i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THU HƢỜNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG TRONG QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2020
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2011 – 2015
Thái Nguyên, năm 2015
ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THU HƢỜNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG TRONG QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2020
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn
: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2011 – 2015
: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng
Thái Nguyên, năm 2015
iii
LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành bài báo cá Khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin
chân thành cảm ơn tới Ban chủ nhiệm khoa Môi Trƣờng, các thầy ,các cô
trong trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy hết mình, truyền
đạt cho em những kiến thức vô cùng bổ ích làm hành trang cho em bƣớc vào
cuộc sống.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy GS.TS. Nguyễn Thế
Đặng ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện
đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
Ngoài ra em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô, chú trong Sở Tài
nguyên môi trƣờng Thành Phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái đã tận tình giúp đỡ và
tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới ngƣời thân và bạn bè đã luôn chia
sẻ và ủng hộ em trong suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Yên Bái, ngày 02 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thu Hƣờng
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp các yếu tố liên quan đến môi trƣờng chiến lƣợc
đối với quy hoạch sử dụng đất ......................................................................... 13
Bảng 2.2. Các tiêu chí đánh giá sự phù hợp phƣơng án quy hoạch sử dụng đất ..... 15
Bảng 2.3. Kết quả điều tra, nghiên cứu thực tế về nguồn gây tác động và yếu tố tác
động đến môi trƣờng từ quy hoạch sử dụng đất.................................................... 17
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu môi trƣờng và phát triển bền vững năm 2009 ............... 22
Bảng 4.1: Phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2011- 2015 ...................... 45
thành phố Yên Bái .......................................................................................... 45
Bảng 4.2. Tình hình thực hiện phƣơng án quy hoạch sử dụng đất của các công trình
thuỷ lợi đến năm 2011-2015 thành phố Yên Bái ................................................ 47
Bảng 4.3. Tình hình thực hiện phƣơng án quy hoạch sử dụng đất các công trình
công viên cây xanh đến năm 2011-2015 thành phố Yên Bái ............................... 48
Bảng 4.4. Tình hình thực hiện phƣơng án quy hoạch sử dụng đất các công trình cấp
nƣớc đến năm 2011-2015 thành phố Yên Bái ................................................... 48
Bảng 4.5. Tình hình thực hiện phƣơng án quy hoạch sử dụng đất của các
công trình bãi thải, xử lý chất thải đến năm 2011-2015 thành phố Yên Bái .......... 49
Bảng 4.6: Nhận thức về vấn đề môi trƣờng ....................................................... 50
Bảng 4.7: Phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Yên Bái ... 51
Bảng 4.8 . Đề xuất một số yếu tố môi trƣờng trong QHSDĐ
thành phố Yên Bái đến năm 2020 ....................................................................... 53
Bảng 4.9: Dự tính chỉ số yếu tố môi trƣờng trong QHSDĐ ................................. 55
thành phố Yên Bái đến năm 2020 .................................................................... 55
v
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
2.1. Tổng quan về sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất ..................................... 4
2.1.1. Đất và sử dụng đất ................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất ................................................ 5
2.2. Yêu cầu bảo vệ môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất ............................... 6
2.2.1. Yêu cầu khách quan................................................................................. 6
2.2.2. Yêu cầu về pháp lý .................................................................................. 9
2.2.3. Thực trạng việc lồng ghép các vấn đề môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất10
2.3. Xác định các yếu tố môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất ....................... 19
2.3.1. Các yêu cầu chung trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất ................... 19
2.3.2. Các chỉ tiêu môi trƣờng cần kiểm soát ..................................................... 19
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 23
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài ................................................................ 23
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
3.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Yên Bái ............................. 23
3.2.2. Đánh giá quy hoạch sử dụng đất thành phố Yên Bái 2011 - 2015 và định
hƣớng đến năm 2020 theo yêu cầu bảo vệ môi trƣờng ........................................ 23
3.2.3. Đề xuất yếu tố bảo vệ môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
thành phố Yên Bái .......................................................................................... 23
vi
3.2.4. Đề xuất giải pháp thực hiện yếu tố môi trƣờng trong QHSDĐ thành phố Yên
Bái đến năm 2020 ........................................................................................... 23
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 24
3.3.1. Phƣơng pháp điều tra thu thập thông tin, tài liệu ....................................... 24
3.3.2. Phƣơng pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu ....................................................... 24
3.3.3. Phƣơng pháp kế thừa, chọn lọc những tƣ liệu sẵn có ................................. 24
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 25
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Yên Bái ................................ 25
4.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 25
4.1.2. Các điều kiện sinh thái tự nhiên của thành phố Yên Bái ............................ 26
4.1.3. Các nguồn tài nguyên của thành phố Yên Bái .......................................... 27
4.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Yên Bái ........................................... 30
4.2. Đánh giá quy hoạch sử dụng đất thành phố Yên Bái đến năm 2011 - 2015 theo
yêu cầu bảo vệ môi trƣờng .............................................................................. 42
4.2.1. Khái quát phƣơng án QHSDĐ đến năm 2011 - 2015 thành phố Yên Bái.............. 42
4.2.2. Đánh giá các yếu tố môi trƣờng trong QHSDĐ trong quy hoạch 2011 - 2015
trên địa bàn thành phố Yên Bái ........................................................................ 47
4.2.3. Nhận xét chung về những yếu tố bảo vệ môi trƣờng trong phƣơng án quy
hoạch sử dụng đất 2011 - 2015 thành phố Yên Bái .............................................. 49
4.3. Đề xuất yếu tố bảo vệ môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
thành phố Yên Bái .......................................................................................... 51
4.3.1. Phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Yên Bái ......... 51
4.3.2 Đề xuất yếu tố bảo vệ môi trƣờng đến năm 2020 thành phố Yên Bái ........... 52
4.4. Đề xuất giải pháp thực hiện yếu tố môi trƣờng trong QHSDĐ thành phố Yên
Bái đến năm 2020 ........................................................................................... 56
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 58
5.1. Kết luận .................................................................................................. 58
5.2. Kiến nghị ................................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 60
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc chú trọng và thực
thi nhằm đảm bảo việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên đất một cách tiết kiệm
và có hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng đất trong những thập kỷ qua ở nhiều quốc
gia trên Thế giới, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam đã và đang
phải đối mặt với những vấn đề môi trƣờng trong quá trình sử dụng đất.
Hội nghị Stockholm về Môi trƣờng và Con ngƣời (1972) đã đánh dấu sự ra đời
của nhận thức về phát triển bền vững, đồng thời kêu gọi công tác quy hoạch theo
phƣơng thức tích hợp đƣợc cả những nội dung môi trƣờng; tiếp đó là Hội nghị thƣợng
đỉnh Trái đất về Môi trƣờng và Phát triển (Tháng 6 năm 1992) tại Rio De Janeiro với
việc thông qua Chƣơng trình Nghị sự 21 kêu gọi xây dựng các chiến lƣợc phát triển
bền vững quốc gia, lồng ghép các chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ
môi trƣờng.
Luật Bảo vệ Môi trƣờng năm 2005 của nƣớc ta đã đƣợc Quốc hội Khoá XI,
kỳ họp thứ 8 thông qua, trong đó quy định các phƣơng án quy hoạch sử dụng đất
phải tiến hành đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc (ĐMC). Chính vì vậy việc nghiên
cứu lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trƣờng vào công tác quy hoạch sử dụng đất là
cần thiết, nhằm giải quyết các mục tiêu chiến lƣợc cho phát triển bền vững và hạn
chế, giảm thiểu những rủi ro đối với nguồn tài nguyên đất trong tƣơng lai.
Nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc, Việt Bắc và trung du Bắc
Bộ, thành phố Yên Bái nằm ở vị trí 21,420B, 104,520Đ, là trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Yên
Bái với diện tích tự nhiên là 58.020km2; phía Bắc và phía Đông giáp huyện Yên
Bình, phía Tây và phía Nam giáp huyện Trấn Yên của tỉnh.
Thành phố nằm bên tả ngạn sông Hồng, có độ cao trung bình so với mặt
biển là 35m, với cấu tạo địa hình gồm dải phù sa ven sông, đồng bằng phù sa cổ
thềm sông, các đồi núi thấp, đỉnh tròn hình bát úp, các thung lũng, khe suối len lỏi
xen kẽ đồi núi và cánh đồng lƣợn sóng chạy dọc theo triền sông.
2
Các yếu tố khí hậu của thành phố mang đặc trƣng khí hậu chuyển tiếp của
miền Tây Bắc và Việt Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,40C, mùa nóng vào các
tháng 4, 6 là 330C, mùa lạnh vào tháng 1 là 130C, tối cao tuyệt đối là 370C, tối thấp
tuyệt đối là 40C.
Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.755,8mm. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5, 6 là
330C, mùa lạnh vào tháng 1 là 130C, tối cao tuyệt đối là 370C, tối thấp tuyệt đối là 40C.
Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.755,8 mm. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 10 hàng năm (cao điểm vào các tháng 6, 7, 8) chiếm 80 - 85% lƣợng mƣa cả
năm. Có những năm xuất hiện mƣa đá cục bộ trên địa bàn thành phố.
Do ảnh hƣởng của dãy Hoàng Liên Sơn ở phía Tây và hồ Thác Bà ở phía
Đông nên thành phố Yên Bái có độ ẩm cao hơn một số nơi khác trong tỉnh, độ ẩm
trung bình là 87%, có lúc lên tới hơn 90%.
Nằm ở vị trí nội chí tuyến, lƣợng bức xạ mặt trời là lớn và khá đồng đều. Số
giờ nắng trong năm phụ thuộc vào độ che phủ của mây, những tháng nhiều mây che
khuất mặt trời thì số giờ nắng giảm và ngƣợc lại. Thành phố Yên Bái có số giờ nắng
trung bình một năm là 1.278 giờ.
Gió mùa Đông Bắc thịnh hành ở Yên Bái từ tháng 12 đến tháng 3. Trong
những ngày mùa đông, hiện tƣợng sƣơng mù về sáng sớm và chiều tối rất phổ biến.
Trong mùa này hàng năm còn có một vài ngày sƣơng muối. Gió mùa Đông Nam
thịnh hành từ 4 đến tháng 11 tạo ra sự mát mẻ và mƣa. Sang thời kỳ đầu mùa hè
(tháng 5, 6) có gió tây nam xen kẽ tạo ra khí hậu khô nóng và độ ẩm thấp.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đƣợc sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trƣờng và Ban
chủ nhiệm Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dƣới sự hƣớng
dẫn của thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh
giá các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất thành phố Yên Bái đến năm
2020”.
3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá yếu tố bảo vệ môi trƣờng cần kiểm soát trong quy hoạch sử dụng
đất thành phố Yên Bái, từ đó đề xuất một số yếu tố môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng
đất thành phố Yên Bái đến năm 2020
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Yên Bái.
- Đánh giá quy hoạch sử dụng đất thành phố Yên Bái đến năm 2011 - 2015
và định hƣớng đến năm 2020 theo yêu cầu bảo vệ môi trƣờng.
- Đề xuất yếu tố bảo vệ môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất thành phố
Yên Báiđến năm 2020.
- Đề xuất giải pháp thực hiện yếu tố môi trƣờng trong QHSDĐ thành phố
Yên Bái đến năm 2020.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đánh giá đƣợc yếu tố bảo vệ môi trƣờng trong điều kiện sử dụng đất thành phố
Yên Bái, góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở khoa học về sử dụng đất bền vững phục
vụ công tác lập và thẩm định quy hoạch sử dụng đất thành phố
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định một số yếu tố môi trƣờng cần kiểm soát phục vụ công tác lập và
thẩm định quy hoạch sử dụng đất thành phố Yên Bái nhằm giải quyết các mục tiêu
phát triển bền vững và giảm thiểu những rủi ro đối với sử dụng đất thành phố trong
tƣơng lai đang trong quá trình đô thị hoá.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất
2.1.1. Đất và sử dụng đất
Đất là một hệ thống phức tạp bao gồm phần vô cơ, hữu cơ, sinh vật, nƣớc, khí và
sự vận động liên tục từ bản thân nó cũng nhƣ tác động to lớn của con ngƣời. Vận động
của con ngƣời là sự phát triển. Sự phát triển gắn liền với ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng
đất (Trần Văn Nhân, Nguyễn Thị Lan Anh, 2006).
Đất không đơn giản chỉ là lớp vỏ bề mặt của thạch quyển mà nó là sản phẩm
của quá trình phong hoá lý hoá học tầng đá mẹ và sự chuyển hoá, nhào trộn của các
chất khoáng và chất hữu cơ. Đất đƣợc hình thành với sự tham gia của các loài sinh
vật. Sự phong hoá vật lý và hoá học giải phóng các chất khoáng từ đá mẹ, đồng thời
xảy ra trong quá trình phân huỷ các sản phẩm của thực vật và sinh vật đất. Đất có
vai trò quan trọng trong phân bố sinh thái của sinh vật. Đất ở các vùng, các đới khác
nhau có những đặc điểm và tính chất khác nhau về độ dày tầng đất, độ thoáng khí,
độ chua, lƣợng nƣớc, hàm lƣợng các chất khoáng,... Đất cũng là môi trƣờng sống
thuận lợi đối với đa số các loài sinh vật. Cảnh quan không có đất là cảnh quan
không có sự sống (Lƣơng Đức Phẩm và cộng sự, 2009).
Sử dụng đất (Land Use): Bao gồm toàn bộ các hoạt động can thiệp của con
ngƣời đối với tài nguyên đất đai tự nhiên. Sử dụng đất là quá trình thực hiện các
hoạt động kinh tế, xã hội, sản xuất, an ninh, quốc phòng,… theo các định hƣớng
quy hoạch sử dụng đất hoặc tự phát diễn ra trên một khu vực hoặc vùng lãnh thổ và
có liên quan tới các biện pháp chính sau:
- Khai thác (khai thác quặng mỏ, khai thác đá, khai thác rừng tự nhiên,…).
- Xây dựng (khu dân cƣ, đƣờng xá giao thông và các công trình dân sinh khu
đô thị, công nghiệp,…) và phân bố lại dân cƣ.
- Canh tác (hoạt động quản lý, sản xuất nông, lâm nghiệp).
- Bảo vệ (bảo vệ các giống loài, hệ sinh thái hay cảnh quan, bảo vệ các di
sản,…).
5
Nhƣ vậy, sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
ngƣời - đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên khác và môi trƣờng. Căn cứ vào
nhu cầu của thị trƣờng sẽ phát hiện, quyết định phƣơng hƣớng chung và mục tiêu sử
dụng hợp lý nhất tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất đai nhằm đạt
tới lợi ích sinh thái, kinh tế - xã hội cao nhất.
Mục đích của sử dụng đất là làm thế nào để nguồn tƣ liệu có hạn này đem lại
hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao nhất, đảm bảo đƣợc lợi ích
trƣớc mắt và lợi ích lâu dài.
Hiệu quả kinh tế đƣợc biểu hiện ở quan hệ so sánh giữa lƣợng kết quả đạt
đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra. Một phƣơng án hay, một giải pháp quản lý, giải pháp
kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao phải đạt đƣợc tƣơng quan tối ƣu giữa kết quả đem
lại và chi phí đầu tƣ. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế sử dụng đất là mức tăng thêm
của các kết quả sản xuất và mức tiết kiệm chi phí lao động xã hội. Hiệu quả kinh tế
thể hiện bằng giá trị tổng thu nhập, tổng sản phẩm, lợi nhuận.
Hiệu quả xã hội là mối tƣơng quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét
về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra. Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội thể hiện mức thu
hút lao động, mức độ sử dụng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, trình độ dân trí,
trình độ hiểu biết khoa học.
Hiệu quả môi trƣờng sinh thái thể hiện qua các chỉ tiêu: tỷ lệ diện tích đất đai
đƣợc bảo vệ và cải tạo, bị ô nhiễm hay thoái hóa, mức độ bảo vệ môi trƣờng sinh
thái trong vùng (đất - nƣớc - không khí, động, thực vật); sự thích hợp với môi
trƣờng đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
2.1.2. Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất (Land Use Planning) là một hệ thống các biện pháp kinh
tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nƣớc về tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ và hợp lý có
hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất của quốc gia, tổ chức
sử dụng đất nhƣ một tƣ liệu sản xuất cùng với các tƣ liệu sản xuất khác gắn liền với đất
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trƣờng
(Đoàn Công Quỳ và cộng sự, 2006).
6
Theo Tổ chức Nông nghiệp và lƣơng thực thế giới FAO (1993) “Quy hoạch
sử dụng đất là sự đánh giá có hệ thống về tiềm năng tài nguyên đất và nƣớc, về các mô
hình sử dụng đất trong các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác nhau nhằm mục
đích lựa chọn và thông qua các phƣơng thức sử dụng đất mang lại nhiều lợi ích nhất
cho ngƣời sử dụng mà không phá hủy tài nguyên và môi trƣờng, đồng thời đề xuất lựa
chọn và thực hiện các biện pháp thích hợp nhất để thực hiện việc sử dụng đất nhƣ vậy”.
Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính là đáp
ứng nhu cầu đất đai một cách tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả.
Quy hoạch sử dụng đất là việc xác định, phân bổ hợp lý quỹ đất cho các mục
đích sử dụng nhƣ đất nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, giao thông, thủy lợi, đất
cho phát triển khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, quốc
phòng, an ninh, đất ở đô thị, nông thôn,… theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của vùng và của quốc gia.
Quy hoạch sử dụng đất thực hiện chức năng phân phối và tái phân phối quỹ
đất nhằm đáp ứng nhu cầu về đất sử dụng cho các ngành, các đơn vị sử dụng đất.
Nó là công cụ hữu hiệu của Nhà nƣớc để điều chỉnh mối quan hệ đất đai, thiết lập
thể chế quản lý sử dụng tài nguyên đất, góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội
theo hƣớng bền vững.
Việc quy hoạch sử dụng đất bền vững cần đƣợc coi trọng đúng mức, trong đó
nhất thiết phải lồng ghép yếu tố bảo vệ môi trƣờng. Kết hợp yếu tố môi trƣờng vào
trong quy hoạch tổng thể và quy hoạch sử dụng đất là một vấn đề còn rất mới mẻ ở
Việt Nam, đến nay chƣa có nhiều các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này.
2.2. Yêu cầu bảo vệ môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất
Để thấy đƣợc một cách đầy đủ những yêu cầu về môi trƣờng trong quy
hoạch sử dụng đất chúng ta xem xét mối quan hệ này ở cả hai khía cạnh: yêu cầu
khách quan và yêu cầu chủ quan - do tính pháp lý mang lại.
2.2.1. Yêu cầu khách quan
Xét về mặt khái niệm, môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất
nhân tạo bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
7
triển của con ngƣời và sinh vật, cụ thể gồm các thành phần nhƣ đất, nƣớc, không
khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác (Luật
Bảo vệ môi trƣờng, 2005).
Môi trƣờng là tập hợp tất cả các điều kiện và hiện tƣợng bên ngoài tác động
lên cá thể. Khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển tồn tại trƣớc khi sự sống xuất hiện
trên hành tinh chúng ta, nhƣng chỉ khi các cơ thể sống xuất hiện mới gọi chúng là
môi trƣờng. Có nghĩa là chỉ có cơ thể sống mới có môi trƣờng (Nguyễn Thị Kim
Thái, Lê Thị Hiền Thảo, 2003).
Hoạt động bảo vệ môi trƣờng là hoạt động giữ cho môi trƣờng trong lành, sạch
đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trƣờng, ứng phó sự cố môi trƣờng;
khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trƣờng; khai thác, sử dụng hợp
lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
Trạng thái hoặc tình trạng môi trƣờng của một khu vực hoặc quốc gia chính
là trạng thái chủ yếu của môi trƣờng trên hai phƣơng diện: tình trạng vật lý - sinh
học và tình trạng kinh tế - xã hội. Môi trƣờng luôn có một trạng thái nào đó và
không hoàn toàn ổn định dƣới tác động của tự nhiên và hoạt động sản xuất. Các
hoạt động của tự nhiên và con ngƣời tạo ra áp lực làm thay đổi trạng thái môi trƣờng.
Xã hội (và cả các yếu tố tự nhiên) phải đáp ứng với hiện trạng mới bằng sự phát triển
(Nguyễn Đình Mạnh và cộng sự, 2007).
Đất đai, bao gồm cả nguồn nƣớc, sinh vật và hệ sinh thái là các thành phần
quan trọng của môi trƣờng, mối quan hệ này là tồn tại khách quan, tự nhiên và gắn
bó hữu cơ, không thể tách rời.
Đối tƣợng của quy hoạch sử dụng đất bao gồm toàn bộ đất đai, trong đó đất
đai đƣợc hiểu với nghĩa rộng, bao hàm một thửa đất đơn thuần, bên cạnh đó là
những mối quan hệ hữu cơ nhƣ:
- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, ...
- Các nguồn tài nguyên gắn với đất: thổ nhƣỡng, nƣớc ngầm, nƣớc mặt,
khoáng sản, rừng, biển và đặc biệt là tài nguyên nhân văn.
8
- Môi trƣờng và cảnh quan: môi trƣờng đất, môi trƣờng nƣớc và đặc điểm
cảnh quan, các hệ sinh thái.
- Các đặc điểm kinh tế - xã hội và đặc điểm sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất là hoạt động điều tra, nghiên cứu, đánh giá tổng hợp
toàn bộ các đối tƣợng trên để rút ra những nhận xét, đánh giá mang tính quy luật
khách quan của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiềm năng của các nguồn tài
nguyên gắn với đất phục vụ cho công tác hoạch định phƣơng án khai thác sử dụng
đất trong tƣơng lai phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử
dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
Quy hoạch sử dụng đất cũng bao gồm những hoạt động mang tính dự báo, bố
trí quỹ đất cho các nhu cầu trong tƣơng lai, kể cả các nhu cầu cho hoạt động phòng
ngừa, ứng phó với những rủi ro, sự cố môi trƣờng trong tƣơng lai (trồng rừng chắn
sóng, chắn cát, xây dựng đê, kè, đập,...); những hoạt động nhằm cải thiện, giữ môi
trƣờng trong lành (trồng cây, trồng rừng, xây dựng hồ chứa nƣớc,...); sử dụng tiết
kiệm tài nguyên và bảo vệ đa dạng sinh học (quy hoạch bảo vệ các khu vực khoáng
sản, các khu rừng đặc dụng, vƣờn quốc gia,...).
Tuy nhiên, bên cạnh đó quy hoạch sử dụng đất cũng bao hàm những hoạt
động có ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng, cụ thể nhƣ:
- Việc khai thác chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đặc biệt là diện tích rừng
đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng của các khu bảo tồn thiên nhiên, vƣờn quốc gia,...
- Việc khai thác tài nguyên (đất, nƣớc, khoáng sản) một cách quá mức và
không hợp lý.
- Quy hoạch sử dụng đất, bố trí các dự án chƣa tính đến hoặc tính toán không
đầy đủ đến các giải pháp bảo vệ môi trƣờng.
- Quy hoạch sử dụng đất ảnh hƣởng đến đa dạng sinh học.
- Quy hoạch sử dụng đất có ảnh hƣởng tiêu cực đến danh lam, thắng cảnh, di
tích lịch sử, văn hoá,...
9
Có thể nói rằng công tác quy hoạch sử dụng đất rất gần gũi và gắn liền với
hoạt động bảo vệ môi trƣờng, giữa môi trƣờng và quy hoạch sử dụng đất có những
tác động qua lại, tồn tại một số yêu cầu, quan hệ khách quan nhƣ:
- Hoạt động bảo vệ môi trƣờng (đất, nƣớc, tài nguyên và hệ sinh thái).
- Hoạt động phòng ngừa, ứng phó với suy thoái, các sự cố môi trƣờng.
- Phƣơng án khai thác và sử dụng tổng hợp tài nguyên.
2.2.2. Yêu cầu về pháp lý
Luật Đất đai năm 2003 quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất phải đảm
bảo các nguyên tắc căn bản sau:
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng.
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
Để đảm bảo đạt đƣợc những yêu cầu trên, những quy định về nội dung quy
hoạch sử dụng đất đã bao hàm những hoạt động nhằm bảo vệ môi trƣờng:
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
và hiện trạng sử dụng đất.
- Đánh giá tiềm năng đất đai.
- Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh.
- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trƣờng.
Các phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đƣa ra đều đƣợc xem xét, cân nhắc và
tính toán trên cả 3 khía cạnh: kinh tế - xã hội - môi trƣờng để từ đó lựa chọn đƣợc
phƣơng án phù hợp. Đó là phƣơng án đảm bảo Phát triển bền vững, tức là phát triển
đáp ứng đƣợc nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp
ứng nhu cầu đó của các thế hệ tƣơng lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa
tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trƣờng.
Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005 quy định đối tƣợng phải đánh giá môi
trƣờng chiến lƣợc là quy hoạch sử dụng đất đối với khu vực liên tỉnh, liên vùng, tức
10
là đối với quy hoạch sử dụng đất cấp vùng và quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
phải đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc.
2.2.3. Thực trạng việc lồng ghép các vấn đề môi trường trong quy hoạch sử dụng đất
Một nguyên tắc căn bản đã đƣợc Luật Đất đai quy định, yêu cầu trong sử
dụng đất phải đảm bảo “Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trƣờng và không làm
tổn hại đến lợi ích chính đáng của ngƣời sử dụng đất xung quanh”. Chính nguyên
tắc này có ảnh hƣởng xuyên suốt, đòi hỏi công tác quy hoạch sử dụng đất phải quan
tâm đến khía cạnh môi trƣờng. Đồng thời, bản thân quy hoạch sử dụng đất cũng là
một hoạt động tổng hợp bảo vệ môi trƣờng.
Pháp luật đất đai và pháp luật bảo vệ môi trƣờng cũng đã có những quy định
về công tác bảo vệ môi trƣờng trong sử dụng đất nói chung và quy hoạch sử dụng
đất nói riêng, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã ảnh
hƣởng đến việc áp dụng những quy định, lồng ghép các vấn đề môi trƣờng trong
quy hoạch sử dụng đất, bên cạnh đó cũng còn có nhiều tồn tại cần bổ sung, hoàn thiện.
Thực tế thời gian vừa qua chúng ta còn lúng túng trong quan niệm và
phƣơng pháp lồng ghép các yếu tố môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất.
Thứ nhất là quan niệm về vấn đề lồng ghép, từ trƣớc đến nay công tác quy
hoạch sử dụng đất vẫn đƣợc quan niệm tự thân nó đã bao hàm các hoạt động môi
trƣờng, do đó đây là hoạt động tƣơng đối độc lập, đầy đủ các yếu tố cấu thành: tự
nhiên - kinh tế - xã hội - môi trƣờng.
Thứ hai thì coi công tác quy hoạch sử dụng đất mới là một phần của hoạt
động môi trƣờng, cần có sự lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trƣờng để đảm bảo
sự phát triển bền vững.
Thứ ba là phƣơng pháp tiếp cận, những năm trƣớc đây việc lồng ghép
thƣờng đƣợc quan tâm nghiên cứu là những ảnh hƣởng đến môi trƣờng của phƣơng
án quy hoạch sử dụng đất, tuy nhiên ngày nay cách tiếp cận này đã thay đổi “Lồng
ghép các yêu cầu bảo vệ môi trƣờng ngay từ khâu xây dựng, thẩm định và phê
duyệt chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, các chƣơng trình dự án phát triển”, thậm chí
11
phải đƣợc nghĩ đến ngay từ khâu hình thành ý tƣởng quy hoạch, những xu hƣớng
ban đầu của phƣơng án quy hoạch, nhƣ vậy việc lồng ghép mới đem lại hiệu quả cao.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của cả nƣớc đã đƣợc Quốc hội thông
qua từ năm 2004, trong đó có nhiều vấn đề về môi trƣờng mang tính chiến lƣợc
quốc gia đã đƣợc các nhà hoạch định chính sách và Đại biểu Quốc hội quan tâm, chỉ
đạo, cho ý kiến, cụ thể nhƣ:
- Vấn đề bảo vệ đất trồng lúa, đất nông nghiệp năng suất cao gắn với chiến
lƣợc an ninh lƣơng thực, ổn định chính trị - xã hội (vấn đề môi trƣờng sâu xa là bảo
vệ diện tích đất ngập nƣớc).
- Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng, kiểm soát tổng diện tích đất lâm nghiệp
và diện tích cho phép chuyển mục đích đất lâm nghiệp sang các mục đích khác, có
ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng.
- Vấn đề phát triển các loại đất phi nông nghiệp, nhƣ: đất ở, đất các khu công
nghiệp, đô thị, sản xuất kinh doanh,...
- Đặc biệt là diện tích khai hoang đất chƣa sử dụng để cải tạo đƣa vào sản
xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, tránh tình trạng bỏ đất hoang hoá.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trƣờng, đây là đối tƣợng phải đánh giá môi
trƣờng chiến lƣợc. Cũng theo quy định hiện hành thì phƣơng pháp tiếp cận là môi trƣờng
đƣợc lồng ghép, quan tâm từ khâu xây dựng ý tƣởng, phƣơng án quy hoạch sử dụng đất.
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cũng đã có hƣớng dẫn nội dung, phƣơng pháp đối với
đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc nói chung, riêng đối với quy hoạch sử dụng đất cấp vùng
cũng đã có nghiên cứu và hƣớng dẫn cụ thể (Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi
trƣờng, 2009).
Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc (ĐMC) là việc phân tích, dự báo các tác
động đến môi trƣờng của dự án chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển trƣớc khi
phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Mục đích của ĐMC là để lồng ghép việc xem xét các tác động môi trƣờng
trong quá trình xây dựng chiến lƣợc , quy hoạch , kế hoạch và hỗ trợ cho việc ra
quyết định minh ba ̣ch và có sƣ̣ tham gia của các bên liên quan .
12
Tuy nhiên, thực tế việc áp dụng những quy định trên còn hạn chế, do quy
hoạch sử dụng đất cấp vùng và cả nƣớc đã đƣợc triển khai trƣớc, công tác đánh giá
môi trƣờng chiến lƣợc mới đƣợc nghiên cứu, hƣớng dẫn trong thời gian gần đây.
Hiện nay chƣa có quy định về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc đối với quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã, do đó việc lồng ghép môi trƣờng đƣợc vận
dụng theo các quy định hiện hành của pháp luật đất đai và các yêu cầu khách quan
về bảo vệ môi trƣờng.
Yêu cầu về môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất cũng dần đƣợc quy định
rõ ràng hơn, nhƣng thực tế việc áp dụng còn rất nhiều hạn chế, cụ thể là:
- Điều tra, đánh giá các điều kiện tự nhiên còn chung chung, chƣa có tiêu chí,
phƣơng pháp rõ ràng, cụ thể.
- Chƣa có những quy định bắt buộc trong việc khảo sát, đánh giá hiện trạng
môi trƣờng trong các phƣơng án quy hoạch sử dụng đất, nên việc áp dụng còn tuỳ
tiện, theo khả năng thực tế của dữ liệu có sẵn.
- Đối với phƣơng án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, đặc biệt là quy hoạch
sử dụng đất chi tiết cấp xã, chúng ta cũng có thể nhìn nhận đánh giá ảnh hƣởng tích
cực và tiêu cực của từng phƣơng án. Đồng thời việc lồng ghép có thể đƣợc vận
dụng trực tiếp thông qua các phƣơng án công trình cải thiện, cải tạo môi trƣờng
(trồng rừng, trồng cây xanh, đắp hồ, đập,...), công trình bảo vệ môi trƣờng (bãi xử
lý chất thải),...
- Mặc dù đã có những quy định về đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi
trƣờng của các phƣơng án quy hoạch sử dụng đất để lựa chọn phƣơng án hợp lý,
nhƣng thực tế việc làm này hiện nay còn mang tính hình thức.
Quy hoạch sử dụng đất là một công cụ quản lý giúp sử dụng tài nguyên đất
một cách hợp lý, tuy nhiên nó vừa mang tính bảo vệ môi trƣờng, vừa có ảnh hƣởng
xấu đến môi trƣờng. Vì vậy việc thực hiện ĐMC ngay từ giai đoạn lập quy hoạch để
giúp các nhà quản lý quy định một quy hoạch khoa học và hợp lý hơn để nâng cao
chất lƣợng quy hoạch, chi tiết tại Phụ lục 4 (Trung tâm Môi trƣờng khu công nghiệp
và xây dựng, 2006). Mặt khác mục đích sử dụng bền vững tài nguyên đất có thể đạt
13
đƣợc thông qua việc gắn kết các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trƣờng vào quy hoạch
sử dụng đất.
Sử dụng đất tức là tác động đến tất cả các yếu tố (về điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội) có liên quan đến đất đai, tác động trực tiếp đến môi trƣờng. Những yếu tố
liên quan đến môi trƣờng chiến lƣợc đối với quy hoạch sử dụng đất đƣợc tổng hợp
theo bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tổng hợp các yếu tố liên quan đến môi trƣờng chiến lƣợc
đối với quy hoạch sử dụng đất
TT
Yếu tố
1
Điều kiện tự nhiên
1.1
Đặc điểm địa hình, địa Đặc điểm địa hình: núi, đồi, đồng bằng
mạo
1.2
Đặc điểm cấu tạo đất, sụt lún, trƣợt lở, xói mòn
Đặc điểm khí hậu, khí Nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ ẩm, chế độ gió
tƣợng
1.3
Tiêu chí
Tần suất bão và các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng
Đặc điểm chế độ thuỷ Đặc điểm sông, hồ: dòng chảy, lƣu lƣợng, dung tích
văn
Đặc điểm thuỷ triều, hải văn
Đặc điểm ngập lụt, hạn hán
2
Tài nguyên thiên nhiên
2.1
Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên và chất lƣợng
Hiện trạng và quy hoach sử dụng đất
2.2
Tài nguyên nƣớc mặt
Đặc điểm hệ thống thuỷ văn trong khu vực
Hiện trạng và quy hoạch sử dụng nƣớc mặt
2.3
Tài nguyên nƣớc ngầm
Đặc điểm tầng trữ nƣớc, trữ lƣợng nƣớc ngầm
Hiện trạng và quy hoạch khai thác sử dụng
2.4
Tài nguyên ven biển
Rừng ngập mặn, đầm phá
Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
2.5
Tài nguyên đa dạng sinh Thảm thực vật, hệ động vật, thuỷ sinh (nƣớc ngọt, ven
học
biển)
Rừng quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
14
TT
Yếu tố
3
Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1
Dân cƣ - lao động
Tiêu chí
Cấu trúc dân số
Vấn đề dân tộc thiểu số
Tình trạng việc làm và phƣơng thức kiếm sống
3.2
Phát triển kinh tế
Hiện trạng các ngành kinh tế và các nguồn ô nhiễm
Quy hoạch phát triển kinh tế của vùng, tỉnh
3.3
Hiện trạng xã hội
Giáo dục, y tế và sức khoẻ cộng đồng
Thất nghiệp và tệ nạn xã hội
3.4
Văn hoá, lịch sử
Các công trình văn hóa, lịch sử, du lịch có giá trị
Phong tục tập quán của địa phƣơng
4
Hạ tầng cơ sở và dịch vụ
4.1
Giao thông
Đặc điểm của hệ thống giao thông
Tai nạn, sự cố giao thông
Khả năng đáp ứng yêu cầu vận chuyển cho dự án
4.2
Điện, nƣớc, liên lạc
Đặc điểm hệ thống cung cấp điện, nƣớc, liên lạc
Đặc điểm hệ thống thoát nƣớc
Khả năng đáp ứng nhu cầu của dự án
4.3
Dịch vụ, thƣơng mại
Hiện trạng và khả năng cung cấp dịch vụ, thƣơng
mại
5
Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng tự nhiên
5.1
Chất lƣợng không khí
CO, SO2, NOx, bụi (TSP và PM10)
Hydrocarbon bay hơi (VOC)
H2S, ClO2
15
TT
Yếu tố
5.2
Chất lƣợng nƣớc mặt, Độ màu, độ đục;
Tiêu chí
nƣớc biển ven bờ, nƣớc Nhiệt độ, pH, SS
ngầm
DO, BOD, COD
Tổng N, tổng P
Tổng hyđrocarbon, dầu mỡ
Phenol, xyanua, kim loại nặng
Coliform
5.3
Chất lƣợng đất và trầm pH
tích đáy
Tổng N, tổng P
Hàm lƣợng các chất hữu cơ
Kim loại nặng
5.4
Tiếng ồn và chấn động
L50, Leq, Lmax
Gia tốc, vận tốc, tần số chấn động
Bộ tiêu chí đánh giá sự phù hợp của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đƣợc
thể hiện trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Các tiêu chí đánh giá sự phù hợp phƣơng án quy hoạch sử dụng đất
TT
Chỉ số
Tiêu chí
I/ Tự nhiên
1
Cơ cấu sử dụng Tỷ trọng nhóm đất nông nghiệp;
đất theo PA quy Tỷ trọng đất đô thị;
hoạch sử dụng Tỷ trọng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp;
đất
2
3
Diện tích đất chƣa sử dụng.
Thay đổi kết cấu Xói mòn, lở đất, hoang hoá (suy kiệt các chất hữu cơ và tổng
đất
N).
Ô nhiễm đất
Nhiễm dầu mỡ;
16
TT
Chỉ số
Tiêu chí
tích luỹ kim loại nặng;
thuốc BVTV và các chất hữu cơ khó phân huỷ;
nhiễm phèn và nhiễm mặn.
4
Nguồn
nƣớc Suy kiệt nguồn nƣớc, nhiễm mặn;
mặt và chế độ Thay đổi dòng chảy, giảm lƣƣ lƣợng nƣớc;
thuỷ văn
5
Nguồn
nƣớc Nhiễm mặn;
ngầm
6
Sụt giảm trữ lƣợng;.
Ô nhiễm không Bụi, mùi hóa chất do hoạt động công nghiệp;
Độ ồn, rung;
khí
Bức xạ nhiệt.
7
Suy
giảm
dạng sinh học
8
hiện sinh vật ngoại lai.
Ô nhiễm môi Trầm tích cửa sông;
trƣờng biển
9
đa Mất thảm thực vật; Giảm số loài và số lƣợng sinh vật; Xuất
Chất lƣợng nƣớc biển ven bờ và hiện tƣợng “thuỷ triều đỏ.
Biến đổi khí hậu Tích luỹ khí thải nhà kính;
Tăng tần suất lũ lụt, hạn hán.
II/ Kinh tế - xã hội
1
Phát triển kinh Tổng GDP, tăng trƣởng GDP hàng năm, cơ cấu GDP;
tế - xã hội
Chỉ số nghèo đói;
Chỉ số thất nghiệp (an ninh việc làm, sự đa dạng công việc);
Chỉ số rủi ro (an toàn VSTP, an toàn GT, an ninh xã hội)
2
Các ngành kinh Diện tích đất sử dụng;
tế
Giá trị sản xuất/ đơn vị diện tích;
Tăng trƣởng kinh tế bình quân năm;
Tỷ trọng giá trị sản xuất so với tổng GDP.
3
Đời sống ngƣời GDP bình quân đầu ngƣời;
dân
Bình quân lƣơng thực đầu ngƣời;
17
TT
Chỉ số
Tiêu chí
Chỉ số phát triển giáo dục;
Chỉ số phát triển con ngƣời (nhà ở, sinh kế, chất lƣợng cuộc
sống).
4
Sức khoẻ cộng Tuổi thọ bình quân;
đồng
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe;
Thay đổi cơ cấu bệnh tật;
Xuất hiện dịch bệnh.
5
Biến động xã Thay đổi cấu trúc phân bố dân số (di dân);
hội
Thay đổi cấu trúc việc làm;
Thay đổi phong tục, tập quán.
(Nguồn: Nguyễn Đắc Nhẫn và cộng sự, 2010)
Trên đây là bộ tiêu chí đánh giá sự phù hợp của phƣơng án quy hoạch sử
dụng đất với các chỉ số tƣơng ứng với mỗi tiêu chí.
Về nguồn gây tác động đến môi trƣờng: Kết quả điều tra, nghiên cứu thực tế
cho thấy nguồn và yếu tố tác động đến môi trƣờng dự báo phát sinh từ quy hoạch sử
dụng đất đƣợc thể hiện trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Kết quả điều tra, nghiên cứu thực tế về nguồn gây tác động và yếu tố
tác động đến môi trƣờng từ quy hoạch sử dụng đất
Nguồn gây tác động
Yếu tố tác động
1. Đô thị, khu công Khí thải công nghiệp, giao thông, khói, bụi
nghiệp, làng nghề
Nƣớc thải công nghiệp, sinh hoạt
Chất thải rắn công nghiệp, bệnh viện, sinh hoạt.
Phá huỷ hệ sinh thái
Thay đổi mục đích sử dụng đất
Thay đổi cảnh quan
Thay đổi số lƣợng và cơ cấu việc làm ở địa phƣơng
2. Phát triển hạ tầng kỹ Khí thải giao thông, bụi xây dựng
thuật: giao thông, điện, Nƣớc thải sinh hoạt, dịch vụ
18
Nguồn gây tác động
Yếu tố tác động
nƣớc, bƣu chính viễn - Phá huỷ hệ sinh thái
Thay đổi mục đích sử dụng đất
thông
Thay đổi cảnh quan
Thay đổi số lƣợng và cơ cấu việc làm, văn hoá, giáo dục
3. Phát triển du lịch
Khí thải giao thông
Nƣớc thải sinh hoạt, dịch vụ
Chất thải rắn sinh hoạt
Phá huỷ hệ sinh thái
Thay đổi mục đích sử dụng đất
Thay đổi cảnh quan
Thay đổi số lƣợng và cơ cấu việc làm, văn hoá, giáo dục ở
địa phƣơng
4. Phát triển nông thôn: Khí thải sinh hoạt
phát triển khu dân cƣ, Nƣớc thải sinh hoạt, bệnh viện
sản xuất nông nghiệp, Chất thải rắn nông nghiệp, sinh hoạt (bao bì phân bón hoá
lâm nghiệp, thuỷ sản
học, thuốc BVTV, chất kích thích tăng trƣởng,…)
5. Khai thác tài nguyên, Phá vỡ cảnh quan
bao gồm tài nguyên Phá huỷ hệ sinh thái
nƣớc, khoáng sản, biển
Khí thải, nƣớc thải và chất thải từ các hoạt động khai thác
Thay đổi số lƣợng và cơ cấu việc làm ở địa phƣơng
6. Chuyển đổi mục đích Phá vỡ cảnh quan
sử dụng đất
Phá huỷ hệ sinh thái
Thay đổi các yếu tố vi khí hậu
Thay đổi kết cấu đất
Thay đổi cơ cấu việc làm, văn hoá, lối sống
(Nguồn: Nguyễn Đắc Nhẫn và cộng sự, 2010)
19
2.3. Xác định các yếu tố môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất
2.3.1. Các yêu cầu chung trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất
- Bố trí quỹ đất, có dự trữ cho chiến lƣợc phát triển. Cần vạch tuyến, khoanh
diện tích trên bản đồ sao cho ít vi phạm nhất đến quỹ đất sản xuất nông nghiệp phù
hợp, đất mặt nƣớc cần bảo vệ tối đa.
- Phân bố phù hợp giữa đô thị và đƣờng giao thông, khu công nghiệp và thủ công
nghiệp, làng nghề, bệnh viện, khu thƣơng mại,… trong vùng quy hoạch.
- Cần chú ý đến sự cân đối giữa các vùng quy hoạch, vấn đề này có thể tuân
theo một nguyên tắc chung trong việc bảo vệ tài nguyên đất - đa dạng sinh học - sức
khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế.
- Cần phải thực hiện đánh giá tác động môi trƣờng cho dự án QHSDĐ.
- Cần công khai hóa và thực hiện quy hoạch cùng với cộng đồng.
- Cần nắm vững chính sách vĩ mô quốc gia trong đòi hỏi cân đối phát triển
giữa các vùng. Quy hoạch đô thị, giao thông có liên quan rất cơ bản đến sử dụng
bền vững tài nguyên thiên nhiên và chất lƣợng MT các đô thị. Quy hoạch SDĐ (cho
đô thị, KCN, đƣờng giao thông,…) ảnh hƣởng rất quan trọng đến vấn đề xác định
địa điểm và nắm vững các tác động của hoạt động đó.
Những nguy cơ cần chú trọng: rác thải rắn, nƣớc thải, chất thải nguy hại từ bệnh
viện, cơ sở sản xuất hóa chất độc, cơ sở có nguy cơ bức xạ không an toàn.
- Quy hoạch khu vực đô thị phải chú ý: điều kiện cấp nƣớc, vệ sinh, xử lý
nƣớc thải, thu gom và xử lý rác, không khí sạch, khí hậu điều hòa.
2.3.2. Các chỉ tiêu môi trường cần kiểm soát
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Mạnh và cộng sự (2007) đã đƣợc
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng công bố:
2.3.2.1. Các chỉ tiêu môi trường cần kiểm soát trong phát triển giao thông
- Tỷ lệ đất nông - lâm nghiệp cần bảo vệ.
- Độ che phủ trong vùng quy hoạch phải đạt (giữ) đƣợc 40 - 50%.
- Khoảng cách từ đƣờng giao thông đến khu nhạy cảm (bệnh viện, trƣờng học,
khu nghỉ dƣỡng) phải đủ để không khí đạt Quy chuẩn Việt Nam (QCVN).