Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BÀI tập PEPTIT 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.65 KB, 4 trang )

BÀI TẬP PEPTIT – LTĐH 2016
LƯU HÀNH NỘI BỘ
A. DẠNG CƠ BẢN VÀ VẬN DỤNG
Câu 1: Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một
amino axit duy nhất có công thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3
gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2
dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là ?
A. 29,55.
B. 17,73.
C. 23,64.
D. 11,82.
Câu 2: Cho X là hexapeptit, Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn
toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá
trị của m là
A. 77,6
B. 83,2
C. 87,4
D. 73,4
Câu 3: Peptit X bị thủy phân theo phương trình phản ứng X + 2H2O → 2Y + Z (trong đó Y và Z là các amino
axit). Thủy phân hoàn toàn 4,06 gam X thu được m gam Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần vừa đủ 1,68 lít
khí O2 (đktc), thu được 2,64 gam CO2; 1,26 gam H2O và 224 ml khí N2 (đktc). Biết Z có công thức phân tử
trùng với công thức đơn giản nhất. Tên gọi của Y là
A. glyxin
B. lysin
C. axit glutamic
D. alanin
Câu 4: Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai α – amino axit có cùng công
thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn
toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là :
A. 6,53.
B. 7,25


C. 5,06
D. 8,25.
Câu 5: Hỗn hợp X gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam
X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam alanin và 8,19 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân
tử của ba peptit trong X nhỏ hơn 13. Giá trị của m là
A. 18,83
B. 18,29
C. 19,19
D. 18,47
Câu 6: X là một tettrapeptit được cấu tạo từ Aminoaxit A no,mạch hở (phân tử A chỉ chứa 1 nhóm (-NH2) và 1
nhóm (-COOH).trong A oxi chiếm 42,67% về khối lượng,thủy phân hoàn toàn m gam X trong môi trường acid
thu được 18,9 gam tripeptit ,19,8 gam đipeptit và 105 gam A.Giá trị m là
A.125 gam
B.124 gam
C.123 gam
D.126 gam
Câu 7: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml
dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan
của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của M là
A. 51,72
B. 54,30
C. 66,00
D. 44,48
Câu 8: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32
gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 81,54.
B. 66,44.
C. 111,74.
D. 90,6.
Câu 9: Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipeptit thu được 63,6 gam hỗn hợp X gồm các amino axit

(các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/10 hỗn hợp X tác
dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là
A. 8,15 g.
B. 7,09 g.
C. 7,82 g.
D. 16,30 g
Câu 10: Tripeptit M và tetrapeptit Q đều được tạo ra từ một amino axit X mạch hở, phân tử có một nhóm
-NH2. Phần trăm khối lượng của N trong X là 18,667%. Thuỷ phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M, Q (tỉ
lệ mol 1 : 1) trong môi trường axit thu được 0,945 gam M ; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m là
A. 8,389.
B. 58,725.
C. 5,580.
D. 9,315.
Câu 11: Hỗn hợp X gồm hai –aminoaxit mạch hở no có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 đồng đẳng kế
tiếp có phần trăm khối lượng oxi là 37,427%. Cho m gam X tác dụng với 800ml dung dịch KOH 1M (dư) sau
khi phản ứng kết thúc cô cạn dung dịch thu được 90,7gam chất rắn khan. m có giá trị là :
A. 67,8 gam
B. 68,4 gam
C. 58,14 gam
D. 58,85 gam
Câu 12: X là một α-Aminoaxit no, chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Từ m gam X điều chế được m1
gam đipeptit. Từ 2m gam X điều chế được m2 gam tripeptit. Đốt cháy m1 gam đipeptit thu được 0,3
mol nước. Đốt cháy m2 gam tripeptit thu được 0,55 mol H2O. Giá trị của m là:
A. 11,25 gam
B. 13,35 gam
C. 22,50 gam
D. 26,70 gam


Câu 13: Thuỷ phân hoàn toàn 150 gam hỗn hợp các đipeptit thu được 159 gam các aminoaxit. Biết rằng các

đipeptit được tạo bởi các aminoaxit chỉ chứa một nguyên tử N trong phân tử. Nếu lấy 1/10 khối lượng
aminoaxit thu được tác dụng với HCl dư thì lượng muối thu được là:
A. 19,55 gam
B. 20,735 gam
C. 20,375 gam
D. 23,2 gam
Câu 14: Tripeptit X có công thức sau: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH (M=217) Thủy
phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung
dịch sau phản ứng là:
A. 28,6 g
B. 35,9 g
C. 22,2 g
D. 31,9 g
Câu 15: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml
dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối
khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của m là
A. 51,72
B. 54,30
C. 66,00
D. 44,48
Câu 16: X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no mạchhở, có
một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O,
N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 47,8 gam.
Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần bao nhiêu mol O2?
A. 3,375 mol
B. 1,875 mol
C. 2,8 mol
D. 2,025 mol
Câu 17: X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm –COOH; 1 nhóm –NH2.
Trong A %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam

tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là:
A. 149 gam
B. 161 gam
C. 143,45 gam
D. 159 gam
Câu 18: X và Y lần lượt là các tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch hở, có
một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm
gồm CO2, H2O, N2, có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y cho tác dụng hoàn toàn với NaOH
(lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 87,3 gam
B. 9,99 gam
C. 107,1 gam
D. 94,5 gam
Câu 19: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y
có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung
dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 17,025.
B. 68,1.
C. 19,455.
D. 78,4
Câu 20: Oligopeptit X tạo nên từ α-aminoaxit Y, Y có công thức phân tử là C3H7NO2. Khi đốt cháy hoàn
toàn 0,1 mol X thì thu được 15,3 gam nước. Vậy X là
A. đipeptit.
B. tetrapeptit.
C. tripeptit.
D. pentapeptit.
Câu 21: Cho 24,5 gam tripeptit X có công thức Gly-Ala-Val tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 1M, sau
phản ứng hoàn toàn được dung dịch Y. Đem Y tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn cẩn thận dung dịch
sau phản ứng (trong quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học) thì thu được khối lượng chất rắn khan là
A. 70,55 gam.

B. 59,6 gam.
C. 48,65 gam.
D. 74,15 gam.
Câu 22: Thủy phân một lượng tetrapeptit X chỉ thu được 14,6 gam Ala-Gly; 7,3 gam Gly-Ala; 6,125 gam GlyAla-Val; 1,875 gam Gly; 8,775 gam Val; m gam hỗn hợp gồm Ala-Val và Ala. Giá trị của m là
A. 29,006.
B. 38,675.
C. 34,375.
D. 29,925.
Câu 23: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp oligopeptit gồm Ala-Val-Ala-Gly-Ala và Val-Gly-Gly thu được
x gam Ala; 37,5 gam Gly và 35,1 gam Val. Giá trị của m, x lần lượt là
A. 99,3 và 30,9.
B. 84,9 và 26,7.
C. 90,3 và 30,9.
D. 92,1 và 26,7.
Câu 24: Thủy phân hoàn toàn 7,55 gam Gly-Ala-Val-Gly trong dung dịch chứa 0,02 mol NaOH đun nóng, thu
được dung dịch X. Cho X tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được
dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 11,21.
B. 12,72.
C. 11,57.
D. 12,99.
Câu 25: Thủy phân hoàn toàn m gam pentapeptit M mạch hở, thu được hỗn hợp X gồm hai - amino axit X1,
X2 (đều no, mạchhở, phân tử có một nhóm NH2 và một nhóm COOH). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên cần
dùng vừa đủ 2,268 lít O2 (đktc), chỉ thu được H2O, N2 và 1,792 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 2,295.
B. 1,935.
C. 2,806.
D. 1,806.
Câu 26: Thủy phân một lượng pentapeptit mạch hở X chỉ thu được 3,045 gam Ala-Gly-Gly; 3,48 gam Gly-Val;
7,5 gamGly; 2,34 gam Val; x mol Val-Ala và y mol Ala. Tỉ lệ x : y là

A. 11 : 16 hoặc 6 : 1.
B. 2 : 5 hoặc 7 : 20. C. 2 : 5 hoặc 11 : 16.
D. 6 : 1 hoặc 7 : 20


B. DẠNG NÂNG CAO
Câu 27: Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần dùng 600 ml
dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin.
Mặt khác đốt cháy 30,73 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối
lượng của CO2 và nước là 69,31 gam. Giá trị a : b gần nhất với
A. 0,730.
B. 0,810.
C. 0,756.
D. 0,962.
Câu 28: Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở là X(x mol) và Y(y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin.
Đun nóng 0,7 mol T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch
chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol Xhoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2.
Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử Xvà Y là 13, trong Xvà Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn
4. Giá trị của m là
A. 396,6.
B. 409,2.
C. 340,8.
D. 399,4.
Câu 29: Hỗn hợp X gồm 4 peptit có tỉ lệ mol lần lượt là 1:2:3:4. Thủy phân không hoàn toàn hỗn hợp X trong
điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp sản phẩm Y gồm 2,92 gam Gly-Ala; 1,74 gam Gly-Val; 5,64 gam AlaVal; 2,64 gam Gly-Gly; 11,25 gam Gly; 2,67 gam Ala và 2,34 gam Val. Biết tổng số liên kết peptit trong X
không vượt quá 13. Giá trị m gần nhất với:
A.25
B.26
C.27
D.28

Câu 30: X là một peptit mạch hở. Nếu thủy phân không hoàn toàn m gam X trong điều kiện thích hợp chỉ thu
được các tripeptit có tổng khối lượng là 35,1 gam. Mặt khác thủy phân không hoàn toàn cùng lượng X trên lại
thu được hỗn hợp các đipeptit có tổng khối lượng là 37,26 gam. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X thì thu được
a gam hỗn hợp các amino axit (chỉ chưa 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH). Giá trị của a gần nhất với:
A.43,8
B.39
C.40,2
D.42,6
Câu 31: Đun nóng 0,045 mol hỗn hợp X chứa hai peptit Y, Z cần vừa đủ 120ml KOH 1M, thu được hỗn hợp T
chứa 3 muối của Gly , Ala và Val trong đó muối của Gly chiếm 33,832% về khối lượng (biết Y hơn Z một số
liên kết peptit). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 13,68 gam X cần dùng 14,364 lít O2(đktc) thu được hỗn hợp khí
và hơi trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là m gam. Phần trăm khối lượng muối của Ala trong T có giá
trị gần nhất với:
A.50%
B.51%
C.52%
D.53%
Câu 32: Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở X (x mol) và Y (y mol), mỗi peptit đều tạo bởi glyxin,
alanin và val. Đun 0,7 mol T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,9 mol NaOH phản ứng và thu được m
gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 0,7 mol X thì thu được thể tích CO2 chỉ bằng ¾ lần lượng CO2
khi đốt 0,7 mol Y. Biết tổng số nguyên tử Oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết
peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m gần nhất là:
A.444,0
B.439,0
C.438,5
D.431,5
Câu 33: Hỗn hợp E gồm 3 chuỗi peptit X,Y,Z đều mạch hở(được cấu tạo từ các mắt xích Glyxin và Lysin) có
số mắt xích không nhỏ hơn 2.Chia hỗn hợp làm hai phần không bằng nhau, phần một có khối lượng 14,88 gam
đem thủyphân hoàn toàn trong dung dịch KOH 1M dư, thấy dùng hết 180ml , sau phản ứng thu được hỗn hợp
muối F chứa amol muối glyxin và b mol muối lysin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn phần còn lại thu được tỉ lệ

thể tích giữa khícacbonic và hơi nước thu được là 1. Tỉ lệ a/b gần nhất với:
A.2,67
B.3,20
C. 2,70
D.3,33
Câu 34: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng dung
dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m+11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt
cháy hoàn toàn muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K2CO3; 2,464 lít N2(đktc) và 50,96 gan hỗn
hợp gồm CO2, H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M có thể là:
A.55,24%
B.54,54%
C.45,98%
D.64,59%
Câu 35: X là một α-aminoaxit no mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đun nóng a mol X thu
đượchỗn hợp A gồm tripeptit mạch hở Y và tetrapeptit mạch hở Z với tỉ lệ số mol Y : Z = 8 : 3. Đốt hỗn hợp A
cần0,945 mol oxi thu được 12,33 gam H2O. Đốt hỗn hợp B gồm a mol một α-aminoaxit R no mạch hở chứa 1
nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH; 0,25a mol Y và 0,5a mol Z sau đó hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch
Ba(OH)2 dư thu được 567,36 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng R trong hỗn hợp B là
A.26,50%
B.32,12%
C.35,92%
D. 26,61%


Câu 36: Hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở ( cấu tạo từ Gly, Ala) và este Y ( được tạo ra từ phản ứng este hóa
giữa axit cacboxylic no đơn chức và metanol). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 15,68 lít O2 ( đktc). Mặt khác
thủy phân m gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 24,2 gam hỗn hợp muối (trong đó số mol muối
natri của Gly lớn hớn số mol muối natri của Ala). Đốt cháy hoàn toàn khối lượng muối trên cần 20 gam O2 thu
được H2O, Na2CO3, N2 và 18,7 gam CO2. Tỉ lệ số mol Gly : Ala trong X là ?
A.1:1

B.1:2
C.3:4
D.3:1
Câu 37: Đun nóng 4,63 gam hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở với dung dịch KOH (vừa đủ). Khi các phản
ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 8,19 gam muối khan của các amino axit đều có dạng
H2NCmHnCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc), hấp thụ hết sản phẩm cháy (CO2,
H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch
giảm bớt 21,87 gam. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 35,0
B. 27,5
C. 32,5
D. 30,0
Câu 38: Hỗn hợp X gồm peptit A mạch hở có công thức CxHyN5O6 và hợp chất B có công thức phân tử là
C4H9NO2. Lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm
ancol etylic và a mol muối của glyxin, b mol muối của alanin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X
bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị a : b gần nhất với.
A. 0,50.
B. 0,76.
C. 1,30.
D. 2,60.
Câu 39: Hỗn hợp E gồm chất X (CxHyO4N) và Y (CxHtO5N2); trong đó X không chứa chức este, Y là muối
của amino axit no với axit nitric. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với 100 ml NaOH 1,2M đun nóng nhẹ thấy
thoát ra 0,672 lít (đktc) một amin bậc 3 thể khí ở điều kiện thường. Mặt khác m gam E tác dụng vừa đủ với a
mol HCl trong dung dịch thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có 2,7 gam một axit cacboxylic.
Giá trị m và a lần lượt là
A. 9,87 và 0,03
B. 9,84 và 0,03
C. 9,87 và 0,06
D. 9,84 và 0,06
Câu 40: Hỗn hợp E chứa 3 peptit X, Y, Z đều no và mạch hở (MX < MY < MZ) có tỉ lệ mol tương ứng 14 :

5 : 1 và có tổng số liên kết peptit là 9. Đun nóng hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F
chứa 2 muối của 2 α-aminoaxit hơn kém nhau 14 đvC (trong phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH).
Lấy toàn bô F đem đốt cháy bằng lượng oxi vừa đủ thu được phần rắn là Na2CO3 có khối lượng 24,38 gam và
44,352 lít (đktc) hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E là.
A. 6,24%
B. 16,3%
C. 8,72%
D. 14,8%
C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 41: Hỗn hợp E chứa 2 peptit X, Y (MX < MY) mạch hở, có tổng số liên kết peptit là 10. Đốt cháy 0,2 mol
E với lượng oxi vừa đủ, thu được N2; x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,08. Mặt khác đun nóng 48,6 gam
E với dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của glyxin và valin có tổng khối lượng 83,3
gam. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là. (38,89%)
Câu 42: X, Y là hai peptit đều mạch hở, có tổng số nguyên tử oxi bằng 10 và được tạo bởi từ glyxin và alanin.
Đun nóng 31,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản
ứng thu được 44,56 gam rắn khan. Mặt khác đốt cháy 31,8 mol E với lượng oxi vừa đủ, thu được CO2 có số
mol nhiều hơn số mol H2O là 0,04 mol. Biết rằng trong Y, phần trăm khối lượng của oxi chiếm 27,86%. Giả sư
khả năng phản ứng thủy phân của X, Y là như nhau. Tính hiệu suất phản ứng của X ? (90%)
Câu 43: X, Y là hai peptit mạch hở, có tổng số nguyên tử oxi là 9 và đều được tạo bởi từ glyxin và valin. Đốt
cháy m gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 2,43 mol O2, thu được CO2, H2O và N2; trong đó khối lượng của
CO2 nhiều hơn khối lượng của H2O là 51,0 gam. Mặt khác thủy phân hoàn toàn m gam E với 600 ml dung dịch
KOH 1,25M (đun nóng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được (1,6m + 8,52) gam rắn khan. Phần trăm khối
lượng của Y (MX < MY) có trong hỗn hợp E là. (28,39%)
Câu 44: Hỗn hợp E chứa 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở (MX < MY < MZ) có tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 2 : 1;
trong mỗi phân tử X, Y, Z đều có số nguyên tử oxi không nhỏ hơn 4. Đốt cháy 44,37 gam E với lượng oxi vừa
đủ, sản phẩm cháy gồm CO2; H2O và N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch KOH đặc dư, thấy khối lượng
bình tăng 88,71 gam. Mặt khác đun nóng 0,336 mol E cần dùng dung dịch chứa 44,16 gam NaOH, thu được
dung dịch chỉ chứa 2 muối của 2 anpha-amino axit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin. Phần trăm khối lượng của
Z có trong hỗn hợp E là. (21,43%)
-Hết-




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×