BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------[[\\------------
BÙI DUY DƯƠNG
PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN
PHỐI CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC ỨNG HOÀ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
PGS.TS BÙI XUÂN HỒI
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan
Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Bùi Xuân Hồi Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn
gốc rõ ràng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2014
Tác giả
Bùi Duy Dương
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................... 2
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................ 5
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 6
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN
PHÂN PHỐI ......................................................................................................... 9
1.1 Khái niệm chung về lưới điện và vận hành lưới điện ................................ 10
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý vận hành lưới điện ............................................. 11
1.3 Kinh nghiệm quản lý vận hành lưới điện của một số công ty vận hành điện
trong nước ................................................................................................... 30
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN
HÀNH LƯỚI ĐIỆN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ỨNG HÒA............................ 35
2.1 Khái quát về Công ty điện lực Ứng Hòa .................................................. 36
2.2 Khái quát về lưới điện phân phối tại huyện Ứng Hòa................................ 39
2.3 Phân tích thực trạng công tác lập kế hoạch và vận hành lưới điện ............. 42
2.4 Phân tích thực trạng công tác tổ chức vận hành lưới điện .......................... 46
2.5 Phân tích thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá điều chỉnh công tác vận
hành lưới điện .............................................................................................. 50
2.6 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý vận hành lưới điện .......... 54
2.7 Đánh giá công tác quản lý vận hành lưới điện tại Công ty điện lực Ứng
Hòa.............................................................................................................. 64
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY ĐIỆN
LỰC ỨNG HÒA ................................................................................................. 67
3.1 Định hướng phát triển của Công ty điện lực Ứng Hòa .............................. 68
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối
của Công ty điện lực Ứng Hòa ...................................................................... 70
KẾT LUẬN......................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 93
1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASAI
: Mức độ sẵn sàng cung cấp điện trong tháng (Average Service
Availability Index);
ASUI
: Mức độ không sẵn sàng cung cấp điện (Average Service
Unavailability Index);
AENS
: Điện năng trung bình không cung cấp đến một khách hàng (Average
Energy Not Supplied);
ACCI
: Điện năng trung bình không cung cấp đến một khách hàng bị ảnh
hưởng mất điện (Average Customer Curtailment Index);
CAIFI
: Số lần mất điện trung bình của khách hàng (Customer Average
Interruption Frequency Index);
CAIDI
: Thời gian mất điện trung bình của khách hàng (Customer Average
Interruption Duration Index);
CMIS
: Hệ thống thông tin quản lý khách hàng (Customer Management
Information System);
CBCNV
: Cán bộ công nhân viên;
CSDL
: Cơ sở dữ liệu;
ĐD
: Đường dây;
ĐTXD
: Đầu tư xây dựng;
ENS
: Tổng điện năng không cung cấp (Energy Not Supplied);
EVN
: Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
GIS
: Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System);
KĐTM
: Khu đô thị mới;
Lv. Ths.
: Luận văn thạc sĩ;
MBA
: Máy biến áp;
PP
: Phân phối;
QLLĐ
: Quản lý lưới điện;
QLDA
: Quản lý dự án;
QLĐK
: Quản lý điện kế;
2
QLVH
: Quản lý vận hành;
SCL
: Sửa chữa lớn;
SAIFI
: Số lần gián đoạn cung cấp điện trung bình của lưới điện (System
Average Interruption Frequency Index);
SAIDI
: Thời gian gián đoạn cung cấp điện trung bình của lưới điện (System
Average Interruption Duration Index);
TBA
: Trạm biến áp;
TSCĐ
: Tài sản cố định;
TP.HN
: Thành phố Hà Nội;
VHLĐ
: Vận hành lưới điện;
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng vật tư thiết bị Công ty quản lý đến năm 2013……………..….
39
Bảng 2.2 Một số hạng mục vật tư thiết bị chính của Công ty qua các năm…..
42
Bảng 2.3 Kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo lưới điện, sửa chữa lớn TSCĐ…
43
Bảng 2.4 Kế hoạch giảm tổn thất điện năng năm 2013……………………….
45
Bảng 2.5 Bảng cơ cấu lao động Công ty điện lực Ứng Hòa…………………..
49
Bảng 2.6 Công tác kiểm tra định kỳ đường dây và TBA từ năm 2011- 2013...
51
Bảng 2.7 Bảng thống kê sự cố điển hình năm 2013…………………………..
52
Bảng 2.8 Tổng hợp các nguyên nhân gây sự cố lưới điện…………………….
53
Bảng 2.9 Bảng tổng hợp sự cố lưới điện và xử lý vi phạm HLATLĐ……….
54
Bảng 2.10 Chỉ số độ tin cậy điện lưới năm 2013……………………………..
58
Bảng 2.11 Tỷ lệ tổn thất điện năng Công ty điện lực Ứng Hòa………………
59
Bảng 2.12 Bảng tổng hợp tổn thất lưới điện hạ thế điển hình năm 2013……..
60
Bảng 2.13 Tỷ lệ tổn thất điện năng chi tiết theo nguyên nhân………………..
61
Bảng 2.14 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013………………………….
63
Bảng 2.15 Kết quả kinh doanh qua các năm 2011 - 2013…….………………
63
4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Công ty điện lực Ứng Hoà
38
Hình 3.1 Mô hình hóa lưới điện
75
Hình 3.2 Module lập lịch
76
Hình 3.3 Module Cập nhật lưới điện
77
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của Khoa học kỹ thuật cùng với quá trình hội nhập kinh tế sâu
rộng luôn đòi hỏi các Doanh nghiệp không chỉ đổi mới về trang thiết bị máy móc
mà cả về cách thức quản lý. Một doanh nghiệp có hệ thống quản lý vận hành khoa
học đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó đạt được 80% thành công trong hoạt động
của mình.
Hiện nay, ngành điện luôn được xem là một ngành kinh tế kỹ thuật mũi
nhọn, có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nguồn năng lượng
điện có ảnh hưởng bao trùm đến tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và đời
sống sinh hoạt của xã hội. Điện lực Việt Nam đã không ngừng phát triển nhằm thực
hiện tốt bốn mục tiêu của CNH, HĐH nước ta là điện, đường, trường, trạm với
mạng lưới vận hành rộng khắp từ miền núi tới hải đảo và vươn xa sang cả nước bạn
Lào, Campuchia.
Tuy nhiên, điện lực vẫn là một ngành độc quyền và được sự bảo hộ của Nhà
nước. Quá trình hội nhập và phát triển yêu cầu ngành điện phải thay đổi cách thức
quản lý vận hành để phù hợp với yêu cầu cơ chế thị trường, cạnh tranh lành mạnh
trong môi trường công bằng. Trong thời gian từ năm 2001- 2010, Tập đoàn điện lực
Việt Nam, đã xây dựng cho mình những mục tiêu cụ thể trong đó trước tiên là “tiếp
tục cũng cố và hoàn thiện các bộ phận quản lý của Tổng công ty và các đơn vị thành
viên để đảm bảo nhanh, đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh và đầu tư xây
dựng ngày càng tốt hơn”.
Ngành điện nói chung và Công ty điện lực Ứng Hòa nói riêng cần phải có
những thay đổi cơ chế hoạt động cho phù hợp với điều kiện mới, xu thế mới để đáp
ứng tốt nhu cầu của khách hàng và giúp công ty ngày càng phát triển vững mạnh.
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp
hoàn thiện công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối của Công ty điện lực
Ứng Hòa” làm đề tài luận văn khoa học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
6
2.1 Mục đích chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý vận hành lưới điện phân
phối hiện nay của Công ty, xác lập hệ thống các giải pháp khả thi để hoàn thiện
công tác quản lý cho Công ty trong thời gian tới.
2.2 Mục đích cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý vận hành lưới điện phân phối trong Công
ty.
Phân tích thực trạng công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối trong
Công ty giai đoạn 2011- 2013.
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối cho
Công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp tìm kiếm những tài liệu liên
quan đến vấn đề nghiên cứu bao gồm các loại tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm
khoa học trong ngành, giáo trình, mạng internet và các luận án, luận văn..
Phương pháp phân tích tổng hợp: Là phương pháp sử dụng các nguồn tài liệu
đã thu thập để tìm ra những quan điểm, luận điểm liên quan đến chủ để nghiên cứu,
phân tích và tổng hợp lại để hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thu thập thông tin và số liệu: Thông tin và số liệu thứ cấp:
được tập hợp từ báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty điện lực Ứng Hòa giai
đoạn 2011 – 2013; ngoài ra tổng hợp từ 1 số cơ quan địa phương.
Phương pháp xử lý số liệu: phần mềm EXCEL.
Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản
của dữ liệu thu thập được qua các hình thức.
Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian: được dùng để làm công
tác dự báo và kiểm tra các giả thiết kinh tế. Các sự kiện quan sát được sắp xếp
theo trình tự thời gian để rút ra quy luật, so sánh, kết luận.
Phương pháp suy luận và sáng tạo: dùng các cơ sở khoa học lý luận, kiến
thức, hiểu biết của bản thân để đưa ra những kết luận, giải pháp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
7
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề liên quan đến lưới điện, vận hành lưới điện, nguồn nhân lực
và việc sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Công ty điện lực Ứng Hòa
Thời gian: đánh giá thực trạng giai đoạn 2011 – 2013 để đưa ra giải pháp
trong thời gian tới.
5. Đóng góp của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng.
Trình bày các khái niệm về lưới điện, tổn thất điện năng, ý nghĩa về việc
nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện và các tiêu chí đánh giá chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối.
Phân tích thực trạng công tác quản lý vận hành lưới điện Huyện Ứng Hòa Thành phố Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện lưới điện, hệ thống thông tin quản lý,
đảm bảo nguồn nhân lực, giảm tổn thất điện năng và nâng cao sự hài lòng của
khách hàng tại Công ty điện lực Ứng Hòa.
6. Nội dung nghiên cứu
Phần mở đầu
Chương I. Cơ sở lý luận về quản lý vận hành lưới điện phân phối.
Chương II. Phân tích thực trạng công tác quản lý vận hành lưới điện tại
Công ty điện lực Ứng Hòa.
Chương III. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vận hành
lưới điện phân phối của Công ty điện lực Ứng Hòa.
8
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN
PHÂN PHỐI
9
1.1 Khái niệm chung về lưới điện và vận hành lưới điện
1.1.1 Khái niệm lưới điện
Khái niệm hệ thống điện: là một phần của hệ thống năng lượng gồm có nhà
máy điện, trạm biến áp, các đường dây tải điện và các thiết bị khác (điều khiển, tụ
bù, thiết bị bảo vệ…) được nối liền với nhau thành hệ thống làm nhiệm vụ sản xuất,
truyển tải, phân phối và cung cấp điện năng tận các hộ dùng điện. [Giáo trình Hệ
thống cung cấp điện, Trương Minh Tấn (2009), NXB Đại học Quy Nhơn].
Mạng điện: là một tập hợp gồm các trạm biến áp, trạm đóng cắt, các đường
dây trên không và các đường dây cáp. Mạng điện được dùng để truyền tải và phân
phối điện năng từ các nhà máy điện đến các hộ tiêu dùng.
Khái niệm lưới điện:
Theo luật điện lực của Việt Nam quy định thì: “Lưới điện là hệ thống đường
dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện. Lưới điện,
theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành, được phân biệt thành lưới điện truyền
tải và lưới điện phân phối”.
Theo PGS.TS Trần Bách: “Lưới điện là một bộ phận của hệ thống điện làm
nhiệm vụ tải điện từ các nguồn điện đến các thiết bị dùng điện. Lưới điện bao gồm
các dây dẫn điện, các nhà máy biến áp và các thiết bị phục vụ khác như: thiết bị
đóng cắt, thiết bị bảo vệ, thiết bị bù dọc, thiết bị bù ngang, thiết bị đo lường và thiết
bị điều khiển chế độ làm việc… Các thiết bị này được sắp xếp trên các đường dây
tải điện và các trạm điện như trạm biến áp, trạm cắt”. [PGS.TS Trần Bách, giáo
trính lưới điện, NXB Giáo dục 2012]
Có hai hệ thống lưới điện:
Lưới điện truyền tải: là phần lưới điện bao gồm toàn bộ các đường dây và
trạm biến áp có cấp điện áp từ 220kV trở lên, các đường dây và trạm biến áp có cấp
điện áp 110kV mang chức năng truyền tải để tiếp nhận công suất từ các nhà máy
điện vào hệ thống điện quốc gia [Theo thông tư 32/2010 TT-BCT của Bộ Công
thương]
Lưới điện phân phối: là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm biến
áp có cấp điện áp từ 35kV trở xuống, các đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp
10
110kV để thực hiện chức năng phân phối điện đến khách hàng sử dụng điện.
[Thông tư 32/2010 TT-BCT của Bộ Công thương].
1.1.2 Phân loại lưới điện
Có nhiều cách phân loại điện áp
- Theo cấp điện áp: [Thông tư 32/2010 TT-BCT của Bộ Công thương]
+ Hạ áp: là cấp điện áp dưới 1000V
+ Trung áp: là cấp điện áp từ 1000V đến 35kV
+ Cao áp: là cấp điện áp danh định trên 35kV đến 220kV
+ Siêu cao áp: là cấp điện áp danh định trên 220kV
- Theo nhiệm vụ: lưới cung cấp (500, 220, 110kV) và lưới phân phối (110,
35, 22, 10, 6 và 0,4kV). Riêng lưới 110kV là truyền tải khi nó mang chức năng
truyền tải để tiếp nhận công suất từ các nhà máy điện vào hệ thống điện quốc gia.
Còn lưới 110kV là phân phối khi nó chức năng phân phối điện đến khách hàng sử
dụng điện.
1.1.3 Công tác vận hành lưới điện
Công tác vận hành lưới điện được thực hiện theo từng cấp điện áp. [PGS.TS
Trần Bách]
Đối với lưới phân phối hạ áp: vận hành kín lưới điện thì tổn thất công suất và
tổn thất điện năng sẽ nhỏ nhất.
Đối với lưới phân phối trung áp: vận hành kín ở mạch vòng 1 nguồn là có thể
được, tuy nhiên muốn tận dụng lưới điện này về mặt độ tin cậy cung cấp điện thì
phải có nhiều điểm phán đoán với cắt rơ le có hướng, điều này làm lưới điện đắt
tiền, đắt hơn là lợi ích do tăng độ tin cậy cho nên hiện nay lưới điện này vẫn vận
hành hở với các thiết bị phân đoạn là dao cách ly có trang bị điều khiển xa hoặc mở
tự động.
Đối với lưới điện cao áp và siêu cao áp: vận hành hở lưới điện để đảm bảo
được công tác vận hành thông suốt.
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý vận hành lưới điện
1.2.1 Khái niệm quản lý và quản lý vận hành lưới điện
* Khái niệm quản lý
11
Trên thế giới hiện nay có nhiều cách giải thích khác nhau về thuật ngữ quản
lý. Một số ý kiến cho rằng, quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy; một số khác
lại đứng ở góc độ quản lý là hành chính, cai trị. Quản lý được nhìn nhận dưới hai
góc độ.
Quản lý theo góc độ chính trị, xã hội: là sự kết hợp giữa tri thức và lao động.
Việc kết hợp này sẽ tạo động lực để xã hội phát triển và ngược lại sẽ kìm hãm nếu
như có sự kết hợp không tốt. Sự kết hợp đó được biểu hiện trước hết ở cơ chế quản
lý, chế độ, chính sách, biện pháp quản lý, tâm lý xã hội.
Theo góc độ hành động, góc độ quy trình công nghệ của tác động thì quản lý
là điều khiển. Theo khái niệm này thì có ba loại hình:
- Thứ nhất, con người điều khiển những vật hữu sinh không phải con người
để bắt chúng phải thực hiện theo ý chí của người điều khiển như quản lý sinh học,
môi trường…
- Thứ hai, con người điều khiển những vật vô tri, vô giác để bắt chúng phát
triển và thực hiện theo ý chí của người điều khiển. Loại hình này được gọi là quản
lý kỹ thuật.
- Thứ ba, con người điều khiển con người, được gọi là quản lý xã hội.
Như vậy, có thể hiểu: quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển của chủ thể
quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong
điều kiện biến động của môi trường.
* Khái niệm quản lý vận hành lưới điện
Quản lý vận hành: là tập hợp các hoạt động tạo ra giá trị được biểu hiện
dưới dạng hàng hóa và dịch vụ bằng cách chuyển hóa các đầu vào thành đầu ra.
Quản lý vận hành lưới điện: là hệ thống các hoạt động cung cấp điện một
cách an toàn , liên tục cho khách hàng sử dụng điện một lượng điện năng đảm bảo
chất lượng và giá thành hợp lý để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh
nghiệp và hộ gia đình.
1.2.2 Các yêu cầu về công tác quản lý vận hành lưới điện
Công tác quản lý vận hành lưới điện đặt ra nhiều yêu cầu không chỉ đối với
khách hàng là chất lượng điện năng được cung cấp, đảm bảo thiết bị sử dụng điện
12
năng đạt hiệu quả cao mà còn có những yêu cầu rất cụ thể của ngành điện lực nhằm
xác định chất lượng điện năng. Một số yêu cầu chính:
a. Tần số hệ thống điện: Theo luật điện lực của Việt Nam quy định, tần số
dao động trong phạm vi ± 0,2Hz so với tần số danh định 50Hz. Trong trường hợp
hệ thống điện chưa ổn định cho phép làm việc với độ lệch tần số ± 0,5Hz
Điều chỉnh tần số hệ thống điện quốc gia được chia làm 3 cấp:
Điều chỉnh tần số cấp 1 ở các tổ máy phát điện được quy định trước sao cho
hệ thống ổn định ở tần số (50 ± 0,2)Hz.
Điều chỉnh tần số cấp 2 ở các tổ máy phát điện được quy định trước sao cho
hệ thống trong giới hạn (50 ± 0,5)Hz.
Điều chỉnh tần số cấp 3 điều chỉnh bằng sự can thiệp của kỹ sư điều hành hệ
thống điện.
b. Độ lệch điện áp: dao động trong khoảng ±5% so với điện áp danh định.
Trong trường hợp lưới điện chưa ổn định, điện áp được dao động từ +5% ÷ -10%.
c. Các chỉ số độ tin cậy: Các Công ty điện lực trên thế giới thường xây dựng
một số chỉ số định lượng cụ thể để đánh giá chẳng hạn như báo cáo bình quân khách
hàng khu vực sinh hoạt bị mất điện 3 vụ/năm, 120 phút/năm... Mỗi đơn vị tự xây
dựng các chỉ tiêu để đánh giá IEEE, EEI, EPRI, CEA để đánh giá. Một số chỉ tiêu
cụ thể như sau:
* SAIDI (System Average Interruption Duration Index): Thời gian gián đoạn
cung cấp điện trung bình của lưới điện.
SAIDI được tính bằng tổng thời gian mất điện của các Khách hàng sử dụng
điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện
trong một quý chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối
và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong quý đó, theo công thức
sau:
n
SAIDIj =
SAIDI =
∑ Ti Ki
i-1
K
4
∑ SAIDIj
j-1
13
Trong đó:
Ti: Thời gian mất điện lần thứ i kéo dài trên 5 phút trong quý j;
Ki: Số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua
điện của Đơn vị phân phối điện bị ảnh hưởng bởi lần mất điện thứ i trong quý j;
n: số lần mất điện kéo dài trên 5 phút trong quý j;
K: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện
mua điện của Đơn vị phân phối điện trong quý j.
* SAIFI (System Average Interruption Frequency Index): Số lần gián đoạn
cung cấp điện trung bình của lưới điện.
SAIFI được tính bằng tổng số lần mất điện của Khách hàng sử dụng điện và
các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong quý
chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện
mua điện của Đơn vị phân phối điện trong quý đó, theo công thức sau:
n
K
SAIFIj =
4
SAIDI =
∑ SAIFIj
j-1
Trong đó:
ni: số lần mất điện kéo dài trên 5 phút trong quý j;
K: Tổng số khách hàng trong quý j của Đơn vị phân phối điện.
* MAIFI (Momentary Average Interruption Frequency Index): Chỉ số về số
lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối.
MAIFI được tính bằng tổng số lần mất điện thoáng qua của Khách hàng sử
dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối
điện trong quý chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối
và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong quý đó, theo công thức
sau:
m
K
MAIFIj =
MAIDI =
4
∑ MAIFIj
j-1
14
Trong đó:
m: số lần mất điện thoáng qua trong quý j;
K: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện
mua điện của Đơn vị phân phối điện trong quý j.
* CAIFI (Customer Average Interruption Frequency Index): Số lần mất điện
trung bình của khách hàng)
CAIFI =
Ki
K*
K* : số công tơ điện khách hàng bị ảnh hưởng mất điện do sự cố
* CAIDI (Customer Average Interruption Duration Index): Thời gian mất
điện trung bình của khách hàng.
CAIDI =
SAIDI
SAIFI
* ASAI (Average Service Availability Index): Mức độ sẵn sàng cung cấp
điện trong tháng
ASAI =
∑Kxt
∑ T i Ki
∑Kxt
(ASAI < 1)
t: số giờ cung cấp điện trong tháng
* ASUI (Average Service Unavailability Index): Mức độ không sẵn sàng
cung cấp điện.
ASUI = 1 ASAI
* ENS (Energy Not Supplied): Tổng điện năng không cung cấp.
ENS = ∑ Li Ti
Li : công suất không phân phối đến khách hàng trong lần mất điện thứ i
Ti : thời gian mất điện (phút) của khách hàng trong lần mất điện thứ i
* AENS (Average Energy Not Supplied): Điện năng trung bình không cung
cấp đến một khách hàng.
AENS =
ENS
K
15
* ACCI (Average Customer Curtailment Index): Điện năng trung bình không
cung cấp đến một khách hàng bị ảnh hưởng mất điện.
ACCI =
ENS
K*
1.2.3 Các nội dung của công tác quản lý vận hành lưới điện
a. Công tác lập kế hoạch và vận hành lưới điện
Lập kế hoạch vận hành lưới điện là một trong những nội dung quan trong
của công tác quản lý vận hành lưới điện. Các đơn vị truyền tải, phân phối điện có
thể tham khảo và thực hiện lập kế hoạch vận hành hệ thống điện theo từng năm và
kế hoạch vận hành hệ thống điện hàng tháng theo quyết định số 14/QĐ-ĐTĐL của
Bộ Công thương.
Việc lập kế hoạch vận hàng lưới điện phải dựa trên số liệu đầu vào như: nhu
cầu phụ tải điện năm tới, kế hoạch phát triển lưới điện năm tới, kế hoạch bảo
dưỡng, sữa chữa lưới điện và nhà máy điện năm tới, kế hoạch xuất nhập khẩu điện
năm tới, dự kiến thủy văn năm tới, các thông số kỹ thuật của nhà máy điện, các
thông số ràng buộc về hợp đồng mua bán điện…
Sau khi có số liệu đầu vào, phải có đánh giá kế hoạch vận hành lưới điện để
đánh giá những sai số giữa kế quả dự báo và phụ tải điện thực tế; đánh giá sản
lượng điện phát thực tế của các nhà máy điện so với kế hoạch, đánh giá tình hình
thủy văn, đánh giá tình hình ngừng giảm cung cấp điện…
Nội dung kế hoạch vận hành lưới điện năm
- Đánh giá kế hoạch vận hành hệ thống điện năm trước (năm Y-1) và 6 tháng
đầu năm hiện tại (năm Y).
- Dự báo phụ tải năm tới của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện miền
(Bắc, Trung, Nam) và từng Đơn vị phân phối điện.
- Sản lượng điện dự kiến từng tháng và cả năm của từng nhà máy điện trong
năm tới.
- Mực nước thượng lưu các hồ chứa thủy điện vào ngày cuối cùng các tháng
trong năm tới.
16
- Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện và nhà máy điện từng tháng trong
năm tới.
- Sơ đồ kết dây cơ bản hệ thống điện quốc gia năm tới.
- Cảnh báo suy giảm an ninh hệ thống điện (nếu có).
- Các giải pháp để đảm bảo vận hành hệ thống điện ổn định, an toàn, tin cậy.
Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, Đơn vị phân phối điện hoàn thành kế
hoạch vận hành năm tới và công bố trên trang thông tin điện tử của đơn vị đồng thời
thông báo kế hoạch vận hành năm tới của lưới điện 110kV, các tổ máy phát điện
đấu nối vào lưới điện phân phối và các điểm đấu nối với lưới điện truyền tải cho
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Đơn vị truyền tải điện và các
Đơn vị phân phối điện khác có liên quan để phối hợp thực hiện.
Nội dung kế hoạch vận hành lưới điện tháng
- Đánh giá kế hoạch vận hành hệ thống điện tháng hiện tại (tháng M).
- Dự báo phụ tải tháng tới của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện miền
(Bắc, Trung, Nam) và từng Đơn vị phân phối điện.
- Sản lượng điện dự kiến của từng nhà máy điện trong tháng tới.
- Mực nước thượng lưu các hồ chứa thủy điện ngày cuối cùng trong tháng tới
- Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện và nhà máy điện trong tháng tới.
- Cảnh báo suy giảm an ninh hệ thống điện (nếu có).
- Các giải pháp để đảm bảo vận hành hệ thống điện ổn định, an toàn, tin cậy.
Trước ngày 25 hàng tháng, Đơn vị phân phối điện hoàn thành kế hoạch vận
hành tháng tới và công bố trên trang thông tin điện tử của đơn vị đồng thời thông
báo kế hoạch vận hành tháng tới của lưới điện trung áp và 110kV, các tổ máy phát
điện đấu nối vào lưới điện phân phối và các điểm đấu nối với lưới điện truyền tải
cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Đơn vị truyền tải điện và các
Đơn vị phân phối điện khác có liên quan để phối hợp thực hiện.
Kế hoạch vận hành tuần
Đơn vị phân phối điện lập kế hoạch vận hành hệ thống điện phân phối cho
hai tuần tới căn cứ vào kế hoạch vận hành tháng đã công bố, bao gồm các nội dung
như: Dự báo nhu cầu phụ tải điện hai tuần tới; Kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng trong
17
hai tuần tới; Dự kiến thời gian và phạm vi ngừng cung cấp điện trong hai tuần tới;
Dự kiến sản lượng điện năng và công suất phát trong hai tuần tới của từng nhà máy
điện có công suất đặt từ 30 MW trở xuống đấu nối vào lưới điện phân phối.
Trước 15 giờ 00 phút ngày thứ Năm hàng tuần, Đơn vị phân phối điện hoàn
thành kế hoạch vận hành của hai (02) tuần tới và công bố trên trang thông tin điện
tử của đơn vị đồng thời thông báo kế hoạch vận hành hai (02) tuần tới của lưới điện
trung áp và 110kV, các tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối và các
điểm đấu nối với lưới điện truyền tải cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện, Đơn vị truyền tải điện và các Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân
phối có liên quan biết để phối hợp thực hiện.
Trước ngày 15 giờ 00 phút ngày thứ Sáu hàng tuần, căn cứ vào kế hoạch vận
hành tuần, Đơn vị phân phối điện và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện hoàn thành kế
hoạch vận hành lưới điện hạ thế và thông báo tới khách hàng bị ảnh hưởng trong
phạm vi quản lý của mình.
b. Công tác tổ chức quản lý vận hành lưới điện
Công tác tổ chức vận hành lưới điện là một hoạt động nhằm tạo ra một đội
ngũ lao động có trình độ tay nghề cao để phục vụ tốt sự vận hành lưới điện.
Xây dựng mô hình tổ chức quản lý phải đảm bảo được tính khoa học, gọn
nhẹ nhưng hiệu quả làm việc cao.
Đội ngũ cán bộ quản lý phải có trình độ lý luận chính trị vững vàng, kỹ năng
lãnh đạo quản lý. Có trình độ tay nghề, trung thực và cẩn thận.
Tại Việt Nam Chính phủ cũng đã ban hành các nghị định đối với người làm
công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp và sữa chữa đường dây điện hoặc thiết bị
điện phải được huấn luyện về an toàn điện định kỳ 1 năm 1 lần và có kiểm tra sát
hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện.
Để công tác tổ chức quản lý vận hành lưới điện được thực hiện tốt, phải đảm
bảo từ khâu chuẩn bị cán bộ công nhân viên. Mỗi cán bộ công nhân viên trước khi
vận hành, hiệu chỉnh, thí nghiệm và sữa chữa thiết bị điện đều được khám sức khỏe
phù hợp với ngành nghề đã được duyệt.
18
Nhân viên vận hành bắt buộ phải tỏ chức những hình thức về học tập tại vị
trí vận hành và phải được kiểm tra định kỳ về kiến thức thường xuyên.
Yêu cầu, tiêu chuẩn về nhân lực: [Theo Quy trình kỹ thuật an toàn điện
của Tập đoàn điện lực Việt Nam]
- Những người trực tiếp làm công việc quản lý vận hành, thí nghiệm, sửa
chữa, xây dựng điện phải có sức khoẻ tốt và có giấy chứng nhận về thể lực của cơ
quan y tế. Hàng năm tổ chức khám sức khỏe. Khi phát hiện thấy công nhân có bệnh
thuộc loại thần kinh, tim, mạch, thấp khớp, lao phổi, thì tổ chức phải điều động
công tác thích hợp.
- Nhân viên mới phải qua thời gian kèm cặp của nhân viên có kinh nghiệm
để có trình độ kỹ thuật cần thiết, sau đó phải được sát hạch vấn đáp trực tiếp, đạt
yêu cầu mới được giao nhiệm vụ.
- Công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất phải được kiểm tra kiến
thức về quy trình kỹ thuật an toàn mỗi năm 1 lần. Giám đốc uỷ nhiệm cho đơn vị
trưởng tổ chức việc huấn luyện và sát hạch trong đơn vị mình. Kết quả các lần sát
hạch phải có hồ sơ đầy đủ để quyết định công nhận được phép làm việc với thiết bị
và có xếp bậc an toàn.
- Các trưởng, phó đội sản xuất, chi nhánh điện, kỹ thuật viên, hai năm được
sát hạch kiến thức quy trình kỹ thuật an toàn một lần do hội đồng kiểm tra kiến thức
của xí nghiệp tổ chức và có xếp bậc an toàn.
- Trong khi làm việc với đồng đội hoặc khi không làm nhiệm vụ, nếu thấy
người bị tai nạn điện giật thì bất cứ người nào cũng phải tìm biện pháp để cấp cứu
nạn nhân ra khỏi mạch điện và tiếp tục cứu chữa.
Mô hình tổ chức: [Theo quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia]
Điều độ hệ thống điện Quốc gia được phân thành 3 cấp:
- Cấp điều độ hệ thống điện Quốc gia là cấp chỉ huy điều độ cao nhất của
toàn bộ hệ thống điện Quốc gia (gọi tắt là A0). Người trực tiếp chỉ huy điều độ hệ
thống điện Quốc gia là Kỹ sư điều hành HTĐ Quốc gia trực ban.
- Cấp điều độ HTĐ miền là cấp chỉ huy điều độ HTĐ miền, chịu sự chỉ huy
trực tiếp của cấp điều độ HTĐ Quốc gia. Cấp điều độ HTĐ miền do cácTrung tâm
19
Điều độ HTĐ miền (ĐĐM Bắc, ĐĐM Nam, ĐĐM Trung gọi tắt là A1, A2, A3)
đảm nhiệm. Người trực tiếp chỉ huy điều độ HTĐ miền là KSĐH HTĐ miền trực
ban.
- Cấp điều độ lưới điện phân phối: là cấp chỉ huy điều độ lưới điện phân
phối, chịu sự chỉ huy trực tiếp về điều độ của cấp điều độ HTĐ miền tương ứng.
Cấp điều độ lưới điện phân phối do các Trung tâm hoặc Phòng điều độ của các
Công ty Điện lực độc lập, các Điện lực tỉnh, thành phố thuộc CTĐL 1, 2, 3 đảm
nhiệm.
Người trực tiếp chỉ huy điều độ lưới điện phân phối là ĐĐV lưới điện phân
phối trực ban. Nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của ĐĐV lưới điện phân phối
(đối với các thiết bị thuộc quyền điều khiển) bao gồm: Trưởng kíp trạm biến áp
phân phối, trạm trung gian, trạm bù, trạm diesel và thủy điện nhỏ trong lưới điện
phân phối. Trực ban các đơn vị cơ sở trực thuộc. Trưởng kíp trạm biến áp 220kV,
110kV, 66kV (đối với các trạm biến áp có cấp điện cho khu vực địa phương ở cấp
điện áp ≤ 35 kV). Trưởng ca các NMĐ (đối với các NMĐ có cấp điện cho khu vực
địa phương ở cấp điện áp ≤ 35KV).
c. Tiêu chuẩn vật tư thiết bị khi đưa vào lưới điện
Vật tư thiết bị khi đưa vào lưới điện phải tuân theo các tiêu chuẩn:
- Được chế tạo theo các tiêu chuẩn Việt Nam, IEC hoặc các tiêu chuẩn tương
đương. Phải có biên bản thí nghiệm điển hình (Type test report) do một đơn vị thí
nghiệm độc lập, đủ thẩm quyền cấp và biên bản thí nghiệm xuất xưởng (Routine
test report) hoặc giấy chứng nhận xuất xưởng của nhà sản xuất.
- Nhà sản xuất vật tư, thiết bị phải được cấp Chứng chỉ ISO (còn hiệu lực)
phù hợp với lĩnh vực sản xuất hàng hoá cung cấp và thiết bị phải có tài liệu chứng
minh kinh nghiệm 05 (năm) năm trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá cung cấp.
- Vật tư, thiết bị phải có Catalog, tài liệu hướng dẫn lắp đặt vận hành và bảo
dưỡng phù hợp với bảng đặc tính kỹ thuật. Các vật tư, thiết bị lắp đặt trên lưới phải
được nhiệt đới hoá, phù hợp với điều kiện môi trường làm việc tại Việt Nam.
- Xác nhận của người sử dụng chứng tỏ đã được vận hành tốt trong thời gian
tối thiểu 02 (hai) năm.
20
- Có chiều dài đường rò bề mặt phải đảm bảo ≥ 25mm/kV. Đối với các
trường hợp đặc biệt phải có ghi chú riêng. Các chi tiết bằng thép (xà, giá đỡ, tiếp
địa, các bulông, đai ốc ...) phải được mạ kẽm nhúng nóng, bề dày lớp mạ không
được nhỏ hơn 80µm.
Tiêu chuẩn bảo vệ thiết bị:
+ IP-41 đối với thiết bị đặt trong nhà.
+ IP-55 đối với thiết bị đặt ngoài trời.
Nguồn tự dùng: 220/380VAC và 220VDC.
Tất cả các vật tư, thiết bị có sử dụng dầu cách điện, phải đảm bảo là loại
không có chất PCB theo quy định.
d. Công tác kiểm tra, đánh giá điều chỉnh kế hoạch vận hành lưới điện
Kiểm tra trong quá trình vận hành hệ thống điện bao gồm các thí nghiệm
được tiến hành trên hệ thống điện, từ nguồn cung chính đến các thiết bị và phụ kiện
đầu cuối, thuộc điện cao áp hay thấp áp tùy theo yêu cầu trong vận hành.
Công tác kiểm tra, đánh giá điều chỉnh kế hoạch vận hành lưới điện được
thực hiện ở hai khía cạnh:
* Công tác kiểm tra, đánh giá kế hoạch vận hành lưới điện được thực hiện
liên tục và song song trong suốt quá trình vận hành lưới điện: thông thường, việc
kiểm tra được chia ra các nhóm khác nhau:
- Kiểm tra định kỳ: kiểm tra vào ban ngày hoặc ban đêm vào một ngày cụ thể
trong tháng hoặc theo một chu kỳ ( 1 ngày, 2 ngày, 1 tuần, 1 tháng…).
- Kiểm tra bất thường: là việc kiểm tra một cách đường đột không cần kế
hoạch trước như trong điều kiện thời tiết nắng nóng hoặc bão lụt.
- Kiểm tra sự cố: ngay sau khi sự cố xảy ra.
- Kiểm tra thí nghiệm: sử dụng các thiết bị thí nghiệm để kiểm tra khi nghi
ngờ lưới điện có dấu hiệu không đạt tiêu chuẩn vận hành.
* Công tác kiểm tra công tác vận hành, cần thiết phải đánh giá, kiểm tra
theo kế hoạch vận hành đã lập từ trước: thông thường, kế hoạch vận hành được
thực hiện theo năm, tháng, tuần, ngày; các kế hoạch vận hành này đều được đánh
giá dựa trên những số liệu đầu vào. Nội dung công tác đánh giá như sau: [Theo Quy
21
trình lập kế hoạch vận hành lưới điện quốc gia, ban hành kèm theo Quyết định số
14/QĐ-ĐTĐL của Bộ Công thương]
- Đánh giá sai số giữa kết quả dự báo và phụ tải điện thực tế, bao gồm sản
lượng điện, công suất cực đại và cực tiểu; sản lượng điện phát thực tế của các nhà
máy điện so với kế hoạch đã được phê duyệt.
- Đánh giá tình hình thủy văn các hồ thủy điện bao gồm đánh giá lưu lượng
nước về dự báo và thực tế, lưu lượng nước xả dự kiến và thực tế, mực nước thượng
lưu hồ chứa dự kiến và thực tế tại các thời điểm đầu tháng, cuối tháng;
- Đánh giá tình hình cung cấp nhiên liệu sơ cấp cho các nhà máy nhiệt điện;
- Đánh giá tình hình ngừng, giảm cung cấp điện (nếu có), bao gồm số lần và
nguyên nhân ngừng, giảm cung cấp điện; sản lượng điện, công suất ước tính bị
ngừng, giảm cung cấp điện;
- Ghi nhận những bất thường trong thực tế vận hành sai khác với kế hoạch đã
được phê duyệt;
- Đánh giá nguyên nhân của các vấn đề nêu trên.
Việc đánh giá cũng chia ra theo kế hoạch vận hành năm, tháng, tuần, ngày:
Đánh giá kế hoạch vận hành hệ thống điện năm: trước ngày 01 tháng 02
hàng năm, đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện đánh giá kết quả thực tế
vận hành hệ thống điện năm so với kế hoạch vận hành hệ thống điện năm đã được
phê duyệt.
Đánh giá kế hoạch vận hành hệ thống điện tháng: Trước ngày 20 hàng tháng
đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện đánh giá kết quả thực tế vận hành
hệ thống điện tháng so với kế hoạch vận hành hệ thống điện tháng đã được phê
duyệt.
Đánh giá kế hoạch vận hành tuần: Trước 16h30 thứ Hai hàng tuần (tuần W),
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện đánh giá kết quả thực tế vận hành
hệ thống điện tuần trước (tuần W-1) so với kế hoạch vận hành hệ thống điện tuần
trước (tuần W-1) đã được phê duyệt.
22
Đánh giá kế hoạch vận hành ngày: Trước 10h00 hàng ngày (ngày D), Đơn vị
vận hành hệ thống điện và thị trường điện đánh giá kết quả thực tế huy động ngày
trước (ngày D-1) so với lịch huy động ngày trước (ngày D-1) đã được phê duyệt.
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý vận hành lưới điện
a. Các chỉ tiêu kỹ thuật
* Tính an toàn
An toàn thường được đặt lên hàng đầu khi thiết kế, lắp đặt và vận hành công
trình điện. An toàn cho cán bộ vận hành, cho thiết bị công trình, cho người dân và
các công trình xung quanh. Người thiết kế và vận hành công trình điện phải tuyệt
đối tuân theo quy định an toàn điện.
Chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn của công tác quản lý và vận hành lưới điện ở
Việt Nam cũng đã được Thủ tướng Chính phủ quy định trong các nghị định cụ thể,
ví dụ như tại:
- Nghị định 47/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của luật điện lực về an toàn công trình lưới điện cao áp. Trong đó chỉ rõ điều
kiện xây dựng công trình lưới điện cao áp; khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp
điện áp, hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không…
- Nghị định 169/2003/NĐ-CP quy định về an toàn điện trong sản xuất, truyền
tải, phân phối và sử dụng điện nhằm đảm bảo an toàn đối với con người, các thiết bị
và công trình điện. Trong đó có chương 3. quy định cụ thể an toàn điện trong truyền
tải, phân phối: “Đơn vị quản lý vận hành lưới điện phải định kỳ tổ chức kiểm tra,
bảo dưỡng kỹ thuật và đại tu lưới điện, đảm bảo cho hệ thống vận hành an toàn theo
quy định; thường xuyên kiểm tra phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định
của Nghị định này và của pháp luật về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp”.
* Chất lượng điện
Chất lượng điện được thể hiện qua hai thông số: tần số (f) và điện áp (U).
Các trị số này phải nằm trong phạm vi cho phép.
Trung tâm điều độ quốc gia và các trạm điện có nhiệm vụ giữ ổn định các
thông số này: Tần số f được giữ 50 ± 0,5Hz. Độ giao động tần số không vượt quá
0,2Hz. Điện áp yêu cầu độ lệch |δU|= U – Uđm≤5%Uđm.
23