Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

PHƯƠNG PHÁP SMART CHOICES

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.56 KB, 23 trang )

Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định
I. Tổng quan:
Chúng ta đang rơi vào một tình thế khó khăn; chúng ta phải đối mặt với một quyết
định quan trọng, không biết phải làm gì. Việc thành công hay thất bại phụ thuộc vào việc
lựa chọn thông minh (SMART CHOICE), và đây là một phương pháp nhằm hỗ trợ ra quyết
định tốt hơn.
Phương pháp ra quyết định SMART CHOICE dựa trên cuốn sách Smart Choices: A
Practical Guide to Making BetterDecisions (NXB: Harvard Business School Press, 1999)
của nhóm tác giả Hammond, John S; Keeney, Ralph L; Raiffa, Howard. Phương pháp Smart
Choices này nhằm thu hẹp khoảng cách ra quyết định của mọi người với các chuyên gia
nghiên cứu, bao gồm cả 3 tác giả, những người có hơn 50 năm kinh nghiệm nghiên cứu về
hệ hỗ trợ ra quyết định. Tác giả đã chắt lọc và đưa ra bản chất của nghiên cứu việc ra quyết
định, kết hợp với kinh nghiệm và những cảm nhận chung, trình bày một cách đơn giản để
đọc giả có thể thường xuyên áp dụng vào thực tiễn. Kết quả là sẽ có hàng trăm, hay hàng
ngàn các quyết định tốt hơn nhằm giúp chúng ta đạt được mục tiêu của mình, giảm thiểu
lãng phí thời gian và tiền bạc, và tránh những rắc rối, lo lắng ngắn hạn; chất lượng cuộc
sống được nâng cao hơn thông qua cải thiện việc ra quyết định.
Việc đạt được các kỹ năng ra quyết định tuyệt vời là hấp dẫn đối với mỗi chúng ta.
Bạn dành phần lớn thời gian và tâm trí vào việc lựa chọn. Bạn là ai, bạn có những gì, bạn
đang ở đâu, bạn làm thế nào để thành công, hạnh phúc, tất cả điều đó xuất phát phần lớn từ
quyết định của bạn. Tuy nhiên, việc ra quyết định hiếm khi được giảng dạy như một kỹ
năng theo đúng nghĩa của nó. Xét tầm quan trọng của nó, người ta sẽ hy vọng rằng các
trường đại học và cao đẳng sẽ thường xuyên cung cấp các khóa học trong việc ra quyết định
và sẽ có hàng chục cuốn sách hay về chủ đề này sẽ được cung cấp. Đáng tiếc thay, sự thật
không phải như vậy. Có rất ít các khóa học và sách vở về vấn đề này.
Phương pháp Smart Choices (Lựa chọn thông minh) sẽ cung cấp một lộ trình cho việc
ra các quyết định tốt.
Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ trình bày một quy trình rõ ràng và một tập hợp các
kỹ thuật sử dụng để đưa ra quyết định Smart Choices. Chúng ta sẽ chỉ rõ những gì bạn cần
phải xem xét trong việc đánh giá các lựa chọn và các bước bạn cần thực hiện để đi đến lựa
chọn thông minh. Bản chất của phương pháp tiếp cận của chúng ta là phân chia và chinh


phục: chia nhỏ quyết định của bạn thành các yếu tố quan trọng của nó; xác định những vấn
đề liên quan nhất đến quyết định của bạn; áp dụng một vài suy nghĩ tích cực, có hệ thống;
và đưa ra quyết định của bạn. Cách tiếp cận của chúng tôi là tích cực (PROACTIVE),
Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 1


Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định
khuyến khích bạn tìm kiếm cơ hội ra quyết định chứ không phải là chờ đợi cho các vấn đề
nảy sinh ra rồi mới thực hiện.
Phương pháp Smart Choices là một đúc kết tất cả những gì mà tác giả đã học được từ
người khác, kinh nghiệm giảng dạy, những bài viết về việc ra quyết định cũng như kinh
nghiệm thực tế mà tác giả đã đạt được trong việc tư vấn về hàng ngàn quyết định quan trọng
phải đối mặt của các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận, và chính
phủ. Bạn có thể áp dụng phương pháp Smart Choices cho bất kỳ quyết định đáng suy nghĩ
nghiêm túc nào, phụ thuộc vào quỹ thu nhập của mình, hoặc giúp bạn ra quyết định chọn
ứng viên nào để thuê làm việc, theo đuổi chiến lược kinh doanh nào, hay nên đặt tour nào để
đi du lịch.
Phương pháp Smart Choices (Lựa chọn thông minh) là rõ ràng và dễ hiểu.
Ít ai trong chúng ta có thể hiểu rõ hết những bài nghiên cứu về việc ra quyết định bởi
do một rào cản về những hiểu biết chuyên ngành trong học thuật và văn
phong kỹ thuật. Do vậy, trong cuốn sách viết về phương pháp Smart Choices, tác giả đã
lược bỏ đi những thuật ngữ, cho phép đọc giả nắm bắt được bản chất của những ý tưởng
một cách nhanh chóng và chắc chắn. Đối với quyết định phức tạp và quan trọng, tác giả
cung cấp những thủ tục từng bước một nhằm giúp bạn “vật lộn” với những thứ phải đánh
đổi một cách khó khăn, làm rõ tính không chắc chắn, đánh giá rủi ro, và thực hiện một loạt
các quyết định liên quan theo một trình tự đúng đắn.
Sau khi bạn đã áp dụng phương pháp Smart Choices này cho một vài quyết định của
bạn, bạn sẽ thấy mình ngày càng trưởng thành hơn và thoải mái nhiều hơn với quy trình và

kỹ thuật của phương pháp. Bạn sẽ trở nên ít bị đe dọa bởi việc ra quyết định, và bạn sẽ bắt
đầu quyết định nhanh hơn và dễ dàng hơn, với ít sự thất bại và có kết quả tốt hơn. Khi bạn
trau dồi kỹ năng ra quyết định của bạn, dựa trên những bài học trong cuốn sách này, chúng
tôi tin rằng cuộc sống của bạn sẽ thay đổi theo hướng tốt hơn.

II. Phương pháp
1. Thực hiện phương pháp Smart Choices
- Vấn đề ra quyết định – Một cách tiếp cận chủ động:
Quyết định của chúng ta định hình cuộc sống của chúng ta. Thực hiện có ý thức hay vô
thức, với những hậu quả tốt hay xấu, đó là những công cụ cơ bản mà chúng ta sử dụng khi
phải đối mặt với những cơ hội, thách thức, và sự không chắc chắn của cuộc sống.
- Ra quyết định là một kỹ năng sống cơ bản:
Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 2


Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định
Ra quyết định đúng đắn là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất, nó
cho biết là đáp ứng được bao nhiêu phần và bạn đạt được mục tiêu tới mức độ nào. Nói tóm
lại, khả năng ra quyết định Smart Choices (sự lựa chọn thông minh) là một kỹ năng sống cơ
bản.
Sự cần thiết để ra một quyết định khó khăn đặt chúng ta vào một rủi ro của sự lo lắng,
mơ hồ, lưỡng lự, sai sót, hối tiếc, lúng túng, mất mát. Trong cuộc sống thông qua một quyết
định trọng đại, chúng ta phải chịu đựng những trạng thái lẫn lộn, lúc thiếu tự tin, lúc quá tự
tin, lúc trì hoãn, lúc thế này lúc thế khác, thậm chí có khi tuyệt vọng. Sự bất an đó thường
dẫn chúng ta ra quyết định lúc thì quá nhanh, lúc thì quá chậm, hoặc quá tùy tiện.
- Học để ra quyết định tốt hơn:
Chúng ta không biết làm thế nào để đưa ra quyết định tốt. Mặc dù biết được tầm quan
trọng của việc ra quyết định cho cuộc sống của chúng ta, nhưng rất ít người trong chúng ta

đã từng được đào tạo về lĩnh vực này.
Cách duy nhất để thực sự nâng cao tỷ lệ đưa ra quyết định tốt là học cách sử dụng quá
trình đưa ra quyết định tốt có giải pháp tốt nhất với mức giảm tối thiểu thời gian, sức lực,
tiền bạc và sự điềm tĩnh.
Một quá trình ra quyết định hiệu quả sẽ đáp ứng 6 tiêu chí:
 Tập trung vào những gì quan trọng.
 Rất hợp lý và nhất quán.
 Thừa nhận yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan, kết hợp phân tích với tư
duy trực quan.
 Đòi hỏi càng nhiều thông tin cần thiết để phân tích nhằm giải quyết một
vấn cụ thể.
 Khuyến khích và hướng dẫn thu thập thông tin có liên quan và ý kiến
phản hồi.
 Đơn giản, đáng tin cậy, dễ sử dụng và linh hoạt.
- Sử dụng cách tiếp cận PrOACT để ra quyết định sự lựa chọn thông minh:
Phương pháp PrOACT được chứng minh là đơn giản cho việc ra quyết định.
Nó sẽ không đưa ra quyết định khó khăn một cách dễ dàng, bởi lẻ chúng rất phức tạp, và
chúng ta không thể làm biến mất tính phức tạp ấy được.
Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 3


Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định
Ngay cả những quyết định phức tạp nhất cũng có thể được phân tích và giải quyết
bằng cách xem xét tập hợp 8 yếu tố sau đây. Các từ viết tắt thành cụm từ PrOACT, cũng
mang hàm ý gợi nhớ đến cách tiếp cận tốt nhất đối với các tình huống ra quyết định là phải
chủ động. Mặc dù phương pháp này có thể không đưa ra quyết định dễ dàng, nhưng chắc
chắn là nó dễ thực hiện.
- 8 yếu tố để ra quyết định hiệu quả:

 Problem - Làm việc trên các vấn đề ra quyết định đúng đắn.
 Objectives - Xác định mục tiêu của bạn.
 Alternatives - Sáng tạo ra những phương án.
 Consequences - Hiểu được tầm quan trọng kết quả.
 Tradeoffs - “Vật lộn” với những thứ bạn phải đánh đổi.
 Uncertainty - Làm rõ sự không chắc chắn của bạn.
 Risk Tolerance - Suy nghĩ kỹ về khả năng chịu rủi ro của bạn.
 Linked decisions - Hãy xem xét các quyết định liên quan.
Tám yếu tố PROACT cung cấp cho chúng ta một nền tảng ảnh hưởng sâu sắc đến việc
ra quyết định, làm phong phú thêm khả năng của bạn và gia tăng cơ hội để tìm kiếm một
giải pháp thỏa đáng.
- Bắt đầu thực hiện ra quyết định Smart Choices:
Một quyết định tốt làm tăng tỷ lệ thành công và đồng thời đáp ứng mong muốn của
chúng tanhằm kiểm soát các tác động ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.
Một vài lời khuyên quan trọng sẽ giúp chúng ta đảm bảo rằng sẽ có được đầy
đủ lợi íchphương pháp tiếp cậncủa tác giả là:
Đầu tiên và quan trọng nhất, luôn luôn tập trung suy nghĩ đâu là vấn đề quan trọng
nhất của bạn, lượn vòng qua 8 yếu tố ProACT để thấy được toàn diện vấn đề quyết định của
bạn. Thông thường, chỉ có một hoặc hai yếu tố nổi cộm mang tính cấp bách và quan trọng
nhất cho quyết định của bạn.
Hãy mổ xẻ vấn đề của bạn theo những cách khác nhau. Hiển thị nó bằng hình vẽ, bảng,
sơ đồ hoặc biểu đồ. Định hình lại vấn đề ở các hình thức khác nhau, sử dụng từ, cụm từ, và
nhấn mạnh. Mô tả vấn đề của bạn cho người khác, hỏi ý kiến và lời khuyên của họ.

Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 4


Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định

Hãy kiểm soát - tạo cơ hội quyết định của riêng mình và chủ động trong việc
đưa ra quyết định của bạn. Quan trọng nhất, hãy chủ động tìm kiếm cơ hội ra quyết định
nhằm tiến đến các mục tiêu dài hạn của bạn, giá trị cốt lõi và niềm tin của bạn, nhu cầu của
gia đình, cộng đồng, và người xếp của bạn. Chịu trách nhiệm về cuộc sống của bạn bằng
cách xác định quyết định nào bạn sẽ phải đối mặt và khi nào bạn sẽ phải đối mặt với chúng.
2. Problem
Làm thế nào để xác định vấn đề quyết định của bạn để giải quyết hợp lý.
Có thể bạn có một sự cân nhắc tốt, một quyết định đã trù bị sẵn, nhưng nếu bạn bắt
đầu từ một xuất phát điểm không tốt, với một quyết định sai trái, bạn sẽ không có được sự
lựa chọn thông minh. Cách bạn nêu vấn đề của bạn sẽ dựng lên quyết định của bạn. Nó xác
định các phương án để bạn xem xét và cách bạn đánh giá chúng.
Một vấn đề được đặt ra càng cụ thể hóa và rõ ràng thì việc ra một quyết định đúng đắn
hầu như sẽ là một sự lựa chọn thông minh hơn so với việc đưa ra vấn đề không rõ ràng, chi
tiết cho dù có giải quyết tốt đến thế nào đi nữa.
Hãy sáng tạo trong việc xác định vấn đề của bạn.
Khi nêu lên một vấn đề, đó là cách mà lần đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của bạn,
hoặc đã gặp phải trong quá khứ. Để chắc chắn nêu lên đúng vấn đề, bạn cần thoát khỏi lối
mòn suy nghĩ đã có và cần phải suy nghĩ một cách sáng tạo hơn.
Biến vấn đề thành cơ hội.
Bằng cách nêu rõ vấn đề của bạn một cách sáng tạo, bạn thường có thể biến chuyển
vấn đề đó thành cơ hội mớiđầy hấp dẫn và hữu ích.
Mỗi vấn đề quyết định có một tác động bên ngoài, có thể từ người khác (ông chủ của
bạn) hoặc từ hoàn cảnh ngoài ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bạn. Bởi vì chúng
được áp đặt vào bạn từ môi trường bên ngoài, nên bạn có thể không thích ra những quyết
định như vậy. Tạo tình huống ra quyết định cho mình là cách tuyệt vời để tạo ra những cơ
hội mới, thậm chí trước một vấn đề phát sinh.
Xác định vấn đề cần quyết định.
Bắt đầu bằng cách viết ra những đánh giá ban đầu của bạn về các vấn đề cơ bản, sau
đó đặt câu hỏi, thử nghiệm, trau dồi nó.
Hãy tự hỏi xem tác động nào gây ra quyết định này. Thậm chí tự hỏi tại sao

tôi lại xem xét nó?
Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 5


Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định
Đặt câu hỏi về những hạn chế trong vấn đề bạn nêu ra.
Xác định vấn đề thường có những khó khăn làm thu hẹp phạm vi các phương án.
Chúng che mắt, ngăn cản bạn nhìn thấy những lựa chọn tốt nhất.
Nhận thấy những khó khăn, thách thức đó sẽ làm chúng ta xác định vấn đề tốt hơn và
đưa ra giải pháp tốt hơn.
Xác định các yếu tố thiết yếu của vấn đề.
Bằng cách phân rã một vấn đề lớn thành các vấn đề nhỏ thành phần, chúng ta có thể
chắc chắn rằng việc nêu vấn đề của mình đã đi đúng trọng tâm và đúng hướng.
Hiểu rõ những gì mà các quyết định khác ảnh hưởng đến quyết định chính của chúng
ta.
Suy nghĩ đến phạm vi ảnh hưởng của vấn đề cần ra quyết định sẽ giúp chúng ta đi
đúng hướng
Thiết lập một phạm vi đầy đủ nhưng hoàn toàn khả thi cho việc xác định vấn
đề của bạn.
Hỏi mọi người xung quanh cách họ nhìn nhận các tình huống để từ đó thấu
hiểu được bản chất bên trong vấn đề
Tiếp nhận quan điểm của mọi người để có cách nhìn nhận khác về vấn đề của bạn, có
thể sẽ phát hiện ra những cơ hội mới hoặc không cần thiết phải bộc lộ quá, tự hạn chế bản
thân mình.
Xem xét lại vấn đề của bản thân
Xác định vấn đề quyết định của bản thân, mà ý định sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự lựa
chọn cuối cùng của bạn. Điều quan trọng là không chỉ xem xét một số vấn đề xác định từ
ban đầu, mà còn cần phải tạm dừng và xem xét lại vấn đề bạn đã chọn trong khi ra quyết

định.
Cơ hội để xác định lại vấn đề của bạn là thời cơ, mà thường dẫn đến quyết định tốt hơn
Giữ vững quan điểm của bạn
Phác thảo một định nghĩa các vấn đề cần có thời gian; đừng cho rằng sẽ có được nó
ngay tức khắc. Nhưng có đến 99 trên tổng số 100 trường hợp, tiêu tốn thêm thời gian để xác
định rõ vấn đề sẽ nhận được phần thưởng hậu hĩnh vào phút cuối.
Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 6


Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định
Mở rộng tư duy sẽ làm cho việc định nghĩa vấn đề được tốt hơn, và định nghĩa vấn đề
tốt hơn sẽ mở rộng hơn phạm vi các giải pháp sáng tạo.
3. Objectives
Làm thế nào để làm rõ những gì bạn đang thực sự cố gắng để đạt được mục
đích, với quyết định của bạn
Tạm dừng và suy nghĩ về mục tiêu của bạn. Bạn thực sự muốn gì? Bạn thực sự cần gì?
Bạn hy vọng điều gì? Mục tiêu của bạn là gì? Trả lời những câu hỏi này một cách trung thực,
rõ ràng, đầy đủ sẽ đưa bạn đi đúng hướng để đưa ra được sự lựa chọn thông minh.
Mục tiêu sẽ thiết lập nền tảng cho việc đánh giá các lựa chọn mở cho bạn. Chúng là
những tiêu chí ra quyết định. Một tập hợp đầy đủ các mục tiêu có thể giúp bạn suy nghĩ lựa
chọn cái mới và tốt hơn, nhìn thấy xa hơn những sự lựa chọn rõ ràng ngay lập tức.
Hãy để mục tiêu của bạn là người hướng dẫn của bạn.
Đôi khi, việc suy nghĩ và viết ra mục tiêu của bạn có thể hướng dẫn bạn tiến thẳng đến
sự lựa chọn thông minh. Các mục tiêu mà bạn đặt ra sẽ trợ giúp, hướng dẫn toàn bộ quá
trình ra quyết định của bạn, từ việc xác định phương án ban đầu, cho đến việc phân tích
những phương án đó, để chứng tỏ rằng phương án cuối cùng bạn thực hiện là đúng đắn.
Mục tiêu giúp bạn xác định những thông tin nào để tìm kiếm.
Mục tiêu giúp bạn giải thích sự lựa chọn của bạn cho người khác hiểu.

Mục tiêu xác định tầm quan trọng của quyết định, và do đó, bao nhiêu thời gian và
công sức bỏ ra đều xứng đáng.
Chú ý những cạm bẫy sau:
Thông thường, chúng ta ra quyết định với trọng tâm quá hẹp. Thứ nhất, hầu hết mọi
người dành quá ít thời gian và công sức vào nhiệm vụ xác định mục tiêu. Thứ hai, xác định
được mục tiêu rõ ràng là không dễ dàng. Trong khi bạn có thể nghĩ rằng bạn biết những gì
bạn muốn, nhưng ham muốn thực sự của bạn thực ra có thể bị nhấn chìm.
Đối với quyết định quan trọng, chỉ có để hết tâm trí vào việc tìm kiếm mới có thể
khám phá ra những gì thực sự quan trọng với bạn. Bạn càng không ngừng thăm dò bên dưới
bề mặt của mục tiêu "rõ ràng", bạn càng có khả năng ra sẽ ra quyết định cuối cùng tốt hơn.
Nắm vững nghệ thuật xác định mục tiêu.

Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 7


Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định
Xác định mục tiêu là một nghệ thuật, nhưng nó là một nghệ thuật mà bạn có thể thực
hành một cách hệ thống. Thực hiện theo năm bước sau:
Bước 1: Viết tất cả những gì liên quan mà bạn hy vọng sẽ giải quyết thông qua các
quyết định của bạn. Bổ sung danh sách của bạn bằng cách thử một số kỹ thuật:
- Soạn một danh sách mong muốn.
- Hãy nghĩ đến những kết quả tồi tệ nhất có thể.
- Xem xét ảnh hưởng của quyết định đến việc khác.
- Hỏi những người đã phải đối mặt với tình huống tương tự xem là họ đã
xem xét điều gì khi đưa ra quyết định.
- Xem xét một quyết định thay thế hay, ngay cả khi không khả thi.
- Xem xét một quyết định thay thế khủng khiếp.
- Suy nghĩ xem làm thế nào bạn có thể giải thích quyết định của mình cho

người khác hiểu
- Khi phải đối mặt với một quyết định của một nhóm cùng tham gia, dính líu đến gia
đình hay cộng sự, trước tiên mỗi người cần phải tuân theo những gợi ý trên để đưa ra
quan điểm của mình.
Bước 2: Chuyển đổi các vấn đề liên quan thành các mục tiêu cô đọng, chẳng hạn như
thành các cụm từ ngắn gọn gồm 1 động từ và 1 tân ngữ
Bước 3: Phân chia mục đích ra thành các phương tiện để thiết lập các mục tiêu cơ bản:
Cách tốt nhất để làm điều này là thực hiện theocâu ngạn ngữ người Nhật: "Bạn không
thực sự hiểu điều gì đó cho đến khi bạn hỏi chúng đến 05 lần. "Tại sao" Đặt câu hỏi "Tại
sao" sẽ dẫn bạn đến những gì bạn thực sự quan tâm. Mục tiêu cơ bản của bạn, trái ngược với
mục tiêu phương tiện của bạn.
Có nghĩa là các mục tiêu phương tiện đại diện cho các trạm trung gian trong tiến trình
hướng tới một mục tiêu cơ bản. Các mục tiêu cơ bản tạo thành các mục tiêu rộng lớn ảnh
hưởng trực tiếp bởi quyết định lựa chọn phương án của bạn.
Mục tiêu cơ bản của bạn phụ thuộc vào vấn đề quyết định của bạn. Một mục tiêu
phương tiện trong vấn đề ra quyết định có thể là một mục tiêu cơ bản.
Tách biệt mục tiêu phương tiện và mục tiêu cơ bản là rất quan trọng bởi vì cả hai loại
mục tiêu đều đóng vai trò quan trọng nhưng khác nhau trong quá trình ra quyết định.
Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 8


Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định
- Mỗi mục tiêu phương tiện có thể ví như là một kích thích để tạo ra các phương án và
có thể làm phong phú thêm sự hiểu biết của bạn về vấn đề ra quyết định của bạn.
- Chỉ có mục tiêu cơ bản nên được sử dụng để đánh giá và so sánh các phương án.
Bước 4: Làm sáng tỏ các mục tiêu của bạn
Làm sáng tỏ mục tiêu sẽ làm chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề ra quyết định, giúp chúng ta
xác định mục tiêu chính xác hơn và thấy rõ hơn làm thế nào để đạt được nó. Ngoài ra, khi

nói đến thời gian để lựa chọn, bạn sẽ được chuẩn bị tốt hơn để đánh giámục tiêu có được
đáp ứng hay không.
Bước 5: Kiểm tra mục tiêu xem có đúng với sở thích của mình hay không
Sử dụng một danh sách để đánh giá vài phương án tiềm năng, tự hỏi rằng bạn có thoải
mái với kết quả đã lựa chọn hay không.
Lời khuyên thiết thực cho việc duy trì mục tiêu
Bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định mục tiêu cơ bản của bạn nếu bạn tiếp tục để
tâm đến những điều sau:
 Mục tiêu là của riêng mỗi người, không ai giống ai.
 Mục tiêu khác nhau sẽ phù hợp với những vấn đề quyết định khác nhau.
 Mục tiêu không nên bị giới hạn bởi sự sẵn có hoặc dễ dàng truy cập vào chúng.
 Trừ khi hoàn cảnh thay đổi rõ rệt, những mục tiêu được cân nhắc kỹ cho các vấn đề
tương tự vẫn nên giữ vững theo thời gian.
 Nếu một quyết định làm tâm trí bạn không thoải mái, bạn có thể bỏ qua mục tiêu
này.
Tham gia và thảo luận nhóm:
Trước tiên có mỗi cá nhân lập danh sách của mình, sau đó kết hợp chúng lại.
Mỗi cụm từ đề cập đến một mục tiêu thực sự, sử dụng cấu trúc [động từ + tân ngữ]
Hãy hỏi "Tại sao?" cho từng mục tiêu.
Hãy hỏi "Mục tiêu này thực sự có ý nghĩa gì?"
4. Alternatives
Làm thế nào để có những lựa chọn thông minh hơn bằng cách tạo ra phương án tốt
hơn để lựa chọn
Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 9


Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định
Phương án là một loạt các lựa chọn tiềm năng mà bạn sẽ phải đi tìm cho mục tiêu của

bạn. Có 2 điểm quan trọng cần lưu ý. Thứ nhất, bạn không thể lựa chọn một phương án thế
mà bạn đã không xem xét đến. Thứ hai, không nhất thiết phải có nhiều phương án, và
phương án của bạn có thể không tốt hơn so với phương án tốt nhất. Do đó, lợi ích từ việc
tìm kiếm những phương án tốt, mới, sáng tạo là rất cao.
Không đóng kín giới hạn các phương án
Thật không may, mọi người không có xu hướng suy nghĩ nhiều về phương án mà họ
quyết định. Kết quả là, có quá nhiều phương án hạn hẹp và xoàng xĩnh được đưa ra.
Mọi người thường lầm tưởng kinh doanh là một công việc đơn giản. Bởi vì họ nghĩ
rằng nhiều vấn đề ra quyết định là tương tự như người khác, việc lựa chọn phương án là quá
trình khá dễ dàng.
Đôi khi những phương án mới không có gì là lớn hơn cả, có khi còn nhỏ hơn và vô
nghĩa so với phương án trước đó.
Nhiều lựa chọn tầm thường là kết quả từ lựa chọn phương án mặc định.
Lựa chọn phương án đầu tiên có thể là cạm bẫy. Xây dựng một thói quen mới: Một khi
bạn tìm thấy một phương án khả thi, hãy nhìn xa hơn - tạo ra phương án mới có thể dẫn đến
một giải pháp tốt hơn.
Những người chờ dài cổ để thực hiện một quyết định thường gặp rủi ro với những gì
còn lại mà cuối cùng họ đã không chọn. Các phương án tốt nhất có thể không còn nữa.
Một vài mẹo để tạo ra các phương án tốt hơn
Hãy thử một vài kỹ thuật để nâng cao tối đa nỗ lực của bạn:
Sử dụng mục tiêu của bạn - hãy hỏi "Làm thế nào?" Vì mục tiêu của bạn điều khiển
quyết định của bạn, sử dụng chúng như là một chỉ dẫn để tìm kiếm phương án tốt. Hãy tự
hỏi "Làm thế nào tôi có thể đạt được các mục tiêu tôi đã đề ra?"
 Khó khăn về thách thức. Nhiều vấn đề quyết định có những hạn chế về giới hạn các
phương án của bạn. Một số hạn chế là có thật, số khác chỉ là giả định.
 Một hạn chế giả định chỉ là về mặt tinh thần chứ không phải là một rào cản thực sự.
Hãy thử coi như không có hạn chế nào, và sau đó tạo ra các phương án mà không có
hạn chế đó.
 Hãy luôn khát vọng. Có một cách để tăng cơ hội tìm kiếm những phương án tốt,
độc đáo là thiết lập các mục tiêu mà dường như vượt quá tầm tay.

Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 10


Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định
 Khát vọng cao buộc bạn phải suy nghĩ theo cách hoàn toàn mới.
 Hãy đưa ra những suy nghĩ riêng của riêng bạn. Một số ý tưởng độc đáo nhất, có
thể bị dập tắt nếu bạn tiếp xúc với những ý kiến và chỉ trích của người khác trước
khi chúng được hình thành đầy đủ.
 Học hỏi từ kinh nghiệm trước đó và của người khác. Bạn không nên để mình bị
ràng buộc bởi quá khứ, nhưng bạn chắc chắn nên cố gắng học hỏi từ nó.
 Hỏi ý kiến người khác. Sau khi bạn đã suy nghĩ cẩn thận về quyết định của mình và
lựa chọn phương án của riêng bạn, bạn nên tham khảo ý kiến người khác để có thêm
những quan điểm bổ sung. Giữ một tâm trí cởi mở trong những cuộc hội thoại. Lợi
ích có thể không có ý tưởng cụ thể nào cả, nhưng chỉ đơn giản là sự kích thích mà
bạn nhận được từ cuộc trò chuyện về quyết định của bạn, những suy nghĩ mà bạn
nói ra, và những đáp trả tử người khác.
 Hãy để tiềm thức của bạn hoạt động. Tiềm thức cần thời gian và kích
thích để làm tốt điều này.
 Tạo nên những phương án, rồi sau đó đánh giá chúng. Tạo ra phương án tốt đòi hỏi
phải có sự tiếp nhận - mở rộng đầu óc để có thể nảy sinh các ý tưởng. Đừng đánh
giá phương án trong khi bạn đang tạo ra chúng. Điều đó sẽ làm chậm tiến trình và
làm giảm tính sáng tạo. Đánh giá sẽ thu hẹp phạm vi phương án.
 Không ngừng tìm kiếm phương án. Thông thường, việc đánh giá sẽ phát hiện ra
những thiếu sót trong phương án hiện tại, có thể cho thấy những phương án tốt hơn.
Chỉnh sửa lại các phương án nhằm đưa ra vấn đề
Một số loại phương án phù hợp với một số loại vấn đề quyết định. Bốn loại phương án
sau rất thích hợp với các vấn đề cụ thể.
Quy trình lựa chọn phương án. Việc thay đổi phương án tốt nhất đôi khi là một quá

trình chứ không phải là sự lựa chọn. Quy trình lựa chọn phương án giúp đảm bảo sự công
bằng của các quyết định liên quan đến xung đột lợi ích và do đó có thể giúp duy trì và nuôi
dưỡng mối quan hệ lâu dài.
- Thông thường, quá trình lựa chọn phương án bao gồm: bỏ phiếu, phân xử, tiêu chuẩn
hóa kết quả kiểm tra (để thiết lập các yêu cầu tối thiểu), niêm phong, và đấu giá.
- Để tạo ra quá trình lựa chọn phương án, có thể bắt đầu bằng cách liệt kê tất cả các
phương án cơ bản để lựa chọn. Sau đó, xác định các cơ chế phù hợp để lựa chọn phương án
tốt nhất.
Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 11


Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định
- Lựa chọn phương án đôi bên cùng có lợi. Đôi khi nghĩ ra những phương án tuyệt vời
không phải là vấn đề. Vấn đề là quyết định của bạn cần phải có sự chấp thuận của người
khác. Điều quan trọng là quay trở lại và phân tích vấn đề quyết định của mình. Mục tiêu của
mình là gì, và làm thế nào bạn có thể sử dụng chúng để tạo ra một phương án có lợi cho cả
hai.
- Thu thập thông tin các phương án. Thông tin sẽ giúp xua tan đi sự không chắc chắn ở
một số quyết định. Khi có sự không chắc chắn ảnh hưởng đến quyết định, đầu tiên liệt kê
các lĩnh vực không chắc chắn. Sau đó, đối với mỗi người, liệt kê những phương án khả thi
để thu thập các thông tin cần thiết. Mỗi một phương án là một lựa chọn thay thế kiểu thu
thập thông tin.
- Các phương án kiểu mua-thời-gian. Trì hoãn một quyết định có thể cung cấp cho bạn
thêm thời gian để hiểu rõ hơn về một vấn đề quyết định, thu thập thông tin quan trọng, và
thực hiện các phân tích phức tạp. Kết quả là, bạn có thể xóa bỏ sự không chắc chắn và giảm
thiểu rủi ro. Đôi khi, thêm thời gian có thể cho phép bạn tạo ra một phương án mới tốt hơn
nhiều so với tất cả các phương án hiện tại.
 Trì hoãn một quyết định thường đi kèm với một cái giá phải trả.

 Nghĩ ra các phương án nửa chừng, một cam kết một phần, đôi khi có thể phá vỡ
những hạn chế của một sự chậm trễ trong việc đưa ra một cam kết đầy đủ.
Biết khi nào là cần dừng tìm kiếm phương án.
Các giải pháp hoàn hảo hiếm khi tồn tại. Bạn cần phải cân bằng nỗ lực của mình với
chất lượng của các phương án được tìm thấy. Để có được sự cân bằng này, hãy tự đặt câu
hỏi:
 Bạn đã suy nghĩ kỹ về phương án của mình?
 Bạn có hài lòng với một trong những phương án hiện tại của mình như là một
quyết định cuối cùng?
 Bạn có một loạt các phương án không?
 Các yếu tố khác của quyết định có đòi hỏi thời gian và sự chú tâm của bạn không?
 Bạn dành thời gian cho các quyết định, hoạt động khác có mang lại hiệu quả hơn
không?
5. Consequences
Làm thế nào để mô tả cách mà mỗi phương án đáp ứng được mục tiêu của bạn.
Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 12


Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định
Để thực hiện một sự lựa chọn thông minh, bạn cần phải so sánh giá trị của các phương
án cạnh tranh, đánh giá mỗi phương án đó đáp ứng các mục tiêu cơ bản của bạn đến mức
nào. Bạn sẽ cần phải sắp đặt những hậu quả của từng phương án cho từng mục tiêu của bạn.
Hãy chắc chắn rằng bạn thực sự hiểu được hậu quả của việc lựa chọn phương án trước
khi bạn thực hiện một sự lựa chọn cuối cùng. Nếu không, về sau này, chắc chắn chúng sẽ
không mang lại hạnh phúc cho bạn. Mô tả được hậu quả sẽ rất có lợi. Bạn sẽ đạt được một
sự hiểu biết tốt hơn không chỉ qua những hậu quả nó mang lại, mà còn là các mục tiêu bạn
đặt ra, và thậm chí ngay cả vấn đề quyết định của bạn.
Mô tả hậu quả với độ chính xác thích hợp, đầy đủ và đúng đắn.

Nếu bạn không xác định những hậu quả tốt, bạn có thể đi đến một quyết định nhanh
chóng, nhưng nó có lẽ sẽ không phải là lựa chọn đúng đắn.
Xây dựng một bảng kết quả. Bí quyết là để mô tả hậu quả với độ chính xác cần thiết để
thực hiện một sự lựa chọn thông minh, nhưng không đi quá sâu vào các chi tiết không cần
thiết.
Bước 1: Có suy nghĩ tự đặt mình vào tương lai.
Bạn cần phải thay đổi lối suy nghĩ của bạn, hướng về tương lai để tìm ra ý nghĩa thực
sự của một quyết định.
Hãy tưởng tượng rằng bạn đã quyết định lựa chọn. Đặt mình trong tương lai sẽ giúp
bạn tập trung vào những hậu quả lâu dài của một quyết định chứ không phải chỉ là những
hậu quả mang tính tức thời, và nó sẽ giúp bạn xem những hậu quả này trong bối cảnh thực
tế.
Bước 2: Tạo một bản mô tả theo cách của mình về những hậu quả của từng phương án.
Viết lại mỗi kết quả bằng cách sử dụng từ ngữ và con số sao cho có thể mô tả được
đầy đủ đặc điểm chính của nó.
Bước 3: Loại bỏ phương án thấp kém.
Bước này là tiết kiệm thời gian nhất cho nhiều quyết định bởi vì nó có thể nhanh
chóng loại bỏ các phương án và có thể dẫn đến một giải pháp quyết định của bạn. Thực chất
điều này giống như bạn đang chơi trò chơi “king of the mountain” - vua của các ngọn núi,
cố gắng đánh hạ lần lượt các đỉnh núi thấp để lên đỉnh núi cao hơn.
Bước 4: Mô tả các phương án còn lại vào một bảng kết quả

Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 13


Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định
Lập danh sách các mục tiêu của bạn vào bên trái trang giấy và phương án của bạn ở
đầu trang. Bạn sẽ có một ma trận rỗng. Trong mỗi ô của ma trận, viết một mô tả ngắn gọn

về các hậu quả cho các lựa chọn và mục tiêu đưa ra. Có thể bạn sẽ mô tả một số hậu quả
một cách định lượng bằng những con số, trong khi những người khác mô tả về chất lượng,
sử dụng từ ngữ. Điều quan trọng là sử dụng thuật ngữ phù hợp trong việc mô tả tất cả các
hậu quả đối với một mục tiêu nhất định nói cách khác, sử dụng thuật ngữ nhất quán trên mỗi
hàng. Bây giờ, so sánh cặp phương án một lần nữa, và loại bỏ phương án nào thấp kém hơn.
Hãy so sánh các phương án sử dụng một bảng các kết quả.
Một bảng kết quả đưa ra rất nhiều thông tin một cách súc tích và có trật tự, cho phép
bạn dễ dàng so sánh các phương án với nhau, mục tiêu với nhau. Nó cung cấp cho bạn một
khuôn dạng để so sánh, đánh đổi.
Nắm vững nghệ thuật mô tả hậu quả ra quyết định.
Hãy thử những kỹ thuật sau:
 Hãy thử trước khi bạn mua - Kinh nghiệm đối với những hậu quả của một sự lựa
chọn phương án trước khi bạn lựa chọn, bất cứ khi nào nó là khả thi.
 Sử dụng thang chia phổ biến để mô tả kết quả. Đôi khi, mô tả kết quả bằng lời nói,
tuy được tổ chức tốt, nhưng sẽ không đủ để giải quyết vấn đề ra quyết định. Trong
trường hợp này, thang đo sẽ cho phép bạn mô tả kết quả rõ ràng hơn và đưa ra
quyết định dễ dàng hơn. Rất hữu ích, thang đo sẽ đo lường, phân loại ý nghĩa
nhằm nắm bắt bản chất mục tiêu của bạn. Vật lộn với những mục tiêu khó-đongđếm sẽ mang lại cho bạn một lợi ích đáng kể: xác định xem bạn sẽ đo lường các
động lực đi đến mục tiêu của bạn.
 Đừng chỉ dựa vào dữ liệu cứng. Hãy đưa ra những mục tiêu mà không thể đo được
bằng dữ liệu cứng. Chọn thang đo thích hợp, bất kể sự có mặt của dữ liệu cứng.
 Tận dụng tối đa thông tin có được. Đối với một số trường hợp, bạn sẽ có một ít số
liệu, nhưng bạn sẽ cần phải bổ sung nó cùng với đánh giá của mình.
 Sử dụng các chuyên gia một cách khôn ngoan. Khi bạn tìm kiếm những
đánh giá của người khác, hãy chắc chắn bạn hiểu không chỉ là kết quả họ
đặt ra mà còn phải hiểu làm thế nào họ có được kết quả đó.
 Chọn thang đo phản ánh một mức độ thích hợp của sự chính xác. Thông thường,
các từ ngữ được sử dụng trong mô tả kết quả ngụ ý là: mức độ chính xác cao hơn
hoặc thấp hơn là hợp lý hoặc có ích.
Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT


Trang 14


Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định
 Lưu ý vào những quyết định không chắc chắn. Khi mức độ không chắc chắn là
vừa phải, bạn thường xác định kết quả bằng cách ước tính hoặc miêu tả bằng hình
ảnh. Đối với nhiều quyết định, sự không chắc chắn sẽ lờ mờ, phức tạp hơn, ảnh
hưởng đến khả năng mô tả kết quả của bạn.
6. Tradeoffs
Làm thế nào để dàn xếp được khó khăn khi bạn không thể đạt được tất cả mục tiêu của
bạn cùng một lúc.
Những quyết định quan trọng thường có những mục tiêu xung đột nhau - và do đó bạn
phải làm cho cân bằng. Bạn cần phải từ bỏ một mục tiêu nào đó để đạt được nhiều mục tiêu
khác hơn.
Quyết định với nhiều mục tiêu không thể được giải quyết bằng cách tập trung vào bất
kỳ một mục tiêu nào.
Việc cân bằng có kinh nghiệm là một trong những thách thức quan trọng nhất và khó
khăn nhất trong quá trình ra quyết định. Càng có nhiều phương án bạn đang xem xét, càng
nhiều mục tiêu bạn đang theo đuổi, bạn cần phải thực hiện sự cân bằng nhiều hơn. Thực tế
là mỗi mục tiêu có cơ sở riêng để so sánh điều gì gây khó khăn cho việc ra quyết định.
Tìm và loại bỏ các phương án chiếm ưu thế.
Bước đầu tiên là để xem nếu bạn có thể loại trừ một số phương án còn lại trước khi
phải thực hiện một cân bằng khó. Để xác định các phương án có thể được loại bỏ, thực hiện
theo quy tắc đơn giản: nếu phương án A là tốt hơn so với phương án B ở một số mục tiêu và
không tồi tệ hơn B ở tất cả các mục tiêu khác, thì B có thể được xem xét để loại bỏ. Trong
trường hợp này, B được cho là bị chi phối bởi A - nó có nhược điểm mà không có bất kỳ ưu
điểm nào.
Bằng cách tìm kiếm phương án chiếm ưu thế, bạn chỉ cần thực hiện quyết định của
mình đơn giản hơn nhiều.

Bảng kết quả có thể được hỗ trợ rất lớn trong việc xác định phương án chiếm ưu thế
bởi vì chúng cung cấp một khuôn khổ thuận tiện cho việc so sánh. Để dễ dàng hơn trong
việc tìm ra lựa chọn chiếm ưu thế, bạn nên tạo một bảng thứ hai, trong đó mô tả về kết quả
được thay thế, có xếp hạng.
Trong bảng kết quả lựa chọn, làm việc theo từng hàng tương ứng với mỗi mục tiêu,

bạn xác định các kết quả mà đáp ứng tốt nhất các mục tiêu và thay thế bằng số 1; sau
Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 15


Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định

đó tìm kết quả tốt nhất thứ hai và thay thế nó bằng số 2; và bạn tiếp tục theo cách này
cho đến khi bạn đã xếp hạng những kết quả của tất cả các phương án. Thật dễ dàng
thấy được phương án chiếm ưu thế khi bạn nhìn vào bảng xếp hạng. Sử dụng một
bảng xếp hạng để loại bỏ phương án chiếm ưu thế có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều
sức lực. Đôi khi, trên thực tế, nó có thể trực tiếp dẫn đến quyết định cuối cùng. Quá
trình xác định phương án chiếm ưu thế cũng giúp bạn tránh nhầm lẫn chọn lựa
phương án kém hơn.
Hãy làm cân bằng (đánh đổi) bằng cách sử dụng phương pháp even swap (hoán đổi
ngang)
Nếu tất cả các phương án được đánh giá như nhau cho một mục tiêu nhất định - ví dụ,
tất cả các chi phí như nhau - thì bạn có thể bỏ qua mục tiêu đó.
Phương pháp hoán đổi ngang - even swap - sẽ đưa ra một cách để điều chỉnh các kết
quả khác nhau của các phương án, làm cho chúng tương đương về một mục tiêu nhất định.
Mục tiêu này trở nên không thích hợp. Một hoán đổi ngang sẽ làm tăng giá trị của một
phương án cho một mục tiêu trong khi giảm giá trị của nó bởi một số lượng tương đương về
mục tiêu khác. Về bản chất, phương pháp trao đổi ngang even swap là một hình thức đổi

chác hàng hóa - nó buộc bạn phải suy nghĩ về giá trị của một mục tiêu trong điều kiện của
người khác. Trong khi việc đánhmgiá phương án chiếm ưu thế cho phép bạn loại bỏ các
phương án, thì phương pháp trao đổi ngang cho phép bạn loại bỏ các mục tiêu. Khi nhiều
mục tiêu được loại bỏ, các phương án bổ sung có thể được loại bỏ vì phương án chiếm ưu
thế, và quyết định trở nên dễ dàng hơn.
Lời khuyên thiết thực cho việc thực hiện phương pháp hoán đổi ngang.
Một khi bạn hiểu rõ được bản chất, phương pháp hoán đổi ngang trở nên dễ dàng - gần
như là một trò chơi. Xác định giá trị tương đối của các kết quả - bản chất của quá trình đánh
đổi (trade-off) - là phần khó nhất. Phương pháp hoán đổi ngang cho phép bạn tập trung vào
việc xác định giá trị tại một thời điểm, đưa ra suy nghĩ cẩn thận.
Những gợi ý để thực hiện sự cân bằng trong việc ra quyết định:
 Trước tiên, thực hiện phương pháp hoán đổi. Thông thường, bạn sẽ có thể đạt
được một quyết định (hoặc ít nhất là loại bỏ một số phương án) bằng cách thực
hiện hoán đổi, giúp ta tiết kiệm được công sức khi phải vật lộn với những khó
khăn.

Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 16


Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định
 Nên tập trung thực hiện nhiều hoán đổi, mà không cần quan tâm đến tầm quan
trọng của mục tiêu. Điều đó không có nghĩa nói rằng mục tiêu này quan trọng hơn
mục tiêu khác, mà không cần xem xét mức độ của thay đổi những kết quả khi thay
thế phương án. Tập trung vào nhận thức tầm quan trọng của một mục tiêu có thể
làm cho việc cân bằng (tradeoffs) được tốt hơn. Khi bạn thực hiện hoán đổi ngang,
tập trung không chỉ vào tầm quan trọng của các mục tiêu mà còn phải tập vào tầm
quan trọng của số lượng câu hỏi.
 Chất lượng của phương pháp hoán đổi ngang dựa vào những gì bạn bắt đầu

Khi bạn hoán đổi một phần các phương án, bạn nên nghĩ đến giá trị của tổng thể
kết quả ra quyết định của vấn để.
 Nên thực hiện việc hoán đổi một cách hợp lý, mặc dù giá trị trước và sau hoán đổi
có thể tương đương nhau.
 Tìm ra những thông tin để thực hiện hoán đổi mang nhiều thông tin hơn. Việc
hoán đổi giữa các phương án đòi hỏi sự đánh giá, nhưng những đánh giá đó có thể
được củng cố dựa trên sự kiện và phân tích. Hãy suy nghĩ cẩn thận về giá trị của
mỗi kết quả mà bạn thu được.
 Phải làm tốt công việc thực hành. Phương pháp hoán đổi phải được thực hiện
thường xuyên. Quá trình hoán đổi tương đối đơn giản, và luôn hoạt động theo
cùng một cách. Quyết định chọn một hoán đổi thích hợp, không bao giờ là dễ cả mỗi hoán đổi phải được đánh giá cẩn thận. Khi có được kinh nghiệm rồi, bạn sẽ có
được sự hiểu biết nhất định. Bạn sẽ được trao dồi kỹ năng nhiều hơn thể hiện qua
giá trị thực sự của bạn. Bạn sẽ biết những gì quan trọng và những gì không. Có lẽ
lợi ích lớn nhất của phương pháp hoán đổi ngang là nó buộc bạn phải suy nghĩ về
giá trị của mỗi sự đánh đổi dựa trên lý trí, đo đếm và xử trí. Và đó là bí mật của
việc lựa chọn thông minh.
7. Additional Criteria for Assessment – Các yếu tố khác
Uncertainty - Làm rõ sự không chắc chắn của bạn.
Risk Tolerance - Suy nghĩ kỹ về khả năng chịu rủi ro của bạn.
Linked decisions - Hãy xem xét các quyết định liên quan.
Uncertainty - Không chắc chắn: Điều gì có thể xảy ra trong tương lai? Việc ra quyết
định hiệu quả phải đối mặt với sự không chắc chắn. Bạn phải đánh giá khả năng xảy ra các
kết quả khác nhau và đánh giá những tác động có thể có.
Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 17


Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định
Risk Tolerance - Khả năng chịu rủi ro: Khi bạn lớn hơn, khả năng chịu đựng rủi ro cho

một chiến lược đầu tư càng phản ánh tính bảo thủ của bạn. Cấy ghép xương tủy không thể
ngăn chặn căn bệnh ung thư và chúng làm bạn đau đớn. Một sự đầu tư rủi ro thấp có thể tạo
ra một sự mất mát đầu tư không thể chấp nhận cho bạn.
Linked Decisions - Các quyết định liên quan.
Các quyết định ngày hôm nay ảnh hưởng đến lựa chọn vào ngày mai. Điều ngược lại
cũng đúng - mục tiêu của mình trong tương lai cũng ảnh hưởng đến mục tiêu của mình hôm
nay. Để đối phó với các quyết định liên quan, chúng ta cô lập và giải quyết các vấn đề ngắn
hạn trong khi thu thập các thông tin cần thiết để giải quyết những vấn đề sẽ phát sinh sau
này. Tất nhiên, một thế giới không hoàn hảo sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến những việc ra quyết
định cho tương lai (thậm chí hiện tại) của chúng ta.
Chủ động là chìa khóa để thu thập, phân loại, xử lý và đưa ra mọi quyết định. Bạn có
thể lựa chọn, hoặc cho phép quyết định tác động đến mình (bị động) hoặc là chủ động
trong quá trình ra quyết định.
Sau đây là một vài ví dụ đơn giản, mà bạn sử dụng 8 yếu tố như là một hướng dẫn
trong việc ra quyết định:

III. Ví dụ minh họa
1. So sánh các phương án, sử dụng một bảng các kết quả - Alternatives
Ví dụ sau minh họa việc đưa ra các phương án bằng cách lập bảng các kết quả.
Vincent Sahid là một chàng trai trẻ, con một của một người góa vợ. Ngoài thời gian học tại
trường, Vincent lập một kế hoạch kinh doanh, nhằm giúp cha của mình chữa trọng bệnh.
Để kiếm sống, trong thời gian đi học, anh ta cần có một công việc. Anh ta mong muốn một
công việc có thu nhập thỏa đáng, hậu hĩnh, có phúc lợi và trợ cấp tốt, đồng thời phải là
công việc thú vị, nhưng anh ta cũng muốn có được một số kinh nghiệm hữu ích khi trở lại
trường học. Và, với bệnh tật của cha, điều quan trọng là công việc đó cần phải linh hoạt để
giải quyết những trường hợp khẩn cấp. Sau nhiều ngày căm cụi, Vincent xác định, 5 công
việc có thể. Mỗi một công việc có những kết quả khác nhau cho mục tiêu của anh ta, và
bảng xếp hạng các kết quả được cho như bảng sau.

Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT


Trang 18


Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định

Bảng kết quả trên có nhiều thông tin với cấu trúc ngắn gọn và có trật tự, cho phép ta
dễ dàng so sánh các phương án với nhau, bởi các tiêu chí.

Phương án ưu thế dễ thấy được khi nhìn vào bảng xếp hạng. Vincent thấy rằng công
việc E rõ ràng tệ hơn công việc B ở 4 tiêu chí, và 2 tiêu chí bằng nhau. Như vậy, ta loại bỏ
công việc E. Tiếp tục so sánh công việc A và công việc D, anh ta thấy công việc A tốt hơn
với 3 tiêu chí và tồi tệ hơn với 1 tiêu chí (kỳ nghỉ - Vacation Days), 2 tiêu chí bằng nhau.
Khi một phương án chỉ có một lợi thế so với phương án khác, chẳng hạn như công việc D,
thì nó thích hợp để loại bỏ. Trong trường hợp này, Vincent kết luận rằng, lợi thế nghỉ một
ngày ở công việc D, nhưng lại có đến 3 nhược điểm về tiền lương (Monthly Salary), phát
triển kỹ năng kinh doanh (Business Skills), và lợi ích (benefits). Do vậy, công việc D thực
tế bị chi phối bởi công việc A, và cũng bị loại bỏ.
2. Sử dụng phương pháp hoán đổi ngang even swaps để rút gọn các lựa chọn ra quyết
định
Sau đây là một ví dụ về phương pháp hoán đổi even swaps cho bài toán phức tạp hơn.
Alan Miller là một nhà khoa học máy tính, ông bắt đầu hành nghề tư vấn kỹ thuật ba năm
trước đây. Trong năm đầu tiên, ông ta làm việc tại nhà, do công việc kinh doanh khá phát
triển, ông đã quyết định ký hợp đồng hai năm thuê văn phòng làm việc ở Tòa nhà Office
Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 19


Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định

Park Pierpoint. Bây giờ hợp đồng thuê văn phòng sắp hết hạn. Ông ta cần phải quyết định
xem có nên gia hạn hay chuyển văn phòng đến nơi khác.
Sau khi suy xét về triển vọng công việc kinh doanh, Alan xác định năm tiêu chí cơ bản
cho văn phòng làm việc: thời gian đi lại ngắn, khách hàng dễ dàng giao dịch, các dịch vụ tốt
(hỗ trợ văn phòng, máy photocopy, fax, thư tín), đủ không gian, và chi phí thấp. Ông khảo
sát hơn một chục địa điểm, và loại bỏ những phương án không đáp ứng yêu cầu, chỉ còn lại
5 phương án khả thi: Parkway, Lombard, Baranov, Montana, và khu nhà đang thuê hiện tại,
Pierpoint.
Sau đó, ông xây dựng một bảng kết quả, đặt ra các kết quả của từng phương án cho
từng tiêu chí và sử dụng thang đo khác nhau cho từng tiêu chí.

+ Ông mô tả thời gian đi lại là thời gian trung bình (tính bằng phút) cần thiết để di
chuyển trong giờ cao điểm.
+ Để đo lường khả năng tiếp cận khách hàng, ông xác định tỷ lệ phần trăm những
khách hàng có thực hiện kinh doanh trong vòng một giờ lái xe vào giờ ăn trưa tại văn
phòng.
+ Ông sử dụng thang đo mức A-B-C để mô tả các dịch vụ văn phòng cung cấp: A
nghĩa là dịch vụ đầy đủ, có thể sử dụng được máy photocopy và máy fax, trả lời điện thoại,
và lệ phí hỗ trợ thư ký; B nghĩa là chỉ sử dụng được máy fax và điện thoại; và C nghĩa là
không có các dịch vụ có sẵn.
+ Diện tích văn phòng được đo bằng feet vuông.
+ Và chi phí được tính bằng tiền thuê hàng tháng.
Để đơn giản hóa việc ra quyết định của mình, Alan tìm cách loại bỏ một số phương án
bằng cách sử dụng phương án ưu thế. Và ông đã sử dụng các mô tả trong bảng kết quả để
tạo ra một bảng xếp hạng.
Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 20



Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định

Nhìn qua các cột trong bảng, ông ta thấy rằng, phương án Lombard nổi trội so với
Pierpoint 4 tiêu chí, bằng nhau một tiêu chí (Office size), do đó xếp phương án Pierpoint ở
vị trí thứ 5 (loại bỏ Pierpoint). Ông cũng thấy rằng Montana gần như chiếm ưu thế so với
Parkway, chỉ thua mỗi tiêu chí Monthly cost một bậc. Có nên loại bỏ phương án Parkway
không? Ông xem lại bảng kết quả và nhận thấy rằng, phương án Montana chỉ có một bất lợi
nhỏ là chi phí chỉ đắt hơn $50 mỗi tháng, trong khi lại có ưu điểm là lợi hơn 150 feet vuông,
đi lại ngắn hơn nhiều, và tiếp cận khách hàng tốt hơn nhiều. Do vậy, ông loại bỏ phương án
Parkway.
Alan đã giảm đi chỉ còn lại 3 phương án là Lombard, Baranov, và Montana, trong đó
mỗi phương án có một tiêu chí nổi trội khác nhau. Ông vẽ lại bảng kết quả của mình.
Để làm rõ thêm sự lựa chọn của mình, Alan cần thực hiện một loạt các hoán đổi
ngang. Lướt qua bảng trên, ông nhìn thấy sự giống nhau của tiêu chí thời gian đi lại của 4
phương án còn lại. Nếu tiêu chí thời gian đi lại của phương án Baranov tăng từ 20 phút lên
đến 25 phút bằng cách sử dụng phương pháp hoán đổi ngang, thì cả ba phương án sẽ có
thời gian đi lại tương đương, và các tiêu chí khác có thể giảm xuống để xét tiếp. Alan quyết
định rằng, tăng 5 phút trong tiêu chí thời gian đi lại của phương án Baranov có thể được bù
đắp bởi sự gia tăng 8% trong tiêu chí tiếp cận khách hàng của Baranov, nghĩa là từ 70%
tăng lên thành 78%. Ông đã thực hiện hoán đổi, và loại bỏ tiêu chí thời gian đi lại ra khỏi
bảng kết quả. Sau đó, Alan kiểm tra lại bảng này để tìm kiếm phương án ưu thế nhưng
không tìm thấy.

Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 21


Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định
Kế tiếp, Alan loại bỏ tiêu chí dịch vụ văn phòng bằng cách thực hiện hai hoán đổi tiêu

chí chi phí hàng tháng. Sử dụng tiêu chí dịch vụ văn phòng Lombard (B) lấy làm chuẩn, đối
với phương án Baranov, ông thực hiện hoán đổi: tăng mức độ dịch vụ văn phòng từ C lên
thành B với việc tăng $250 trong chi phí hàng tháng. Tương tự, đối với phương án
Montana, thực hiện hoán đổi: giảm dịch vụ văn phòng từ A xuống B với việc tiết kiệm chi
phí hằng tháng là $100.

Mỗi lần Alan thực hiện một hoán đổi, ông thay đổi phương án phù hợp. Với việc loại
bỏ tiêu chí dịch vụ văn phòng, ông thấy rằng phương án Baranov giờ bị chi phối bởi
phương án Lombard và có thể được loại bỏ. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của quá
trình xem xét các tiêu chí. Trong việc thực hiện hoán đổi, bạn nên tìm cách tạo ra phương
án chiếm ưu thế mà nó không tồn tại trước đó, để có thể loại bỏ được phương án khác.
Trong việc ra quyết định, bạn sẽ luân phiên kiểm tra giữa cột (phương án) và hàng (tiêu
chí), giữa đánh giá phương án ưu thế và thực hiện hoán đổi.
Sau khi loại bỏ phương án Baranov, chỉ còn lại 2 phương án Lombard và Montana.
Chúng có có điểm số tương đương trong tiêu chí thời gian đi lại và dịch vụ văn phòng, chỉ
còn lại ba tiêu chí để xem xét. Alan tiếp tục thực hiện một hoán đổi giữa diện tích văn
phòng và chi phí hàng tháng. Nhận thấy văn phòng Lombard 700 feet vuông sẽ là chật chội,
ông thực hiện hoán đổi: tăng thêm 250 feet vuông với việc tăng chi phí $250 mỗi tháng.
Hoán đổi này loại bỏ tiêu chí diện tích văn phòng, và bây giờ phương án Montana rõ ràng
ưu thế hơn, có lợi hơn trong cả hai tiêu chí còn lại, chi phí hàng tháng và tiếp cận khách
hàng. Như vậy, phương án Montana là quyết định lựa chọn cuối cùng.
Alan ký hợp đồng thuê văn phòng ở Montana, bởi lẻ ông đã tự tin vào suy nghĩ, quyết
định cẩn thận của mình, xem xét tất cả các phương án và tiêu chí, và đã thực hiện lựa chọn
thông minh.

Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 22



Tiểu luận môn học: Hệ hỗ trợ ra quyết định

IV. Kết luận
Não của chúng ta luôn luôn hoạt động. Đôi khi những suy nghĩ lệch lạc và nhận thức
sai lầm làm tổn thương chúng ta hơn là giúp chúng ta. Những quyết định quan trọng và
phức tạp thường rất biến dạng bởi vì chúng có xu hướng liên quan đến nhiều giả định và
ước lượng. Càng đánh cược bao nhiêu, thì rủi ro càng cao bấy nhiêu.
Chúng ta thường không được đào tạo để làm việc với lý thuyết xác suất. Chúng ta rất
giỏi trong việc đánh giá thời gian, khoảng cách, trọng lượng và khối lượng, nhưng xác suất
thì không thể. Vì thế, Chúng ta phải bắt đầu tự rèn luyện mình.
Để tránh rơi vào bất ổn trong trạng thái tâm lý, chúng ta cần phải tự nhận thức được
mình và sự việc xung quanh. Bạn muốn phát hiện ra sai sót trong suy nghĩ trước khi gặp
phải sự chỉ trích và trừng phạt. Nếu bạn dành thời gian để hiểu và tránh rơi vào bất ổn trạng
thái tâm lý, bạn sẽ tự tin hơn trong việc ra quyết định của cuộc đời bạn.

V. Tài liệu tham khảo
[1]. Hammond, John S.; Keeney, Ralph L.; Raiffa, Howard. Smart Choices: A Practical
Guide to Making Better Decisions. Harvard Business School Press, 1999, 244p.

Học viên: Nguyễn Việt Vương - K28.KHMT

Trang 23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×