Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Hiện trạng sản xuất cây chè ở huyện mộc châu tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

HÀ TRỌNG HOÀNG

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÂY CHÈ
Ở HUYỆN MỘC CHÂU TỈNH SƠN LA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

HÀ TRỌNG HOÀNG

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÂY CHÈ
Ở HUYỆN MỘC CHÂU TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: Địa lí kinh tế - xã hội

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Bùi Thị Hoa Mận

SƠN LA, NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của của Ban chủ nhiệm khoa Sử - Địa, tôi đã tiến hành


làm khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hiện trạng sản xuất cây chè ở huyện Mộc
Châu tỉnh Sơn La”.
Đến nay khóa luận đã hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
tới các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc và đặc biệt là
cô giáo, Th.S Bùi Thị Hoa Mận người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình
tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các cán bộ phòng Nông nghiệp
huyện Mộc Châu đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm tài liệu.
Để có được kết quả này, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ động viên, chia sẻ của
người thân trong gia đình, sự ủng hộ của bạn bè và tập thể lớp K52 ĐHSP Địa lí.
Do trình độ, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế và thời gian nghiên cứu
không nhiều, khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót, vì vậy tác giả mong được sự
chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để khóa
luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày 9 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Hà Trọng Hoàng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TDMNPB

Trung du miền núi Phía Bắc

NTQD

Nông trường quốc doanh


HTX

Hợp tác xã

HGĐ

Hộ gia đình

GDP

Tổng sản phẩm quốc dân

CHDCND Lào

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

TW

Trung ương

QL6

Quốc lộ 6

TT

Thị trấn

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ........................................................................................... 2
3. Giới hạn của khóa luận...................................................................................... 2
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
6. Đóng góp của khóa luận .................................................................................... 5
7. Cấu trúc của khóa luận ...................................................................................... 5
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................ 6
1.1 . Cơ sở lý luận ................................................................................................. 6
1.1.1. Lịch sử phát triển cây chè trên thế giới và Việt Nam ................................. 6
1.1.2. Vai trò, tác dụng của cây chè đối với phát triển kinh tế - xã hội và đời
sống nhân dân ........................................................................................................ 8
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất chè ................................................... 10
1.2. Thực tiễn sản xuất chè ở Việt Nam và Trung du Miền núi Phía Bắc ......... Error!
Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SẢN XUẤT CHÈ Ở
HUYỆN MỘC CHÂU ....................................................................................... 18
2.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 18
2.2. Các nhân tố tự nhiên.................................................................................... 19
2.2.1. Địa hình ..................................................................................................... 19
2.2.2. Thổ nhưỡng ............................................................................................... 20
2.2.3. Khí hậu ...................................................................................................... 21
2.2.4. Thủy văn .................................................................................................... 22
2.3. Nhân tố kinh tế - xã hội ................................................................................ 22

2.3.1. Dân cư và nguồn lao động ........................................................................ 22
2.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật................................................... 24


2.3.3. Thị trường.................................................................................................. 27
2.3.4. Chính sách phát triển ................................................................................. 27
2.4. Đánh giá chung............................................................................................. 28
2.4.1. Những thuận lợi cơ bản ............................................................................. 28
2.4.2. Những khó khăn còn tồn tại ...................................................................... 28
CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
CHÈ HUYỆN MỘC CHÂU ............................................................................. 29
3.1. Vai trò của cây chè trong cơ cấu cây công nghiệp của Mộc Châu .............. 29
3.2. Hiện trạng sản xuất chè ở huyện Mộc Châu ................................................ 30
3.2.1. Khái quát chung ........................................................................................ 30
3.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ................................................................. 31
3.2.3. Tình hình phân bố chè ở huyện Mộc Châu ............................................... 37
3.2.4. Hiện trạng phát triển một số loại chè ở huyện Mộc Châu ........................ 40
3.2.5. Thị trường chè Mộc Châu ......................................................................... 42
3.2.6. Đánh giá chung.......................................................................................... 44
3.3. Định hướng và các giải pháp phát triển cây chè huyện Mộc Châu ............. 46
3.3.1. Định hướng phát triển ............................................................................... 46
3.3.2. Giải pháp phát triển cây chè ...................................................................... 47
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng chè của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 ..... 14
Bảng 3.1: Tỉ trọng về diện tích và sản lượng chè trong nhóm cây công nghiệp

lâu năm của huyện Mộc Châu giai đoạn 2000 - 2012......................................... 29
Bảng 3.2: Diện tích, tỉ trọng, vị trí xếp hạng chè theo đơn vị hành chính tỉnh Sơn
La giai đoạn 2005 - 2012..................................................................................... 31
Bảng 3.3: Năng suất chè phân theo đơn vị hành chính có diện tích trồng chè
huyện Mộc Châu năm 2012 ................................................................................ 35
Bảng 3.4: Diện tích chè phân theo vùng của huyện Mộc Châu giai đoạn………
2005 – 2012 ........................................................................................................ 38

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của huyện Mộc Châu năm 2010 ...................... 21
Hình 2.2: Thành phần dân tộc huyện Mộc châu năm 2010 ................................ 23
Hình 3.1: Diện tích chè của Mộc Châu giai đoạn 2000 – 2012 .......................... 32
Hình 3.2: Diễn biến năng suất chè của huyện Mộc Châu so với toàn tỉnh Sơn La
giai đoạn 2000 – 2012 ......................................................................................... 34
Hình 3.3: Sản lượng chè của huyện Mộc Châu giai đoạn 2005 – 2012.............. 36
Hình 3.4: Kênh phân phối chè ra thị trường tiêu thụ…………………………...42


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi ra đời cho đến nay, nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế nói chung và đảm bảo cho sự sinh tồn của loài người
nói riêng. Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu
cơ bản của con người, cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành tiểu thủ công
nghiệp, công nghiệp chế biến và góp phần giải quyết việc làm cho người lao
động, đồng thời còn là mặt hàng quan trọng để xuất khẩu, đem lại nguồn thu
ngoại tệ lớn cho đất nước. Bên cạnh đó, nông nghiệp còn góp phần quan trọng
phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng nền kinh tế và đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia. Xuất phát từ vai trò trên, Ăng-ghen đã khẳng định: “Nông
nghiệp là ngành có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ thế giới cổ đại và hiện

nay nông nghiệp lại càng có ý nghĩa như thế”.
Việt Nam là quốc gia có xuất phát điểm thấp, đi lên từ nông nghiệp nên
ngành nông nghiệp luôn giữ vai trò chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong nền
kinh tế. Từ trước tới nay, trong ngành nông nghiệp trồng trọt luôn chiếm tỉ trọng
lớn. Trong những năm qua, để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, Đảng
và Nhà nước ta đã đề ra rất nhiều chủ trương, chính sách. Trong đó, đặc biệt chú
trọng phát triển các loại cây công nghiệp trên địa bàn cả nước.
Huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La có diện tích khoảng 206.140 ha, địa hình cao
nguyên, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi phát triển đa dạng các loại cây trồng
vật nuôi. Trong đó, chè có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của huyện,
góp phần phát triển kinh tế của huyện.
Việc phát triển cây chè trên địa bàn huyện không những mang lại nhiều lợi
ích cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây mà còn góp phần tạo cảnh quan phát
triển du lịch. Đồi chè Mộc Châu rất nổi tiếng, thu hút nhiều khách tham quan
hàng năm, góp phần làm nổi thêm thương hiệu du lịch Mộc Châu. Tuy nhiên,
làm sao để khai thác tối đa nguồn lực sẵn có của huyện để phát triển cây chè và
giá trị kinh tế của cây chè đối với đồng bào dân tộc nơi đây ngày càng được
nâng cao, đây có lẽ cũng là điều trăn trở của các cấp chính quyền và nhân dân
1


huyện Mộc Châu. Chính vì lí do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hiện trạng
sản xuất cây chè ở huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La” làm khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ
2.1. Mục đích
Dựa trên cơ sở lý luận về Địa lí kinh tế - xã hội nói chung, địa lý ngành
nông nghiệp nói riêng, đề tài tập chung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sản
xuất chè tại huyện Mộc Châu, phân tích thực trạng sản xuất chè. Từ đó, đề ra
giải pháp hợp lý góp phần đẩy mạnh và phát triển hiệu quả cây chè trên địa bàn

huyện Mộc Châu.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn sản xuất chè ở Việt Nam và Trung du
miền núi Phía Bắc (TDMNPB).
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè ở huyện Mộc Châu.
- Phân tích hiện trạng và đưa ra các giải pháp phát triển chè ở huyện Mộc
Châu.
3. Giới hạn của khóa luận
- Nội dung: Khóa luận tập trung nghiên cứu hiện trạng sản xuất chè ở
huyện Mộc Châu trên các mặt:
+ Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất chè ở huyện
Mộc Châu.
+ Phân tích hiện trạng sản xuất chè và giải pháp phát triển cây chè ở huyện
Mộc Châu.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu lãnh thổ trên toàn huyện, có sự phân cấp
tới cấp xã.
- Thời gian: Tập trung phân tích các số liệu từ năm 2000 – 2012.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Năm 1979, DiemuKhatze thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô nghiên
cứu về sự tiến hóa của cây chè và đưa ra được sơ đồ tiến hóa hóa sinh của cây
chè thế giới như sau: Camelia → Thea wetnamia (chè Việt Nam) → Thea
2


fuinamia (chè Vân Nam lá to) → Thea sinensis (chè Trung Quốc lá nhỏ) →Thea
assamica (chè Assam Ấn Độ). Với chiết xuất cathein từ các mẫu chè cổ của Việt
Nam (mà cụ thể là ở Suối Giàng), viện sĩ Djemukhatze đã đề xuất tên khoa học
mới cho cây chè là Thea wetnamia (chè gốc Việt Nam) thay cho tên khoa học
Thea sinensis (chè gốc Trung Hoa). Bên cạnh đó, bằng những thực nghiệm khoa
học dựa trên “thuyết tiến hóa” của nhà bác học Charles Robert Darwin,

Djemukhatze đã có các kết quả thực nghiệm về sự hình thành và tích lũy
catechin (tinh chất chè xanh) trong cây chè hoang dã ở Suối Giàng huyện Văn
Chấn – tỉnh Yên Bái, đối chiếu với các vùng chè khác trên thế giới để cho ra
một kết quả bất ngờ, khẳng định được gốc tích Việt Nam là “khởi thủy” của cây
chè thế giới.
Các nhà khoa học Nhật Bản thuộc Đại học Okayma đã công bố công trình
nghiên cứu về cây chè, theo đó người cao tuổi thường xuyên uống nước chè
xanh có thể giảm thiểu được tới 75% nguy cơ bệnh tim mạch. Kết quả công
trình nghiên cứu này có thể coi như lời xác nhận tính trung thực công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học Hy Lạp được công bố một năm trước đó trên
tạp chí “European Journal of Cardiovascular Prevention and Rehabilitation” –
(Tạp chí Châu Âu về phòng chống và phuc hồi chức năng tim mạch). Các nhà
khoa học thuộc Đại học Y Athen đã phát hiện ra rằng: chè xanh cải thiện đáng
kể chức năng làm sạch tế bào màng trong niêm mạc mao mạch (sự trục trặc chức
năng này bị coi là một nhân tố chính dẫn đến xơ vữa thành mạch).
Năm 2006, các nhà nghiên cứu Nhật Bản (thuộc Đại học Tohoku) đã giới
thiệu chứng cứ khoa học khẳng định, chè có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Trên
tạp chí “Journal of the American Medical Association” - (Tạp chí của Hiệp
hội Y khoa Hoa Kỳ), nhóm nghiên cứu đã công bố kết quả 11 năm quan sát
40 ngàn công nhân Nhật Bản thuộc lứa tuổi 40 - 79 tuổi. Theo đó, so với đối
tượng mỗi ngày uống ít hơn một ly chè xanh, nguy cơ tử vong (chủ yếu là do
các bệnh tim mạch) của những người mỗi ngày uống 5 ly chè (hoặc nhiều hơn)
giảm thiểu 16%.

3


Ở Việt Nam việc nghiên cứu về cây chè cũng đã được đề cập đến như: Điều
tra đặc điểm sinh học của cây chè Shan núi cao tự nhiên tỉnh Lào Cai; nghiên
cứu xạ khuẩn thuộc chi Steptomyces sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh

trên cây chè. Ở tỉnh Yên Bái cũng đã có một số công trình nghiên cứu về cây
chè Shan Tuyết đầu dòng tại xã Suối Giang.
Ở Mộc Châu đã có chuyên đề như: Giải pháp phát triển cây chè Shan Tuyết
tại Mộc Châu của tác giả Đỗ Việt Cường, 2010 khóa luận tốt nghiệp trường Đại
học Kinh tế quốc dân. Các công trình này vẫn chưa đi sâu vào tìm hiểu hiện
trạng tình hình sản xuất cây chè của huyện Mộc Châu. Tuy nhiên, những công
trình trên vẫn là những tư liệu quý báu để tác giả vận dụng nghiên cứu đề tài.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu
Phương pháp này sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu. Việc sử dụng
phương pháp này đảm bảo tính kế thừa các nghiên cứu trước đó, sử dụng các
thông tin đã được kiểm nghiệm, tiếp kiệm được thời gian và công sức của người
nghiên cứu.
Quá trình nghiên cứu tài liệu giúp người nghiên cứu xác định được các vấn
đề trọng tâm, cũng như các vấn đề liên quan. Trên cơ sở tài liệu thu thập được,
việc phân tích và tổng hợp sẽ giúp người nghiên cứu có một tài liệu toàn diện và
khái quát về vấn đề nghiên cứu, từ đó có thể trình bày được ý tưởng của riêng
mình.
5.2. Phương pháp thực địa
Phương pháp thực địa có ý nghĩa quan trọng trong việc khảo sát địa lý địa
phương. Khi nghiên cứu về địa phương, muốn tìm hiểu sâu sắc về vấn đề hiện
trạng thì việc khảo sát thực tế địa phương giúp chúng ta có cái nhìn thật toàn
diện về vấn đề nghiên cứu. Từ đó đánh giá chính xác được tình hình sản xuất
thực của đối tượng đang nghiên cứu mà cụ thể là cây chè.
Hơn nữa trong quá trình nghiên cứu, vấn đề tài liệu cung cấp cho quá trình
nghiên cứu rất khó khăn. Vì vậy, công tác thực địa, thực tế tại địa bàn giúp tác
giả có một cái nhìn toàn diện về vấn đề.
4



5.3. Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận, tôi đã sử dụng một số
công cụ hỗ trợ như các phần mềm Mapinfo, Microsoft… các công cụ này hỗ trợ
đắc lực trong việc xử lý các thông tin, đánh giá, theo dõi xu hướng phát triển của
đối tượng nghiên cứu.
5.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Ngoài những tài liệu thu thập được trong sách, các tạp chí và trong các
website thì việc xin ý kiến chuyên gia, các cán bộ thuộc lĩnh vực nghiên cứu cũng
rất quan trọng, không chỉ cung cấp những kiến thức chuyên ngành về đối tượng mà
còn còn cho tác giả những thông tin quý giá để từ đó có những kết luận khoa học
và chính xác về đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu.
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè và hiện
trạng sản xuất chè ở huyện Mộc Châu. Đánh giá được tiềm năng phát triển của
cây chè, làm rõ những khó khăn và thuận lợi trong quá trình sản xuất cây chè.
Từ đó, có thể đưa ra những giải pháp phát triển cho phù hợp nhằm mang lại
hiệu quả cao nhất trong sản xuất cây chè trên địa bàn huyện Mộc Châu.
Khóa luận còn là tư liệu hữu ích cho những ai quan tâm đến cây chè và sự
phát triển cây chè ở huyện Mộc Châu.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương II: Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè ở huyện Mộc Châu
Chương III: Hiện trạng sản xuất và giải pháp phát triển sản xuất chè ở
huyện Mộc Châu

5


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lịch sử phát triển cây chè trên thế giới và Việt Nam
1.1.1.1. Lịch sử phát triển sản xuất chè trên thế giới
Chè có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó phát triển sang các nước Đông
Nam Á và Bắc Ấn Độ rồi sau đó sang các nước Châu Phi và Châu Mĩ Latinh.
Sản phẩm chè bắt đầu buôn bán trên thế giới từ thế kỷ XVII. Khi đó các Công ty
chè của Hà Lan, Anh mua chè từ Trung Quốc và Nhật Bản đưa sang thị trường
Châu Âu. Lúc này thị trường xuất khẩu chưa rộng lớn nhưng ở đây sản phẩm
chè đã tự khẳng định được vị trí và chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
Theo đánh giá của chuyên gia Đỗ Ngọc Quý và Nguyễn Kim Phong
(1997), cho đến nay chè được trồng tại 58 nước trên khắp các châu lục. Được
phân bố từ 33˚B đến 49˚N, trong đó vùng trồng thích hợp nhất là từ 16˚N đến
20˚B. Về diện tích đến năm 2005, toàn thế giới có 4.657.000 ha chè, trong đó
Châu Á chiếm 80% diện tích chè toàn thế giới, các nước có diện tích chè lớn
như Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Indonexia, Banglades, Việt Nam. Về sản
lượng sản xuất ra và tiêu thụ toàn thế giới là 5.057.000 tấn. Các nước tiêu thụ
chè có 115 nước, trong đó: Châu Âu 28 nước, Châu Mĩ 19 nước, Châu Á 29
nước, Châu Phi 34 nước, Châu Đại Dương 5 nước. Mức tiêu thụ bình quân 0,19
kg/người/năm. Nhìn chung các nước sản xuất và xuất khẩu chè tập trung sản
xuất 2 loại chè chính là chè đen và chè xanh, nhưng chủ yếu vẫn là chè đen vì
thị hiếu của người tiêu dùng trên thế giới về loại chè này là 80%.
1.1.1.2. Lịch sử phát triển sản xuất chè ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có
điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho chè sinh trưởng và phát triển. Chè được
trồng ở Việt Nam từ khá lâu, nó chỉ thực sự được coi là cây công nghiệp và đưa
vào sản xuất đại trà ở quy mô lớn, khi các đồn điền chè đầu tiên được người
Pháp xây dựng ở Việt Nam. Ngành sản xuất chè có lịch sử phát triển đến nay
gần 100 năm và được coi là một trong những ngành sản xuất có mầm mống
công nghiệp sớm nhất ở nước ta trong số các ngành chế biến công nghiệp dài
6



ngày. Trải qua gần một thế kỉ tồn tại và phát triển, ngành sản xuất chè đã trở
thành ngành sản xuất quan trọng, ta có thể chia thành một số giai đoạn phát triển
sau:
- Trước năm 1954
Do thấy điều kiện phát triển và sản xuất chè có nhiều thuận lợi, người Pháp
đã có chủ trương xây dựng một số đồn điền sản xuất chè. Năm 1990, một nhà tư
sản Pháp đã mở một số đồn điền chè với diện tích 6 ha ở Sông Thao - Phú Thọ,
sau đó phát triển ra các địa phương khác. Trong giai đoạn này chè phát triển rải
rác ở các tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Do
canh tác quảng canh nên năng suất, sản lượng còn thấp, chè chủ yếu tự sản xuất
và tự tiêu thụ.
- Giai đoạn 1954 đến 1975
Năm 1954 hòa bình lập lại, miền Bắc đi xây dựng chủ nghĩa xã hội, hàng
loạt các Nông trường quốc doanh (NTQD) được thành lập, diện tích trồng chè ở
miền Bắc đạt 28,1 vạn ha. Thời kì này công nghiệp chế biến bắt đầu phát triển,
nhiều nhà máy chè đen của Liên Xô có công suất từ 14 – 40 tấn chè búp
tươi/ngày, nhà máy chè xanh thiết bị của Liên Xô, Trung Quốc công suất từ 6 –
12 tấn chè búp tươi/ngày đã được xây dựng. Diện tích chè cả nước năm 1955 là
10.600 ha, năng suất 4,9 tấn/ha, sản lượng chè khô đạt 7.224 tấn. Đến năm 1971
diện tích đã tăng lên 31.300 ha, năng suất đạt 4,9 tấn/ha, sản lượng chè khô là
15.337 tấn.
Trong thời kì này, chè sản xuất ra chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong nước,
một phần đem xuất khẩu, miền Bắc chủ yếu xuất khẩu chè đen sang thị trường
Liên Xô và các nước Đông Âu, chè xanh sang Bắc Phi.
- Giai đoạn 1975 – 1981
Là thời kỳ mà mọi việc từ quản lý đến tổ chức sản xuất được sắp đặt từ
trên. Nhà nước giao kế hoạch, hoạch định giá cả, lỗ lãi đã có nhà nước chịu.
Người trồng chè và cơ sở chế biến chủ yếu tập trung vào việc giao nộp sản phẩm

do đó sản xuất bị cầm chừng, kém hiệu quả. Tuy nhiên, diện tích chè của cả
nước tăng khá nhanh mặc dù năng suất còn thấp và tăng chậm. Tốc độ tăng bình
7


quân một năm là 2% về diện tích và 4,5% về sản lượng. Sản lượng chè sản xuất
thời kỳ này trung bình mỗi năm 5.000 tấn.
- Giai đoạn 1981 – nay
Nổi bật trong thời kỳ này là đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp bằng chỉ
thị 100 của ban Bí thư Trung ương Đảng năm 1981. Sau đó là Nghị Quyết 10
của Bộ chính trị năm 1988 và các chính sách đổi mới quản lý kinh tế theo hướng
phát triển kinh tế thị trường.
Năm 2000, tổng diện tích chè là 81.692 ha, phân bố ở 30 tỉnh trong cả
nước. Trong đó, diện tích chè kinh doanh là 70.192 ha với năng suất chè búp
tươi bình quân là 4,23 tấn/ha, sản lượng chè xuất khẩu là 42.000 tấn, giá trị
kim ngạnh xuất khẩu đạt 60 triệu USD. Thị phần chè Việt Nam trên thế giới
hiện nay là 4%.
Tại Việt Nam có 107 đầu mối xuất khẩu. Trong đó tổng Công ty chè Việt
Nam chiếm 46,5% về khối lượng và 67,2% về tổng giá trị trên tổng giá trị kim
ngạch xuất khẩu. Tỉ trọng các thị trường trong tổng số 42.000 tấn xuất khẩu chia
ra như sau: Châu Á và Trung Đông là 36.226 tấn chiếm 86,2% trong đó Irắc lớn
nhất với sản lượng là 16.412 tấn, sau đó là Đài Loan 9.071 tấn, Singapo 1.617
tấn, Châu Âu là 5.044 tấn chiếm 12%, còn lại là Hoa Kì, Canada, Châu Úc,
Châu Phi và một số nước khác.
Qua đây cho thấy ở Việt Nam cây chè có vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Hiện nay, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào canh tác chè,
năng suất và sản lượng chè không ngừng tăng lên. Năm 2012, năng suất chè đạt
7,5 tấn/ha, sản lượng đạt 909,8 nghìn tấn và diện tích tăng lên 128,3 nghìn ha.
Cây chè đã góp phần giải quyết việc làm và trở thành cây trồng xóa đói giảm
nghèo cho nhiều hộ dân.

1.1.2. Vai trò, tác dụng của cây chè đối với phát triển kinh tế - xã hội và
đời sống nhân dân
Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, trồng một lần cho thu hoạch nhiều
năm. Sau 3 năm trồng và chăm sóc chè cho thu hoạch, mang lại thu nhập kinh tế
hàng năm và năng suất, sản lượng tương đối ổn định. Từ chè búp tươi, tùy theo
8


công nghệ và cách chế biến sẽ tạo ra các sản phẩm chè khác nhau: chè xanh, chè
đen, chè vàng, chè túi lọc…Chè chứa nhiều vitamin có giá trị dinh dưỡng và bảo
về sức khỏe. Chè có tác dụng giải khát, bổ dưỡng và kích thích hệ thần kinh
trung ương, giúp tiêu hóa các chất mỡ, giảm được bệnh béo phì, chống lão
hóa… do đó chè trở thành sản phẩm phổ thông trên toàn thế giới. Khoa học hiện
đại đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu đã tạo ra được nhiều hóa chất có giá trị sản
phẩm của cây chè, người ta có thể chiết xuất từ cây chè lấy ra những thành tố
đặc biệt như: càphêin, vitamin A, B1, B2, B6, đặc biệt là vitamin C dùng để điều
chế tân dược cao cấp. Vì thế chè không những có tên trong danh mục nước giải
khát mà còn có tên trong từ điển y học, dược học. Người Nhật Bản khẳng định
chè đã cứu người khỏi bệnh nhiễm xạ và gọi đó là thứ uống của thời đại nguyên
tử, nạn nhân bom nguyên tử Hirosima ở các vùng trồng và sử dụng chè xanh
thường xuyên đã sống khỏe mạnh, đó chính là một bằng chứng sinh động về tác
dụng chống phóng xạ của chè.
Chè là loại cây đã đi vào đời sống con người một cách sâu sắc, đậm đà.
Uống trà đã trở thành một phong tục tập quán, là sở thích lâu đời của nhiều dân
tộc trên thế giới. Cũng như nhiều nước Châu Á và Đông Nam Á khác, ở Việt
Nam tục uống chè đã có từ rất lâu đời. Với “trà tam, rượu tứ” của cổ nhân đã
làm cho con người giải tỏa được những lo toan thường nhật, làm phong phú
thêm đời sống tinh thần và làm tăng ý nghĩa cho sinh hoạt đời thường, giúp con
người xích lại gần nhau, ấm áp thắm đượm tình làng nghĩa xóm. Có thể khẳng
định nền văn hóa trà Việt Nam đậm đà bản sắc đã tồn tại và tỏa hương.

Cây chè đã giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng miền sâu
vùng núi của các đồng bào dân tộc như miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên.
Đối với người dân ở khu vực này, cây chè đã gắn bó với họ trong cuộc sống,
góp phần vào việc định cư của người dân tộc thiểu số, giảm tình trạng du canh,
du cư, đốt nương làm rẫy. Ngoài ra cây chè còn giúp cải thiện, đem lại thu nhập
cho người dân, cây chè đã tạo ra công ăn việc làm cho hơn 23 vạn lao động, ổn
định 10 vạn hộ gia đình. Trong việc quy hoạch các vùng sản xuất chè tập trung
đã thúc đẩy sự phát triển của các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến và
9


hỗ trợ, cùng với các dịch vụ phục vụ nhu cầu cho sự phát triển và hình thành của
các cụm dân cư. Nhà nước ta đã coi cây chè là cây xoá đói giảm nghèo và phát
triển kinh tế xã hội của vùng miền núi và trung du Việt Nam. Từ đó làm giảm sự
phân cách giữa các vùng thành thị và vùng miền núi, các vùng miền núi có thể
bắt kịp với các vùng khác trên đất nước.
Chè là loại cây có tiềm năng khai thác vùng đất đai rộng lớn của khu vực
trung du và miền núi. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc,
bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất chè
1.1.3.1. Nhóm nhân tố về điều tự nhiên
a. Đất đai và địa hình
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt đối với cây chè, nó là yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp tới sản lượng, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm.
Muốn chè có chất lượng cao và hương vị đặc biệt cần phải trồng chè ở độ
cao nhất định. Đa số những nơi trồng chè trên thế giới cần có độ cao cách mặt biển
từ 500 đến 800 m. Chè được trồng và phát triển chủ yếu ở vùng đất dốc, đồi núi, ở
vùng núi cao chè có chất lượng tốt hơn vùng thấp. Độ dốc đất trồng chè không quá
30 độ, đất càng dốc thì xói mòn càng lớn, đất nghèo dinh dưỡng chè không sống
được lâu. Chè là loại cây thân gỗ dễ ăn sâu nên cần tầng đất dày, tối thiểu 50 cm.

Chè ưa các loại đất thịt và đất thịt pha cát có giữ độ ẩm tốt, thoát nước tốt.
Độ chua của đất quyết định đời sống của chè. Độ PH thích hợp nhất là từ
4,5 – 5,5. Nếu độ chua PH dưới 3, lá chè xanh thẫm, có cây chết. Nếu độ chua
trên 7,5, cây ít lá, vàng cằn. Trồng chè ở vùng đất trung tính hoặc kiềm cây chè
chết dần. Ngoài ra thành phần dinh dưỡng cũng quyết định sự sinh trưởng và
năng suất cây chè. Để cây chè phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao thì đất
trồng chè phải đạt yêu cầu: đất tốt, giàu mùn, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng
cho chè phát triển.
b. Khí hậu
Cây chè thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau. Nhưng qua số liệu
các nước trồng chè cho thấy, cây chè sinh trưởng ở những vùng có lượng mưa hàng
10


năm từ 1.000 – 4.000 mm, phổ biến ở thích hợp nhất ở mức 1.500 – 2.000 mm. Độ
ẩm không khí cần thiết từ 70 – 90%. Độ ẩm đất từ 70 – 80%. Lượng mưa bình
quân trên tháng 1.000 mm chè mọc tốt, ở nước ta các vùng trồng chè có điều kiện
thích hợp, chè thường thu hoạch nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm.
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây chè. Cây chè ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ không khí dưới 10 độ
hay trên 40 độ. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng từ 22 – 28 độ. Mùa đông cây
chè tạm ngừng sinh trưởng, mùa xuân bắt đầu phát triển trở lại. Thời vụ thu
hoạch chè dài, ngắn, sớm, muộn tùy thuộc chủ yếu vào điều kiện nhiệt độ. Tuy
nhiên, các giống khác nhau có mức độ chống chịu khác nhau.
Chè vốn là cây thích nghi sinh thái vùng cận nhiệt đới bóng râm, ẩm ướt.
Lúc nhỏ cây cần ít ánh sáng, một đặc điểm cần lưa ý là các giống chè lá nhỏ ưa
sáng hơn các giống chè lá to.
c. Nước tưới
Muốn duy trì các hoạt động sản xuất trồng trọt cần phải có đầy đủ nguồn
nước cho cây trồng. Nước ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè. Những nơi

có nguồn cung cấp nước dồi dào, thường xuyên là những vùng nông nghiệp trù
phú. Ngược lại những vùng khai hiếm nguồn nước thường rất khó khăn cho
ngành sản xuất nông nghiệp. Để khắc phục tình trạng thiếu nước vò mùa khô và
thừa nước vào mùa mua người ta đã xây dựng những công trình thủy lợi hồ
chứa… để phục vụ tưới tiêu một cách chủ động. Sự suy giảm nguồn nước ngọt
là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn tại của ngành nông nghiệp nói chung
và ngành trồng chè nói riêng. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiếm
kiệm và bảo vệ nguồn nước.
1.1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
a. Nhân tố kinh tế kỹ thuật
- Giống chè
Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè
nguyên liệu và chè thành phẩm. Ở Việt Nam đã chọn, tạo được nhiều giống chè
tốt bằng phương pháp chọn lọc cá thể như; PH1, TRI777, 1A, TH3. Đây là một
11


số giống chè khá tốt, tập trung được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất lượng
búp cao, đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích rộng.
Bên cạnh đặc tính của các giống chè, phương pháp nhân giống cũng ảnh
hưởng trực tiếp tới chè nguyên liệu. Hiện nay có 2 phương pháp được áp dụng
chủ yếu là trồng bằng hạt và trồng bằng cành giâm. Đặc biệt phương pháp trồng
chè cành tới nay đã được phổ biến rộng rãi và dần trở thành biện pháp chủ yếu
trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
- Tiến bộ kỹ thuật
Cùng với giống, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chế biến
cũng là điều kiện cần thiết để tạo ra năng suất cao và chất lượng tốt.
Ủ cỏ rác và tưới nước: ủ cỏ rác tăng năng suất chè từ 30 – 50 % do giữ
được độ ẩm, tăng lượng mùn và các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất. Chè cũng
là cây trồng rất cần nước, nếu cung cấp nước thường xuyên thì năng suất chè

nguyên liệu sẽ tăng từ 25 – 40%.
Đốn chè: Là biện pháp kỹ thuật cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng
chè. Kết quả nguyên cứu cho thấy hàm lượng caffein của nguyên liệu chè đốn
cao hơn nguyên liệu chè chưa đốn. Thường thì tiến hành đốn khi cây chè ngừng
sinh trưởng, không ra búp từ ngày giữa tháng 12 đến cuối tháng 1 hàng năm
nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 1.
Phân bón: Bón phân cho chè nhất là chè kinh doanh là một biện pháp kỹ
thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng chè búp. Chè là
cây có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rộng rãi, nó có thể sống ở
nơi đất màu mỡ cũng như đất cằn cỗi mà vẫn có thể cho năng suất nhất định.
Tuy nhiên, muốn cho năng suất, chất lượng thì cần phải bón phân đầy đủ. Bón
phân cho chè là biện pháp kỹ thuật cần thiết để nâng cao chất lượng chè. Song,
bón phân cũng cần phải đúng cách, đúng lúc, đúng đối tượng và cần cân đối các
yếu tố dinh dưỡng chủ yếu như: Đạm, lân, kali sao cho phù hợp.
b. Thị trường
Thị trường là yếu tố quan trọng có tính quyết định tới sự tồn tại của cơ sở
sản xuất kinh doanh chè, của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế thị trường:
12


mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân phải trả lời 3
câu hỏi của kinh tế học là: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho
ai. Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu, mang tính định hướng. Để trả
lời câu hỏi này các nhà sản xuất phải tìm thị trường, tức là nhu cầu có khả năng
thanh toán của thị trường đối với hàng hóa mà họ sản xuất ra.
Ngành chè có ưu thế hơn so với một số các ngành khác, bởi sản phẩm của nó
được sử dụng khá phổ thông ở trong nước cũng như quốc tế. Nhu cầu mặt hàng này
khá lớn và tương đối ổn định. Hơn nữa chè không phải là sản phẩm tươi sống, sau
khi chế biến có thể bảo quản lâu dài, chè mang tính thời vụ cũng ít mang tính gắt
gao so với các loại cây ăn quả. Chính những ưu điểm trên nên chè dễ tạo ra thị

trường ổn định và vững chắc, là điều kiện thúc đẩy sản xuất chè phát triển.
c. Nguồn lao động
Theo quan điểm của Ricacdo: “lao động là cha, đất đai là mẹ sinh ra của
cải vật chất”, lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua công
cụ lao động, tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng tạo thành của
cải vật chất cần thiết cho nhu cầu của con người. Nông hộ sử dụng chủ yếu là
lao động gia đình. Tuy nhiên lao động trong nông hộ vẫn phổ biến là lao động
thủ công, năng suất lao động thấp, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và kiến
thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế.
Sản xuất chè cũng vậy, nó vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa xã hội, bởi
sản xuất chè giải quyết được lượng lớn lao động, ngoài mang lại lợi nhuận kinh tế
cao, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt lao động vùng nông thôn.
d. Cơ sở chế biến
Công nghệ chế biến có vai trò quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng
sản phẩm sau thu hoạch. Nếu như chè thu hoạch xong mà không được chế biến
ngay chè sẽ bị hỏng, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm chè.
Sau khi thu hái được chè nguyên liệu (chè búp tươi) sẽ tiến hành chế biến, từ
chè búp tươi tạo ra chè thành phẩm, sau đó mới mang đi tiêu thụ trên thị trường.
e. Hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước
Sản xuất chè cũng như các ngành khác, muốn mở rộng quy mô sản xuất
13


nhất thiết phải có hệ thống chính sách kinh tế thích hợp nhằm tạo dựng mối quan
hệ hữu cơ giữa các nhân tố với nhau để tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất. Kết
quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào chính sách kinh tế, chính sách không phù
hợp sẽ kìm hãm phát triển của ngành, ngược lại chính sách thích hợp sẽ kích
thích sản xuất phát triển. Các chính sách này có thể tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến sự phát triển của ngành chè, tiêu biểu phải kể đến là: Chính sách đất đai,
chính sách thuế, chính sách thị trường và sản phẩm…

1.2. Cơ sở thực tiễn về sản xuất chè ở Việt Nam và Trung du Miền núi
Phía Bắc
1.2.1. Thực tiễn sản xuất chè ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất nước trải dài
theo chiều kinh tuyến với ¾ diện tích là đồi núi, điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Trong những năm gần đây, Chính phủ,
các địa phương, các tổ chức quốc tế có nhiều cơ chế chính sách đầu tư phát triển
cây chè. Cây chè được cho là cây xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân.
Nước ta có nhiều vùng trồng chè nổi tiếng chất lượng cao như: Tân Cương
(Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng)… Các giống chè
Shan bản địa cho năng suất cao có thể chế biến thành các sản phẩm có giá trị
kinh tế cao. Năm 2012, cả nước có khoảng 128,3 nghìn ha chè các loại, được
trồng chủ yếu ở TDMNPB, do vùng này có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên
cho cây chè sinh trưởng và phát triển.
Bảng 1.1: Diện tích và sản lƣợng chè của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012
Năm

Diện tích (nghìn ha)

Sản lƣợng (nghìn tấn)

2000

87,7

314,7

2003

116,3


448,6

2005

122,5

570,0

2007

126,2

705,9

2010

129,9

834,8

2012

128,3

909,8
Nguồn: [3]
14



Từ năm 2011 diện tích trồng chè chững lại, hầu như không tăng, nguyên
nhân là do người dân chuyển sang trồng các cây công nghiệp khác có giá trị
kinh tế cao hơn.
Sản lượng chè của nước ta cũng không ngừng tăng lên, năm 2000 là 314,7
nghìn tấn búp tươi đến năm 2012 tăng lên là 909,8 nghìn tấn búp tươi. Tuy diện
tích trồng chè có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn (2010 – 2012) nhưng sản
lượng vẫn tăng ổn định, điều này cho thấy người nông dân đã tích cực áp dụng
những tiến bộ vào trong sản xuất chè như: sử dụng các giống chè cho năng suất
cao, áp dụng kỹ thuật tưới nước cho chè vào mùa khô nhằm nâng cao năng suất.
Hiện nay năng suất bình quân đạt 77 tạ/ha.
Sản phẩm chè Việt Nam có thị trường rộng, ổn định cả trong và ngoài
nước. Chè Việt Nam được xuất khẩu sang 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, với
kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD/năm. Theo số liệu của Tổng cục Thống
kê 8 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu được 90.000 tấn với giá trị
kim ngạch đạt 142 triệu USD.
Điểm nổi bật của ngành chè Việt Nam là thương hiệu chè Việt đã được
đăng kí và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực. Một số thị trường lớn
của Việt Nam là: Nga, Đức, Trung Quốc, Pakistan… với trên 160 doanh nghiệp
tham gia xuất khẩu chè. Việt Nam đã xuất khẩu nhiều sản phẩm chè, trong đó
chè đen chiếm chủ yếu (78% tổng sản lượng xuất khẩu), ngoài còn có các loại
chè xanh và các sản phẩm khác từ chè.
Cây chè Việt Nam là cây trồng gắn bó với vùng Trung du và miền núi
với trên 400.000 hộ nông dân tham gia sản xuất, giá trị sản xuất bình quân đạt
68 triệu đồng/ha, có nơi đạt 90 – 100 triệu đồng/ha. Vì vậy, cây chè có ý
nghĩa xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt người dân ở
vùng khó khăn.
1.2.2. Thực tiễn sản xuất chè ở Trung du Miền núi Phía Bắc
TDMNPB có nhiều điều kiện để cây chè sinh trưởng và phát triển, thực tế
TDMNPB là vùng sản xuất chè lớn nhất cả nước, được chia thành các vùng chè


15


như: vùng chè Tây Bắc, vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, vùng chè Trung
du Bắc Bộ.
- Vùng chè Tây Bắc với điều kiện tự nhiên thuận lợi về thổ nhưỡng, đất đỏ
vàng, đất đỏ nâu, tầng đất dày, ở một số tiểu vùng khá thuận lợi để cây chè phát
triển, đặc biệt là một số loại chè chất lượng cao. Trong 152 giống chè ở Việt
Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa nhận 13 loại chè Shan chất
lượng cao và cho phép người dân trồng phổ biến ở vùng này. Ở Tây Bắc, chè
Shan được trồng phổ biến ở Sơn La (xã Phong Lai - Thuận Châu, Mộc Châu),
Lai Châu (xã San Thắng - Tam Đường ), Điện Biên (xã Sinh Phình - Tủa Chùa).
Trong các tiểu vùng trồng chè Tây Bắc, vùng chè Mộc Châu của Sơn La đặc biệt
nổi tiếng. Năm 2012 tổng diện tích chè tỉnh Sơn La là 3499 ha, sản lượng đạt
23903 tấn búp tươi (Niên giám thống kê Sơn La năm 2013). Tiểu vùng chè Tủa
Chùa (Điện Biên) cũng được đánh giá là một trong những vùng chè tuyết thơm
ngon đặc trưng nổi tiếng. Cây chè đang góp phần phát triển kinh tế đồng bào dân
tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
- Vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn
Gồm các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Cạn và
phía tây Yên Bái (Nghĩa Lộ, Văn Chấn). Vùng chè này có nhiều điều kiện thuận
lợi để cây chè sinh trưởng và phát triển. Địa hình phức tạp, đại bộ phận là núi
thấp, độ cao trung bình 100 – 500m, không khí ẩm hầu như quanh năm, đặc biệt
là mưa phùn nửa cuối mùa đông (50 ngày/năm, rất có lợi cho cây chè phát triển
vào mùa đông). Bên cạnh đó thổ nhưỡng nơi đây cũng rất phù hợp, bao gồm các
loại đất đỏ vàng, đất vàng phát triển trên sa thạch và phiến thạch.
Với những điều kiện sẵn có như vậy, vùng này phát triển chè đồi công nghiệp
và chè rừng dân tộc. Chè đồi công nghiệp như công ty chè Sông Lô, Tân Trào, Mỹ
Lâm, Việt Lâm, Hùng An, Trần Phú, Nghĩa Lộ, Yên Bái, Văn Hưng, Bảo Ái.
Trong vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, Yên Bái là tỉnh trồng chè nổi

tiếng hơn cả. Năm 2012, diện tích chè của Yên Bái đạt 12.289,6 ha với sản
lượng đạt 60.446 tấn, năng suất đạt 58,8 tạ/ha, góp phần giải quyết việc làm cho
hơn 30 vạn dân trong tỉnh.
16


- Vùng chè Trung du phía Bắc
Vùng này nằm tại ranh giới giữa miền núi và miền đồng bằng Bắc Bộ bao
gồm các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình... Đất vùng chè Trung du Bắc bộ chủ yếu là đất
feralit phân bố ở các địa hình đồi núi, chia cắt mạnh gồm các loại đất chính: đất
phát triển trên phiến thạch sét ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Thái Nguyên;
đất phát triển trên phiến thạch, mica ở Phú Hộ; đất nâu đỏ phù sa cổ ở Thái
Nguyên, Phú Thọ…
Đây là vùng chè lớn của cả nước, có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh lâu
đời như Vân Lĩnh, Đoan Hùng, Sông Cầu, Văn Hưng, Phú Sơn. Năng suất bình
quân đạt khoảng 45 – 55 tạ/ ha song không đồng đều giữa các tỉnh.
Trong vùng, hai tỉnh Phú Thọ và Thái Nguyên là hai địa phương trồng chè
nổi tiếng của cả nước. Phú Thọ là một trong năm tỉnh có diện tích chè đứng đầu
và một trong bốn tỉnh có sản lượng chè sản xuất ra lớn nhất toàn quốc. Vài năm
trở lại đây cây chè càng khẳng định vị thế trên mảnh đất trung du này. Năm
2012 diện tích chè của Phú Thọ đạt 15.180 ha và đang có xu hướng tăng, sản
lượng đạt 107.019 tấn. Chè là cây công nghiệp mũi nhọn, được xác định là một
trong những chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh Phú Thọ.
Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là sản phẩm nổi tiếng trong
cả nước từ lâu. Toàn tỉnh có trên 16.000 ha chè các loại, đứng thứ 2 trong cả
nước, với hơn 40 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ phân bố rải rác khắp địa bàn tỉnh.
Chè Thái Nguyên được đánh giá là cây công nghiệp chủ lực, có lợi thế trong nền
kinh tế thị trường, là cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân. Tỉnh có
chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung nhằm khai thác tối
đa những nguồn lực sẵn có của tỉnh.


17


CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SẢN XUẤT CHÈ
Ở HUYỆN MỘC CHÂU
2.1. Vị trí địa lý
Mộc Châu là huyện miền núi nằm trên cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc với
độ cao trung bình khoảng 1050m so với mực nước biển, nằm phía Đông Nam
của tỉnh Sơn La, cách trung tâm TP. Sơn La 120 km và cách Hà Nội 200km về
phía Tây. Huyện có diện tích 206.140 ha. Nằm trong hệ tọa độ địa lý: 20˚40’ 21˚07’ vĩ Bắc, 104˚26’ - 105˚05’ kinh độ Đông.
- Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hòa Bình
- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Châu – Sơn La
- Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước CHDCND Lào
- Phía Bắc giáp huyện Phù Yên – Sơn La
Về vị trí và mối liên hệ trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Mộc Châu
là khu vực có những lợi thế không nhỏ thể hiện ở những đặc điểm sau:
Thứ nhất, Mộc Châu là cửa ngõ đặc biệt quan trọng kết nối Sơn La và các
tỉnh vùng Tây Bắc với Hà Nội và vùng Đồng bằng sông Hồng thông qua quốc lộ
6, đồng thời Mộc Châu còn có cửa khẩu quốc gia Lóng Sập thông với tỉnh Hủa
Phăn và cố đô Luang Prabang của nước CHDCND Lào và xa hơn là sang các
nước ASEAN như Thái Lan, Myanmar… Đối với thủ đô Hà Nội, Lóng Sập là
cửa khẩu quốc gia sang Lào có khoảng cách ngắn nhất.
Thứ hai, Mộc Châu là một trong những điểm nút giao thông quan trọng trên
quốc lộ 6. Từ Mộc Châu có thể kết nối thuận lợi với Sơn La, Hòa Bình, Lào,
Điện Biên, Lai Châu.
Như vậy có thể thấy, vị trí địa lý đã tạo cho Mộc Châu một vị thế thuận lợi
để kết nối với các vùng kinh tế quan trọng trong nước. Hàng hóa sản xuất ra, đặc
biệt là sản phẩm chè dễ dàng được vận chuyển tiêu thụ trong cả nước và xuất
khẩu ra thế giới.

Tuy nhiên, với vị trí đó Mộc Châu cũng gặp không ít khó khăn trong quá
trình sản xuất. Vì vị trí không thuận lợi về giao thông, hơn nữa còn ở xa các

18


×