Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường tại Chi nhánh công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên Mỏ than Phấn Mễ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 59 trang )


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU
- Chi nhánh công ty c ph n Gang Thép Thái Nguyên - M than Ph n M :ổ ầ ỏ ấ ễ
19
+ Công tr ng khai thác L ng C m.ườ à ẩ 19
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ khai thác hầm lòError: Reference source not found
Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ khai thác hầm lòError: Reference source not found
Hình 4.1: Kết quả phân tích các chỉ tiêu trong đất . Error: Reference source not
found
Hình 4.4. Kết quả phân tích chỉ tiêu COD, BOD
5
trong nước mặt Error:
Reference source not found
Hình 4.5. Kết quả phân tích chỉ tiêu Mn trong nước ngầm Error: Reference
source not found
Hình 4.2. Kết quả phân tích chỉ tiêu Mn trong nước thải Error: Reference
source not found
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Công nghiệp khai thác khoáng sản có sức ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh
tế - xã hội. Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của ngành khai khoáng không chỉ
dựa trên những đóng góp vào sự phát triển kinh tế, mà còn phải xét đến những tác
động tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Ở Việt Nam, ngành khai khoáng là
ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng GDP lớn, và cũng là một trong những
ngành công nghiệp gây nhiều tác động nhất đến môi trường và xã hội.
Khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng phương pháp khai thác lộ
thiên hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.


Các hình thức khai thác bao gồm: khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai
thác quy mô vừa. Bất cứ hình thức khai thác khoáng sản nào cũng dẫn đến sự suy
thoái môi trường. Nghiêm trọng nhất là khai thác ở các vùng mỏ, đặc biệt là hoạt
động của các mỏ khai thác than. Năm 2006 các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp
Than và Khoáng sản Việt Nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m
3
đất đá và
khoảng 70 triệu m
3
nước thải từ mỏ.
Mỏ than Phấn Mễ là một trong những khu vực khai thác than chính của tỉnh
Thái Nguyên nằm trên địa bàn huyện Phú Lương. Than của mỏ Phấn Mễ là loại
than mỡ có chất lượng cao được dùng trong luyện cốc phục vụ cho các nhà máy
gang thép, nghành công nghiệp đang được đặc biệt chú trọng. Hơn 50 năm hoạt
động của mỏ than Phấn Mễ đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh
tế - xã hội. Song chính các hoạt động khai thác mỏ hiện nay đang gây lãng phí
nguồn tài nguyên đặc biệt là nguồn tài nguyên không tái tạo được, làm thay đổi
cảnh quan, địa hình, thu hẹp diện tích đất trồng và rừng do diện tích khai trường và
bãi thải ngày càng phát triển, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, gây tắc
ngẽn, tích tụ các chất thải và làm thay đổi tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái.
Xuất phát từ thực tế đó , được sự cho phép của nhà trường và khoa Môi
Trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thạc sĩ Dương Thị Thanhh Hà, em
tiến hành thực hiện đề tài: " Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới
môi trường tại Chi nhánh công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên-Mỏ
than Phấn Mễ "
1.2. Mục đích của đề tài
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất,
nước, không khí của mỏ than Phấn Mễ, từ đó đề xuất các biện pháp giảm
1
thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường của khu vực

khai thác và khu vực lân cận
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đầy đủ hiện trạng sản xuất và các tác động đến môi trường
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Số liệu đo đạc về các thành phần của đất, nước và không khí được lấy
trong khu vực chịu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tại mỏ than Phấn Mễ.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu:
- Nâng cao hiểu biết về kiến thức môi trường và các phương pháp đánh
giá hiện trạng môi trường.
- Củng cố, vận dụng và phát huy được kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Từ việc tìm hiểu được thực trạng môi trường đất, nước và không khí
do hoạt động khai thác của mỏ than Phấn Mễ để thấy được những tồn tại và
khó khăn, giúp các ban nghành chức năng đưa ra các giải pháp khả thi để hoạt
động khai thác được tiến hành an toàn.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở pháp lý
Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá
XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2006. Luật Khoáng sản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa
XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2011. Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2009 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
khoáng sản. Quyết định số 769/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 4 năm 2009 của
Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc tổng kiểm tra tình hình thực hiện công
tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản. Quyết định số

18/2013/QĐ-TTg của Bộ Tài nguyên & Môi trường về cải tạo, phục hồi môi
trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác
khoáng sản được Thủ tướng chính phủ đã ký ngày 29/3/2013
2.1.2. Cơ sở lý luận
2.1.2.1. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn
chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra
các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày.
Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là
mỏ khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong
sự phát triển kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên
khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống. Một mặt, tài
nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích
và của cải của con người. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên khoáng
sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất
độc và hơi khí độc (SO
2
, CO, CH
4
v.v ).
Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:
- Theo nguồn gốc: nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh
ra trên bề mặt trái đất).
- Theo thành phần hoá học: khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại
màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật
liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).
3
- Theo dạng tồn tại: rắn, khí (khí đốt, Acgon, He), lỏng (Hg, dầu,
nước khoáng).
2.1.2.2. Tài nguyên đất và ô nhiễm môi trường đất

* Tài nguyên đất
Là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Ðất có hai nghĩa: đất
đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng
để sản xuất nông lâm nghiệp.
+ Đất theo nghĩa đất đai là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các
sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp
và văn hóa của con người.
+ Ðất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập
lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí
hậu, địa hình và thời gian. Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng
chiếm 40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước 35%. Giá trị tài
nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km
2
) và độ phì (độ mầu mỡ
thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực).
Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói
mòn, rửa trôi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí
hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá. (Tủ Sách Thư
Viện Khoa Học, 2011)[12]
* Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm
thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần
xã sống trong đất.
Ðất là một hệ sinh thái hoàn chỉnh nên thường bị ô nhiễm bởi các hoạt
động của con người. Ô nhiễm đất có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh
thành ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải của các
hoạt động nông nghiệp.
+ Chất thải công nghiệp: Các hoạt động công nghiệp xả vào môi trường
đất một lượng lớn các chất thải của chúng qua các ống khói, bãi tập trung rác,
cống thoát nước các chất thải này rơi xuống đất làm thay đổi thành phần của

đất, pH, quá trình nitơrat hoá Hệ sinh vật trong đất sẽ bị ảnh hưởng bởi các
loại chất thải này.Quá trình khai khoáng gây ô nhiễm và suy thoái môi trường
đất ở mức độ nghiêm trọng nhất. Do khai mỏ, một lượng lớn phế thải,quặng
từ lòng đất đưa lên trên bề mặt. Mặt khác thảm thực vật trong khu vực khai
4
khoáng bị huỷ diệt, đất có thể bị xói mòn. Một lượng lớn chất thải, xỉ quặng
theo khói bụi bay vào không khí rồi lắng đọng xuống có thể làm nhiễm bẩn
đất ở quy mô rộng hơn.
+ Chất thải sinh hoạt: Đất thường dùng làm chỗ tiếp nhận rác, phân và
các chất thải rắn khác trong quá trình sinh hoạt. Hàng ngày con người xả một
lượng lớn các chất thải sinh hoạt rắn vào môi trường. Sau đó theo các con
đường khác nhau như vận chuyển rác thải, hệ thống thoát nước… Các chất
thải này sẽ tập trung trong đất.
+ Chất thải của các hoạt động nông nghiệp: Chế độ canh tác lạc hậu với
việc đốt phá rừng, làm nương rẫy du canh, trồng cây lương thực và cây công
nghiệp ngắn ngày theo phương thức lạc hậu trên vùng đất dốc đã gây không ít
tai hại cho việc tàn phá đất đai. Với lượng mưa hàng năm rất lớn, tập trung
vào một số tháng, lũ lụt làm xói mòn cuốn trôi phù sa của một diện tích lớn
vùng đồi núi.
Việc xây dựng hệ thống tưới tiêu nước không hợp lý ở vùng đồng bằng
gây ra hiện tượng thoái hoá môi trường, tạo nên một vùng đất phèn. Hiện
tượng hoá phèn của đất có thể do một số nguyên nhân như khi tiêu nước triệt
để, lớp đất hữu cơ che phủ bị gạt bỏ, đất được phơi ra ánh sáng, các hợp chất
lưu huỳnh có sẵn ở đây bị oxy hoá tạo thành H
2
SO
4
. Axít này kết hợp với sắt
và nhôm có sẵn trong keo đất tạo thành sulfat sắt hoặc sulfat nhôm. Đất phèn
có độ pH rất thấp, khó canh tác.

Sử dụng các loại phân hoá học không đúng quy cách cũng như việc sử
dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ cũng góp phần làm nhiễm bẩn đất. Việc sử
dụng phân hoá học quá nhiều dẫn đến đất bị chua phèn. Đất chua làm ảnh
hưởng tới trạng thái sinh lý cây trồng và hiệu qua sử dụng phân hoá học. Các
hợp chất bền vững của thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ là chất độc, lưu lại trong
đất thời gian lâu dài có thể làm đất bị nhiễm độc, cản trở các hoạt động sinh
hoá bình thường trong đất. (Trịnh Xuân Báu, 2012)[5]
* Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn đất
Các tác nhân gây ô nhiễm có thể phân loại thành tác nhân hoá học, sinh
học và vật lý.
+ Tác nhân hóa học: Các chất hoá học mang tính độc hại cao đối với
môi trường đất là Asen, Flo và chì
5
+ Tác nhân sinh học: Đất có thể bị ô nhiễm bởi các loại trực khuẩn lị,
thương hàn, phẩy khuẩn tả hoặc amíp
+ Tác nhân vật lý: Có nguồn gốc từ các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ và từ
chất thải công nghiệp…(Trịnh Xuân Báu, 2012)[5]
2.1.2.3. Tài nguyên nước và ô nhiễm môi trường nước
* Tài nguyên nước
Là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào
những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp,
công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều
cần nước ngọt. 97% nước trên Trái Đất là nước mặn, chỉ 3% còn lại là nước
ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ
băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng
nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước
ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đó vượt
cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục
tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của

việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần
đây. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới
đó bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ
sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm
nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền.
* Ô nhiễm môi trường nước
Là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của
nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên
độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm sự đa dạng sinh vật trong nước.
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô
nhiễm, như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt. Hoặc dựa vào
môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Hoặc
dựa vào tính chất của ô nhiễm, như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý.
- Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc tự nhiên: do sự nhiễm mặn,
nhiễm phèn, gió bão, lũ lụt. Nước mưa rơi xuống mặt đất, nhà cửa, đường
6
phố đô thị, khu công nghiệp kéo theo các chất bẩn xuống sông hồ, sản phẩm
của hoạt động sống của sinh vật, vi sinh vật kể cả xác chết của chúng…Sự ô
nhiễm này còn được gọi là sự ô nhiễm không xác định được nguồn.
- Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc nhân tạo: chủ yếu là do nước
xả thải của các khu dân cư,hoạt động nông nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ…), khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông
đường biển.
+ Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, nhà
hàng khách sạn, cơ quan trường học chứa các chất thải trong quá trình vệ
sinh, sinh hoạt của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là
chất hữu cơ dễ bị phận hủy sinh học, chất dinh dưỡng (N, P), chất rắn và vi
trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng thải cũng như tải lượng của
các chất trong nước thải của mỗi khu vực khác nhau là khác nhau. Tải lượng
trung bình của các tác nhân gây ô nhiễn nước chính do con người đưa vào

môi trường trong một ngày được nêu ở bảng 2.1.
+ Nước thải đô thị: là loại nước thải được tạo thành do sự gộp chung
nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải từ các cơ sở thương mại,
sản suất công nghệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu
gom vào hệ thống cống thải của thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông
thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70 – 90% tổng lượng nước
sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống thải
chung, nhìn chung nước thải đô thị có thành phần tương tự như nước
thải sinh hoạt.
Bảng 2.1: Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa
vào môi trường nước
TT Tác nhân ô nhiễm Tải lượng (g/người/ngày)
1 BOD
5
45 – 54
2 COD (1,6 – 1,9) x BOD
5
3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 170 – 220
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 70 – 145
5 Clo (Cl
-
) 4 – 8
6 Tổng Nitơ (tính theo N) 6 – 12
7 Tổng Photpho (Tính theo P) 0,8 – 4
7
(Nguồn: Dư Ngọc Thành, 2008) [8]
+ Nước thải công nghiệp: nước thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất
công nghệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề… Thành phần cơ bản phụ thuộc
vào từng ngành công nghiệp cụ thể. Nước thải công nghiệp thường chứa
nhiều hóa chất độc hại như kim loại nặng (Hg, As, Pb, Cd…), các chất khó

phân hủy sinh học (phenol, dầu mỡ…), các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học
từ các cơ sở sản xuất thực phẩm.
+ Nước chảy tràn: là nước chảy tràn từ mặt đất do mưa hoặc do thoát
nước từ đồng ruộng, là nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ. Nước chảy tràn qua
đồng ruộng có thể cuốn theo các chất rắn, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón.
Nước chảy tràn qua khu vực dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp
có thể làm ô nhiễm nguồn nước do có chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, vi trùng.
(Dư Ngọc Thành, 2008) [8].
* Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước
- Các hợp chất hữu cơ:
+ Các cacbonhyđrat: các chất đường có chứa các nguyên tố C, N và O,
một số đường đơn và đường kép. Riêng Polysacharit được chia làm hai loại
dễ bị phân hủy sinh học như tinh bột và khó bị phân hủy sinh học như
Celluloz
+ Các loại protein: acid amin mạch dài.
+ Các chất béo: khả năng phân hủy vi sinh chậm
+ Các hợp chất phenol: phenol và các dẫn xuất của phenol.
+ Các loại hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ: bao gồm các loại photpho
hữu cơ, clo hữu cơ, cacbonat, phenoxyaxetic, pyrethroid tổng hợp.
+ Tanin và lignin: các hóa chất có nguồn gốc từ thực vật .
+ Các hyđrocacbon đa vòng và ngưng tụ.
- Các ion:
Trong nước thải có các ion kim loại và muối, các ion trong môi trường
nước có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho quá
trình sinh trưởng và phát triển của hệ sinh thái môi trường nước. Khi nồng độ
các ion này cao hơn ngưỡng chấp nhận của sinh vật trong môi trường nước thì
các ion này sẽ gây ô nhiễm môi trường nước.
+ Amon (NH
4
-

): Trong tự nhiên, nồng độ của amon vào nhỏ hơn
0,05ppm. Đối với các nguồn nước bị ô nhiễm amon, nồng độ thường cao hơn
trong tự nhiên rất nhiều.
8
+ Nitrat (NO
3
-
): Có vai trò quan trọng trong việc đánh giá nguồn nước.
Nếu trong nước hàm lượng nitrat cao sẽ gây ra hiện tượng phù dưỡng, nếu
nước uống bị nhiễm nitrat sẽ ảnh hưởng xấu đến máu.
+ Phosphat (PO
4
3-
): Có nhiều trong phân người, súc vật, nơi có các nhà
máy sản xuất phân lân. Nước không bị ô nhiễm phosphat nếu nồng độ PO
4
3-

trong nước nhỏ hơn 0,01 mg/l.
+ Sunfat (SO
4
2-
): Nếu nguồn nước có nồng độ các ion sunfat cao sẽ gây
ăn mòn, phá huỷ các công trình, hại cây cối, mùa màng…
+ Clorua (Cl
-
): Tạo ra độ mặn trong nước gây tác hại đến cây trồng, ăn
mòn công trình…
- Các kim loại nặng:
Các kim loại nặng cũng là những tác nhân gây ô nhiễm nước, gây nguy

hại đến sức khoẻ của đối tượng sử dụng nước. Các kim loại nặng điển hình gây
ô nhiễm nước là Chì (Pb), Thủy ngân (Hg), Asen (As), Cadimi, Selen, Crôm,
Niken là các tác nhân gây hại cho người và thủy sinh ngay ở nồng độ thấp.
- Các chất rắn:
Các chất rắn có trong nước tự nhiên là do quá trình xói mòn, do nước
chảy tràn từ đồng ruộng, do nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Chất rắn có
thể gây trở ngại cho việc nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt
- Các chất màu:
Màu nước trong tự nhiên và nước thải thường có nguồn gốc từ các
chất hữu cơ dễ phân hủy bởi các tác nhân vi sinh vật, sự phát triển của
một số loài thực vật nước như tảo, rong rêu, các hợp chất sắt, mangan ở
dạng keo gây màu và các tác nhân gây màu khác như kim loại (Cr,
Fe, ), các hợp chất hữu cơ như tanin, lignin Màu thực của nước là
màu do các chất hòa tan hoặc các chất ở dạng keo, màu bên ngoài (màu
biểu kiến) do các chất lơ lửng của nước tạo nên.
- Mùi:
Mùi có trong nước thải là do các nguyên nhân sau:
- Quá trình lên men và sinh mùi từ các chất hữu cơ trong nước thải tại
các cống rãnh khu dân cư, các xí nghiệp chế biến thực phẩm…
- Mùi sinh ra từ sự phân hủy các xác chết động, thực vật trong nước thải.
- Mùi có trong nước thải công nghiệp hóa chất, chế biến dầu mỡ
- Mùi tạo thành do các vi sinh vật gây mùi có trong nước thải.
- Các vi sinh vật:
9
Các vi sinh vật trong nước cũng là những tác nhân gây ô nhiễm nguồn
nước. Quá trình sinh trưởng và phát triển của các chủng hệ vi sinh vật trong
nước gây ra các hiện tượng thiếu hụt lượng ôxy hoà tan trong nước, quá trình
sinh tổng hợp của vi sinh vật gây nên hiện tượng thừa dinh dưỡng trong nước.
Ngoài ra, một số vi sinh vật còn gây mùi trong nước, làm giảm độ trong của
nước… Có thể kể tên một số loại hình vi sinh vật trong nước:

+Vi khuẩn dị dưỡng: Sử dụng các chất hữu cơ làm nguồn cơ chất
cacbon và năng lượng trong quá trình sinh tổng hợp. Nhóm này bao gồm vi
khuẩn hiếu khí hoạt động trong môi trường có ôxy và vi khuẩn kỵ khí hoạt
động trong môi trường không có ôxy.
+Vi khuẩn tự dưỡng: Có khả năng ôxy hoá chất vô cơ để thu năng
lượng và sử dụng CO2 làm nguồn cacbon cho quá trình sinh tổng hợp.
+ Ngoài ra còn có các loại nấm, nấm mốc, nấm men, viru. (Trịnh Xuân
Báu,2012)[5].
2.1.2.4. Tài nguyên không khí và ô nhiễm môi trường không khí
* Tài nguyên không khí
Tài nguyên không khí hay chính là khí quyển trái đất khá ổn định theo
phương nằm ngang và phân dị theo phương thẳng đứng. Phần lớn khối lượng
5.10
15
tấn của toàn bộ khí quyển tập trung ở tầng đối lưu và bình lưu. Thành
phần khí quyển trái đất gồm chủ yếu là Nitơ, Oxy, hơi nước, CO
2
, H
2
, O
3
,
NH
4
, các khí trơ.
Trong tầng đối lưu, thành phần các chất khí chủ yếu tương đối ổn
định, nhưng nồng độ CO
2
và hơi nước dao động mạnh. Lượng hơi nước
thay đổi theo thời tiết khí hậu, từ 4% thể tích vào mùa nóng ẩm tới 0,4 %

khi mùa khô lạnh. Trong không khí tầng đối lưu thường có một lượng nhất
định khí SO
2
và bụi.
Trong tầng bình lưu luôn tồn tại một quá trình hình thành và phá huỷ
khí ozon, dẫn tới việc xuất hiện một lớp ozon mỏng với chiều dày trong
điều kiện mật độ không khí bình thường khoảng vài chục xentimet. Lớp khí
này có tác dụng ngăn các tia tử ngoại chiếu xuống bề mặt trái đất. Hiện
nay, do hoạt động của con người, lớp khí ozon có xu hưởng mỏng dần, có
thể đe doạ tới sự sống của con người và sinh vật trên trái đất.
* Ô nhiễm môi trường không khí
"Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch
10
hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)". (Lưu
Đức Hải, 2001) [6].
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành
nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.
- Nguồn tự nhiên:
+ Ô nhiễm do hoạt động của núi lửa: Núi lửa phun ra những nham
thạch nóng và nhiều chất ô nhiễm như tro bụi, các khí sunfua (SO
2
, H
2
S ),
mêtan (CH
4
) và những loại khí khác. Các chất này lan toả đi rất xa và tác
động mạnh mẽ đến môi trường.
+ Ô nhiễm do cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá

trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, sự cọ sát giữa thảm thực vật khô Các
đám cháy này thường lan truyền rộng, vượt khỏi tầm kiểm soát của con người
và phát thải nhiều khí độc hại như khói, tro bụi, hydrocacbon (HC), cacbon
dioxit (CO
2
), cacbon monoxit (CO), sunfua dioxit (SO
2
) và nitơ oxit (NO
x
).
+ Ô nhiễm do bão cát: Hiện tượng bão cát thường xảy ra ở những vùng
đất khô, không được che phủ bởi thảm thực vật, đặc biệt là các sa mạc. Gió bão
đã cuốn cát bụi bay lên và gây ô nhiễm không khí trong một khu vực rộng lớn.
+ Ô nhiễm do đại dương: Nước biển bốc hơi và bụi nước do va đập từ
biển mang theo bụi muối (NaCl, MgCl
2
, CaCl
2
), lan truyền vào không khí
gây ô nhiễm.
+ Ô nhiễm do thực vật: Các chất ô nhiễm do thực vật sản sinh và phát
tán vào không khí gây ô nhiễm như các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs),
hydrocacbon, các bào tử nấm và thực vật, phấn hoa
+ Ô nhiễm do vi khuẩn - vi sinh vật: Trong không khí có rất nhiều vi
khuẩn, vi sinhh vật bám vào các hạt bụi, sol khí được gọi là bụi vi sinh vật.
Bên cạnh đó chúng còn tham gia quá trình phân huỷ các chất hữu cơ tạo ra
các khí có mùi gây ô nhiễm như NH
3
, CO
2

, CH
4
, SO
2

+ Ô nhiễm do các chất phóng xạ: Trong lòng đất có một số khoáng sản và
kim loại có khả năng phóng xạ gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.
- Nguồn nhân tạo:
+ Nguồn ô nhiễm di động từ các hoạt động giao thông vận tải bao gồm
giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và hàng không.
+ Các nguồn thải cố định từ các hoạt động công nghiệp đốt nhiên liệu
như than đá, dầu mỏ, khí đốt
11
+ Các quá trình sản xuất công nghiệp như sản xuất hoá chất, sản xuất
vật liệu xây dựng, luyện kim và khai thác mỏ
+ Các nguồn ô nhiễm khác như chất đột trong sinh hoạt của con người
(củi, rơm rạ, dầu, gas ), đốt chất thải, sản xuất nông nghiệp, bốc hơi từ ô
nhiễm nước mặt, xây dựng công trình, gây ra cháy rừng
+ Các nguồn ô nhiễm nhân tạo lớn nhất là do quá trình đốt nhiên liệu
sinh ra và thường tập trung ở các khu đô thị, khu công nghiệp
* Các tác nhân gây ô nhiễm không khí
Các chất và tác nhân gây ô nhiễm không khí gồm:
+ Các loại oxit như: nitơ oxit (NO, NO
2
), nitơ đioxit (NO
2
), SO
2
, CO,
H

2
S và các loại khí halogen (clo, brom, i ốt).
+ Các hợp chất flo.
+ Các chất tổng hợp (ete, benzen).
+ Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các
phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa.
+ Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm,
niken, thiếc, cađimi
+ Khí quang hoá như ozôn, FAN, FB
2
N, NO
X
, anđehyt, etylen
+ Chất thải phóng xạ
+ Nhiệt độ
+ Tiếng ồn
Tác nhân ô nhiễm được chia làm hai loại: sơ cấp và thứ cấp. Sunfua
đioxit sinh ra do đốt cháy than đó là tác nhân ô nhiễm sơ cấp. Nó tác động
trực tiếp tới bộ phận tiếp nhận. Sau đó, khí này lại liên kết với ôxy và nước
của không khí sạch để tạo thành axit sunfuric (H
2
SO
4
) rơi xuống đất cùng với
nước mưa, làm thay đổi pH của đất và của thủy vực, tác động xấu tới nhiều
thực vật, động vật và vi sinh vật. Như vậy, mưa axit là tác nhân ô nhiễm thứ
cấp được tạo thành do sự kết hợp SO
2
với nước. Cũng có những trường hợp,
các tác nhân không gây ô nhiễm, liên kết quang hoá với nhau để tạo thành tác

nhân ô nhiễm thứ cấp mới, gây tác động xấu. Cơ thể sinh vật phản ứng đối
với các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm và thời gian
tác động. (Trịnh Xuân Báu, 2012)[5].
12
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình khai thác than trên Thế giới
Công nghiệp khai thác than xuất hiện tương đối sớm và được phát
triển từ nửa sau thế kỉ XIX. Sản lượng than khai thác được rất khác nhau
giữa các thời kì, giữa các khu vực và các quốc gia, song nhìn chung, có xu
hướng tăng lên về số lượng tuyệt đối. Trong vòng 50 năm qua, tốc độ tăng
trung bình là 5,4%/năm, còn cao nhất vào thời kì 1950 - 1980 đạt 7%/năm.
Từ đầu thập kỉ 90 đến nay, mức tăng giảm xuống chỉ còn 1,5%/năm. Mặc
dù việc khai thác và sử dụng than có thể gây hậu quả xấu đến môi trường
(đất, nước, không khí ),song nhu cầu than không vì thế mà giảm đi.Các
khu vực và quốc gia khai thác nhiều than đều thuộc về các khu vực và quốc
gia có trữ lượng than lớn trên thế giới. Sản lượng than tập trung chủ yếu ở
khu vực châu á- Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Nga và một số nước Đông
Âu.Các nước sản xuất than hàng đầu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ,
Ôxtrâylia, Nga, chiếm tới 2/3 sản lượng than của thế giới. Nếu tính cả một
số nước như Nam Phi, CHLB Đức, Ba Lan, CHDCND Triều Tiên thì con
số này lên đến 80% sản lượng than toàn cầu.
Công nghiệp khai thác than ra đời trước tiên ở Anh vào đầu thế kỉ XIX.
Sau đó, người ta tìm thấy nhiều than ở Hoa Kỳ, Ấn Độ, Canađa. Vì thế các
quốc gia này lần lượt dẫn đầu về sản lượng than khai thác được của thế giới.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hàng loạt bể than khổng lồ đã được phát hiện
ở Êkibát, Nam Yacút, Đônbát (Liên Xô cũ), ở Ba Lan, Đông Đức. Trong
nhiều năm, Liên Xô dẫn đầu về sản lượng than. Từ sau năm 1990 do những
biến động về chính trị và kinh tế nên sản lượng than ở Đông Âu và Liên Xô
cũ bị giảm sút. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, việc tìm ra những mỏ than lớn
ở Trung Quốc đã giúp nước này đứng đầu thế giới về khai thác than, vượt trên

cả Hoa Kỳ ( Vinacomin, 2009)[11]
2.2.2. Tình hình khai thác than tại Việt Nam
Nước ta nghành công nghiệp than ra đời và trải qua quá trình phát triển
hơn 125 năm. Năm 1888, công ty than Bắc Kỳ của pháp được thành lập và
cuối năm đó toàn bộ vùng mỏ than Quảng Ninh trở thành nhượng địa và phân
chia cho các tập đoàn tư bản Pháp khai thác. Từ năm 1916, hàng loạt các công
ty than của Pháp ra đời như công ty than Đông Triều, Mạo Khê, Tràng - Cổ
Kềnh, Yên Lập, Hạ Long - Đồng Đăng…. Thời kỳ này, sản lượng khai thác
13
than khoảng 200.000 tấn/năm gồm cả lộ thiên và hầm lò. Công nhệ khai thác
than chủ yếu là thủ công, thiết bị máy móc hầu như không có.
Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, Đảng và Nhà nước đã tập trung đầu tư để
phát triển, công nghiệp khai thác than trở thành một trong những nghành kinh
tế chủ đạo. Cùng với sự trợ giúp của Liên Xô, các thiết bị khai thác cơ giới
như ô tô, máy xúc, máy khoan, tầu điện… lần lượt được trang bị cho các mỏ,
các nhà máy cơ khí, sửa chữa, sàng tuyển, cơ sở hạ tầng mới được xây dựng.
Nhờ vậy sản lượng khai thác than đã từng bước được nâng lên, đến năm 1987
sản lượng đạt gần 7 triệu tấn.
Từ năm 1987, nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển sang hoạt động theo
cơ chế thị trường, Nhà nước xóa bỏ chế độ bao cấp, các mỏ than từ chỗ được
ngân sách bao cấp haonf toàn chuyển sang tự hạch toán, cân đối tài chính.
Đây là giai đoạn gặp nhiều khó khăn của nhành than, sản lượng khai thác đạt
4,5 đến 6 triệu tấn. Cuối năm 1994, Tổng công ty Than Việt Nam ra đời tạo
nên động lực mới cho sự phát triển của nhành than. Nmă 1995, sản lượng than
thương phẩm đạt 7 triệu tấn, năm 1997 đạt hơn 10 triệu tấn, năm 2001 đạt 13
triệu tấn, năm 2004 là 28 triệu tấn, trong năm 2013 ngành than đã khai thác
37,3 triệu tấn than.
* Than ở Việt Nam có 5 loại chính:
- Than mỡ
Trữ lượng tiềm năng được đánh giá sơ bộ là 27 triệu tấn, trong đó trữ

lượng địa chất là 17,6triệu tấn, chủ yếu tập trung ở 2 mỏ Phấn Mễ (Thái
Nguyên) và mỏ Khe Bố (Nghệ An).
Ngoài ra, than mỡ còn có ở các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình
nhưng với trữ lượng nhỏ.
Than mỡ được dùng chủ yếu cho ngành luyện kim với nhu cầu rất lớn
sau năm 2000, nhưng trữ lượng than mỡ ở ta lại rất ít, điều kiện khai thác rất
khó khăn. Sản lượng than mỡ khó có khả năng cao hơn 0,2 - 0,3triệu tấn/năm,
trong khi nhu cầu sẽ tăng đến 5 - 6triệu tấn/năm vào giai đoạn 2010 - 2020.
- Than antraxit (than đá)
Trữ lượng than đá được đánh giá là 3,5tỷ tấn trong đó ở vùng Quảng
Ninh trên 3,3tỷ tấn (tính đến độ sâu -300m), còn lại gần 200 triệu tấn là nằm
rải rác ở các tỉnh: Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Nam
với trữ lượng từ vài trăm nghìn tấn đến vài chục triệu tấn. Ở các nơi này, quy
14
mô khai thác thường từ vài nghìn tấn đến 100 - 200nghìn tấn/năm. Tổng sản
lượng hiện nay không quá 200nghìn tấn/năm.
- Than bùn
Than bùn ở Việt Nam nằm rải rác từ Bắc đến Nam, nhưng chủ yếu tập
trung ở đồng bằng sông Cửu Long (với hai mỏ than lớn là U Minh Thượng và
U Minh Hạ).
Cụ thể:
+ Đồng bằng Bắc Bộ: 1.650 triệu m
3
+ Ven biển Miền Trung: 490 triệu m
3
+ Đồng bằng Nam Bộ: 5.000 triệu m
3
Trước đây vùng đồng bằng Nam Bộ được đánh giá có trữ lượng là
1tỷ tấn và còn cao hơn nữa. Nhưng nạn cháy rừng đó phá huỷ đi rất nhiều
trữ lượng than.

Từ trước tới nay than bùn được khai thác chủ yếu dùng làm chất đốt
sinh hoạt (pha trộn với than antraxit của Quảng Ninh) và làm phân bón ruộng
với quy mô nhỏ, khai thác thủ công là chính, sản lượng khai thác hiện nay
được đánh giá là chưa đến 10 vạn tấn/năm. Khai thác than bùn làm chất đốt
hay làm phân bón đều không có hiệu quả cao, mặt khác việc khai thác than sẽ
ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh trong vùng, nhất là ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long, bên cạnh đó điều kiện khai thác, vận chuyển tiêu thụ, chế
biến sử dụng than bùn cũng gặp không ít khó khăn.
- Than ngọn lửa dài
Chủ yếu tập trung ở mỏ Na Dương (Lạng Sơn), với trữ lượng địa chất
trên 100 triệu tấn. Hiện nay khai thác được thực hiện bằng phương pháp lộ
thiên, than khai thác chủ yếu phục vụ sản xuất xi măng ở Hải Phòng và Bỉm
Sơn với sản lượng trên dưới 100nghìn tấn/năm. Nhưng do nhà máy Xi măng
Hải Phòng sẽ ngừng hoạt động, nhà máy xi măng Bỉm Sơn được cải tạo với
công nghệ mới, nên không dùng than Na Dương từ 1999 trở đi. Than Na
Dương là loại than có hàm lượng lưu huỳnh cao, có tính tự cháy, nên việc khai
thác, vận chuyển, chế biến sử dụng rất khó khăn và hạn chế. Do đó, Tổng Công
ty Than Việt Nam đang nghiên cứu hợp tác với nước ngoài xây dựng nhà máy
điện trong vùng mỏ, để sử dụng loại than này. Vì nếu không khai thác, than sẽ
tự cháy và phá huỷ nguồn tài nguyên đồng thời gây tác động xấu hơn
đến môi trường.
15
- Than Nâu
Tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, trữ lượng dự báo 100 tỷ tấn.
Theo đánh giá sơ bộ, than có chất lượng tốt, có thể sử dụng cho sản xuất điện,
xi măng và công nghiệp hoá học.
Nhưng để có thể khai thác được, cần tiến hành thăm dò ở khu vực Bình
Minh - Khoái Châu Hưng Yên, để đánh giá một cách chính xác trữ lượng, chất
lượng than, điều kiện kiến tạo của vỉa than, nghiên cứu công nghệ khai thác
thiết kế. Nói chung việc khai thác than này rất khó khăn về mặt địa hình, dân

cư trong vùng và về phương pháp khai thác v.v Theo đánh giá của một số nhà
nghiên cứu địa chất và khai thác, đối với than Nâu ở đồng bằng sông Hồng thì
có thể đưa vào đầu tư xây dựng mỏ và khai thác từ 2015 - 2020 trở đi. (Hoàng
Văn Khánh, 2006)[9].
2.2.3. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường
* Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất
Hoạt động khai thác than làm cho môi trường đất chịu tác động do các
chất ô nhiễm trong không khí và nước thải. Các chất ô nhiễm trong không khí
theo nước mưa cũng như các chất ô nhiễm trong nước thải ngấm vào đất làm
thoái hoá và biến chất đất trồng.
Dầu mỡ và các chất lơ lửng có trong nguồn nước ô nhiễm bịt kín các mao
quản, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi ôxy, trao đổi chất trong đất và không khí.
Việc thiếu ôxy trên tầng đất thổ nhưỡng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống các
loài vi sinh vật và các loài côn trùng có ích sống trong đất. Các loài sinh vật này có
khả năng làm tơi xốp và cải tạo đất. Các tác động tiêu cực tới đời sống các loài sinh
vật này đã gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng đất trồng. Các chất vô cơ trong đất đá
thải, trong nước mưa chảy tràn làm cho đất trở nên chai cứng, biến chất và thoái
hoá. Các chất hữu cơ tổng hợp là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất lâu dài do tính
chất khó phân huỷ của chúng. Ngoài ra quá trình khai thác còn làm cho đất bị đào
xới, đảo trộn làm thay đổi tính chất cơ giới, phá hủy nhiều đặc tính tự nhiên của đất
và có thể giảm năng suất nông nghiệp hoặc đa dạng sinh học. Cấu trúc đất có thể bị
nhiễu loạn do bột hóa hoặc vỡ vụn kết tập.
* Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường nước
Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác và chế biến than phát
triển một cách ồ ạt, những tác động tiêu cực tới môi trường, đặc biệt gây ô
nhiễm và suy thoái nguồn nước sản xuất nông nghiệp.
16
Trong quá trình khai thác, nước được sử dụng với khối lượng lớn cho
hầu hết công đoạn sản xuất. Quá trình sản xuất, tháo khô mỏ, đổ thải, v.v ,
gây những tác động tiêu cực tới nguồn nước sản xuất nông nghiệp ở khu vực

xung quanh khai trường, làm thay đổi địa hình, hệ thống nước mặt, điều kiện
tàng trữ và thoát nước (tác động cơ học), làm thay đổi tính chất vật lý, thành
phần hoá học của nước (tác động hoá học).
Quá trình đào xới, vận chuyển đất đá và quặng làm địa hình khu khai
trường bị hạ thấp, ngược lại, quá trình đổ chất thải rắn làm địa hình bói thải
được tâng cao. Những thay đổi này sẽ dẫn đến những biến đổi về điều kiện
thuỷ văn, các yếu tố của dòng chảy trong khu mỏ như thay đổi khả năng thu,
thoát nước, hướng và vận tốc dòng chảy mặt, chế độ thuỷ văn của các dòng
chảy như mực nước, lưu lượng,v.v Sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa
trong các lòng hồ, kênh mương tưới tiêu có thể làm thay đổi lưu lượng dũng
chảy, dung tích chứa nước, biến đổi chất lượng nguồn nước và làm suy giảm
công năng của các công trình thuỷ lợi nằm liền kề với các khu khai thác mỏ.
Khi tiến hành khai thác than sẽ hình thành các moong sâu đến hàng
trăm mét, là nơi tập trung nước cục bộ. Ngược lại, để đảm bảo hoạt động của
mỏ, phải thường xuyên bơm tháo khô nước ở đáy moong, hầm lũ, hình thành
các phễu hạ thấp mực nước dưới đất với độ sâu mực từ vài chục đến hàng
trăm mét và bán kính phễu hàng trăm mét. Điều đó dẫn đến tháo khô các công
trình chứa nước trên mặt như hồ ao, xung quanh khu mỏ. Kèm theo đó là
ảnh hưởng do hoạt động của các phương tiện máy móc khai thác và sản xuất
than như: máy xúc, máy ủi, nổ mìn…
Song song với những tác động cơ học đến nguồn nước nói chung và
nguồn nước nông nghiệp nói riêng, những tác động hoá học đối với nguồn
nước cũng rất đáng kể. Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến
hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các quá trình hoà tan, rửa khô các thành
phần chứa trong quặng và đất đá, quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào
nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham
gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự
nhiên, là những tác động hoá học làm thay đổi tính chất vật lý và thành phần
hoá học của nguồn nước xung quanh các khu mỏ. Mức độ ô nhiễm hoá học
các nguồn nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm thân quặng, thành

phần thạch học và độ bền vững của đất đá chứa quặng, phương pháp và trình
độ công nghệ khai thác, chế biến quặng, biện pháp quản lý và xử lý chất thải.
17
Nước ở các mỏ than thường có hàm lượng cao các ion kim loại nặng, á
kim, các hợp chất hữu cơ, các nguyên tố phóng xạ cao hơn so với nước mặt
và nước biển khu vực đối chứng và cao hơn TCVN từ 1 - 3 lần. Khai thác
khoáng sản còn là nguyên nhân gây suy thoái nguồn nước. Nguồn nước mặt
và nước ngầm xung quanh các khu vực khai khoáng sử dụng làm nguồn cấp
cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt đang bị suy giảm về trữ lượng và ô
nhiễm, suy thoái về chất lượng. ( Bùi Công Quang, 2011)[10].
* Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường không khí
Tác động tới môi trường không khí của hoạt động khai thác than chủ
yếu là tạo ra bụi và các khí độc hại. Bụi thường xuyên phát sinh trong quá
trình nổ mìn, đào xúc đất đá, bốc xúc và vận chuyển than. Các khí độc hại này
gồm các dạng cacbuahydro (mêtan. Butan ) , SiO
2
, CO
2
, CO, NOx, khí trơ và
nhiều loại khác và vật liệu nổ mìn. Theo chính một bản báo cáo về môi trường
của TKV trong tháng 6/2009, hàm lượng bụi tại các khu vực khai thác, chế
biến than, khoáng sản đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 - 5,2 lần (trung
bình trong 24giờ). Các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do bụi là Mạo
Khê, Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả. Ở các vùng khai thác than như Quán
Triều (Thái Nguyên), hàm lượng bụi tại các khu vực dân cư gần các công
trường xưởng sàng than cũng vượt tiêu chuẩn cho phép 2,2 - 4,2 lần.
18
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các văn bản luật, dưới luật liên quan đến quản lý và khai thác khoáng sản.
- Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xung quanh
khu vực mỏ than Phấn Mễ .
- Một số hộ gia đình sống xung quanh vùng khai thác than.
- Môi trường đất, nước và không khí khu vực khai thác than.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Chi nhánh công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên - Mỏ than Phấn Mễ.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Chi nhánh công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên - Mỏ than Phấn Mễ:
+ Công trường khai thác Làng Cẩm.
+ Công trường khai thác Phấn Mễ.
3.2.2. Thời gian tiến hành
- Từ ngày 11/2/2014 đến ngày 12/4/2014
3.3. Các nội dung nghiên cứu
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực mỏ than Phấn Mễ.
3.3.2. Trữ lượng và công nghệ khai thác than của mỏ than Phấn Mễ.
3.3.3. Tác động của việc khai thác than của mỏ than Phấn Mễ tới môi trường.
3.3.4. Ý kiến của người dân sống xung quanh mỏ than Phấn Mễ về ảnh hưởng
của hoạt động khai thác than tới môi trường.
3.3.5. Đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động
tiêu cực của hoạt động khai thác than đến môi trường của mỏ than Phấn Mễ.
3.4. Các phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Nghiên cứu các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật đối với hoạt
động khai thác than
Nghiên cứu các luật, văn bản dưới luật, các thông tư, nghị định về khai
thác than, khai thác khoáng sản:
+ Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005
+ Luật Khoáng sản Việt Nam 2010.

+ Thông tư 20/2009/TT-BCT ngày 7 tháng 7 năm 2009. Thông tư ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên.
19
+ Thông tư 03/2011/TT-BCT ngày 15 tháng 2 năm 2011. Thông tư ban
hành Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò
+ Nghị định 15/2012/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2012. Nghị định quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản
3.4.2. Phương pháp kế thừa sử dụng tài liệu thứ cấp
- Tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản
lý tài nguyên khoáng sản.
- Tài liệu, số liệu về hoạt động, công nghệ sử dụng trong hoạt động
khai khoáng tại mỏ, báo cáo môi trường của mỏ than Phấn Mễ.
3.4.3. Phương pháp thu thập thông tin theo phương pháp điều tra
Điều tra những ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường
đất, nước và môi trường không khí tại mỏ than Phấn Mễ.
- Số hộ điều tra là 30 hộ.
- Cách chọn hộ điều tra là chọn ngẫu nhiên 30 hộ dân cư xung quanh
Mỏ than Phấn Mễ với bán kính 200 m.
3.4.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
- Nắm bắt được thông tin chung về khu vực nghiên cứu.
3.4.5. Phương pháp lấy mẫu và chỉ tiêu phân tích
3.4.5.1. Loại mẫu và số lượng mẫu
20
Bảng 3.1.Kết quả lấy mẫu
Loại
mẫu
Vị trí lấy mẫu Số
lượng
Chỉ tiêu phân tích
Đất - Trong khu vực bãi thải

- Ngoài khu vực bãi thải
02
Zn,Cu, pH
KCl
, Pb
Nước
mặt
- Trước cửa xả suối làng cẩm.
- Sau cửa xả suối làng cẩm.
- Trước cửa xả ra sông đu.
- Sau cửa xả ra sông đu.
- Tại điểm cuối cùng của rãnh thoát nước trước
khi đổ ra ruộng lúa
05
TSS, pH, COD, DO,
BOD5, Tổng Fe, Pb,
Cd, As, Hg, Cu, Dầu
mỡ khoáng, CN-,
Coliform
Nước
ngầm
- Nước giếng tại nơi khai thác
- Nước giếng tại khu vực dân cư
- Nước ngầm tại nhà dân gần nhất khu vực bãi
thải
03
pH, As, Pb, Mn, Hg
Cd, Tổng Fe
Nước
thải

sản
xuất
- Nước thải trước xử lý moong khai thác lộ thiên
- Nước thải sau xử lý moong khai thác lộ thiên
- Nước thải trước xử lý khai thác hầm lò
- Nước thải sau xử lý khai thác hầm lò
04
TSS, pH, COD, DO,
BOD5, Tổng Fe, Pb,
Cd, As, Hg, Cu, Dầu
mỡ khoáng, CN-,
Coliform
Nước
thải
sinh
hoạt
- Điểm xả nước thải khỏi khu vực khai trường
01
TSS, TS, pH, Nitrat
NO3-, Phosphat
PO42-, BOD5,
Sunfua, Dầu mỡ thực
phẩm, Coliform
Khí
thải
khu
vực
sản
xuất
- Khu vực nổ mìn, đập xúc đất đá thải, san gạt

- Trên bờ khai trường Mỏ Bắc Làng Cẩm
- Đầu hướng gió khai trường Mỏ Bắc Làng Cẩm
- Cuối hướng gió khai trường Mỏ Bắc Làng
Cẩm
- Khu vực đầu bãi thải
- Khu vực cuối bãi thải
06
Độ ồn, NO
2
, SO
2
, CO
Bụi
Không
khí
xung
quanh
- Khu dân cư nằm cuối hướng gió thổi
- Trên tuyến vận chuyển than về khu sang tuyển.
- Phía đông ngoài khu vực bãi thải.
- Phía tây bắc ngoài khu vực bãi
- Phía tây nam khu vực bãi thải.
- Tại nhà dân gần khu vực bãi thải nhất.
- Trên dọc đường vận chuyển đất đá từ ngoài
moong khai thác đến đầu bãi thải.
07
Độ ồn, SO
2
, CO
Bụi

21
3.4.5.2. Phương pháp lấy mẫu và chỉ tiêu phân tích
- Phương pháp lấy mẫu đất: Tại các điểm khảo sát, mẫu đất được lấy ở độ
sâu khác nhau từ 0-25cm,từ 25-50cm, từ 50-100cm, với khối lượng 2kg/mẫu.
Các chỉ tiêu giám sát môi trường đất gồm: Zn, Cu, pH
KCl
, Pb.
- Phương pháp lấy mẫu nước: Lượng nước được lấy chung cho
các phép phân tích trong phòng thí nghiệm là 2lít/mẫu. Mẫu nước được
đựng trong bình Polyetylen. Các mẫu được cố định, bảo quản trước khi
vận chuyển về phòng thí nghiệm theo đúng các tiêu chuẩn chuẩn ban
hành (TCVN).
+ Các chỉ tiêu nhiệt độ, độ pH, nồng độ oxy hòa tan (DO), độ đục, độ
dẫn điện….được đo đạc trực tiếp tại các điểm khảo sát bằng các thiết bị đo
môi trường dã ngoại hoặc bằng hệ thống thiết bị đo đạc chất lượng nước trên
diện rộng nhằm tránh sai số trong quá trình bảo quản mẫu.
+ Các chỉ tiêu về nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa
(BOD
5
), tổng photpho, tổng nitơ, và một số chỉ tiêu sinh hóa khác….lấy mẫu,
bảo quản mẫu và đưa về phân tích tại phòng thí nghiệm theo các phương pháp
tiêu chuẩn (TCVN) ( nước chưa phân tích ngay phải bảo quản ở nhiệt độ nhỏ
hơn hoặc bằng 4
o
C. Chai chứa mẫu để xác định nhu cầu oxy sinh hóa phải sấy
để tiệt trùng ở 150
o
C)
+ Các kim loại nặng (Zn, Cu, Pb, Cr, CN
-

) được phân tích bằng
phương pháp cực phổ( Polarography) và phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).
- Phương pháp lấy mẫu khí: Mẫu khí được thu thập bằng máy lấy
mẫu khí. Tốc độ hút của bơm và thời gian bơm sẽ xác định thể tích khí đi
qua dung dịch hấp thụ. Mỗi loại khí ô nhiễm sẽ được hấp thụ bởi một loại
dung dịch hấp thụ nhất định và hầm lượng của chúng được xác định bởi
lượng của khí đó hấp thụ trong dung dịch, chia cho thể tích khí đi qua bơm.
- Các chỉ tiêu giám sát chất lượng môi trường không khí gồm: bụi, CO,
SO
2
, NO
2
, độ ồn, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió.
- Cơ quan phân tích, thời gian phân tích
+ Viện Công Nghệ Môi Trường – Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công
Nghệ Việt Nam.
+ Thời gian lấy mẫu: ngày 1/4/2014 đến 4/4/2014
+ Thời gian phân tích: từ ngày 4/4/2014 đến ngày 12/4/2014
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu
- Trên cơ sở những tài liệu thu thập được tiến hành phân tích, chọn lọc.
22

×