Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tổ chức đông kinh nghĩa thục đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
======

NGUYỄN HẢI YẾN

TỔ CHỨC ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC
ĐẦU THẾ KỶ XX
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
Th.S. NGUYỄN VĂN NAM

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN

Khóa luận này là kết quả của sự tận tình, sự góp ý chân thành của tất cả các
thầy giáo, cô giáo và sự nỗ lực của bản thân tôi trong suốt thời gian học tập trong
Khoa Lịch Sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Lịch Sử
đã truyền đạt cho chúng tôi một kho tàng kiến thức hết sức bổ ích và nhiều điều thú
vị trong quá trình học tập tại ngôi trường này. Đặc biệt là tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc của mình đến ThS Nguyễn Văn Nam đã tận tình chu đáo hướng dẫn tôi thực
hiện khóa luận này.
Với nhận thức và khả năng còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên bài
khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong được sự
đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Đó sẽ là hành
trang quý giá giúp tôi hoàn thiện kiến thức sau này.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 04 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Hải Yến


LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận này tôi có tham khảo một số tài liệu liên quan đến
Đông Kinh Nghĩa Thục. Tôi xin cam đoan đề tài là do chính tôi thực hiện, những tài
liệu tham khảo có nguồn liệu trích dẫn rõ ràng, cụ thể. Tôi cũng xin cam đoan đề
tài này không trùng với bất kỳ đề tài nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với nội dung của đề tài.
Ngày 04 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Hải Yến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
Chương 1: QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP TỔ CHỨC ĐÔNG KINH NGHĨA
THỤC ........................................................................................................................ 7
1.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ ................................................................................... 7
1.1.1. Thế giới ........................................................................................................ 7
1.1.1.1. Nhật Bản duy tân................................................................................. 7
1.1.1.2. Cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc.............................................. 9
1.1.2. Trong nước ................................................................................................. 11
1.1.2.1 Các cuộc đấu tranh vũ trang cuối thế kỉ XIX đều thất bại ................. 11
1.1.2.2. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ................ 14

1.2. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP TỔ CHỨC ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC ....... 19
Tiểu kết chương 1.................................................................................................... 21
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÔNG KINH NGHĨA
THỤC ...................................................................................................................... 22
2.1. TỔ CHỨC CỦA ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC ............................................ 22
2.1.1. Ban giáo dục ............................................................................................. 23
2.1.2. Ban tài chính ............................................................................................ 23
2.1.3. Ban cổ động.............................................................................................. 24
2.1.4. Ban trước tác ............................................................................................ 24
2.2. HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC ...................................... 25
2.2.1. Mở trường lớp dạy học............................................................................. 26
2.2.2. Diễn thuyết ............................................................................................... 34
2.2.3. Những sáng tác thơ văn, tài liệu yêu nước .................................................... 36
Tiểu kết chương 2.................................................................................................... 39
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC
ĐỐI VỚI LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX .............................................. 41


3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC ......................................... 41
3.1.1. Mô hình tổ chức Đông Kinh Nghĩa Thục tương tự mô hình trường
công lập Nhật Bản ................................................................................................... 41
3.1.2. Là một phong trào mang tính chất dân tộc dân chủ ................................... 43
3.1.3. Là ngôi trường đầu tiên có nội dung và phương pháp dạy học mới ở
Việt Nam ................................................................................................................. 44
3.1.4. Đông Kinh Nghĩa Thục là nơi gặp gỡ, kết hợp cả 2 xu hướng bạo
động và xu hướng cải cách ...................................................................................... 46
3.2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC ĐỐI VỚI LỊCH SỬ
VIỆT NAM ............................................................................................................. 47
3.2.1. Tích cực ...................................................................................................... 48
3.2.1.1. Chuyển biến trong tư tưởng, văn hóa, xã hội Cách mạng

Việt Nam ................................................................................................................. 48
3.2.1.2. Nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân tài và nền giáo dục Việt Nam. ..... 51
3.2.2. Hạn chế....................................................................................................... 53
Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 54
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 58
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, tình hình chính trị - kinh tế - văn hóa
- xã hội thế giới và Việt Nam có nhiều chuyển biến. Các nước Châu Á, Châu
Phi và Mỹ La tinh lần lượt trở thành miếng mồi ngon của các nước tư bản
đang trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, thực dân trên con đường
mở rộng thị trường. Nhiều nước bị biến thành thuộc địa, nửa thuộc địa của
các nước thực dân phương Tây, đặc biệt là ở khu vực Châu Á. Việt Nam
không nằm ngoài luồng xâm nhập, mở rộng thị trường của các nước đế quốc
phương Tây. Với nhiều hình thức khác nhau, các cuộc đấu tranh liên tiếp diễn
ra ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX: từ bạo lực bằng khởi
nghĩa vũ trang, hay đấu tranh cải lương, duy tân ôn hòa trong lĩnh vực tư
tưởng…song đều bị thực dân Pháp đàn áp, dập tắt.
Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, nền kinh tế lại phụ thuộc
bên ngoài, đời sống dân trí thấp, đó chính là những điều kiện thuận lợi để thực
dân Pháp xây dựng một nền văn hóa ngu dân và một mô hình giáo dục phù
hợp với mục đích của chúng. Chúng đã xây dựng một xã hội lạc hậu, nền kinh
tế què quặt với một nền văn hóa giáo dục vô cùng thấp kém.
Trong bối cảnh trên những ảnh hưởng từ bên ngoài của tình hình thế
giới dội vào Việt Nam đã tác động mạnh mẽ đến các sĩ phu yêu nước Việt
Nam lúc đó dẫn đến sự ra đời của hai xu hướng đấu tranh: xu hướng bạo động

vũ trang do Phan Bội Châu khởi xướng và xu hướng cải cách do Phan Châu
Trinh khởi xướng. Trong phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam lúc bấy giờ,
sự ra đời và hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục là một nét độc đáo vì đã
kết hợp được cả hai xu hướng này.
Đông Kinh Nghĩa Thục vừa là trường học vừa là một tổ chức cách
mạng đã tạo ra một phong trào Duy tân yêu nước sôi nổi ở Việt Nam, tuy ra

1


đời muộn nhưng có vai trò nhất định trong phong trào Duy tân toàn quốc có
tác động nhiều mặt đến xã hội Việt Nam lúc đó.
Nghiên cứu đề tài không chỉ dựng lại hoàn cảnh ra đời, sự thành lập, tổ
chức, hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục mà còn đánh giá được đặc điểm,
tác động đối với sự vận động Việt Nam đầu thế kỉ XX. Thông qua đó vận
dụng những giá trị, những đóng góp của tổ chức Đông Kinh Nghĩa Thục vẫn
còn giá trị trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay nhất là trong công
cuộc cải cách giáo dục hiện nay. Chính vì những ý nghĩa lí luận và thực tiễn
như trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Tổ chức Đông Kinh Nghĩa Thục
đầu thế kỉ XX” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Tổ chức và hoạt động của tổ chức Đông Kinh Nghĩa Thục là vấn đề
lịch sử đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Có thể kể đến công trình
nghiên cứu “Đông Kinh Nghĩa Thục” của Nguyễn Hiến Lê do nhà xuất bản
Sài Gòn ấn hành vào năm 1950, cuốn sách này đã trình bày quá trình thành
lập và nội dung hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục trong bối cảnh của
phong trào Duy tân những năm đầu thế kỷ XX đồng thời có điểm tiến tới sự
tiến bộ của phương pháp giáo dục mới đóng góp cho lịch sử Việt Nam nhưng
chưa đánh giá đầy đủ về vai trò, vị trí của tổ chức Đông Kinh Nghĩa Thục.
Công trình nghiên cứu “ Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục một cuộc

vận động cách mạng văn hóa dân tộc, dân chủ đầu tiên ở nước ta” của tác giả
Đặng Việt Thanh, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 25 (4/1961) đã đề cập đến
xung quanh vấn đề làm rõ Đông Kinh Nghĩa Thục là một cuộc vận động cách
mạng văn hóa dân tộc dân chủ đầu tiên của nước ta chứ chưa đề cập đến tác
động của Đông Kinh Nghĩa Thục đối với lịch sử Việt Nam.
Và bài nghiên cứu “Cố gắng tiến tới thống nhất nhận định về Đông
Kinh Nghĩa Thục” của tác giả Trần Minh Thư, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử

2


tháng 12/1965 đã đưa ra những nhận định về Đông Kinh Nghĩa Thục xoay
quanh vấn đề hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục có được xem là một cuộc
vận động cách mạng văn hóa dân tộc dân chủ hay không, đây là một xu
hướng vận động cách mạng hay xu hướng cải lương. Song cũng chưa đề cập
đến đặc điểm và những ảnh hưởng của Đông Kinh Nghĩa Thục về giáo dục,
xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Công trình nghiên cứu “Đông Kinh Nghĩa Thục trong phong trào duy
tân ở thế kỉ XX” của tác giả Hồ Song, Tạp chí nghiên cứu lịch sử tháng
12/1997 và tháng 1/1998 đã nêu lên quá trình thành lập Đông Kinh Nghĩa
Thục và đóng góp của tổ chức này vào phong trào Duy Tân.
Tác giả Chương Thâu – một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về
tư tưởng Việt Nam cận đại, năm 1997 ông đã nhấn mạnh vai trò của tổ chức
Đông Kinh Nghĩa Thục và ý nghĩa lịch sử của tổ chức này đối với phong trào
cải cách văn hóa Việt Nam thế kỷ XX trong ấn phẩm “Đông Kinh Nghĩa
Thục và phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỷ XX”.
Như vậy, tổ chức và hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục đã nhận
được khá nhiều sự quan tâm của các nhà sử học, tuy nhiên các công trình
nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một khía cạnh nhất định của vấn đề mà chưa
trình bày được một cách có hệ thống logic, đầy đủ về đặc điểm cũng như

những tác động của tổ chức Đông Kinh Nghĩa Thục đối với cách mạng Việt
Nam đầu thế kỉ XX. Cố gắng kế thừa và tiếp thu những thành tựu của người
đi trước, tác giả thấy rằng việc đi sâu nghiên cứu hoạt động, đặc điểm, tác
động của tổ chức Đông Kinh Nghĩa Thục là một điều cần thiết và có ý nghĩa
quan trong bối cảnh hội nhập và nhất là trong bối cảnh giáo dục Việt Nam
hiện nay đang cần sự đổi mới toàn diện.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu

3


Nghiên cứu tổ chức và hoạt động cũng như đặc điểm, tác động của
Đông Kinh Nghĩa Thục đối với lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, khóa luận có nhiệm vụ sau:
Trình bày khái quát về hoàn cảnh và quá trình thành lập Đông Kinh
Nghĩa Thục đầu thế kỉ XX
Trình bày tổ chức và hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục đầu thế kỉ
XX.
Rút ra và phân tích đặc điểm và tác động của Đông Kinh Nghĩa Thục
đối với lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: công trình nghiên cứu giới hạn trên phạm vi tổ chức
Đông Kinh Nghĩa Thục ở Bắc và Trung Kì.
Về thời gian: công trình nghiên cứu giới hạn trên phạm vi tổ chức của
tổ chức Đông Kinh Nghĩa Thục từ tháng 3 đến tháng 11năm 1907. Tuy nhiên
khi đi tìm hiểu vai trò, tác động của Đông Kinh Nghĩa Thục đối với lịch sử
Việt Nam tác giả mở rộng thời gian nghiên cứu là đầu thế kỉ XX.
4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Nguồn tư liệu
Đề tài khóa luận bao gồm:
Những cuốn sách về Đông Kinh Nghĩa Thục lưu ở thư viện Quốc Gia, thư
viện trường Đại Học Sư phạm Hà Nội, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Đại Học
Sư phạm Hà Nội 2.
Những nguồn tạp chí, tiểu luận viết về Đông Kinh Nghĩa Thục đăng trên
Tạp chí nghiên cứu lịch sử; Tạp chí Văn, Sử, Địa.
4.2 Phương pháp nghiên cứu

4


Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận; chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Tác giả sử dụng hai phương pháp chủ đạo là phương pháp lịch sử và
phương pháp logic, trong đó phương phương pháp lịch sử là chủ yếu. Ngoài
ra, để thực hiện đề tài tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như: so
sánh, tổng hợp, phân tích.
5. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN
Lần đầu tiên tác giả đã tập hợp và sưu tầm được các tài liệu nghiên cứu
có liên quan đến Đông Kinh Nghĩa Thục để dựng lại một cách có hệ thống và
logic bức tranh về tổ chức và hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục.
Thông qua nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Đông Kinh Nghĩa
Thục tác giả đã rút ra những đặc điểm, đánh giá được tác động của tổ chức
này đối với lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX, những giá trị tư tưởng, nhận thức
còn có ý nghĩa thực tiễn đối với công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.
Công trình nghiên cứu này cũng là nguồn tư liệu tham khảo cho học
sinh ở các trường Trung học phổ thông, sinh viên, giảng viên Đại học... khi
giảng dạy, học tập và nghiên cứu về các cuộc cải cách duy tân trong lịch sử
Việt Nam thời cận đại, về phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam đầu thế kỉ

XX.
6. BỐ CỤC KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo và phụ lục, khóa
luận có 3 chương gồm:
- Chương 1: Hoàn cảnh lịch sử và quá trình thành lập tổ chức Đông

Kinh Nghĩa Thục
- Chương 2: Tổ chức và hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục
- Chương 3: Đặc điểm và tác động của Đông Kinh Nghĩa Thục đối
với lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX.

5


6


Chương 1
QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP TỔ CHỨC ĐÔNG KINH
NGHĨA THỤC

1.1.HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
1.1.1. Thế giới
Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế
quốc, các nước tư bản Phương Tây âm mưu mở rộng thị trường bằng cách đi
xâm chiếm các nước bên ngoài đặc biệt là các nước Châu Á, Châu Phi, Mỹ La
Tinh. Sự xâm chiếm của các nước thực dân phương Tây đã tạo nên một làn
sóng du nhập văn hóa phương Tây vào Châu Á làm thức tỉnh giới trí thức ở
các nước này. Đó chính là làn sóng cải cách nổi lên ở hầu hết các nước Đông
Á như một hiện tượng lịch sử phổ biến với quy mô, tính chất, diễn biến và kết

quả khác nhau. Các tư tưởng cải cách đó thể hiện rõ nét ở cuộc Duy tân của
Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868, tiếp đó, ở Trung Quốc với các trào lưu tư
tưởng cải cách có tính chất cải lương tư sản của Lương Khải Siêu, Khang
Hữu Vi, nổi bật là cuộc cải cách của Tôn Trung Sơn đỉnh cao là cuộc cách
mạng Tân Hợi.
1.1.1.1. Nhật Bản duy tân
Trước sự xâm nhập của văn minh phương Tây, Nhật Bản đã có sự tiếp
nhận dần dần, đổi mới, thi hành nhiều chính sách, biện pháp hiệu quả nhằm
cải thiện tình hình, bảo vệ nền độc lập làm tiền đề cho công cuộc canh tân
Minh Trị, bắt đầu từ khi Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi năm 1868. Sau 30
năm, cuộc cải cách này đã đạt được những thành tựu vĩ đại, đưa nước Nhật từ
một nước phong kiến thành nước đế quốc đầu tiên và duy nhất ở Châu Á vào
cuối thế kỷ XIX. Cải cách Minh Trị với sự thay đổi quan hệ sản xuất từ phong
kiến sang tư bản chủ nghĩa đã biến Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc

7


hậu thành một nước tư bản phát triển nhờ những cách tân trên mọi lĩnh vực,
đặc biệt giáo dục đã đi trước một bước.
Từ đây, với cải cách Minh Trị, Nhật Bản trải qua một quá trình tăng tốc
làm chuyển biến nhanh chóng và có tính quyết liệt trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Trong đó, người ta ghi nhận đáng kể những thành tựu của công
cuộc cải cách giáo dục, đặc biệt phải kể đến mô hình Khánh Ứng Nghĩa Thục
của Phúc Trạch Dụ Cát sáng lập. Theo ông hướng đến mục tiêu giáo dục toàn
diện, giáo dục bốn phẩm chất quan trọng, sẽ góp phần làm rạng danh cho
người Nhật: tính tự cường, ý chí độc lập, óc tháo vát và lòng tự nguyện đóng
góp vào các công việc công ích công thiện. Trường này từ việc nhằm dạy cho
các học viên lớn tuổi, các học viên lớn tuổi này dạy cho các học viên nhỏ tuổi
hơn. Năm 1874, trường đã có một lớp “tiểu” và “trung học”. Đến năm 1890

với sự cộng tác của một giáo sư Đại học Harvard (Mỹ), trường mở thêm các
lớp đại học. Năm 1891, trường mở thêm một số lớp học ban đêm chuyên dạy
các môn thương mại. Từ năm 1895, trường mở thêm một phân khoa chuyên
về khoa học kinh doanh ngoài bốn phân khoa đã có sẵn: kinh tế, chính trị, luật
học và văn chương. Khánh Ứng Nghĩa Thục trở thành mẫu hình Đại học tư
thục đa cấp, đa ngành đầu tiên khá hoàn chỉnh trên đất nước Nhật Bản.
Những tài liệu được coi là Tân thư ở Nhật Bản thời kỳ này là những
sách báo có xuất xứ từ Âu - Mỹ, bao gồm cả sách khoa học kỹ thuật lẫn sách
khoa học xã hội, văn hóa và văn học. Những trí thức lỗi lạc của Nhật Bản
đương thời như Fukazawa Yukichi, Kato, Taguchi… đã góp phần quan trọng
vào việc mở rộng tầm mắt, mở mang tri thức cho người Nhật thông qua hoạt
động dịch thuật và biên khảo. Tân thư đóng vai trò hết sức quan trọng trong
việc khai mở tinh thần, kích thích ý chí cải cách, duy tân, đưa Nhật Bản sớm
đạt được vị thế mong muốn trong khu vực và trên thế giới.

8


Sự tiếp nhận ảnh hưởng của tư tưởng duy tân ở Nhật Bản đã làm xuất
hiện ở Việt Nam phong trào cải cách đất nước trong đó, phong trào Đông Du
và Đông Kinh Nghĩa Thục là những phong trào tiêu biểu. Các phong trào này
phản ảnh hai xu hướng tư tưởng trong một phong trào giải phóng dân tộc. Xu
hướng lấy việc “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” làm phương châm
căn bản; đại diện cho xu hướng cải cách ôn hòa này là Phan Châu Trinh. Xu
hướng còn lại là chủ trương bạo động, dùng bạo lực cách mạng để đập tan bạo
lực phản cách mạng; đó chính là tư tưởng của Phan Bội Châu. Phong trào
Đông Kinh Nghĩa Thục có một vị trí đáng kể ở đầu thế kỷ XX bởi nó đã kết
hợp được hai xu hướng trên để đi đến hoạt động hợp pháp.
1.1.1.2. Cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc
Vốn được coi là cái nôi của nền văn minh Đông Á, Trung Quốc luôn tự

tôn, coi mình là trung tâm văn minh của đất nước khác. Trung Quốc coi các
vùng khác, đặc biệt là phương Tây, là “man di, mọi rợ”. Nhưng ngay khi xuất
hiện mối đe dọa, các nước phương Tây bắt đầu uy hiếp Trung Hoa, mở đầu là
thực dân Anh với cuộc chiến tranh Nha phiến năm 1840 và kết thúc bằng
cuộc vận động Ngũ Tứ (1919). Đến những năm 60 của thế kỷ XIX, giới Nho
sĩ duy tân ở Trung Quốc đã bắt đầu khởi xướng một cuộc vận động học tập
văn minh phương Tây, hay còn gọi là phong trào Dương vụ để đưa Trung
Quốc tiến kịp phương Tây, chống được xâm lược phương Tây. Tiếp đó là
cuộc cách mạng nông dân Thái Bình Thiên Quốc (1851-1864); là chiến tranh
Trung – Pháp (1884-1885); chiến tranh Trung – Nhật (1885-1995).
Cuối thế kỷ XIX lại nổi lên phong trào vận động Mậu Tuất chính biến
năm 1898 do Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng, Nghiêm Phục
lãnh đạo với sự ủng hộ của vua Quang Tự, đưa ra một số chương trình cải tổ
nhằm mở cửa, đưa nền kinh tế của Trung Quốc phát triển theo hướng tư bản,
chống lại sự lạc hậu, bảo thủ, trì trệ của triều đình Mãn Thanh và sự can thiệp

9


ngày càng sâu của các nước Phương Tây. Để chuẩn bị cho công cuộc biến
pháp, tháng 7-1896, Khang Hữu Vi ra báo Trung ngoại kí văn tuyên truyền tư
tưởng Duy tân. Tháng 8-1896, ông tổ chức Cường học hội. Khang Hữu Vi
cùng học trò ưu tú của ông là Lương Khải Siêu và phái Duy tân đi tuyên
truyền diễn thuyết khắp nơi. Tổ chức Cường học hội được thành lập ở nhiều
tỉnh lớn như: Thượng Hải, Nam Kinh... Phái thủ cựu lo sợ trước ảnh hưởng
của tư tưởng Duy tân, tháng 1-1897 ra lệnh cấm các hội này. Tuy vậy, phái
Duy tân vẫn hoạt động mạnh mẽ, các tổ chức Duy tân được thành lập ở khắp
nơi.
Những Cường học hội của phe Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu (phe
sĩ phu tiến bộ) chủ trương biện pháp Duy tân, duy trì và cải tiến chế độ nhà

Thanh, còn Hưng Trung hội của phe trí thức Tây học do Tôn Dật Tiên đứng
đầu thì chủ trương “đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa lập chính phủ
liên hiệp”; rõ ràng là Hưng trung hội tiến bộ hơn Cường học hội, nhưng bấy
giờ ảnh hưởng của Cường học hội đối với Việt Nam lại mạnh mẽ hơn.
Phong trào Duy tân chủ yếu hoạt động trong tầng lớp quan lại sĩ phu có
ý thức tiếp thu tư tưởng biến cách, tầng lớp địa chủ tiến bộ, phú thương và tư
sản dân tộc mới mà không đi sâu vào quần chúng nhân dân lao động. Cuộc
vận động Duy tân tuy chủ trương rất ôn hòa, song nó vấp phải sự chống đối
mạnh mẽ của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến mà đứng đầu là Từ Hi
Thái Hậu. Cuối cùng, sau hơn 100 ngày, cuộc vận động Duy Tân bị thất bại
hoàn toàn.
Năm 1901, Trung Quốc thực sự bị xâu xé trong tay của các nước
phương Tây sau Điều ước Thiên Tân: Trung Quốc trở thành nước phong kiến
nửa thuộc địa. Từ đây lại khởi phát lên phong trào dân tộc dân chủ do Tôn
Trung Sơn lãnh đạo đưa đến Cách mạng Tân Hợi 1911, thay thế triều đình
phong kiến bằng Nhà nước Cộng hòa do Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.

10


Nhưng thành quả đó nhanh chóng bị lật đổ, các thế lực phong kiến quân phiệt
lên nắm chính quyền.
Tất cả các sự kiện đó, ít nhiều đều chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp từ quá trình tiếp xúc, đụng độ với phương Tây trên các phương diện: kinh
tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, khoa học và tư tưởng. Nếu như về
kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao, sự thất bại liên tiếp của Trung Quốc
trước các thế lực ngoại bang là một bài học lịch sử đánh thức lòng tự trọng
dân tộc của người Trung Quốc; thì về mặt văn hóa, khoa học và tư tưởng, quá
trình tiếp xúc với phương Tây lại mang đến cho Trung Quốc một làn gió mới,
một luồng sinh khí mới, một vận hội lịch sử mới để cải cách và duy tân.

Phong trào duy tân Trung Quốc đã để lại những giá trị to lớn, không chỉ
đối với lịch sử tư tưởng Trung Quốc, mà các ánh sáng tiến bộ còn tỏa chiếu
lan tràn khắp trong khu vực, cổ vũ phong trào các nước khác. Thông qua Tân
văn, Tân thư, Tân báo, các luồng tư tưởng duy tân của Trung Quốc mang theo
cả tư tưởng duy tân của Nhật Bản cũng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong
trào cách mạng và tình hình tư tưởng Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX.
Tóm lại, tình hình khu vực và thế giới diễn biến mau chóng đã tạo ra
điều kiện khách quan cho sự chuyển biến, thay đổi nhận thức của các nhà Nho
duy tân tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can,
Nguyễn Quyền…trong đó chủ yếu là tư tưởng canh tân của các nước Đông Á,
tư tưởng canh tân giáo dục của thời kỳ Minh Trị Duy tân để vận dụng linh
hoạt, sáng tạo trong phong trào cứu nước đầu thế kỷ XX, nổi bật là phong trào
Đông Kinh Nghĩa Thục.
1.1.2. Trong nước
1.1.2.1 Các cuộc đấu tranh vũ trang cuối thế kỉ XIX đều thất bại
Cuối thế kỉ XIX, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Đất
nước bị chia cắt thành ba kỳ với ba chế độ khác nhau: Nam Kì dưới chế độ

11


trực trị, Trung Kì dưới chế độ bảo hộ, Bắc Kì dưới cả hai chế độ đó. Thực dân
Pháp phải mất 25 năm mới hoàn thành việc xâm lược nước ta (1858-1883), và
phải mất gần 15 năm để hoàn thành cái gọi là “bình định” (1883-1896). Trong
suốt giai đoạn nửa thế kỉ này, lịch sử chứng kiến những cố gắng cuối cùng
của ý thức hệ tư tưởng Nho giáo trong vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam
đánh đuổi thực dân Pháp. Với các cuộc đấu tranh vũ trang cuối thế kỉ XIX
tiêu biểu như: phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế, phong
trào đấu tranh của đồng bào miền núi, phong trào yêu nước mang màu sắc tôn
giáo.

Phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo
đã mở cuộc tấn công vào trại lính Pháp tại kinh thành Huế năm 1885, nhưng
không thành công. Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở
(Quảng Trị) hạ chiếu Cần Vương. Mặc dù sau đó vua Hàm Nghi bị bắt, nhưng
phong trào Cần Vương vẫn phát triển nhất là Bắc Kì và Bắc Trung Kì. Tiêu
biểu là các cuộc khởi nghĩa: khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) do Nguyễn
Thiện Thuật lãnh đạo; cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) do Phạm Bành
và Đinh Công Tráng chỉ huy; cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do
Phan Đình Phùng lãnh đạo. Phong trào diễn ra rộng khắp trên địa bàn Bắc Kì
và Trung Kì, được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Tuy nhiên, do nặng
về khởi nghĩa vũ trang, ít chú trọng đến việc tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh
vực tư tưởng, chính trị nên cuối cùng phong trào thất bại vào năm 1896.
Song song với thời gian diễn ra phong trào Cần Vương thì nổ ra cuộc
khởi nghĩa nông dân tại vùng rừng núi Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh
đạo. Phong trào này là phong trào đấu tranh vũ trang lớn và lâu nhất trong
phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX sang hơn mười năm thế kỉ XX (18841913). Có thể nói, phong trào phần nào kết hợp được yêu cầu độc lập dân tộc
với nguyện vọng dân chủ, bước đầu giải quyết được yêu cầu ruộng đất cho

12


nông dân. Song đây là một phong trào tự phát của nông dân mang cốt cách
phong kiến nên cuối cùng bị thất bại.
Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của đồng bào
miền núi bùng nổ sau phong trào vùng đồng bằng nhưng tồn tại bền bỉ và kéo
dài hơn. Ở Nam Kì, trong cuộc khởi nghĩa của Trương Định, đồng bào
Khơme, Stiêng, Mnông đã tham gia rất tích cực... Ở Trung Kì, phong trào đấu
tranh vũ trang của dân tộc thiểu số rất sôi nổi, đáng chú ý là có đội nghĩa quân
người Mường do Hà Văn Mao đứng đầu...Ở Tây Nguyên, khi quân Pháp kéo
lên bình định thì các tù trưởng N’Trang Guh, Ama Wal, Ama Kol, Ama Jhao

đã kêu gọi nhân dân rào làng đánh Pháp. Cuộc đấu tranh kéo dài suốt từ năm
1889 đến năm 1905 mới chấm dứt. Ở vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc
Thái, Mường, Mông đã tập hợp dưới ngọn cờ chống Pháp của Ngô Quang
Bích, Nguyễn Văn Giáp... Ở vùng Đông Bắc, bùng nổ một số phong trào của
người Dao, người Hoa (1918). Đến giữa năm 1919, giặc Pháp mới dẹp yên
được cuộc khởi nghĩa này. Nhìn chung phong trào chống Pháp của đồng bào
miền núi phát triển mạnh mẽ và duy trì tương đối dài, vì vậy làm chậm quá
trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp lên các vùng sâu, vùng xa.
Nhưng các phong trào cuối cùng bị thất bại do hoạt động riêng rẽ, thiếu liên
kết với nhau.
Phong trào yêu nước của nhân dân Nam Kì tồn tại trong các tổ chức hội
kín như Thiên địa hội, Nghĩa hòa hội, Phục hưng hội... Đây là tổ chức yêu
nước mang màu sắc tôn giáo, mê tín của nhân dân, chủ yếu là nông dân. Hội
kín ra đời xuất phát từ nhu cầu đoàn kết, tự bảo vệ của những người dân
nghèo bị áp bức, bóc lột. Từng bước một, họ tự tổ chức thành các nhóm tiến
hành đấu tranh chống Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình. Phong trào Hội kín
phát triển mạnh ở tất cả các tỉnh Nam Kì. Đáng chú ý vụ đột nhập vào Sài
Gòn, mưu phá nhà giam Khám Lớn để cứu Phan Xích Long - một người được

13


nhân dân coi là dòng dõi nhà trời, sai xuống làm vua nước Nam. Ở Bắc,
phong trào mang màu sắc tôn giáo của Kỳ Đồng và Mạc Đĩnh Phúc phát triển
rộng khắp các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Kiến An, Thái Bình, Nam Định,
Hà Nam. Cuộc khởi nghĩa thất bại sau 3 năm hoạt động (1895-1897), Mạc
Đĩnh Phúc bị bắt và xử tử, Kỳ Đồng bị đầy ra đảo... Có thể thấy rằng các
phong trào mang màu sắc tôn giáo giữ vị trí nhất định trong phong trào đấu
tranh chống thực dân Pháp nhưng vì thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiến tiến
nên đã nhanh chóng thất bại.

Như vậy, các cuộc đấu tranh vũ trang cuối thế kỉ XIX diễn ra đều thất
bại khẳng định hệ tư tưởng phong kiến không có đủ khả năng giúp dân tộc
Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ. Con đường cứu nước dưới hệ tư tưởng này là
không thành công. Vì vậy yêu cầu đặt ra lúc này là tìm con đường cứu nước
mới giải phóng dân tộc.
1.1.2.2. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
Ngay từ khi đặt ách cai trị ở Việt Nam, thực dân Pháp đã xây dựng ở
đây một xã hội theo kế hoạch của chúng, Việt Nam từ một xã hội phong kiến
trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Việt Nam đã trở thành thị
trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc. Thực dân Pháp đã đưa ra hệ thống
cai trị đặc biệt đối với ta, chúng thi hành nhiều chính sách phản động, tàn bạo,
nhằm kìm hãm xã hội Việt Nam trong sự trì trệ của một nước lạc hậu trên các
phương diện: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục.
Về kinh tế: Trước khi thực dân Pháp xâm lược, kinh tế nước ta chỉ là
nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc. Nhưng khi thực dân Pháp xâm lược, nền
kinh tế của ta đã có những thay đổi. Chúng tiếp tục duy trì quan hệ kinh tế
phong kiến để tăng cường lợi nhuận, đồng thời đẩy mạnh khai thác thuộc địa
trên tất cả các ngành: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông
vận tải với quy mô và tốc độ ngày càng tăng.

14


Công nghiệp thì phát triển trong một giới hạn nhất định, công nghiệp
nặng thì chỉ chú trọng vào khai thác than, chủ yếu đầu tư vào công nghiệp
nhẹ, thể hiện rõ tính chất thuộc địa, nền kinh tế què quặt lỗi thời.
Về nông nghiệp, thực dân Pháp đã tiến hành cướp đoạt ruộng đất biến
thành đồn điền, trang trại trồng lúa và các loại cây công nghiệp. Chúng ra sức
vơ vét bóc lột sức lao động của người bản xứ bằng việc xây dưng hệ thống
các ngân hàng, các thứ thuế đặt ra không trừ một loại nào.

Trong lĩnh vực thương nghiệp: Pháp chú trọng vào xuất khẩu hàng hóa
hơn xuất khẩu tư bản. Đây là ngành thu lợi nhuận kinh tế cao. Hàng hóa Pháp
nhập vào Việt Nam được hoàn toàn miễn thuế, trong khi đó, hàng hóa của các
nước khác bị Pháp đánh thuế mạnh. Thực dân Pháp còn ra sức chèn ép thương
nhân Việt Nam, dung dưỡng cho thương nhân Hoa Kiều làm đại lý cung ứng
hàng xuất khẩu, buôn bán và tiêu thụ hàng hóa Pháp.
Giao thông vận tải: để phục vụ cho chuyên chở những thứ vơ vét của
thuộc địa, thực dân Pháp đã chú ý đến giao thông vận tải. Chúng cho xây
dựng các hệ thống đường bộ mở rộng đến các khu hầm mỏ, đồn điền, vùng
biên giới, bến cảng... Ngoài ra chúng còn mở rộng hệ thống đường sắtphương tiện được Pháp coi là vô cùng cần thiết trong việc vơ vét nguyên liệu
của Việt Nam.
Chính trị: Thực dân Pháp đã thi hành chính sách cai trị chuyên chế với
bộ máy thực dân, phong kiến đàn áp nặng nề lên đất nước ta. Chúng thực hiện
chính sách “chia để trị”, “dùng người Việt trị người Việt”, chia nước ta thành
ba kỳ với ba chế độ khác nhau chia rẽ Bắc, Trung, Nam gây thù hằn dân tộc.
Hệ thống chính quyền ở Trung kỳ và Bắc Kỳ từ cấp tỉnh trở xuống về đại thể
giống nhau. Đứng đầu mỗi tỉnh là một viên Công sứ người Pháp. Mỗi tỉnh
chia làm nhiều phủ, huyện bao gồm các tổng, xã, làng, đạo, châu đối với các
tỉnh miền núi là các tổng, làng, bản. Bộ máy chính quyền của thực dân Pháp

15


được thiết lập trên cơ sở của sự cấu kết chặt chẽ giữa thực dân Pháp với giai
cấp phong kiến phản động do thực dân Pháp chi phối nhằm thực hiện chính
sách khai thác, bóc lột vô cùng tàn bạo của chúng.
Xã hội: Cuộc khai thác thuộc địa ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu xã
hội, sự phân hóa giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc hơn. Bên cạnh những giai
cấp cũ là địa chủ phong kiến và nông dân còn xuất hiện thêm giai cấp mới từ
quá trình bóc lột thuộc địa là giai cấp công nhân, đồng thời là sự hình thành

của tầng lớp tiểu tư sản.
Giai cấp địa chủ: thái độ chính trị của giai cấp địa chủ có phân hóa.
Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp
trở nên rất giàu có, họ chiếm đoạt ruộng đất của làng xã, của nông dân. Tuy
vậy, một số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần
chống Pháp.
Giai cấp nông dân: Bị phân hóa sâu sắc vì chính họ là đối tượng bị bóc
lột. Nạn cướp đoạt ruộng đất của thực dân Pháp và giai cấp địa chủ phong
kiến, cùng sưu cao thuế nặng, tạp dịch cũng như thiên tai xảy ra liên miên dẫn
đến nông dân bị mất mùa, nạn đói, đã đẩy nông dân vào con đường bần cùng
hóa và phá sản. Bị vô sản hóa, người nông dân phải bỏ làng, bỏ xóm ra thành
phố, đến các công trường, hầm mỏ, xí nghiệp, đồn điền để làm thuê. Chính vì
vậy họ không ngừng tham gia các cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong
kiến. Đây cũng là cơ sở cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh
hướng dân chủ tư sản trong những năm đầu thế kỉ XX.
Tầng lớp tư sản: trong cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cần có
những người làm trung gian, đại lí tiêu thụ hoặc mua hàng hóa, cung ứng
nguyên vật liệu. Ngoài ra, một số sĩ phu yêu nước, chịu ảnh hưởng của tư
tưởng tư sản từ Trung Quốc, Nhật Bản, đã đứng ra lập các hiệu buôn, cơ sở
sản xuất. Đó là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam. Với thực lực

16


kinh tế chính trị yếu ớt, lại bị phụ thuộc vào Pháp, cho nên tầng lớp tư sản
chưa đủ điều kiện để trở thành một giai cấp làm lực lượng lãnh đạo. Tất cả
các đặc điểm đó dẫn đến yếu tố cải lương trong quá trình đấu tranh đầu thế kỷ
XX.
Tầng lớp trí thức Nho học và tiểu tư sản: Trí thức Nho học và tiểu tư
sản là tầng lớp hình thành sớm cùng chế độ thuộc địa. Đến đầu thể kỷ XX,

thành phần của tầng lớp này trở nên phức tạp và cũng phát triển theo quy mô
khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, gồm: tiểu thương, tiểu chủ, sinh viên,
học sinh, trí thức,…Tầng lớp này bị chế độ phong kiến và thực dân Pháp chèn
ép dẫn đến thường bị phá sản và bần cùng hóa, nên có tinh thần yêu nước sẵn
sàng tham gia vào cách mạng. Đại diện cho tầng lớp này phải kể đến các sĩ
phu duy tân yêu nước như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn
Can, Nguyễn Quyền, Đào Nguyên Phổ...
Giai cấp công nhân: lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn
non trẻ. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của họ là vì quyền lợi kinh tế (đòi tăng
lương, giảm giờ làm cải thiện đời sống và điều kiện việc làm). Ngoài ra họ
còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.
Văn hóa - giáo dục: để dễ bề cai trị nhân dân ta, thực dân Pháp tiến
hành ngu dân về mặt giáo dục, đầu độc về văn hóa.
Về văn hóa, một mặt chúng duy trì các phong tục tập quán lạc hậu, lỗi
thời, mê tín dị đoan, mặt khác tuyên truyền phổ biến các tệ nạn. Bên cạnh đó,
chúng hạn chế mức cao nhất về phát triển giáo dục khiến cho nhân dân Việt
Nam trong vòng luẩn quẩn của sự ngu dốt. Chúng phát triển nhỏ giọt ngành
giáo dục, duy trì Nho học với chế độ khoa cử lỗi thời.
Phật giáo vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt.
Trong khi đó, trước bối cảnh bị xâm lược, tầng lớp Nho sĩ bị khủng hoảng
nặng nề về ý thức hệ, một số trí thức thức thời đã hiểu rằng: Nho giáo không

17


còn là chiếc chìa khóa vạn năng cho mọi vấn đề. Bên cạnh việc thi hành chính
sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, vong bản trên đất nước ta, thực dân
Pháp còn tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn sự ảnh hướng của những nền
văn hóa tiến bộ thế giới vào Việt Nam, thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề
thống trị.

Ngoài những yếu tố trên, tình hình sinh hoạt văn hóa ở nước ta đã có ít
nhiều biến đổi và phát triển trong bối cảnh thuộc địa nửa phong kiến, chủ yếu
ở các đô thị. Ở nông thôn, văn hóa làng vẫn tồn tại trong chính sách “bần
cùng hóa”, và “ngu dân hóa”. Những “thói hư tật xấu” của xã hội phong kiến
được “lưu truyền” qua nhiều thế hệ, không những vẫn “cố thủ”, mà còn được
thực dân Pháp dung dưỡng. Nạn cờ bạc không bị cấm đoán mà còn được Pháp
khuyến khích bằng việc cho phép mở các sòng bạc để thu thuế. Tệ uống rượu
không bị hạn chế. Thực dân Pháp còn mở các cơ quan thu mua và các ti bán
thuốc phiện để thu ngân sách cho Phủ Toàn quyền. Ở nông thôn, hủ tục ma
chay, cưới xin, tệ hương ẩm, nạn thù hằn giữa các phe phái vẫn tồn tại và
không kém phần trầm trọng. Thêm vào đó, nạn bói toán, mê tín dị đoan ngày
càng nặng nề. Nhân dân bị thất học, hơn 95% không biết chữ.
Như vậy, có thể nói, mặc dù các cuộc đấu tranh vũ trang cuối thế kỉ
XIX đã diễn ra rất sôi nổi và quyết liệt trên khắp cả nước, song cuối cùng vẫn
bị thất bại bởi độc lập dân tộc không gắn liền với tư tưởng phong kiến. Cùng
với đó, sau hơn hai mươi năm gọi là “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp,
Việt Nam đã trở thành một thị trường khai thác và tiêu thụ của Pháp. Nền
kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp đã trở thành nền kinh tế phụ thuộc vào tư bản
Pháp; đời sống văn hóa thì vô cùng lạc hậu với những chính sách giáo dục và
văn hóa thuộc địa què quặt, nhỏ giọt, chính sách ngu dân của thực dân Pháp,
trình độ dân trí Việt Nam trở nên thấp kém. Trước tình hình đó, nhiều phong
trào yêu nước của các sĩ phu đã ra đời nhằm thay đổi vận mệnh đất nước, đặc

18


biệt là phải kể đến phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục - một phong trào yêu
nước diễn ra dưới hình thức một trường học với những tư tưởng cải cách tiến
bộ từ nền văn minh phương Tây đưa đất nước tiến kịp các nước tiến bộ trên
thế giới.

1.2. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP TỔ CHỨC ĐÔNG KINH NGHĨA
THỤC
Vào đầu thế kỷ XX, xuất hiện hai xu hướng khác nhau, đó là xu hướng
bạo động đánh đổ thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, đại diện cho phái này
là Phan Bội Châu. Cuộc đại thắng vang dội của Nhật trong cuộc chiến tranh
Nga-Nhật (1904-1905) đã tác động mạnh mẽ đến các sĩ phu yêu nước và nhân
dân Việt Nam, vì thế Phan Bội Châu đưa học sinh sang du học ở Nhật (1905)
nhờ họ giúp nhưng kết quả năm 1908 Pháp câu kết với Nhật, phong trào đi
đến thất bại. Khác với xu hướng bạo động là xu hướng ôn hòa hay tư tưởng
cải lương đại diện là Phan Châu Trinh. Phan Châu Trinh đã dựa vào Pháp để
tiến hành duy tân đất nước, ông gửi thư cho Toàn quyền Bô nói lên thủ đoạn
tàn ngược của quan trường cũng là tình cảnh trạng thảm khổ của nhân dân.
Mặc dù thất bại song hai xu hướng này đều đã để lại những bài học quý giá
trong phong trào cứu nước đầu thế kỷ XX.
Song song với hai xu hướng trên một cuộc vận động “văn minh tân
học” mà phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục là tiêu biểu. Khoảng năm 1906,
khi hai nhà Nho duy tân yêu nước của Việt Nam là Phan Bội Châu và Phan
Châu Trinh trực tiếp tham quan ngôi trường Khánh Ứng Nghĩa Thục tại
Tokyo, Nhật Bản, các ông đã nhận thấy đây là một cơ sở giáo dục vững chãi,
độc đáo, phát triển theo hướng một học viện đa khoa và đã đem nhận thức đó
về để thực hành tại Việt Nam nhằm biến đổi tình thế của nước nhà. Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh cùng một số nhà nho trí thức: Lương Văn Can,
Nguyễn Quyền... dự định mô phỏng theo mô hình trường Keio Gijuku (Khánh

19


Ứng Nghĩa Thục) của Nhật Bản. Sau khi về Việt Nam, họ đã họp bàn quyết
định thành lập một trường học theo mô hình Khánh Ứng Nghĩa Thục ở Nhật
Bản lấy tên là Đông Kinh Nghĩa Thục(“Đông Kinh” là tên Thăng Long thời

nhà Hồ, “nghĩa thục” là dạy học vì nghĩa không lấy tiền),ở nhà số 4, phố
Hàng Đào, Hà Nội. Tháng 3 năm 1907, dù chưa được sự cho phép của chính
quyền thuộc địa, trường chính thức thành lập với các sáng lập viên là: Hoàng
Tăng Bí, Lương Văn Can, Nguyễn Hữu Cầu, Lê Đại, Phan Đình Phối, Vũ
Hoành, với giám học Nguyễn Quyền…và đi vào hoạt động sôi nổi.
Đông Kinh Nghĩa Thục là một trường học lập ra cho thiếu niên và
người lớn nhằm tạo ra phong trào chấn hưng việc học, mở mang dân trí,
chống bảo thủ, đề cao tinh thần yêu nước. Thầy dạy vì chữ nghĩa không lấy
tiền, học trò đi học được cung cấp bút mực nếu cần, nhân dân kẻ nhiều người
ít quyên góp tiền của và sức lao động để lập ra trường. Những nhà lãnh đạo
hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục thường phối hợp chặt chẽ, bí mật với
những người lãnh đạo của phong trào Đông Du, Duy Tân. Họ có mục tiêu
thống nhất và cùng phối hợp thực hiện. Những tác phẩm của Phan Châu
Trinh, Phan Bội Châu gửi về cũng được sử dụng làm tài liệu tuyên truyền của
Đông Kinh Nghĩa Thục. Đông Kinh Nghĩa Thục mở rộng cuộc vận động đánh
đổ lối học từ chương, cử nghiệp, bài trừ hủ tục, tuyên truyền cách trí, vận
động thực nghiệm, truyền bá Quốc ngữ, hô hào công thương. Nhiều Đông
Kinh Nghĩa Thục khác nổi lên ở các địa phương, tỉnh lị, được nhân dân hưởng
ứng rầm rộ.
Hoạt động của tổ chức Đông Kinh Nghĩa Thục ảnh hưởng đến vị trí,
quyền lợi của thực dân Pháp, chúng đã điên cuồng đàn áp, đóng cửa các cơ sở
của Đông Kinh Nghĩa Thục, đến tháng 11 năm 1907, hoạt động của Đông
Kinh Nghĩa Thục đã lắng xuống.

20


×