Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

CHUẨN HOÁ QUY TRÌNH TẠO MÔ HÌNH CHUỘT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 1 VÀ BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT CỦA VIỆC GHÉP TẾ BÀO GỐC MÔ MỠ TRÊN MÔ HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.79 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÙI NGUYỄN TÚ ANH

CHUẨN HOÁ QUY TRÌNH TẠO MÔ HÌNH CHUỘT
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TUÝP 1 VÀ BƢỚC ĐẦU KHẢO
SÁT TÁC ĐỘNG GIẢM ĐƢỜNG HUYẾT CỦA VIỆC
GHÉP TẾ BÀO GỐC MÔ MỠ TRÊN MÔ HÌNH

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm hướng Sinh lý động vật

Cán bộ hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Phương Dung


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Họ tên HVCH:

BÙI NGUYỄN TÚ ANH

ĐỀ CƢƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên đề tài:

CHUẨN HOÁ QUY TRÌNH TẠO MÔ HÌNH CHUỘT
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TUÝP 1 VÀ BƢỚC ĐẦU KHẢO
SÁT TÁC ĐỘNG GIẢM ĐƢỜNG HUYẾT CỦA VIỆC
GHÉP TẾ BÀO GỐC MÔ MỠ TRÊN MÔ HÌNH
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm hướng Sinh lý động vật


Mã số chuyên ngành:

60 42 01 14
Cán bộ hướng dẫn:

PGS. TS. Nguyễn Phương Dung

Tp. HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2014


MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1
2. Giới thiệu tổng quan .................................................................................................2
2.1. Bệnh đái tháo đường ..........................................................................................2
2.1.1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường tuýp 1 ..................................................2
2.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh đái tháo đường ................................................3
2.1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................3
2.1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên trong nước ..................................................4
2.2. Mô hình động vật ...............................................................................................5
2.2.1. Giới thiệu mô hình động vật bệnh lý ..........................................................5
2.2.2. Mô hình đài tháo đường ..............................................................................6
2.2.2.1. Các phương pháp tạo động vật bệnh đái tháo đường ...........................6
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu về mô hình bệnh đái tháo đường bằng STZ......7
2.2.2.3. Đặc tính hóa lý của Streptozotocine .....................................................7
2.3. Liệu pháp tế bào gốc trung mô trong điều trị ....................................................9
2.3.1 Tế bào gốc trung mô từ mô mỡ .......................................................................9
2.3.2. Liệu pháp tế bào gốc trong điều trị bệnh đái tháo đường type 1 ....................9
3. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................10
4. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................10
5. Các phương pháp nghiên cứu .................................................................................11

5.1. Cách tiếp cận ....................................................................................................11
5.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ....................................................................................12
5.3. Phương pháp thu nhận tế bào gốc trung mô từ mô mỡ chuột ..........................13
5.4. Phương pháp cấy chuyền .................................................................................13
5.5. Phương pháp tạo mô hình chuột đái tháo đường tuýp 1 ..................................14
5.6. Phương pháp đánh giá đường huyết ................................................................14
5.7. Phương pháp đánh giá sinh lý ..........................................................................15
5.8. Phương pháp đánh giá khả năng dung nạp đường ...........................................15
5.9. Phương pháp đánh giá khả năng dung nạp insulin ..........................................16
5.10. Phương pháp đánh giá mô học .....................................................................16
5.11. Phương pháp hóa mô miễn dịch huỳnh quang .............................................17
5.12. Phương pháp định lượng HbA1C .................................................................17
5.13. Phương pháp định lượng Insulin ..................................................................17
5.14. Phương pháp nhuộm Dithizone để xác định đảo tụy....................................18
6. Nội dung và phạm vi vấn đề sẽ đi sâu nghiên cứu .................................................18
7. Kết quả dự kiến .......................................................................................................19
8. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu của luận văn ........................................................19
9. Thời gian thực hiện đề tài .......................................................................................19
10. Tài liệu tham khảo ...............................................................................................19


1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, đái tháo đường đang tiến triển với tốc độ nhanh chóng gây nguy hại
cho sức khỏe của nhiều người trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Việt Nam là một
trong những nước có tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới (khoảng
8 - 10%/năm) (Công bố dự án xã hội hoá hoạt động truyền thông chương trình mục
tiêu quốc gia phòng, chống bệnh đái tháo đường, 2009). Vì vậy, mức độ nguy hiểm
của bệnh đái tháo đường được đánh giá ngang với bệnh dịch và ung thư. Năm 2012,
theo công bố của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường là
5,7% và số bệnh nhân có khả năng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020 (Hội Nội tiết và Đái

tháo đường Việt Nam).
Việc điều trị bệnh đái tháo đường có chi phí cao, chiến lược điều trị đái tháo
đường từ cổ điển cho đến ngày nay là liệu pháp sử dụng insulin và thuốc nhằm kiểm
soát đường huyết. Bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn vào tác nhân ngoại sinh, việc sử
dụng insulin thường xuyên có tác dụng phụ lớn, đặc biệt là sự kháng insulin hay loạn
dưỡng mỡ. Sự hạn chế của phương pháp này đã dẫn đến sự phát triển của các phương
pháp ghép tụy và đảo tụy (1966). Tuy nhiên, do sự khan hiếm nguồn mô ghép nên
phương pháp này gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục các nhược điểm của các chiến
lược điều trị trên, hơn 2 thập niên qua, hàng trăm nghiên cứu về liệu pháp tế bào gốc
trong điều trị bệnh đái tháo đường đã được tiến hành. Các nghiên cứu thực nghiệm và
cận lâm sàng trên nhiều đối tượng như chuột, chó… đạt kết quả khả quan (Dong et
al., 2008; Figliuzzi et al., 2009; Kadama et al., 2009; Ito et al., 2010; Jurewicz et al.,
2010; Rackham et al., 2011). Điều này chứng tỏ việc ứng dụng liệu pháp tế bào gốc
trong điều trị bệnh đái tháo đường là có cơ sở và rất triển vọng trong điều trị lâm
sàng. Trong đó, các tế bào gốc từ mô mỡ (ADSC) đang dần được các nhà khoa học
tiếp cận nghiên cứu vì những đặc tính vượt trội của nó như: nguồn dồi dào, thu nhận
dễ dàng, ít xâm lấn, có thể ghép tự thân…
Cùng với việc pháp triển liệu pháp chữa trị, thì việc phát triển các mô hình
thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả điều trị cũng đang được quan tâm. Việc thử
nghiệm các liệu pháp điều trị mới trên ngưởi gặp phải một số vấn đề về rào cản y đức

1


và luật pháp, do đó, các mô hình động vật đái tháo đường trở thành một mô hình rất
hữu ích để thử nghiệm các liệu pháp mới này trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên hiện
nay ở Việt Nam, việc nghiên cứu và xây dựng mô hình bệnh lý đái tháo đường trên
động vật chưa phổ biến. Các đề tài chủ yếu chỉ dừng lại ở việc đánh giá đường huyết.
Chưa có một công bố nào chứng minh và xây dựng hoàn chỉnh mô hình này một cách
có hệ thống.

Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Chuẩn hóa mô hình chuột đái tháo đường
tuýp 1 và bước đầu khảo sát tác động của tế bào gốc mô mỡ lên đường huyết”. Việc
thực hiện thành công đề tài này mang tính thiết yếu quan trọng cho mục tiêu thử
nghiệm các liệu pháp chữa trị bệnh đái tháo đường bằng tế bào gốc trong tương lai.

2. Giới thiệu tổng quan
2.1. Bệnh đái tháo đƣờng
2.1.1. Tổng quan về bệnh đái tháo đƣờng tuýp 1
Đái tháo đường là bệnh do sự tổn thương hay suy giảm chức năng của tế bào
beta của tụy đảo, từ đó làm giảm lượng insulin bài tiết vào máu, dẫn tới sự tăng cao
nồng độ đường huyết trong máu. Trên thế giới hiện nay có hơn 200 triệu người bị
đái tháo đường và theo tính toán con số này sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2025
(Halban và cs). Trong năm 2007, tổng chi phí cho việc chẩn đoán bệnh đái tháo
đường ước tính là 174 tỉ đô la, trong đó 116 tỉ là chi phí trực tiếp liên quan đến y
khoa và 58 tỉ là chi phí gián tiếp (liên quan đến bệnh tật, thất nghiệp,...) (American
Diabetes Association, 2007). Đái tháo đường là một bệnh mạn tính với nhiều triệu
chứng phức tạp như: không có khả năng kiểm soát đường huyết và có nhiều biến
chứng nguy hiểm. Hai dạng phổ biến thường gặp là: đái tháo đường tuýp 1 và tuýp
2. Cả hai dạng này đều có đặc điểm chung là đường huyết quá cao không kiểm soát
được. Theo số liệu của the International Diabetes Federation, trên thế giới có khoảng
16 triệu người bệnh đái tháo đường tuýp 1, chiếm khoảng 10% trên tổng số ca bệnh
đái tháo đường.
Bệnh đái tháo đường tuýp 1 được cho là một dạng bệnh tự miễn di truyền,
theo đó các tế bào tiết insulin trong tụy bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch (Eisenbarth,
1986). Tuy nhiên, các nghiên cứu bệnh đái tháo đường tuýp 1 trên những cặp song
sinh cho thấy ngoài yếu tố di truyền thì yếu tố môi trường và một số các yếu tố khác

2



cũng giết chết các tế bào tiết insulin; hay nói cách khác đái tháo đường tuýp 1 là một
dạng bệnh suy thoái về tế bào chưa rõ nguyên nhân (Barnett et al). Dù là nguyên
nhân nào thì kết quả của bệnh đái tháo đường tuýp 1 là số lượng các tế bào tiết
insulin giảm sút nghiêm trọng, hậu quả là cơ thể không sản xuất đủ insulin (She &
Marron, 1998 Onengut-Gumuscu & Concannon, 2002). Mặc dù, bệnh đái tháo
đường tuýp 1 có thể được kiểm soát hằng ngày bằng cách bổ sung insulin vào cơ
thể, nhưng khả năng kiểm soát đường huyết kém là nguyên nhân dẫn đến một số các
biến chứng nghiêm trọng khác như: bệnh lý võng mạc, mù lòa, rối loạn tim mạch,
suy thận, bệnh mạch máu não…
2.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh đái tháo đƣờng
2.1.2.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Liệu pháp điều trị phổ biến cho đái tháo đường là bổ sung insulin hoặc thuốc
mỗi ngày. Liệu pháp này nhằm kiểm soát tình trạng đường huyết nhưng không chữa
lành bệnh. Liệu pháp sử dụng thuốc và insulin hằng ngày giúp cải thiện đường huyết
và giảm các biến chứng bệnh võng mạc và bệnh thận (Chrisholm, 1993). Tuy nhiên,
liệu pháp insulin mang lại nhiều rủi ro có liên quan đến sự tăng đường huyết. Bởi vì
các hạn chế này, một phương pháp điều trị mới không dựa vào insulin ngoại sinh là
điều rất cần thiết trong điều trị đái tháo đường. Hướng đi hiện nay là cần phải có một
dạng insulin thay thế mà có thế đáp ứng với sự thay đổi đường huyết từng phút một;
do vậy liệu pháp sử dụng tế bào thay thế tế bào tiết insulin trong cơ thể được xem xét.
Các phương pháp cấy ghép toàn bộ tuyến tụy hoặc cấy ghép đảo tụy từ người cho
được phát triển.
Việc cấy ghép tụy và đảo tụy thật sự là phương pháp điều trị rất tiềm năng cho
bệnh đái tháo đường. So với liệu pháp cấy ghép toàn bộ tụy thì cấy ghép đảo tụy đơn
giản hơn mặc dù liệu pháp này vẫn có những rủi ro nhất định. Thành phần ngoại tiết
của tụy chiếm đến 98% trong tụy nhưng lại không cần thiết cho việc điều hòa đường
huyết. So với cấy ghép toàn bộ tuyến tụy thì việc phân lập và cấy ghép đảo tụy mang

tính logic hơn. Việc cấy ghép đảo tụy giúp cải thiện hiệu quả khả năng kiểm soát
đường huyết, nhưng vì đảo tụy thường được thu nhận từ người hiến tặng nên bệnh
nhân nhận mô ghép phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài; môt số
thuốc ức chế miễn dịch làm ức chế khả năng tiết insulin mô ghép. Thuận lợi của liệu

3


pháp cấy ghép đảo tụy bao gồm: cải thiện chất lượng cuộc sống, bệnh nhân không
cần sử dụng thuốc hoặc insulin mỗi ngày, việc cấy ghép an toàn hơn so với cấy ghép
toàn bộ đảo tụy. Tuy nhiên, bất lợi chính của liệu pháp này là cần một số lượng lớn
người hiến tụy thì mới có thể thu nhận đủ số đảo tụy để cấy ghép cho một bệnh nhân.
Trên thực tế, cần thu nhận đảo tụy từ 2 tụy tạng mới đủ để ghép cho 1 bệnh
nhân. Đó chính là hạn chế lớn nhất trong kỹ thuật này. Từ khi tiềm năng to lớn của tế
bào gốc được khám phá, điều này mang lại hi vọng sử dụng tế bào gốc như là một
phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh đái tháo đường. Hơn 2 thập niên, hàng trăm
nghiên cứu về liệu pháp tế bào trong điều trị bệnh đái tháo đường đã được tiến hành.
Các liệu pháp này đã điều trị được nguyên nhân gây bệnh và mang lại kết quả ổn
định lâu dài. Vì vậy, thuật ngữ “tái tạo tuyến tụy” được hình thành. Đây là một thuyết
liên quan đến việc sử dụng tế bào gốc để tái tạo một tuyến tụy bị hư hại thành một
tuyến tụy khoẻ mạnh. Đối với liệu pháp tế bào gốc trong điều trị đái tháo đường, các
nhà khoa học khảo sát nhiều về bệnh nguyên và đề nghị hai chiến lược là: liệu pháp
tế bào gốc cho điều trị bệnh tự miễn và liệu pháp tế bào gốc cho điều trị bệnh suy
thoái tế bào.
2.1.2.2.

Tình hình nghiên cứu trên trong nƣớc

Các nghiên cứu về điều trị đái tháo đường ở nước ta chủ yếu là các nghiên
cứu điều trị hoặc hỗ trợ điều trị đái tháo đường bằng dược chất tự nhiên hoặc tổng

hợp như: thực phẩm chức năng, tác dụng của nụ vối (Trương Tuyết Mai et al., 2010,
2013), nấm dược liệu (Nguyễn Thị Chính et al., 2011)…(Cục Thông tin Khoa học và
Công nghệ Quốc gia). Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc khảo sát
đường huyết và một số chỉ tiêu sinh hóa máu như chuyển hóa lipid, chống oxi hóa.
Ngoài ra, một số nghiên cứu về sản xuất insulin tái tổng hợp đã được tiến hành ở
Việt Nam nhằm hướng đến có thể tự sản xuất và cung cấp insulin cho người dân
Việt Nam với giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế của phần đông người dân.
Trong đó có các nghiên cứu của Tiến sĩ Lê Văn Phủng và cộng sự (2010); hay
nghiên cứu của Phó Giáo sư Phạm Thành Hổ và các đồng nghiệp ở trường Đại
học Khoa học Tự nhiên (2010). Tuy nhiên, các phương pháp điều trị hay hỗ trợ
điều trị này chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng (đường huyết cao) và không
mang lại hiệu quả tốt và lâu dài như ghép tạng. Vì nguồn tạng rất ít nên một

4


hướng tiếp cận mới được các nhà nghiên cứu cập nhật trong điều trị đái tháo đường
là liệu pháp thay thế tế bào, đặc biệt là tế bào gốc.
Việc nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh đái tháo đường
được xem như là một bước đột phá lớn và mở ra niềm hi vọng cho bệnh nhân bị bệnh
đái tháo đường trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo các công bố khoa
học trong nước cho tới thời điểm này, việc nghiên cứu thử nghiệm điều trị bệnh đái
tháo đường bằng công nghệ tế bào gốc đã đạt được một số kết quả nhất định: khai
thác thành công các nguồn tế bào gốc khác nhau như tế bào gốc nhũ nhi (máu dây
rốn, màng lót dây rốn,…) hay tế bào gốc trưởng thành (tủy xương, mô mỡ, máu kinh
nguyệt,…). Các nguồn tế bào gốc khác nhau được kiểm tra và đánh giá tiềm năng
hình thành các tế bào có khả năng sản xuất và tiết insulin. Cho tới thời điểm này, một
số nhóm nghiên cứu cũng đã đạt được một số kết quả bước đầu về việc sử dụng tế
bào gốc hay các tế bào tiết insulin được biệt hóa từ tế bào gốc trong điều trị thử
nghiệm trên mô hình chuột đái tháo đường.

2.2. Mô hình động vật
2.2.1.

Giới thiệu mô hình động vật bệnh lý

Việc sử dụng động vật để ứng dụng trong nghiên cứu sinh lý học có từ rất lâu
đời. Trong đó, Galen (130-200), được coi là ông tổ của ngành phẫu thuật của y khoa
từ thời Hippocrates, là người đầu tiên thực hiện phẫu tích và nghiên cứu trên mô hình
động vật để nghiên cứu sinh lý áp dụng cho con người sau khi bộ luật La Mã nghiêm
cấm mổ tử thi. Từ đó đến nay, hàng loạt các thí nghiệm khác được thực hiện trên
động vật và động vật đã được sử dụng như một mô hình trong nghiên cứu.
Mô hình động vật bệnh lý được hiểu là một con vật hoặc một quần thể động
vật do di truyền hoặc bằng các tác động nhân tạo (vật lý, hóa học, sinh học…) mà
phát triển một rối loạn tương tự như một căn bệnh đang được quan tâm ở con người
và qua đó một cách trực tiếp hoặc thông qua các chất tương tự cung cấp các dấu hiệu
về sinh lý bệnh của nó. Điều quan trọng quyết định là các đặc điểm tương quan về
sinh lý và bệnh lý ở động vật phải mô phỏng với con người.
Ngày này, việc sử dụng động vật trong nghiên cứu y học đã đóng góp cho
nhân loại một kho tàng tri thức vô giá về các mặt cơ thể giải phẫu, sinh lý học, bệnh
lý học và sau này là mô hình thử nghiệm và di truyền học. Với sự phát triển mạnh mẽ

5


của khoa học kỹ thuật, trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, có nhiều mô hình
nghiên cứu phi động vật (quan sát và giải phẫu tử thi và sử dụng dòng tế bào người)
để thay thế mô hình động vật, nhưng cũng chỉ đem lại giá trị khoa học nhất định và
động vật vẫn là một trong những mô hình được sử dụng ưu thế nhất trong nghiên cứu
y sinh học.
Mô hình bệnh lý động vật có thể thực hiện một cách tự nhiên hoặc thực hiện

bằng các tác nhân vật lý, hóa học hay sinh học, như:
 Sử dụng Metrazol (Pentylenetrazol) để xây dựng mô hình bệnh động kinh.
 Sự tạo miễn dịch bằng kháng nguyên mạnh để gây ra đáp ứng miễn dịch để
xây dựng mô hình bệnh tự miễn, ví dụ EAE.
 Sự tắc nghẽn động mạch não như mô hình động vật mang bệnh đột quỵ do
thiếu máu cục bộ.
 Gây bệnh cho động vật bằng mầm bệnh để tạo ra mô hình bệnh lây nhiễm của
con người.
 Sử dụng bức xạ in hóa để tạo các khối u.
 Liệu pháp gen (như trong mô hình chuột bệnh đái tháo đường).
Ngày nay, ứng dụng của mô hình động vật ngày càng nhiều trong lĩnh vực y – dược
học, mở ra rất nhiều hướng mới cho việc điều trị cũng như tìm hiểu những cơ chế
bệnh lý.
2.2.2. Mô hình đài tháo đƣờng
2.2.2.1.

Các phƣơng pháp tạo động vật bệnh đái tháo đƣờng

Hiện nay các biện pháp xây dựng mô hình bệnh lý đái tháo đường phổ biến gồm
các phương pháp sau:
 Cắt bỏ một phần tụy
 Sử dụng các tác nhân gây sai hỏng gen tổng hợp protein insulin tạo mô hình
bệnh lý đái tháo đường tuýp1.
 Sử dụng virus Coxsackie B (CVB4, CVN5), Encephalomyocarditis, virus
gây rubéole, virus quai bị. Các virus này được coi như là những tác nhân
gây bệnh đái tháo đường vì chất độc mà nó tiết ra khi xâm nhập vào cơ thể
con người.

6



 Sử dụng hóa chất gây bệnh đái tháo đường. Hiện nay, hai loại hóa chất phổ
biến thường được dùng là: Streptozotocin và Alloxan, từ hai loại hóa chất
này người ta đã xây dựng được rất nhiều phương pháp tạo mô hình bệnh lý
đái tháo đường trên động vật.

2.2.2.2.

Tình hình nghiên cứu về mô hình bệnh đái tháo đƣờng bằng

STZ
Trên thế giới
Hiện nay, bệnh đái tháo đường tuýp 1 đã được xây dựng bằng một số tác nhân
phá hủy các tế bào tuyến tụy trong đó có Streptozptocin (STZ) và Alloxan là những
thuốc thường được sử dụng. Việc xây dựng mô hình bệnh lý đái tháo đường đã thực
hiện trên rất nhiều loài bao gồm các loài trong bộ linh trưởng (ngoại trừ con người),
chó, mèo, thỏ, và các động vật thuộc bộ gặm nhấm.
Streptozotocin lần đầu tiên được chứng minh là gây ra bệnh đái tháo đường vào
năm 1963 do Rakieten và các cộng sự của ông, nhóm các nhà khoa học này đã lần
lượt thử nó trên chó và chuột Rat và đã chứng minh được STZ có khả năng gây ra
bệnh đái tháo đường và từ đó STZ cùng với Alloxan là những tác nhân được sử dụng
rộng rãi trong việc gây ra mô hình bệnh lý đái tháo đường.
Trong nƣớc
Hiện nay ở Việt Nam, việc nghiên cứu và xây dựng mô hình bệnh lý đái tháo
đường trên động vật chưa phổ biến. Hiện nay, các đề tài chủ yếu nhằm vào mục đích
đánh giá một số bài thuốc trị đái tháo đường theo kinh nghiệm dân gian. Trong các
hướng nghiên cứu này đã sử dụng Streptozotocin và Alloxan để xây dựng mô hình
bệnh lý đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 và chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả hạ
đường huyết của các dược chất thiên nhiên. Nhưng chưa có một công trình nào công
bố và đi sâu vào chứng minh và chuẩn hóa quy trình tạo mô hình này một cách có hệ

thống.

2.2.2.3.

Đặc tính hóa lý của Streptozotocine

Streptozotocin là hỗn hợp của alpha và beta stereoisomer. Nó có dạng bột kết
tinh màu xám vàng hoặc trắng đục. STZ tan trong nước, trong ketone và trong alcol

7


nồng độ thấp và ở một mức độ không đáng kể, STZ có thể hòa tan được trong dung
dịch hữu cơ.
STZ là chất gây độc đặc biệt lên tế bào beta sản xuất insulin của tụy ở động
vật có vú. STZ thuộc nhóm các tác nhân alkyl hóa đặc biệt gọi là nitrosoureas. Việc
này được thực hiện bằng cách gắn vào một mạch DNA của tế bào, do đó tế bào
không thể phân chia thành 2 tế bào mới. STZ hoạt động chống lại các khối u, đồng
thời gây tổn hại đến các tế bào sản xuất isulin.
STZ là chất kháng sinh, được sản xuất bởi Actinomycete - một giống vi trùng
(thuộc giống nấm không di động, gram dương, gây bệnh trên súc vật và người), cụ
thể là Streptomyces achromogenes.
 Cuối thập niên 50, STZ là 1 chất kháng sinh, được thống nhất chủng bởi các
nhà khoa học tại công ty thuốc Upjohn ở Kalamozoo, Michigan.
 Giữa thập niên 60: STZ được tìm thấy là chật gây độc có tính chọn lọc với tế
bào beta của đảo tụy.
 Thập niên 60 và 70: Viện ung thư Quốc gia đã khảo sát sử dụng STZ trong
liệu pháp chữa ung thư bằng hóa chất.
 Tháng 7/1982: FDA (Food and Drug Administration) Hiệp hội quản lý thực
phẩm và dược phẩm Hoa Kì phê duyệt cách điều trị STZ cho ung thư tế bào

đảo tụy.
STZ được sử dụng rộng rãi để kháng khuẩn. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng
STZ để kháng khuẩn không còn thông dụng. Chủ yếu hiện nay nó được sử dụng để trị
liệu bệnh ung thư các tế bào đảo tuỵ, các khối u ác tính; và dùng để nghiên cứu căn
bệnh đái tháo đường vì nó là chất độc đối với các tế bào beta trên tuyến tụy. Ở nhiều
loài động vật, STZ có thể gây ra bệnh đái tháo đường tương tự như sự tăng đường
huyết trong căn bệnh đái tháo đường trên con người (Weir và cộng sự, 1981). Nó có
tác động nhanh và hiệu quả nên được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu đặc biệt là
làm giảm và suy yếu các tế bào β trên tuyến tụy (Karunanayake và cộng sự, 1974).
Khi đưa vào đường tĩnh mạch, nồng độ STZ trong huyết tương nhanh chóng giảm
xuống trong vòng 15 phút và tập trung ở gan và thận (Sicor Phamaceuticals, 2003).
Khoảng 20% thuốc (chuyển hóa nhóm chứa N-nitrosourea) được chuyển hóa hoặc
được bài tiết ra bởi thận (sicor pharmaceuticals, 2003).
8


2.3. Liệu pháp tế bào gốc trung mô trong điều trị
2.3.1 Tế bào gốc trung mô từ mô mỡ
Mô mỡ là dạng mô liên kết mềm, các tế bào mỡ kết nối với nhau thành mạng
lưới nhờ collagen. Thành phần mô mỡ rất phức tạp, bao gồm nhiều loại tế bào như tế
bào mỡ trưởng thành, nguyên bào sợi, tế bào nội mô, tế bào tiền tạo mỡ, các tế bào
miễn dịch…, trong đó, các tế bào gốc từ mô mỡ đang được quan tâm nhiều nhất. Các
nghiên cứu gần đây về tế bào gốc từ mô mỡ rất phong phú. Cùng với đó, thì tên gọi
về loại tế bào bào này cũng đa dạng như tế bào đệm (ASCs), tế bào gốc trưởng thành
có nguồn gốc từ mô mỡ (ADAS), tế bào gốc trung mô mỡ (AdMSCs)… Do đó, Hiệp
hội The International fat Applied Technology Socienty đã thống nhất thuật ngữ
Adipose-derived stem cells – ADSCs để chỉ các tế bào gốc thu nhận từ mô mỡ.
Hiện nay có nhiều nhóm nghiên cứu xem ADSC là tế bào gốc trung mô. Vì
những tế bào ADSC sở hữu nhiều đặc tính của tế bào gốc trung mô. Về đặc điểm
hình thái trong nuôi cấy trong in vitro có dạng nguyên bào sợi và duy trì hình thái này

trong quá trình tăng sinh. Một lý do nữa khiến nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ADSC
là những tế bào gốc trung mô là khả năng biểu hiện dương tính mạnh với một số
kháng nguyên bề mặt của tế bào như CD44, CD73, CD90 và CD105; biểu hiệm âm
tính với CD14 (kháng nguyên đặc trưng của các bạch cầu đơn nhân), CD34 (kháng
nguyên của các tế bào gốc tạo máu), CD45 (kháng nguyên của tế bào bạch cầu) và
HLA-DR (kháng nguyên của các tế bào trưởng thành).
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, ADSC là tế bào gốc đa năng và có khả
năng biệt hóa hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau như tế bào mỡ, tế bào tạo xương,
tế bào sụn, tế bào cơ, tế bào thần kinh... Ngoài ra, ADSC còn được cho là có khả
năng tiết ra các cytokine và nhân tố tăng trưởng hỗ trợ trong quá trình tái tạo mô và
ngăn cản quá trình apoptosis.
2.3.2. Liệu pháp tế bào gốc trong điều trị bệnh đái tháo đƣờng type 1
Ghép đảo tụy gần đây được xem là một phương pháp điều trị có hiệu quả trên
bệnh nhân. Tuy nhiên liệu pháp này gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập nguồn
tụy để ghép. Trên thực tế cần hai người hiến tụy mới đủ lượng tụy cho một bệnh
nhân. Từ khi tiềm năng to lớn của tế bào gốc được khám phá, điều này mang lại hi

9


vọng sử dụng tế bào gốc như là một phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh đái tháo
đường. Tế bào gốc đóng vai trò quan trọng trong y học tái tạo và phục hồi, được xem
là một công cụ hiệu quả trong việc ngăn chặn, sửa chữa và thay thế các cơ quan bị hư
hỏng. Sử dụng tế bào gốc như ADSC trong điều trị đái tháo đường đang mở ra một
hướng đi mới trong nghiên cứu và ứng dụng, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Các
nghiên cứu trên thế giới cho thấy triển vọng của việc ứng dụng liệu pháp tế bào gốc
trong điều trị thành công đái tháo đường (Iskovich, 2012; Karaoz, 2013). Theo đó,
liệu pháp tế bào gốc thể hiện sự khả năng ứng dụng cao đối với bệnh đái tháo đường
tuýp 1. Việc điều trị đái tháo đường bằng tế bào gốc trung mô từ mô mỡ được thực
hiện ở nhiều nghiên cứu và cho kết quả khả quan khi nhu cầu insulin giảm, đường

huyết giảm và ổn định trong nhiều tháng (Bassi, 2012; Li et al. 2012; Dave et al.,
2013). Nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng các tế bào gốc mô mỡ có khả năng cận
tiết để bảo vệ chống lại sự tăng đường huyết do Streptozotocin (Kono et al., 2014).

3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm các mục đích sau:
-

Chuẩn hóa thành công mô hình chuột đái tháo đường tuýp 1 bằng
Streptozotocine (STZ) và đánh giá hiệu quả mô hình tạo được (tỷ lệ thành
công, khả năng phục hồi của mô hình..).

-

Đánh giá được tác động của tế bào gốc mô mỡ lên đường huyết của mô hình
chuột đái tháo đường tuýp 1.

4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng trong nghiên cứu này là chuột nhắt trắng Balb/C. Chuột được nuôi
trong hệ thống phòng sạch của Phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng Tế bào
gốc.
Chuột sử dụng trong thí nghiệm là chuột cái có trọng lượng từ 25-30 gram,
được nuôi ổn định 2 tuần trước khi thí nghiệm và áp dụng chu kỳ ngày đêm là 12 giờ
sáng – 12 giờ tối
Quy trình chăm sóc và quá trình tiến hành thí nghiệm tuân theo các quy định
và quy trình hướng dẫn của Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế Bào Gốc
dành cho động vật thí nghiệm
10



5. Các phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
Về kiến thức: Thông qua tìm đọc và tổng hợp các tài liệu về bệnh đái tháo
đường, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh, cơ chế tác động của STZ trong
xây dựng mô hình, sinh lý của chuột (bình thường và bệnh lý) và các tài liệu khác
liên quan trong đề tài; thông qua kế thừa các kết quả từ các đề tài trong và ngoài
nước; thông qua các kiến thức học tập trong các khóa học và hội nghị…
Về kỹ thuật: thông qua các nghiên cứu, tìm hiểu và chuẩn hóa các quy trình kỹ
thuật thao tác trên động vật, giải phẫu học, mô học và các kỹ thuật thường quy trong
nghiên cứu bệnh đái tháo đường; thông qua các khóa tập huấn kỹ thuật từ phòng thí
nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc; thông qua các tài liệu hướng dẫn và
quy trình từ nhà sản xuất hóa chất và dụng cụ…

11


5.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

12


5.3. Phương pháp thu nhận tế bào gốc trung mô từ mô mỡ chuột
Việc thu nhận tế bào gốc trung mô từ mô mỡ được thu nhận theo quy trình và sử
dụng bộ Kit ADSC extraction của công ty GeneWorld
Nguyên tắc: Mô mỡ bao gồm nhiều loại tế bào như tế bào mỡ trưởng thành,
nguyên bào sợi, tế bào nội mô, tế bào tiền tạo mỡ, các tế bào miễn dịch. Tuy
nhiên, trong môi trường nuôi cấy thích hợp thì chỉ có các tế bào ADSC là có khả
năng bám dính sau 5-7 ngày nuôi cấy.
Phương pháp:
-


Tiến hành gây mê chuột bằng ketamine

-

Giải phẫu và thu nhận mô mỡ từ vùng sinh dục của chuột bỏ vào falcon chứa
sẵn PBS- KS 5X

-

Rửa mẫu mỡ bằng PBS KS5X từ 2-3 lần

-

Cắt nhuyễn mô mỡ và huyền phù bằng Washing buffer 1

-

Chuyển toàn mộ dịch mô mỡ ly tâm 3500v/p 5phút

-

Thu nhận mô mỡ nổi và bổ sung Super Extract (100ul/1ml mỡ)

-

Ủ hỗn hợp ở 37 độ đến khi khối mỡ tan thành dạng huyền phù

-


Bổ sung 3ml Washing Buffer 2 và ly tâm 3500v/p 5 phút

-

Loại bỏ mỡ nổi và dung dịch phía trên, thu nhận cặn.

-

Rửa lại bằng Washing Buffer 3 và đem nuôi cấy trong môi trường MSC cult
kit

-

Thay mt sau 48h và quan sát các tế bào bám trải

5.4. Phương pháp cấy chuyền
Nguyên tắc: Cấy chuyền nhằm cung cấp chất dinh dưỡng và không gian cho sự
phát triển của tế bào ứng viên. Các tế bào không phải là tế bào ứng viên, không
bám dính, các tế bào máu, hồng cầu sẽ được loại bỏ dần sau mỗi lần cấy chuyền
Phương pháp:
-

Khi tế bào nuôi cấy bám dính trong bình nuối cấy đạt mật độ từ 70 -80 % ta
tiến hành cấy chuyền

-

Hút bỏ môi trường cũ trong Roux

-


Rửa lại bằng PBS 2-3 lần

13


-

Bổ sung thêm 1 ml dung dịch Trypsin/EDTA 0,25%, ủ 37 độ và quan sát đến
khi tế bào bong hoàn toàn khỏi bề mặt nuôi cấy

-

Bổ sung 2ml môi trường MSC cult kit, và chuyển toàn dịch huyền phù vào
falcon

-

Ly tâm 2500v/p 10 phút

-

Loại dịch nổi và bổ sung 9ml môi trường MSC cult kit vào phần cặn tế bào

-

Huyền phù kỹ và chia đều qua 3 Roux

-


Chuyển Roux vào tủ ấm 37 độ để tiếp tuc nuôi cấy.

5.5. Phương pháp tạo mô hình chuột đái tháo đường tuýp 1
Nguyên tắc: STZ là một chất độc có cấu trúc giống đường, được ưu tiên vận
chuyển qua kênh Glut-2 (hiện diện nhiều trên các tế bào beta của đảo tụy). Do
tính chất alkin hóa của nó, STZ gây nên sự thay đổi cấu trúc các đại phân tử, đứt
gãy DNA và phá hủy có chọn lọc trên các tế bào beta, nguyên nhân của tình trạng
đái tháo đường phụ thuộc insullin (tuýp 1).
Tiến hành:
– Chuột được tiêm thuốc STZ để tạo mô hình đái tháo đường. Thuốc được tiêm
theo đường tĩnh mạch và xoang bụng với liều đơn 100mg/kg, 120mg/kg,
140mg/kg và 160mg/kg (n=9) hoặc tiêm liên tục 50mg/kg trong 5 ngày liên
tục
– Chuột được bỏ đói 6giờ hoăc 24h trước khi tiêm.
– Sau khi tiêm STZ, chuột được tiêm succrose 2g/kg vào xoang bụng để tránh
sốc sau khi tiêm thuốc và nhịn khát 4h để tránh đào thải thuốc qua thận.
– Lô đối chứng (n=9), được tiêm buffer Natri-citrat (buffer dùng pha STZ) với
thể tích tiêm tương tự lô thí nghiệm.
Đánh giá kết quả: Mô hình đái tháo đường sẽ được đánh giá các chỉ tiêu chính:
– Đánh giá hiệu quả của mô hình: qua tỷ lệ sống/chết, sinh lý, mức đường
huyết, cân nặng, mô học, khả năng dung nạp đường, khả năng dung nạp
insulin, nhuộm tế bào đảo tụy và lượng insulin, HbA1C trong máu.
5.6. Phương pháp đánh giá đường huyết

14


Nguyên tắc: Đường huyết là chỉ tiêu đầu tiên quyết định khả năng thành công của
mô hình động đái tháo đường. Ở chuột đái tháo đường, khả năng sử dụng đường
của tế bào yếu, do đó nồng độ đường trong máu luôn tăng cao hơn bình thường.

Tiến hành & đánh giá kết quả
-

Chuột không cần bỏ đói trước khi đo và được đo ở thời điểm 9-10h sáng.

– Chuột được tiến hành đo đường huyết 3 ngày/ 1 lần bắng máy đo đường
huyết One Touch Ultra của hãng Lifescan – Johnson & Johnson (USA)
– Máu tĩnh mạch từ đuôi chuột được lấy để đưa lên que thử của máy và ghi
nhận kết quả.
– Những con chuột có đường huyết (khi no) trên 180mg/dL từ ngày thứ 3 và
ổn định suốt 8 tuần được đánh giá là bị đái tháo đường, nhưng cần kết hợp
các đánh giá khác trước khi kết luận
5.7. Phương pháp đánh giá sinh lý
Nguyên tắc: Khi bị đái tháo đường, chuột có khả năng hấp thụ đường kém, dẫn tới
việc các tế bào luôn bị thiếu năng lượng. Do đó, cân nặng sẽ giảm và các hoạt
động sinh lý bình thường sẽ kém.
Tiến hành & đánh giá kết quả
– Chuột sẽ được đo cân nặng và đánh giá các chỉ tiêu sinh lý 3 ngày một lần
(cùng với khoảng thới gian đo đường huyết)
– Các chỉ tiêu sinh lý cần được khảo sát bao gồm: cân nặng, lượng thức ăn nước
uống, khả năng hoạt động, lượng nước tiểu, tình trạng lông, móng và giác
mạc…
5.8. Phương pháp đánh giá khả năng dung nạp đường
Nguyên tắc: Khi bị đái tháo đường, khả năng sử dụng và hấp thu đường ở chuột
kém. Do đó, khi được bổ sung một lượng đường lớn vào cơ thể, thì khả năng làm
hạ nồng độ đường trong máu sẽ kém. Mức độ hạ đường huyết cho biết khả năng
dung nạp của cơ thể đối với glucose. Ở những con chuột bình thường sẽ có mức
dung nạp đường nhanh, trong khi những con chuột đái tháo đường có mức độ
dung nạp rất chậm.
Tiến hành và đánh giá kết quả

– Chuột bị bỏ đói khoảng 12 giờ trước khi tiến hành dung nạp đường

15


– Đo đường huyết chuột trước khi tiến hành dung nạp
– Tiêm vô trùng dung dịch D-glucose với lượng 1,5 gram/kg thể trọng vào
khoang bụng chuột.
– Đo đường huyết chuột vào các thời điểm 30, 60, 120 và 180 phút.
– Đường huyết bình thường (lúc đói) vào khoảng dưới 140 mg/dL. Vào thời
điểm 120 phút (sau dung nạp), mức đường huyết khoảng từ 140 – 200
mg/dL được cho là rối loạn dung nạp đường và trên 200 mg/dL được
cho là đái tháo đường (theo WHO)
5.9. Phương pháp đánh giá khả năng dung nạp insulin
Nguyên tắc: Insulin là một loại hormone do các tế bào beta của tuyến tụy tiết ra
với tác dụng chuyển hóa carbonhydrate (đường). Khi bị đái tháo đường tuýp 1,
các tế bào beta của đảo tụy bị phá hủy, khả năng sản xuất insulin sẽ kém hoặc
không còn, mất khả năng chuyển hóa đường trong tế bào, làm lượng đường trong
máu luôn cao. Do đó, nếu bổ sung một lượng insulin sẽ giúp hạ thấp lượng đường
huyết. Kiểm tra mức độ dung nạp insulin cho biết cơ thể có cảm ứng được với
insulin hay không. Dung nạp insulin là một đánh giá thường quy để giúp phân
biệt đái tháo đường tuýp 1 với tuýp 2
Tiến hành & đánh giá kết quả
- Những con chuột được đánh giá là đái tháo đường trong test dung nạp glucose
được tiếp tục dùng để đánh giá dung nạp Insulin.
- Pha insulin liều 0,75 mg/kg trong PBS.
- Kiểm tra nồng độ đường huyết vào thời điểm 30 phút trước khi tiêm.
- Tiêm dung dịch insulin chuẩn bị ở trên vào xoang bụng.
- Kiểm tra nồng độ đường huyết vào các thời điểm 30, 60, 120 phút sau tiêm.
- Những con chuột có khả năng hạ đường huyết về gần mức bình thường (so với

đối chứng), được xem là đái tháo đường tuýp 1.
5.10.

Phương pháp đánh giá mô học

Nguyên tắc: STZ là chất độc với với cơ thể, có khả năng hủy hoại các cấu trúc
mô học của tụy, gan và thận và các cơ quan khác có kênh Glut-2. Mức độ hư hại
của cấu trúc mô sẽ đánh giá được tác động của STZ lên tụy
Tiến hành

16


– Giết

chuột,

thu

nhận

mẫu



tụy chuyển

vào

dung


dịch

4%

paraformaldehyde qua đêm
– Đúc mẫu trong paraffin, sau đó được cắt thành tiêu bản có độ dày 4 micromet và
nhuộm với Hematoxylin và Eosin và quan sát dưới kính hiển vi quang học
– Quan sát và so sánh với mô đối chứng (bình thường)
Phương pháp hóa mô miễn dịch huỳnh quang

5.11.

Nguyên tắc: Hóa mô miễn dịch là quá trình các protein trong tế bào của
mô gắn với kháng thể tương ứng của chúng theo nguyên tắc kháng nguyên
kháng thể. Các kháng thể được gắn với các chất chỉ thị hoặc phát quang để dễ
dàng quan sát.
Tiến hành
– Tiến hành cắt lát mô tụy giống phương pháp 5.10
– Nhuộm tiêu bản có được với kháng thể Insulin và quan sát dưới kính hiển
vi huỳnh quang để xác định vị trí và cấu trúc đảo tụy
5.12.

Phương pháp định lượng HbA1C

Nguyên tắc: HbA1C hay A1C là phức hợp của Hemoglobin và glucose trong
máu. Nếu lượng đường trong máu càng cao thì số lượng hồng cầu gắn đường càng
nhiều. Sự hình thành HbA1c diễn ra chậm và sẽ tồn tại suốt trong đời sống hồng
cầu 90-120 ngày. Chính vì thế, HbA1c phản ánh nồng độ đường trong máu trong
suốt khoảng thời gian 90-120 ngày. Định lượng HbA1C có ý nghĩa quan trọng

hơn đường huyết do tính ổn định trong thời gian tương đối dài.
Tiến hành :
– Nồng độ HbA1C trong máu được phân tích bằng kĩ thuật Elisa.
– Máu chuột sẽ được thu từ tĩnh mạch đuôi sau 8 tuần tạo mô hình
5.13.

Phương pháp định lượng Insulin

Nguyên tắc: Insulin là một loại hormone từ đảo tụy mà cụ thể là tế bào beta. Khi
đảo tụy bị phá hủy thì lượng insulin sẽ giảm. Lượng Insulin trong máu sẽ giúp
đánh giá được mức độ hư hại của đảo tụy.
Tiến hành :
– Nồng độ Insulin trong máu được phân tích bằng hai kĩ thuật Elisa và HPLC.

17


– Máu chuột sẽ được thu nhận từ tĩnh mạch đuôi sau 8 tuần cho kỹ thuật Elisa
và thu nhận từ động mạch cảnh má (1-1,5ml) sau 12 tuần cho kỹ thuật HPLC
Phương pháp nhuộm Dithizone để xác định đảo tụy

5.14.

Nguyên tắc: Dithizione là một tác nhân có khả năng tạo phức hợp với kẽm (Zn).
Do đó nó có khả năng liên với các ion kẽm trong các tế bào beta và nhuộm có tính
chọn lọc đảo tụy làm các tế bào này có màu đỏ đậm. Do đó, chất nhuộm này có
thể dùng để phân biệt giữa các tế bào đảo tụy và các tế bào khác.
Tiến hành
-


Thu nhận đảo tụy và tách đảo tụy thành tế bào đơn bằng enzyme
Collagenase

-

Ly tâm rửa để thu các tế bào đơn

-

Bổ sung 1ml DTZ ủ ở 360C trong 30 phút.

-

Trải lên lame và quan sát dưới kính hiển vi quang học.

-

Những tế bào đảo tụy sẽ bắt màu đỏ đậm, những tế bào mô khác sẽ bắt
màu với thuốc nhuộm. Do đó, nếu các tế bào đảo tụy bị phá hủy, sẽ không
quan sát được các tế bào có bắt màu với thuốc nhuộm trên thị trường

6. Nội dung và phạm vi vấn đề sẽ đi sâu nghiên cứu
Nội dung 1: Khảo sát nồng độ STZ, vị trí tiêm, thời gian nhịn đói, nhịn khát thích
hợp để chuẩn hóa quy trình tạo chuột đái tháo đường tuýp 1 và khảo sát mô hình trên
các chỉ tiêu
– Chỉ tiêu 1: Đường huyết và khả năng dung nạp đường
– Chỉ tiêu 2: Cân nặng và sinh lý
– Chỉ tiêu 3: khả năng dung nạp insulin và định lượng insulin trong máu
– Chỉ tiêu 4: Đánh giá cấu trúc và mô học đảo tụy qua nhuộm Dithizone, H&E
và miễn dịch huỳnh quang

Nội dung 2: Phân lập, ghép và đánh giá tác động của ADSC tự thân lên đường huyết
của mô hình chuột đái tháo đường
-

Phân lập thành công tế bào gốc mô mỡ đạt tiêu chuẩn cấy ghép

-

Ghép và đánh giá khả năng giảm đường huyết trên mô hình chuột.

18


7. Kết quả dự kiến
-

Tạo thành công mô hình chuột đái tháo đường tuýp 1 với các chỉ tiêu đã đặt ra
giống với biểu hiện bệnh lý từ bệnh đái tháo đường

-

Đánh giá sơ bộ được khả năng giảm đường huyết của ADSC khi ghép.

8. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu của luận văn
-

Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế Bào
Gốc, trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

9. Thời gian thực hiện đề tài

Đê tài được thực hiện trong 9 tháng.
10.Tài liệu tham khảo
[1].

Arora, S., S. K. Ojha and D. Vohora (2009), Characterisation of
Streptozotocin Induced Diabetes Mellitus in Swiss Albino Mice, Global
Journal of Pharmacology 3(2): 81-84.

[2].

Deeds, M. C., J. M. Anderson, A. S. Armstrong, D. A. Gastineau, H. J.
Hiddinga, A. Jahangir, N. L. Eberhardt and Y. C. Kudva (2011), Single
dose streptozotocin-induced diabetes: considerations for study design in
islet transplantation models, Lab Anim 45(3): 131-140.

[3].

Graham, M. L., J. L. Janecek, J. A. Kittredge, B. J. Hering and H. J.
Schuurman (2011), The streptozotocin-induced diabetic nude mouse model:
differences between animals from different sources, Comp Med 61(4): 356360.

[4].

Ito, M., Y. Kondo, A. Nakatani and A. Naruse (1999), New model of
progressive non-insulin-dependent diabetes mellitus in mice induced by
streptozotocin, Biol Pharm Bull 22(9): 988-989.

[5].

King, A. J. (2012), The use of animal models in diabetes research, Br J

Pharmacol 166(3): 877-894.

[6].

Lenzen, S. (2008), The mechanisms of alloxan- and streptozotocin-induced
diabetes, Diabetologia 51(2): 216-226.

[7].

McEvoy, R. C., J. Andersson, S. Sandler, Hellerstr, xF and C. m (1984),
Multiple low-dose streptozotocin-induced diabetes in the mouse. Evidence
19


for stimulation of a cytotoxic cellular immune response against an insulinproducing beta cell line, The Journal of Clinical Investigation 74(3): 715722.
[8].

Nakamura, T., T. Terajima, T. Ogata, K. Ueno, N. Hashimoto, K. Ono and
S. Yano (2006), Establishment and pathophysiological characterization of
type 2 diabetic mouse model produced by streptozotocin and nicotinamide,
Biol Pharm Bull 29(6): 1167-1174.

[9].

Rees, D. A. and J. C. Alcolado (2005), Animal models of diabetes mellitus,
Diabet Med 22(4): 359-370.

[10]. Sakata, N., G. Yoshimatsu, H. Tsuchiya, S. Egawa and M. Unno (2012),
Animal models of diabetes mellitus for islet transplantation, Exp Diabetes
Res 2012: 256707.

[11]. Van Belle, T. L., P. Taylor and M. G. von Herrath (2009), Mouse Models
for Type 1 Diabetes, Drug Discov Today Dis Models 6(2): 41-45.
[12]. Wang, Z. and H. Gleichmann (1998), GLUT2 in Pancreatic Islets: Crucial
Target Molecule in Diabetes Induced With Multiple Low Doses of
Streptozotocin in Mice, Diabetes 47(1): 50-56.

20



×