Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thầy tào mạnh đức thi thử môn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.41 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HCM
TRƯỜNG THPT ÂU LẠC
-----------------ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 05 trang)

ĐỀ THI THỬ KỲ THI QUỐC GIA 2015
MÔN HÓA HỌC
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề)
----------------------------------Mã đề thi:
312

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; N = 14; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80;
Na = 23; K = 39; Mg = 24; Ca = 40; Ba = 137; Al = 27; Fe = 56; Zn = 65; Cu = 64; Ag = 108.
Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch
amoni nitrit bão hòa. Khí X là:
A. NO2
B. N2O
C. N2
D. NO
Câu 2. Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?
A. Tính dẻo.
B. Tính cứng.
C. Ánh kim.
D. Tính dẫn điện và nhiệt.
Câu 3. Kim loại nhẹ có nhiều ứng dụng trong kĩ thuật và đời sống là kim loại nào?
A. Fe
B. Cu
C. Al
D. Mg
Câu 4. Trong phân tử amilopectin thành phần chứa.
A. C, H, N


B. C, H, N
C. C, H
D. C, H, O
10 1
Câu 5. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron [Ar] 3d 4s . Tổng số hạt mang điện của X là.
A. 58
B. 29
C. 64
D. 93
Câu 6. Anken khi hiđrat hóa chỉ thu được một ancol duy nhất là.
A. pent-2-en.
B. but-1-en.
C. propen.
D. hex-3-en.
Câu 7. Phản ứng nào sau đây không là phản ứng oxi hóa – khử?
A. FeCO3 + 2HCl  FeCl2 + CO2 + H2O
B. SO2 + 2H2S  3S + 2H2O
C. 2NO2 + 2NaOH  NaNO3 + NaNO2 + H2O
D. Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O
Câu 8. Cho dãy các chất: (1) C6H5NH2, (2) C2H5NH2, (3) (C6H5)2NH, (4) (C2H5)2NH, (5) NH3; (C6H5- là
gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ tăng dần là:
A. (3), (2), (5), (1), (4).
B. (4), (2), (5), (1), (3).
C. (5), (1), (3), (2), (4)
D. (3), (1), (5), (2), (4).
Câu 9. Nhúng thanh sắt lần lượt vào các dung dịch sau: FeCl3, CuCl2, ZnCl2, NiCl2, AgNO3, HCl, HCl và
CuCl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là.
A. 4
B. 3
C. 6

D. 5
Câu 10. Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Tơ nilon-6,6.
B. Tơ visco.
C. Tơ nitron.
D. Tơ xenlulozơ axetat.
Câu 11. Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Peptit là chất hữu cơ chứa từ 2 đến 50 gốc -aminoaxit liên kết với nhau bằng liên kết peptit.
B. Các peptit đều không bền trong môi trường axit cũng như môi trường bazơ.
C. Các peptit đều cho được phản ứng màu biure.
D. Nhỏ dung dịch HNO3 đặc vào ống nghiệm đựng lòng trắng trứng thì xuất hiện kết tủa màu vàng.
Câu 12. Cho 9,8 gam hỗn hợp gồm Na và Al2O3 vào nước dư thu được 1,792 lít khí H2 (đktc) và dung dịch
X. Cho từ từ đến hết 250 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 7,02 gam
B. 9,36 gam
C. 4,68 gam
D. 2,34 gam
Câu 13. Lên men 100 kg khoai (chứa 90% bột và trong bột có chứa 10% nước) để sản xuất ancol etylic.
Hiệu suất cả quá trình là 70%. Khối lượng ancol thu được là.
A. 25,54 kg.
B. 23,0 kg.
C. 32,2 kg.
D. 46,0 kg.
Câu 14. Cho phản ứng thuận nghịch sau: CaCO3 + H2O + CO2  Ca(HCO3)2. Phản ứng thuận giải thích
hiện tượng nào sau đây là đúng:
A. Tạo thành thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi.
B. Tạo thành lớp cặn trong ấm đun nước.
C. Sự xâm nhập của nước mưa đối với đá vôi.
D. Giải thích cả ba hiện tượng trên.
Trang 1/5 – Mã đề 312



Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn 3,0 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, sản
phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được 15 gam kết tủa và dung dịch X. Khối
lượng dung dịch X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?
A. tăng 6,24 gam.
B. tăng 7,02 gam.
C. giảm 6,24 gam.
D. giảm 7,02 gam.
Câu 16. Cho m gam hỗn hợp gồm Mg và Fe (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch chứa AgNO3 1M và Cu(NO3)2
0,5M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 47,6 gam rắn Y gồm 3 kim loại. Cho Y vào dung
dịch HCl loãng dư thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị m là.
A. 8,0 gam
B. 6,0 gam
C. 16,0 gam
D. 12,0 gam
Câu 17. Cho các phản ứng sau
(1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.
(2) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.
(3) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF.
(5) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Na3PO4.
Sau khi kết thúc thí nghiệm. Số trường hợp thu được kết tủa là.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 18. Cho sơ đồ phản ứng sau:
0


150 C
(1) Phenol + fomandehit  X
(2) X 
(3) Tetraphtalic + etylen glicol  T
Y
Y và T lần lượt là polime nào sau đây:
A. Nhựa rezol và tơ lapsan
B. Nhựa rezit và tơ lapsan
C. Nhựa rezol và tơ nitron
D. poli(phenol-fomandehit) và tơ visco.
Câu 19. Cho 23,75 gam hỗn hợp gồm RCOOH và RCOONa (R: gốc hydrocacbon) tác dụng với NaHCO3
vừa đủ thu được 3,92 lít CO2 (đktc). Toàn bộ muối thu được đem đốt cháy hoàn toàn thu được phần rắn
chứa Na2CO3 có khối lượng 15,9 gam. Gốc R là.
A. CHCB. CH2=CHC. CH3D. CH3-CH2Câu 20. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Phản ứng hóa học xảy ra dễ dàng khi cho 2 bình đựng khí NH3 và khí HCl mở nắp để cạnh nhau.
B. Ion NO3- có thể thể hiện tính oxi hóa trong cả môi trường axit và bazơ.
C. N2 có liên kết ba bền nên chỉ tác dụng được với kim loại ở nhiệt độ cao.
D. Phương pháp điều chế axit nitric trong phòng thí nghiệm là phương pháp sunfat.
Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X tạo ra 0,4 mol CO2 và 0,5 mol H2O. X tác dụng với
Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam. Oxi hóa X bằng CuO tạo hợp chất hữu cơ đa chức Y. Nhận xét
nào sau đây đúng với X?
A. Hiđrat hóa but-2-en thu được X.
B. Trong X có ba nhóm -CH3.
C. X làm mất màu nước brom.
D. Trong X có hai nhóm -OH liên kết với hai nguyên tử cacbon bậc hai.
Câu 22. Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl với hiệu suất 100% đến khi nước bắt đầu điện
phân ở cả hai cực thì dừng điện phân. Thể tích khí thoát ra ở cả hai cực là 6,72 lít (đktc). Nếu dung dịch sau
điện phân có khả năng hòa tan tối đa 10,2 gam Al2O3 thì tổng khối lượng muối trong dung dịch trước điện
phân lớn nhất có thể là.
A. 89,55gam

B. 69,85gam
C. 74,325gam
D. 39,4 gam
Câu 23. Cho các phát biểu sau về kim loại kiềm thổ.
(1) Các kim loại kiềm thổ đều có khả năng tác dụng với nước nếu được nung ở nhiệt độ cao.
(2) Kim loại Be được làm chất phụ gia chế tạo những hợp kim có tính đàn hồi cao, bền chắc, không
ăn mòn.
(3) Các kim loại kiềm thổ thường được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch.
(4) Kim loại Mg có nhiều ứng dụng hơn cả. Nó được dùng để chế tạo những hợp kim có đặc tính
cứng, nhẹ, bền. Những hợp kim này được dùng để chế tạo máy bay, tên lửa, ôtô.
(5) Trong mọi hợp chất, các kim loại kiềm thổ đều có mức oxi hóa là +2.
Số phát biểu đúng là.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 24. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 dư vào các bình đựng các chất rắn sau: KOH, Na, FeCl3, (NH4)2SO4,
Cu, K3PO4. Sau khi thí nghiệm kết thúc, số bình có chất không tan là:
A. 3
B. 4
C. 6
D. 5

Trang 2/5 – Mã đề 312


Câu 25. Dãy các polime đều có thể tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng là.
A. Tơ visco, tơ nilon-6; poli(phenol-fomandehit); tơ lapsan.
B. Tơ nilon-7; poli(phenol-fomandehit); tơ lapsan; tơ nilon-6,6.
C. Tơ nilon-6,6; poli(mety metarylat); tơ visco; tơ nitron.

D. Poli(etylen-terephatlat); capron; cao su lưu hóa; tơ nilon-7.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Ở trạng thái kết tinh các amino axit tồn tại dưới dạng phân tử, còn khi pha loãng dạng phân tử
chuyển sang dạng ion lưỡng cực.
B. Dung dịch của glyxil, alanin và valin đều không làm đổi màu quỳ tím.
C. Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao và có vị hơi ngọt.
D. Thành phần chính của bột ngọt là muối mono natri của axit glutamic.
Câu 27. Cho 27,6 gam axit salixylic (axit o-hidroxibenzoic) vào dung dịch chứa 30,6 gam anhidrit axetic để
thực hiện phản ứng este hóa với hiệu suất 100% thu được dung dịch X. Thể tích dung dịch KOH 2M phản
ứng tối đa các chất trong dung dịch X là.
A. 3,5 lít
B. 4,5 lít
C. 5,0 lít
D. 4,0 lít
Câu 28. Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. 2,3- đimetylpent-2-en.
B. 2,3-điclobut-2-en.
C. 2-clo-but-1-en.
D. 2-metylbut-2-en.
Câu 29. Số hợp chất hữu cơ đều no, đơn chức, mạch hở và có cùng công thức tổng quát (CH2O)n (n  4)
cho được phản ứng tráng gương là.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 30. Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (lấy rất dư) thu được dung dịch X. Dãy các chất
đều tác dụng được với dung dịch X là.
A. Br2; Cu; AgNO3, HCl
B. NaI; Ag; NaNO3; K2SO4
C. Cl2; Na2CO3; Cu; PbCl2.

D. Cu; NaOH; NaI; Pb(NO3)2.
Câu 31. Cho các phát biểu sau:
(1) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(2) Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
(3) Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
(4) Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
(5) Etyl fomat, vinyl axetat đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol.
Số phát biểu đúng là:
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
Câu 32. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.
B. Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân.
C. Peptit C6H11O4N3 có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
D. Các ancol no, đa chức, mạch hở đều tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
Câu 33. Thổi 4,48 lít khí CO (đktc) qua ống sứ chứa 12,88 gam hỗn hợp gồm Fe, CuO và Fe3O4 nung nóng,
sau một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với He bằng 8,6. Phần rắn còn lại cho vào dung dịch
HNO3 loãng dư thấy thoát ra 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất; đktc) và dung dịch Y chứa 43,82 gam
muối. Phần trăm khối lượng của CuO trong hỗn hợp ban đầu là.
A. 37,27%
B. 18,63%
C. 24,84%
D. 27,95%
Câu 34. Lấy 200 ml dung dịch NaOH 1,6M và KOH 1M tác dụng hết H3PO4 thu được dung dịch X. Chia X
thành 2 phần bằng nhau. Cô cạn phần 1 được 17,12 gam hỗn hợp muối khan. Phần 2 cho tác dụng với CaCl2
dư thu m gam kết tủa. Giá trị m là.
A. 14,70
B. 9,30

C. 20,24
D. 14,74
Câu 35. Hòa tan hỗn hợp gồm MgO, Al2O3, Fe3O4 và CuO vào dung dịch HCl loãng dư thu được dung dịch
X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y ngoài không khí đến khối lượng
không đổi thu được rắn Z. Cho luồng khí CO đến dư qua Z nung nóng thu được hỗn hợp chứa các chất.
A. MgO, Al2O3, Fe2O3 và CuO
B. Mg, Fe và Cu.
C. MgO, Al2O3, Fe và Cu
D. MgO, Fe và Cu
Câu 36. Công thức tổng quát của axit thuộc dãy đồng đẳng axit acrylic là.
A. CnH2n – 2O2 ( n  2)
B. CnH2nO2 (n  1)
C. CnH2n – 2O4 ( n  2)
D. CnH2n – 4O2 (n  4)
Trang 3/5 – Mã đề 312


Câu 37. Cho 28,05 gam hỗn hợp E gồm CH6O3N2 và C2H7O3N vào 500 ml lượng dung dịch NaOH 1M đun
nhẹ, thu được dung dịch F chứa các hợp chất vô cơ có khối lượng 30,65 gam và khí X làm quì tím ẩm hóa
xanh. Trộn toàn bộ X với 0,1 mol một amin Y thu được hỗn hợp có tỉ khối so với H2 bằng 26,125. Công
thức của Y là.
A. C2H5NH2
B. C2H5NHCH3
C. NH2-(CH2)6-NH2 D. C6H5NH2
Câu 38. Cho 18,0 gam bột Mg vào dung dịch chứa AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,15M thu được dung dịch X
và 48,24 gam hỗn hợp rắn Y gồm 3 kim loại. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được
8,4 lít khí NO (khí duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 144,99
B. 171,24
C. 117,99

D. 121,74
Câu 39. Trộn dung dịch HCl 0,15M và dung dịch H2SO4 0,1M với thể tích bằng nhau được dung dịch X.
Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với V lít dung dịch Y chứa hỗn hợp NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,04M thu
được dung dịch Z có pH = 2 và m gam kết tủa. Giá trị của V và m là:
A. 0,3 và 9,32
B. 0,5 và 4,66
C. 0,3 và 2,33
D. 0,618 và 2,33
Câu 40. Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho nhôm cacbua tác dụng với nước.
(2) Cho natri nitrua tác dụng với nước.
(3) Cho natri sufua vào dung dịch sắt III clorua.
(4) Cho axit clohidric vào dung dịch sắt II nitrat.
(5) Cho bạc nitrat vào dung dịch sắt II nitrat.
(6) Cho nhôm oxit qua bình đừng H2 nung nóng.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 41. Điều nào sau đây là sai?
A. Tính khử giảm dần theo thứ tự: Na > Mg > Al.
B. Tính kim loại tăng dần theo thứ tự: Li < Na < K.
C. Bán kính giảm dần theothứ tự: Na > Mg > Al.
D. Độ âm điện tăng dần theo thứ tự: Cl < Br < I.
Câu 42. Hỗn hợp E gồm axit fomic, axit propanoic, axit axetic và axit oxalic. Đốt cháy hoàn toàn E cần
dùng 0,3 mol O2, thu được 17,92 lít CO2 (đktc). Nếu cũng lượng E trên tác dụng với lượng dư Na thì thu
được 8,96 lít H2 (đktc). Phần trăm số mol của axit oxalic trong E là.
A. 12,5%
B. 25%

C. 60%
D. 40%
Câu 43. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cho nước brom vào dung dịch phenol và anilin thì đều thấy xuất hiện kết tủa.
B. Anilin có tính bazơ và dung dịch anilin trong nước làm đổi màu quì tím.
C. Phenol có tính axít nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
D. Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.
Câu 44. Hydro hóa hoàn toàn 0,1 mol triglyxerit X cần dùng 0,3 mol H2 (Ni, t0) thu được chất hữu cơ Y.
Đun nóng Y với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp muối gồm natri stearat và 27,8 gam natri
panmitat. Số nguyên tử H (hydro) có trong X là.
A. 100
B. 98
C. 104
D. 102
Câu 45. Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg tác dụng với dung dịch axit nitric loãng.
(2) Nhiệt phân amoni nitrit.
(3) Nhiệt phân kali clorat.
(4) Cho ozon tác dụng với dung dịch kali iotua.
(5) Cho canxi cacbua tác dụng với nước.
(6) Cho hidrosunfua tác dụng với oxi dư.
Số thí nghiệm chắc chắn tạo ra đơn chất khí là.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 46. Phát biểu nào sau đây về axit cacboxylic đơn chức là sai?
A. Trong các axit cacboxylic chỉ có axit fomic có phản ứng tráng gương.
B. Axit ađipic có thể tham gia phản ứng trùng hợp
C. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2% đến 5%.

D. Axit benzoic có tính axit mạnh hơn axit axetic.
Trang 4/5 – Mã đề 312


Câu 47. Hỗn hợp X gồm các axit: HF, HCl, HBr, HI. Nhận xét nào dưới đây là sai?
A. Có 2 axit điều chế được bằng phương pháp sunfat.
B. Cho X vào bình thủy tinh (thành phần chính là SiO2) thì bình thủy tinh bị tan dần.
C. Tính axit giảm dần theo thứ tự HI > HBr > HCl > HF.
D. Dung dịch AgNO3 dư có thể kết tủa hoàn toàn các chất trong X.
Câu 48. Thủy phân hoàn toàn pentapeptit X thu được duy nhất một α-aminoaxit đồng đẳng của glyxin.
Trong X oxi chiếm 18,71% về khối lượng. Thủy phân 35,91 gam X trong môi trường axit thì thu được hỗn
hợp gồm 16,56 gam tetrapeptit; 9,45 gam tripeptit; 4,32 gam đipeptit và m gam X. Giá trị của m là.
A. 9,36
B. 5,34
C. 7,12
D. 7,02
Câu 49. X là este no, 2 chức; Y là este tạo bởi glyxerol và một axit cacboxylic đơn chức, không no chứa
một liên kết C=C (X, Y đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác). Đốt cháy hoàn toàn 17,02 gam hỗn
hợp E chứa X, Y thu được 18,144 lít CO2 (đktc). Mặt khác đun nóng 0,12 mol E với cần dùng 570 ml dung
dịch NaOH 0,5M; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chứa 3 muối có khối lượng m gam và
hỗn hợp 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Giá trị m là.
A. 27,09 gam
B. 27,24 gam
C. 19,63 gam
D. 28,14 gam
Câu 50. Đốt cháy 32,0 gam hỗn hợp gồm Al, Zn và Cu trong 0,224 lít khí O2 (đktc); sau phản ứng thu được
hỗn hợp X gồm các oxit và kim loại còn dư. Cho hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 720 ml dung dịch HNO3
2M, thu được dung dịch Y chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí Z ( đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối so
với H2 là 16,4. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là.
A. 34,08 gam

B. 102,24 gam
C. 98,96 gam
D. 99,76 gam
---------------------------------------------HẾT---------------------------------------------

Trang 5/5 – Mã đề 312



×