Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ VƯỜN THÚ, VƯỜN THỰC VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 68 trang )

Centre de Prospective
et d’Études Urbaines

N° 43 - 2012/2013

Tài liệu của Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị - PADDI

QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ VƯỜN THÚ, VƯỜN THỰC VẬT
07 - 11 / 01 / 2013

Region

SAIØ GON
Ø
TP HOÀ CHÍ MINH


Trung tâm PADDI xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ông Phan Việt Lâm, Ông Phạm Anh Dũng và Ông
Daniel Boulens đã tham gia khóa tập huấn cũng như đã đóng góp rất lớn cho việc xuất bản cuốn tài liệu này.

Biên soạn: Mary Senkeomanivane
Biên dịch: Huỳnh Hồng Đức
Hiệu đính: Fanny Quertamp, Charles Simon, Đỗ Phương Thúy
Ngày in: 17/06/2014
Số bản: 500
Công ty in: KenG


L ỜI NÓI ĐẦU
Mục tiêu tổng quát của các khóa học là chuyển giao tri thức: các khóa học của PADDI nhằm
bổ sung cho chương trình đào tạo công chức của thành phố bằng cách hướng đến các khái


niệm, kỹ thuật và phương pháp mới (toàn diện, đa ngành) trong quản lý đô thị, trong bối
cảnh đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp tổ chức khóa học được hình thành
với sự phối hợp của các đối tác Việt Nam và được các đối tác phê duyệt.
Ý tưởng chủ đạo là xem ở Pháp, người ta sử dụng phương pháp nào và giải quyết như thế
nào những vấn đề tương tự mà giới chuyên môn Việt Nam đang gặp phải. Để thực hiện
được ý tưởng này, nội dung của mỗi khóa học xoay quanh một nghiên cứu trường hợp rất
cụ thể của Việt Nam.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn là công trình được xây dựng từ năm 1864 dưới thời Pháp thuộc với
diện tích 17 ha và hiện là vườn thú lớn nhất Việt Nam. Thảo Cầm Viên còn mang giá trị di
sản lớn với những loài cây đặc biệt về mặt cảnh quan. Đây cũng là nơi đi dạo lý tưởng với
giá vé vào cổng ở mức thấp. Hiện nay, nhiều dự án mới đang được nghiên cứu thực hiện,
như công viên Safari Củ Chi, nhằm tìm ra hướng bổ sung, phát triển liên quan đến chính
sách không gian xanh của Thành phố.
Mục tiêu của khóa tập huấn là chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm ở Lyon về các chức
năng chính của một vườn thú, vườn thực vật (bảo tồn, giáo dục, nghiên cứu) và về phương
diện kỹ thuật nhằm góp phần vào những ý tưởng, sáng kiến vận hành vườn thú Sài Gòn,
đặc biệt là trong việc thiết kế cảnh quan và quy hoạch.

Lời nói đầu

Ghi chú: PADDI và các chuyên gia không chịu trách nhiệm về ý kiến phát biểu của học
viên trong khóa học được ghi lại trong tài liệu này. Các phát biểu này là ý kiến riêng
của học viên.

3

Region

Tài liệu của PADDI


07-11/05/2013


Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU

03

TỪ VIẾT TẮT

06

DANH SÁCH HỌC VIÊN THAM GIA KHÓA TẬP HUẤN

07

PHẦN I – THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN VÀ DỰ ÁN CÔNG VIÊN SAFARI

08

I. GIỚI THIỆU THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN...............................................................................................09
Trao đổi và nhận xét
II. DỰ ÁN SAFARI....................................................................................................................................12
Trao đổi và nhận xét

PHẦN 2 – VỊ TRÍ CỦA VƯỜN THÚ VÀ VƯỜN THỰC VẬT TRONG CHÍNH SÁCH KHÔNG
GIAN XANH CỦA THÀNH PHỐ LYON

16


I. CHÍNH SÁCH KHÔNG GIAN XANH CỦA LYON....................................................................................16
1. Chỉ thị quy hoạch: Quy hoạch theo sáng kiến của Chính phủ
2. Mạng lưới không gian xanh ở đô thị: thách thức về đa dạng sinh học và chất lượng cuộc sống
3. Bảo dưỡng bền vững không gian xanh

Mục lục

4. Quản lý không gian xanh theo cấp độ
II. VAI TRÒ CỦA VƯỜN THÚ VÀ VƯỜN THỰC VẬT TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN
XANH Ở LYON.....................................................................................................................................18
1. Nơi bảo tồn động thực vật
2. Tuyên truyền, vận động và giáo dục người dân

4

III. TỔ CHỨC CỦA BAN KHÔNG GIAN XANH........................................................................................20
1. Mô hình tổ chức theo cụm
2. Tổ chức của Vườn thực vật
3. Tổ chức của Vườn thú
Trao đổi và nhận xét

Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013


PHẦN 3 – KINH NGHIỆM CỦA VƯỜN THÚ Ở LYON


23

I. XU HƯỚNG TOÀN CẦU VỀ NHIỆM VỤ CỦA VƯỜN THÚ...................................................................23
1. Quản lý động vật
2. Bảo tồn
3. Giáo dục cho công chúng
4. Nghiên cứu
5. Cung cấp dịch vụ cho khách tham quan vườn thú
6. Quảng bá cho vườn thú của mình và các vườn thú khác
Trao đổi và nhận xét
II. KINH NGHIỆM CỦA LYON VÀ CÂU HỎI VỀ TÌNH HÌNH TẠI TP.HCM................................................27
1. Vườn thú
2. Vườn thực vật
Các câu hỏi của học viên
3. Giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng
Các câu hỏi của học viên
4. Các hoạt động kinh tế trong vườn thú
Các câu hỏi của học viên
5. An toàn và phòng ngừa
6. Tích hợp các tiêu chuẩn quốc tế trong việc quản lý vườn thú

PHẦN 4 – TỔNG HỢP VÀ KHUYẾN NGHỊ

51

Thế mạnh của Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Khó khăn của Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Khuyến nghị
1. Cải thiện hiện trạng
2. Các dự án lớn

3. Một số khuyến nghị chung

PHỤ LỤC

54

Mục lục

PHỤ LỤC 1 - SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THOÁT HIỂM CHO KHÁCH THAM QUAN CÔNG VIÊN TÊTE D’OR
TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ THÚ NGUY HIỂM XỔNG CHUỒNG........................................ 54
PHỤ LỤC 2 - QUY TRÌNH CẢNH BÁO KHI CÓ THÚ XỔNG CHUỒNG...................................................... 55

5

PHỤ LỤC 3 - QUY TẮC ỨNG XỬ TẠI VƯỜN THÚ..................................................................................... 56
PHỤ LỤC 4 - KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH THAM QUAN VƯỜN THÚ LYON....... 57
PHỤ LỤC 5 - GIÁO ÁN HƯỚNG DẪN THAM QUAN.................................................................................. 58
PHỤ LỤC 6 - PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO GIÁO VIÊN............................................ 60
PHỤ LỤC 7 - PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO NHÂN VIÊN HƯỚNG DẪN................... 61
PHỤ LỤC 8 - QUY TRÌNH AN TOÀN KHI HUẤN LUYỆN THÚ................................................................... 62

DANH SÁCH CÁC KHÓA TẬP HUẤN

63

Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013



T Ừ VIẾT TẮT
BGCI

: Hội Bảo tồn Vườn thực vật quốc tế

CCVS

: Trung tâm sưu tập thực vật

EAZA

: Hội vườn thú và hồ cá châu Âu

EEP

: Chương trình chăn nuôi châu Âu

ISO

: Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế

IUCN

: Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế

IUDZG

: Hội các Giám đốc vườn thú quốc tế


Sở GTVT : Sở Giao thông vận tải
: Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

: Ủy ban nhân dân

WAZA

: Hội vườn thú và hồ cá thế giới

Từ viết tắt

TP.HCM

6

Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013


D ANH SÁCH THAM GIA KHÓA TẬP HUẤN
Chuyên gia Pháp: Ông Daniel Boulens, Giám đốc Ban Không gian xanh, thành phố Lyon
Chuyên gia Việt Nam: Ông Phan Việt Lâm, Giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn,
Ông Phạm Anh Dũng, Phó Giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Phiên dịch: Huỳnh Hồng Đức


Đỗ Văn Tâm
Lê Phước Bình
Nguyễn Thị Nhi
Nguyễn Đức Linh
Đinh Thị Như Hoa
Nguyễn Khắc Dũng
Trần Thị Kiều Oanh

Chi cục Lâm nghiệp
Nguyễn Sơn Thụy
Nguyễn Hoàng Long
Khu quản lý giao thông đô thị số 1
Nguyễn Quang Phúc
Khu quản lý giao thông đô thị số 2
Trần Công Khanh

Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Trịnh Khiêm
Hồ Thế Anh
Cao Quốc Trị
Lê Anh Huy
Lê Anh Tâm
Thân Văn Nê
Trần Ngọc Dũng
Đỗ Xuân Thắng
Huỳnh Chí Hảo
Nguyễn Bá Phú
Nguyễn Đình Cao
Nguyễn Thị Lan

Phạm Diệp Ngân
Phạm Thanh Hải
Hồ Thị Bích Đào
Nguyễn Văn Phú
Trương Ngọc Đăng
Bùi Thị Thu Thúy
Trần Thị Thúy Hằng
Trần Thị Mỹ Hạnh
Nguyễn Dương Linh
Trần Thị Bảo Phương
Huỳnh Lê Ngọc Diễm
Mai Khắc Trung Trực
Nguyễn Thị Thanh Hằng
Nguyễn Tuyết Quỳnh Đào
Nguyễn Phạm Minh Phương

Khu quản lý giao thông đô thị số 3
Nguyễn Văn Minh
Khu quản lý giao thông đô thị số 4
Phạm Cường Quyết

Danh sách tham gia khóa tập huấn

Sở Giao thông vận tải

Công viên văn hóa Đầm Sen
Phạm Tống Quốc Cường
Lê Minh Tánh
Nguyễn Xuân Thủy
Vườn thú Đại Nam

Nguyễn Tiến Thành
Nguyễn Văn Phương
Phạm Hoài Đức
Ngô văn Bắc
Công viên nước Củ Chi
Lê Xuân Thành
Đặng Văn Thắng
Nguyễn Văn Đuôi

7

PADDI
Fanny Quertamp
Nguyễn Hồng Vân
Mary Senkeomanivane
Lê Thị Huyền Trang
Huỳnh Hồng Đức

Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013


P HẦN 1 – THẢO CẦM VIÊN SÀI1 GÒN VÀ DỰ ÁN
CÔNG VIÊN SAFARI

Lịch sử các vườn thú


Chuồng cũi có tường rào bao quanh

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 3.000 vườn thú trong đó
những vườn thú lâu đời nhất được xây dựng vào giữa thế kỷ
XIX. Quá trình chuyển đổi từ nguyên tắc tổ chức sang nguyên
tắc hệ sinh thái đã tạo nên dấu ấn trong lịch sử phát triển các
vườn thú, biểu hiện rõ nhất chính là sự thay đổi phương thức
trưng bày thú.
Tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, đến nay chúng ta vẫn còn thấy
những chuồng thú làm theo kiểu chuồng cũi có tường rào
bao quanh. Đây là mô hình vườn thú đặc trưng của thế kỷ
XIX, sau đó chuyển sang mô hình “nhà dành cho động vật”
để đáp ứng tiêu chí “tôn trọng” môi trường sống tự nhiên của
động vật. Tuy nhiên, mô hình này vẫn theo nguyên tắc thú
được nuôi trong chuồng. Năm 1907, Carlo Hagenbeck đã
sáng tạo ra khái niệm không gian mở (“chuồng mở”) và áp
dụng cho vườn thú Hamburg. Tiếp đó, mô hình mới safari
thực sự đột phá, theo đó, con người khi đi tham quan thú
được đặt ở trong những “chiếc lồng di động”, còn thú được
thả tự do bên ngoài.

Nguồn: Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình ảnh chuồng thú ngày xưa tại vườn thú

Phần 1

Nhà động vật

Nguồn: Thảo Cầm Viên Sài Gòn


8

Nguồn: Thảo Cầm Viên Sài Gòn

1
Bài trình bày của Ông Phan Việt Lâm, Giám đốc Thảo Cầm Viên
Sài Gòn

Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013


Safari: đảo ngược vị trí giữa khách tham quan và
động vật

Tiếp theo sự thay đổi về cách trưng bày động vật là cách thiết
kế không gian dành cho nhiều loài cùng sống chung, mô hình
vườn thú đêm ra đời và cho phép du khách khám phá những
đặc tính khác của động vật vào ban đêm.
Do đó, khái niệm vườn thú là khái niệm rất rộng.
Tuy nhiên, nhìn chung các vườn thú đều có các nhiệm
vụ chính sau:
1. Trưng bày động vật,
2. Đáp ứng nhu cầu giải trí của du khách,
3. Giáo dục về việc tôn trọng động vật và môi trường thiên
nhiên,

4. Nhân giống và bảo tồn động vật.

Nguồn: Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Thiết kế theo hướng “không gian mở” của
Carlo Hagenbeck

I. GIỚI THIỆU THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN
Thảo Cầm Viên Sài Gòn do người Pháp xây vào năm 18642.
Diện tích lúc đầu là 12 ha, sau đó Thảo Cầm Viên được mở
rộng ra 20 ha. Diện tích hiện tại là 17 ha.
Số lượng các loài thực vật cũng có nhiều thay đổi:
••Năm 1877: 902 loài
••Năm 1919: 1500 loài
••Năm 1975: khoảng 700 loài
••Hiện nay: 883 loài
Số loài động vật: 124, số lượng: hơn 980 con.
Nơi đây đã trở thành không gian xanh quan trọng của thành
phố vì có bộ sưu tập phong phú các loài động vật hoang dã
và thực vật quý hiếm và thu hút đông đảo người dân đến
tham quan.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy có sự chuyên môn hoá
vườn thú thông qua việc lập ra công viên thủy cung, vườn
bướm, vườn thú chỉ dành cho một vài loài thú (ví dụ vườn thú
chỉ dành cho hổ và sư tử ở Johannesburg).
Mô hình “biological park”: nhiều loài động vật có thể sống
chung với nhau trong một không gian cân bằng về sinh học.
Vườn thú cũng có thể nằm trong một công viên quốc gia, ví
dụ trường hợp ở Thái Lan.


2

Thời điểm người Pháp mới vào Sài Gòn được hai năm. Đây là công
trình đầu tiên mà họ xây dựng, thậm chí trước cả Nhà thờ Đức Bà.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn có trước Vườn thú Hà Nội.

Một số ưu điểm của Thảo Cầm Viên Sài Gòn:
••Có mối quan hệ tốt với các vườn thú trong khu vực phía
Nam,
••Khoảng cách giữa các vườn thú vừa đủ gần nhau để
tạo thuận lợi cho việc trao đổi và hợp tác, nhưng cũng vừa
đủ xa nhau để tránh sự cạnh tranh giữa các vườn thú,
••Các bộ sưu tập động thực vật phong phú,
••Hiệp hội các vườn thú Đông Nam Á (thành lập cách đây
10 năm) là mạng lưới rất tốt để hỗ trợ phát triển các hoạt
động của Thảo Cầm Viên Sài Gòn,
••Từ đầu năm 2013, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã gia nhập
Hội vườn thú và hồ cá thế giới (WAZA). Do đó, Thảo
Cầm Viên Sài Gòn đang là đơn vị dẫn đầu trong mạng
lưới vườn thú của cả nước.

Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013

Phần 1


Nguồn: Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Trong vòng ba năm gần đây, số lượng khách đến thăm Thảo
Cầm Viên tăng thêm 200.000 người mỗi năm. Điều này cho
thấy người dân rất quan tâm đến Thảo Cầm Viên và có nhu
cầu sử dụng không gian xanh trong cuộc sống.

9


Một số khó khăn của Thảo Cầm Viên Sài Gòn:
••Về quy hoạch:
‐‐Quy hoạch xây dựng chưa hoàn toàn phù hợp: áp
dụng các nguyên tắc quy hoạch xây dựng đô thị (bó
vỉa bằng bê tông…) đối với quy hoạch không gian
Thảo Cầm Viên, trong khi đó, trên thực tế lẽ ra một
Thảo Cầm Viên cần thiên về cảnh quan nhiều hơn.
Hiện nay, UBND Thành phố đã có chủ trương lập lại
quy hoạch chi tiết Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
‐‐Hệ thống thoát nước thải cũng cần phải cải thiện để
đáp ứng tiêu chuẩn.
‐‐Cần cải tạo thiết kế và sửa chữa hệ thống nhà vệ
sinh.

••Về thiết kế cảnh quan và lưu ý đến nhu cầu của động
vật: những loại cây nào độc hại cho những loại động vật
nào3? Những loại cây nào có sức chống chịu tốt nhất
và phù hợp với những loại động vật nào? Cần nghiên
cứu sâu thêm những vấn đề này và phổ biến rộng rãi.
••Về quản lý, bảo dưỡng, trang thiết bị:

‐‐Chăm sóc, bảo dưỡng cây xanh, đặc biệt là những
cây có giá trị di sản, chú ý đến nguy cơ gãy cành,
nhánh cây,
‐‐Trang thiết bị phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh
cho động vật còn hạn chế. Ví dụ: máy huyết học,
máy siêu âm cầm tay...
••Về đào tạo cho nhân viên: cần đẩy mạnh hơn nữa. Ví
dụ hiện tại Thảo Cầm Viên đã có chương trình đào tạo
cho đội công nhân chăm sóc động thực vật.
••Về thông tin và chương trình giáo dục: cần đẩy mạnh
hơn nữa.
••Về quy định: cần làm rõ và hệ thống hóa các quy trình
kỹ thuật trong các hoạt động của Thảo Cầm Viên.
Ban lãnh đạo Thảo Cầm Viên đưa ra một số định hướng
cải thiện như sau:
••Lập danh sách chính thức các vườn thú tại Việt Nam:
Hiện nay đã có một danh sách các vườn thú lớn tại Việt
Nam, tuy nhiên đây không phải danh sách đầy đủ.
••Tổ chức đào tạo cho toàn thể cán bộ công nhân viên của
các vườn thú tại Việt Nam để đồng bộ kiến thức và
chuyên môn vì hiện nay, nền tảng kiến thức ở mỗi vườn
thú còn khá chênh lệch.
••Xây dựng chương trình phối hợp để nhân giống nhằm
bảo tồn những loài quý hiếm của Việt Nam.

Phần 1

••Triển khai các hoạt động bảo tồn động vật trong môi
trường tự nhiên (bảo tồn nguyên vị).
••Thành lập Hiệp hội vườn thú Việt Nam: hiện nay đã có

một biên bản ghi nhớ giữa các giám đốc của các vườn
thú phía Nam. Tuy nhiên, việc lập một hội chính thức sẽ
giúp hợp tác sâu hơn, từ đó thống nhất được các điều
lệ, nội quy và quy trình.

10

Những lợi ích từ việc thành lập Hiệp hội vườn thú Việt
Nam:
••Đẩy mạnh hợp tác,
••Đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm,

3
Tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, một con hươu đã bị ngộ độc sau khi
ăn phải cây Trúc đào.

Nguồn: Trần Thị Kiều Oanh
Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013


Hội cũng giúp triển khai các hoạt động như tổ chức hội thảo,
chương trình nhân giống, xuất bản, trao đổi thông tin…
Mô hình hoạt động của Hiệp hội vườn thú Việt Nam
Hiệp hội sẽ lập ra những quy định hoạt động chung, ví dụ
như:
••Môi trường sống,

••Thức ăn,
••Khu vực cho phép khách tham quan,
••An toàn cho thú, công nhân chăm sóc và khách tham
quan,
••Các phương thức trao đổi động vật,
••Kiểm soát dịch bệnh,
Các vườn thú thành viên cũng sẽ tham gia vào chương trình
nhân giống của Hiệp hội bởi vai trò chính của vườn thú là
tạo ra đa dạng sinh học, đặc biệt là đối với các loại động vật
đang bị đe doạ. Do đó, cần triển khai chương trình hợp tác
giữa các vườn thú để nhân giống những loài động vật quý
hiếm nhằm cải tạo không gian tự nhiên. Hoạt động này vẫn
chưa được cộng đồng nhận thức rõ ràng nên cần phổ biến
rộng rãi hơn nữa.
Trao đổi và nhận xét
Học viên: Tại vườn thú Củ Chi, chúng tôi có một con ngựa
vằn bị giảm cân liên tục mặc dù chế độ dinh dưỡng rất tốt.
Ông Phạn Việt Lâm: Các bạn cần phải làm các phân tích thú
y, đặc biệt chú ý kiểm tra phân tìm ký sinh trùng và kiểm tra
xem thú có đang mang thai không.
Học viên: Ông nghĩ sao về việc lắp kính tại các chuồng thú
thay cho các chấn song sắt truyền thống? Điều này sẽ ảnh
hưởng như thế nào đối với hành vi của thú?
Ông Phan Việt Lâm: Quy hoạch chuồng mở là xu hướng phổ
biến đối với các vườn thú. Mặc dù phương pháp lắp kính đã
có từ 50 năm nay, nhưng vẫn không thực sự được áp dụng
rộng rãi. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng những tấm kính
thường có tác dụng tạo cảm giác gần gũi với động vật. Chúng
tôi không lắp kính hàng loạt, mà chỉ lắp kính ở những nơi hẹp,
không đủ diện tích để đào hào. Ví dụ đối với hổ, nếu đào hào

thì cần hào rộng 7 m, nhưng nếu lắp kính thì chỉ cần kính ba
lớp dầy 4,5 cm là đủ.
Tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, trong 3 năm sử dụng kính,
chúng tôi không phát hiện được thay đổi hành vi nào của hổ.
Kính cũng làm tăng độ an toàn, 10 năm trước tại vườn thú của
chúng tôi, có khách đã lọt vào khu vực của hổ hoặc của đười

ươi. Từ sau khi sử dụng kính, việc tương tự không còn xảy ra
nữa. Lợi thế khác là kính có khả năng cản mùi và hạn chế gây
hại cho người xem ví dụ dã nhân có thể thò tay ra ngoài ném
chất dơ vào du khách.
Học viên: Các khó khăn chính trong dự án cải tạo Thảo Cầm
Viên? Các định hướng chính của quy hoạch 1/500 mà Thảo
Cầm Viên đang lập là gì?
Ông Phan Việt Lâm: Chúng tôi đang gặp khó khăn ở 3 lĩnh
vực chính: tài chính, nhân lực và trang thiết bị.
Hiện nay, chúng tôi không có hồ sơ lưu trữ bản thiết kế gốc
của Thảo Cầm Viên Sài Gòn, ngoài một số bản đồ năm 1935.
Do đó, rất khó để biết được các hệ thống đã được bố trí, xây
dựng như thế nào. Chỉ biết vào lúc mới hình thành, vườn thực
vật có gần 1.500 loài. Hiện nay, còn khoảng trên 880 loài.
Đồ án quy hoạch 1/500 sẽ có các mục tiêu sau:
••Định hướng xây dựng Thảo Cầm Viên thành vườn thực
vật.
••Trưng bày các bộ sưu tập động vật dễ nuôi và cần ít
không gian. Các loài động vật cần nhiều không gian sẽ
được chuyển về Safari.
Tuy nhiên, nhiều điểm đã được cải thiện mà không cần chờ
quy hoạch lại. Năm nay, chúng tôi đang hướng đến các
tiêu chuẩn quản lý ISO. Do đó, chúng tôi cần các tài liệu

về quy trình, nguồn nhân lực cần thiết, các tiêu chuẩn kỹ
thuật. Chúng tôi đã có quy trình trao đổi động vật, nhưng
chưa có đầy đủ quy chuẩn xây dựng chuồng động vật, ví dụ
độ nghiêng của nền chuồng. Ở Việt Nam, Thảo Cầm Viên
Sài Gòn có thể thực hiện thí điểm các quy chuẩn này, sau đó
nhân rộng ra cho các vườn thú khác.
Học viên: Các cá thể động vật không đáp ứng được các yêu
cầu về quản lý thì được xử lý như thế nào? Các tiêu chuẩn đối
với động vật được đưa ra trưng bày?
Ông Phan Việt Lâm: Động vật được nuôi ở Thảo Cầm Viên
Sài Gòn là tài sản công. Mỗi cá thể động vật có 1 mã số và
1 phiếu lý lịch. Từ 7 - 8 năm nay, chúng tôi đã có phần mềm
quản lý động vật. Động vật chết đều được mổ khám để xác
định nguyên nhân. Một số động vật sau khi chết có thể được
giữ lại làm tiêu bản trưng bày phục vụ công tác giáo dục trong
vườn thú.
Một số tiêu chí trưng bày thú:
••Động vật trưng bày phải còn nguyên vẹn, không thiếu
bộ phận nào, trừ trường hợp đặc biệt. Ví dụ, ở vườn thú
Singapore, người ta có trưng bày một con hổ có 3 chân
trong đó có ghi rõ là chân thứ 4 đã bị mất do sập bẫy.
••Động vật phải có sức khỏe tốt. Động vật quá già sẽ được
đưa vào các chuồng dành riêng vì không còn phù hợp
để trưng bày. Hiện nay, chúng tôi chưa có giải pháp đối
với các cá thể động vật già, yếu. Cho an tử? Nếu bán,
thì bán cho ai?
Học viên: Làm thế nào để quản lý số lượng cá thể động vật
dôi dư?

Region


Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013

Phần 1

••Phát triển các chương trình giáo dục, bảo vệ và nghiên
cứu khoa học,
••Phát triển du lịch bằng việc tạo ra tour tham quan các
vườn thú thành viên của Hiệp hội… Để thực hiện điều
này, mỗi vườn thú cần được chuyên môn hóa về một số
loài hoặc có những đặc thù riêng,
••Phát triển các chương trình bảo tồn nguyên vị (In-situ).

11


Ông Phan Việt Lâm: Biện pháp triệt sản được áp dụng ở một
số vườn thú. Ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn, chúng tôi không hạn
chế động vật sinh sản vì cần tạo nguồn động vật dự trữ cho
Safari.
Học viên: Hoạt động thương mại trong vườn thú có thể gây
tác động tiêu cực đối với động vật. Thảo Cầm Viên Sài Gòn
quản lý hoạt động này như thế nào để hạn chế tác động đối
với động vật?
Ông Phan Việt Lâm: Các hoạt động thương mại là cần thiết
để tăng nguồn thu cho vườn thú. Ở Singapore, người ta tổ
chức các buổi trình diễn, nhà hàng và thậm chí ăn sáng cùng
với động vật cho du khách. Tuy nhiên, tránh một số hoạt động

quá ồn ào. Thảo Cầm Viên Sài Gòn có quy định về mức tiếng
ồn (cường độ, thời gian, khoảng cách so với động vật...) và
các đối tác phải tuân thủ.
Vị trí tổ chức các hoạt động này cũng là một yếu tố quyết định
để hạn chế tiếng ồn.
Quy chuẩn ở châu Âu khác với ở châu Á: một số hoạt động
như ca nhạc, thương mại bị cấm ở các vườn thú châu Âu. Tuy
nhiên, ở châu Á thì có thể cho phép, ví dụ ở Thảo Cầm Viên
Sài Gòn có các sân khấu ca nhạc.
Học viên: Trong trường hợp mất cân đối về động vật (nhiều
cá thể già, mất cân đối giữa con đực với con cái), vườn thú có
nhập thêm thú không? Bằng cách nào?
Ông Phan Việt Lâm: Việc mua thú ngày càng khó khăn vì
không có chứng từ truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, cũng có
nhiều giải pháp:
••Mua động vật từ các vườn thú ở nước ngoài với đầy đủ
hồ sơ.
••Lực lượng kiểm lâm bàn giao động vật bắt được. Tuy
nhiên, nếu động vật đó không phù hợp với nhu cầu của
Thảo Cầm Viên Sài Gòn, thì chúng sẽ được thả trở lại
tự nhiên. Không có rủi ro lớn khi vận chuyển.
••Trao đổi động vật giữa các vườn thú.

II. DỰ ÁN SAFARI
Khu vực dự án nằm tại hai xã An Nhơn Tây và xã Phú Mỹ
Hưng thuộc huyện Củ Chi, cách trung tâm TP.HCM khoảng
50km về phía Bắc. Hiện nay, đã thu hồi được 96% diện tích
đất.
Việt Nam chưa có quy chuẩn về thiết kế và quy hoạch Safari
và cũng không có đơn vị tư vấn chuyên nghiệp cho lĩnh vực

này. Do đó, chúng tối đã tổ chức một cuộc thi quốc tế ý tưởng
thiết kế Safari. Một đơn vị tư vấn Singapore, nổi tiếng trên thế
giới, đã giành giải nhất cuộc thi này. Dưới đây, chúng tôi xin
giới thiệu đề xuất dự án Safari của đơn vị tư vấn này.
Hiện nay, dự án đang ở giai đoạn lập quy hoạch 1/2000;
TP.HCM đang thương lượng với đơn vị tư vấn để xác định
giá trị hợp đồng tư vấn lập quy hoạch. Tổng vốn đầu tư, xây
dựng Safari này vào khoảng 500 triệu USD. Do đó, dự án
phải được Chính phủ phê duyệt. Vì vốn đầu tư rất lớn, nên
TP.HCM đang kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài. Một số
nhà đầu tư nước ngoài đã quan tâm và tìm hiểu cơ hội để có
thể đầu tư một số hạng mục trong dự án.
Dự án cũng dự kiến sẽ tập trung vào những loại động vật tiêu
biểu của Việt Nam và đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Diện tích của dự án vào khoảng 456 ha và được chia
thành 9 khu vực:
5. Khu trung tâm
6. Khu Safari ban ngày
7. Khu Safari ban đêm
8. Khu không gian mở
9. Khu vườn thực vật
10.Khu công viên chuyên đề
11.Khách sạn
12.Trung tâm hội nghị và bảo tàng
13.Trung tâm sinh sản dành cho động vật

Phần 1

Phương án chọn


Nguồn: Thảo Cầm Viên Sài Gòn

12

Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013


Khu trung tâm có diện tích 38 ha, bao gồm vườn cây bao
báp, khỉ, chim, dòng kênh để du khách có thể đi lại bằng
thuyền như ở đồng bằng sông Cửu Long với nhiều hệ sinh
thái, một nhà hàng và trung tâm biểu diễn động vật.
Khu safari ban ngày có diện tích 81 ha. Có nhiều hoạt động
trong đó có cưỡi voi. Nhiều hệ sinh thái sẽ được thiết lập ở
đây: thảo nguyên Ấn Độ, Úc, đồng cỏ và rừng châu Phi.
Khu safari ban đêm có diện tích 76 ha4. Khu vực này có
nhà hàng, phục vụ ăn tối kết hợp với xem biểu diễn thú, chợ
nổi đặc trưng của đồng bằng Sông Cửu Long, biểu diễn múa
rối nước.
Khu “không gian mở” có diện tích 40,5 ha, bao gồm các
khu vực dành cho biểu diễn, khu trưng bày tiêu bản động vật,
phòng trưng bày sự tiến hóa của các loài động vật, làng dân
tộc thiểu số và nhiều hệ sinh thái cấp vùng được tái tạo lại và
có nhiều động vật tiêu biểu.
Vườn thực vật sẽ giới thiệu khu rừng ngập mặn, hệ sinh thái
điển hình của đồng bằng Sông Cửu Long, vườn ôn đới, vườn
lan, vườn thảo dược. Khu vực này cũng có diện tích dành để

trồng chè, cà phê và khu vực chế biến và thử các sản phẩm
từ chè, cà phê. Khu vực này cũng có các trung tâm biểu diễn.
Khu công viên chuyên đề có diện tích 67 ha. Nơi đây có
sân chơi cho trẻ em, nhà trên cây, công viên nước và phòng
chiếu phim 3D.
Bảo tàng và trung tâm hội nghị nằm ở hai khu vực khác
nhau với tổng diện tích là 7 ha.
Trung tâm sản xuất và vườn ươm có diện tích 72 ha.
Phân kỳ thực hiện dự kiến theo 3 giai đoạn:
1. Xây dựng kết cấu hạ tầng và các tòa nhà hành chính
cần thiết cho Safari ban ngày và vườn ươm: 5 năm
(125 triệu USD).
2. Xây dựng không gian mở, safari ban đêm và nhà hàng:
10 năm (324 triệu USD).
3. Xây dựng trung tâm hội nghị, bảo tàng thiên nhiên, khu
nhân giống và vườn ươm: 5 năm (50 triệu USD).

Trao đổi và nhận xét
Ông Daniel Boulens: Dự án của đơn vị tư vấn thiếu đồng bộ
và chưa có chiến lược rõ ràng. Có vẻ như các đề xuất đưa
ra chỉ nhằm mục đích lắp đầy không gian, chứ không đưa ra
chiến lược thực hiện. Ở giai đoạn này, nên đào sâu, nghiên
cứu thêm một số khía cạnh nữa trước khi tiến hành lập quy
hoạch 1/2000. Cần phân tích kỹ tính kinh tế của dự án này.
Việc lựa chọn xây dựng các hệ sinh thái cũng cần được cân
nhắc kỹ vì du khách sẽ đến thẳng đồng bằng Sông Cửu Long
hoặc các làng ở phía Bắc để xem không gian, hệ sinh thái
thật. Đối với du khách châu Âu, nếu đã đi 10.000 km để đến
Việt Nam, thì họ sẽ đi đến các vùng, miền của Việt Nam để
xem phong cảnh và hệ sinh thái thật. Đối với hệ sinh thái

châu Phi và châu Mỹ: du khách nước ngoài chỉ mong muốn
xem hệ động, thực vật của địa phương. Theo logic này, ta
thấy đề xuất của đơn vị tư vấn hướng đến đối tượng du khách
là khách trong nước và do đó giá vé vào cổng sẽ thấp.
Các dự án lớn như dự án Safari, dự án vườn thực vật 175 ha
cần phải nằm trong chiến lược tổng thể về phát triển không
gian xanh của Thành phố cho giai đoạn 5, 10 năm và 20
năm có tính đến sự phát triển của nhà ở và giao thông trong
tương lai. Cần kết hợp các dự án này với chiến lược phát triển
đô thị. Việc nghiên cứu dự án này cũng nên có sự tham gia
của Chính phủ, các trường đại học và các địa phương khác.
Dĩ nhiên, bước đầu tiên là phải đảm bảo có đất để thực hiện
dự án.
Ông Phan Việt Lâm: Chủ trương thực hiện dự án và khu đất
dành để xây dựng dự án đã được lãnh đạo Thành phố chấp
thuận. Một cuộc thi ý tưởng đã được tổ chức. Hiện nay, chúng
tôi đang đàm phán hợp đồng với đơn vị tư vấn đã đoạt giải
nhất trong cuộc thi này. Yếu tố nghiên cứu kinh tế cũng là một
trong những nội dung đàm phán.
Nếu dự án có nhiều giai đoạn, thì sẽ thực hiện Safari ban
ngày trước. Thảo Cầm Viên Sài Gòn phụ trách dự án này,
nhưng UBND Thành phố là cơ quan ra quyết định cuối cùng.
Dự án được thiết kế trên cơ sở có tính đến sự kết hợp giữa
Thảo Cầm Viên hiện nay và Safari trong tương lai.
Ông Daniel Boulens: Nhà đầu tư không quan tâm đến nội
dung của dự án, mà chỉ quan tâm đến tính kinh tế của nó.
Do đó, họ sẽ xem xét chi phí đầu tư, chi phí vận hành và sẽ
đặt ra 2 câu hỏi:
••Số lượt khách tham quan và giá vé.
••Đầu tư cho giao thông công cộng để kết nối Safari với

trung tâm Thành phố. Nhà nước có sẵn sàng đầu tư
khoản này không?
Hai câu hỏi này có liên quan mật thiết với nhau vì việc đón 10
triệu lượt khách tham quan với mức giá vé là 2,5 USD/người
khác với việc đón 2,5 triệu lượt khách với giá vé 10 USD/
người nếu xét về mặt quy mô đầu tư cho cơ sở hạ tầng.

4

Khu Safari đêm ở Singapor có diện tích 40ha.

Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013

Phần 1

Ý tưởng chính của dự án là tạo ra các “chuyến hành trình
trong môi trường hoang dã” bằng xe, hoặc đi bộ qua các hệ
sinh thái khác nhau.

13


Mức độ tham gia của nhà đầu tư vào dự án cũng sẽ có tác
động mạnh mẽ đến mục đích của các dịch vụ được cung cấp
trong dự án: nếu nhà đầu tư góp phần lớn vốn hoặc toàn bộ
vốn cho xây dựng Safari, thì Safari sẽ không thực hiện được

hết nhiệm vụ bảo tồn, giáo dục và nghiên cứu, mà sẽ hoàn
toàn chuyển thành một công viên giải trí.
Để tránh sự chuyển hướng của dự án, cần thực hiện một
nghiên cứu sâu về kinh tế và nhất là phải có tập tài liệu
nêu rõ các yêu cầu cụ thể của thành phố đối với các nhà
đầu tư tham gia vào dự án. Đây là những yếu tố rất cần
thiết để có thể đối chiếu với những điều kiện của các nhà
đầu tư.
Trong nhóm tư vấn, cần có các chuyên gia về kinh tế, xã
hội học để nghiên cứu về những thay đổi về kinh tế - xã hội,
ngoài các chuyên gia về vườn thú và vườn thực vật. Đơn vị tư
vấn phải tư vấn quy hoạch và thiết kế Safari phù hợp với các
tiêu chuẩn quốc tế.
Chắc chắn rằng những mong muốn của nhà đầu tư sẽ khác
với mong muốn của nhà nước. Nhà đầu tư muốn có nhiều
khách sạn, nhà hàng, hoạt động thương mại và ít chú ý đến
các tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững. Do đó, nhà
nước cần xác định thật rõ những yêu cầu, mong muốn của
mình đối với dự án.
Nhà nước cũng cần phải xác định các nguyên tắc hoạt
động của Safari và quy chế của nó (Safari nhà nước hay tư
nhân5?). Nhà đầu tư mong muốn giảm tối đa chi phí hoạt
động, kể cả lương, số lượng nhân viên và hướng đến các hoạt
động thương mại. Làm thế nào để xử lý việc này? Quan điểm
của nhà nước như thế nào về việc này? Đây là những câu hỏi
cần được đặt ra ngay từ đầu.

hạ tầng trước? Trong trường hợp đó, nên đầu tư công trình
nào trước?
Ông Daniel Boulens: Tôi sẽ trả lời các câu hỏi trên dưới góc

độ của nhà đầu tư và sau đó là dưới góc độ của nhà quản lý.
Là nhà đầu tư, tôi sẽ tìm địa điểm để đầu tư. Khi đó, tôi sẽ
xem xét trên toàn thế giới để lựa chọn địa điểm phù hợp. Khả
năng sinh lời của đồng vốn đầu tư là bao nhiêu? Khi bỏ ra
500 triệu USD để đầu tư, nhà đầu tư sẽ mong muốn thu hồi
vốn trong vòng tối đa là 7 năm. Do đó, phải thu hồi khoảng
7 - 8% mỗi năm. Nhưng hiện nay, ít có nhà đầu tư tư sẵn
sàng đầu tư số tiền lớn như vậy. Nhà đầu tư sẽ cân nhắc rất
kỹ các rủi ro:
••Sự ổn định chính trị, kinh tế và xã hội (đình công, khả
năng làm việc...)
••Khả năng của Thành phố trong việc đầu tư cho cơ sở
hạ tầng giao thông để kết nối dự án với khu trung tâm:
có dự án tuyến giao thông công cộng nào cho phép
kết nối công viên Safari này với khu trung tâm trong
vòng 45 phút không? Cam kết đầu tư của nhà nước là
một yếu tố thể hiện sự ủng hộ về chính trị đối với dự
án và góp phần làm giảm rủi ro. Đầu tư một tuyến xe
điện (tramway) cũng vào khoảng 500 triệu USD, tương
đương với tổng vốn đầu tư cho dự án Safari.
‐‐Nhà đầu tư cũng sẽ xem xét mật độ dân số trong khu
vực xung quanh công viên Safari.
‐‐UBND Thành phố có sẵn sàng đầu tư cho cơ sở hạ
tầng không? Việc nhà nước cam kết đầu tư cho cơ
sở hạ tầng là quan trọng vì nhà đầu tư tư nhân sẽ
không đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông.

Phần 1

Học viên: Trước tình hình suy giảm kinh tế như hiện nay, khu

vực nào trong dự án này nên được ưu tiên thực hiện trước?
Trong số 9 khu vực của dự án, khu vực nào nêu ưu tiên kêu
gọi nhà đầu tư?
Ông Phan Việt Lâm: Sẽ kêu gọi nhà đầu tư cho toàn bộ dự
án. Nhưng để hấp dẫn nhà đầu tư, thì các hoạt động thương
mại, nhà hàng, khách sạn, sân tennis... sẽ được đưa vào dự
án.

14

••Sự thay đổi trong sức mua của người dân? Có chắc
chắn về số lượt khách tham quan không? Cần có câu
trả lời cho câu hỏi này để nhà đầu tư có thể xác định giá
vé. Giá vé tối thiểu nên vào khoảng từ 12 đến 15 USD6.
Hiện nay, không có gì có thể giúp khẳng định rằng du
khách trong nước có khả năng chấp nhận mức giá vé
này. Không nên chỉ trông đợi vào khách du lịch nước
ngoài. Do đó, cần phân tích nhiều phương án: phương
án giá vé thấp và số lượt khách tham quan cao; phương
án giá vé cao và số lượt khách tham quan thấp. Trong
đề xuất dự án hiện nay của đơn vị tư vấn, chưa có phân
tích kinh tế.

Học viên: Trong tương lai, Thảo Cầm Viên Sài Gòn sẽ trở
thành vườn thực vật. Trong dự án Safari cũng có vườn thực
vật, liệu có sự trùng lắp không, mặc dù cả hai tương đối xa
nhau. Vườn thực vật trong công viên Safari sẽ có những
nhiệm vụ gì? Các định hướng phát triển? Hai vườn thực vật
này có tính bổ sung cho nhau như thế nào? Vườn thực vật ở
Củ Chi nằm ở cao trình +80m với khí hậu khô hơn so với Thảo

Cầm Viên Sài Gòn. Do đó, các sinh cảnh rừng ngập mặn và
đồng bằng nếu thực hiện sẽ rất tốn kém.
Học viên: Để xây dựng các tuyến giao thông công cộng phục
vụ cho công viên safari, cần mở rộng các tuyến đường hiện
hữu. Khi đó, ai sẽ đầu tư việc này?
Ông Nguyễn Khắc Dũng, Trưởng phòng Quản lý Công
viên Cây xanh: Nên bắt đầu đầu tư từ đâu? Ai đầu tư? Phân
kỳ hành động như thế nào? Thành phố sẽ kêu gọi đầu tư sau
khi có quy hoạch 1/2000 hay Thành phố sẽ phải đầu tư cơ sở

••Chi phí hoạt động hàng năm? Đây là dữ liệu cần thiết
để xác định lợi nhuận tiềm năng của dự án.

5

Ví dụ, đa số các vườn thú lớn trên thế giới đều không mở cửa quanh
năm. Do đó, cần có cách tính toán kinh tế khác.
6
Ví dụ giá vé của một số vườn thú tư nhân nổi tiếng ở các nước có
thu nhập bình quân đầu người cao: Vườn thú San Diego (giá vé: 25
USD), Vườn thú Paris (20 euro), Vườn thú New York (20 USD), giá
vé vào cổng như vậy là khá cao. Ngược lại, vườn thú ở Lyon là miễn
phí. Xem trang 32.

Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013



Ở giai đoạn này, ta chưa đề cập đến nội dung của dự án, mà
chỉ xem xét tiềm năng lợi nhuận của dự án dựa trên dự báo
số lượt khách tham quan và khả năng tiếp cận địa điểm dự
án.
Điều quan trọng là phải bắt đầu thực hiện nghiên cứu thị
trường. Đây là nghiên cứu đầu tiên mà đơn vị tư vấn cần thực
hiện. Sau đó, cần có đơn vị khác phản biện nghiên cứu này.
Quy mô của dự án sẽ được xác định tùy theo số lượt khách
tham quan ước tính.
Nhưng trong mọi trường hợp, khi thương lượng với nhà đầu
tư, cần nhớ rằng nhà đầu tư không quan tâm đến yếu tố tự
nhiên của công viên, mà chỉ quan tâm đến khía cạnh kinh tế.
Do đó, điều này sẽ có thể kéo dự án trở thành dự án công
viên chuyên đề hoặc công viên giải trí hơn là dự án vườn thú
và vườn thực vật. Vì vậy, dù sao cũng phải có đầu tư công
trong dự án này. Nhà đầu tư tư nhân sẽ tập trung vào các
hoạt động thương mại (nhà hàng, khách sạn, tàu du lịch...).
Do đó, các nhiệm vụ cơ bản của vườn thực vật và vườn thú
sẽ bị nhà đầu tư lãng quên. Nếu tìm được nhà đầu tư cho dự
án, cần đặt ra những câu hỏi về cách thức và quy chế hoạt
động của Safari (nhà nước hay tư nhân).

Phần 1

Học viên: Cần phải tận dụng lợi thế về vị trí địa lý của TP.HCM
để có chương trình phù hợp. Vị trí tốt nhất để bố trí các công
viên?
Ông Phan Việt Lâm: 400 ha đất ở Củ Chi đã được thu hồi,
mặc dù chưa có quy hoạch và chưa có nhà đầu tư. Ở phía

Nam, có khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ và rừng ngập mặn.
Điều quan trọng là phải có sự kết hợp giữa Thảo Cầm Viên
Sài Gòn và khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

15

Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013


PHẦN 2 – VỊ TRÍ CỦA VƯỜN THÚ VÀ VƯỜN THỰC
VẬT TRONG CHÍNH SÁCH KHÔNG
GIAN XANH CỦA THÀNH PHỐ LYON

Có nhiều điểm tương đồng trong các vấn đề mà vườn thú ở
Lyon và Thảo Cầm Viên Sài Gòn đang gặp phải. Nó liên quan
đến các nhiệm vụ chung mà vườn thú hiện đại cần thực hiện.
Bài trình bày kinh nghiệm của vườn thú và vườn thực vật
Lyon được đặt trong bối cảnh chung về chiến lược không gian
xanh của thành phố Lyon.

Trích bài viết của Ông Gilles Buna, Phó Thị trưởng
Thành phố Lyon, đặc trách quy hoạch và chất lượng đô
thị trong tài liệu dành cho báo chí “Lyon xây dựng môi
trường sống”7

“Sự phát triển của một thành phố cần đồng hành với

chính sách tạo cho người dân môi trường sống xanh,
sạch và nhân văn. Chính sách này được cụ thể hóa
bằng việc quy hoạch lãnh thổ, bảo vệ và phát huy giá trị
của không gian xanh ở thành phố Lyon.

I. CHÍNH SÁCH KHÔNG GIAN XANH CỦA
LYON

Trên địa bàn Cộng đồng đô thị Lyon, diện tích không
xây dựng (công viên, hành lang xanh, đất tự nhiên và
đất nông nghiệp...) chiếm 50% tổng diện tích. Chúng tôi
đã quyết định bảo vệ các diện tích này thông qua các tài
liệu quy hoạch (Quy hoạch chung, Quy hoạch chi tiết),
xác định các mối liên hệ và tạo thuận lợi cho sự phát
triển của mảng xanh và mặt nước.

1. Mối liên hệ chặt chẽ giữa quy hoạch đô thị và không
gian xanh
Ở Lyon, chính sách không gian xanh có sự liên hệ chặt chẽ
với chính sách quy hoạch đô thị và do một Phó Thị trưởng
đặc trách về quy hoạch và chất lượng đô thị chịu trách nhiệm.
Ông là lãnh đạo chính trị đứng thứ 3 trong Hội đồng thành
phố Lyon. Thành phố đưa ra chiến lược phát triển đô thị
trong đó có sự gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch xây dựng với
không gian xanh nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của
người dân. Vị Phó Thị trưởng đặc trách quy hoạch đô thị đóng
vai trò quan trọng chiến lược vì ông vừa là người cấp giấy
phép xây dựng và vừa là người bảo vệ thiên nhiên.

Mảng xanh sẽ giúp chống lại biến đổi khí hậu và ô

nhiễm. Đồng thời bảo tồn các loài động thực vật và nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân”.

Phần 2

Để thực hiện chính sách này, đòi hỏi phải tăng mật
độ ở các khu vực đã đô thị hóa bằng cách áp dụng
các giải pháp kết hợp giữa thiết kế đô thị và kiến
trúc để tăng mật độ mà không phải đô thị hóa các
khu vực khác.

16

2

Tài liệu này được cung cấp cho báo chí để giới thiệu kết quả hoạt
động của Ban Không gian xanh.

Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013


Tường được phủ xanh ở Perrache

2. Mạng lưới không gian xanh ở đô thị: thách thức về
đa dạng sinh học và chất lượng cuộc sống
Thành phố Lyon có:

••410 ha công viên, mảng xanh, tức 15m2/người dân,
••270 công viên và vườn,
••200 sân chơi cho trẻ em,
••55.000 cây xanh đường phố.
Công viên lớn nhất ở Lyon là công viên Tête d’Or có diện tích
100 ha trong đó có vườn thú và vườn thực vật. Các mảng
xanh nhỏ nhất có chiều dài 1m và chiều rộng 3cm: những
mảng xanh này rất quan trọng trong các khu phố không có
công viên vì chúng là nơi cư ngụ của các loài động, thực vật.
Thách thức hiện nay là tiếp tục phát triển mảng xanh, công
viên ở đô thị để tăng cường sự hiện diện của cây xanh theo
logic mạng lưới. Phát triển mảng xanh trên mái nhà, dọc
tường để hấp thụ CO2, nước mưa và giảm nhiệt cho đô thị.

Nguồn: Thành phố Lyon

3. Bảo dưỡng bền vững không gian xanh

Mái nhà được phủ xanh

Thách thức hiện nay là phải thiết kế mảng xanh, công
viên dễ bảo dưỡng, tiêu thụ càng ít nước càng tốt. Đây
chính là nguyên tắc làm việc thuận với tự nhiên, chứ
không phải chống lại tự nhiên.
Biện pháp bảo dưỡng rẻ nhất là bảo dưỡng thuận với tự nhiên,
ít cắt, tỉa. Nguyên tắc: “làm được nhiều việc nhất, nhưng với
chi phí thấp nhất có thể”. Ví dụ, cách đây 10 năm, chúng tôi
cắt cỏ ở công viên Tête d’Or 25 lần/năm. Hiện nay, chỉ cần
10 lần/năm là đủ.


Nguồn: Thành phố Lyon*

Bảo dưỡng bền vững mảng xanh cũng được thực hiện
bằng cách sử dụng vật liệu ít gây ô nhiễm.
Ví dụ, tránh sử dụng thuốc diệt cỏ mà thay vào đó là dùng kỹ
thuật ủ rơm dưới gốc cây để giữ độ ẩm cho đất và không cho
cỏ dại mọc. Thành phố Lyon đi tiên phong trong lĩnh vực này.
Lyon là thành phố đầu tiên của Pháp đạt được chứng nhận
ISO 140018 (quản lý thân thiện với môi trường). Cần thay đổi
cách làm hiện nay tại các cơ quan chuyên môn và phổ biến
các cách làm mới cho các trung tâm đào tạo, doanh nghiệp
tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp làm việc theo đơn đặt
hàng của Thành phố.

* : Tác giả của các bức ảnh “Thành phố Lyon”: Murielle Chaulet, David Gomis, Daniel Boulens và nhiều nhân viên khác của Ban Không
gian xanh thành phố Lyon.

8

Xem phần III - Kinh nghiệm của vườn thú Lyon; II - Kinh nghiệm của
Lyon đối với các vấn đề đang gặp phải ở TP.HCM; 6. Đưa các tiêu
chuẩn quốc tế vào quản lý vườn thú, trang 56.

Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013

Phần 2


Chúng tôi ưu tiên để cây phát triển theo hình dáng tự nhiên
thay vì phải dùng kỹ thuật cắt, uốn nhằm tạo hình (hình khối,
hình kim tự tháp, bonsai); đôi khi có thể để cây cỏ phát triển
tự nhiên ở vài nơi. Điều này không có nghĩa là bỏ hẳn các kỹ
thuật cắt, tỉa, tạo hình cho cây vốn là một kỹ năng chuyên
môn cần giữ gìn, nhưng không nên áp dụng kỹ thuật này vào
mọi nơi mà không có sự phân biệt.

17


Thông qua việc thay đổi cách làm, thành phố Lyon mong
muốn đưa thiên nhiên trở lại với đô thị và trở thành nơi
phát triển đa dạng sinh học. Từ khi Lyon không sử dụng
các sản phẩm hóa học đối với không gian xanh (năm 2005),
các loài động vật đã quay trở lại công viên và vườn.
4. Quản lý không gian xanh theo cấp độ
Việc quản lý không gian xanh theo cấp độ là cách tiếp cận
hiệu quả để giảm chi phí bảo dưỡng. Nguyên tắc: phân loại
không gian xanh và xác định mức độ bảo dưỡng đối với từng
loại không gian theo các tiêu chí chất lượng và chi phí hàng
năm cho mỗi m².
Ở Lyon, có 4 cấp độ bảo dưỡng: “cao cấp”, “chăm sóc +”,
“chăm sóc -”, và “tự nhiên”
••Cấp độ 1: cao cấp; chi phí bảo dưỡng 12€/m²,
••Cấp độ 4: tự nhiên; chi phí bảo dưỡng 0.05€/m²,

5 điểm chính mà Ông Daniel Boulens ghi nhận được sau
bài trình bày về Thảo Cầm Viên Sài Gòn:

1. Vườn thú Lyon và Thảo Cầm Viên Sài Gòn có
nhiệm vụ giống nhau: bảo tồn các loài động, thực
vật, giáo dục cho người dân, nghiên cứu và giải
trí. Đây chính là nhiệm vụ chung của tất cả các
vườn thú.
2. Đội ngũ quản lý hiểu biết sâu sắc về lịch sử Thảo
cầm viên Sài Gòn và phân tích kỹ các thách thức,
nhiệm vụ và định hướng chiến lược, nhưng gặp
khó khăn về tài chính, kỹ thuật và nhân sự.
3. Cần thiết lập mạng lưới các vườn thú khu vực phía
Nam nói riêng và cả Việt Nam nói chung.
4. Cần tiếp tục cải thiện và hiện đại hóa Thảo cầm
viên hiện nay.
5. Chuyển từ ý tưởng thành hành động trong dự án
Safari.

Theo các tiêu chí của Lyon, Thảo Cầm Viên Sài Gòn thuộc
cấp độ 1.
Vì diện tích mảng xanh, công viên ngày càng tăng, trong khi
đó ngân sách dành cho bảo dưỡng không tăng, nên ta phải
giảm mức độ yêu cầu bảo dưỡng đối với những khu vực ít
được người dân quan tâm. Trong tổng chi phí bảo dưỡng, có
nhiều chi phí thành phần mà ta có thể giảm được, ví dụ giảm
số lượng bonsai, từ đó sẽ giảm chi phí bảo dưỡng.
Không gian trang trí, bồn hoa - cấp độ “chăm sóc +”

II. VAI TRÒ CỦA VƯỜN THÚ VÀ VƯỜN
THỰC VẬT TRONG CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN XANH
Ở LYON

1. Nơi bảo tồn động, thực vật
Vườn thực vật có diện tích 8 ha nằm trong công viên Tête
d’Or có 6.800 m2 nhà kính. Với bộ sưu tập 15.000 loài trong
đó có 1.400 loài trong sách đỏ, vườn thực vật Lyon là vườn đa
dạng sinh học nhất ở Pháp. Vườn thực vật góp phần bảo
tồn các loài ở Pháp và châu Á, khu vực nhiệt đới (đặc biệt
các loài có nguồn gốc từ các đảo).

Phần 2

Vườn thú có diện tích 8 ha. Đây là vườn thú nhỏ, với 64 loài
trong đó có 32 loài nằm trong chương trình bảo tồn các
loài động vật bị đe dọa của châu Âu.

Trang trí, tạo hình - cấp độ “cao cấp”

18

Trong 8 ha này, có 3 ha dành cho đồng bằng châu Phi là nơi
sinh sống chung của các loài (hươu cao cổ, ngựa vằn, linh
dương) và các loài thực vật, tạo thành một khu vực tương tự
như ở châu Phi nam sa mạc Sahara. Hiện nay, mô hình vườn
thú như thế này đang phát triển.
Công viên Tête d’Or, vườn thực vật và vườn thú miễn phí
hoàn toàn cho công chúng. Mỗi năm, công viên đón từ 2,5
triệu đến 3 triệu lượt khách tham quan trong đó phần lớn là đi
tham quan vườn thú.
Công viên cũng có một vườn hồng gắn với lịch sử của Lyon,
là thành phố tạo ra hoa hồng hiện đại. Công viên có 40.000
cây hoa hồng được trồng và chăm sóc mà không sử dụng sản

phẩm hóa học, trong khi đó hoa hồng nổi tiếng là loài hoa rất
khó trồng và cần nhiều sản phẩm hóa học để chăm sóc.

Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013


2. Tuyên truyền, vận động và giáo dục người dân

Áp phích của triển lãm: “Hướng đi cho các nhà thám hiểm”

Nhiệm vụ giáo dục được Ban Không gian xanh thực hiện cho
mọi đối tượng, từ trẻ em đến người lớn (20.000 người mỗi
năm), cho đến các đơn vị chuyên môn trong lĩnh vực cảnh
quan.
Toàn bộ hoạt động giáo dục do Ban Không gian xanh trong
đó có vườn thực vật và vườn thú thực hiện được tập trung tại
trang web “Lyon Nature”: www.nature.lyon.fr.
Các hoạt động giáo dục có thu tiền, trong khi đó việc ra, vào
công viên là miễn phí. Điều này là do hoạt động giáo dục
được dành có các nhóm có số lượng hạn chế: 60 € cho một
chương trình giáo dục kéo dài 2h dành cho 25 người.
Nhưng cũng có một số hoạt động khác miễn phí, ví dụ triển
lãm được tổ chức tại phòng triển lãm có diện tích 800 m2 tại
trụ sở của Ban Không gian xanh nằm trong công viên Tête
d’Or. Đôi khi triển lãm cũng được tổ chức tại các khu vực khác
của công viên (vườn thực vật, vườn cam...).

Các triển lãm luôn luôn được tổ chức với nội dung khoa học
chặt chẽ và cách tiếp cận vui để tăng sức hấp dẫn; các hoạt
động này ngoài việc phổ biến kiến thức khoa học còn nhằm
tuyên truyền, vận động người dân về sự cần thiết phải bảo vệ
các loài động, thực vật và đa dạng sinh học.

Triển lãm “các loài bầu bí” ở vườn thực vật

Phần 2

Pa nô của triển lãm “lễ hội trái cây”

Nguồn: www.nature.lyon.fr

19

Nguồn: Thành phố Lyon*

Nguồn: Thành phố Lyon

Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013


III. TỔ CHỨC CỦA BAN KHÔNG GIAN XANH
Ban Không gian xanh có tổng cộng 400 cán bộ, công nhân
viên. Vườn thú và vườn thực vật trực thuộc Ban Không gian

xanh. Mục tiêu hành động của các đơn vị này đều nằm trong
chiến lược toàn diện về phát triển công viên, mảng xanh và
cây xanh của thành phố Lyon.
1. Mô hình tổ chức
Ban Không gian xanh bao gồm Vườn thú, Vườn thực vật,
Phòng Hành chính - Tài chính và một số bộ phận khác (xem
sơ đồ tổ chức bên dưới). Phòng Hành chính - Tài chính thực
hiện toàn bộ các công việc liên quan đến hành chính và tài
chính của Ban Không gian xanh, vườn thú và vườn thực vật.
Mô hình tổ chức này giúp cho mỗi đơn vị tập trung vào lĩnh
vực chuyên môn chính của mình. Nhân viên của vườn thú
không mất thời gian cho việc quản lý hành chính và do đó có
thể tập trung nhiều thời gian hơn cho công tác chuyên môn và
giáo dục. Phòng quản lý trang thiết bị đảm nhận toàn bộ các
vấn đề kỹ thuật, sửa chữa, cung cấp trang thiết bị. Tất cả các
bộ phận khác kể cả vườn thú khi có nhu cầu hoặc vấn đề về
trang thiết bị sẽ liên hệ với phòng này.

Liên hệ giữa lãnh đạo chính trị và các đơn vị chuyên
môn
Duy trì các trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo chính
trị (người đề ra và chịu trách nhiệm về chiến lược và tầm
nhìn) với các đơn vị chuyên môn, kỹ thuật (người triển
khai thực hiện các chính sách hoặc tham mưu chính
sách) là điều rất cần thiết để thảo luận về các chiến lược
và cách thức triển khai thực hiện.
Ở Lyon, Giám đốc Ban Không gian xanh, Ông Daniel
Boulens, họp với Phó Thị trưởng phụ trách quy hoạch và
chất lượng đô thị hai lần mỗi tháng. Việc trao đổi thường
xuyên này giúp cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về

công việc cho lãnh đạo để có được sự chỉ đạo, can thiệp
kịp thời của lãnh đạo và sự nhất quán trong tầm nhìn và
hành động giữa lãnh đạo chính trị và Ban Không gian
xanh.

Để điều phối các dự án tốt hơn và chia sẻ thông tin giữa các
đơn vị, Ban Không gian xanh tổ chức họp giao ban với lãnh
đạo các đơn vị trực thuộc mỗi tuần một lần.
Tổ̉ chức của Ban Không gian xanh

Giám đốc Ban Không gian xanh
Daniel Boulens

Phần 2

Truyền thông
Laëtitia Christophe

20

Giám đốc
Vườn thú

Giám đốc
Vườn thực vật

21 người

40 người


Bảo tồn các loài động thực
vật quý hiếm

Phó Giám đốc
Ban Không gian
xanh

Phó Giám đốc
Ban Không gian
xanh

Trưởng phòng
Hành chính và
Tài chính

Trưởng phòng
Quản lý
trang thiết bị

15 người
Quản lý nhân viên,
ngân sách, mua
sắm công và các
vấn đề pháp lý
Ngân sách:
5 triệu € cho các
hoạt động thường
xuyên, 18 triệu €
cho chi trả lương


Trưởng phòng
Quy hoạch
cảnh quan đô thị
15 người

Trưởng phòng
Phát triển bền
vững
Lyon Nature
12 người

250 người
Quản lý bền vững
400 ha không gian
xanh và các trang
thiết bị và thực
hiện một số
hoạt động
xây dựng nhỏ

Lập chương trình,
thiết kế và thực hiện
quy hoạch xây dựng
không gian công
cộng và không gian
xanh

Theo dõi,
hỗ trợ


Chương trình tổng
thể cho 6 năm (tương
ứng với nhiệm kỳ
của thị trưởng)
100 triệu € cho đầu
tư xây dựng (nghiên
cứu + xây dựng)

Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013


Vườn thực vật có 40 nhân viên gồm 3 phòng:
••Phòng quản lý kỹ thuật đối với các bộ sưu tập
••Phòng quản lý khoa học đối với các bộ sưu tập
••Phòng truyền thông

Nhiệm vụ của các đơn vị phụ trách công viên, cây xanh là
tuyên truyền cho mọi người về các giá trị này.
Điều quan trọng nhất là phải tìm được quỹ đất để tạo ra mảng
xanh trước khi toàn bộ đất đô thị được chuyển thành đất xây
dựng.
Về tài chính:
••Tìm kiếm các nguồn thu mới (khó khăn, nhưng không
phải là không thực hiện được),
••Giảm chi phí quản lý (dễ thực hiện hơn).


Vườn thực vật phối hợp làm việc chặt chẽ với Vườn thú để
xác định các loài thực vật phù hợp với môi trường sống của
mỗi loài thú.
Hai vườn cùng thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn, giáo dục,
nghiên cứu và giải trí.

Làm thế nào để tăng nguồn thu?
••Các giao dịch bất động sản phải đóng góp một phần vào
ngân sách dành cho mảng xanh vì mảng xanh không
chỉ mang lại lợi ích cho thành phố mà còn góp phần làm
tăng giá trị bất động sản (chất lượng cuộc sống, chất
lượng cảnh quan).

3. Tổ chức của Vườn thú
Vườn thú có giám đốc và phó giám đốc (cũng là bác sĩ thú y
của Vườn thú). Vườn thú có 3 phòng: phòng quản lý động vật,
phòng tuyên truyền giáo dục và phòng kỹ thuật.

••Cho thuê một phần diện tích để thực hiện các hoạt động
thương mại. Ngoài tiền thuê mặt bằng, bên thuê còn
phải đóng thêm tiền sử dụng tỷ lệ với doanh số. Ở Lyon,
tiền sử dụng chiếm 7% doanh số. Tỷ lệ này được điều
chỉnh hàng năm sau khi thương lượng với bên thuê.

Vườn thú có 21 nhân viên, làm việc theo ca, vì thời gian làm
việc bắt đầu từ 7h30 và kết thúc vào 19h. Số lượng nhân viên
như vậy là khá ít đối với một vườn thú mở cửa mỗi ngày. Do
đó, cần tối ưu hóa mọi công việc nhờ vào các công cụ
hữu hiệu như phiếu quy trình làm việc. Có nhiều phiếu
quy trình: quy trình đưa thú vào chuồng buổi tối, quy trình dọn

vệ sinh chuồng... Mỗi nhân viên phải biết mình cần bao
nhiêu thời gian để thực hiện mỗi công việc.

••Phát triển các dịch vụ cho khách tham quan: Ở Lyon,
công viên miễn phí vào cổng, nhưng dịch vụ tham quan
có hướng dẫn thì thu phí (6 euro để đi tham quan hậu
trường vườn thú có hướng dẫn).
••Phát triển các hoạt động tài trợ: Các bạn đã thực hiện
được hoạt động này, ví dụ các đơn vị tài trợ ghế đá cho
công viên. Ở Lyon, một đơn vị đã tài trợ toàn bộ kinh phí
xây dựng chuồng cho gấu trúc, đổi lại Giám đốc Ban
Không gian xanh đã thuyết trình 5 buổi để đào tạo cho
nhân viên của công ty này. Vườn thú ở Singapore cũng
kêu gọi các đơn vị tài trợ.

Việc thực hiện đúng các quy trình cũng sẽ giúp đảm bảo an
toàn cho nhân viên, đặc biệt là nhân viên chăm sóc thú.
Trao đổi và nhận xét
Học viên: Diện tích mảng xanh, công viên của thành phố
ngày càng tăng, nhưng ngân sách cho bảo dưỡng không
tăng. Ở Lyon, làm thế nào để các bạn vượt qua thách thức
này?
Ông Daniel Boulens: Làm thế nào để bảo dưỡng diện tích
công viên, mảng xanh ngày càng nhiều với số lượng nhân
viên ngày càng ít và kinh phí ngày càng giảm? Bằng cách
nào để có thể làm nhiều việc hơn với nguồn lực ít hơn? Mảng
xanh không còn là một sự xa xỉ mà là điều cần thiết. Các đơn
vị phụ trách công viên, cây xanh phải phổ biến ý tưởng này
để đề xuất tăng thêm diện tích mảng xanh và có ngân sách
tương xứng với thách thức. Mảng xanh có rất nhiều giá trị:

••Giá trị kinh tế: mảng xanh bản thân nó có giá trị kinh tế:
ta tốn kinh phí để tạo ra và bảo dưỡng mảng xanh, đổi
lại mảng xanh mang lại giá trị kinh tế cho ta. Ví dụ: một
căn nhà ở gần công viên sẽ có giá trị cao hơn.
••Giá trị môi trường: sản xuất oxy, giảm nhiệt độ.
••Giá trị văn hóa: hiểu biết về các loài động, thực vật.
••Giá trị xã hội: tạo ra các mối liên hệ xã hội.
••Giá trị tinh thần: tạo ra sự thoải mái, dễ chịu9.

••Thu phí sử dụng hình ảnh của công viên: Áp dụng đối
với các cá nhân, tổ chức sử dụng hình ảnh của công
viên để làm quảng cáo, ảnh cho tạp chí, bưu thiếp.
••Kêu gọi tình nguyện viên: Ở Nhật, 80% công việc bảo
dưỡng không gian xanh là do những người tình nguyện
thực hiện. Vườn thực vật Kew Garden ở Anh có 100
nhân viên và 400 tình nguyện viên.

21

••Tạo ra dòng thuế riêng dành cho không gian xanh: Ở
Anh, công ty xổ số kiến thiết quốc gia tài trợ cho một hội
hành động vì không gian xanh.
••Kêu gọi đồng tài trợ và thiết lập quan hệ đối tác.

9

Theo một nghiên cứu của Anh: thời gian nằm viện của bệnh nhân
trong bệnh viện nằm ở trong công viên giảm trung bình 2 ngày so với
ở các bệnh viện khác.


Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013

Phần 2

2. Tổ chức của Vườn thực vật


Học viên: Tỉ lệ bình quân diện tích mảng xanh theo đầu
người ở Lyon là 15m²/người (410 ha). Tỉ lệ này có tính diện
tích cây xanh đường phố không? Hình như ở Paris, không có
tính diện tích cây xanh đường phố vào tỉ lệ nói trên.
Ông Daniel Boulens: Diện tích cây xanh đường phố không
được tính trong tỉ lệ nói trên. Tỉ lệ này không phải là một
công cụ tốt vì các con số này có thể bị thay đổi rất dễ dàng.
Ví dụ, người ta có thể thêm diện tích mặt nước để tăng tỉ lệ
này lên vì mặt nước cũng là diện tích không xây dựng và góp
phần vào chất lượng cuộc sống. Ví dụ khác, nếu có một địa
phương có rừng trong địa bàn của mình, thì tỉ lệ này sẽ tăng
lên rất cao.
Nên xem xét hết tất cả các chức năng của không gian xanh:
không gian thư giãn, giải trí, nơi dự trữ đa dạng sinh học...
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới cũng đưa ra một tỉ lệ tối thiểu
là 15 m² mảng xanh/người dân.

Phần 2


Học viên: Ban Không gian xanh có quản lý các công viên tư
nhân không?
Ông Daniel Boulens: Cơ quan cấp giấy phép xây dựng bắt
buộc phải lấy ý kiến của Ban Không gian xanh trước khi cấp
phép để đảm bảo giấy phép xây dựng tuân thủ đúng các yêu
cầu về mảng xanh, cây xanh trong quy hoạch chi tiết. Sau
đó, Ban Không gian xanh sẽ kiểm tra dự án có tuân thủ đúng
các quy định về mảng xanh như trong giấy phép không. Ban
Không gian xanh cũng thiết lập mối quan hệ đối tác với các
vườn thú tư nhân, nhưng không can thiệp vào công tác quản
lý ở các vườn thú đó.

22

Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013


PHẦN 3 – KINH NGHIỆM CỦA VƯỜN THÚ Ở LYON
Hội vườn thú và hồ cá thế giới (WAZA) được thành lập vào năm 200010. Vai trò của Hội là tạo ra một mạng lưới các vườn thú,
bảo vệ động vật thông qua việc xây dựng khu dự trữ động vật. Vườn thú Lyon là thành viên của Hội vườn thú và hồ cá Châu Âu
(EAZA) từ năm 2005.
Các thành viên của WAZA cam kết tuân thủ quy chế và định hướng của Hội. Là thành viên của WAZA cũng đồng nghĩa với việc
chấp nhận các đợt đánh giá thường xuyên do WAZA thực hiện.
Các nguyên tắc của EAZA được ghi trong tài liệu “EAZA guidelines on institutional collection planning”11 và là nền tảng đạo đức
của tất cả các vườn thú thành viên. Nó liên quan đến các chủ đề sau:
••Quản lý động vật,

••Bảo tồn,
••Giáo dục cho công chúng,
••Nghiên cứu,
••Cung cấp các dịch vụ cho khách tham quan,
••Quảng bá các vườn thú.

I. XU HƯỚNG TOÀN CẦU VỀ NHIỆM VỤ CỦA VƯỜN THÚ
Kinh nghiệm của vườn thú Lyon được trình bày thông qua các
nguyên tắc quản lý được các tổ chức quốc tế khuyến nghị cho
các vườn thú.

1.1. Sự thoải mái
Một trong những khuyến nghị quan trọng cho công tác bảo
tồn động vật là tạo môi trường sống thoải mái cho chúng,
tránh sưu tập quá nhiều động vật, nên tập trung vào một số
loài đặc trưng để đảm bảo không gian sống cho từng cá thể.
Để tạo sự thoải mái, dễ chịu cho động vật, chuồng nuôi cần
được thiết kế phù hợp, tạo ra môi trường thuận lợi cho các tập
tính tự nhiên của động vật và đáp ứng nhu cầu sinh lý của
chúng. Chú ý: sự sinh sản của các loài động vật trong môi
trường không phù hợp không phải là một dấu hiệu cho thấy
môi trường đó mang lại sự thoải mái cho động vật.
Theo khuyến nghị này của EAZA, không thể nuôi hổ trong
chuồng hoàn toàn bằng bê tông vì đó không phải là môi
trường tự nhiên của nó. Đối với một cặp hổ, chuồng nuôi phải
có diện tích khoảng 800 m² với nền đất và sinh cảnh thực vật
tự nhiên để chúng họ có thể mài móng, đào đất, lăn trong cát,
cào thân cây.
EAZA thường xuyên đánh giá vườn thú thành viên của mình.
Vườn thú Lyon hầu như đáp ứng được hết các yêu cầu của

EAZA, trừ khu chuồng voi không đạt tiêu chuẩn quốc tế.

••Tạo một môi trường thuận lợi nhất cho mỗi loài
Ở vườn thú Lyon, một số loài được nuôi trong không gian mở.
Chúng được ngăn cách với khách tham quan bằng hào nước
đủ rộng hoặc bằng hào khô có dây điện. Hàng rào ngăn cách
khách tham quan và thú chỉ cao 1,10 m.
Khu chuồng đồng bằng châu Phi với diện tích 30.000 m2 có 4
con ngựa vằn, 5 hươu cao cổ, 8 linh dương, các loài chim và
vượn cáo12. Việc trưng bày một số lượng tương đối nhỏ các
loài động vật nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về nơi ở và tạo
môi trường sống tốt hơn cho từng cá thể.
Nền chuồng có độ cứng khác nhau để tạo nên sự đa dạng
của môi trường tự nhiên (cát, đá).
Thức ăn được phân biệt riêng cho từng loài (cỏ cho ngựa vằn,
nhánh cây tươi cho hươu cao cổ).

10

Tiền thân là Hội quốc tế các giám đốc vườn thú (IUDZG) được
thành lập tại thành phố Rotterdam (Hà Lan) vào năm 1946. Hội đã
tham gia thành lập Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN)
vào năm 1948. Năm 2000, IUDZG được đổi tên thành Hội vườn thú
và hồ cá thế giới (WAZA),
11
Tải tài liệu này tại trang web www.eaza.net
12
Để các loài động vật có thể sống chung với nhau, cần tránh một số
điểm sau: Ví dụ, không thể cho một cặp ngựa vằn có con nhỏ sống
chung với các loài khác vì khi đó con ngựa đực sẽ rất hung hăng và

có thể tấn công, làm bị thương các con khác đặc biệt là với cú đá hậu.

Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013

Phần 3

1. Quản lý động vật

1.2. Trưng bày

23


••Cấm mua bán động vật: động vật phải nằm trong
chương trình nhân giống của EAZA từ khi vườn thú
Lyon là thành viên của EAZA

Huơu cao cổ

Vườn thú không còn là chủ sở hữu động vật nữa khi chúng
nằm trong chương trình nuôi của hội vườn thú. Hội có một
điều phối viên cho mỗi loài trên khắp châu Âu. Một vườn thú
chỉ có thể chủ trì theo dõi, quản lý một hoặc hai loài vì nếu
nhiều hơn, thì sẽ có quá nhiều công việc.
Mỗi con vật đều có một phiếu lý lịch bao gồm tất cả các thông
tin về di truyền của nó. Động vật được phân loại theo tính đa

dạng di truyền. Điều này giúp thúc đẩy việc lai giữa các cá
thể xa nhất để tránh giao phối cận huyết và tăng đa dạng sinh
học hơn. Mỗi con vật đều được cấy một con chip dưới da để
xác định và thu thập các thông tin của nó. Ở Lyon, nhờ thiết
bị này nên đã chứng minh được một con khỉ bị mất trộm là
khỉ của vườn thú Lyon.

Nguồn: Thành phố Lyon

1.3. Kiểm soát và quản lý cá thể động vật

Hổ Ben-gan

Công tác quản lý động vật dựa trên nguyên tắc đa dạng của
các loài. Do đó, đôi khi cần thiết phải cho an tử một số cá thể
hoặc áp dụng các biện pháp tránh thai cho chúng. Ví dụ, nếu
trong một nhóm động vật có một con đực và nhiều con cái
của cùng một loài, thì hai cá thể con là anh, em với nhau. Do
đó, phải áp dụng biện pháp tránh thai cho con em để ngăn
ngừa sinh sản và thúc đẩy sự đa dạng di truyền.
Trong trường hợp cho động vật an tử, phải tuân thủ các quy
tắc đạo đức đối với con vật.
1.4. Vận chuyển động vật

Phần 3

Việc vận chuyển động vật phải tuân thủ các quy định nghiêm
ngặt để tạo sự thoải mái, dễ chịu cho chúng: tránh vận chuyển
khi nhiệt độ quá cao, tạo đủ không gian trong khi vận chuyển.


24

Nguồn: Thành phố Lyon

Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013


2. Bảo tồn
••Thúc đẩy đa dạng sinh học,
••Cung cấp các phương tiện cần thiết để thực hiện,
••Có sự tham gia của cộng đồng,
••Đánh giá các hoạt động, có khả năng đo lường kết quả,
••Tuân thủ các quy định quốc tế.

Ví dụ quản lý sinh sản ở vườn thú Lyon:
Đối với loài ngựa vằn châu Phi (xem hình bên dưới)
đang có nguy cơ bị đe dọa này, ở châu Âu có tổng cộng
khoảng 500 cá thể. Vị bác sĩ thú y điều phối loài ngựa
này làm việc ở vườn thú Hambourg. Loài ngựa vằn Grévy
của vườn thú Lyon cũng nằm trong chương trình nuôi
của EAZA; Vườn thú Lyon nhận loài ngựa vằn này từ 4
vườn thú khác ở châu Âu, nhưng đều là con đực. Các
cá thể được lựa chọn từ các vườn thú để cho phối giống
với nhau. Cá thể con sinh ra sẽ được phân bổ miễn phí
cho các vườn thú. Nhiệm vụ của vườn thú Lyon đối với
loài ngựa vằn này là nuôi dưỡng tốt và theo dõi chặt chẽ

từng cá thể.
Vườn thú Lyon cũng có một cặp hổ được nuôi trong
chuồng có diện tích 500 m². Nhưng vì đây là loài hổ lai,
được sinh ra từ việc phối giống hổ Bengalo và hổ Sumatra,
nên vườn thú Lyon không cho chúng sinh sản.

3. Giáo dục cho công chúng
Giáo dục cho công chúng là cách để phổ biến kiến thức và
thúc đẩy thay đổi hành vi.
4. Nghiên cứu
Hiểu rõ cách động vật sống trong môi trường tự nhiên và nhu
cầu của chúng. Nghiên cứu ở vườn thú không đi theo hướng
nghiên cứu xâm lấn vào động vật (nghiên cứu hoạt động của
não...), hoặc nghiên cứu y học.
5. Cung cấp dịch vụ cho khách tham quan vườn thú
Cung cấp thông tin, các dịch vụ đơn giản như băng ghế, nhà
vệ sinh, thùng chứa rác.
5.1. An toàn cho người

Nguồn: Thành phố Lyon

1.5. Theo dõi thông tin về động vật

••Đối với người lao động: Một vườn thú thành viên của
Hội vườn thú quốc tế không chỉ phải đáp ứng các tiêu
chuẩn quốc gia mà còn tuân thủ các tiêu chuẩn quốc
tế về điều kiện làm việc của người lao động và điều
kiện tham quan cho du khách. Vì thế, cần xây dựng kế
hoạch, bản đồ đảm bảo an toàn (bản đồ thoát hiểm cho
khách tham quan, quy trình xử lý khi có sự cố...) trong

trường hợp có động vật nguy hiểm xổng chuồng. Tất cả
các tình huống đều phải được xem xét bao gồm cả các
kịch bản khó xảy ra nhất và nguy hiểm nhất13. Ví dụ,
ở Singapor, người ta cũng đã tính đến trường hợp một
chiếc máy bay rơi vào chuồng sư tử.

Mọi thông tin liên quan đến từng cá thể động vật phải được
lưu trữ trong máy tính và chuyển cho các vườn thú khác.
1.6. Chia sẻ thông tin giữa các thành viên
Việc này có thể được thực hiện dưới hình thức cuộc gặp gỡ
giữa các vườn thú: khóa tập huấn này với sự tham gia của hai
thành viên của WAZA sẽ được đưa vào báo cáo hoạt động
thường niên của vườn thú Lyon trong mục chia sẻ thông tin,
kinh nghiệm giữa các thành viên.

13

Xem phụ lục 1 Sơ đồ tổ chức thoát hiểm cho khách tham quan
công viên Tête d’Or trong trường hợp có thú nguy hiểm xổng chuồng.

Region

Tài liệu của PADDI

07-11/05/2013

Phần 3

••Đối với khách tham quan: Đảm bảo an toàn cho khách
tham quan vườn thú. Ví dụ, việc bố trí một cây cầu bắc

qua chuồng cá sấu để khách tham quan đi vào là không
thể được ở Pháp vì điều đó đặt khách tham quan vào
hoàn cảnh nguy hiểm. Nếu có tai nạn xảy ra, thì vườn
thú phải chịu trách nhiệm.
Nếu có dự kiến điều này trong dự án Safari Củ Chi, thì
cây cầu này phải có lan can bằng kính dày và cao 2m
để chắc chắn rằng khách tham quan không té xuống
được. Việc bố trí như vậy là rất phức tạp và tốn kém. Do
đó, nên thiết kế cách khác.

25


×