Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Kinh tế xã hội tại thôn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 41 trang )

SỔ TAY
HƯỚNG DẪN LẬP ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TẠI THÔN BẢN
Tháng 5/2013


Sổ tay lập kế hoạch thôn bản

Lời nói đầu
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là một công cụ quản lý điều hành vĩ mô các hoạt
động Kinh tế - xã hội, là sự cụ thể hoá các mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát triển theo
từng thời kỳ qua hệ thống các mục tiêu, biện pháp định hướng phát triển và các chương
trình hành động bên cạnh hệ thống chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế hoạch.
Công tác lập kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội hiện nay đang bộc lộ nhiều điểm yếu
như mang tính hình thức chung chung, thiếu sự gắn bó với mục tiêu, giải pháp và nguồn lực,
bản kế hoạch chứa nhiều chỉ tiêu hiện vật, mang tính xin cho… , nhiều vấn đề chịu ảnh
hưởng rõ rệt của kinh tế thời bao cấp. Thêm vào đó, công tác lập kế hoạch kinh tế - xã hội tại
cấp cơ sở xã, thôn hiện còn yếu kém một mặt là do hạn chế về năng lực của người làm kế
hoạch, mặt khác là do chưa có khung hướng dẫn lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại
cấp xã và thôn bản.
Với mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác lập kế hoạch tại thôn bản và
cấp xã tạo căn cứ xác thực về mặt số liệu cho lập kế hoạch phát triển kinh tế cấp huyện, Sở
Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An đã phối hợp với các đơn vị có liên quan (các nhà tài trợ:
OXFARM, SNV, LUX dev., BORIS-BTC, các đơn vị tư vấn và kinh nghiệm của một số tỉnh) biên
soạn "Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã". Cuốn Sổ tay cung
cấp những hướng dẫn cơ sở giúp cán bộ kế hoạch tại cấp xã biết cách thu thập, tổng hợp,
phân tích và lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của
nhân dân cũng như phù hợp với nguồn lực của xã.
Do thời gian chuẩn bị ngắn, chắc chắn sẽ còn nhiều khiếm khuyết, trong thời gian áp
dụng thử nghiệm sắp tới, Tổ biên soạn rất mong nhận được sự góp ý của đông đảo bạn đọc


để không những có thể xây dựng và hoàn chỉnh tài liệu giúp sử dụng hiệu quả trong công tác
kế hoạch tại địa phương mà còn có thể chia sẻ với các tỉnh bạn để hoạt động kế hoạch hóa
tại cơ sở ngày càng có tính bền vững cao.
Tháng 5 năm 2013

2


Sổ tay lập kế hoạch thôn bản

Mục lục
Lời nói đầu .................................................................................................................. 2
Mục lục ....................................................................................................................... 3
Vài nét về cuốn sổ tay.................................................................................................. 4
Phần I: Các bước xây dựng đề xuất kế hoạch thôn. ...................................................... 5
1. Thành lập/ kiện toàn Nhóm lập kế hoạch thôn (NLKH) ........................................... 5
2. Họp nhóm xây dựng kế hoạch (Họp Chuẩn bị hoặc Trù bị) ..................................... 6
3. Tổ chức họp thôn ................................................................................................... 13
Phần II: Mẫu biểu sử dụng cho lập kế hoạch đề xuất .................................................. 18
Mẫu biểu I.1 Số liệu cơ bản ....................................................................................... 18
Mẫu biểu I.2 Định hướng phát triển kinh tế xã hội thôn ........................................... 20
Mẫu biểu I.3 Tồn tại/ Nguyên nhân/ Giải pháp và Kế hoạch hoạt động .................. 22
Mẫu biểu I.4 Biên bản họp thôn ................................................................................ 23
Phần III: Một số công cụ thực hiện ............................................................................. 24
1. Mô tả các bước và kết quả cần đạt được ............................................................. 24
2. Triệu tập Nhóm lập kế hoạch thôn ........................................................................ 25
3. Khái quát tình hình KTXH và định hướng phát triển năm tới ................................ 26
4. Xác định vấn đề/ tồn tại/ bức xúc, nguyên nhân .................................................. 28
4.1 Cách xác định vấn đề/ tồn tại, bức xúc ........................................................... 28
4.2 Cách xác định nguyên nhân của vấn đề .......................................................... 34

4.3 Cách xác định giải pháp................................................................................... 35
5. Trình bày bảng Vấn đề/ Nguyên nhân/ Giải pháp/ Hoạt động ............................. 36
6. Cách thức xếp ưu tiên hoạt động .......................................................................... 37
7. Các công cụ lồng ghép ........................................................................................... 39
7.1 Khái niệm cơ bản ............................................................................................ 39
7.2 Lồng ghép kế hoạch sử dụng đất, biến đổi khí hậu, giới và phát triển cộng đồng
trong công tác kế hoạch phát triển KTXH ....................................................... 39

3


Sổ tay lập kế hoạch thôn bản

Vài nét về cuốn sổ tay

 Đối tượng sử dụng:
Đối tượng sử dụng của cuốn số tay lập kế hoạch thôn bản này là Trưởng thôn và các
thành viên Nhóm lập kế hoạch thôn (hay Tổ công tác Kế hoạch thôn).
Khi gặp khó khăn hoặc cần thiết phải tham khảo, họ có thể đọc các nội dung trong cuốn
sổ tay để áp dụng vào công tác lập đề xuất kế hoạch tại thôn bản.

 Cấu trúc
Cuốn sổ tay được viết thành 3 phần:
o Phần I: Các bước xây dựng đề xuất kế hoạch thôn
o Phần II: Các mẫu biểu sử dụng trong xây dựng đề xuất kế hoạch thôn
o Phần III: Các công cụ và gợi ý thực hiện
Phần I trình bày tóm tắt về các bước chính trong lập kế hoạch tại thôn, phần này giúp
người đọc dễ dàng hiểu được tổng quát các bước cần thực hiện.
Cách trình bày trong phần này như sau:
+ Phần Mô tả tóm tắt bước thực hiện chính với các nội dung:



Thành phần: Những người liên quan cần thiết;



Địa điểm: Nơi phù hợp để thực hiện công việc đã mô tả;



Thời gian: Thời điểm hợp lý để tiến hành xây dựng đề xuất kế hoạch;



Nội dung cần chuẩn bị: Bao gồm những tài liệu cần có phục vụ cho nội dung này
kèm theo trang thiết bị, công cụ liên quan (bảng phấn, giấy viết, bút …vv);



Kết quả cần đạt được: Kết quả mong đợi cần có đối với bước này.



Các bước tiến hành: Mô tả và hướng dẫn chi tiết về các hoạt động theo thứ tự cần
thực hiện để đạt được kết quả đã nêu.



Chỉ dẫn tra cứu: Ghi số trang của phần hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan
để tiện tra cứu.


+ Phần ví dụ: Đây là phần trình bày những ví dụ cụ thể theo mẫu biểu quy định, các số
liệu trong phần ví dụ có ý nghĩa tham khảo và gợi ý cho người thực hiện.
Phần II là toàn bộ các mẫu biểu sử dụng trong lập đề xuất kế hoạch thôn.
Phần III trình bày cụ thể về một số gợi ý kỹ thuật sử dụng trong lập đề xuất kế hoạch
thôn có liên quan trực tiếp đến mỗi bước đề cập trong Phần I.

4


Phần I: Xây dựng Kế hoạch – Triệu tập Nhóm lập kế hoạch

Dành cho Trưởng thôn

Phần I: Các bước xây dựng đề xuất kế hoạch thôn.
1. Thành lập/ kiện toàn Nhóm lập kế hoạch thôn (NLKH)
Sau khi nhận được Văn bản chỉ đạo về lập kế hoạch của UBND xã, trưởng thôn lập danh
sách, thành lập hoặc kiện toàn Nhóm lập kế hoạch thôn (hoặc Tổ công tác kế hoạch thôn) và
thông báo cho các thành viên về thời gian, địa điểm tổ chức họp xây dựng kế hoạch.

 Thành phần và nhiệm vụ của Nhóm lập kế hoạch thôn
Trưởng thôn lập danh sách, ghi chép đầy đủ thông tin về các thành viên Nhóm với
thành phần bao gồm:
o Tổ trưởng: Do Trưởng thôn hoặc Bí thư chi bộ đảm nhiệm;
o Thư ký: một thành viên và có khả năng ghi chép tốt;
o 3 đến 5 thành viên khác là các đại diện các Ban, Ngành, Đoàn thể ở thôn (Đoàn Thanh
Niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến Binh…vv), đại diện nhóm hộ nghèo
nhất, hộ dân tộc và hộ cá thể sản xuất giỏi. Số lượng nữ giới trong tổng số các thành
viên phải đạt ít nhất 30% tổng số.


 Chỉ dẫn tra cứu:
 Tham khảo trang 25 để biết thêm về thành phần Nhóm lập kế hoạch, phân công trách
nhiệm từng thành viên và cách ghi chép, điền bảng biểu liên quan.

5


Phần I: Xây dựng Kế hoạch – Họp xây dựng kế hoạch

Dành cho Trưởng thôn & Nhóm lập kế hoạch

2. Họp nhóm xây dựng kế hoạch (Họp Chuẩn bị hoặc Trù bị)
 Thành phần: Các thành viên Nhóm lập kế hoạch.
 Địa điểm tổ chức: Theo thực tế của thôn.
 Thời gian: Đầu tháng 5, ngay sau khi triển khai công tác kế hoạch xã.
 Nội dung cần chuẩn bị:
 Văn bản chỉ đạo của xã về công tác lập kế hoạch phát triển KTXH;
 Sổ sách ghi chép tình hình thôn bản;
 Số liệu thống kê về tình hình Kinh tế - xã hội của thôn.
 Bảng viết phấn hoặc vật liệu phù hợp để ghi chép, thảo luận.

 Kết quả cần đạt được sau cuộc họp xây dựng kế hoạch
 Biểu đánh những giá kết quả nổi bật, vấn đề (tồn tại, khó khăn, bức xúc) của thôn,
nguyên nhân, giải pháp và các hoạt động dự kiến (Mẫu biểu I.3 – trình bày trên bảng
hay giấy A0);
 Thống nhất về thời gian, địa điểm, nội dung và thành phần tham gia cho cuộc họp
thôn.

 Các bước thực hiện:
 (1). Trưởng thôn thông báo về mục tiêu và nội dung cần đạt được trong cuộc họp,

giao nhiệm vụ ghi chép các nội dung thảo luận;
 (2). Căn cứ tình hình phát triển KTXH của UBND xã và thực tế tại thôn (xem Ví dụ
2, trang 9), trưởng thôn tóm tắt những điểm chính theo danh mục lĩnh vực KTXH
trong Bảng 1: Các lĩnh vực kinh tế xã hội chính trong thôn (trang 31), thảo luận để lựa
chọn những lĩnh vực chính cần quan tâm trong năm kế hoạch tới;
 (3). Theo từng lĩnh vực đã chọn, các thành viên thực hiện theo thứ tự sau:
 Ghi tên lĩnh vực thảo luận vào phiếu cung cấp thông tin (I.3);
 Đánh giá, lựa chọn tối đa 3 kết quả/ điểm mạnh/ thuận lợi nổi bật cần tiếp tục
phát huy và ghi vào ô Kết quả nổi bật;
 Thảo luận, xác định tối đa 3 vấn đề/ tồn tại/ khó khăn cần giải quyết trong năm tới
của thôn bản (xem gợi ý trang 28), ghi vào ô Vấn đề/ Tồn tại;
 Với mỗi vấn đề, tiếp tục thảo luận, tìm nguyên nhân/ lý do gây ra, ghi lần lượt vào
ô Nguyên nhân;
 Thảo luận, đề xuất giải pháp khắc phục từng nguyên nhân, ghi vào ô Giải pháp
(Xem trang 11);
 Tiếp tục thảo luận đề xuất các hoạt động cần thực hiện để triển khai giải pháp.
Các hoạt động thôn tự làm không đòi hỏi phải đầu tư kinh phí thì ghi vào phần các
hoạt động không cần kinh phí; các hoạt động cần kinh phí thực hiện thì ghi vào phần
các hoạt động cần kinh phí. Không đưa ngay thông tin về kinh phí đối với các hoạt
động cần kinh phí, chỉ ghi tên hoạt động, số lượng, khối lượng, thời gian, địa điểm,
người chịu trách nhiệm thực hiện.

6


Phần I: Xây dựng Kế hoạch – Họp trù bị

Dành cho Nhóm lập kế hoạch & Trưởng thôn

 Lưu ý:

+ Đây là các hoạt động đề xuất để xã xem xét đưa vào kế hoạch năm tới, có thể chúng
không được thực hiện do hạn chế về kinh phí hoặc cần phải ưu tiên cho thôn bản khác
trước, vì thế Trưởng thôn cần nói rõ để tránh hiểu lầm cho các thành viên cũng như
người dân là cứ đưa vào đề xuất là sẽ được cấp trên quan tâm thực hiện;
+ Cần tìm ra các hoạt động mà thôn tự thực hiện được hoặc có thể đóng góp nguồn lực
tại chỗ (đóng góp bằng tiền, vật tư, công lao động…vv) và chỉ đề xuất cấp trên hỗ trợ
thực hiện một số nội dung mà thôn không thể tự huy động nguồn lực tại chỗ được;
+ Nếu một lĩnh vực có nhiều vấn đề cần quan tâm và không ghi hết trên một phiếu I.3 thì
có thể ghi tiếp sang phiếu khác trong đó ghi rõ số tờ (phần cuối của phiếu).
 (4). Tiếp tục thảo luận đối với lĩnh vực khác như cách đã nói ở trên;
 (5). Kết thúc thảo luận, trưởng thôn hướng dẫn tổng hợp kết quả, ghi ra biểu trên
giấy đồng thời chép lên bảng hoặc giấy A0 (nếu có bảng hoặc giấy) để trình bày tại
cuộc họp thôn (Xem Ví dụ 4, trang 12);
 (6). Trưởng thôn kết luận, thống nhất thành phần tham gia, thời gian, địa điểm tổ
chức họp thôn; phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tóm tắt nội dung cuộc họp và
bế mạc

 Tham khảo thêm:
 Trang 26 để biết cách tóm tắt thực trạng kinh tế xã hội thôn;
 Trang 28 để biết cách xác định vấn đề, nguyên nhân, giải pháp.


[Tài liệu dành cho thôn bản]
Sổ tay lập kế hoạch thôn bản

Ví dụ tham khảo

Ví dụ 1: Biểu số liệu cơ bản
Năm hiện trạng: ......... 2009
STT


Thôn: .................. Chằng Trong
Đơn vị
tính

Chỉ số

I. Thống kê nhân khẩu, dân tộc, lao động …vv
1
Tổng số hộ
2
- Số hộ nghèo
- Số hộ thuần nông
- Số hộ có sản xuất tiểu thủ công nghiệp
- Số hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ
3
Tổng số nhân khẩu
- Dân tộc Kinh
- Dân tộc Mường
- Dân tộc Thái
- Dân tộc Dao
- ………………………………
- ………………………………
4
Số nữ giới trong tổng số nhân khẩu
5
Lao động trong độ tuổi
- Nam (15-60 tuổi)
- Nữ (15-55 tuổi)
II. Thống kê tài nguyên đất đai, cơ sở hạ tầng …vv

6
Diện tích đất tự nhiên
7
Diện tích canh tác (theo cây trồng chính)
Cây hàng năm
- Lúa nước
- Lúa nương
- Ngô
- Khoai, Sắn …vv
- C©y MÝa………………………………
- ………………………………
Cây lâu năm
- ………………………………
- ………………………………
Diện tích ao, hồ, mặt nước nuôi trồng thủy sản
8
Diện tích đất lâm nghiệp
- Rừng tự nhiên
- Rừng trồng
- Đất chưa có rừng
9
Hạ tầng
- Số nhà trẻ, mẫu giáo kiên cố
- Số nhà văn hóa
- Số m đường giao thông kiên cố
- Số lớp học cắm bản kiên cố

8

hộ

hộ
hộ
hộ
hộ
người
người
người
người
người
người
người
người
người
người
người
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha

ha
nhà
nhà
m
lớp

Số liệu
41
4
41
41
203
203

92
116
62
54
126,49

25,15
7,08
3,22
5,52
10,12

0,52
22,15

1



[Tài liệu dành cho thôn bản]
Phần I: Xây dựng Kế hoạch – Họp trù bị

Dành cho Nhóm lập kế hoạch & Trưởng thôn

Ví dụ 2: Khái quát tình hình kinh tế xã hội thôn

Khái quát tình hình Kinh tế - Xã hội năm 2009 và định hướng 2010
Thôn: Chằng Ngoài
[Trưởng thôn tham khảo mẫu này để chuẩn bị cho cuộc họp thôn, đây là ví dụ, không
bắt buộc chuẩn bị]
(1.) Khái quát tình hình kinh tế xã hội thôn năm 2009
(1.1.) Đánh giá tình hình 4 tháng đầu năm
a. Kinh tế:
Về sản xuất Nông nghiệp, các hộ đã làm đất, cày bừa đợt 2, chuyển phân ra đồng,
chuẩn bị đủ số lượng mạ gieo, thời tiết thuận lợi cho cây mạ phát triển. Về thu nhập 2 tháng
đầu năm đã có hộ bán được nhiều sản phẩm như Sắn, Mía và các loại khác, ước tính đạt 30%
tổng thu nhập cả năm ...
b. Văn hoá - Xã hội & Môi trường:
Vận động các cháu đủ độ tuổi đến trường đạt 100%. Trong dịp tết các hộ nghèo trong
xóm được hỗ trợ 200.000 đồng/1 khẩu đến tận tay hộ nghèo.
Tổ chức vui chơi giải trí cho nhân dân trong dịp tết. Đảm bảo giữ vững môi trường
xanh, sạch, đẹp.
c. An ninh, trật tự:
An ninh,chính trị, an toàn xã hội trong thôn xóm được giữ vững, nhất là trong dịp tết,
không có tình trạng gây rối, mất trật tự công cộng ....
(1.2.) Dự kiến cả năm
a. Kinh tế:

Dự kiến năm 2009 các chỉ tiêu chủ yếu đạt được như sau:
Sản lượng lương thực quy thóc của thôn đạt 178 tấn/ 1 năm; cả thôn tập trung vào
thời vụ sản xuất và triển khai huy động các nguồn lực lao động. Tích cực tiếp thu định hướng
của xã trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở từng hộ gia đình. Phát triển cây mũi
nhọn như Mía, cây ngắn ngày có năng xuất cao hướng tới thu nhập bình quân đầu người đạt
6,5 – 7 triệu đồng/ năm ...
b. Văn Hoá - Xã hội & Môi trường:
Thực hiện tốt các chủ chương, chính sách xã hội như: Người có công với nhà nước ngày
27/7 và các chính sách xã hội khác nữa. Vận động sinh đẻ có kế hoạch, không có trẻ em bỏ
học trong năm. Ốm đau phải đến trạm y tế xã, giữ gìn đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp
– ăn uống hợp vệ sinh ...
c. An ninh, trật tự:
Tăng cường phòng chống tệ nạn xã hội, mất trật tự trong thôn, kịp thời hòa giải các
mâu thuẫn, xích mích trong nhân dân, tuyên truyền sâu rộng về phòng chống các tệ nạn như
ăn cắp vặt, uống rượu, nghiện ma túy ...


[Tài liệu dành cho thôn bản]
Phần I: Xây dựng Kế hoạch – Họp trù bị

Dành cho Nhóm lập kế hoạch & Trưởng thôn

(2.) Định hướng kinh tế - xã hội thôn năm 2010
(2.1.) Dự báo
Năm 2010 tình hình kinh tế ở thôn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do các yếu tố
bất lợi về thời tiết và biến động về giá cả thị trường đối với một số sản phẩm nông nghiệp
chính của thôn. Với quyết tâm của bà con nhân dân, rất có thể thôn ta sẽ khắc phục và hạn
chế được phần nào những khó khăn này và tìm giải pháp tích cực để đối phó với khó khăn
trước mắt, từng bước ổn định đời sống nhân dân trong thôn.
(2.2.) Mục tiêu chung

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng có năng xuất cao như: Giống Lúa lai,
Ngô lai và một số cây có giá trị kinh tế cao như Mía, Đậu Tương, Lạc…
Tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.
Giữ gìn bản sắc dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
(2.3.) Định hướng giải pháp chủ yếu của thôn
a. Kinh tế:
Thúc đẩy phát triển chăn nuôi bằng cách cải tiến giống và tăng đầu tư;
Vận động bà con tham gia trồng rừng nguyên liệu;
Vận động các gia đình có điều kiện mở dịch vụ như: Bán hàng tiêu dùng, sửa chữa xe
máy…
Đề nghị khuyến nông xã hỗ trợ kỹ thuật đê trồng cây ăn quả có giá trị như: Cam, Quýt,..
bằng cách tận dụng quỹ đất và cải tạo giống;
Tăng thêm diện tích trồng Mía tím, Đậu Tương, lạc trên một số khu vực đất phù hợp
trong thôn;
b. Văn hoá - Xã hội & Môi trường:
Tăng cường tuyên truyền về môi trường, nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ
môi trường sống;
Vận động con em không bỏ học, tuyên truyền để không xảy ra tình trạng gia đình sinh
con thứ 3 trong thôn;
Tham gia đầy đủ các giải, phong trào thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ do xã tổ
chức.
c. An ninh, trật tự:
Ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn tại thôn, xây dựng quy ước sinh hoạt của thôn;
Vận động không để xảy ra mất an toàn giao thông trên địa bàn thôn;
Kịp thời giải quyết các vấn đề, vụ việc, bất đồng trong thôn.


[Tài liệu dành cho thôn bản]
Sổ tay lập kế hoạch thôn bản


Ví dụ tham khảo

Ví dụ 3: Kết quả thảo luận ghi trong biểu I.3
Ngành/ Lĩnh vực: Nông nghiệp (Trồng trọt & Thủy lợi)
Kết quả nổi bật Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giải pháp canh tác trên đất dốc được tổ chức tốt, người dân trong
thôn đánh giá cao;
Người dân tích cực hưởng ứng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trên cây ngô vụ Đông
Vấn đề (Tồn tại)
Nguyên nhân
Giải pháp
Người dân trong thôn sử dụng giống lúa
- Người dân thiếu kiến thức kỹ thuật, chưa có ý
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt
tạp, năng suất thấp
thức sản xuất hàng hoá, chưa được hướng dẫn.
- Khuyến nông xã hỗ trợ xây dựng mô hình chuyên canh 1
giống lúa năng suất cao trên một cánh đồng
Thiếu phân bón và nước tưới phục vụ canh - Phân chuồng từ sản xuất chăn nuôi chưa đủ
- Vận động nhân dân trong thôn hỗ trợ nhau, đầu tư kinh phí
tác tại Đồng Bùi
đáp ứng nhu cầu trồng trọt
phát triển chăn nuôi lợn, trâu bò và thực hiện các biện pháp
tạo nguồn phân chuồng
- Không vay được vốn ngân hàng để đầu tư mua - Đề nghị cấp trên đảm bảo tín chấp, hỗ trợ người dân vay vốn
phân bón hóa học, vi sinh
của các ngân hàng tại xã và huyện
- Mương bai thủy lợi thô sơ, xuống cấp
- Vận động nhân dân trong thôn tham gia tu sửa mương bai
cấp nước tại Đồng Bùi
Kinh phí (Tr. đồng)

Thời
Hoạt động
ĐVT
Số lượng
Địa điểm
Trách nhiệm
Ghi chú
Cần hỗ
gian
Tổng số Dân góp
trợ

Các giải pháp không cần nguồn lực tài chính
Cải tạo, nạo vét mương bai

Các giải pháp cần nguồn lực tài chính
Mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng lúa lai
Sửa chữa đập tạm tại Đồng Bùi
Đầu tư giống Lúa có năng suất cao, chịu
hạn, chịu sâu bệnh tốt

Huy động nhân dân tham gia lao động công
ích, đóng góp công cụ lao động để nạo vét
mương tại Đồng Bùi


[Tài liệu dành cho thôn bản]
Sổ tay lập kế hoạch thôn bản

Ví dụ tham khảo


Ví dụ 4: Bảng tổng hợp kết quả thảo luận trong cuộc họp nhóm xây dựng kế hoạch (ghi ra bảng lớn)
Về Nông nghiệp:
Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giải pháp canh tác trên đất dốc được tổ chức tốt, người dân trong
Kết quả đạt được thôn đánh giá cao;
Người dân tích cực hưởng ứng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trên cây ngô vụ Đông
Về Thương mại: ….
Vấn đề (Tồn tại)
Nguyên nhân
Giải pháp
Người dân trong thôn sử dụng giống lúa
- Người dân thiếu kiến thức kỹ thuật, chưa có ý
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt
tạp, năng suất thấp
thức sản xuất hàng hoá, chưa được hướng dẫn.
- Khuyến nông xã hỗ trợ xây dựng mô hình chuyên canh 1
giống lúa năng suất cao trên một cánh đồng
Thiếu phân bón và nước tưới phục vụ canh - Phân chuồng từ sản xuất chăn nuôi chưa đủ
- Vận động nhân dân trong thôn hỗ trợ nhau, đầu tư kinh phí
tác tại Đồng Bùi
đáp ứng nhu cầu trồng trọt
phát triển chăn nuôi lợn, trâu bò và thực hiện các biện pháp
tạo nguồn phân chuồng
- Không vay được vốn ngân hàng để đầu tư mua - Đề nghị cấp trên đảm bảo tín chấp, hỗ trợ người dân vay vốn
phân bón hóa học, vi sinh
của các ngân hàng tại xã và huyện
- Mương bai thủy lợi thô sơ, xuống cấp
- Vận động nhân dân trong thôn tham gia tu sửa mương bai
cấp nước tại Đồng Bùi
Kinh phí (Tr. đồng)

Thời
Hoạt động
ĐVT
Số lượng
Địa điểm
Trách nhiệm
Ghi chú
Cần hỗ
gian
Tổng số Dân góp
Trồng trọt

trợ

Mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng lúa
lai
Đầu tư giống Lúa có năng suất cao,
chịu hạn, chịu sâu bệnh tốt


Thủy lợi

Cải tạo, nạo vét mương bai
Sửa chữa đập tạm tại Đồng Bùi



Phần I: Xây dựng Kế hoạch – Họp thôn

Dành cho Trưởng thôn & Nhóm lập kế hoạch


3. Tổ chức họp thôn
 Thành phần: Đại diện các hộ trong thôn
 Thời gian, địa điểm tổ chức: như đã thống nhất trong họp xây dựng kế hoạch;
 Nội dung cần chuẩn bị:
 Biểu số liệu cơ bản đã được điền số liệu. (Biểu I.1)
 Biểu I.3 đã được trình bày trên bảng/ giấy A0 (Ví dụ 4);
 Bút viết, phấn, giấy viết.

 Kết quả cần đạt được sau buổi họp thôn
o Thống nhất chung của người dân đối với Biểu số liệu cơ bản;
o Thống nhất các nội dung trong Biểu I.3;

 Các bước thực hiện:
o (1). Trưởng thôn thông báo về mục tiêu và nội dung cần đạt được trong cuộc họp,
giới thiệu và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Nhóm lập kế hoạch thôn trong
buổi họp;
o (2). Trưởng thôn trình bày tóm tắt tình hình kinh
tế xã hội thôn và định hướng phát triển trong
thời gian tới (có thể xây dựng theo mẫu tham
khảo trong Ví dụ 2, trang 9);
o (3). Trưởng thôn trình bày tóm tắt Biểu Số liệu
cơ bản (Mẫu biểu I.1);
o (4). Trình bày Biểu I.3 đã thống nhất trong cuộc
họp trù bị (trên giấy A0 hoặc bảng lớn);

 Lưu ý:
+ Sau bước (4) nên giải lao
để người dân có thời gian
suy nghĩ hay làm rõ các

thắc mắc.
+ Cần trình bày kết quả
thảo luận trong Phụ lục I.3
như hướng dẫn trong Sơ
đồ 2: (trang 36).

o (5). Thảo luận các nội dung đã được trình bày và
lấy ý kiến bổ sung của người dân về các vấn đề
khó khăn, bức xúc chưa được đề cập trong cuộc
họp xây dựng kế hoạch; kết luận những vấn đề, hoạt động được người dân lựa chọn;
o (6). Thảo luận thống nhất toàn thôn về trách
nhiệm thực hiện, mức độ và loại hình đóng
góp đối với các hoạt động đề xuất; Chỉ rõ
những yêu cầu đối với các hoạt động được
toàn thôn đồng thuận và lựa chọn theo các
nội dung sau:
 Quy mô hoạt động: Xác định cụ thể số
lượng, khối lượng, đơn vị tính của hoạt động,
ghi vào cột Đơn vị tính và Số lượng;
 Thời gian thực hiện: Thời gian nào trong
năm dự kiến sẽ thực hiện, ghi vào cột Thời
gian;

 Lưu ý:
+ Khi dự tính nguồn lực cần
quán triệt để người dân hiểu
được đây là những hoạt động
chủ yếu dựa vào đóng góp
công sức, tiền bạc, vật chất
của người dân trong thôn, chỉ

đề xuất hỗ trợ từ bên ngoài
đối với những nội dung tự
người dân không thể giải
quyết được.

 Địa điểm tiến hành: Dự kiến tổ chức hoạt
động ở đâu, ghi vào cột Địa điểm;
 Trách nhiệm tổ chức thực hiện: Ai là người
đứng ra chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động, ghi vào cột Trách nhiệm;
13


Phần I: Xây dựng Kế hoạch – Họp thôn

Dành cho Trưởng thôn & Nhóm lập kế hoạch

 Dự tính về kinh phí: Cần bao nhiêu tiền để thực hiện mỗi hoạt động, người dân có
thể đóng góp bao nhiêu, cần hỗ trợ thêm là bao nhiêu, ghi vào cột Dân góp và Cần hỗ
trợ nếu có thể xác định được (ước lượng tỷ lệ phần trăm đóng góp nếu không xác
định được lượng tiền cụ thể cần cho hoạt động đó);
 Làm rõ loại hình đóng góp của người dân (bằng hiện vật gì: tre nứa, ngày công lao
động ..vv) và các nội dung cần thiết khác và ghi vào cột Ghi chú hoặc phần tương ứng
trong nhóm các hoạt động không cần nguồn lực.
o (7). Xếp ưu tiên các hoạt động thực hiện trong năm kế hoạch theo phương pháp
đánh dấu...vv (Xem Sơ đồ 3 – trang 37). Lựa chọn tối đa 10 hoạt động trong danh
sách theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trưởng thôn thông qua kết quả lựa chọn
trước toàn thể cuộc họp.
o (8). Thư ký ghi kết quả thảo luận vào Mẫu biểu I.3, mỗi lĩnh vực đưa vào một biểu,
nếu thiếu chỗ thì phô tô thêm hoặc tự kẻ bảng như mẫu và đánh số tờ để dễ theo dõi
(Xem Ví dụ 5 - trang 15).

o (9). Trưởng thôn tóm tắt các nội dung đã thực hiện và tuyên bố kết thúc cuộc họp.
o (10). Sau cuộc họp, Thư ký và các thành viên Nhóm lập kế hoạch hoàn chỉnh tất cả
các biểu I.1, 3 (Xem Ví dụ 6 – trang 16) để gửi lên xã đúng hạn theo yêu cầu trong Văn
bản chỉ đạo.

14


[Tài liệu dành cho thôn bản]
Phần I: Xây dựng Kế hoạch – Họp thôn

Dành cho Trưởng thôn & Nhóm lập kế hoạch

Ví dụ 5: Bảng tổng hợp kết quả thảo luận trong họp thôn
Ngành/ Lĩnh vực: Nông nghiệp (Trồng trọt)
Kết quả đạt được Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giải pháp canh tác trên đất dốc được tổ chức tốt, người dân trong
thôn đánh giá cao;
Người dân tích cực hưởng ứng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trên cây ngô vụ Đông
Vấn đề (Tồn tại)
Nguyên nhân
Giải pháp
Người dân trong thôn sử dụng giống lúa
- Người dân thiếu kiến thức kỹ thuật, chưa có ý
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt
tạp, năng suất thấp
thức sản xuất hàng hoá, chưa được hướng dẫn.
- Khuyến nông xã hỗ trợ xây dựng mô hình chuyên canh 1
giống lúa năng suất cao trên một cánh đồng
Thiếu phân bón và nước tưới phục vụ canh - Phân chuồng từ sản xuất chăn nuôi chưa đủ
- Vận động nhân dân trong thôn hỗ trợ nhau, đầu tư kinh phí

tác tại Đồng Bùi
đáp ứng nhu cầu trồng trọt
phát triển chăn nuôi lợn, trâu bò và thực hiện các biện pháp
tạo nguồn phân chuồng
- Không vay được vốn ngân hàng để đầu tư mua - Đề nghị cấp trên đảm bảo tín chấp, hỗ trợ người dân vay vốn
phân bón hóa học, vi sinh
của các ngân hàng tại xã và huyện
- Mương bai thủy lợi thô sơ, xuống cấp
- Vận động nhân dân trong thôn tham gia tu sửa mương bai
cấp nước tại Đồng Bùi
Kinh phí (Tr. đồng)
Thời
Hoạt động
ĐVT
Số lượng
Địa điểm
Trách nhiệm
Ghi chú
Cần hỗ
gian
Tổng số Dân góp
trợ

Mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng lúa lai

lớp

1

Quý

I/2010

Tại thôn

Trưởng thôn

2.000

1.000

Cải tạo, nạo vét mương bai

M

2000

Quý II/
2010

Đồng Bùi

Nhân dân

8.000

4.000

Sửa chữa đập tạm tại Đồng Bùi

M


15

Suối Bùi

6.000

Kg

560

Nhân dân +
Nhà nước
Khuyến nông +
Nhân dân

15.000

Đầu tư giống Lúa có năng suất cao, chịu
hạn, chịu sâu bệnh tốt

Quý II/
2010
Quý II/
2010

15

Tại thôn


6.000

1.000 Xã hỗ trợ
nguồn giảng
viên
4.000 Tu sửa 2
cống qua
đường
9.000 Hỗ trọ cải
tạo đập tạm
Nhà nước
trợ giá phần
còn lại


[Tài liệu dành cho thôn bản]
Sổ tay lập kế hoạch thôn bản

Ví dụ tham khảo

Ví dụ 6: Mẫu biên bản họp thôn
UBND XÃ ĐÔNG PHONG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thôn Chằng Ngoài

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Chằng Ngoài, ngày 19 tháng 2 năm 2009


BIÊN BẢN HỌP THÔN
(1.) Nội dung:
Họp xây dựng đề xuất kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thôn năm 2010
(2.) Thành phần tham gia:
(2.1.) Người chủ trì: ................................................................................ Bùi xuân Ấu
(2.2.) Thư ký: ........................................................................................ Bùi văn Xâm
(2.3.) Người dân tham gia họp: ................................ 75 người, trong đó nữ 30 người
(3.) Địa điểm: .........................................................................................Hội trường xóm
(4.) Thời gian: ..................................... Từ 02 giờ đến 05 giờ, ngày 19 tháng 2 năm 2009
(5.) Tiến trình cuộc họp:
(5.1.) Phần ghi chép chung về tiến trình cuộc họp
o Giới thiệu mục đích cuộc họp thôn: .................................................. Trưởng thôn;
o

Giới thiệu Nhóm lập kế hoạch:.......................................................... Trưởng thôn;

o

Trình bày văn bản chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch xã: ........ Trưởng thôn;

o

Thống nhất về số liệu cơ bản của thôn: ................................ Thảo luận toàn thể;

o

Trình bày khái quát về tình hình kinh tế - xã hội trong năm qua và định hướng phát

triển của thôn trong năm tới: .......................................................................... Trưởng thôn;
o


Thảo luận về các vấn đề/ tồn tại cần giải quyết trong năm tới:Thảo luận toàn thể

o

Thống nhất đề ra giải pháp, kế hoạch hoạt động, thời gian, nguồn lực, trách nhiệm

tổ chức và tham gia thực hiện của các bên cùng những chi tiết khác trong Mẫu biểu I.3 và các
tài liệu đính kèm.
(5.2.) Phần ghi chép ý kiến đại biểu tham dự
Ông Bùi Văn A: Đề nghị Ban quản lý thôn chú ý, đến thời điểm cần thực hiện hoạt động nào
thì phải thông báo, đôn đốc trước 1 tuần cho bà con, đặc biệt là phải dán tờ thông báo tại
Ngã Ba làng để mọi đi còn biết mà có kế hoạch chuẩn bị nhân lực.
Bà Hoàng Thị Thao: Đề nghị Trưởng thôn chú ý hơn đến các nguyện vọng của phụ nữ, đặc
biệt là về việc cử một số chị em lên xã học nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản. Khi có
chương trình mới, cần nắm bắt và thông báo cụ thể hơn cho chúng tôi.
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

16


Sổ tay lập kế hoạch thôn bản

Ví dụ tham khảo

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
(6.) Kết luận chung:
Kết luận chung: Sau khi thảo luận bổ sung ý kiến, 100% số người tham dự cuộc họp
nhất trí với các tồn tại, nguyên nhân, giải pháp và kế hoạch hành động do Nhóm lập kế
hoạch xác định. Toàn thể người dân đã cho ý kiến, biểu quyết về mức đóng góp, loại hình
đóng góp nguồn lực để thực hiện các hoạt động.
Biên bản được thông qua vào hồi 17:00 giờ cùng ngày.
Thư ký

Trưởng thôn

Bùi văn Xâm

Bùi xuân Ấu

17


[Tài liệu dành cho thôn bản]
Sổ tay lập kế hoạch thôn bản

Biểu mẫu và Phụ lục

Phần II: Mẫu biểu sử dụng cho lập kế hoạch đề xuất
Mẫu biểu I.1 Số liệu cơ bản
Năm báo cáo .................................
Thôn .............................................
STT


Đơn vị
tính

Chỉ số

I. Thống kê nhân khẩu, dân tộc, lao động …vv
1 Tổng số hộ
- Số hộ nghèo
- Số hộ thuần nông
- Số hộ có sản xuất tiểu thủ công nghiệp
- Số hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ
2 Tổng số nhân khẩu
- Dân tộc Kinh
- Dân tộc Mường
- Dân tộc Thái
- Dân tộc Dao
- ………………………………
- ………………………………
3 Số nữ giới trong tổng số nhân khẩu
4 Lao động trong độ tuổi
- Nam (15-60 tuổi)
- Nữ (15-55 tuổi)
II. Thống kê tài nguyên đất đai, cơ sở hạ tầng …vv
5 Diện tích đất tự nhiên
6 Diện tích canh tác (theo cây trồng chính)
Cây hàng năm
- Lúa nước
- Lúa nương
- Ngô
- Khoai, Sắn các loại

- ………………………………
Cây lâu năm
- ………………………………
Diện tích ao, hồ, mặt nước nuôi trồng thủy sản
7 Diện tích đất lâm nghiệp
- Rừng tự nhiên
- Rừng trồng
- Đất chưa có rừng
8 Hạ tầng
- Số nhà trẻ, mẫu giáo kiên cố
- Số nhà văn hóa
- Số m đường giao thông kiên cố
- Số lớp học cắm bản kiên cố
18

hộ
hộ
hộ
hộ
hộ
người
người
người
người
người
người
người
người
người
người

người
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
nhà
nhà
m
lớp

Số liệu


Sổ tay lập kế hoạch thôn bản

Biểu mẫu và Phụ lục

Phụ lục I.1.A Biểu thông tin tình hình thiên tai trên địa bàn
Năm

Thiên tai


Vùng bị thiệt
hại

Thiệt hại?

19

Cách khắc
phục đã áp
dụng

Khó khăn


Sổ tay lập kế hoạch thôn bản

Biểu mẫu và Phụ lục

[Tài liệu dành cho thôn bản]

Mẫu biểu I.2 Định hướng phát triển kinh tế xã hội thôn

Khái quát tình hình Kinh tế - Xã hội năm ............ và định hướng phát
triển Kinh tế - Xã hội năm ..............Thôn...............................................
[Trưởng thôn tham khảo mẫu này để chuẩn bị cho cuộc họp thôn, đây là ví dụ, không
bắt buộc chuẩn bị]
(1.) Khái quát tình hình kinh tế xã hội thôn năm …………….
(1.1.) Đánh giá tình hình 4 tháng đầu năm
a. Kinh tế: .........................................................................................................................

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
b. Xã hội & Môi trường: ...................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
c. An ninh, trật tự: ............................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
(1.2.) Dự kiến cả năm
a. Kinh tế: .........................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
b. Xã hội & Môi trường: ...................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
c. An ninh, trật tự: ............................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

20



[Tài liệu dành cho thôn bản]
Sổ tay lập kế hoạch thôn bản

Biểu mẫu và Phụ lục

(2.) Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thôn năm …………….
(2.1.) Dự báo
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
(2.2.) Mục tiêu chung
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
(2.3.) Định hướng giải pháp chủ yếu của thôn
a. Kinh tế: .........................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
b. Xã hội & Môi trường: ...................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
c. An ninh, trật tự: ............................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

21


[Tài liệu dành cho thôn bản]
Sổ tay lập kế hoạch thôn bản

Biểu mẫu và Phụ lục

Mẫu biểu I.3 Tồn tại/ Nguyên nhân/ Giải pháp và Kế hoạch hoạt động

22


[Tài liệu dành cho thôn bản]
Dành cho Nhóm lập kế hoạch & Trưởng thôn


Phần III: Một số biện pháp kỹ thuật

Mẫu biểu I.4 Biên bản họp thôn
[Trưởng thôn tham khảo mẫu này để chuẩn bị cho cuộc họp thôn, đây là ví dụ, không
bắt buộc chuẩn bị]
UBND XÃ ............................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thôn .........................

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
...................., ngày .........tháng .......năm .........

BIÊN BẢN HỌP THÔN
(1.) Nội dung:
................................................................................................................................................
(2.) Thành phần tham gia:
(2.1.) Người chủ trì:............................................................................................
(2.2.) Thư ký:......................................................................................................
(2.3.) Người dân tham gia họp: ............................. người, trong đó nữ ……người
(3.) Địa điểm:...........................................................................................................
(4.) Thời gian: ................................. Từ ….giờ đến …..giờ, ngày ….tháng ….năm ……..
(5.) Tiến trình cuộc họp:
o Giới thiệu mục đích cuộc họp thôn: ....................................................................... ;
o

Giới thiệu Nhóm lập kế hoạch:............................................................................... ;


o

Trình bày văn bản chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch xã: ............................. ;

o

Thống nhất về số liệu cơ bản của thôn: ................................................................ ;

o

Trình bày khái quát về tình hình kinh tế- xã hội trong năm qua và định hướng phát

triển của thôn trong năm tới: ............................................................................................... ;
o

Thảo luận về các vấn đề/ tồn tại cần giải quyết trong năm tới: .............................

o

Thống nhất đề ra giải pháp, kế hoạch hoạt động, thời gian, nguồn lực, trách nhiệm

tổ chức và tham gia thực hiện của các bên cùng những chi tiết khác trong Mẫu biểu I.3 và các
tài liệu đính kèm.
(6.) Kết luận chung:
Kết luận chung: .....................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Biên bản được thông qua vào hồi ……………….. giờ ………………...

Thư ký

Trưởng thôn

………………………………….

………………………………….
23


Dành cho Nhóm lập kế hoạch & Trưởng thôn

Phần III: Một số biện pháp kỹ thuật

Phần III: Một số công cụ thực hiện
1. Mô tả các bước và kết quả cần đạt được

Sơ đồ 1: Mô tả các bước xây dựng bản đề xuất kế hoạch tại thôn

24


Dành cho Nhóm lập kế hoạch & Trưởng thôn

Phần III: Một số biện pháp kỹ thuật

2. Triệu tập Nhóm lập kế hoạch thôn
Sau khi nhận được Văn bản chỉ đạo của UBND xã về lập kế hoạch phát triển KTXH,
Trưởng thôn cần thành lập hoặc kiện toàn Nhóm lập kế hoạch thôn và phân công nhiệm vụ
đối với từng thành viên Nhóm lập kế hoạch


 Thành phần Nhóm lập kế hoạch thôn bao gồm:
o Tổ trưởng: Do Trưởng thôn đảm nhiệm;
o Thư ký: là một thành viên của Tổ và có khả năng ghi chép tốt;
o 5 đến 7 thành viên khác gồm Bí thư Chi bộ và các đại diện các Ban, Ngành, Đoàn thể
ở thôn (Đoàn Thanh Niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến Binh…vv), đại
diện nhóm hộ nghèo nhất, hộ dân tộc và hộ cá thể sản xuất giỏi. Số lượng nữ giới
trong tổng số các thành viên phải đạt ít nhất 30% tổng số.

 Nhiệm vụ của các thành viên Nhóm lập kế hoạch:



Tổ/ Nhóm trưởng

 Chịu trách nhiệm chính về nội dung bản đề xuất kế hoạch của thôn
 Đề cử thư ký và các cán bộ giúp việc khác trên cơ sở đồng thuận của các thành viên
trong Nhóm lập kế hoạch.
 Điều phối các cuộc họp, chỉ đạo các thành viên khác thực hiện những công việc liên
quan.
 Chịu trách nhiệm chính chuẩn bị trước các nội dung sau:
o Hoàn chỉnh Số liệu cơ bản (Biểu I.1);
o Chuẩn bị Định hướng phát triển Kinh tế xã hội thôn (nếu cần theo Mẫu I.2);


Thư ký

 Trách nhiệm:
o Ghi chép lại toàn bộ những
nội dung thảo luận trong

cuộc họp trù bị và cuộc họp
thôn.

Thư ký

o Hoàn thiện biên bản họp
thôn (xem Mẫu tham khảo
I.4).


Thành viên Nhóm lập kế hoạch

 Trách nhiệm:
o Cung cấp số liệu trong lĩnh vực mình quản lý khi được trưởng thôn giao nhiệm vụ;
o Hỗ trợ người dân đánh giá tình hình và xem xét các hoạt động đề xuất;
o Phối hợp, tham gia ý kiến giúp Nhóm lập kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ.

25


×