệu lực quản lý kém, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thấp.
Trình độ (năng lực, chất lượng) lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp được nhận
biết, đánh giá trên cơ sở chất lượng thực hiện 6 công đoạn nêu ở trên.

Chất
lượng
quản lý
hoạt
động của
doanh
nghiệp

Trình độ và

động cơ làm
việc của đa số
người lao động

Chất lượng
sản phẩm

Khả năng
cạnh tranh
của sản
phẩm

Trình độ
khoa học,
công nghệ

Giá thành
sản phẩm

Hiệu quả
kinh
doanh

Hình 1.2 Quá trình tác động của chất lượng quản lý đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.
Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

18

Lớp: QTKD-VT


Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

Chất lượng quản lý kinh doanh được nhận biết, đánh giá thông qua hiệu lực
quản lý. Hiệu lực quản lý được nhận biết, đánh giá thông qua chất lượng của các
quyết định, biện pháp quản lý. Chất lượng của các quyết định, biện pháp quản lý
phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của các cơ sở, căn cứ. Chất lượng của các cơ sở,
căn cứ phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tiến bộ của phương pháp, mức độ đầu tư
cho quá trình nghiên cứu tạo ra chúng.
Hiệu lực quản lý là tập hợp những diễn biến, thay đổi ở đối tượng quản lý
khi có tác động của chủ thể quản lý. Hiệu lực quản lý cao khi có nhiều diễn biến,
thay đổi tích cực ở đối tượng quản lý do tác động của chủ thể quản lý. Thay đổi,
diễn biến tích cực là thay đổi, diễn biến theo hướng đem lại lợi ích cho con người,
phù hợp với mục đích của quản lý; Chất lượng của quyết định, giải pháp, biện
pháp quản lý, chất lượng sản phẩm của từng loại công việc quản lý được đánh giá
bằng cách xem xét trực tiếp, sau đó xem chúng được xét tính đầy đủ đến đâu các
mặt, các yếu tố ảnh hưởng và trên cơ sở xem xét chất lượng (độ tin cậy) của các số
liệu, thông tin (căn cứ) sử dụng.
Như vậy, khi các quyết định ở các loại công việc quản lý hoạt động của
doanh nghiệp có các căn cứ đầy đủ, chính xác là khi các quyết định đó có chất
lượng cao. Các quyết định quản lý có chất lượng cao cùng với việc tổ chức thực
hiện các quyết định đó tốt làm cho người lao động trong doanh nghiệp sẽ hào
hứng sáng tạo làm cho kết quả kinh doanh tăng, chi phí giảm thiểu làm cho năng
lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng cao, tức là tốc độ tăng
hiệu quả kinh doanh thường cao hơn tốc độ tăng chất lượng quản lý.


Bảng 1.2 Biểu hiện yếu kém, nguyên nhân và tác động làm giảm hiệu
quả của các loại công việc quản lý doanh nghiệp
Loại
CVQLdn

Biểu hiện yếu kém

Nguyên nhân
trực tiếp, sâu xa

Tác động làm giảm
hiệu quả kinh doanh

1. Hoạch
định kinh
doanh

- Chọn các cặp sản
phẩm - khách hàng
thị trường không
cần nhiều; hoặc
nhiều đối thủ cạnh

- Không có các
kết quả dự báo cụ
thể, chính xác về
nhu cầu thị trường,
về đối thủ cạnh

- Kết quả kinh doanh

giảm hoặc tăng chậm;

Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

19

- Lãng phí, rủi ro nhiều,
giá thành đơn vị sản

Lớp: QTKD-VT

Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

tranh mạnh hơn hẳn
- Ba phần của bản
kế hoạch ít cụ thể,
kém rõ ràng, không
lôgic với nhau

tranh, về năng lực
của bản thân
doanh nghiệp
trong cùng một
tương lai;

phẩm cao;

Hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp giảm
hoặc không tăng hoặc
tăng chậm.

- Nhận thức và đầu
tư cho công tác
hoạch định kinh
doanh chưa đủ
lớn...
2. Đảm
bảo tổ
chức bộ
máy và tổ
chức cán
bộ

- Kết quả kinh doanh
không tăng hoặc tăng
chậm;

- Bộ máy chồng
chéo, có chức năng
nhiều bộ phận cùng
chủ trì, có chức năng
không có bộ phận
chủ trì;

- Thiếu nghiêm
túc, động cơ và kỹ

năng làm công tác - Chi phí cho hoạt động
tổ chức cán bộ;
quản lý cao do mức độ tích
- Nhận thức, đầu cực, sáng tạo trong công
- Số lượng cán bộ có tư cho đào tạo và việc của từng cán bộ và
năng lực phù hợp với ràng buộc giữa
mức độ phối hợp, trôi chảy
chức trách quá ít; Số tham gia đóng góp trong hoạt động của bộ
lượng cán bộ đảm
máy thấp.
với đãi ngộ cho
nhiệm cùng một lúc
cán bộ làm công - Trục trặc, lãng phí, rủi ro
từ 3 chức trách trở
tác tổ chức chưa nhiều, giá thành đơn vị sản
lên quá nhiều...
đủ hấp dẫn...
phẩm của doanh nghiệp
cao...

- Số lượng quyết
3. Điều
phối (điều định điều phối vội
- Thiếu nghiêm
vàng, phiến diện quá túc, động cơ và kỹ
hành)
năng điều phối
hoạt động nhiều;
của doanh - Số lượng trục trặc hoạt động cụ thể
đáng kể quá nhiều;

nghiệp
của doanh nghiệp;
- Số lần khắc phục

Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

- Nhận thức, đầu

20

- Sản lượng, doanh thu,
chất lượng giảm hoặc
không tăng hoặc tăng
chậm;
- Trục trặc, ngừng trệ,
lãng phí trong điều phối
nhiều;

Lớp: QTKD-VT

Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

tư cho đào tạo và
trục trặc chậm quá
nhiều và tốn phí quá ràng buộc giữa
tham gia đóng góp

cao...
với đãi ngộ cho
cán bộ điều phối
chưa đủ hấp dẫn...
4. Kiểm tra
trong quản
lý hoạt
động của
doanh
nghiệp

- Số lượng kiểm tra
hình thức, ít được
chuẩn bị kỹ trước
quá nhiều;
- Tiêu cực trong
kiểm tra quá
nhiều...

Thiếu nghiêm túc,
động cơ và kỹ
năng kiểm tra
trong loại hoạt
động cụ thể của
doanh nghiệp;

- Chi phí cho điều phối
cao; Giá thành đơn vị
sản phẩm của doanh
nghiệp không giảm hoặc

tăng...

- Sản lượng, doanh thu,
chất lượng giảm hoặc
không tăng hoặc tăng
chậm;

- Rủi ro, thất thoát, lãng
phí trong quá trình kinh
- Nhận thức, đầu
doanh nhiều; giá thành
tư cho đào tạo và đơn vị sản phẩm của
ràng buộc giữa
doanh nghiệp không
tham gia đóng góp giảm hoặc tăng...
với đãi ngộ cho
cán bộ kiểm tra
chưa đủ hấp dẫn.

Thực tế khẳng định rằng: lãnh đạo, quản lý yếu kém là nguyên nhân
sâu xa, quan trọng nhất của tình trạng:


Thiếu việc làm; Thiếu vốn, tiền chi cho hoạt động kinh doanh;



Công nghệ, thiết bị lạc hậu;




Trình độ và động cơ làm việc của đông đảo người lao động thấp;



Chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của người sử dụng;



Lãng phí nhiều, chi phí cao, giá thành đơn vị sản phẩm cao, giá chào bán
không có sức cạnh tranh.

Như vậy, khi các quyết định ở các loại công việc quản lý hoạt động của
doanh nghiệp có các căn cứ đầy đủ, chính xác là khi quản lý doanh nghiệp có chất

Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

21

Lớp: QTKD-VT

Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

lượng cao. Khi tổ chức thực hiện tốt các quyết định đó người lao động trong
doanh nghiệp sẽ hào hứng sáng tạo, năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ đạt được
hiệu quả kinh doanh cao, không ngừng phát triển.

Hiệu quả kinh doanh

+

0

-

Chất lượng quản lý
doanh nghiệp

a

Hình 1.4 Quan hệ giữa chất lượng quản lý doanh nghiệp với hiệu quả kinh doanh

Mức độ hấp dẫn
của các chính
sách đối với
CBQL doanh
nghiệp

Chất lượng
quản lý hoạt
động của
doanh nghiệp

Chất lượng
đội ngũ cán
bộ quản lý
doanh nghiệp


Hiệu quả kinh
doanh cao;
doanh nghiệp
tồn tại và phát
triển

1.2 Phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh
nghiệp.
Theo Giáo trình về quản lý nhân lực [14, tr 269], cần thiết phải đánh giá
chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
doanh nghiệp cụ thể từ bao nhiêu lên bao nhiêu nên phải đánh giá. Muốn đánh giá
được phải biết và sử dụng phương pháp đánh giá. Phương pháp đánh giá càng có
hàm lượng khoa học cao càng cho kết quả đánh giá có sức thuyết phục. Hàm
lượng khoa học của phương pháp đánh giá là kết tinh của mức độ thuyết phục của
bộ tiêu chí được thiết lập, mức độ sát đúng của bộ dữ liệu, mức độ chấp nhận được
của các chuẩn dùng để so sánh và cách lượng hóa mức độ đánh giá.
Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

22

Lớp: QTKD-VT

Khoá: CH2010B


Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty cổ phần CMC Phú Thọ

Trong khoa học và trên thực tế từ trước đến nay người ta đánh giá chất

lượng đội ngũ cán bộ quản lý bằng cách tập hợp các kết quả đánh giá từng chức
vụ, chức danh quản lý. Theo chúng tôi phương pháp này có khối lượng công việc
rất lớn; phải có tiêu chuẩn từng chức vụ, chức danh; đạt được các kết quả trung
gian rời rạc không phù hợp với một đặc thù của lao động quản lý là: khó tách bạch
kết quả của từng loại công tác, từng loại công việc, từng công việc; trong nhiều
trường hợp từng cán bộ, toàn bộ cán bộ quản lý đạt chuẩn (đảm bảo chất lượng)
mà sức mạnh của cả tập thể (đội ngũ) cán bộ quản lý của cơ quan (doanh nghiệp)
hạn chế, ở một số trường hợp lại là yếu kém.
Theo một số chuyên gia nghiên cứu cho thấy, chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý cần được đánh giá chủ yếu trên cơ sở phối hợp 3 mặt: Năng lực chuyên
môn ( trình độ chuyên môn được đào tạo, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm),
chất lượng công việc được phân công đảm mhiệm và hiệu quả hoạt động của cả
doanh nghiệp. Cần kết hợp kết quả tính toán, so sánh đánh giá theo số liệu thống
kê của công ty với kết quả đánh giá theo số liệu điều tra khảo sát.
Phương pháp này có cách tiếp cận từ phía công việc thay cho cách tiếp
cận từ phía người cán bộ quản lý, tức là khách quan hơn; cách tiếp cận từ tính chất
của loại công tác quản lý - loại công tác khó tách riêng kết quả của từng loại công
việc, từng công việc, tức là cách tiếp cận hệ thống hay hơn cách tiếp cận rời rạc;
cách tiếp cận ngược chiều: đi từ hiệu quả hoạt động đến chất lượng công tác quản
lý đến chất lượng của cả đội ngũ cán bộ quản lý đến mức độ hấp dẫn của chính
sách thu hút, mức độ hấp dẫn của chính sách đãi ngộ, mức độ hấp dẫn của chính
sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý của doanh nghiệp có so sánh
với của đối thủ cạnh tranh thành đạt, tức là phù hợp hơn với kinh tế thị trường.
Tiếp theo phương pháp này là phương pháp đánh giá chung kết định lượng – cho
phép đi đến kết luận cuối cùng về mức độ chất lượng đội ngũ CBQL và chỉ ra mức
độ yếu kém của công ty về từng yếu tố quyết định trực tiếp chất lượng của đội ngũ
cán bộ doanh nghiệp, tức là rõ ràng hơn; Phương pháp này là phương pháp duy vật
biện chứng cụ thể:làm rõ quan hệ giữa 3 khâu: nguyên nhân - hiện tượng - kết quả.
Do đó học viên chọn phương pháp đánh giá này để đánh giá chất lượng đội
ngũ cán bộ quản lý của Công ty cổ phần CMC Phú Thọ.

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp là kết tinh từ chất lượng
của các cán bộ quản lý của doanh nghiệp đó. Chất lượng người cán bộ quản lý

Học viên: Nguyễn Thị Minh Phượng

23

Lớp: QTKD-VT

Khoá: CH2010B


×