Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu xây dựng mô hình Trường học Xanh tại Trường Tiểu học Đội Cấn Thành phố Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.89 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN TRUNG

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG “TRƯỜNG HỌC
XANH” CHO TRƢỜNG TIỂU HỌC ĐỘI CẤN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa Học Môi Trƣờng
: Môi Trƣờng
: 2011-2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN TRUNG

Tên đề tài:


NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG “TRƯỜNG HỌC
XANH” CHO TRƢỜNG TIỂU HỌC ĐỘI CẤN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
Giáo viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Khoa Học Môi Trƣờng
: Môi Trƣờng
: 2011-2015
: PGS. TS Đỗ Thị Lan

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN!
Thực tập tốt nghiệp là việc hết sức cần thiết đối với mỗi sinh viên, nó
chính là cẩm nang, hành trang sẽ đi suốt cuộc đời mỗi sinh viên, giúp cho sinh
viên sau khi ra trƣờng tránh khỏi sự bỡ ngỡ với công việc, tập làm quen với
môi trƣờng và công việc, bổ sung thêm kiến thức chuyên ngành, nâng cao khả
năng giao tiếp cũng nhƣ kỹ năng thực hành.
Đƣợc sự nhất trí của Nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa Môi trƣờngTrƣờng đại học Nông Lâm Thái Nguyên và dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo

PGS.TS. Đỗ Thị Lan, em tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý luận xây
dựng “Trường học xanh” cho trƣờng tiểu học Đội Cấn - Thành phố Thái Nguyên.
Để hoàn thành bản luận văn này, em xin chân thành cảm ơn cô giáo
PGS. TS Đỗ Thị Lan đã hƣớng dẫn, chỉ bảo em nhiệt tình và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, cán bộ Khoa Môi trƣờng Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban giám hiệu Trƣờng Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt lại cho em những kiến
thức quý báu trong suốt 4 năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ nhà trƣờng
THCS Đội Cấn, các phụ huynh học sinh đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ
em trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Với trình độ năng lực và thời gian có hạn, do đó khóa luận của em sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc những ý kiến
đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo để bản khóa luận của em đƣợc hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Hiện trạng dân số, lao động phƣờng Hoàng Văn Thụ năm 2013 ... 30
Bảng 4.2. Báo cáo thành tích năm học 2013-2014 ......................................... 35
Bảng 4.3. Chất lƣợng chuyên môn của giáo viên ........................................... 36
Bảng 4.4. Công trình xã hội hóa cho trƣờng, lớp xanh, sạch, đẹp thân thiện
giai đoạn 2008-2012 ......................................................................... 37
Bảng 4.5. Hiện trạng khu vực nhà vệ sinh tại trƣờng Tiểu học Đội Cấn ....... 41
Bảng 4.6. Khảo sát nhận thức về môi trƣờng của học sinh trƣờng tiểu học
Đội Cấn ............................................................................................. 43

Bảng 4.7. Đánh giá chung ý thức bảo vệ môi trƣờng của học sinh trƣờng tiểu
học Đội Cấn ...................................................................................... 45
Bảng 4.8. Đánh giá chung sự hiểu biết về môi trƣờng của cán bộ giáo viên
trƣờng tiểu học Đội Cấn thông qua phiếu điều tra thực tế ............... 46


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Phỏng vấn học sinh tại trƣờng tiểu học Đội Cấn ............................ 22
Hình 4.1. Mô phỏng vị trí địa lý Phƣờng Hoàng Văn Thụ ............................. 23
Hình 4.2. Hình ảnh trƣờng Tiểu học Đội Cấn................................................. 34
Hình 4.3. Mô phỏng vị trí địa lý trƣờng Tiểu học Đội Cấn ............................ 35
Hình 4.4. Cây xanh của trƣờng tiểu học Đội Cấn ........................................... 39
Hình 4.5. Thùng đựng rác đƣợc phân bố tại đầu dãy các lớp học và sân trƣờng
của trƣờng tiểu học Đội Cấn ............................................................ 40
Hình 4.6. Hệ thống nƣớc uống cho học sinh tại trƣờng Tiểu học Đội Cấn .... 40
Hình 4.7. Hoạt động nhặt rác, giấy vụn bỏ vào thùng rác để giữ gìn môi
trƣờng của học sinh .......................................................................... 42
Hình 4.8. Nhà để xe của giáo viên nhà trƣờng................................................ 43
Hình 4.9. Biểu đồ đánh giá ý thức bỏ rác đúng nơi quy định của học sinh .... 44
Hình 4.10. Biểu đồ đánh giá chung về ý thức bảo vệ môi trƣờng của học sinh
trƣờng tiểu học Đội Cấn TP Thái Nguyên ....................................... 45
Hình 4.11. Đánh giá chung sự hiểu biết về môi trƣờng của cán bộ giáo viên
trƣờng tiểu học Đội Cấn thông qua phiếu điều tra thực tế ............... 46


iv


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2
1.2.4. Yêu cầu của đề tài. .................................................................................. 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.2. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 5
2.1.3. Khái niệm về xanh - sạch - đẹp. ............................................................ 11
2.2. Cơ sở pháp lý thực hiện đề tài.................................................................. 13
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 14
2.3.1. Tình hình thực hiện và xây dựng “Trường Học Xanh” trên thế giới. .. 14
2.3.2. Tình hình thực hiện và xây dựng trƣờng học xanh ở Việt Nam ........... 17
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 20
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 20
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 20


v


3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
3.3.1. Phƣơng pháp kế thừa............................................................................. 21
3.3.2. Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn thực địa ............................................ 21
3.3.3. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 22
Phần 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC.................................................................. 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 23
4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 23
4.1.1.2. Địa hình .............................................................................................. 24
4.1.1.3. Khí hậu ............................................................................................... 24
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên ......................................................................... 26
4.1.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên................................................ 27
4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của phƣờng Hoàng văn Thụ. .......................... 27
4.2.1. Tăng trƣởng kinh tế ............................................................................... 27
4.2.2. Dân số, lao động của phƣờng Hoàng Văn Thụ ..................................... 29
4.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, phƣờng Hoàng Văn Thụ ............. 31
4.3. Tình hình cơ bản và hiện trạng giáo dục bảo vệ môi trƣờng của Trƣờng
Tiểu học Đội Cấn ............................................................................................ 34
4.3.1. Đặc điểm tình hình nhà trƣờng ............................................................. 34
4.3.2. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trƣờng của Trƣờng Tiểu học Đội Cấn
của từng tiêu chí. ............................................................................................. 39
4.3.3. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục bảo vệ môi trƣờng của Trƣờng
Tiểu học Đội Cấn ............................................................................................ 45
4.3.4. Trong chƣơng trình học tiểu học việc đƣa trƣờng học xanh vào khung
chƣơng trình học đƣợc thực hiện nhƣ thế nào?. “Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng
Trƣờng Học Xanh”.......................................................................................... 48
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 54
5.1. Kết luận .................................................................................................... 54



vi

5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
I. Tài liệu tiếng Việt ............................................................................................
II. Tài liệu Internet ..............................................................................................


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
+ Theo đánh giá mới nhất của Sở tài nguyên môi trƣờng tỉnh Thái
Nguyên, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn tỉnh ngày càng
gia tăng và khó kiểm soát, tính chất vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
ngày càng phức tạp, chính vì thế, cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng
của ngƣời dân đặc biệt là ý thức của các em học sinh ngay từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trƣờng.
+ Trƣớc tình hình thực tế hiện nay, hiểu biết của các em học sinh trong
các trƣờng học chƣa cao vì các em không thƣờng xuyên đƣợc nhắc tới vấn đề
môi trƣờng trong giờ học cũng nhƣ các giờ hoạt động ngoại khóa. Vì vậy, các
cơ sở đào tạo giáo dục cần có các giải pháp để nâng cao nhận thức của các em
học sinh về vấn đề môi trƣờng từ sớm, ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế
nhà trƣờng. Xây dựng cho các em ý thức bảo vệ môi trƣờng, các tác hại xấu
của môi trƣờng đến sức khỏe của cộng đồng và của bản thân chính mình. Để
chung tay thành lập một mái trƣờng “Xanh - Sạch - Đẹp”. Và trƣờng tiểu học
Đội Cấn là một ví dụ điển hình cho công cuộc xây dựng “Trƣờng Học Xanh”
ở trong địa bàn thành phố Thái Nguyên. Giúp cho thành phố Thái Nguyên

ngày một tƣơi đẹp hơn.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
- Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ
Chí Minh; đẩy mạnh cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm
gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trƣờng
học thân thiện, học sinh tích cực".


2

- Đánh giá sự hiểu biết của các em học sinh về vấn đề môi trƣờng
- Thông qua nghiên cứu chuyên đề, nâng cao hiểu biết của các em học
sinh về vấn đề bảo vệ môi trƣờng
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trƣờng tại nhà trƣờng,
hƣớng tới mục tiêu “Xây dựng Trƣờng Học Xanh” trong tƣơng lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng cơ sở lý luận xây dựng trƣờng học xanh cho trƣờng tiểu học
Đội Cấn.
- Điều tra thu thập thông tin về tình hình môi trƣờng khu vực trƣờng học.
- Tiến hành thu thập, đánh giá về ý kiến của các bậc phụ huynh học sinh
về vấn đề môi trƣờng cho con em ngay từ khi còn ngồi trên ghế của nhà trƣờng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng
trƣờng học xanh cho trƣờng Tiểu học Đội Cấn.
1.2.3. Yêu cầu của đề tài.
+ Tiến hành điều tra tham khảo tài liệu để xây dựng trƣờng học xanh
theo các câu hỏi đã đặt ra: Các câu hỏi phải dễ hiểu, đầy đủ các thông tin cần
thiết cho việc nghiên cứu.
+ Công tác điều tra thu thập thông tin, phân tích tiêu chí giáo dục Môi
trƣờng Xanh trong trƣờng Tiểu học Đội Cấn - Thành phố Thái Nguyên:

+ Thu thập các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình của
trƣờng tiểu học Đội Cấn.
+ Thông tin và số liệu thu đƣợc chính xác trung thực, khách quan.
- Giải pháp kiến nghị đƣa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với
điều kiện của nhà trƣờng và có tính khả thi cao.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.


3

+ Vận dụng và phát huy đƣợc các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Kết quả của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao đƣợc sự quan tâm của
các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng toàn thể các em học sinh về việc
bảo vệ môi trƣờng.
+ Hình thành sớm cho các em hiểu biết về các khái niệm trƣờng học xanh.
+ Đƣa ra các giải pháp để đào tạo các em theo xu thế “XANH”.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
Môi trƣờng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự sống của loài
ngƣời. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức trách nhiệm, cùng nhau xây dựng một

môi trƣờng sống ngày càng trong sạch hơn. Môi trƣờng mà hàng ngày chúng
ta đang sống chính là ngôi nhà, làng quê và mái trƣờng. và một môi trƣờng
không thể thiếu để các em trƣởng thành đó là trƣờng học.
Trƣờng học, là ngôi nhà thứ hai của các em học sinh. Đặc biệt, với mái
trƣờng tiểu học là nơi để lại nhiều dấu ấn đậm sâu trong cuộc đời của mỗi con
ngƣời. Trƣờng tiểu học là cái nôi đầu tiên cho các em bắt đầu bƣớc vào cuộc
sống học tập và lao động. Trong nhà trƣờng, học sinh cần đƣợc tiếp thu những
tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để
hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con ngƣời mới
trong một môi trƣờng thuận lợi - đó chính là môi trƣờng giáo dục.
Mặt khác, môi trƣờng giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình
thành và phát triển nhân cách của học sinh thông qua các mối quan hệ xã hội
đa dạng trong cuộc sống học tập, sinh hoạt hàng ngày của các em.
Trong mỗi chúng ta, ai cũng muốn đƣợc sống, học tập, vui chơi trong
một môi trƣờng thật sự xanh, sạch, đẹp. Trƣờng học xanh, sạch, đẹp, tạo ra
môi trƣờng học tập, sinh hoạt và vui chơi, thú vị, hấp dẫn đối với các em học
sinh, làm cho các em càng thêm yêu quý trƣờng lớp, thầy cô, bạn bè.
Nằm ở vị trí trung tâm của thành phố Thái Nguyên - trƣờng Tiểu học
Đội Cấn luôn luôn là trƣờng có bề dày thành tích và là lá cờ đầu của ngành
giáo dục. Phong trào dạy tốt và học tốt diễn ra vô cùng hiệu quả. Đến với


5

trƣờng Đội Cấn cũng là đến với đơn vị có rất nhiều hoạt động phong phú nhƣ:
Thể dục thể thao, các hoạt động từ thiện, các hoạt động ngoại khóa, chăm sóc
sức khỏe….
Nhằm nâng cao ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức,
thói quen giữ gìn bảo vệ môi trƣờng và, làm cho các em ham thích đến
trƣờng, làm cho các em thấy đƣợc: “Mỗi ngày đến trƣờng là một ngày vui”,

đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn
hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đƣờng.
Xuất phát từ ý tƣởng trên em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
xây dựng mô hình “Trường học Xanh” tại Trường Tiểu học Đội Cấn Thành phố Thái Nguyên” dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo PGS.TS. Đỗ Thị
Lan - Trƣởng khoa Môi Trƣờng - ĐH Nông Lâm.
2.1.2. Một số khái niệm cơ bản
* Môi trƣờng là gì?
Theo UNESCO, môi trƣờng đƣợc hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự
nhiên và các hệ thống do con ngƣời tạo ra xung quanh mình, trong đó con
ngƣời sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên
nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của con ngƣời”
Trong “Luật bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam” năm 2014, chƣơng 1,
điều 1 xác định: “Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng
tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và thiên nhiên”.
* Chức năng của môi trƣờng
- Môi trƣờng là không gian sống của con ngƣời và các loài sinh vật.
- Môi trƣờng là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống
và sản xuất của con ngƣời.


6

- Môi trƣờng là nơi chứa đựng phế thải do con ngƣời tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
- Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con ngƣời
và sinh vật trên Trái Đất
- Chức năng lƣu trữ và cung cấp thông tin cho con ngƣời
* Ô nhiễm môi trƣờng là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “Ô nhiễm môi

trƣờng là sự đƣa vào môi trƣờng các chất thải nguy hại hoặc năng lƣợng đến
mức ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con ngƣời hoặc làm
suy thoái chất lƣợng môi trƣờng”.
- Ô nhiễm môi trƣờng đất
“Ô nhiễm môi trƣờng đất là sự làm biến đổi thành phần, tính chất của
đất gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông
nghiệp với những phƣơng thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ không hợp
lý các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất, ngoài ra ô nhiễm môi trƣờng đất còn
do sự lắng đọng của các chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống đất...”
- Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc
“Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính
chất vật lý - hóa học - sinh học của nƣớc, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể
lỏng, rắn làm cho nguồn nƣớc trở nên độc hại với con ngƣời và sinh vật. Làm
giảm độ đa dạng sinh vật trong nƣớc. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh
hƣởng thì ô nhiễm nƣớc là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất”
- Ô nhiễm không khí
“Ô nhiễm môi trƣờng không khí là hiện tƣợng làm cho không khí sạch
thay đổi thành phần và tính chất dƣới bất kỳ nguyên nhân nào, có nguy cơ gây
tác hại tới thực vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con ngƣời và môi
trƣờng xung quanh. Khí quyển có khả năng tự làm sạch để duy trì sự cân bằng


7

giữa các quá trình. Những hoạt động của con ngƣời vƣợt quá khả năng tự làm
sạch, có sự thay đổi bất lợi trong môi không khí thì đƣợc xem là ô nhiễm môi
trƣờng không khí” (Theo bài giảng Ô Nhiễm Môi Trƣờng - Trƣờng Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên)
- Ô nhiễm tiếng ồn:
“Tiếng ồn là âm thanh không mong muốn hay âm thanh đƣợc phát ra

không đúng lúc, đúng chỗ, là tổng hợp của nhiều thành phần khác nhau đƣợc
hỗn hợp trong sự cân bằng biến động. Nó khác nhau đối với những ngƣời
khác nhau, ở những chỗ khác nhau và trong những thời điểm không giống
nhau. Ô nhiễm tiếng ồn nhƣ là một âm thanh không mong muốn bao hàm sự
bất lợi làm ảnh hƣởng đến con ngƣời và môi trƣờng sống của con ngƣời, bao
gồm đất đai, công trình xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà” (Lê Văn
Thiện, 2007).
- Suy thoái môi trƣờng
“Là sự suy giảm khả năng đáp ứng các chức năng của môi trƣờng: Mất
nơi cƣ trú an toàn, cạn kiệt tài nguyên, xả thải quá mức, ô nhiễm. Nguyên
nhân gây suy thoái môi trƣờng rất đa dạng: Sự biến động của tự nhiên theo
hƣớng không có lợi cho con ngƣời, sự khai thác tài nguyên quá khả năng phục
hồi, do mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng trƣởng kinh tế, sự gia tăng dân
số, nghèo đói, bất bình đẳng…”
*Các khái niệm về trƣờng học xanh
- Hiện nay vẫn chƣa có một khái niệm chung cũng nhƣ tiêu chuẩn đánh
giá về “Trƣờng học xanh”. Chính vì vậy việc định nghĩa rõ ràng Trƣờng học
xanh là gì, nguyên tắc hoạt động của trƣờng học xanh nhƣ nào sẽ giúp nhóm
thực hiện nhiệm vụ cũng nhƣ các thành phần liên quan hiểu rõ hơn về đề tài
và thực hiện đúng đƣợc mục tiêu mà đề tài đặt ra.


8

- Các thuật ngữ “xanh”, “lành mạnh”, “bền vững” và hiệu quả cao
thƣờng đƣợc sử dụng để thay thế trong các định nghĩa về trƣờng học xanh.
Các định nghĩa có thể rất khác nhau tùy thuộc vào mỗi trƣờng học mà nó
đƣợc áp dụng. Dƣới đây là một số định nghĩa trƣờng học xanh của một số
trƣờng và tập đoàn trên thế giới.
+ Cộng đồng trƣờng học xanh Cosbos’s E&E cho rừng một trƣờng học

xanh là một trƣờng học sử dụng năng lƣợng hiệu quả; bền vững tài chính; ủng
hộ quản lý môi trƣờng; chứng minh bền vững về mặt môi trƣờng và hỗ trợ các
mục tiêu của sinh viên.
+ Hội đồng những ngƣời lập kế hoặc thiết bị giáo dục (CEFPI) định
nghĩa “Một trường học lành mạnh (đƣợc dùng thay thế cho Trƣờng học xanh
nhƣ đã nói ở trên) quan tâm và chăm sóc tổng quan phúc lợi của những người
tham gia. Đây là một trường học có môi trường thân thiện, tiết kiệm năng
lượng và quan tâm đến sức khỏe của các thành viên”.
+ Hội hợp tác vì chất lƣợng cao của trƣờng học (CHPS) thì cho rằng
“Một trường học xanh hiệu quả cao có ba đóng góp đặc biệt: chi phí để hoạt
động thì ít hơn một trường học truyền thống; nó được thiết kế để cải thiện môi
trường học tập và làm việc; Nó bảo tồn các nguồn năng lượng quan trọng
như năng lượng và nước”.
Có rất nhiều định nghĩa về trƣờng học xanh, tuy nhiên những mô hình
trƣờng học xanh thành công thƣờng đƣợc định nghĩa bởi chính ngôi trƣờng
mà mô hình đƣợc ứng dụng dựa trên việc phù hợp với điều kiện cụ thể của
từng trƣờng. Các trƣờng học mới đƣợc xây dựng theo hƣớng trƣờng học xanh
sẽ đƣợc bắt đầu từ khâu thiết kế tòa nhà với những hệ thống tiết kiệm năng
lƣợng nhƣ nƣớc, điện hay hệ thống đón ánh sáng ở các lớp học. Đồng thời kết
hợp với các hoạt động giáo dục môi trƣờng. Tuy nhiên, đối với những trƣờng
học đã đƣợc xây dựng không thể xây dựng lại các hệ thống nhƣ hệ thống điện,


9

nƣớc theo các mô hình trƣờng học xanh nhƣ đã đƣợc áp dụng tại các trƣờng
học trên thế giới khác do chi phí thực hiện rất cao và sẽ là lãng phí nếu dỡ bỏ
toàn bộ hệ thống cũ vẫn còn sử dụng tốt.
Đây chính là hoàn cảnh dự án tại trƣờng tiều học Đội Cấn, chính vì vậy
sau khi khảo sát, nhóm dự án tiến hành định nghĩa “Trƣờng học xanh” áp

dụng tại trƣờng tiểu học Đội Cần gần giống với định nghĩa của Rachel Gutter,
quản lý cao cấp của ngành giáo dục Mỹ đó là “Trƣờng học xanh tạo nên một
môi trƣờng lành mạnh, đó là môi trƣờng hiệu quả để học tập trong khi vẫn tiết
kiệm đƣợc năng lƣợng, nguồn tài nguyên, và chi phí”. Và để xây dựng đƣợc
mô hình trƣờng học xanh, nhóm dự án tập trung vào hai khía cạnh chính sau
đây và các hoạt động cụ thể nhằm thực hiện hai khía cạnh này sẽ đƣợc trình
bày chi tiết ở các phần tiếp theo:
 Cải tạo môi trƣờng hiện tại của trƣờng tiểu học theo hƣớng xanh hóa
trƣờng học.
 Các chƣơng trình, hoạt động gắn liền với giáo dục môi trƣờng cho
học sinh tại trƣờng học.
 Theo một cách hiểu khác thì khái niệm trƣờng học xanh đƣợc định
nghĩa là:
+ Trƣờng học xanh là trƣờng học có sự tham gia không chỉ của học
sinh, giáo viên, công nhân viên mà còn có sự chung tay góp sức của cả chính
quyền, doanh nghiệp tại địa phƣơng cùng các bậc phụ huynh cùng toàn thể
các em học sinh để tạo dựng một mái trƣờng thân thiện với môi trƣờng, xây
dựng mái trƣờng xanh-sạch-đẹp.
(nguồn: Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục
& Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân
thiện, học sinh tích cực” trong các trƣờng phổ thông giai đoạn 2008 - 2014).
+ Cha ông ta thƣờng nói: “Hạt giống tốt phải đƣợc gieo ở mảnh đất tốt


10

thì mới phát triển đƣợc”. Mảnh đất ấy chính là môi trƣờng sống để con ngƣời
và vạn vật phát triển. Đối với học sinh, ngoài gia đình, làng xóm, một môi
trƣờng không thể thiếu để các em trƣởng thành đó là trƣờng học.
+ Trƣờng học, là ngôi nhà thứ hai của các em học sinh. Đặc biệt, với

mái trƣờng tiểu học là nơi để lại nhiều dấu ấn đậm sâu trong cuộc đời của mỗi
con ngƣời, vì bậc tiểu học là bậc học có thời gian dài nhất của quảng đời học
trò. Với mái trƣờng này không chỉ là ngƣời bạn mà là nơi cất giấu những kỷ
niệm buồn vui của quảng đời học trò thơ ngây, trong trắng. Trƣờng tiểu học là
cái nôi đầu tiên cho các em bắt đầu bƣớc vào cuộc sống học tập và lao động.
Trong nhà trƣờng, học sinh cần đƣợc tiếp thu những tri thức khoa học một
cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triển
những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con ngƣời mới trong một môi trƣờng
thuận lợi- đó chính là môi trƣờng giáo dục.
Mặt khác, môi trƣờng giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình
thành và phát triển nhân cách của học sinh thông qua các mối quan hệ xã hội
đa dạng trong cuộc sống học tập, sinh hoạt hàng ngày của các em.
+ Trong mỗi chúng ta, ai không mong muốn đƣợc sống, học tập, vui
chơi trong một môi trƣờng thật sự xanh, sạch, đẹp, an toàn. Trƣờng học xanh,
sạch, đẹp, an toàn tạo ra môi trƣờng học tập, sinh hoạt và vui chơi, thú vị, hấp
dẫn đối với các em học sinh, làm cho các em càng thêm yêu quý trƣờng lớp,
thầy cô, bạn bè.
+ Trƣờng học xanh - sạch - đẹp- an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong
việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trƣờng và tạo sự
lan tỏa đến môi trƣờng gia đình cộng đồng nơi các em đang sống, đồng thời
góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế
hệ trẻ ngay từ tuổi học đƣờng.


11

“Trƣờng học xanh là trƣờng học áp dụng các tiêu chí về rác thải, năng
lƣợng, nƣớc và cây xanh. Từ đây, ta cũng thấy đƣợc một trƣờng học xanh
không có nghĩa là trƣờng học trông có vẻ sạch hơn. Trƣờng học xanh là
trƣờng học có sự tham gia không chỉ của học sinh, giáo viên, công nhân viên

mà còn có sự chung tay góp sức của cả chính quyền, doanh nghiệp tại địa
phƣơng, để tạo ra một môi trƣờng xanh - sạch - đẹp hơn, một môi trƣờng tốt
hơn cho sức khỏe học sinh vừa tiết kiệm tiền cho nhà trƣờng. Trƣờng học
xanh giải quyết hết các vấn đề ô nhiễm trong trƣờng học”.
2.1.3. Khái niệm về xanh - sạch - đẹp.
 Thế nào là Xanh ?
Khái niệm xanh: Đƣợc hiểu với hai định nghĩa sau;
- Thứ nhất: là xanh về mặt môi trƣờng, có nghĩa là môi trƣờng có nhiều
cây xanh, bóng mát, mặt đất có độ che phủ rừng cao, ít có đồi trọc, đất trống.
+ Xanh trong mái trƣờng học, là ngôi trƣờng có nhiều cây xanh, tỉ lệ bê
tông hóa ít, trồng nhiều các loại cây có bóng mát nhƣ: bằng lăng, phƣợng, xà
cừ, me tây, móng bò, keo tai tƣợng,… Chú ý trồng loại cây có tán, bóng mát
nhiều mùa; không trồng cây có nhiều sâu hoặc có vỏ, lá, hoa chứa chất độc
hại và có mùi khó chịu.
Trồng một ít cây cảnh, chậu cảnh nhƣ: tùng, sứ, cau cảnh, dừa tàu, mai
chấn thủy, nguyệt quế, …
Có thể trồng cây bụi mọc tự nhiên đƣợc cắt tỉa chu đáo.
Trồng cỏ: Trồng thành thảm cỏ hình vuông, hình chữ nhật, trồng thành
hàng dài hai bên lối đi; trồng dƣới gốc cây bóng mát … (chọn loại cỏ dễ trồng
và dễ kiếm ở địa phƣơng nhƣ: cỏ đậu phộng, cỏ lông heo …) để học sinh có
thể chơi đùa đƣợc.
Chú ý độ bao phủ cây xanh trong sân trƣờng tối thiểu khoảng 40%,
thảm cỏ khoảng 25 - 30%. Hạn chế bê tông hóa sân trƣờng.


12

 Thứ hai: Xanh ở đây có nghĩa là xanh trong ý thức của các em học
sinh, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trƣờng đã hiểu biết về môi trƣờng và các
vấn đề môi trƣờng đặc biệt bức xúc hiện nay.

+ Thế nào là Sạch ?
- Xử lý rác thải: Thùng rác có nắp đậy, để ở hành lang và sân trƣờng
với vị trí thuận lợi cho học sinh sử dụng. Nếu có điều kiện, có thể phân loại
rác theo 3 nhóm (các loại giấy vụn; nhựa ni lông, kim loại; lá cây, trái cây)
- Xử lý hệ thống cống rãnh, nƣớc thải: Xử lý ngầm chống mùi hôi;
cống rãnh phải có tấm đậy an toàn, không có hố nƣớc đọng gây ô nhiễm và
muỗi sinh sản.
- Có nguồn nƣớc sạch: Đủ nƣớc uống cho học sinh hàng ngày (bình nóng
lạnh, bình nƣớc khoáng, bình nƣớc đun sôi để nguội…); nƣớc rửa mặt, tay chân
cho học sinh trƣớc khi vào lớp học.
- Giải quyết tốt khu vệ sinh: Nhà vệ sinh phải thoáng mát, đủ ánh sáng,
có mái che và lối đi sạch sẽ nối với hành lang lớp học. Có thể chọn trồng một
ít cây cảnh xung quanh khu vực vệ sinh để tạo cảm giác nhẹ nhàng và ý thức
sử dụng bảo quản cho học sinh. Chú ý hố tiêu, hố tiểu đáp ứng đủ cho số
lƣợng học sinh sử dụng, không có mùi hôi, có thể sử dụng máng tiểu bằng
loại tôn inox để dễ giội rửa. Cần tách riêng nhà vệ sinh giáo viên và học sinh.
- Xử lý tiếng ồn: Sắp xếp bố trí hợp lý về thời gian, vị trí sân chơi bãi
tập, phòng học, phòng làm việc, giờ ra chơi, giờ học nhạc, giờ chuyển tiết để
đảm bảo cho hoạt động dạy học và sinh hoạt của trƣờng diễn ra một cách
thuận lợi và hiệu quả.
- Đảm bảo bầu không khí trong lành không bị ô nhiễm trong sân
trƣờng, lớp học.
+ Thế nào là Đẹp ?
Trƣớc hết phải tạo đƣợc môi trƣờng xanh và sạch, có cảnh quan hài hòa


13

và tính thẩm mỹ trong mô hình kiến trúc tổng thể. Trƣờng có quy hoạch hợp
lý, đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất

cảnh quan môi trƣờng. Một số bồn hoa với nhiều màu sắc rực rỡ sẽ làm tăng
vẻ đẹp của trƣờng, chọn trồng loài hoa nở đƣợc nhiều mùa trong năm. Xây
dựng những quy định, biểu bảng, áp phích về nếp sống văn minh, lối sống tiết
kiệm để nhắc nhở học sinh chú ý thực hiện.
Trang phục học sinh cần giản dị, gọn gàng, sạch sẽ, màu sắc không loè
loẹt. Áo trắng quần xanh là trang phục tƣơng đối trung hoà phù hợp với học
sinh phổ thông, đƣợc nhiều ngƣời đồng tình chấp nhận. Đồng phục học sinh
có thể thực hiện theo trƣờng, theo lớp, theo ngày, theo mùa. Có môi trƣờng
bạn hữu thân thiện giữa học sinh với học sinh, học sinh với thầy cô giáo, giữa
học sinh với cây xanh thảm cỏ bồn hoa, bàn ghế, lớp học, sân trƣờng.
2.2. Cơ sở pháp lý thực hiện đề tài
- Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào
tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện,
học sinh tích cực” trong các trƣờng phổ thông giai đoạn 2008 - 2013.
- Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT về triển
khai phong trào thi đua; “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”
trong các trƣờng phổ thông năm học 2008 - 2009 và giai đoạn 2008 - 2013.
- Công văn số 1741/ BGDĐT - GDTrH V/v hƣớng dẫn kết quả phong
trào thi đua xây dựng trƣờng học thân thiện học sinh tích cực.
- Chỉ thị số 18/2008/CT-UBND ngày 2 tháng 10 năm 2008 về việc thi
đua: “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Quyết định 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành qui định về trƣờng học an toàn phòng chống tai
nạn thƣơng tích trong trƣờng phổ thông.
- Hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ các năm học từ 2008 đến nay.


14

- Thông tƣ liên tịch số 18/2011/TTLT-BGDĐT - BYT ngày 28 tháng 4

năm 2011 về việc quy định các nội dung đánh giá công tác y tế tại các trƣờng
tiểu học, trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ
thông có nhiều cấp học.
- Kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT - BVHTTDL TƢĐTN, ngày 19/8/2008, của bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn Hóa, Thể
Thao và Du Lịch, Trung ƣơng Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về
việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh
tích cực”.
- Thông tƣ số 67 / 2011/ TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2011 về
việc ban hành qui định Tiêu chuẩn đánh giá trƣờng tiểu học.
- Quyết định số 32/ 2005/QĐ- BGD & ĐT ngày 24 tháng 10 năm 2005
về việc ban hành quy chế công nhận trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
+ Ngày 22 tháng 07 năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số
40/2008/CT-BGDĐT Về việc phát động phong trào thi đua; “Xây dựng
trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trƣờng phổ thông giai
đoạn 2008-2013.
+ Ngày 22 tháng 08 năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có
quyết định số 4458/ QĐ-BGDĐT Ban hành qui định về xây dựng trƣờng học
an toàn, phòng chống tai nạn, thƣơng tích trong trƣờng phổ thông trong đó qui
định rõ tiêu chuẩn của trƣờng học an toàn, phòng chống tai nạn, thƣơng tích.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tình hình thực hiện và xây dựng “Trường Học Xanh” trên thế giới.
Dự án của UNESCO “Trƣờng học Xanh” hành động trong
Banjarmasin City, Nam Kalimantan, Indonesia, với sự hỗ trợ của KOICA.
UNESCO tổ chức hội thảo với các bên liên quan tại địa phƣơng trên ngày
29 tháng 3 năm 2012 để xã hội hóa các dự án hành động Trƣờng học Xanh.


15

Những ngƣời tham gia bao gồm các cơ quan liên quan ngành giáo dục,

20 hiệu trƣởng và 20 giáo viên đến từ 20 trƣờng trong đó bao gồm tiểu học,
cơ sở và trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp cao cấp của
Banjarmasin, Nam Kalimantan.
Các cuộc thảo luận xoay quanh các vấn đề môi trƣờng nghiêm trọng
phải đối mặt với Indonesia nhƣ nạn phá rừng, ô nhiễm không khí và năng
lƣợng vấn đề liên quan với biến đổi khí hậu và trầm trọng hơn do tăng trƣởng
kinh tế nhanh chóng. Dự án này đã đƣợc giới thiệu dƣới UNESCO nhiệm vụ
để thúc đẩy tăng trƣởng xanh, theo khái niệm biến đổi khí hậu Giáo dục là
một phần của quan hệ đối tác của Liên Hợp Quốc về Khuôn khổ Phát triển
(UNPDF) và Thập kỷ của Liên hợp quốc về Giáo dục phát triển bền vững,
2005-2014 (UNDESD).
Tại tỉnh Nam Kalimantan, phá rừng do chuyển đổi nông dân là một
trong những vấn đề lớn về môi trƣờng không chỉ ở Banjarmasin nhƣng qua
tỉnh Kalimantan. Vấn đề này là nghiêm trọng vì nó ảnh hƣởng không chỉ
trong tỉnh mà còn ở các nƣớc lân cận nhƣ Malaysia và Singapore. Các vụ
cháy nghiêm trọng nhất do du canh hơn hai mƣơi năm qua xảy ra vào năm
1997, ảnh hƣởng đến khoảng 11,7 triệu ha, chủ yếu là vùng đồng bằng than
bùn và đầm lầy rừng, trồng rừng gỗ và các khu vực nông nghiệp.
Bối cảnh và lý do cơ bản trình bày dự án trên cho thấy tầm quan trọng
của Dự án Hành động trƣờng xanh tại thành phố Banjarmasin, tỉnh Nam
Kalimantan, Indonesia. Dự án là rất cần thiết khi chúng ta xem xét tác động
đáng kể của nó không chỉ để giải quyết biến đổi khí hậu thông qua xây dựng
năng lực của giáo viên Tiểu học và Trung học Khoa học Giáo dục và Khoa
học tự nhiên mà còn để cung cấp một chất lƣợng tốt hơn về giáo dục đặc biệt
cho sinh viên nghèo Trƣờng Tiểu học và Trung học và chuyển gia đình nông


16

dân trong bối cảnh Giáo dục phát triển bền vững và biến đổi khí hậu Giáo dục

cho một xã hội bền vững.
Hòn đảo Bali của Indonesia vẫn đƣợc biết đến nhƣ một thiên đƣờng du
lịch nhƣng động đất, bão lại thƣờng xuyên xảy. Bên cạnh đó, khi lƣợng khách
du lịch tăng cao, những mối lo về rác thải và cách quản lý nguồn nƣớc cũng
gia tăng.
Trƣớc những vấn đề đó, ngƣời dân Indonesia đã thể hiện tầm nhìn của
mình thông qua một ngôi trƣờng xanh đặc biệt trên hòn đảo Bali. Đó là một
trƣờng học chính quy với chƣơng trình đào tạo trọng tâm là dạy học sinh biết
cách sống bền vững với thiên nhiên. Ngôi trƣờng đang thu hút học sinh đến từ
nhiều quốc gia và hiện là một mô hình giáo dục đƣợc quốc tế thừa nhận.
Ngôi trƣờng này bao gồm các lớp học đƣợc xây dựng rải rác trong khuôn viên
rộng 8ha. Mỗi lớp học có một khu vƣờn riêng và là nguồn cung cấp lƣơng
thực cho canteeen của trƣờng.
Hàng ngày, học sinh đƣợc dạy một số bài học về môi trƣờng diễn ra
ngay tại những khu vƣờn này. Cùng với các môn học về sinh thái, trƣờng học
này vẫn dạy cho học sinh đầy đủ các môn nhƣ Toán, Văn học, Triết học và
Vật lý. Tại ngôi trƣờng này, các học sinh đƣợc học về việc kết hợp những kỹ
năng thực hành với nhận thức về tầm quan trọng của môi trƣờng xung quanh.
Các “Trƣờng học Xanh” ở Ai-Len đƣợc điều hành và phối hợp của các đơn vị
giáo dục môi trƣờng của An Taisce, phối hợp với chính quyền địa phƣơng
trong cả nƣớc, đƣợc hỗ trợ bởi Bộ Môi trƣờng, cộng đồng và chính quyền địa
phƣơng, Bộ Giao thông vận tải, Du lịch và Thể thao và đƣợc tài trợ bởi Công
ty TNHH Wrigley.
Hơn 3.700 trƣờng tiểu học, trung học và đặc biệt ở Ai-len (> 92% của
tất cả các trƣờng học Ireland) hiện đang tham gia chƣơng trình và hơn 2.785
trƣờng học đã đƣợc trao tặng Cờ Xanh. Chƣơng trình “Trƣờng học Xanh


17


Irish” là một trong những thành công nhất trong mạng lƣới quốc tế. Một trong
những yếu tố chính trong sự thành công của chƣơng trình “Trƣờng học Xanh”
ở Ai-len là sự hợp tác giữa các đơn vị giáo dục môi trƣờng của An Taisce và
chính quyền địa phƣơng, tức là sự đóng góp tài chính và thời gian của chính
quyền địa phƣơng vào chƣơng trình. Hầu hết các chính quyền địa phƣơng
(Hội đồng Thành phố và Quận) có một cán bộ giáo dục môi trƣờng (EEO).
Những cán bộ cung cấp sự hỗ trợ vô giá trên mặt đất cho các trƣờng học thực
hiện chƣơng trình.
2.3.2. Tình hình thực hiện và xây dựng trường học xanh ở Việt Nam
+ Ở Việt Nam, các mô hình trƣờng học xanh đã đƣợc tiếp cận và nghiên
cứu. Các hoạt động giáo dục môi trƣờng, biến đổi khí hậu đã đƣợc phổ biến
rộng rãi. “Chƣơng trình giáo dục môi trƣờng tại 200 trƣờng tiểu học” của sở
Giáo dục đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với công ty Tetra Pak thực
hiện. Đây là một chƣơng trình đƣợc tổ chức thƣờng niên nhằm giáo dục ý thức
bảo vệ môi trƣờng cho các em tiểu học và góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên
thiên nhiên bằ ng viê ̣c thu gom v ỏ hộp giấy để tái chế… Theo chỉ đạo của Bộ
giáo dục và đào tạo, từ năm học 2009-2010, các sở giáo dục sẽ triển khai lồng
ghép giáo dục môi trƣờng vào các môn học Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công
dân, Sinh học, Công nghệ, Vật lý, Hóa học thuộc cấp bậc THPT và THCS.
+ Mô hình “Trƣờng học xanh” là một trong 6 mô hình tình nguyện của
Đoàn thanh niên Thành phố Hà Nội triển khai trong Năm Thanh niên tình
nguyện 2014. Đây là mô hình nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện
của tuổi trẻ Thủ đô nâng cao cao ý thức bảo vệ môi trƣờng, góp phần xây
dựng Thủ đô xanh - sạch - đẹp. Đến thời điểm này đã có 10/20 đơn vị thí
điểm triển khai ra mắt mô hình. Trên cơ sở kết quả triển khai các mô hình thí
điểm, Đoàn thanh niên Thành phố sẽ nhân rộng mô hình tại 100% các cơ sở
Đoàn trực thuộc trong thời gian tới góp phần khẳng định vai trò và trách



×