Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình canh tác chè tới môi trường đất thị trấn bắc sơn – huyện phổ yên – tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.48 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN THÙY DUNG
Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA QUÁ TRÌNH CANH TÁC
CHÈ TỚI MÔI TRƢỜNG ĐẤT THỊ TRẤN BẮC SƠN HUYỆN PHỔ YÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN THÙY DUNG
Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA QUÁ TRÌNH CANH TÁC
CHÈ TỚI MÔI TRƢỜNG ĐẤT THỊ TRẤN BẮC SƠN HUYỆN PHỔ YÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trƣờng

Lớp

: K43 - KHMT - N02

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 – 2015


Giảng viên hƣớng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Huệ

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những
sự giúp đỡ, hỗ trợ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay,
em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy cô, gia đình và
bạn bè.
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi
sinh viên, đó là khoảng thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, để củng cố
và vận dụng những kiến thức mà mình đã được học trong nhà trường. Được
sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường,
em đã về thực tập tại Ủy ban nhân dân Thị trấn Bắc Sơn huyện Phổ Yên –
tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Ban chủ nhiệm khoa và quý thầy cô trong khoa Môi trường đã tận tình
giúp đỡ và dìu dắt em trong suốt quá trình học tập
Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên của Ủy ban nhân dân
Thị trấn Bắc Sơn huyện Phổ Yên.
Tôi xin chân thành cảm ơn bà con nhân dân trong Thị trấn đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nội dung đề tài.

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị
Huệ đã tận tâm hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập cũng như những
buổi nói chuyện, thảo luận về đề tài. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy
bảo của cô thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện
được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên
giúp đỡ và tạo niềm tin cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu,thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thùy Dung

i


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Hàm lượng một số kim loại nặng trong các sản phẩm dùng làm phân
bón trong nông nghiệp .................................................................... 12
Bảng 2.2 Hàm lượng của kim loại nặng trong đất tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên ....12
Bảng 2.3 Diễn biến diện tích, sản lượng chè thế giới giai đoạn 1999 – 2008 ............25
Bảng 2.4 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam trong 4 tháng
đầu năm ........................................................................................... 28
Bảng 2.5 Diện tích và sản lượng chè của Việt Nam giai đoạn 2010 -2013 .... 28
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Bắc Sơn năm 2014 .................. 42
Bảng 4.2 Tuổi vườn chè trên địa bàn thi ̣trấ n Bắ c Sơn ................................... 46
Bảng 4.3 Tình hình sử dụng HCBVTV của người dân .................................. 47
Bảng 4.4 Các loại thuốc BVTV mà người dân sử dụng ................................. 49

Bảng 4.5 Các loại thuốc BVTV bị cấm sử dụng tại Việt Nam……………...49
Bảng 4.6 Cách sử lý bao bì HCBVTV sau khi sử dụng.................................. 51
Bảng 4.7 Hiện trạng sử dụng phân bón của khu vực thị trấn Bắc Sơn ........... 52
Bảng 4.8. Đánh giá nồng độ pH đất chè tại Thị trấn Bắc Sơn ........................ 54
Bảng 4.9 Đánh giá hàm lượng Nts trong đất chè tại Thị trấn Bắc Sơn ........... 55
Bảng 4.10 Đánh giá hàm lượng Pts trong đất chè tại Thị trấn Bắc Sơn .......... 55
Bảng 4.11 Đánh giá lượng mùn trong đất chè tại Thị trấn Bắc Sơn ............... 56

ii


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Biểu đồ thể biện tuổi vườn chè trên địa bàn thi ̣trấ n Bắ c Sơn ........ 46
Hình 4.2 Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật .................................... 48
Hình 4.3 Cách sử lý bao bì HCBVTV sau khi sử dụng .................................. 51

iii


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Tên tiếng việt


1

BVMT

Bảo vệ môi trường

2

BVTV

Bảo vệ thực vật

3

CEC

Dung lượng cation trao đổi

4

CTC

Qúa trình sản xuất chè

5

FAO

Food and Agricuture Organnization – Tổ chức Bảo
vệ thực vật


6

HTX

Hợp tác xã

7

HCBVTV

Hóa chất bảo vệ thực vật

8

MTST

Môi trường sinh thái

9

NN & PTNN

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

10

NPK

Phân tổng hợp


11

Nts

Đạm tổng số

12

Pts

Lân tổng số

13

QCMT

Quy chuẩn môi trường

14

T.P

Thành Phố

15

TCMT

Tiêu chuẩn môi trường


16

TQ

Trung Quốc

17

STT

Số thứ tự

18

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

19

XD

Xây dựng

iv


v


MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1
1.2 Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 3
1.3 Yêu cầu của đề tài........................................................................................................... 3
1.4 Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................................... 3
1.4.1 Ý nghĩa khoa học ............................................................................... 3
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 5
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài............................................................................................ 5
2.1.1 Cơ sở lý luận ...................................................................................... 5
2.1.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 8
2.1.3 Cơ sở pháp lí ...................................................................................... 9
2.2 Ô nhiễm đất và nguyên nhân gây ô nhiễm đất .................................................. 10
2.2.1 Ô nhiễm đất ...................................................................................... 10
2.2.2 Một số nguyên nhân gây ô nhiễm .................................................... 11
2.3 Tổng quan về đất trồng chè và những nghiên cứu về môi trường đất
trong quá trình canh tác chè ............................................................................................. 19
2.3.1 Tổng quan về đất chè ....................................................................... 19
2.3.2 Những nghiên cứu về môi trường đất trong quá trình canh tác chè 21
2.4 Tổng quan về cây chè,tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam và
trên thế giới............................................................................................................................. 23
2.4.1 Tổng quan về cây chè ...................................................................... 23
2.4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam và trên thế giới ...... 24
2.4.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam ............................... 26
PHẦN 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......32
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 32
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................... 32
3.3 Nội dung nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 32


v


vi

3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thị trấn Bắc Sơn – huyện Phổ
Yên – Thái Nguyên ................................................................................... 32
3.3.2 Tình hình sản xuất và quá trình canh tác chè tại Thị trấn Bắc Sơn –
Phổ Yên – Thái Nguyên............................................................................ 32
3.3.3 Đánh giá ảnh hưởng của biện pháp canh tác chè đến môi trường đất .....32
3.3.4 Đề xuất định hướng, giải pháp hạn chế tác động đến môi trường. .. 32
3.4 Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................................... 33
3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp. ............................... 33
3.4.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ................................. 33
3.4.3 Phương pháp lấy mẫu ..................................................................... 34
3.4.4 Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm...................... 34
3.4.5 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu và so sánh ....................... 34
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 36
4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Thị trấn Bắc Sơn – Huyện Phổ
Yên - Tỉnh Thái Nguyên ................................................................................................... 36
4.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 36
4.1.2 Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội ............................................... 38
4.2 Tình hình sản xuất và quá trình canh tác chè tại Thị trấn Bắc Sơn .......... 44
4.2.1 Tình sản xuất chè tại Thị trấn Bắc Sơn. ........................................... 44
4.2.2. Các hoạt động trong quá trình canh tác chè trên địa bàn nghiên cứu .....47
4.3 Đánh giá ảnh hưởng của biện pháp canh tác tới môi trường đất .............. 52
4.4 Đề xuất định hướng giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất .......... 56
4.4.1 Khuyến cáo người dân về mức độ ảnh hưởng của quá trình canh tác
chè tới môi trường ..................................................................................... 56
4.4.2 Một số biện pháp phát triển ngành chè, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.... 59

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................ 62
5.1. Kết luận ................................................................................................. 62
5.2 Đề nghị ................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64

vi


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá
trình lịch sử phát triển kinh tế-xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai
đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu
không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng
như không thể có sự tồn tại của loài người. Đất đai là một trong những tài
nguyên vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật
và con người trên trái đất..
Đất, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích, có nguy cơ bị suy
thoái dưới tác động của thiên nhiên và quá trình hoạt động sản xuất canh tác
của con người. Trong quá trình canh tác đất, những biện pháp canh tác thâm
canh và việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa chất bảo vệ thực vật làm cho đất nông
nghiệp ngày càng bị suy thoái.
Điều kiện tự nhiên của Việt Nam đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc
thuận lợi cho canh tác chè, một loại cây đặc trưng cho canh tác cây nông
nghiệp ở nước ta hiện nay. Là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao hiện nay
ở Việt Nam sản xuất chè đã trở thành ngành kinh tế kỹ thuật với diện tích
khoảng 125.000 ha, hàng vạn hộ nông dân sản xuất và chế biến chè,các trung

tâm nghiên cứu chè tại các miền đất nước, các khóa đào tạo về ngành chè của
các trường đại học nông nghiệp. Hiện nay nước ta có khoảng 34 tỉnh thành
trồng chè trong đó tập trung vào 14 tỉnh.
Nhiều địa phương trong nước, trong đó có tỉnh Thái Nguyên có nhiều
kinh nghiệm trồng, chăm sóc thu hoạch và chế biến chè. Không ai biết chính
xác điều gì đã làm chè Thái Nguyên thơm và ngon đến thế, có lẽ một phần là

1


2

do khí hậu nơi này phù hợp, có người lại bảo do mảnh đất này có nhiều yếu tố
dinh dưỡng trời ban, một số lại nói là do bàn tay những nghệ nhân làm chè.
Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có diện tích lớn thứ 2 trong cả nước khoảng
17.660 ha, cả 9 huyện, thành thị đều sản xuất chè.
Thị Trấn Bắc Sơn là một trong những vùng sản xuất chè nhỏ nhưng có
chất lượng ngon của Thái Nguyên. Tổng diện tích chè toàn thị trấn là
143.47ha, được phân bố tập trung một số xóm. Mặc dù, Thị trấn Bắc Sơn chỉ
có các cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh chè nhưng cây chè vẫn là cây công nghiệp
chính của Thị trấn.
Tuy nhiên sản xuất chè hiện nay đang có những mặt trái của nó, do
nhận thức không đầy đủ của người dân nên họ đã và đang sử dụng thái quá
phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật, điều đó không những không làm tăng
hiệu quả của sản xuất mà còn để lại một khối lượng lớn tồn dư trong đất, làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất.
Vì vậy nghiên cứu tác động của các yếu tố canh tác nói chung và việc
sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nói riêng cho chè để thấy được sự
ảnh hưởng của chúng tới năng suất, chất lượng chè, cũng như ảnh hưởng tới
môi trường xung quanh là rất cần thiết. Từ đó sẽ đưa ra những biện pháp sử

dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật hợp lí, đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ thực tế nói trên và nguyện vọng của bản thân cùng với sự
đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và
môi trường – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của cô giáo Ths. Nguyễn Thị Huệ em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình canh tác chè tới môi trường đất Thị
trấn Bắc Sơn – Huyện Phổ Yên – Tỉnh Thái Nguyên”.

2


3

1.2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của quá trình canh tác chè tới môi trường đất Thị
Trấn Bắc Sơn – huyện Phổ Yên- Tỉnh Thái Nguyên.
- Đưa ra biện pháp canh tác phù hợp làm giảm ô nhiễm môi trường và
tăng độ phì nhiêu cho đất, đồng thời tăng năng suất, chất lượng cây trồng của
khu vực phù hợp với lợi ích và điều kiện của địa phương.
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu về hiện trạng môi trường đất, điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thị Trấn Bắc Sơn. Các số liệu phải đầy đủ
và chính xác, thống nhất và có hệ thống.
- Đánh giá đựơc ảnh hưởng của các biện pháp canh tác chè tới môi
trường đất.
- Kết quả điều tra đánh giá phải khoa học.
- Các giải pháp phải khả thi phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương.
- Đưa ra được những hướng đi và đề ra được các giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh tế hộ nông dân, đề suất các biện pháp canh tác các mô hình, sử
dụng đất theo hướng phát triển bền vững nhằm cải thiện môi trường đất trên

địa bàn Thị trấn.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa khoa học
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ
cho công tác sau này
- Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu.
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần hoàn thiện lý luận về đánh giá hiện trạng môi trường nói
chung và ảnh hưởng của biện pháp canh tác tới môi trường nói riêng.

3


4

- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất,khai thác những thế mạnh về
đất tại địa phương nhằm nâng cao mức thu nhập của người dân.
- Góp phần xây dựng những giải pháp những mô hình sử dụng đất phù
hợp nhằm sử dụng hợp lí và có hiệu quả về tài nguyên đất trên địa bàn thị trấn.

4


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Cơ sở lý luận
2.1.1.1 Một số khái niệm

- Khái niệm về môi trường
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1,
Luật Bảo vệ Môi trường 2014).
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xă hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc
sống con người. Ví dụ: Môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy
giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn
trường, tổ chức xã hội như Ðoàn, Ðội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc,
làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn
được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp,
nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển.
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần

5


6

và đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ… ở
bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức
cho phép đã được xác định.

Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc
hại, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay
sự phát triển của con người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô
nhiễm có thể là chất rắn (như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất
thải của dệt nhuộm, rượu, chế biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO2 trong núi
lửa phun, NO2 trong khói xe, CO từ khói đun …), các kim loại nặng như chì,
đồng … cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa ở thể rắn như thăng hoa hay ở dạng
trung gian.
Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và
thiên nhiên.
Ô nhiễm môi trường là sự có mặt của các chất hoặc năng lượng với
khối lượng lớn trong môi trường mà môi trường khó chấp nhận
Chất gây ô nhiễm là những chất không có trong tự nhiên hoặc vốn có
trong tự nhiên nhưng nay có hàm lượng lớn hơn và gây tác động có hại cho
môi trường tự nhiên cho con người cũng như sinh vật sống.
- Khái niệm nguồn gây ô nhiễm
Ô nhiễm môi trường có thể do nhiều nguồn khác nhau. Nguồn gây ô
nhiễm là nguồn thải ra các chất gây ô nhiễm. Có nhiều cách chia các nguồn
gây ô nhiễm.
Theo tính chất hoạt động, gồm 4 nhóm: Quá trình sản xuất (nông
nghiệp, công nghiệp, du lịch, tiểu thủ công nghiệp), quá trình giao thông vận
tải, sinh hoạt và tự nhiên.

6


7

Theo phân bố không gian, gồm 3 nhóm: Điểm ô nhiễm, cố định (khói

nhà máy gây ô nhiễm cố định); đường ô nhiễm, di động (xe cộ gây ô nhiễm
trên đường); vùng ô nhiễm, lan tỏa: vùng thành thị, khu công nghiệp gây ô
nhiễm và lan tỏa trong thành phố đến vùng nông thôn.
Theo nguồn phát sinh, gồm nguồn ô nhiễm sơ cấp và nguồn ô nhiễm
thứ cấp: Nguồn ô nhiễm sơ cấp là chất ô nhiễm từ nguồn thải trực tiếp vào
môi trường; Nguồn ô nhiễm thứ cấp là chất ô nhiễm được tạo thành từ nguồn
sơ cấp và đã biến đổi qua trung gian rồi mới tới môi trường gây ô nhiễm.
Mức độ tác động từ các nguồn gây ô nhiễm nói trên còn tùy thuộc vào
3 nhóm yếu tố: quy mô dân số, mức tiêu thụ tính theo đầu người, tác động của
môi trường, trong đó quy mô dân số là yếu tố quan trọng nhất.
- Khái niệm chất gây ô nhiễm
Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc
hại, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay
sự phát triển của con người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô
nhiễm có thể là chất rắn (như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất
thải của dệt nhuộm, rượu, chế biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO2 trong núi
lửa phun, NO2 trong khói xe, CO từ khói đun …), các kim loại nặng như chì,
đồng … cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa ở thể rắn như thăng hoa hay ở dạng
trung gian.
2.1.1.2 Tác động của hệ thống sản xuất đến môi trường đất
Những biện pháp phổ biến là:
- Tăng cường sử dụng các chất hóa học trong nông nghiệp như: Phân
bón thuốc trừ sâu,thuốc diệt cỏ.
- Sử dụng các chất điều khiển sinh trưởng để giảm bớt thất thoát mùa
màng và thuận lợi thu hoạch.
- Sử dụng công cụ và kỹ thuật hiện đại.

7



8

- Mở rộng mạng lưới tưới tiêu.
Tất cả những biện pháp trên đều gây tác động đến môi trường đất như:
- Do thuốc bảo vệ thực vật:
Nhiều thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) có thể tồn lưu lâu dài trong đất.
Khi thuốc bảo vệ thực vật xâm nhập vào môi trường đất làm cho tính chất cơ
lý của đất giảm sút.
- Do khả năng diệt khuẩn cao nên TBVTV đồng thời cũng diệt nhiều vi
sinh vật có lợi trong đất, làm giảm hoạt tính sinh học trong đất. Một số
TBVTV như: Clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.
* Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học:
Khi sử dụng phân bón dư thừa, phần dư đó sẽ bị rửa trôi theo nước
hoặc nằm lại trên đất gây ô nhiễm môi trường.
Đối với phân bón vô cơ: Trong phân supe lân thường có còn khoảng
5% axit H2SO4 tự do, khi đi vào môi trường đất sẽ làm giảm độ PH của đất.
Do trong đất có các ion Fe(III), Al(III) kết hợp với lượng phân bón supe dư
thừa tạo thành phophat kim loại không tan làm cho đất chai cứng và hủy diệt
các vi sinh vật có ích trong đất.
Đối với phân bón hữu cơ tự nhiên: Nếu không dùng đúng kỹ thuật và
đúng kiều lượng nên dễ gây ô nhiễm môi trường đất, gây hại cho động vật và
con người. Trong điều kiện yếm khí sẽ làm tăng quá trình khử, sinh ra các
chất ô nhiễm như H2S, CH4 và tạo mùi khó chịu, làm giảm pH của đất.
Ngoài ra các yếu tố đó còn gây ra:
- Làm đảo lộn cân bằng sinh thái
- Làm mất cân bằng dinh dưỡng
- Phá hủy cấu trúc đất.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Một thực tế hiện nay là giá trị xuất khẩu chè Việt Nam đạt thấp so với
một số quốc gia xuất khẩu chè khác nên nông dân trồng chè cũng như doanh

nghiệp chế biến và các tác nhân khác có quan hệ với ngành công nghiệp chế

8


9

biến chè không mặn mà việc cải thiện chè nguyên liệu vì lợi nhuận thu được
là thấp. Vì nguyên liệu chiếm đến 80% chất lượng chè khô nên việc cải thiện
vùng trồng rất quan trọng để công nghiệp chế biến chè phát trển bền vững.
Chè là cây trồng mà sản phẩm của nó có giá trị hàng hóa và giá trị xuất
khẩu cao, thị trường tiêu dùng ổn định, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng
cao. Cây chè đã góp phần không nhỏ vào phát triển đất nước theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kim ngạch xuất khẩu ngày càng có xu hướng cao,
thị trường không ngừng được mở rộng. Trong những năm gần đây, với việc
triển khai giao đất và khoán vườn chè cho người dân lao động, những giải
pháp của ngành chè Việt Nam giải quyết đủ việc làm cho cán bộ công nhân
viên, cùng với cơ chế và phương thức mua chè thuận lợi cho người lao động
đã tạo động lực khuyến khích người lao động phấn khởi, chủ động đầu tư
thâm canh vườn chè để tăng năng suất và chất lượng. Nhờ vậy, đời sống của
người trồng chè được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển đó là tình trạng ô nhiễm môi
trường quanh khu vực sản suất chè, đặc biệt là ô nhiễm môi trường đất trồng
chè ngày càng trở nên trầm trọng.
2.1.3. Cơ sở pháp lí
- Luật bảo vệ môi trường 2015. Ngày 23/6/2014, tại kỳ họp thứ 7, Quốc
hội khóa XIII đã thông qua Luật Bảo vệ Môi tường số 55/2014/QH13 và
chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
- Nghị định số 68/2006/NĐ – CP của chính phủ ngày 20 tháng 05 năm
2005 về an toàn hóa chất.

- Quyết định số 04/2008/QĐ – BTNMT về việc ban hành quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
- Quyết định số 22/2006/QĐ/BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.

9


10

- Quyết định số 33/2004/QĐ – BKHCN về việc ban hành tiêu chuẩn
Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
- TCVN 4046:1985 Đất trồng trọt – Phương pháp lấy mẫu
- TCVN 5297:1995 Chất lượng đất – Lấy mẫu – Yêu cầu chung
- TCVN 6647:2000 (ISO 11464:1994) Chất lượng đất – Xử lí sơ bộ đất
để phân tích lí – hóa.
- TCVN 7377:2004 Chất lượng đất – Xác định pH
- TCVN7375: 2004 Đất trồng trọt- Phương pháp xác định tổng số Kali.
- TCVN 7374:2004 Đất trồng trọt- Phương pháp xác định tổng số Photpho.
- TCVN 7373:2004 Đất trồng trọt- Phương pháp xác định tổng số Nitơ.
2.2 Ô nhiễm đất và nguyên nhân gây ô nhiễm đất
2.2.1 Ô nhiễm đất
Trên thế giới có gần 14,5.109 ha đất, trong đó có trên 3.106 ha đất có
khả năng trồng trọt. Tài nguyên đất trên thế giới đang bị suy thoái nghiêm
trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất,
biến đổi khí hậu. Trên tổng diện tích 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất
đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12 % tổng diện
tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú,
đầm lầy. Diện tích có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác
hơn 1.500 triệu ha. Tỷ trọng đất đang canh tác trên đất có khả năng canh tác ở

các nước phát triển là 70 %, ở các nước đang phát triển là 36 % .
Do có khả năng lập lại cân bằng giữa các quần thể sinh vật đất, giữa
vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng nên hệ sinh thái đất giữ được ổn
định mỗi khi chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Tuy nhiên, do sự điều
chỉnh này có giới hạn nhất định, nếu sự thay đổi vượt quá giới hạn này, hệ
sinh thái mất khả năng tự điều chỉnh và hậu quả là đất bị ô nhiễm, giảm độ
phì, giảm tính năng sản xuất. Trong đất hàm lượng các chất dinh dưỡng, pH,

10


11

nồng độ muối và các độc tố, nhiệt độ là những nhân tố sinh thái giới hạn đối
với cây trồng và quần xã sinh vật đất. Sự ô nhiễm môi trường đất là hậu quả
của hoạt động sản xuất của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái quá
ngưỡng sinh thái của quần xã sống trong đất.
Ô nhiễm đất không những làm giảm khả năng sản xuất nông nghiệp mà
còn ảnh hưởng tới thực vật, động vật và con người, làm cho một số nguyên tố
vi lượng hoặc siêu vi lượng có tính độc hại tích lũy lại trong nông sản sản
phẩm, từ đó gây ra tác hại nghiêm trọng đối với động thực vật và con người.
Xử lí ô nhiễm đất là việc điều chỉnh và đưa các nhân tố sinh thái trở về
giới hạn sinh thái của quần xã sinh vật đất.
2.2.2 Một số nguyên nhân gây ô nhiễm
2.2.2.1 Ô nhiễm đất do tích lũy kim loại nặng
Các kim loại nặng( KLN) là nguồn gây chất độc nguy hiểm đối với hệ
sinh thái đất, chuỗi thức ăn và con người. Những kim loại nặng có tính độc
cao nguy hiểm là: Thủy ngân(Hg) , Cadimi (Cd), Chì( Pd), Niken (Ni). Các
kim loại nặng có tính độc mạnh là Asen(As), Crom(Cr), Mangan(Mn),
Kẽm(Zn) và Thiếc(Sn).

Trong thực tế, các kim loại nặng nếu ở hàm lượng thích hợp rất cần cho
sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, động vật và con người. Nhưng nếu
tích nhiều trong đất thì lại rất độc hại. Trong đất nếu chứa các kim loại nặng
có thể làm cho các kim loại nặng tích tụ trong nông sản ở mức cao, vượt quá
ngưỡng tiêu chuẩn cho phép và gây độc hại cho người sử dụng. Hàm lượng
các chất như: Cadimi (Cd), Chì( Pd), Niken (Ni), Thiếc(Sn)….có thể từ trong
đất nhất là các vùng gần khu công nghiệp tập trung, được cây trồng hấp thụ,
tích lũy lại trong nông sản. Mức độ ngưỡng cho phép hàm lượng các chất này
trong nông sản ở các nước được quy định khác nhau, tùy theo điều kiện của
mỗi nước. Ở nước ta ngưỡng cho phép đối với các kim loại nặng trong nông
sản là: 0,03 – 10 mg/kg.

11


12

Theo tác giả Lê Văn Khoa (2003), ở trong đất sự chuyển hóa các kim
loại từ ngưỡng không độc sang ngưỡng độc phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Bản chất của từng kim loại.
- Hàm lượng hoặc nồng độ sự hiện diện của chúng trong môi trường
đất, trong dung dịch đất.
- Phản ứng của đất( pH).
- Các điều kiện khác nhau như tính đa dạng sinh học của môi trường
đất, chất tạo phức, tạo kết tủa và dạng tồn tại.
Bảng 2.1 Hàm lƣợng một số kim loại nặng trong các sản phẩm
dùng làm phân bón trong nông nghiệp
Kim

Phân


Phân

loại

lân

đạm

As

<1- 1200

2- 120

Cd

0,1- 190

<0,1- 9

Hg

0,01- 2

0,3- 3

Pb

4- 1000


2- 120

Sb

1 - 10

-

Vôi
0,1- 24

Bùn

Phân

Nƣớc

Thuốc

thải

chuồng

tƣới

BVTV

2- 30


<1 – 25

<10

3- 30

0,1- 0,8

<0,05

-

0,01- 0,2

-

0,6- 6

0,4- 16

<20

11- 26

0,1-0,5

-

-


0,05- 0,1 2-3000
-

1-56

20- 1250 2-7000
-

2-44

( Nguồn Lê Văn Khoa,2003)
Hàm lượng kim loại nặng ở các đất khác nhau là rất khác nhau. Qua
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Nông về các nguyên tố kim loại nặng
trong đất ở Bắc Kạn và Thái Nguyên như sau:
Bảng 2.2 Hàm lƣợng của kim loại nặng trong đất tỉnh Bắc Kạn
và Thái Nguyên
(Đơn vị tính: ppm)
STT

Kim Loại

Bắc Kạn

Thái Nguyên

1

As

1,25 – 2,98


1,88 – 5,12

2

Cd

0,46 – 1,05

0,78 – 1,59

3

Pb

1,87 – 3,12

1,25 - 2,98

( Nguồn Nguyễn Ngọc Nông 2003)

12


13

2.2.2.2. Ô nhiễm đất do sử dụng phân bón hóa học, phân tươi.
Chất lượng đất được xem là khả năng của đất làm tăng sự sinh trưởng
phát triển của thực vật và đất không chứa chất ô nhiễm. Chất lượng đất có thể
bị suy giảm do các hoạt dộng nông nghiệp như quá trình canh tác, sử dụng

hóa chất bảo vệ thực vật, quá trình tưới tiêu…và đặc biệt là bón phân.
Các chất đưa vào đất có tác dụng trực tiếp cải thiện dinh dưỡng của cây
trồng và cải thiện độ phì nhiêu của đất gọi là phân bón. Phân bón được chia
thành 2 nhóm chính:
- Nhóm phân hữu cơ, bao gồm phân chuồng, phân bắc , phân than bùn,
phân xanh và phân rác.
- Nhóm phân khoáng, bao gồm phân ni tơ, phân lân, phân kali, phân
magie, phân Bo.
Trong thâm canh, phân bón khoáng đã được sử dụng như đòn bẩy để
nâng cao năng suất cây trồng. Tuy vậy, việc sử dụng phân bón trong khu vực
kinh tế nông hộ còn rất nhiều hạn chế. Một số bộ phận không nhỏ nông dân
có xu hướng bón nhiều để đạt năng suất cao mà ít chú ý đến hiệu quả kinh tế
và an toàn về môi trường sinh thái. Kết quả là gây ô nhiễm đất và làm bùng
phát một số loại dịch hại nguy hiểm trên các vùng thâm canh cây trồng. Đây
là dấu hiệu của một nền nông nghiệp kém bền vững trong nông gnhieepj hiện
đại khi mà lượng hóa chất tổng hợp được đưa vào đất ngày một lớn. Ở Việt
Nam đã sử dụng nhiều loại phân bón hóa học từ những năm đầu của thập kỉ
60, lúc này nhà máy supe lân và phân lân nung chảy bắt đầu hoạt động. Một
số vùng sản xuất thâm canh cao phân hóa học đã bị lạm dụng qua mức, gây
mất cân bằng dinh dưỡng với cây trồng và giảm chất lượng môi trường đất.
Theo số liệu của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới( FAO)
thì việc sử dụng phân bón hóa học từ năm 1961 đến năm 1978 tăng từ 17 đến
40kg/ha ở các nước phát triển và từ 2- 9kg/ha ở các nước đang phát triển. Sản

13


14

xuất phân bón hóa học tăng khoảng 2 triệu tấn/ năm ở những năm đầu thế kỉ

20 và hơn 100 triệu tấn/ năm ở cuối thế kỉ 20.
Từ năm 1993 trở lại đây, ở Việt Nam sản xuất công nghiệp các loại
phân khoáng hằng năm đạt trên 100.00 tấn Ure, từ 450.000 tấn đến trên
700.000 tấn phân lân( supe + nung chảy).Phần thiếu hụt theo yêu cầu đều phải
nhập từ nước. Nhiều người dân sử dụng các loại phân bón hóa học thuộc
nhóm phân sinh lí như (NH4)2SO4, K2SO4, KCl, supe phốt phát còn tồn dư
axit…bón cho cây trồng. Nếu bón liên tục mà không có biện pháp trung hòa
sẽ làm chua đất, nghèo kiệt các ion bazơ và xuất hiện nhiều độc tố đối với cây
trồng ( như Al3+, Fe3+, Mn2+…) làm giảm bớt hoạt tính sinh học của đất. Bón
nhiều phân đạm vào thời kì muộn cho rau quả, cũng làm tăng đáng kể hàm
lượng NO3- trong sản phẩm.
Phân hóa học được rải trong đất nhằm gia tăng năng suất cây trồng.
Nguyên tắc là khi người ta lấy đi của đất các chất cần thiết cho cây thì người
ta sẽ trả lại đất qua hình thức bón phân.
Đây là loại hoá chất quan trọng trong nông nghiệp, nếu sử dụng thích
hợp sẽ có hiệu quả rõ rệt đối với cây trồng. Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi,
sử dụng không đúng sẽ lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất. Nếu
bón quá nhiều phân hoá học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật
tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá,
biến thành muối nitrat trở thành nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các
dòng sông. Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học, độ sâu và
độ rộng của loại ô nhiễm này ngày càng nghiêm trọng.
Sự tích lũy cao các chất hóa chất dạng phân bón cũng gây hại cho môi
trường đất về mặt cơ lý tính. Khi bón nhiều phân hóa học làm đất hở nên chặt
hơn, độ trương co kém, kết cấu vững chắc, không tơi xốp mà nông dân gọi là

14


15


đất trở nên “chai cứng”, tính thoáng khí kém hơn đi, vi sinh vật ít đi vì hóa
chất hủy diệt vi sinh vật.
Theo Viện Tài Nguyên thế giới, đến năm 1993 quỹ đất của toàn nhân
loại là 13,042 triệu ha. Như vậy , mỗi năm theo mức sử dụng phân đạm hóa
học năm 1995, mỗi hecta phải gánh chịu: 200 triệu tấn (N0 3-)/13,042 triệu ha
= 0.0153 tấn, tức 15,3 kg. Tuy nhiên, cũng theo tư liệu của viện, đất trồng trọt
chiếm 20,6%. Vậy lượng N03- tích lũy trong đất trồng trọt tăng lên gấp 5 lần,
nghĩa là 75 kg (N03-)/ha. Nếu tính lượng đất trong một ha có phân bố (N0 3-)
ngấm sâu 0,5m thì sau một năm sử dụng phân đạm khoáng, hàm lượng (N0 3-)
trong đất khoảng 7,5 ppm – 8 ppm.
Người ta cũng làm nghiên cứu, xác định được rằng lượng đạm sinh ra
trên đồng ruộng chỉ khoảng 35 – 55% là có nguồn gốc phân hóa học, phần
lớn hơn vẫn là nhờ phân hữu cơ. Như vậy (N0 3-) tích lũy sẽ lớn hơn nhiều so
với giá trị 8ppm.
Các nhà nghiên cứu cho thấy các loại phân bón hóa học khi bón vào
đất không được cây trồng sử dụng hoàn toàn. Thông thường hệ số sử dụng
phân đạm gần 60%, 15 – 25% bị mất khỏi đất ở dạng bay hơi, khoảng 10 –
15%chuyển sang dạng chất hữu cơ trong đất và 15 – 25% bị mất do rửa trôi ở
dạng (N03-). Tuy nhiên các giá trị này có thể thay đổi biên độ rộng phụ thuộc
vào các điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu và phương pháp.
Nếu như việc sử dụng phân khoáng đã làm cho đất bị thoái hóa, bị chai
cứng, giảm độ phì nhiêu thì tập tục sử dụng phân hữu cơ cũng gây ảnh hưởng
không nhỏ tới hệ sinh thái đất.
Hiện nay ở các vùng nông thôn miền bắc, tập quán sử dụng phân bắc và
phân chuồng tươi trong canh tác vẫn còn phổ biến. Chỉ riêng trong nội thành
Hà Nội, hàng năm lượng phân bắc thải ra khoảng 550.000 tấn, trong khi đó,
công ty vệ sinh môi trường chỉ đảm bảo thu được 1/3, số còn lại được nông

15



16

dân chuyên chở về bón cho cây trồng gây mất vệ sinh và gây ô nhiễm đất.
Phần lớn nông dân bón phân hữu cơ chưa được ủ và xử lí đúng kĩ thuật nên
gây nguy hại cho môi trường đất. Nguyên nhân là do trong phân chứa nhiều
giun sán, trứng giun, sâu bọ, vi trùng và các mầm bệnh khác..khi bón vào đất,
chúng có điều kiện sinh sôi nảy nở, lan truyền môi trường xung quanh, diệt
một số vi sinh vật có lợi trong đất.
Bón phân hữu cơ quá nhiều trong điều kiện yếm khí sẽ làm quá trình
khử chiếm ưu thế, sản phẩm của nó chứa nhiều acid hữu cơ làm môi trường
sinh thái đất chua, đồng thời chứa nhiều chất độc như H2S, CH4, CO2. Sự tích
lũy cao các hóa chất dạng phân hóa học sẽ gây hại cho môi trường sinh thái
đất về mặt cơ lý tính, đất nén chặt, độ trương co kém, không tơi xốp, tính
thoáng khí kém, vi sinh vật cũng ít đi vì hóa chất hủy diệt sinh vật.
Theo báo cáo hàng năm hiện trạng môi trường, năm 2002 lượng phân
bón hữu cơ của cả nước khoảng 70 triệu tấn. Ngoài tác dụng tích cực làm thì
phân bón cải tạo đất lượng phân bón này cũng gây ô nhiễm đáng kể đến môi
trường đất và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
2.2.2.3 Ô nhiễm đất do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật.
Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài nước – phân bón và giống là 3 yếu
tố tạo nên năng suất và sản lượng cao thì yếu tố thuốc bảo vệ thực vật rất quan
trọng.
Thuốc bảo vệ thực vật là những hóa chất độc hại có nguồn gốc tự nhiên
hoặc tổng hợp từ hóa học, được dùng để phòng và trừ sâu hại cậy trồng và
nông sản. Các thuốc hóa học này tập trung vào 3 nhóm :
- Nhóm Cl hữu cơ (Chlorinated hidrocarbons) bao gồm những hợp chất
hóa học rất bền trong môi trường tự nhiên và có thời gian bán phân hủy dài.
Ví dụ: DDT có thời gian bán phân hủy trong môi trường tự nhiên tới 20 năm.


16


17

- Nhóm lân hữu cơ (Organic photphates) bao gồm 2 hợp chất là
Parathion và Malathion. Nhóm thuốc này có thời gian bán phân hủy nhanh
hơn so với nhóm Clo hữu cơ, xong thường có độ độc cao so với người và
động vật, và đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
- Nhóm cacbamat gồm những hóa chất ít bền vững hơn trong môi
trường tự nhiên, xong cũng có độc tính cao đối với người và động vật.
Ở Việt Nam hiện hay có khoảng 450 hợp chất được dùng làm hóa chất
bảo vệ thực vật với nhiều thương hiệu khác nhau. Một số loại được sử dụng
phổ biến như aldrin, diedrin, lindan, endrin, wofatox, monito, basa,…. Các
thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng khá đa dạng về chủng loại và gia tăng về
số lượng. Hàng năm các nước sử dụng tới hơn 30 nghìn tấn/ năm thuốc bảo vệ
thực vật các loại.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, các thuốc bảo vệ thực vật được sử
dụng nhiều nhất ở Việt Nam là nhóm lân hữu cơ (56%). Phổ biến nhất là
wofatox (25 – 38%), monito (18,38 – 92%), nhóm cacbamat (pada sử dụng
nhiều nhất (3,9 – 16,4%) sau đó là nhóm thuốc trừ sâu nấm bệnh (vadiam
67%). Tần suất phun thuốc trừ sâu có thể từ 1 – 3 lần cho vụ lúa, 28 – 30 lần
cho trồng rau, 15 – 30 lần cho trồng chè.
Những năm gần đây do nhiều nơi sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật với
khối lượng lớn, một số nơi dùng tùy tiện không đúng kỹ thuật nên đã gây ra
những hậu quả to lớn cho môi trường và sức khỏe của con người. Ảnh hưởng
của hóa chất bảo vệ thực vật đối với môi trường và sức khỏe con người thể
hiện ở nhiều mặt nhưng đáng lo ngại nhất là khả năng tích đọng và tồn dư lâu
ngày trong môi trường đất và nước theo kiểu thấm sâu, bào mòn của hóa chất

gây ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe con người và tiêu diệt các loài thiên địch.
Hầu hết các hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng ở dạng phun trực
tiếp, từ đó bay hơi, phân rã , hòa tan, hấp thụ … và đi vào môi trường. Điều

17


×