Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty cổ phần thiết kế công nghiệp hóa việt giai đoạn 2012 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
NGUYỄN XUÂN ANH

-----------------

Nguyễn Xuân Anh

QUẢN TRỊ KINH DOANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP HÓA VIỆT
GIAI ĐOẠN 2012-2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA 2011
Hà Nội – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-----------------

Nguyễn Xuân Anh

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA


CÔNG TY CP THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP HÓA VIỆT
GIAI ĐOẠN 2012-2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS TS. ĐỖ VĂN PHỨC

Hà Nội – Năm 2013


Đề tài:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………..

4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU….……………………………………………

5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ…………………………………………………..

8


LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………

9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP...................................................................11
1.1

Quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với chất lượng quản lý hoạt động và
với chất lượng đội ngũ CBQL của doanh nghiệp....................................11

1.2

Phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp.........19

1.3

Các nhân tố và hướng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL
doanh nghiệp ..............................................................................................34

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ QUẢN LÝ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP
HÓA VIỆT..................................................................................................48
2.1

Đặc điểm sản phẩm - khách hàng, đặc điểm công nghệ và tình hình
hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa
Việt...............................................................................................................48

2.1.1


Đặc điểm sản phẩm ....................................................................................57

2.1.2

Đặc điểm khách hàng.................................................................................59

2.1.3

Đặc điểm công nghệ ...................................................................................60

2.1.4

Tình hình hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần thiết kế công
nghiệp Hóa Việt..........................................................................................62

2.2

Đánh giá tình hình chất lượng đội ngũ CBQL ở Công ty cổ phần thiết
kế công nghiệp Hóa Việt............................................................................66

2.2.1

Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về ngành nghề được đào tạo của
đội ngũ CBQL Công ty cổ phần thiết kế công nghiệp Hoá Việt............67

Nguyễn Xuân Anh

1


CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

2.2.2

Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về trình độ chuyên môn được đào
tạo của đội ngũ CBQL của Công ty cổ phần thiết kế công nghiệp Hóa
Việt...............................................................................................................75

2.2.3

Đánh giá chất lượng công tác của đội ngũ CBQL của Công ty cổ phần
thiết kế công nghiệp Hóa Việt ...................................................................78

2.2.4

Đánh giá toàn diện chất lượng đội ngũ CBQL Công ty cổ phần thiết kế
công nghiệp Hóa Việt.................................................................................82

2.3

Những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CBQL của
Công ty cổ phần thiết kế công nghiệp Hóa Việt ......................................83

2.3.1


Nguyên nhân từ phía mức độ sát đúng thấp của kết quả xác định nhu
cầu, quy hoạch CBQL của Công ty CP thiết kế công nghiệp Hóa Việt 84

2.3.2

Nguyên nhân từ phía mức độ hấp dẫn thấp của chính sách thu hút ban
đầu CBQL giỏi và mức độ độ hợp lý của tổ chức đào tạo bổ sung cho
CBQL mới được bổ nhiệm của Công ty cổ phần thiết kế công nghiệp
Hóa Việt ......................................................................................................86

2.3.3

Nguyên nhân từ phía mức độ hợp lý hạn chế của tiêu chuẩn và quy
trình xem xét bổ nhiệm của CBQL của Công ty cổ phần thiết kế công
nghiệp Hóa Việt..........................................................................................90

2.3.4

Nguyên nhân từ phía mức độ hợp lý hạn chế của phương pháp đánh
giá thành tích và mức độ hấp dẫn thấp của chính sách đãi ngộ cho các
loại CBQL của Công ty cổ phần thiết kế công nghiệp Hóa Việt ...........93

2.3.5

Nguyên nhân từ phía mức độ hấp dẫn thấp của chính sách hỗ trợ và
mức độ hợp lý của tổ chức đào tạo nâng cao cho từng loại CBQL của
Công ty cổ phần thiết kế công nghiệp Hóa Việt ......................................98

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ CÔNG

NGHIỆP HÓA VIỆT TRONG 5 NĂM TỚI ........................................101
3.1

Những sức ép mới và yêu cầu mới đối với đội ngũ CBQL của Công ty
cổ phần thiết kế công nghiệp Hóa Việt trong 5 năm tới.......................101

3.1.1

5 sức ép mới đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty cổ phần thiết
kế công nghiệp Hóa Việt trong 5 năm tới ..............................................101

3.1.2

Những yêu cầu mới đối với đội ngũ CBQL của Công ty cổ phần thiết kế
công nghiệp Hóa Việt trong 5 năm tới ...................................................103

Nguyễn Xuân Anh

2

CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

3.2

Giải pháp 1: Đổi mới chính sách sử dụng: quy hoạch thăng tiến về

quản lý; tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm; quy trình miễn nhiệm;
đánh giá thành tích đóng góp, đãi ngộ cán bộ quản lý giỏi của Công ty
CP TK Công nghiệp Hóa Việt trong 5 năm tới .....................................105

3.3

Giải pháp 2: Đổi mới chính sách hỗ trợ và tổ chức đào tạo nâng cao
trình độ cho từng loại CBQL của Công ty CP Thiết kế Công nghiệp
Hóa Việt trong 5 năm tới.........................................................................113

3.3.1

Xác định nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại cán bộ quản
lý của Công ty CP Thiết kế Công nghiệp Hóa Việt trong 5 năm tới ...114

3.3.2

Xác định mức độ hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại cán bộ
quản lý của Công ty CP Thiết kế Công nghiệp Hóa Việt trong 5 năm
tới ...............................................................................................................116

3.3.3

Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo nâng cao trình độ cho từng
loại cán bộ quản lý của Công ty CP Thiết kế Công nghiệp Hóa Việt
trong 5 năm tới .........................................................................................118

3.4

Ước tính mức độ chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP Thiết kế

Công nghiệp Hóa Việt sẽ đạt được nếu áp dụng các giải pháp đề
xuất ............................................................................................................122

KẾT LUẬN ............................................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................124
PHỤ LỤC LUẬN VĂN.........................................................................................125

Nguyễn Xuân Anh

3

CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
GS. TS

Nội dung
Giáo sư, Tiến sỹ

TS

Tiến sỹ




Quyết định



Nghị định

TCVN
DN

Tiêu chuẩn Việt Nam
Doanh nghiệp

SXCN

Sản xuất công nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

CBQL

Cỏn bộ quản lý

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

ĐHBKHN


Đại học Bách khoa Hà Nội.

ĐHTC

Đại học tại chức

ĐHCQ

Đại học chính quy

KS2

Kỹ sư 2

QTKD

Quản trị kinh doanh

HĐQT

Hội đồng quản trị

PX

Phân xưởng

ROA

Tỷ suất sinh lời của tài sản (Return on Assets)


WTO

Tổ chức thương mại quốc tế (Word Trade Organization)

NCKH

Nghiên cứu khoa học

EPC
[A, tr.B]
[12, tr.100]

Nguyễn Xuân Anh

Tổng thầu Thiết kế - Mua sắm - Thi cụng (Engineering –
Procurement – Construction)
Tài liệu số A (mục lục tham khảo) ở trang B
Tài liệu số 12 (mục lục tham khảo) ở trang 100

4

CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng biểu

Trang

Bảng 1.1 Các hệ số xét tính lợi ích xã hội - chính trị và ảnh hưởng đến
môi trường trong việc xác định, đánh giá hiệu quả sản xuất công nghiệp
Việt Nam

12

Bảng 1.2 Tỷ trọng đảm nhiệm các chức năng của các cấp CBQL doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp (%)

22

Bảng 1.3 Tiêu chuẩn giám đốc, quản đốc doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp Việt Nam 2010 - 2015

23

Bảng 1.4 Cơ cấu ba loại kiến thức quan trọng đối với CBQL DN SX
công nghiệp Việt Nam

24

Bảng 1.5 Bảng tổng hợp trình độ nhân sự Công ty

28

Bảng 1.6 Thay đổi cần thiết về cơ cấu đội ngũ CBQL DNSXCN VN về

mặt đào tạo chuyên môn ngành nghề

28

Bảng 1.7 Tỷ lệ (%) yếu kém chấp nhận được trong công tác của đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp Việt Nam

32

Bảng 1.8 Bảng tóm lược phương pháp đánh giá chung kết định lượng
chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp

33

Bảng 1.9 Tập hợp kết quả diễn giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính
sách thu hút ban đầu cán bộ quản lý giỏi của công ty …..

37

Bảng 1.10 Tập hợp kết quả luận giải đề xuất đổi mới nhằm tăng mức độ

38

hấp dẫn của chính sách thu hút ban đầu cán bộ quản lý giỏi của công ty
…..trong 5 năm tới
Bảng 1.11 Động thái trọng số các loại giá trị (hấp dẫn) của các thành tố
chi trả cho người có công với doanh nghiệp Việt Nam

41


Bảng 1.12 Động thái các quan hệ góp phần đảm bảo công bằng tương
đối khi tính toán chi trả cho người có công với doanh nghiệp Việt Nam

41

Nguyễn Xuân Anh

5

CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

Bảng 1.13 Kết quả diễn giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách
đãi ngộ cán bộ quản lý giỏi của công ty…..

43

Bảng 1.14 Tập hợp kết quả luận giải đề xuất đổi mới nhằm tăng mức độ
hấp dẫn của chính sách đãi ngộ cán bộ quản lý giỏi của công ty…..trong
5 năm tới

44

Bảng 1.15 Kết quả diễn giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách
hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý của công
ty…..


46

Bảng 1.16 Kết quả luận giải đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo
nâng cao trình độ cho từng loại cán bộ quản lý của công ty .......

47

Bảng 2.1 Tình hình hiệu quả hoạt động 3 năm gần đây (2010 - 2012) của
Công ty cổ phần thiết kế công nghiệp Hóa Việt

63

Bảng 2.2 Cơ cấu 03 loại kiến thức của Ban Giám đốc Công ty, Trướng,
phó các phòng ban

70

Bảng 2.3 Bảng kết quả xin ý kiến chuyên gia về tỷ lệ % hợp lý của
CBQL theo cơ cấu ngành nghề được đào tạo của Công ty giai đoạn 2012
– 2015

72

Bảng 2.4 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về
ngành nghề được đào tạo của đội ngũ CBQL của Công ty cổ phần
thiết kế công nghiệp Hóa Việt

74


Bảng 2.5 Bảng tổng hợp đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về trình độ
chuyên môn được đào tạo của Ban giám đốc

75

Bảng 2.6 Bảng tổng hợp đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về trình độ
chuyên môn được đào tạo của CBQL nghiệp vụ

77

Bảng 2.7 Bảng kết quả điều tra, khảo sát chất lượng công tác của đội ngũ
CBQL Công ty cổ phần thiết kế công nghiệp Hóa Việt năm 2012

80

Bảng 2.8 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng công tác của đội
ngũ CBQL Công ty cổ phần thiết kế công nghiệp Hóa Việt

80

Nguyễn Xuân Anh

6

CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt


Bảng 2.9 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng của đội ngũ CBQL
của Công ty đến 12/2012

82

Bảng 2.10 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá mức độ hấp dẫn của thực
trạng chính sách thu hút ban đầu CBQL giỏi của Công ty cổ phần thiết kế
công nghiệp Hóa Việt năm 2012

89

Bảng 2.11 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá mức độ hấp dẫn của thực
trạng chính sách đãi ngộ CBQL giỏi của Công ty cổ phần thiết kế công
nghiệp Hóa Việt năm 2012

97

Bảng 2.12 Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ hấp dẫn của thực trạng
chính sách hỗ trợ nâng cao trình độ cho CBQL của Công ty cổ phần thiết
kế công nghiệp Hóa Việt năm 2012

99

Bảng 3.1 Tập hợp kết quả đề xuất đổi mới chính sách thu hút ban đầu
CBQL giỏi của Công ty cổ phần thiết kế công nghiệp Hóa Việt trong 5
năm tới.

108


Bảng 3.2 Tập hợp kết quả đề xuất đổi mới chính sách đãi ngộ CBQL
giỏi của Công ty cổ phần thiết kế công nghiệp Hóa Việt trong 5 năm tới

109

Bảng 3.3 Tập hợp kết quả đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo
nâng cao trình độ cho từng loại CBQL của Công ty cổ phần thiết kế công
nghiệp Hóa Việt trong 5 năm tới

117

Bảng 3.4 Tập hợp kết quả Chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP
Thiết kế Công nghiệp Hóa Việt dự kiến đạt được

122

Nguyễn Xuân Anh

7

CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Bảng biểu


Trang

Hình 1.1 Vị thế cạnh tranh quyết định mức độ khó (dễ) đạt hiệu quả cao
hoạt động của doanh nghiệp

13

Hình 1.2 Quá trình tác động của chất lượng quản lý đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp

15

Hình 1.3 Quan hệ giữa chất lượng quản lý với hiệu quả hoạt động của

19

doanh nghiệp

Nguyễn Xuân Anh

8

CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài luận văn
Sau quá trình học chương trình đào tạo thạc sỹ QTKD của trường Đại học
Bách khoa Hà Nội, Em nhận thức sâu sắc thêm rằng: Chất lượng quản lý,
chất lượng đội ngũ CBQL có vai trò quyết định đối với khả năng cạnh tranh
và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi nước ta chuyển sang kinh tế thị
trường, hội nhập kinh tế quốc tế, thực thi các cam kết với WTO, tức là khi có
cạnh tranh từ đáng kể trở lên.
Trên thực tế Việt Nam từ trước đến nay, vấn đề chất lượng của đội ngũ
CBQL là vấn đề còn nhiều yếu kém, bất cập nhất; trong tương lai khi nước ta
hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới doanh nghiệp Việt Nam nói
chung, doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nói riêng phải có những đột phá
trong giải quyết tất cả các vấn đề, trong đó vấn đề có vai trò quyết định là
vấn đề chất lượng của đội ngũ CBQL.
Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa Việt đang đứng trước những
thách thức to lớn với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường trong
nước; trước thực trạng với sự biến động thường xuyên của lực lượng lao
động, do sự cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực của các doanh nghiệp. Là cán
bộ của Công ty trực tiếp liên quan đến công tác quản lý tại Công ty và theo
dõi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, Em nhận thấy năng lực cạnh
tranh, hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa
Việt thật sự không cao; quản lý hoạt động, đội ngũ CBQL của công ty có
nhiều biểu hiện chưa mang lại hiệu quả cho Công ty.
Vì những lý do trên, là học viên cao học chuyên ngành QTKD, Em đã chủ
động đề xuất và được Giáo viên hướng dẫn GS. TS kinh tế Đỗ Văn Phức và
Viện Kinh tế và Quản lý chấp thuận cho làm luận văn thạc sỹ QTKD với đề

Nguyễn Xuân Anh

9


CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của
Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa Việt giai đoạn 2012-2015.
2. Mục đích (Các kết quả) nghiên cứu
Lựa chọn, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng đội ngũ CBQL doanh
nghiệp trong kinh tế thị trường.
Đánh giá tình hình chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty cổ phần thiết kế
công nghiệp Hóa Việt trong thời gian qua cùng những nguyên nhân.
Đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
CBQL của Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa Việt trong thời gian
tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là
phương pháp phân tích thống kê, điều tra, khảo sát, chuyên gia, so sánh.
4. Nội dung của luận văn: Luận văn gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp.
Chương 2. Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL ở Công ty Cổ
phần Thiết kế Công nghiệp Hóa Việt.
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty
Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa Việt giai đoạn 2012-2015.

Nguyễn Xuân Anh

10


CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

Thực tế luôn đòi hỏi chúng ta phải trả lời đồng thời 3 câu hỏi của vấn đề này
là: tại sao khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên phải thường xuyên nâng cao
chất lượng đội ngũ CBQL của doanh nghiệp; nâng cao từ bao nhiêu lên bao
nhiêu; nâng cao bằng cách nào. Câu hỏi 1 được trả lời bởi nội dung của mục
1.1; câu hỏi 2 được trả lời bởi nội dung của mục 1.2; câu hỏi 3 được trả lời
bởi nội dung của mục 1.3.
1.1 Quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với chất lượng quản lý hoạt động và
với chất lượng đội ngũ CBQL của doanh nghiệp
Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển được khi có cạnh tranh từ đáng kể trở
lên chúng ta cần phải hiểu, quán triệt bản chất và mục đích hoạt động của
doanh nghiệp trong giải quyết tất cả các vấn đề, các mối quan hệ của hoặc
liên quan đến quá trình kinh doanh; nhận thức và đầu tư thỏa dáng cho quản
lý doanh nghiệp..
Trong kinh tế thị trường hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đầu tư,
sử dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị
trường, tạo lập hoặc củng cố vị thế với kỳ vọng đạt hiệu quả cao bền lâu
nhất có thể. Doanh nghiệp là đơn vị tiến hành một hoặc một số hoạt động
kinh doanh, là tổ chức làm kinh tế. Doanh nghiệp có thể kinh doanh sản xuất,

kinh doanh thương mại, kinh doanh dịch vụ.
Như vậy, bản chất của hoạt động của doanh nghiệp là đầu tư, sử dụng các
nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường, những lợi
ích phát sinh. Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là đạt được hiệu quả
hoạt động cao nhất, bền lâu nhất có thể. Theo GS. TS kinh tế Đỗ Văn Phức
[14,tr.15], hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là kết quả tương quan,
Nguyễn Xuân Anh

11

CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

so sánh những lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp quy tính
thành tiền với tất cả các chi phí cho việc có được các lợi ích đó cũng quy
tính thành tiền. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là tiêu chuẩn được
sáng tạo để đánh giá, lựa chọn mỗi khi cần thiết. Do đó, cần tính toán tương
đối chính xác và có chuẩn mực để so sánh. Để tính toán được hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp trước hết cần tính toán được toàn bộ các lợi ích và
toàn bộ các chi phí tương thích. Do lợi ích thu được từ hoạt động của doanh
nghiệp cụ thể hàng năm thường rất phong phú, đa dạng, hữu hình và vô hình
(tiền tăng thêm, kiến thức, kỹ năng tăng thêm, quan hệ tăng thêm, tăng thêm
về công ăn - việc làm, cân bằng hơn về phát triển kinh tế, thu nhập, ảnh
hưởng đến môi trương sinh thái, môi trường chính trị - xã hội…) nên cần
nhận biết, thống kê cho hết và biết cách quy tính tương đối chính xác ra tiền.
Nguồn lực được huy động, sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp cụ thể

trong năm thường bao gồm nhiều loại, nhiều dạng, vô hình và hữu hình và có
loại chỉ tham gia một phần nên cần nhận biết, thống kê đầy đủ và bóc tách quy tính ra tiền cho tương đối chính xác.
Theo GS. TS kinh tế Đỗ Văn Phức [14,tr.16 và 17], mỗi khi phải tính toán,
so sánh các phương án, lựa chọn một phương án đầu tư kinh doanh cần đánh
giá, xếp loại A, B, C mức độ tác động, ảnh hưởng đến tình hình chính trị - xã
hội và môi trường sinh thái như sau :
Bảng 1.1 Các hệ số xét tính lợi ích xã hội - chính trị và ảnh hưởng đến
môi trường trong việc xác định, đánh giá hiệu quả sản xuất công nghiệp
Việt Nam.
Giai đoạn
Loại ảnh hưởng

Loại A

Xã hội - chính trị

Nguyễn Xuân Anh

12

2006 - 2010

2011 - 2015

2016 - 2020

1,35

1,25


1,15

CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

Môi trường

1,2

1,3

1,45

Xã hội - chính trị

1

1

1

Môi trường

1

1


1

Xã hội - chính trị

0,80

0,85

0,90

Môi trường

0,80

0,75

0,70

Loại B

Loại C

Sau khi đã quy tính, hàng năm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được
nhận biết, đánh giá trên cơ sở các chỉ tiêu : Lãi (Lỗ), Lãi / tổng tài sản.
Trong kinh tế thị trường doanh nghiệp tiến hành kinh doanh là tham gia cạnh
tranh. Vị thế cạnh tranh (lợi thế so sánh) của doanh nghiệp chủ yếu quyết
định mức độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Khi nền kinh tế của đất nước hội nhập với kinh tế khu vực, kinh tế thế giới
doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội, đồng thời phải chịu thêm nhiều sức ép

mới. Trong bối cảnh đó doanh nghiệp nào tụt lùi, không tiến so với trước,
tiến chậm so với các đối thủ là tụt hậu, là thất thế trong cạnh tranh là vị thế
cạnh tranh thấp kém hơn, là bị đối thủ mạnh hơn thao túng, là hoạt động đạt
hiệu quả thấp hơn, xuất hiện nguy cơ phá sản, dễ đi đến đổ vỡ hoàn toàn.
Hình 1.1

Vị thế cạnh tranh quyết định mức độ khó (dễ) đạt hiệu quả
cao hoạt động của doanh nghiệp.

N¨ ng lùc

§ èi thñ c¹ nh tranh

Ta


Khã

Thêi gian

Nguyễn Xuân Anh

13

CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt


Thực tế của Việt nam từ trước đến nay và thực tế của các nước trên thế giới
luôn chỉ ra rằng: vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp chủ yếu do trình độ
(năng lực) lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp đó quyết định.
Quản lý doanh nghiệp viết đầy đủ là quản lý hoạt động của doanh nghiệp, nó
bao gồm xác quản lý chiến lược và quản lý điều hành. Quản lý chiến lược
bao gồm: hoạch định chiến lược, thẩm định chiến lược và chỉ đạo thực hiện
chiến lược. Hoạch định chiến lược là xác định mục tiêu chiến lược, các cặp
sản phẩm khách – hàng chiến lược và các nguồn lực chiến lược. Doanh
nghiệp làm ăn lớn khi có cạnh tranh đáng kể muốn đạt hiệu quả cao không
thể không có chiến lược kinh doanh, quản lý chiến lược. Quản lý điều hành
hoạt động của doanh nghiệp là tìm cách, biết cách tác động đến những con
người, nhóm người để họ tạo ra và luôn duy trì ưu thế về chất lượng, giá,
thời hạn của sản phẩm, thuận tiện cho khách hàng. Quản lý doanh nghiệp
một cách bài bản, có đầy đủ căn cứ khoa học là nhân tố quan trọng nhất của
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Quản lý hoạt động của doanh nghiệp được nhìn nhận từ nhiều phương diện,
từ quá trình kinh doanh là thực hiện các thao tác tư duy, trí tuệ của 6 công
đoạn sau đây:
- Chọn các cặp sản phẩm – khách hàng;
- Cạnh tranh vay vốn;
- Cạnh tranh mua các yếu tố đầu vào;
- Tổ chức quá trình kinh doanh;
- Cạnh tranh bán sản phẩm đầu ra;
- Chọn phương án sử dụng kết quả kinh doanh...
Nếu có yếu kém dù chỉ trong một công đoạn nêu ở trên là hiệu lực quản lý
kém, hiệu quả kinh doanh thấp.
Theo quy trình quản lý hoạt động của doanh nghiệp là thực hiện đồng bộ bốn
loại công việc sau:
Nguyễn Xuân Anh


14

CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

- Hoạch định: lựa chọn các cặp sản phẩm – khách hàng và lập kế hoạch
thực hiện;
- Đảm bảo tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ;
- Điều phối hoạt động của doanh nghiệp;
- Kiểm tra.
Không thực hiện hoặc thực hiện không tót dù chỉ một loại công việc nêu ở
trên là hiệu lực quản lý kém, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thấp.
Trình độ (năng lực, chất lượng) lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp được nhận
biết, đánh giá trên cơ sở chất lượng thực hiện 6 công đoạn nêu ở trên.
Hình 1.2

Quá trình tác động của chất lượng quản lý đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp.

Chất lượng
quản lý nhà
nước và quản
lý doanh
nghiệp


Trình độ và
động cơ làm
việc của đa
số người lao

Chất lượng
sản phẩm

Khả năng
cạnh tranh
của sản phẩm

Trình độ
khoa học
công nghệ

Giá thành sản
phẩm

Hiệu quả
kinh doanh

Chất lượng quản lý kinh doanh được nhận biết, đánh giá thông qua hiệu lực
quản lý. Hiệu lực quản lý được nhận biết, đánh giá thông qua chất lượng của
các quyết định, biện pháp quản lý. Chất lượng của các quyết định, biện pháp
quản lý phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của các cơ sở, căn cứ. Chất lượng
của các cơ sở, căn cứ phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tiến bộ của phương
pháp, mức độ đầu tư cho quá trình nghiên cứu tạo ra chúng.
Nguyễn Xuân Anh


15

CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

Hiệu lực quản lý là tập hợp những diễn biến, thay đổi ở đối tượng quản lý
khi có tác động của chủ thể quản lý. Hiệu lực quản lý cao khi có nhiều diễn
biến, thay đổi tích cực ở đối tượng quản lý do tác động của chủ thể quản lý.
Thay đổi, diễn biến tích cực là thay đổi, diễn biến theo hướng đem lại lợi ích
cho con người, phù hợp với mục đích của quản lý; Chất lượng của quyết
định, giải pháp, biện pháp quản lý, chất lượng sản phẩm của từng loại công
việc quản lý được đánh giá bằng cách xem xét trực tiếp, sau đó xem chúng
được xét tính đầy đủ đến đâu các mặt, các yếu tố ảnh hưởng và trên cơ sở
xem xét chất lượng (độ tin cậy) của các số liệu, thông tin (căn cứ) sử dụng.
Biểu hiện yếu kém, nguyên nhân và tác động làm giảm hiệu quả của các loại
công việc quản lý doanh nghiệp:
Loại

Biểu hiện yếu

Nguyên nhân trực

Tác động làm giảm

CVQLdn


kém

tiếp, sâu xa

hiệu quả kinh doanh

- Chọn các cặp sản - Không có các kết
phẩm - khách hàng quả dự báo cụ thể,
thị trường không chính xác về nhu cầu
cần nhiều; hoặc thị trường, về đối thủ
1. Hoạch
định kinh
doanh

nhiều đối thủ cạnh cạnh tranh, về năng
tranh mạnh hơn lực của bản thân
hẳn

doanh nghiệp trong

- Ba phần của bản cùng một tương lai;
kế hoạch ít cụ thể, - Nhận thức và đầu
kém



ràng, tư

cho


không lôgic với hoạch
nhau

công
định

tác
kinh

- Kết quả kinh doanh
giảm hoặc tăng chậm;
- Lãng phí, rủi ro nhiều,
giá thành đơn vị sản
phẩm cao;
Hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp giảm hoặc
không tăng hoặc tăng
chậm.

doanh chưa đủ lớn...

Đảm - Bộ máy chồng - Thiếu nghiêm túc,

- Kết quả kinh doanh

bảo

tổ chéo, có chức năng động cơ và kỹ năng

không tăng hoặc tăng


chức

bộ nhiều bộ phận cùng làm công tác tổ chức

chậm;

2.

Nguyễn Xuân Anh

16

CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

Loại

Biểu hiện yếu

Nguyên nhân trực

Tác động làm giảm

CVQLdn


kém

tiếp, sâu xa

hiệu quả kinh doanh

máy và tổ chủ trì, có chức cán bộ;

- Chi phí cho hoạt động

chức cán năng không có bộ - Nhận thức, đầu tư
bộ
phận chủ trì;
cho đào tạo và ràng

quản lý cao do mức độ
tích cực, sáng tạo trong

- Số lượng cán bộ buộc giữa tham gia

công việc của từng cán

có năng lực phù đóng góp với đãi ngộ

bộ và mức độ phối hợp,

hợp với chức trách cho cán bộ làm công

trôi chảy trong hoạt động


quá ít; Số lượng cán tác tổ chức chưa đủ

của bộ máy thấp.

bộ đảm nhiệm cùng hấp dẫn...

- Trục trặc, lãng phí, rủi ro

một lúc từ 3 chức

nhiều, giá thành đơn vị

trách trở lên quá

sản

nhiều...

nghiệp cao...

phẩm

của

doanh

- Thiếu nghiêm túc, - Sản lượng, doanh thu,
- Số lượng quyết động cơ và kỹ năng chất lượng giảm hoặc
3.


Điều

phối

định điều phối vội điều phối hoạt động không tăng hoặc tăng
vàng, phiến diện cụ thể của doanh chậm;
quá nhiều;

(điều

nghiệp;

- Trục trặc, ngừng trệ,

- Số lượng trục trặc - Nhận thức, đầu tư lãng phí trong điều phối

hành)
hoạt động
của doanh
nghiệp

đáng kể quá nhiều;

cho đào tạo và ràng nhiều;

- Số lần khắc phục buộc giữa tham gia - Chi phí cho điều phối
trục trặc chậm quá đóng góp với đãi cao; Giá thành đơn vị
nhiều và tốn phí ngộ cho cán bộ điều sản phẩm của doanh
phối chưa đủ hấp nghiệp không giảm hoặc


quá cao...

dẫn...

tăng...

4.

Kiểm - Số lượng kiểm tra Thiếu nghiêm túc, - Sản lượng, doanh thu,

tra

trong hình thức, ít được động cơ và kỹ năng chất lượng giảm hoặc

quản

lý chuẩn bị kỹ trước kiểm tra trong loại không tăng hoặc tăng
hoạt động cụ thể của chậm;

hoạt động quá nhiều;

Nguyễn Xuân Anh

17

CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

Loại

Biểu hiện yếu

Nguyên nhân trực

Tác động làm giảm

CVQLdn

kém

tiếp, sâu xa

hiệu quả kinh doanh

của doanh - Tiêu cực trong doanh nghiệp;
nghiệp

kiểm
nhiều...

tra

- Rủi ro, thất thoát, lãng

quá - Nhận thức, đầu tư phí trong quá trình kinh
cho đào tạo và ràng doanh nhiều; giá thành

buộc giữa tham gia đơn vị sản phẩm của
đóng góp với đãi doanh nghiệp không
ngộ cho cán bộ kiểm giảm hoặc tăng...
tra chưa đủ hấp dẫn.

Thực tế khẳng định rằng: lãnh đạo, quản lý yếu kém là nguyên nhân sâu xa,
quan trọng nhất của tình trạng:
- Thiếu việc làm; Thiếu vốn, tiền chi cho hoạt động kinh doanh;
- Công nghệ, thiết bị lạc hậu;
- Trình độ và động cơ làm việc của đông đảo người lao động thấp;
- Chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của người sử dụng;
- Lãng phí nhiều, chi phí cao, giá thành đơn vị sản phẩm cao, giá chào bán
không có sức cạnh tranh;
Như vậy, khi các quyết định ở các loại công việc quản lý hoạt động của
doanh nghiệp có các căn cứ đầy đủ, chính xác là khi các quyết định đó có
chất lượng cao. Các quyết định quản lý có chất lượng cao cùng với việc tổ
chức thực hiện các quyết định đó tốt làm cho người lao động trong doanh
nghiệp sẽ hào hứng sáng tạo làm cho kết quả kinh doanh tăng, chi phí giảm
thiểu làm cho năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
tăng cao, tức là tốc độ tăng hiệu quả kinh doanh thường cao hơn tốc độ tăng
chất lượng quản lý.

Nguyễn Xuân Anh

18

CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

Hình 1.3

Quan hệ giữa chất lượng quản lý với hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.

Hiệu quả kinh
doanh

0

a

Chất lượng quản
lý doanh nghiệp

Trong khi đó chất lượng quản lý hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc chủ
yếu vào chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp đó. Và chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp lại phụ thuộc chủ yếu vào mức
độ hấp dẫn của 3 chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp đó:
chính sách thu hút ban đầu, chính sách sử dụng và chính sách hỗ trợ đào tạo
nâng cao trình độ.
Mức độ hấp dẫn
của các chính sách
đối với CBQL
doanh nghiệp

Chất

lượng
đội
ngũ
CBQL doanh
nghiệp

Chất lượng
quản lý hoạt
động của
doanh nghiệp

Hiệu quả kinh
doanh; Tồn tại và
phát triển cảu
doanh nghiệp

1.2 Phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp
Theo GS. TS kinh tế Đỗ Văn Phức [14, tr.269], do phải trả lời câu hỏi: nâng
cao chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp cụ thể từ bao nhiêu lên bao
nhiêu nên phải đánh giá. Muốn đánh giá được phải biết và sử dụng phương
pháp đanh giá. Phương pháp đánh giá càng có hàm lượng khoa học cao càng
cho kết quả đánh giá có sức thuyết phục. Hàm lượng khoa học của phương
Nguyễn Xuân Anh

19

CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

pháp đánh giá là kết tinh của mức độ thuyết phục của bộ tiêu chí được thiết
lập, mức độ sát đúng của bộ dữ liệu, mức độ chấp nhận được của các chuẩn
dùng để so sánh và cách lượng hóa mức độ đánh giá.
Trong khoa học và trên thực tế từ trước đến nay người ta đánh giá chất lượng
đội ngũ CBQL bằng cách tập hợp các kết quả đánh giá từng chức vụ, chức
danh quản lý. Theo chúng tôi phương pháp này có khối lượng công việc rất
lớn; phải có tiêu chuẩn từng chức vụ, chức danh; đạt được các kết quả trung
gian rời rạc không phù hợp với một đặc thù của lao động quản lý là: khó tách
bạch kết quả của từng loại công tác, từng loại công việc, từng công việc;
trong nhiều trường hợp từng cán bộ, toàn bộ CBQL đạt chuẩn (đảm bảo chất
lượng) mà sức mạnh của cả tập thể (đội ngũ) CBQL của cơ quan (doanh
nghiệp) hạn chế, ở một số trường hợp lại là yếu kém.
Học viên chọn dùng phương pháp của GS. TS kinh tế Đỗ Văn Phức trước hết
vì phương pháp này có cách tiếp cận từ phía công việc thay cho cách tiếp cận
từ phía người CBQL, tức là khách quan hơn; cách tiếp cận từ tính chất của
loại công tác quản lý - loại công tác khó tách riêng kết quả của từng loại
công việc, từng công việc, tức là cách tiếp cận hệ thống hay hơn cách tiếp
cận rời rạc; cách tiếp cận ngược chiều: đi từ hiệu quả hoạt động đến chất
lượng công tác quản lý đến chất lượng của cả đội ngũ CBQL đến mức độ hấp
dẫn của chính sách thu hút, mức độ hấp dẫn của chính sách đãi ngộ, mức độ
hấp dẫn của chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ CBQL của doanh
nghiệp có so sánh với của đối thủ cạnh tranh thành đạt, tức là phù hợp hơn
với kinh tế thị trường. Tiếp theo phương pháp này là phương pháp đánh giá
chung kết định lượng – cho phép đi đến kết luận cuối cùng về mức độ chất
lượng đội ngũ CBQL và chỉ ra mức độ yếu kém của công ty về từng yếu tố
quyết định trực tiếp chất lượng của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp, tức là rõ
ràng hơn; Phương pháp này là phương pháp duy vật biện chứng cụ thể:làm

rõ quan hệ giữa 3 khâu: nguyên nhân – hiện tượng - kết quả.
Nguyễn Xuân Anh

20

CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

Thực tế hoạt động của các doanh nghiệp luôn chứng minh rằng, chất lượng
thực hiện các loại công việc quản lý doanh nghiệp cao đến đâu hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp cao đến đó. Chất lượng thực hiện các loại công việc
quản lý doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý quyết định. CBQL doanh nghiệp là người trực tiếp hoặc tham
gia, đảm nhiệm cả bốn loại (4 chức năng) quản lý ở doanh nghiệp. Đội ngũ
cán bộ của doanh nghiệp bao gồm tất cả những người có quyết định bổ
nhiệm và hưởng lương chức vụ hoặc phụ cấp trách nhiệm của doanh nghiệp
đó.
Chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp là kết tinh từ chất lượng của các
CBQL của doanh nghiệp đó. Chất lượng người CBQL doanh nghiệp phải
được thể hiện, nhận biết, đánh giá bởi mức độ sáng suốt trong các tình
huống phức tạp, căng thẳng và mức độ dũng cảm.
Không sáng suốt không thể giải quyết tốt các vấn đề quản lý. Các vấn đề, các
tình huống nảy sinh trong quá trình quản lý rất nhiều, phức tạp và căng
thẳng, liên quan đến con người, lợi ích của họ. Do vậy, để giải quyết, xử lý
được và nhất là tốt các vấn đề, tình huống quản lý người CBQL phải có khả
năng sáng suốt. Khoa học đã chứng minh rằng, người hiểu, biết sâu, rộng và

có bản chất tâm lý tốt (nhanh trí và nhạy cảm gọi tắt là nhanh nhạy) là người
có khả năng sáng suốt trong tình huống phức tạp, căng thẳng. CBQL SXCN
phải là người hiểu biết nhất định về thị trường, về hàng hoá, về công nghệ,
hiểu biết sâu sắc trước hết về bản chất kinh tế của các quá trình diễn ra
trong hoạt động của doanh nghiệp, hiểu biết sâu sắc về con người và về
phương pháp, cách thức (công nghệ) tác động đến con người. CBQL phải là
người có khả năng tư duy biện chứng, tư duy hệ thống, tư duy kiểu nhân quả liên hoàn, nhạy cảm và hiểu được những gì mới, tiến bộ, dũng cảm áp
dụng những gì mới, tiến bộ vào thực tế...

Nguyễn Xuân Anh

21

CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

Quản lý theo khoa học là thường xuyên thay đổi cung cách quản lý theo
hướng tiến bộ, là làm các cuộc cách mạng về cách thức tiến hành hoạt động
nhằm thu được hiệu quả ngày càng cao. Mỗi cung cách lãnh đạo, quản lý mà
cốt lõi của nó là định hướng chiến lược, chính sách, chế độ, chuẩn mực đánh
giá, cách thức phân chia thành quả... là sản phẩm hoạt động và là nơi gửi
gắm lợi ích của cả một thế lực đồ sộ. Do vậy, làm quản lý mà không dũng
cảm thì khó thành công.
Bảng 1.2 Tỷ trọng đảm nhiệm các chức năng của các cấp CBQL
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (%).
TT


Chức năng quản lý

1

Lập kế hoạch (hoạch định)

2

Đảm bảo tổ chức bộ máy
và tổ chức cán bộ

Giám đốc

Giám đốc xí

Quản đốc

công ty

nghiệp

phân xưởng

28

18

15


36

33

24

3

Điều phối (điều hành)

22

36

51

4

Kiểm tra (kiểm soát)

14

13

10

Giám đốc (hay Quản đốc) doanh nghiệp sản xuất công nghiệp là người phải
quyết định lựa chọn trước hoạt động kinh doanh cụ thể có triển vọng sinh lợi
nhất, các yếu tố phục vụ cho việc tiến hành hoạt động kinh doanh, phương
pháp (công nghệ) hoạt động phù hợp, tiến bộ nhất có thể; phân công, bố trí

lao động sao cho đúng người, đúng việc, đảm bảo các điều kiện làm việc,
phối hợp các hoạt động thành phần một cách nhịp nhàng, đúng tiến độ; lo
quyết định các phương án phân chia thành quả sao cho công bằng (hài hoà
lợi ích), thu phục người tài, điều hoà các quan hệ...Để đảm nhiệm, hoàn
thành tốt những công việc nêu ở trên giám đốc (quản đốc) phải là người có
những tố chất đặc thù: tháo vát, nhanh nhạy; dũng cảm, dám mạo hiểm
nhưng nhiều khi phải biết kìm chế; hiểu, biết sâu và rộng.

Nguyễn Xuân Anh

22

CH QTKD-BK 2011B


Đề tài:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP TKCN Hóa Việt

Bảng 1.3 Tiêu chuẩn giám đốc, quản đốc doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp Việt Nam 2010 – 2015.
Giám đốc

Quản đốc

DN SXCN

DN SXCN

35-50, tốt


26-45, tốt

2. Đào tạo về công nghệ ngành

Đại học

Cao đẳng

3. Đào tạo về quản lý kinh doanh

Đại học

Cao đẳng

4. Kinh nghiệm quản lý thành công

Từ 5 năm

Từ 3 năm

+

+

+

+

+


+

8. Trình độ ngoại ngữ

C

B

9. Trình độ tin học

C

B

Tiêu chuẩn
1. Tuổi, sức khoẻ

5. Có năng lực dùng người, tổ
chức quản lý
6. Có khả năng quyết đoán, khách
quan, kiên trì, khoan dung.
7.

Có trách nhiệm cao đối với

quyết định

Khi xem xét đánh giá chất lượng đào tạo chuyên môn cho giám đốc, quản
đốc tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của Việt Nam thì hoàn toàn

có thể sử dụng cơ cấu các loại kiến thức cần có đã được trình bày ở bảng 1.3
trên.
Về kiến thức có tính quan trọng cần thiết đối với các CBQL tại các doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp của Việt Nam sẽ được thống kê chi tiết cụ thể
trong bảng thống kê sau:

Nguyễn Xuân Anh

23

CH QTKD-BK 2011B


×