Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Cuộc đấu tranh của nhân dân lào chống chiến tranh đặc biệt của mỹ từ 1959 1968

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.85 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

TRẦN THỊ NGỌC HOAN

CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN LÀO
CHỐNG CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA MỸ TỪ 1959-1968

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

TRẦN THỊ NGỌC HOAN

CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN LÀO
CHỐNG CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA MỸ TỪ 1959-1968

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Đinh Ngọc Ruẫn

SƠN LA, NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành đề tài này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của phòng


nghiên cứu khoa học – Trường đại học Tây Bắc và các thầy (cô) trong khoa Sử Địa. Đặc biệt em xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy Đinh Ngọc Ruẫn –
Giảng viên khoa Sử - Địa đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể lớp K52 ĐHSP Sử Địa đã hỗ trợ cho tôi về mặt tài liệu và tinh thần khi tôi thực hiện khóa luận này.
Do hạn chế về mặt tài liệu và thời gian, đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót nên rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy (cô) và các
bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Ngọc Hoan


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ, đóng góp của đề tài nghiên cứu ...................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
3.3. Nhiệm vụ của đề tài ........................................................................................ 4
3.4. Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 4
4.1. Nguồn tư liệu .................................................................................................. 4
4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
5. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 5
NỘI DUNG........................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT
CỦA MỸ Ở LÀO GIAI ĐOẠN TỪ (1959 ĐẾN 1962)..................................... 6
1.1. Quá trình triển khai “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở Lào (1959-1962)....... 6
1.1.1. Vài nét về quá trình can thiệp và xâm lược của Mỹ đối với Lào................ 6
1.1.2. Sự triển khai chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở Lào ........................................ 8

1.2. Quân dân Lào đấu tranh chống chiến tranh đặc biệt của Mỹ (1959-1962)........ 14
1.2.1. Chủ trương của Đảng Nhân dân Lào và mặt trận Lào yêu nước .............. 14
1.2.2. Qúa trình đấu tranh chống chiến tranh đặc biệt của quân dân Lào ........... 15
CHƢƠNG 2. ĐẨY MẠNH ĐẤU TRANH ĐÁNH THẮNG “CHIẾN
TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA MỸ TỪ (1962-1968) ........................................... 31
2.1. Mỹ tăng cường triển khai “Chiến tranh đặc biệt” ở Lào (1962-1968)......... 31
2.2. Quân dân Lào đẩy mạnh đấu tranh đánh thắng “chiến tranh đặc biệt” của
Mỹ (1962-1968) .................................................................................................. 34
2.1.1. Chủ trương của Đảng Nhân dân Lào và Mặt trận Lào yêu nước .............. 34
2.2.2. Quá trình đánh thắng hoàn toàn “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ............... 40
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lào là quốc gia có vị trí quan trọng về nhiều mặt ở Đông Dương và Đông
Nam Á. Chính vì vậy, ngay từ khi hình thành quốc gia dân tộc cũng như quá
trình xây dựng và phát triển đất nước sau này, Lào luôn là đối tượng bị các thế
lực ngoại bang nhòm ngó, xâm lấn. Đặc biệt, sau chiến tranh thế giới thứ hai,
cùng với Việt Nam, Lào trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ.
Ngay sau khi thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương theo hiệp định Giơnevơ
1954, đế quốc Mỹ trực tiếp nhảy vào Lào với âm mưu cơ bản là tiêu diệt cách
mạng Lào, biến Lào thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng, làm
bàn đạp tiến công các nước xã hội chủ nghĩa và ngăn chặn phong trào cách
mạng đang sôi sục trong khu vực. Sau một thời gian tìm mọi cách phá hoại
thành quả cách mạng Lào, từ tháng 7 năm 1959 trở đi, đế quốc Mỹ bắt đầu tiến
hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” với âm mưu và thủ đoạn hết sức thâm
độc, tàn bạo, hòng đè bẹp cuộc đấu tranh của nhân dân các bộ tộc Lào. Thế

nhưng, sức mạnh kinh tế và tiềm lực quân sự của đế quốc Mỹ không thể chiến
thắng được bản lĩnh và trí tuệ của dân tộc Lào. Từ 1959-1968, Đảng Nhân dân
Lào đã biết tận dụng sáng tạo, phát huy những tiền đề thắng lợi giành được trong
cuộc kháng chiến chống Pháp thành những nhân tố có tính chất quyết định đưa
cuộc cách mạng Lào tiến lên, từng bước đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” của đế quốc Mỹ. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu
nào về cuộc đấu tranh của nhân dân Lào chống chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” của Mỹ.
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở Lào được tiến hành từ
1959 - 1968 với công thức “đế quốc Mỹ đóng vai trò chỉ huy thông qua bộ máy
cố vấn và cung cấp tiền bạc, vũ khí; lực lượng tay sai phản động ngụy trang dưới
danh nghĩa “độc lập, quốc gia, dân chủ” giả hiệu làm công cụ trực tiếp tiến hành
chiến tranh”. Mức độ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc
Mỹ tăng dần theo sự phát triển của cách mạng Lào, từ chỗ tìm cách tiêu diệt
1


Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2 quân đội Pathét Lào, bắt giam Hoàng thân
Xuphanuvông và các nhà lãnh tụ Lào cho đến việc tăng cường viện trợ kinh tế,
quân sự cho phái hữu, thúc giục phái hữu đánh phá vùng giải phóng; Tiếp đến,
khi hiệp định Giơnevơ 1962 được kí kết, đế quốc Mỹ tìm mọi cách phá hoại
Hiệp định và Chính phủ liên hiệp dân tộc lần thứ hai, từng bước đẩy mạnh và
mở rộng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, trực tiếp dùng không quân đánh phá
vùng giải phóng,v.v… Đó là âm mưu và hành động cơ bản của đế quốc Mỹ
trong quá trình tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở Lào. Nhưng trong
các công trình nghiên cứu đã công bố, chưa có công trình nào đề cập một cách
toàn diện, sâu sắc về âm mưu, thủ đoạn và biện pháp thực hiện chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Bởi vậy, việc nghiên cứu chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở Lào là vấn đề mang tính cấp thiết.
Cùng với đó, việc làm rõ vị trí, vai trò của Đảng Nhân dân Lào, của Mặt trận

Lào yêu nước trong lãnh đạo, tập hợp nhân dân Lào thành một khối thống nhất,
từng bước đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở Lào;
đặc biệt là làm rõ những cống hiến, đóng góp của “lực lượng trung lập yêu
nước” trong liên minh với lực lượng cách mạng chống đế quốc Mỹ xâm lược
cũng là vấn đề mang nhiều ý nghĩa, bởi đó là đặc điểm nổi bật, là nét đặc sắc của
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Lào những năm 1959-1968.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Cuộc đấu tranh
của nhân dân Lào chống chiến tranh đặc biệt của Mỹ từ 1959-1968” làm
chủ đề nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề “cuộc đấu tranh của nhân dân Lào chống chiến tranh đặc biệt” của
Mỹ từ 1959 đến 1968 đã giành được nhiều sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên
cứu. Có thể kể tới ở đây một số công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp
hoặc gián tiếp đến đề tài:
Trước hết phải kể tới cuốn sách “ lược sử nước Lào” của Phan Gia Bền,
Đặng Bích Hà và các cộng sự, Hà Nội 1978. Đây là cuốn sách đầu tiên viết về
lịch sử nước Lào một cách có hệ thống từ thời tiền sử cho đến khi nước Cộng
2


hòa dân chủ nhân dân ra đời năm 1975. Tuy nhiên do tính chất là một cuốn sách
mang tính lược sử, nên nội dung lịch sử Lào cũng như cuộc đấu tranh của nhân
dân Lào chống chiến tranh đặc biệt của Mỹ từ 1959 đến 1968 mới chỉ được phản
ánh hết sức sơ lược.
Năm 1991, tập thể các giáo sư sử học trường ĐHSP Hà Nội I đã cho ra mắt
tập giáo trình đầy đủ về lịch sử Lào. Có thể nói, đây là một công trình khá cô
đọng và súc tích, song vấn đề cuộc đấu tranh của nhân dân Lào chống chiến
tranh đặc biệt của Mỹ lại không phải là hướng tiếp cận chủ yếu của các tác giả.
Gần đây (năm 2006), hai tác giả Nguyễn Hùng Phi (Việt Nam) và
TS.Buasi Chalơnsúc ( Lào) đã cho ra mắt một công trình lịch sử Lào hiện đại

khá công phu gồm 2 tập. Với nhiều nguồn tư liệu phong phú, tập II của cuốn
sách đã trình bày một cách sinh động cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm
lược của nhân dân các bộ tộc Lào (1954-1978). Nhưng với cách tiếp cận theo
hướng thông sử nên vấn đề “cuộc đấu tranh của nhân dân Lào chống chiến tranh
đặc biệt của Mỹ (1959-1968)” mới chỉ được nói đến ở một chừng mực nhất
định, thậm chí còn khá sơ sài.
Từ 1978 đến nay, nhà xuất bản khoa học xã hội đã liên tiếp cho ra mắt bạn
đọc các tập I,II và III của cuốn sách “tìm hiểu lịch sử-văn hóa nước Lào”. Trong
các tập sách này có một số bài viết đề cập đến vấn đề cuộc đấu tranh của nhân
dân Lào chống chiến tranh đặc biệt của Mỹ từ 1959 đến 1968 song chưa được đi
sâu phân tích kỹ càng.
Có thể thấy, từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở Lào. Tuy nhiên, lại chưa có
công trình nào nghiên cứu về vấn đề “cuộc đấu tranh của nhân dân Lào chống
chiến tranh đặc biệt của Mỹ từ 1959-1968”. Mặc dù vậy những công trình
nghiên cứu trên sẽ là cơ sở, tiền đề rất quý giá giúp cho việc định hướng nguồn
tài liệu, hướng nghiên cứu, làm rõ những vấn đề mà các nhà nghiên cứu trước
chưa có điều kiện tìm hiểu.

3


3. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ, đóng góp của đề tài nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về “cuộc đấu tranh của nhân dân Lào chống
chiến tranh đặc biệt của Mỹ từ 1959 đến 1968”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-Về thời gian: Đề tài tìm hiểu một cách khái quát nhất về cuộc đấu tranh của
nhân dân Lào chống chiến tranh đặc biệt của Mỹ trong giai đoạn từ 1959 đến
1968.

-Về không gian: Đề tài nghiên cứu toàn bộ quá trình diễn ra chiến tranh đặc
biệt của Mỹ cũng như cuộc đấu tranh của nhân dân Lào chống lại chiến tranh
đặc biệt trong giai đoạn từ 1959 đến 1968.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Dựa vào nguồn tư liệu đa dạng, phong phú, đề tài có nhiệm vụ khôi phục
lại một cách hoàn chỉnh, có hệ thống “cuộc đấu tranh của nhân dân Lào chống
chiến tranh đặc biệt của Mỹ từ 1959 đến 1968”.
3.4. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tư liệu phục vụ cho việc học tập
trong nhà trường cũng như phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy sau này.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tƣ liệu
Đề tài sử dụng các nguồn tư liệu như: các sách giáo trình, các tài liệu tham
khảo, các tạp chí nghiên cứu lịch sử và các nguồn tư liệu trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp lịch sử.
- Phương pháp lôgic.
- Phương pháp sưu tầm, thẩm định nguồn tư liệu.
- Phương pháp phân tích, so sánh. đối chiếu...

4


5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, mục
lục, nội dung đề tài gồm có 02 chương:
Chương 1: Cuộc đấu tranh chống chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở Lào giai
đoạn từ (1959 đến 1962).

Chương 2: Đẩy mạnh đấu tranh đánh thắng “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ
từ (1962-1968).

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT
CỦA MỸ Ở LÀO GIAI ĐOẠN TỪ (1959 ĐẾN 1962)
1.1. Qúa trình triển khai “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở Lào (1959-1962)
1.1.1. Vài nét về quá trình can thiệp và xâm lƣợc của Mỹ đối với Lào
Các hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương chấm dứt một giai
đoạn trong quá trình cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân 3 nước Đông
Dương- gai đoạn đấu tranh vũ trang chống đế quốc pháp. Đánh dấu một giai
đoạn mới trong tình hình chính trị của Lào. Hiệp định công nhận Lào là một
nước độc lập, có chủ quyền, vương quốc Lào từ sau 1954 trở đi có chính quyền,
có quân đội, ngoại giao và tài chính độc lập, đủ điều kiện để tiến bước trên con
đường hòa bình và phồn vinh.
Dù còn nhiều vấn đề chưa giải quyết, nhưng xét về cơ bản, hiệp định Giơne-vơ là một thắng lợi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tác dụng nâng cao ý thức
dân tộc và tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân Lào. Đứng về phía lực
lượng cách mạng Lào, năm 1954 là một bước ngoặt cơ bản. Lúc này, vấn đề đặt ra
với Đảng lãnh đạo cách mạng là trên cơ sở thắng lợi lớn, đẩy mạnh đấu tranh chính
trị trong toàn quốc kết hợp với việc giữ vững lực lượng ở hai tỉnh Sầm Nưa và
Phôngsalỳ. Cách mạng Lào đã chuyển từ giai đoạn đấu tranh vũ trang là chủ yếu
sang đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang.
Như vậy cuộc đấu tranh cách mạng từ sau 1954 mang tính chất quyết liệt
ngay từ đầu. Lúc này, đế quốc Mỹ trở thành đối tượng chủ yếu của cách mạng
Lào – kẻ đứng đầu phe đế quốc, có lực lượng và tiềm năng lớn hơn rất nhiều so
với Pháp.
Ngày 21-7-1954, tức một ngày sau hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, tổng

thống Mỹ Aixenhao trắng trợn tuyên bố rằng: chính phủ Mỹ không bị ràng buộc
với các hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương. Đó là lời tuyên bố mở màn cho
cuộc xâm lược tàn bạo, đẫm máu và lâu dài của chủ nghĩa thực dân mới đối với
nhân dân ba nước Đông Dương.
6


Không đầy hai tháng sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Mỹ cấp tốc
đứng ra thành lập liên minh quân sự Đông Nam Á. Tổ chức hiệp ước Đông Nam
Á ra đời (khối S.E.A.T.O). Những thành viên của nó là Anh, Mỹ, Pháp, Úc, Thái
Lan, Philippin, Pakixtan. Mục tiêu ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc đã
được trình bày không úp mở trong điểm 4 của hiệp ước Mani “trong trường hợp
có xâm lược hay tiến công vũ trang chống lại những thành viên hay những vùng
đã nói, các nước kí kết sẽ cùng nhau hành động” [1, tr. 213]. Đồng thời một điều
khoản phụ nêu rõ những nước nào mà Mỹ và các nước trong khối Đông Nam Á
muốn “bảo vệ” chống “xâm lược” và “ lật đổ”: “ Hoa Kỳ, một nước ký kết hiệp
ước, công nhận Lào, Campuchia, miền Nam Việt Nam là những nước sẽ được
hưởng các điều khoản thuận lợi do điểm 4 quy định”[1,tr. 214].
Do vị trí đặc biệt của Lào ở ngay vùng phía Tây của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa, tự nó đã nói lên tầm quan trọng của đất nước này đối với Mỹ.
Mục đích của Mỹ ở Lào là tiêu diệt lực lượng cách mạng, nô dịch nhân dân, biến
Lào thành thuộc địa kiểu mới và bàn đạp quân sự của Mỹ ở Đông Dương.
Do áp lực của Mỹ, một chính khách thân Mỹ cực đoan, Kà Tày đã thay thế
hoàng thân Xuvanna Phuma là Thủ tướng Chính phủ Vương quốc (tháng 111954).
Đầu năm 1955, Lào nhận của Mỹ một khoản viện trợ trị giá 2 343 252 đôla.
Đây mới chỉ là một khoản ngoài kế hoạch để giúp cho chính phủ thân Mỹ đứng
vững. Ngày 1-3-1955, hai chính phủ Mỹ và Lào ký kết một hiệp nghị về việc
Mỹ viện trợ quân sự và kinh tế dài hạn cho Lào. Viện trợ này sẽ chính thức bắt
đầu từ năm 1956, với số tiền là 35 5000 000 đôla cho tài khóa 1956-1957.
Đồng thời các tổ chức cố vấn của Mỹ bám rễ vào Viêngchăn. Ở Lào, khác

với ở Nam Việt Nam, Mỹ không tổ chức ngay phái đoàn cố vấn quân sự. Chúng
lập ra một cơ quan gọi là “ cơ quan đánh giá chương trình viện trợ” trực thuộc
bộ ngoại giao Mỹ. Tuy tên gọi có vẻ khiêm tốn, thực ra cơ quan này có nhiệm
vụ rất quan trọng. Nó thảo ra kế hoạch viện trợ quân sự, đảm nhiệm việc phân
phối, trang bị vũ khí và huấn luyện các lực lượng vũ trang. Ngay từ cuối năm
1954, các nhân viên quân sự Mỹ khoác áo dân sự đã đến thủ đô Viêngchăn để
7


kìm kẹp ngụy quyền và ngụy quân Lào.
Các cố vấn Mỹ cho khởi công xây dựng hoặc mở rộng một số căn cứ quân
sự ở Lào và một số sân bay ở Cánh Đồng Chum và cao nguyên Bôlôven. Tiếp
đó trong một cuộc đi thăm Sài Gòn, đại diện chính quyền Lào và đại diện của
Ngô Đình Diệm đã đặt cơ sở cho sự hợp tác giữa hai chính phủ. Cả hai bên dự
định xúc tiến việc làm con đường Attôpơ - Quy Nhơn, và cùng phối hợp kiểm
soát đường biên giới chung giữa hai nước. Thực chất đây là một biện pháp để
giúp chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ngăn chặn hoạt động của những người
cách mạng Việt Nam ở niềm Nam Việt Nam.
Rõ ràng đối với đế quốc Mỹ, Hiệp định Giơ-ne-vơ chỉ là một mớ giấy lộn.
Mục tiêu của Mỹ từ trước đến nay là cô lập lực lượng cách mạng, đàn áp quần
chúng, chờ thời cơ tốt để thanh toán lực lượng cách mạng Lào do Pathét Lào
lãnh đạo.
1.1.2. Sự triển khai chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở Lào
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ trở thành đế quốc đứng
đầu, giàu mạnh nhất, chi phối toàn bộ thế giới tư bản, đã nhòm ngó Đông Dương
nói chung và Lào nói riêng. Các đời tổng thống Mỹ từ Aixenhao, Kennơđi đến
Giônxơn, Níchxơn đã nhiều lần công khai bộc lộ ý đồ đó:
Tháng 8-1953, Aixenhao đã nói trước thống đốc các bang nước Mỹ rằng: “
Lào và các nước Đông Dương dồi dào nguyên liệu chiến lược không thể thiếu
được đối với nền công nghiệp chiến tranh, nhất là thiếc, ăngtimoan, tungxten...,

là những thứ mà Mỹ đang thiếu”[5, tr. 23].
Đến năm 1962, tổng thống Mỹ Kennơđi tuyên bố: “ nếu không coi Lào là
một con dao nhọn đâm vào trái tim nước Mỹ thì nó là cửa mở vào khu vực Đông
Nam Á”[5, tr. 24].
Đến thời tổng thống Giônxơn, ông ta cũng đánh giá Lào là “ vị trí chìa khóa
trong chiến lược toàn cầu của Mỹ”[5, tr. 24].
Đi đôi với việc phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, đế quốc Mỹ không
ngừng xây dựng và mở rộng nhiều căn cứ quân sự, hậu cần ở Thái Lan, ngay sát

8


biên giới Lào. Như vậy âm mưu xâm lược và biến Lào thành một thuộc địa kiểu
mới, một căn cứ quân sự của Mỹ đã quá rõ ràng.
Để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, đồng thời tiến hành “cuộc chiến tranh
đặc biệt” xâm lược Lào, Mỹ phải tiến hành các phương thức của chủ nghĩa thực
dân mới để xây dựng những cơ sở vững chắc cho âm mưu trước mắt và lâu dài
của Mỹ ở Lào như sau:
a. Xây dựng và củng cố ngụy quyền, ngụy quân
- Xây dựng, củng cố ngụy quyền
Trên cơ sở bộ máy phong kiến tay sai cũ của Pháp được Mỹ cải cách lại
cho “ tự chủ” phù hợp với tình hình mới, Mỹ đã đi sâu hơn một bước, phân
hóa, thanh lọc và tổ chức thành bộ máy tay sai đắc lực, gắn liền với quyền lợi
của Mỹ.
Về hình thức thì đây là một chính phủ vương quốc độc lập theo chính thể
quân chủ lập hiến, hợp hiến, hợp pháp và có hiệu lực về đối nội, đối ngoại,
nhưng thực chất lại là chính quyền tay sai, tư sản và phong kiến. Đó cũng là một
đặc điểm của chủ nghĩa thực dân mới.
- Xây dựng, phát triển lực lượng ngụy quân
Đi đôi với việc xây dựng, củng cố ngụy quyền, đế quốc Mỹ dùng 75% số

tiền viện trợ để ra sức xây dựng bộ máy cảnh sát và quân đội làm công cụ thi
hành bạo lực cho chính quyền tay sai. Xây dựng quân đội tay sai này Mỹ đã thực
hiện được ý đồ:vừa xây dựng được đội quân đánh thuê tại chỗ rẻ tiền, hợp pháp
và thích hợp với điều kiện chiến tranh chống cách mạng ở Lào mà vẫn thực hiện
được ý đồ xâm lược theo phương châm “ dùng người Lào đánh người Lào” của
đế quốc Mỹ.
Từ năm 1962, để tăng cường “ chiến tranh đặc biệt” ở Lào, Mỹ đã xây
dựng một “ lực lượng đặc biệt” được phát triển từ những toán biệt kích thổ phỉ
người “Mẹo” lên đến 30 000 tên để chống lại chiến tranh du kích ở rừng núi,
đồng thời là lực lượng đánh phá, lấn chiếm vùng giải phóng. Lực lượng đặc biệt
do CIA (cục tình báo Trung ương Mỹ) trực tiếp chỉ huy, được ngân sách “ưu
đãi” gấp ba lần so với “ quân đội quốc gia”, vừa mang tính chất của một đội
9


quân người dân tộc thiểu số(lấy người Mẹo làm nòng cốt) để thực hiện âm mưu
thâm độc lâu dài “ chia rẽ dân tộc để trị”.
- Chính sách đào tạo, nuôi dưỡng, mua chuộc tay sai
Để thực hiện ý đồ xâm lược lâu dài, đế quốc Mỹ đã chính quy hóa việc đào
tạo tay sai trong nước và ngoài nước để có kiến thức, kĩ thuật điều hành công
việc và ý thức chính trị phản động chống cách mạng. Chúng đã công chức hóa
bộ máy, thu hẹp dần tổ chức thống trị phong kiến, đồng thời tư sản mại bản hóa
quan chức trong ngụy quyền và sỹ quan, tướng, tá trong ngụy quân. Như vậy,
chúng đã tạo cơ sở kinh tế phản động cho bộ máy này thao túng, vơ vét, bóc lột
và chiếm đoạt tài sản, đất đai, rừng núi...để dễ dàng gắn chặt quyền lực với đế
quốc, phản động, chống đối nhân dân, cách mạng.
b. Tổ chức cố vấn Mỹ
Để thay cho bộ máy thống trị thuộc địa toàn quyền và hệ thống khâm sứ,
công sứ thời Pháp, tổ chức cố vấn Mỹ bên cạnh ngụy quân, ngụy quyền là một
công thức không thể thiếu được đối với chủ nghĩa thực dân mới. Những tổ chức

cố vấn đó được “ điều 3 Hiệp định 9/51 Lào - Mỹ” quy định được hưởng tư cách
ngoại giao và có quyền giám sát sự thi hành các hiệp nghị, nhất là việc sử dụng
viện trợ...Thực chất tổ chức cố vấn này là để điều hành công việc ở Lào qua bộ
máy tay sai.
Trong thực tế, từ trước năm 1955, Mỹ đã có những cố vấn quân sự và dân
sự xen vào để nắm tình hình và điều hành chính quyền tay sai ở Lào.
- Năm 1955, Mỹ chính thức lập ra ở Lào cơ quan “ đánh giá chương trình
viện trợ” PEO (Program Evaluation Office) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, thực chất
đây là một tổ chức cố vấn quân sự Mỹ, PEO bố trí cố vấn bên cạnh tổng thanh
tra dân vệ, biệt kích, quân đội tay sai Lào, các quân khu và một số tiểu đoàn.
- Năm 1961, tổ chức PEO Mỹ chuyển thành “phái đoàn cố vấn quân sự”
MAAG (Military asistance advisory group). Đây là một tổ chức quy mô đặt đại
diện bên cạnh Bộ Quốc phòng, Bộ chỉ huy và trong các cơ quan đơn vị của quân
đội tay sai nắm quyền điều khiển bộ máy chiến tranh.

10


Bên cạnh MAAG là “cơ quan viện trợ Mỹ” USOM (United States
Operation Mission), thực chất đây là cơ quan hậu cần bên cạnh Phái đoàn cố
vấn quân sự Mỹ.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1962, bị những điều khoản trong hiệp định khống
chế, Mỹ đã chuyển các cơ quan trên đây thành một tổ chức mới gọi là “ Cơ quan
phát triển quốc tế của Mỹ” ở Lào USAID (United states Agency For International
Development). Ngoài ra, còn có một số tổ chức khác như IVC - đội tình nguyện
quốc tế, ADO - viện trợ nông nghiệp và một số tổ chức của liên hợp quốc như
UNESCO bị Mỹ chi phối.
Bao trùm lên các tổ chức trên đây là cơ quan tình báo CIA và đại sứ quán
Mỹ ở Lào.
Mỹ đã chi một số tiền khá lớn cho hoạt động của các tổ chức này, hàng

năm trung bình từ 4 đến 6 triệu đôla, bằng 10-12% tổng viện trợ kinh tế, kỹ
thuật cho Lào.
c. Viện trợ của Mỹ
Viện trợ của Mỹ cho Lào nằm trong chính sách ngoại giao. Đôla và vũ khí
đã trở thành con bài chủ yếu chi phối toàn bộ hoạt động trong âm mưu xâm lược
Lào. Đó cũng là điểm quan trọng của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ.
Trong 20 năm qua, Mỹ đã dốc vào Lào khoảng gần 4 tỷ đôla, một tỷ lệ khá
lớn so với số dân khoảng 3 triệu người.
Trong tổng số gần 4 tỷ đôla đó thì viện trợ kinh tế kĩ thuật chỉ chiếm 800
triệu, còn lại là viện trợ quân sự chiếm khoảng 3 tỷ đôla. Nhưng trong viện trợ
kinh tế kĩ thuật thì chủ yếu cũng phục vụ cho chiến tranh, cho quân đội, còn viện
trợ cho các ngành công, nông nghiệp thì lại rất ít ỏi.
Viện trợ của Mỹ thường thông qua ba hình thức:
Một là, viện trợ trong kế hoạch, là hình thức chủ yếu. Trong hình thức này,
Mỹ có quyền viện trợ trực tiếp cho các ngành, các bộ, các quân khu, địa phương
tùy theo mức độ mà Mỹ thấy cần thiết.
Hai là, viện trợ ngoài kế hoạch, chủ yếu nhằm ổn định đồng kíp theo
chương trình quỹ hối đoái ( quỹ Ford) do Mỹ, Anh, Ôxtrâylia, Pháp, Nhật Bản
11


giúp hàng năm khoảng 10 triệu đôla. Viện trợ càng lớn càng làm cho đồng kíp bị
phụ thuộc vào đồng đôla Mỹ.
Ba là, viện trợ thương mại hóa, chỉ giao hàng mà không giao tiền mặt
nhằm nắm chặt ngoại thương của Lào, buộc Lào tiêu thụ hàng ế thừa của Mỹ và
của chư hầu Mỹ. Giá cả những mặt hàng này do cơ quan USIS quy định theo tỷ
giá hối đoái chính thức, chính quyền Lào (vương quốc) bán số hàng này để bỏ
vào ngân sách thiếu hụt nhưng mỗi lần rút tiền ra phải được Mỹ đồng ý. Loại
viện trợ này thường làm giàu cho những kẻ có thế lực, được mua hàng theo giá
hối đoái chính thức.

Ngoài ra, trong kế hoạch viện trợ trực tiếp, Mỹ còn dùng một số tiền để
mua chuộc các nhân vật tay sai, thực hiện ý đồ chính trị của chúng như gian lận
trong tổng tuyển cử, trong đàm phán, đảo chính, cải tổ nội các,...
Tất cả các khoản viện trợ trên đây đều phải tuân theo những điều kiện giàng
buộc theo nguyên tắc của đạo luật 329 của quốc hội Mỹ và các điều khoản quy
định trong các hiệp định cơ bản tay đôi Lào - Mỹ, hiệp định tay năm giữa Mỹ
với Pháp và ba nước Đông Dương trước đây trong những năm 1950, 1951, 1952
về các vấn đề phòng thủ chung, hợp tác kinh tế, an ninh chung và những kí kết
bổ sung sau này.
d. Sử dụng các phe nhóm và các đảng phái ở Lào
Để tạo chỗ dựa chính trị và thế lực, bọn cầm quyền tư sản, tay sai đã lập ra
những đảng phái và phe nhóm ở Lào. Sự hình thành các đảng phái, phe nhóm
trong vùng địch cũng phản ánh sự tất yếu của những xu hướng chính trị phản
động trong quá trình phân hóa, sự tranh giành, xâu xé lẫn nhau về quyền lợi và
địa vị thống trị, đồng thời cũng phù hợp với âm mưu của đế quốc muốn có chỗ
dựa chính trị để sử dụng tay sai trong chính sách “ nuôi một chuồng nhiều ngựa”
của chúng.
Nguồn gốc đảng phái chính trị của bọn phản động tay sai xuất hiện từ
năm 1946, sau khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Lào lần thứ hai. Các đảng
này chỉ phản ánh khuynh hướng chính trị trong từng thời gian ngắn mà không
có thế lực.
12


Từ năm 1962 trở đi, Mỹ không chủ trương khuyến khích việc thành lập các
đảng phái nữa, vì sự mâu thuẫn xâu xé nhau ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến
việc thi hành đường lối của chúng. Mỹ và bọn tay sai cũng muốn tập hợp thành
một tổ chức thống nhất chống cách mạng, nhưng không có nhân vật nào đứng ra
làm được, các nhóm tự động thành lập cũng không thành, hoặc thành lập được
cũng không tồn tại lâu dài. Do đó đã hình thành các nhóm tay sai theo từng dòng

họ, bà con hoặc địa phương, khu vực không ràng buộc về điều lệ, cương lĩnh.
e. Tạo dựng các cơ sở kinh tế tư bản chủ nghĩa
Trong thời kì Pháp thuộc, sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Lào còn ít
ỏi, nay trên cơ sở viện trợ, Mỹ chủ trương tạo ra một cơ sở kinh tế-xã hội thực
dân mới, để tạo chỗ dựa cho bù nhìn tay sai, nên thành phần kinh tế tư bản chủ
nghĩa ở Lào trong thời kì này phát triển khá nhanh về số lượng và đa dạng về
ngành nghề. Nhưng chủ yếu cũng chỉ là gia công, chế biến, dịch vụ phục vụ
quân sự, dựa vào viện trợ và vốn nước ngoài. Tuy nhiên cơ sở kinh tế đó cũng
tạo nên những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa mới ở Lào.
g. Về văn háo, giáo dục
Nếu trước đây, thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân để cai trị, thì nay
dưới thời thực dân mới của Mỹ, chúng lại mở rộng chính sách giáo dục để đào
tạo những tầng lớp tay sai có kiến thức trung thành với chế độ thực dân mới.
Dưới thời tổng thống Giônxơn (1964-1968), ở Lào, Mỹ đã nắm hầu hết hệ
thống giáo dục (trong vùng tạm chiếm), đã giúp mở 3.683 lớp tiểu học trong
tổng số 4.800 lớp (chiếm 76%); 9 trường sư phạm (100%); 4 trường trung học
(22%) và 203.183 trong tổng số 330.803 học sinh được Mỹ cấp học bổng năm
1970. Số học sinh, sinh viên, công chức do Mỹ cấp học bổng đi học ở Mỹ là
2.613 người. Trong cơ quan USAID, có 408 người đến thực tập. Các trường sở
được xây dựng khá nhiều, từ cơ sở bản, tàxẻng đến các trung tâm lớn.
Với sự trợ giúp như trên, tất nhiên chương trình và nội dung giáo dục kèm
theo phải phục vụ cho mục đích của Mỹ. Từ cơ sở kinh tế, vật chất, văn hóa và
tinh thần đều do Mỹ chi phối, tất yếu gây ra nhiều tác hại cho xã hội ở vùng
chúng kiểm soát, nhất là ở các khu trung tâm và đô thị. Nhiều tệ nạn, tiêu cực xã
13


hội phát sinh và lan tràn theo quy luật thị trường của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt
nguy hại, làm con người bị thoái hóa, là mảnh đất tốt cho Mỹ thực hiện âm mưu
xâm lược Lào.

Trên đây đã hệ thống một cách khái quát những móc xích của sáu phương
thức chủ nghĩa thực dân mới được Mỹ áp dụng trong quá trình 20 năm xâm lược
Lào, từ việc xây dựng và củng cố bộ máy phục vụ chiến tranh xâm lược đến tổ
chức cố vấn dưới nhiều dạng, viện trợ Mỹ và vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội...thay cho những phương thức chủ nghĩa thực dân cũ lỗi thời đã bị sụp đổ.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Mỹ muốn làm bá chủ thế giới và trở
thành tên xen đầm quốc tế, đã đề ra chiến lược toàn cầu để thực hiện tham vọng
của chúng. Để thực hiện chiến lược toàn cầu, Mỹ chủ yếu dùng chính sách “sức
mạnh”. Lấy tiền và vũ khí để đề bẹp đối phương. Tùy từng nơi họ gọi là chính
sách “đôla và vũ khí”, chính sách “đôla và chiếc gậy lớn”, hoặc ở châu Âu lại
gọi là chính sách “củ cà rốt và cái gậy”... Đế quốc Mỹ đã dùng chính sách “đôla
và vũ khí” để xâm lược Lào và Đông Dương trong suốt 20 năm.
Như vậy, sau khi củng cố lại lực lượng, đế quốc Mỹ và bọn tay sai đã phát
động cuộc chiến tranh “phản công” quy mô lớn, rất xảo quyệt và tàn bạo vào
các lực lượng Neo Lào Hắcsạt, lực lượng hòa bình trung lập, nhằm thủ tiêu lực
lượng cách mạng Lào với công thức mới là: “viện trợ đôla, vũ khí Mỹ, cộng với
đội ngũ cố vấn Mỹ và lực lượng ngụy quân, ngụy quyền”, đó là cuộc “ chiến
tranh đặc biệt” của Mỹ nhằm xâm lược Lào.
Có thể kết luận rằng, từ tháng 6 năm 1959 trở đi, đế quốc Mỹ đã tiến hành
cuộc chiến tranh đặc biệt ở Lào, nhằm phối hợp với cuộc chiến tranh đặc biệt
của Mỹ đang tiến hành ở niền Nam Việt Nam và bao vây uy hiếp nền trung lập
Campuchia, trong âm mưu xâm lược Đông Dương của chúng.
1.2. Quân dân Lào đấu tranh chống chiến tranh đặc biệt của Mỹ (1959-1962)
1.2.1. Chủ trƣơng của Đảng Nhân dân Lào và mặt trận Lào yêu nƣớc
Trước những khó khăn của tình hình đất nước, ngày 3-6-1959, Hội nghị
Trung ương Đảng đã ra quyết định chuyển hướng cuộc đấu tranh chính trị sang
kết hợp với đấu tranh vũ trang. Nghị quyết phân tích: “một mặt, tiếp tục giương
14



cao ngọn cờ hòa bình trung lập, hòa hợp dân tộc để tranh thủ sự ủng hộ của dư
luận trong nước và quốc tế, phân hóa hàng ngũ kẻ thù, tạo thế hợp pháp thúc đẩy
đấu tranh chính trị trong cả nước; mặt khác, động viên nhân dân các bộ tộc cùng
đồng loạt nổi dậy đấu tranh vũ trang để hỗ trợ cho đấu tranh chính trị”. Nghị
quyết nêu rõ “đoàn kết rộng rãi các lực lượng yêu nước, yêu hòa bình, phối hợp
các hình thức đấu tranh, dùng đấu tranh vũ trang là chủ yếu, chống sự can thiệp
của Mỹ, chống chính sách phản dân hại nước của chính quyền Phủi Sananicon,
đòi phải thực hiện hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương và các hiệp định
khác mà hai phía đã kí kết, xây dựng nước Lào hòa bình, trung lập, độc lập, dân
chủ, thống nhất và phồn vinh”[5, tr. 71].
Về phương pháp đấu tranh, nghị quyết nhấn mạnh, trong phạm vi cả nước
phải chuyển từ hình thức đấu tranh công khai hợp pháp sang hình thức đấu
tranh vũ trang; đồng thời phối hợp chặt chẽ vơi các hình thức đấu tranh chính
trị. Ở những nơi có điều kiện thì động viên quần chúng đấu tranh hợp pháp và
nửa hợp pháp.
Sự chuyển hướng đấu tranh một cách kịp thời, đúng đắn và sáng tạo của
Đảng đã mở ra bước ngoặt mới có ý nghĩa chiến lược, đưa phong trào cách
mạng Lào phát triển sang thời kỳ mới.
1.2.2. Quá trình đấu tranh chống chiến tranh đặc biệt của quân dân Lào
Dưới sự chỉ đạo chuyển hướng đấu tranh của Đảng, quân, dân Lào nổi dậy
đấu tranh rộng khắp trong cả nước, liên minh với lực lượng trung lập yêu nước,
bước đầu đánh bại cuộc chiến tranh đặc biệt của Mỹ và bọn phản động tay sai
Phumi- Bun Ùm, đưa cách mạng Lào tiến lên bước mới (1958-1960)
Dưới ánh sáng của nghị quyết trung ương và được sự chi viện kịp thời của
quân, dân Việt Nam, quân dân các bộ tộc Lào từ vùng rừng núi đến đồng bằng
đã cùng nhau nổi dậy đấu tranh bằng nhiều hình thức, như tiến công quân sự,
đấu tranh chính trị, vận động giác ngộ hàng ngũ quân đội vương quốc...Ngày 157-1959, lực lượng cách mạng đã đánh chiếm Pơn; ngày 20-7-1959, đánh chiếm
mường Son, mường Sừn (luôngphabang), phôngsaly và ép quân địch rút khỏi

15



một số vị trí khác nữa. Đến cuối tháng 7-1959, miền Bắc và Đông Bắc tỉnh
Hủaphăn đã trở về dưới sự kiểm soát của lực lượng cách mạng.
Sau khi thất bại trong việc bao vây tiêu diệt hai tiểu đoàn nòng cốt của lực
lượng vũ trang cách mạng, địch chuyển sang bắt giam những người lãnh đạo
Neo Lào Hắcsạt ở Viêngchăn, trong đó có chủ tịch Xuphanuvông, nhằm đánh
vào bộ tham mưu đầu não của cách mạng Lào. Đây là ván cờ trơ trẽn cuối cùng
trong âm mưu “dụ hổ ra khỏi hang để diệt hổ” của Mỹ và tay sai. Nhưng chúng
đã tính nhầm, vì ngày 2-8-1959, ủy ban Trung ương Neo Lào Hắcsạt đã ra
tuyên bố: “kêu gọi nhân dân cả nước nổi dậy kiên quyết đấu tranh dưới mọi
hình thức, đòi Mỹ và tay sai phải chấm dứt chiến tranh, thực hiện đường lối
hòa bình trung lập, hòa hợp dân tộc...và đòi thả tự do ngay lập tức cho các vị
lãnh đạo Neo Lào Hắcsạt”.
Lời kêu gọi của trung ương Neo Lào Hắcsạt, cùng với những hành động điên
cuồng vô đạo lý của Mỹ và tay sai tựa như đổ thêm dầu vào lửa làm cho phong
trào đấu tranh của nhân dân trong nước và phong trào đấu tranh của nhân dân
yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Ở Viêngchăn, dưới sự lãnh đạo của Neo Lào Hắcsạt, công nhân, học sinh,
công chức, sư sãi nhân sĩ cùng với hàng ngàn nhân dân đã biểu tình trước nhà
quốc hội đòi chính quyền Phủi Sananicon phải trả tự do ngay cho các nhà lãnh
đạo Neo Lào Hắcsạt và không được đưa ra tòa án xét xử.
Run sợ trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân thủ đô và cả nước,
chính quyền Phủi buộc phải hoãn việc tiến hành xử án vô thời hạn.
Đến tháng 8 năm 1959, chiến tranh du kích đã phát triển ở nhiều nơi. Lực
lượng cách mạng đã giải phóng được nhiều vùng quan trọng, như vùng Đông
Bắc tỉnh Luôngphabang, vùng Đông Bắc mường Pạc Xăn, miền Đông tỉnh
Khămmuồn. Đến cuối năm 1959, vùng nông thôn khắp miền Bắc Lào đã thuộc
quyền kiểm soát của lực lượng cách mạng.
Nghị quyết “chuyển hướng đấu tranh” của Trung ương như ánh đuốc soi

đường, làm thỏa lòng mong mỏi của nhân dân các bộ tộc Nam Lào nên phong
trào nổi dậy đấu tranh vũ trang, kết hợp với đấu tranh chính trị và binh vận liên
16


tiếp tiến công, đánh chiếm các vị trí quân địch, và đã giành nhiều thắng lợi giòn
giã. Lực lượng quần chúng nhân dân do các Đảng bộ, chi bộ địa phương lãnh
đạo đã thành lập chính quyền cách mạng, kiểm soát nhiều vùng rộng lớn. Cuộc
đấu tranh đã diễn ra giằng co và rất quyết liệt, xuất hiện nhiều tấm gương anh
hùng, bất khuất.
Đó là những phụ nữ các bộ tộc ở Nam Lào. Chị em đã vượt qua bao nhiêu
trạm gác, vòng vây của quân địch ở Nam Lào, vượt qua nhiều ngọn núi để tiếp
tế, đưa tin tức cho cán bộ, cơ sở cách mạng ở trong rừng giúp họ tránh địch càn
quét, lùng sục. Điển hình là sáu cô gái bản Bạc ở gần chân Tạtxết, tuổi từ 17
đến 22. Trong một trận càn không may các cô bị quân địch bắt được, chúng dụ
dỗ, mua chuộc, dọa nạt, tra khảo...để biết “cán bộ Neo Lào Hắcsạt ở cánh rừng
nào và dẫn đường đi bắt”. Nhưng quân địch không moi được một lời khai nào,
chỉ nghe được sáu cô gái nói một câu: “không biết”. Cuối cùng quân địch bắt
sáu cô đứng hàng ngang trong sân chùa bản Bạc và tuyên bố: “ai khai sẽ được
thưởng, ai không khai sẽ bị bắn chết”. Nhưng lần lượt cả sáu cô gái đều hiên
ngang bước lên trước mũi súng quân thù và dõng dạc trả lời: “không biết”.
Tiếng trả lời của sáu cô gái bản Bạc đã vang vọng cả núi rừng, đến tận các bản
mường xa xôi, trở thành tiếng kèn xung trận, thúc giục quân dân Nam Lào xông
lên tiêu diệt quân thù.
Đó là người phụ nữ dũng cảm, mưu trí như bà mẹ Pàn, ngay khi vừa nhận
được chỉ thị chuyển hướng đấu tranh của cấp trên, đang đêm mẹ đã tập hợp các
con, cháu trong gia đình và bà con dân bản tay không do mẹ cầm đuốc dẫn đầu
kéo lên đồn mường Lào Ngam kêu gọi binh lính địch: “quay về với nhân dân,
cách mạng sẽ khoan hồng; nếu ngoan cố phản dân, hại nước sẽ bị nhân dân trị
tội...”. Đứng trước mũi súng quân địch, mẹ Pàn tóc đã đốm bạc, giương cao bó

đuốc sáng rực và dõng dạc với tiếng nói của quê hương rất tha thiết và chính
nghĩa, khiến cho binh lính địch đã quay sang bắn chết tên chỉ huy và bọn ngoan
cố, rồi nổi lửa đốt đồn và đi theo mẹ Pàn về với nhân dân. Mường Lào Ngam
được giải phóng, cán bộ và nhân dân đã gọi mẹ Pàn là “bà mẹ Lào Ngam”.

17


Đó là tiểu đội du kích bản Noong Tủa, do Xiêng Nú làm tiểu đội trưởng, tay
không đã dùng mưu cướp vũ khí của một tiểu đội quân ngụy đi tuần tiễn và bám
theo quân địch chạy về đồn, rồi bất ngờ nổ súng đánh chiếm đồn Na Kè, giải
phóng cả tàxẻng Na Kè thuộc huyện Lào Ngam.
Chuyển hướng đấu tranh đã đáp ứng được lòng mong đợi của nhân dân các
bộ tộc ở các tỉnh Nam Lào. Với khí thế “tức nước vỡ bờ” khắp Nam Lào, nhân
dân liên tiếp nổi dậy diệt hàng loạt đồn bốt địch, phá vỡ hàng mảng lớn ngụy
quyền cơ sở, lực lượng dân vệ Maki, lấy vũ khí địch trang bị cho mình. Lực
lượng cách mạng phát triển nhanh chóng, chiến tranh du kích phát triển khắp
nơi. Nhiều tấm gương tập thể anh hùng, cá nhân anh hùng xuất hiện, không bút
nào tả xiết.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, của trung ương Neo Lào Hắcsạt, cùng hòa
nhịp với tiếng súng quật khởi của tiểu đoàn 2, phong trào đồng khởi của nhân
dân đã liên tiếp bùng nổ khắp 12 tỉnh trong cả nước. Nhân dân ở các địa phương
đã khéo kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị và binh vận, cướp vũ khí quân địch
tự trang bị cho mình, càng đấu tranh lực lượng càng phát triển. Phong trào đấu
tranh mạnh mẽ trong cả nước đã tác động đến nhân dân các đô thị, cũng như
trong hàng ngũ binh lính, sĩ quan và công chức phía vương quốc. Qua ba tháng
tiến hành phong trào đồng khởi đấu tranh, trong toàn quốc đã có nhiều khu giải
phóng, khu du kích. Ở đó chính quyền phản động bị đánh đổ, chính quyền cách
mạng được thành lập, lực lượng vũ trang ba thứ quân phát triển nhanh chóng,
làm hậu thuẫn vững vàng cho cuộc đấu tranh chính trị.

Từ vùng rừng núi, nông thôn, phong trào đã lan vào các đô thị. Nhiều đô thị,
kể cả Viêngchăn đã diễn ra hàng chục cuộc biểu tình rầm rộ tố cáo tội ác của Mỹ
và bọn tay sai, đòi trả tự do cho Hoàng thân Xuphanuvông và các vị lãnh đạo
khác của Trung ương Neo Lào Hắcsạt, đòi thực hiện quyền tự do dân chủ, tự do
đi lại, làm ăn sinh sống. Trong hàng ngũ quân đội vương quốc, liên tiếp xảy ra
các vụ binh biến, phản biến, hoặc bỏ ngũ tập thể về nhà. Dư luận thế giới, nhất
là các nước xã hội chủ nghĩa, các nước có nền độc lập dân tộc và nhân dân yêu
chuộng hòa bình, tiến bộ đã lên tiếng mạnh mẽ tội ác của đế quốc mỹ và chính
18


phủ độc tài quân phiệt Phủi Sananicon. Nhiều phái đoàn hòa bình, dân chủ quốc
tế đến Lào đấu tranh đòi trả tự do cho Hoàng thân Xuphanuvông và các nhà lãnh
đạo Neo Lào Hắcsạt.
Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ trong nước và sự lên án của dư luận thế
giới, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai lâm vào thế bị động, lúng túng, nội bộ trở nên
lục đục. Mâu thuẫn giữa Phủi và Phumi Nosavăn trở nên gay gắt.Sau khi thâu
tóm được quyền hành, nhóm tay sai Phumi Nosavăn ráo riết thực hiện âm mưu
mở rộng chiến tranh do đế quốc Mỹ đặt ra. Nhưng càng khủng bố, đàn áp dã
man thì tội ác của chúng càng chồng chất, ngọn lửa căm thù càng bốc cao ngùn
ngụt trong lòng người dân. Phong trào đấu tranh của nhân dân càng dâng lên
mạnh mẽ, Mỹ và tay sai càng liên tiếp chuốc lấy những thất bại.
Phong trào đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị ngày càng phát
triển, hàng ngàn tên địch bị tiêu diệt, hàng trăm đồn bốt bị san bằng. Sôi động
nhất là phong trào đấu tranh của nhân dân ở nông thôn, ở thành thị đòi trả lại tự
do cho Hoàng thân Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo Neo Lào Hắcsạt, phản đối
cuộc bầu cử gian lận, phi pháp do Mỹ và tập đoàn phản động Phumi Nosavăn
sắp đặt. Nhiều tổ chức quần chúng, các nhà sư yêu nước đã tổ chức lễ cầu
nguyện ở các chùa, mít tinh, biểu tình, gửi kiến nghị lên nhà vua phản đối tập
đoàn Phumi Nosavăn vi phạm hiến pháp, phá hoại hòa bình trung lập, hòa hợp

dân tộc.
Giữa lúc đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Phumi Nosavăn đang bị nhân dân đấu
tranh, phản đối kịch liệt, thì chúng lại bị một đòn tấn công bất ngờ gây chấn
động trong cả nước và dư luận trên thế giới. Đó là vào đêm 23 rạng sáng ngày
24-5-1960, một số binh lính, sĩ quan, quân cảnh canh gác trại giam Phôn Khêng
đã đưa Hoàng thân Xuphanuvông cùng các cán bộ lãnh đạo của Đảng và Neo Lào
Hắcsạt vượt ngục trở về vùng giải phóng để cùng với Trung ương Đảng, Trung
ương Neo Lào Hắcsạt tiếp tục lãnh đạo cuộc đấu tranh chống mỹ cứu nước.
Cuộc phá vòng vây của tiểu đoàn 2 thắng lợi đã khích lệ, giục giã nhân dân
bước vào thời kì đấu tranh quật khởi mới, đồng thời, cuộc vượt ngục thành công
kỳ diệu của Hoàng thân Xuphanuvông cùng các vị lãnh đạo Neo Lào Hắcsạt đã
19


đem lại niềm phấn khởi, tin tưởng cho nhân dân các bộ tộc Lào trong sự nghiệp
đấu tranh vì độc lập, tự do của đất nước.
Dưới ánh sáng của nghị quyết Trung ương, phong trào đấu tranh của nhân
dân nổi dậy giành chính quyền ở các địa phương, kết hợp với lực lượng vũ trang
cách mạng tiến công đánh chiếm nhiều vị trí của quân địch, đã ảnh hưởng mạnh
mẽ đến các tầng lớp nhân dân ở các đô thị và lan sang cả hàng ngũ công chức, sĩ
quan, binh lính, cảnh sát, học sinh và sư sãi trong vùng do chính quyền Viêng
Chăn kiểm soát. Ngay trong đội ngũ tay sai cũng có sự phân hóa...tình hình trên
phát triển đến đỉnh điểm là cuộc nổi dậy đảo chính ngày 9-8-1960 của tiểu đoàn
dù số 2 quân đội vương quốc, do đại úy Congle và trung úy Đươn Sủnnalạt chỉ
huy, có sự tham gia phối hợp của một bộ phận cảnh sát Viêng Chăn. Cuộc đảo
chính được sự ủng hộ của học sinh, sinh viên và đông đảo nhân dân Thủ đô
Viêng Chăn. Lực lượng đảo chính chiếm đài phát thanh quốc gia, ngân hàng,
bưu điện, bộ quốc phòng và các cơ sở quan trọng khác của chính phủ. Ngay
sáng ngày 9-8-1960, qua đài phát thanh Viêng Chăn, ủy ban đảo chính đã kêu
gọi nhân dân, sĩ quan, binh lính quân đội, sĩ quan và binh lính cảnh sát, các cấp

chính quyền trong cả nước ủng hộ cuộc đảo chính.
Để chống lại chính phủ Vương quốc Lào, đế quốc Mỹ đã phái nhiều cố vấn
quân sự và tình báo mỹ đến Nam Lào, ra tuyên bố đe dọa cắt viện trợ cho chính
phủ do Chậu Suvanna Phuma làm thủ tướng, đồng thời lại viện trợ khẩn cấp 16
triệu USD cho bọn phiến loạn Phumi Nosavăn - Bum Ùm để đánh chiếm lại
Viêng Chăn. Tiếp đó, đế quốc Mỹ, ngụy quyền Sài Gòn, chính quyền Thái Lan
đã chuyên trở cấp tốc một số lượng lớn vũ khí, đạn dược, phương tiện chiến
tranh, trong đó có 10 máy bay chiến đấu cho bọn phiến loạn ở Nam Lào.
Để gây tình hình căng thẳng cho Thủ đô Viêng Chăn, bọn phiến loạn dựa vào
lãnh thổ Thái Lan liên tiếp cho máy bay, thuyền máy của quân đội chính phủ
vương quốc. Theo lệnh Mỹ, quân đội Thái Lan ở bên kia sông Mê Công đã liên
tiếp bắn phá Thủ đô Viêng Chăn. Ngày 19-9-1960, Bun Ùm kêu gọi Tổ chức
liên Hiệp ước Đông Nam Á và liên hợp quốc can thiệp vào Lào. Còn tên Phumi
Nosavăn sang Băng Cốc yêu cầu chính phủ quân phiệt Thái Lan giúp đỡ, can
20


thiệp vào Lào và đã được sự đồng ý trong việc cùng phối hợp tấn công Thủ đô
Viêng Chăn.
Những hành động xâm lược của Mỹ, chính phủ quân phiệt Thái Lan và bọn
phản động tay sai đã gây sự phẫn nỗ hừng hực trong các tầng lớp nhân dân Lào,
kể cả nhà vua, Hội đồng hoàng gia và chính phủ vương quốc. Trung ương Neo
Lào Hắcsạt đã nhiều lần ra tuyên bố lên án bọn phiến loạn và kêu gọi các tầng
lớp nhân dân các bộ tộc đoàn kết chống lại âm mưu xâm lược và phá hoại của
đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai. Hoàng thân, Thủ tướng Phuma cũng ra thông cáo
tố cáo hành động chống chính phủ, chống nhân dân của tập đoàn Phumi Bun
Ùm. Nhân dân trong vùng giải phóng cũng như trong các đô thị liên tiếp mít
tinh, biểu tình, hô vang khẩu hiệu ủng hộ đường lối hòa bình trung lập, hòa hợp
dân tộc của chính phủ và phản đối bọn phiến loạn Phumi Nosavăn.
Dưới sự lãnh đạo của Neo Lào Hăcsạt, ngày 13-9-1960, hơn 30.000 nhân dân

Viêng Chăn và cả binh lính, công chức đã mít tinh, rầm rộ biểu tình phản đối
bọn phản động tay sai mỹ, đòi chính phủ phải đưa bọn phiến loạn ra khỏi chính
phủ...Theo quyết định của chính phủ, ngày 21-9-1960,vua lào đã kí chiếu dụ phê
chuẩn đuổi Phumi Nosavăn (phó thủ tướng) và Lượm Insisiêngmày (bộ trưởng
kinh tế) ra khỏi chính phủ.
Các bản, các tàxẻng ở Viêng Chăn, nhất là vùng ngoại thành và nông thôn,
nơi có lực lượng Neo Lào Hắcsạt hoạt động, đã thành lập các đơn vị dân quân
du kích, các đội thiếu niên và phát động phong trào vận động thanh niên vào bộ
đội. Hàng ngày, nơi đâu cũng vang lên tiếng hô tập quân sự và những bài ca
hùng tráng. Bọn phản động tìm cách mua chuộc một số kẻ xấu, gây rối loạn ở
một số nơi, nhưng đều bị nhân dân phối hợp với quân đội dẹp yên.
Bộ đội Pathét Lào tỉnh Viêng Chăn trước đây thường hoạt động ở vùng rừng
núi, nông thôn, nay chuyển vào hoạt động vùng ngoại thành Viêng Chăn. Các
cán bộ chỉ huy của quân đội Pathét Lào được cử đi huấn luyện cho các đơn vị
quân đội phái Viêng Chăn. Đông đảo thanh niên, sinh viên và nhiều nhà sư trẻ
tuổi ở chùa sau khi làm lễ hoàn tục đã hăng hái xung phong vào bộ đội. Vũ khí
trong các kho của các chính phủ tay sai Mỹ trước đây đem phân phát, trang bị
21


×