Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Cuộc đấu tranh giành chính quyền ở tỉnh bắc giang trong những năm 1939 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

NGUYỄN THỊ HOA

CUỘC VẬN ĐỘNG ĐẤU TRANH
GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở TỈNH
BẮC GIANG TRONG NHỮNG
NĂM 1939 – 1945

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
TS NGUYỄN VĂN DŨNG

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin trân trọng cám ơn các thầy cô giáo
trong Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã dìu dắt, dạy dỗ và
truyền dạy những kiến thức khoa học cho chúng em trong 4 năm học qua.
Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.
Nguyễn Văn Dũng, người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và
truyền đạt cho em những kinh nghiệm khoa học quý báu giúp em hoàn thành
khóa luận đúng thời hạn.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Thư viện Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để em thực hiện khóa luận.
Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người


thân, bạn bè đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn
thành khóa luận này.
Do thời gian có hạn cũng như sự hạn chế của bản thân, khóa luận
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô và các bạn đóng góp ý
kiến.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn
của Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng – Giảng viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2. Kết quả nghiên cứu chưa được công bố trong các công
trình nghiên cứu trước đó. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan
của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1


Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA
ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG TRONG GIAI ĐOẠN

7

1939 – 1945
1.1

BỐI CẢNH LỊCH SỬ

7

1.1.1

Bối cảnh thế giới và Việt Nam những năm 1939-1945

7

1.1.2

Bối cảnh lịch sử ở tỉnh Bắc Giang

9

1.2

CHỦ TRƯƠNG MỚI CỦA ĐẢNG

10


1.2.1

Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương

10

1.2.2

Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang

11

Chương 2 CUỘC VẬN ĐỘNG ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH
QUYỀN Ở TỈNH BẮC GIANG TRONG NHỮNG

14

NĂM 1939 – 1945
2.1.

ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO XÂY
DỰNG LỰC LƯỢNG

14

2.1.1.

Xây dựng lực lượng chính trị


14

2.1.2.

Xây dựng lực lượng vũ trang

18

2.1.3.

Xây dựng an toàn khu

31

2.2

NHÂN DÂN ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
TRONG CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945

32

2.2.1.

Cao trào kháng Nhật cứu nước

32

2.2.2.

Tổng khởi nghĩa giành chính quyền


38

Chương 3

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

56

3.1

NHẬN XÉT

56

3.2

MỘT SỐ KINH NGHIỆM

58


KẾT LUẬN

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

70


PHỤ LỤC

71


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cách mạng tháng
Tám năm 1945 là một trong những trang sử chói lọi, là một biến cố vĩ đại trong
lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó lật đổ chế độ phong kiến, đập tan xiềng xích nô lệ
của phát xít Nhật và thực dân Pháp. Đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở
thành người làm chủ đất nước, đưa đất nước ta từ một nước thuộc địa nửa
phong kiến trở thành một nước độc lập, đưa Đảng ta từ một Đảng hoạt động bí
mật, bất hợp pháp trở thành Đảng hoạt động công khai, hợp pháp.
Thành công của cách mạng tháng Tám có nhiều nguyên nhân, nhưng
nguyên nhân quan trọng nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là
lãnh tụ Hồ Chí Minh và tinh thần đoàn kết, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự
do của nhân dân ta. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của quá
trình chuẩn bị lực lượng lâu dài, chu đáo của toàn Đảng toàn dân ta qua 3
phong trào cách mạng: Phong trào 1930 – 1931, phong trào 1936 – 1939 và
trực tiếp là phong trào 1939 – 1945.
Ngày 18 – 8 – 1945, cách mạng tháng Tám thành công tại Bắc Giang.
Thắng lợi của nhân dân tỉnh Bắc Giang đã góp phần tạo điều kiện cho quá
trình giành chính quyền ở các địa phương trong khu vực. Có được thành công
nhanh chóng là do nhân dân tỉnh Bắc Giang đã có quá trình chuẩn bị lực
lượng sẵn sàng cho tổng khởi nghĩa.
Về quá trình chuẩn bị lực lượng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền
ở tỉnh Bắc Giang đã được một số cơ quan, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Tuy nhiên còn có những nội dung cần được tiếp tục bổ sung, làm rõ hơn như:
Vị trí, vai trò của tỉnh trong quá trình xây dựng An toàn khu của Trung ương;

việc đảm bảo giao thông liên lạc giữa phong trào cách mạng các tỉnh miền
xuôi với chiến khu.

1


Nghiên cứu công cuộc vận động xây dựng lực lượng cách mạng tiến tới
tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở
tỉnh Bắc Giang sẽ giúp chúng ta bổ sung thêm nguồn tư liệu lịch sử, phục
dựng chân xác hoạt động chuẩn bị lực lượng cách mạng ở tỉnh Bắc Giang.
Việc nghiên cứu tìm hiểu lịch sử địa phương sẽ góp phần khơi dậy giáo dục
truyền thống yêu quê hương đất nước và nâng cao niềm tin vào Đảng, Nhà
nước và chế độ xã hội chủ nghĩa cho mọi thế hệ nhân dân tỉnh Bắc Giang hôm
nay và mai sau.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn vấn về
“Cuộc vận động đấu tranh giành chính quyền ở tỉnh Bắc Giang trong
những năm 1939 – 1945” làm đề tài khóa luận cho mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm qua, công cuộc lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành
chính quyền của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã được một số tác giả, cơ quan
nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, được trình bày trong một số cuốn lịch sử
địa phương và tản mạn nhiều tài liệu.
Năm 1986, cuốn Lịch sử Hà Bắc của Hội đồng lịch sử Hà Bắc biên
soạn. Quá trình biên soạn cuốn lịch sử Hà Bắc đặt dưới sự chỉ đạo của Hội
đồng lịch sử Hà Bắc – do đồng chí Mai Phúc Lâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh làm chủ tịch, và sự hướng dẫn của các nhà khoa học: Giáo sư Văn Tạo,
giáo sư Trần Quốc Vượng, các cố vấn chính trị: Đồng chí Nguyễn Thanh
Quất – Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Nguyễn Huy Duyên – Phó Bí thư tỉnh ủy.
Nội dung cuốn sách đã phản ánh một thời kì khá dài của lịch sử Hà Bắc, từ
thời đại bắt đầu dựng nước và giữ nước đến khi Cách mạng tháng Tám năm

1945 thành công, trong đó có đề cập đến tỉnh Bắc Giang.
Cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang tập I (1926 – 1975) được biên
soạn dựa trên quyết định của Ban Chấp hành tỉnh ủy Bắc Giang và được sự

2


chỉ đạo trực tiếp của Ban Tuyên giáo tỉnh Bắc Giang, nhằm ôn lại truyền
thống lịch sử của Đảng bộ nhân dân trong tỉnh, giáo dục các thế hệ cán bộ,
đảng viên và nhân dân ý thức lòng tự hào về quê hương, phát huy truyền
thống cách mạng truyền thống yêu quê hương đất nước, truyền thống đoàn kết
tương thân tương ái, lao động cần cù sáng tạo, góp sức xây dựng quê hương
ngày càng giàu đẹp.
Như vậy, cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên
cứu một cách hệ thống về quá trình nhân dân tỉnh Bắc Giang vận động đấu
tranh giành chính quyền trong những năm 1939 – 1945.

3


3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài nghiên cứu là:
- Làm rõ sự ra đời của chi bộ tỉnh ủy Bắc Giang và sự lãnh đạo của chi
bộ Tỉnh ủy Bắc Giang từ khi thành lập đến khi Cách mạng tháng Tám thành
công năm 1945.
- Làm sáng tỏ quá trình vận động đấu tranh giành chính quyền của
nhân dân tỉnh Bắc Giang từ năm 1939 đến năm 1945.
- Làm rõ vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa tỉnh Bắc Giang và các tỉnh
lị khác trong cuộc vận động đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng

tháng Tám 1945.
- Nhận xét và rút ra những kinh nghiệm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đặt ra, báo cáo khoa học có
những nhiệm vụ sau:
- Khái quát được chủ trương, đường lối của Đảng và quá trình triển
khai đường lối ở toàn tỉnh trong giai đoạn 1939 – 1945
- Tập hợp và nghiên cứu các nguồn tư liệu để mô tả khách quan quá
trình vận động đấu tranh của nhân dân Bắc Giang dưới sự lãnh đạo của Chi bộ
Đảng trong cuộc vận động giành chính quyền;
- Trên cơ sở đó, báo cáo khoa học có những phân tích làm rõ vị trí, vai
trò và mối quan hệ giữa Bắc Giang với các tỉnh lị khác trong quá trình vận
động giành chính quyền đồng thời rút ra nhận xét và kinh nghiệm.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: toàn tỉnh Bắc Giang
- Phạm vi thời gian: từ năm 1939 đến Cách mạng tháng Tám thành
công năm 1945

4


4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
- Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng trong
thời kì trước Cách mạng tháng Tám là cơ sở lí luận để nghiên cứu đề tài.
- Các công trình nghiên cứu Lịch sử có liên quan đến quá trình lãnh
đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền của chi bộ Đảng trong Cách mạng
tháng Tám tại tỉnh Bắc Giang; Lịch sử Đảng bộ, Chi bộ, Lịch sử quân sự,…
- Các tập hồi kí của các đồng chí lãnh đạo Đảng, cán bộ lão thành cách
mạng.

- Ngoài các tư liệu, tài liệu thành văn, những lời kể của các nhân
chứng lịch sử là nguồn tư liệu quý, góp phần làm sáng rõ, cụ thể, về sự lãnh
đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền ở tỉnh Bắc Giang.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tác giả thực hiện các phương pháp sau:
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic để phục dựng lại sự ra
đời và lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng tháng
Tám của tỉnh ủy Bắc Giang.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra nhận xét chung nhất thấy
được vai trò, vị trí và mối liên hệ giữa phong trào cách mạng ở tỉnh Bắc
Giang với các địa phương khác. Đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm.
- Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp điền dã và phỏng vấn.
5. Đóng góp của luận văn
- Khôi phục chân thực toàn cảnh quá trình ra đời và lãnh đạo nhân dân
đấu tranh giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám của chi bộ Đảng ủy
tỉnh Bắc Giang (1939 – 1945).
- Làm rõ được vai trò của ban cán sự Đảng tỉnh Bắc Giang trong công
cuộc lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền.

5


- Làm rõ sự ra đời của chi bộ Đảng đầu tiên ở tỉnh Bắc Giang và vai trò
của chi bộ trong quá trình tham gia xây dựng An toàn khu của Trung ương.
- Báo cáo là nguồn tài liệu phục vụ cho quá trình giảng dạy lịch sử địa
phương, góp phần giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước và lòng tự
hào dân tộc.
6. Bố cục báo cáo
Gồm có phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Phần nội
dung đề tài được xây dựng thành 3 chương:

- Chương 1: Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc
Giang trong giai đoạn 1939 – 1945
- Chương 2: Cuộc vận động đấu tranh giành chính quyền ở tỉnh Bắc
Giang trong những năm 1939 – 1945
- Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm

6


Chương 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
BẮC GIANG TRONG GIAI ĐOẠN 1939 – 1945
1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
1.1.1. Bối cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam trong những năm 1939 – 1945
Từ cuối năm 1938, nguy cơ chiến tranh thế giới đang đến gần. Bọn
phát xít Đức, Ý, Nhật đang ráo riết chuẩn bị chiến tranh và bắt đầu xâm lược
một số nước.
Ở Pháp, từ khi Đalađiê cầm quyền, chính sách đối nội và đối ngoại của
Chính phủ Pháp ngày càng đi sâu vào con đường phản động. Bọn phản động
thuộc địa ở Đông Dương nhân cơ hội tăng cường bóc lột nhân dân, đàn áp
phong trào đấu tranh của quần chúng. Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn.
Ngày 10 – 3 – 1939, Trung ương Đảng ra thông báo khẩn cấp kêu gọi
toàn Đảng lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống khủng bố, đòi tự do dân chủ,
mở rộng chế độ tuyển cử, toàn xá chính trị phạm, thả hết nhân viên tòa soạn
báo Dân chúng1, cải thiện đời sống…
Trước sự khủng bố điên cuồng của địch, Đảng ta đã chỉ thị cho các cấp
ủy và cán bộ, đảng viên hoạt động công khai, hợp pháp phải mau chóng rút
vào bí mật, phải duy trì cơ sở ở thành thị, đồng thời chuyển trọng tâm công
tác về nông thôn, biến nông thôn thành căn cứ địa rộng lớn của cách mạng.
Ngày 1 – 9 – 1939, Phát xít Đức tấn công Ba Lan, cuộc chiến tranh thế

giới lần thứ hai bùng nổ. Ngày 3 – 9 – 1939, Pháp – Anh tuyên chiến với phát
xít Đức.
Sau khi nhảy vào cuộc chiến tranh, Chính phủ phản động Pháp thi hành
chính sách phát xít, giải tán Đảng cộng sản và các tổ chức dân chủ, tiến bộ,
thẳng tay bóc lột nhân dân lao động Pháp và các nước thuộc địa.
Báo Dân chúng là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng ta trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-1939)
đặt tại Sài Gòn. Ngày 7/3 và 19/4/1939, thực dân Pháp khám xét và bắt hầy hết nhân viên tòa soạn.
1

7


Ở Đông Dương, thực dân Pháp ra lệnh lùng bắt các đảng viên Đảng
cộng sản, giải tán các tổ chức quần chúng công khai, đóng cửa các báo chí
tiến bộ, thủ tiêu một số quyền tự do dân chủ tối thiểu mà nhân dân ta đã giành
được thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Đi đôi với khủng bố, đàn áp, hàng vạn thanh
niên đã bị chúng bắt đi lính sang Pháp làm bia đỡ đạn và đi xây dựng các
công trình quân sự. Chúng thi hành chính sách kinh tế thời chiến nhằm vơ vét
sức người, sức của ở Đông Dương phục vụ cho chiến tranh đế quốc.
Tất cả mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam, trừ bọn tay sai
đế quốc, bọn địa chủ và tư sản mại bản, đều bị ảnh hưởng bởi chính sách phát
xít và chiến tranh của đế quốc Pháp.
Ở Việt Nam, Pháp đã phát xít hóa bộ máy chính quyền. Toàn quyền
Catơrô đã tuyên bố: “Chúng ta đánh toàn diện và nhanh chóng vào các tổ
chức cộng sản; trong cuộc đấu tranh này phải tiêu diệt cộng sản thì Đông
Dương mới được yên ổn và trung thành với nước Pháp… Tình thế chiến tranh
bắt buộc chúng ta hành động không thương tiếc”[12, tr. 304].
Pháp đã thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” ở Đông Dương. Tháng
11 – 1939, Catơrô nói: “Dù có tham gia trực tiếp hay không vào cuộc đấu
tranh Đông Dương… phải quy tụ nó vào những mục đích do mẫu quốc chỉ

định. Đông Dương phải xác nhập hệ thống mậu dịch của mình vào hệ thống
của mẫu quốc” [7, tr. 340].
Tháng 9 – 1940, Nhật chính thức xâm lược Đông Dương. Từ đó nhân
dân ta rơi vào cảnh “một cổ hai tròng” bởi ách áp bức Pháp – Nhật.
Từ khi phát xít Nhật đặt chân tới Đông Dương chúng đã tiến hành bóc
lột nhân dân ta trên tất cả các mặt. Chính những thủ đoạn tàn ác đó chính là
nguyên nhân trực tiếp làm cho hơn hai triệu đông bào ta ở miền Bắc chết đói
trong những năm 1944 – 1945.

8


Dưới hai tầng áp bức, bóc lột nặng nề Pháp – Nhật, các giai tầng trong
xã hội Việt Nam đều bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng. Mâu thuẫn
giữa nhân dân ta với đế quốc Pháp – Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, trở
thành vấn đề hàng đầu cần phải giải quyết.
1.1.2. Bối cảnh lịch sử ở tỉnh Bắc Giang
Từ khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ách thống trị trên đất nước ta,
chúng đã cấu kết chặt chẽ với giai cấp địa chủ, phong kiến tay sai, thi hành
những chính sách cực kỳ phản động và thâm độc để áp bức bóc lột nhân dân
ta, thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước.
Nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Bắc Giang nói riêng cũng
nằm trong bối cảnh chung đó.
Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936 – 1939), cơ sở đảng được khôi
phục và phát triển. Ở hầu hết các địa phương, dưới sự lãnh đạo của các Đảng
viên cộng sản, các tổ chức quần chúng công khai, hợp pháp lần lượt được
thành lập dưới nhiều hình thức nhưng đều hướng về mục tiêu của Đảng đề ra:
tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Hưởng ứng Thông cáo khẩn cấp của Trung ương, cuối tháng 4 năm
1939, tại Cầu Trình, xã Bảo Đài, Phủ Lục Ngạn (nay là xã Bảo Đài, huyện

Lục Nam), chi bộ Phủ Lạng Thương tổ chức mít tinh có gần 400 người tham
dự. Tại cuộc mít tinh, cán bộ ta diễn thuyết, lên án bọn phản động thuộc địa,
hô hào quần chúng đấu tranh đòi thả hết nhân viên tòa soạn báo Dân
chúng2 giảm thuế, tự do lập hội, tăng tiền công cày, bừa…
Cũng vào thời gian này, truyền đơn, áp phích được rải và dán ở chợ
Buộm, chợ Đồn, làng Thanh Rã (Phủ Lục Ngạn, nay thuộc huyện Lục Nam),
Phủ Lạng Thương, làng Hoàng Liên, ấp Ba huyện (Hiệp Hòa)... đòi giảm
thuế, chống bọn cường hào áp bức, bóc lột…[5, tr. 66]
Báo Dân chúng là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng ta trong thời kì Mặt trận Dân chủ (1939 – 1939)
đặt tại Sài Gòn. Ngày 7 – 3 và 19 – 4 – 1939, thực dân Pháp khám xét và bắt hầu hết nhân viên tòa soạn.
2

9


Với những điều kiện thuận lợi nhất định bước vào thời kỳ vận động giải
phóng dân tộc (1939 – 1945), Bắc Giang được Trung ương chọn xây dựng
thành một địa bàn cách mạng trọng yếu. Ngay từ giữa năm 1939, một số đồng
chí cán bộ Trung ương đã được cử về Bắc Giang chuẩn bị địa bàn để Đảng rút
vào hoạt động bí mật. Giữa năm 1944, Trung ương chọn Hiệp Hòa cùng với
Phú Bình, Phổ Yên (Thái Nguyên) để xây dựng An toàn khu II. Nhiều làng đã
trở thành những cơ sở vững chắc trong suốt thời kỳ Cách mạng tháng Tám;
nhiều hội nghị quan trọng của Trung ương, Xứ ủy Bắc Kỳ đã được tổ chức ở
Bắc Giang, nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng đã ăn, ở, làm việc và được
nhân dân bảo vệ an toàn. Trong suốt thời gian 1939 – 1945, ở địa phương này,
địa phương kia, phong trào bị địch khủng bố có tạm thời lắng xuống, nhưng
phong trào cả tỉnh vẫn phát triển, tổ chức Đảng vẫn bám chặt quần chúng và
lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
1.2. CHỦ TRƯƠNG MỚI CỦA ĐẢNG
1.2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương

Ngày 6 đến ngày 8 – 11 – 1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng lần 6 được triệu tập tại Bà Điểm (Hóc Môn – Gia Định). Hội nghị xác
định nhiệm vụ: “Mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương
là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho
Đông Dương hoàn toàn độc lập” [3, tr.343]. Về phương pháp đấu tranh, Đảng
chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu tranh đánh đổ chính
quyền của đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt
động bí mật, bất hợp pháp. Đảng chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc phản
đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương. “Dự định những
điều kiện bước tới bạo động làm cách mạng giải phóng dận tộc”.
Từ ngày 6 đến ngày 9 – 11 – 1940, Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ 7 được triệu tập. Hội nghị xác định về tính chất của cuộc

10


cách mạng “Tình thế hiện tại không thay đổi gì tính chất cơ bản của cuộc cách
mạng tư sản dân quyền Đông Dương” [4, tr.152]. Hội nghị xác định kẻ thù
chính của nhân dân Đông Dương lúc này là đế quốc Pháp – Nhật, quyết định
duy trì lực lượng vũ trang ở Bắc Sơn và đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kì.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10
đến ngày 19 – 5 – 1941, khẳng định chủ trương đúng đắn của Hội nghị Trung
ương 6 (11 – 1939) và Hội nghị Trung ương 7 (11 – 1940), nhưng đề cao hơn
nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và tiếp tục đặt nó lên hàng đầu: cuộc cách
mạng Đông Dương giai đoạn hiện tại là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng.
Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất cho từng nước ở
Đông Dương. “Hội nghị quyết định xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ
trang, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại, với lực
lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa
phương, cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi

nghĩa to lớn” [8, tr.216 – 217].
1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
Hưởng ứng Thông cáo khẩn cấp của Trung ương, cuối tháng 4 năm
1939, tại Cầu Trình, xã Bảo Đài, Phủ Lục Ngạn (nay là xã Bảo Đài, huyện
Lục Nam), chi bộ Phủ Lạng Thương tổ chức mít tinh có gần 400 người tham
dự. Tại cuộc mít tinh, cán bộ ta diễn thuyết, lên án bọn phản động thuộc địa,
hô hào quần chúng đấu tranh đòi thả hết nhân viên tòa soạn báo Dân
chúng giảm thuế, tự do lập hội, tăng tiền công cày, bừa...
Cũng vào thời gian này, truyền đơn, áp phích được rải và dán ở chợ
Buộm, chợ Đồn, làng Thanh Rã (Phủ Lục Ngạn, nay thuộc huyện Lục Nam),
Phủ Lạng Thương, làng Hoàng Liên, ấp Ba huyện (Hiệp Hòa)… đòi giảm
thuế, chống bọn cường hào áp bức, bóc lột…
Trước sự khủng bố điên cuồng của địch, Đảng ta đã chỉ thị cho các cấp
ủy và cán bộ, đảng viên hoạt động công khai, hợp pháp phải mau chóng rút

11


vào bí mật, phải duy trì cơ sở ở thành thị, đồng thời chuyển trọng tâm công
tác về nông thôn, biến nông thôn thành căn cứ địa rộng lớn của cách mạng.
Thi hành chủ trương của Trung ương, tháng 6 – 1939, Xứ ủy Bắc Kỳ
cử đồng chí Lê Hoàng về phụ trách phong trào cách mạng hai tỉnh Bắc Giang
và Bắc Ninh, với nhiệm vụ:
- Củng cố cơ sở Đảng và cơ sở quần chúng, chuẩn bị rút vào bí mật.
- Xây dựng một hệ thống cơ sở cách mạng từ Bắc Ninh lên Bắc Giang
làm đường dây liên lạc của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ lên biên giới phía bắc.
Ngoài những cơ sở đã có Phủ Lạng Thương, đồng chí Lê Hoàng đã xây
dựng được một số cơ sở ở Hoàng Vân, ấp Ba huyện (Hiệp Hòa), Hương Gián
(Yên Dũng), chắp nối với cơ sở Đại Từ (Lục Ngạn nay thuộc Lục Nam)…
Đồng chí Lê Hoàng cũng phổ biến chủ trương của Trung ương cho các cơ sở

đảng và các tổ chức quần chúng chuẩn bị rút vào hoạt động bí mật. Nhờ thi
hành nghiêm chỉnh chủ trương của Trung ương nên khi chiến tranh thế giới
lần thứ hai nổ ra, bọn thực dân Pháp ở Đông Dương trở mặt khủng bố, đàn áp
phong trào cách mạng, cơ sở đảng và cơ sở cách mạng của tỉnh vẫn đảm bảo
an toàn và phát triển.
Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ sáu, các tổ
chức cách mạng ở tỉnh ta đã nhanh chóng chuyển sang hoạt động với hình
thức, nội dung phù hợp như Nông dân phản đế, Thanh niên phản đế, Phụ nữ
phản đế...
Cũng vào đầu năm 1940, đồng chí Hồ Công Lạng đã kết nạp Trịnh
Đình Lan (Lan Cường) vào Đảng. Vì cả khu vực Cương Sơn và phố Lục Nam
chỉ có một đồng chí Lan Cường là đảng viên nên đồng chí Lan Cường trực
tiếp liên hệ nhận nhiệm vụ với đồng chí Hồ Công Lạng. Khi đồng chí Hồ
Công Lạng chuyển đi nơi khác, đồng chí Phạm Văn Đông về thay, đồng chí
Lan Cường nhận nhiệm vụ do đồng chí Đông giao.[5, tr. 68 – 69]

12


Sau một thời gian hoạt động ở tổng Hoàng Vân (Hiệp Hòa), ngày 16 –
12 – 1940, đồng chí Lê Hoàng đã kết nạp 3 quần chúng là Ngô Văn Triệu,
Nguyễn Văn Cường (Ấp), Ngô Duy Thạnh (Phương) vào Đảng và tổ chức ra
chi bộ Hoàng Vân do đồng chí Lê Hoàng làm bí thư.
Đến đầu năm 1940, phong trào cách mạng Bắc Giang đã hình thành
trên ba khu vực:
- Khu vực Hiệp Hòa và một phần Phổ Yên, Phú Bình (Thái Nguyên)
gồm các làng Hoàng Liên, Vân Xuyên, Lạc Yên, Thanh Vân, Đồng Áng. Cả
Sơn Hạ, ấp Ba huyện, Thù Lâm, với nòng cốt là chi bộ Hoàng Vân.
- Khu vực Phủ Lạng Thương và các làng Hương Gián, An Tràng, Đào
Tràng, ấp Tam Sơn (Lạng Giang) nòng cốt là chi bộ Phủ Lạng Thương và một

số đảng viên ấp Tam Sơn.
- Khu vực phố Lục Nam và các tầng lớp Đại Từ, Thép Thượng, Đọ. Ở
khu vực này chưa có chi bộ, mới có một đảng viên.
Như vậy, đền đầu năm 1940, phong trào cách mạng Bắc Giang đã phát
triển cả ở thành thị và nông thôn, cả ở miền núi và đồng bằng.
Để thống nhất chỉ đạo, quy tụ các cơ sở đảng, cơ sở quần chúng về một
mối, tháng 8 năm 1940, Xứ ủy Bắc Kỳ cử đồng chí Trần Quốc Hoàn, Xứ ủy
viên và một số đồng chí cán bộ về tăng cường cho phong trào cách mạng Bắc
Giang. Ban cán sự tỉnh Bắc Giang được thành lập do đồng chí Trần Quốc
Hoàn làm Trưởng ban.
Tiểu kết: Ban cán sự tỉnh được thành lập là một sự kiện quan trọng
trong lịch sử Đảng bộ Bắc Giang, đánh dấu bước trưởng thành về công tác
xây dựng đảng, về phong trào cách mạng. Từ đây, phong trào cách mạng
trong tỉnh đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự. Sự chuyển hướng
quan trọng về đường lối và phương pháp cách mạng này đã có tác động mạnh
đến cách mạng Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng.

13


Chương 2
CUỘC VẬN ĐỘNG ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở
TỈNH BẮC GIANG TRONG NHỮNG NĂM 1939 – 1945
2.1. ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC
LƯỢNG
2.1.1. Xây dựng lực lượng chính trị
Trước sự chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước, từ ngày 6
đến ngày 8 – 11 – 1939, Trung ương đã họp Hội nghị lần thứ sáu để phân tích
tình hình, đề ra nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Căn
cứ vào sự phân tích tình hình, Hội nghị xác định mục tiêu chiến lược trước

mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các
dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Để tập trung
lực lượng đánh đổ đế quốc, Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách
mạng ruộng đất, đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ
phản lại quyền lợi dân tộc, chống tô cao, chống thuế nặng. Hội nghị quyết
định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho
Mặt trận Dân chủ, nhằm đoàn kết các dân tộc Đông Dương, chĩa mũi nhọn
của cách mạng vào chủ nghĩa đế quốc,...
Để có cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của phong trào cách mạng,
Ban cán sự tỉnh đã cử một số đảng viên học các lớp huấn luyện chính trị, quân
sự do Trung ương, Xứ ủy mở tại Bắc Giang, đồng thời xin Xứ ủy tăng cường
cán bộ cho tỉnh. Tuy vậy, do phong trào cách mạng phát triển mạnh, số cán bộ
trên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.
Giữa lúc phong trào cách mạng tỉnh ta vừa hồi phục và đang trên đà
phát triển thì lại bị địch khủng bố. Đợt khủng bố của địch lần này tập trung
chủ yếu vào khu vực Hiệp Hòa.

14


Tháng 11 – 1942, Trung ương mở lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ
các tỉnh ở xóm Đá (làng Vân Xuyên, tổng Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa) do
đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng phụ
trách. Gần đến ngày kết thúc, lớp huấn luyện bị lộ do sự đầu hàng, phản bội
của một cán bộ. Đêm 21 – 11 – 1942, địch đã bao vây bắt được 6 đồng chí
học viên. Mặc dù bị tra tấn rất dã man, các đồng chí bị bắt và gia đình ông
Nguyễn Văn Chế (chủ nhà) không một ai chịu cung khai nửa lời.
Đồng chí Trường Chinh và một số đồng chí học viên khác chạy thoát ra
ngoài. Đến bờ sông Cầu, đồng chí Trường Chinh được cụ Hương Lịnh, một
cư dân nghèo đang đánh cá trên sông cùng với cô con gái nhỏ đã giấu đồng

chí trong thuyền đưa qua sông Tiên Thù (Phổ Yên) an toàn. Liền sau đó, địch
phá cơ quan in ở Thanh Vân. Mấy ngày sau, địch vây bắt lớp huấn luyện quân
sự của ta ở Tổ Cú (Yên Thế), nhưng nhờ cơ sở ở Hoàng Liên (Hiệp Hòa) báo
trước nên ta đã di chuyển đi nơi khác.
Đợt khủng bố lần này của địch chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và trong
một phạm vi hẹp, nhờ tinh thần anh dũng của các đồng chí cán bộ, đảng viên
trước kẻ thù và được sự che chở, bảo vệ của nhân dân, nên tác hại không lớn.
Trong các năm 1941, 1942, mặc dù phong trào cách mạng liên tiếp bị
địch khủng bố, cơ sở đảng, cơ sở cách mạng bị địch phá vỡ, nhưng dưới sự
lãnh đạo của Ban cán sự tỉnh và các chi bộ đảng, một số cuộc đấu tranh về
kinh tế và chính trị đã nổ ra: Cuộc đấu tranh của tù nhân ở đề lao Bắc Giang
dưới sự lãnh đạo của đồng chí Trần Quốc Hoàn, Trần Quý Kiên đòi cải thiện
chế độ lao tù đã giành được thắng lợi, nhân dân làng Đồng Áng (Hiệp Hòa)
đấu tranh đòi lại bãi sa bồi; nhân dân Dĩnh Kế đấu tranh chống Nhật bắt nhổ
lúa trồng đay, thầu dầu... Điển hình là cuộc đấu tranh của tá điền đồn điền Vát
và Cọ (Hiệp Hòa) đòi giảm tô và không nộp tô bằng thóc.
Đồn điền Vát có diện tích 1.800 ha của Tactaranh. Tháng 1 – 1942,
Hàn Huyên là quản lý đồn điền Vát, tăng mức tô ruộng và tô trâu. Ban cán sự

15


tỉnh Bắc Giang phát động tá điền và các trưởng ấp đấu tranh chống lại. Năm
đại biểu tá điền được cử đến trao cho Táctaranh một lá đơn có chữ ký của 50
trưởng ấp (trong tổng số 52 trưởng ấp) thuộc đồn điền Vát đòi giữ nguyên
mức tô ruộng và tô trâu. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự tỉnh, tất cả
tá điền đã đoàn kết, kiên trì đấu tranh, cuối cùng tên chủ đồn điền phải chấp
nhận yêu sách của tá điền.
Tiếp theo cuộc đấu tranh của tá điền đồn điền Vát, tháng 6 – 1942, tá
điền đồn điền Cọ đấu tranh chống cướp lúa.

Từ lâu, tá điền vẫn nộp tô bằng tiền. Từ năm 1942, giá thóc gạo lên
cao, tên quản lý đồn điền Lê Thuận Quế bắt tá điền phải nộp tô bằng thóc.
Đây là một thủ đoạn tăng địa tô.
Bất bình trước âm mưu thâm độc của tên quản lý đồn điền, dưới sự
lãnh đạo của các đồng chí cán bộ phụ trách phong trào ở đây, tá điền kiên
quyết không nộp tô bằng thóc.
Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của tá điền, tên quản lý đồn điền
phải dẫn lính đồn Trị Cụ về bắt một số trưởng ấp và cho bọn chân tay xông
vào các ấp cướp thóc của tá điền. Bọn này bị tá điền chống lại quyết liệt, tên
Lê Thuận Quế phải cầu cứu binh lính đồn Bố Hạ (Yên Thế). Tên đồn trưởng
đồn Bố Hạ (người Pháp) dẫn lính và phu đến ấp Trầm Dương định gặt lúa của
tá điền. Tá điền ấp Trầm Dương và các ấp lân cận lập tức nổi trống, mõ... đổ
ra đồng đuổi đánh bọn lính. Hoảng sợ trước sức mạnh của quần chúng, bọn
lính phải bỏ chạy thục mạng. Tên đồn trưởng bị bắt. Cuộc đấu tranh của tá
điền đồn điền Cọ thắng lợi.[5, tr. 77 – 78]
Sau khi bắt được liên lạc với Xứ ủy, đầu năm 1943, một nhóm Cứu
quốc quân tiến xuống Mỏ Sắt, Đồng Vương, Canh Nậu (thượng Yên Thế) gây
cơ sở trong đồng bào Nùng, Dao để mở rộng địa bàn hoạt động và làm đường
dây liên lạc với Xứ ủy và Trung ương. Một nhóm Cứu quốc quân khác tiến

16


xuống gây cơ sở ở Hữu Lũng vào các xã Bảo Lộng, Tân Lập, Thiện Kỵ, Vân
Nham, Nhật Tiến...
Giữa lúc phong trào cách mạng trong tỉnh đang lên thì lại xảy ra một
đợt khủng bố. Tháng 3 – 1943, từ một cơ sở giao thông của Xứ ủy ở Phú Thọ
bị phá vỡ, địch lần theo đường dây phá tiếp đến cơ sở ở Bắc Giang. Đợt
khủng bồ lần này của địch tập trung chủ yếu vào khu vực Hiệp Hòa, Phổ Yên,
Phú Bình, là nơi có các cơ quan của Trung ương, Xứ ủy. [3, tr. 80]

Đợt khủng bố lần này của địch thời gian kéo dài hơn, với những âm
mưu xảo quyệt hơn so với đợt khủng bố trước. Có nơi chúng cho mật thám
nằm lỳ ngay ở địa phương, cho lính sục sạo suốt ngày, nhưng các cơ quan của
Trung ương, Xứ ủy không bị lộ, cơ sở không bị phá vỡ, cán bộ vẫn đi lại, vẫn
bám sát địa phương, các đoàn thể cứu quốc (thanh niên, phụ nữ, nông dân)
vẫn tiếp tục phát triển.
Đề phòng đợt khủng bố lần này của địch có thể làm cho chi bộ nhà tù
Trị Cụ bị lộ, Ban cán sự tỉnh quyết định cho các đảng viên vượt ngục ra ngoài
hoạt động. Chi bộ nhà tù Trị Cụ không còn.
Như vậy, trong hơn hai năm (từ cuối năm 1940 đến tháng 3 – 1943),
phong trào cách mạng trong tỉnh bị địch khủng bố 3 lần. Những đợt khủng bố
của địch có gây cho ta tổn thất nhất định, nhưng qua đó, cán bộ, đảng viên và
quần chúng nhân dân đã được tôi luyện, dầy dặn thêm, tạo điều kiện để đưa
phong trào cách mạng của tỉnh tiếp tục phát triển.
Trong lúc phong trào cách mạng Bắc Giang bị địch khủng bố, gặp khó
khăn, thì tình hình quốc tế và trong nước đang chuyển biến theo chiều hướng
thuận lợi cho cách mạng.
Căn cứ vào tình hình thế giới và tình hình trong nước, giữa năm 1943,
ban cán sự tỉnh đề ra chủ trương:
- Giữ vững đường dây liên lạc của Xứ ủy với du kích Bắc Sơn qua Bắc
Giang.

17


- Củng cố và phát triển cơ sở ở những địa bàn quan trọng như phía
nam huyện Hiệp Hòa, dọc các đường giao thông như đường 13 B (nay là quốc
lộ 31) từ Phủ Lạng Thương đi Lục Nam, Chũ; đường 1A từ Phủ Lạng Thương
lên Lạng Giang.
- Kết hợp việc củng cố và mở rộng cơ sở với công tác tuyên truyền

vạch trần những thủ đoạn áp bức, bóc lột của địch như mua thóc tạ, nhổ lúa
trồng đay, trồng thầu dầu v.v…
- Mở các lớp huấn luyện 10 điểm Chương trình Việt Minh cho quần
chúng, các lớp huấn luyện quân sự kết hợp với chính trị cho cán bộ, đảng viên.
Để đẩy mạnh hơn nữa việc chuẩn bị khởi nghĩa, ngày 7 – 5 – 1944,
Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị Sửa soạn khởi nghĩa. Chỉ thị nhận định, thời cơ
hết sức thuận lợi cho nhân dân ta giành quyền độc lập sắp tới. “Song thời cơ
không phải tự nó đến, một phần lớn là do ta sửa soạn nó, thúc đẩy nó”3. Vì
vậy phải tìm mọi cách đẩy mạnh giành quyền sống hàng ngày (chống thu
thóc, chống phá màu trồng đay, cướp đất, tăng thuế…) tiến lên đấu tranh
giành chính quyền.
2.1.2. Xây dựng lực lượng vũ trang
Từ giữa năm 1940, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai càng trở nên ác
liệt và lan rộng. Tháng 6 – 1940, phát xít Đức tấn công nước Pháp, Chính phủ
Pháp đầu hàng phát xít Đức. Ngày 22 – 9 – 1940, phát xít Nhật từ Trung
Quốc tiến đánh Lạng Sơn, quân Pháp thua trận bỏ chạy. Ngày 27 – 9 – 1940,
nhân dân châu Bắc Sơn (Lạng Sơn) dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương
đã nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Sau khi đã chiếm được
Đông Dương, phát xít Nhật cấu kết với thực dân Pháp đem quân đàn áp dã ma
cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. Lực lượng nghĩa quân phải rút lên rừng tiến hành
chiến tranh du kích.
Sửa soạn khởi nghĩa, Chỉ thị của Tổng bộ Việt Minh, ngày 7 – 5 – 1944. Văn kiện Đảng 1930 – 1945, Ban
Nghiên cứu của lịch sử đảng Trung ương, 1977, t. II, tr. 496.
3

18


Từ ngày 6 đến ngày 9 – 11 – 1940, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần
thứ VII quyết định duy trì và phát triển lực lượng vũ trang Bắc Sơn và tạm

dừng cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Nhưng do điều kiện thông tin liên lạc không
kịp, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn nổ ra vào ngày 23 – 11 – 1940.
Ngày 21 – 11 – 1940, Ban thường vụ Trung ương Đảng Chỉ thị cho các
Đảng bộ tổ chức hoạt động phối hợp với quân và dân Bắc Sơn.
Tháng 12 – 1940, Trung ương Đảng lại ra Thông cáo khẩn cấp phân
tích tình hình và giao nhiệm vụ cho các Đảng bộ địa phương: “Trong lúc này
một phút bỏ qua là một phút lợi cho quân thù tập trung lực lượng phá cách
mạng. Vậy các đồng chí phải cấp tốc thi hành những phương pháp hưởng ứng
Bắc Sơn, Nam Kỳ có hiệu quả…” [3, tr.71].
Thực hiện chủ trương của Trung ương, từ tháng 12 – 1940 đến tháng 3
– 1941, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang mở một đợt tuyên truyền vận động nhân dân
trong tỉnh hưởng ứng và ủng hộ Bắc Sơn và Nam Kỳ. Những cuộc dán áp
phích, treo cở Đảng, rải truyền đơn, mít tinh, được tổ chức liên tục ở nhiều
nơi trong tỉnh như Phủ Lạng Thương, Phố Giỏ, Phố Kép, Đìa Đông, Xuân
Phú, Tân An, Hương Gián (Lạng Giang), Hoàng Vân (Hiệp Hòa), Cương Sơn
(Lục Ngạn)... Nội dung truyền đơn, áp phích và mít tinh ca ngợi tinh thần
chiến đấu dũng cảm của quân và dân Bắc Sơn, Nam Kỳ, đồng thời vạch trần
bản chất dã man, tàn bạo của đế quốc Pháp và phát xít Nhật, kêu gọi nhân dân
ủng hộ khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kỳ.
Nhân dân các huyện Hiệp Hòa, Yên Thế, Phủ Lạng Thương... đã quyên
góp quần áo, lương thực, thuốc chữa bệnh... ủng hộ du kích Bắc Sơn. Tháng 1
năm 1941, Đảng bộ Bắc Giang còn ra tờ báo Phục quốc để phổ biến chủ
trương đường lối cách mạng của Đảng, kêu gọi quần chúng chuẩn bị vũ trang
khởi nghĩa ủng hộ 2 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ.

19


Trước tình hình trên đây, tháng 10 – 1940, Ban cán sự tỉnh họp Hội
nghị và đề ra những công tác cấp bách.

1. Nhanh chóng phát triển mạng lưới cơ sở bí mật và các tổ chức quần
chúng cách mạng. Tuyên truyền vạch trần bộ mặt giả dối của phát xít Nhật.
2. Tích cực xây dựng lực lượng vũ trang, sắm sửa vũ khí, vận động
binh lính địch trở về với cách mạng, tổ chức đánh úp đồn địch để gây thanh
thế và hưởng ứng khởi nghĩa Bắc Sơn.
Những chủ trương trên của Hội nghị đã nhanh chóng được triển khai.
Vùng Yên Thế được chọn để nghiên cứu chuẩn bị lập chiến khu. Một phong
trào quyên góp ủng hộ du kích Bắc Sơn đã được quần chúng nhân dân nhiều
địa phương nhiệt liệt hưởng ứng.
Đến cuối năm 1940, phong trào cách mạng Bắc Giang khá mạnh, cơ sở
đảng, các tổ chức phản đế được củng cố và phát triển. Cuối năm 1940, chi bộ
đảng làng Đại Từ (Lục Ngạn, nay thuộc Lục Nam) thành lập gồm 3 đảng
viên. Đầu năm 1941, chi bộ đảng làng Hương Gián (Lạng Giang, nay thuộc
Yên Dũng) thành lập, gồm 3 đảng viên. Như vậy, đến đầu năm 1941, Đảng bộ
Bắc Giang có 4 chi bộ (Phủ Lạng Thương, Hoàng Vân, Đại Từ, Hương Gián)
và một số đảng viên lẻ, với tổng số trên 20 đảng viên.
Sau hội nghị Trung ương lần thứ bảy (11 – 1940), bộ phận chỉ đạo quân
sự của Xứ ủy Bắc Kỳ chuyển từ Liễu Khê (Thuận Thành, Bắc Ninh) lên
Hoàng Vân (Hiệp Hòa), vì ở đây cơ sở quần chúng vững, địa bàn cơ động,
thuận tiện cho việc chỉ đạo phong trào Bắc Sơn và các tỉnh khác. Tháng 11 –
1940, Trung ương mở hai lớp huấn luyện quân sự tại soi Thanh Vân và ấp
Đồng Hang (Hiệp Hòa) do đồng chí Lương Văn Chi (tức Huy còm) Ủy viên
Thường vụ Xứ ủy phụ trách, nhằm đào tạo và cung cấp cán bộ quân sự cho
các địa phương. Kết thúc lớp học, một số học viên được cử đi huấn luyện
quân sự cho tự vệ tổng Hoàng Vân và một số nơi khác của tỉnh.[5, tr. 70 – 72]

20



×