Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc và nhiệm vụ của đảng, nhà nước trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.52 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIÊT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ LAN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ
NHIỆM VỤ CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TRONG CUỘC ĐẤU
TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN NƯỚC TA HIỆN NAY

Chuyên ngành : Triết Học
Mã số

: 60220301

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS ĐẶNG THÁI GIÁP

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

LÊ THỊ LAN



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC ..............5
1.1 Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc .................5
1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chi Minh về Độc lập dân tộc ................................20
Chương 2: QUÁ TRÌNH HIỆN THỰC HÓA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH CỦA ĐẢNG TA ...................................................................................32
2.1 Giai đoan đấu tranh giành chính quyền (1930-1945) ................................32
2.2 Trong cuộc kháng chiến chống Pháp( 1945-1954) ....................................34
2.3 Giai đoạn chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam thống nhất đất
nước 1954- 1975 ..............................................................................................42
2.4 Giai đoạn tiến hành xây dựng và bảo vệ tổ quốc từ 1975 đến nay ...........47
Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN
CỦA NƯỚC TA TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY ......................................55
3.1 Dự báo tình hình có liên quan đến bảo vệ độc lập chủ quyền của nước
ta hiện nay ........................................................................................................55
3.2 Một số giải pháp để quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XII về nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền của Tổ quốc
trong tình hình hiện nay. ..................................................................................68
KẾT LUẬN ......................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................80


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Đảng cộng sản Việt Nam

ĐCSVN


ASEAN

AC

Quốc phòng toàn dân

QPTD

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Đại đoàn kết

ĐĐK

An ninh nhân dân

ANND


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng Người đã để lại cho toàn Đảng,
toàn dân ta một di sản vô cùng quý giá đó là tư tưởng của Người. Tư tưởng
của Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt nam, là kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế
thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại. Trong đó, tư tưởng của Bác về độc lập dân tộc là nội

dung hết sức quan trọng, là ngọn đuốc soi đường cho cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc mà nhân dân ta đã tiến hành và giành thắng lợi trong suốt thời
gian qua. Thực hiện những tư tưởng của Người về giải phóng dân tộc, Đảng
ta đã lãnh đạo toàn dân tộc tiến hành các cuộc kháng chiến chống mọi kẻ thù
xâm lược để dành độc lập cho Tổ quốc, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi
lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay, mặc dù không còn kẻ thù trên đất nước ta nhưng các thế lực
thù địch và bọn phản động vẫn thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” bạo
loạn lật đổ, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Các mâu thuẫn, xung đột, khủng bố vẫn là nguy cơ tiềm
tàng đe dọa hòa bình nhân loại, độc lập tự do của mỗi quốc gia, dân tộc và
trên thế giới.
Trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ nước ta đang bị đe dọa bởi những hành động phi pháp của Trung Quốc
trên biển Đông, vì vậy việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là nhiệm vụ cấp bách
trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay.
Đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và Nhiệm vụ của
Đảng, Nhà Nước trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền nước ta hiện
nay” góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn nhiệm vụ bảo vệ độc
lập dân tộc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tiến hành hơn 85
năm qua.
1


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và nhiêm vụ, vai
trò của Đảng nhà nước ta trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền hiện nay
trên các sách, báo đã có nhiều công trình nghiên cứu và sách chuyên khảo đề
cập tới vấn đề này ở các mức độ khác nhau, song đáng chú ý là một số công
trình khoa học sau:

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp (chủ biên) - Tư tưởng Hồ Chí Minh và con
đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Cuốn
sách phân và trình bày một cách hệ thống các luận điểm và định nghĩa khái
quát tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận đường lối chiến lược, sách lược của
cách mạng Việt Nam và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng
dân tộc,xây dựng đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giầu
mạnh.
- Lê Khả Phiêu - Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường Đảng ta và
nhân dân ta tiến vào thế kỷ XXI, Báo Nhân Dân ngày 19-5-2000.Tổng Bí thư
nêu nhân tố quan trọng hàng đầu trong những nguồn gốc hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh. Nội dung cơ bản là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Nhờ có cơ sở tư tưởng đó, Đảng ta đề ra được đường lối chiến lược đúng đắn
ngay từ đầu.
- Hồ Chí Minh với con đường giải phóng dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2012. Cuốn sách gồm hai phần, nêu quá trình truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin và vai trò của Người trong việc sáng lập, xây dựng Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; làm rõ những cống hiến vĩ đại của Người đối
với cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới… Trên cơ sở đó,
rút ra những bài học kinh nghiệm và phát triển sáng tạo tư tưởng của Người
trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó có khá nhiều bài viết trên tài liệu lưu hành nội bộ như:

2


- Kỉ yếu hội thảo khoa học (2000), Kỷ niệm 55 năm cách mạng tháng
Tám và Quốc khánh 2/9 (1945- 2000), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội
- Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia, 2016
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích của đề tài:

Đề tài sẽ góp phần tìm hiểu và làm sáng tỏ thêm tư tưởng Hồ Chí
Minh về độc lập dân tộc và quá trình hiện thực hóa tư tưởng của Người
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà Đảng ta lãnh đạo nhân
dân tiến hành trong hơn 85 năm qua. Từ thực tiễn của tình hình hiện nay, đề
tài sẽ đề xuất một số biện pháp để bảo vệ độc lập, chủ quyền của nước ta
trong tình hình mới.
- Nhiệm vụ của đề tài:
+ Tìm hiểu, hệ thống và làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập
dân tộc.
+ Phân tích sự vận dụng sáng tạo những quan điểm của Chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc của Đảng ta.
+ Đề xuất một số giải pháp tiến hành đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ
quyền của nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các quan điểm của Chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chủ trương của Đảng
Cộng sản Việt Nam về độc lập dân tộc.
- Phạm vi nghiên cứu: Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta từ khi thành lập Đảng đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của Chủ nghĩa Mác- Lênin. Các phương pháp cụ thể được sử dụng là kết
hợp phương pháp lịch sử và lôgic, lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng
hợp, lịch sử cụ thể...
3


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống những vấn đề lý luận
của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và quá
trình hiện thực hóa các tư tưởng đó vào trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước

ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu luận văn sẽ góp phần hoàn thiện về cơ sở lý
luận, cơ sở thực tiễn nội dung tư tưởng của Bác nhằm nâng cao tinh thần bảo
vệ Tổ quốc, các biện pháp đấu tranh hiệu quả nhất mà Đảng và Nhà Nước áp
dụng đểbảo vệ độc lập chủ quyền đất nước trong tình hình hiện nay.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập,
nghiên cứu cho các học viên chuyên ngành lịch sử, chính trị, triết học...
những người quan tâm đến tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò của Đảng nhà
nước ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoan hiện nay.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài
được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc.
Chương 2: Quá trình hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập
dân tộc của Đảng ta.
Chương 3: Một số vấn đề về bảo vệ độc lập và chủ quyền của nước ta
trong tình hình hiện nay.

4


Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
1.1 Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử, quê hương và gia đình
- Hoàn cảnh lịch sử
Bác Hồ sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, nước nhà không
có độc lập, dân ta không có tự do. Người hiểu rõ nỗi đau của thân phận con
người và cả dân tộc ta khi đã trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản thực
dân với tất cả những bất công, xúc phạm lên quyền sống và nhân phẩm con
người mà những kẻ thực dân cướp nước ngang nhiên đè nén đồng bào mình

trong cảnh mất nước, mất chủ quyền đã thường xuyên dằn vặt, thôi thúc
Người nhận thức, đánh giá lại những giá trị văn minh tư sản truyền bá.
Đồng thời, đứng trước sự thực tiễn cách mạng trong nước đang diễn ra
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như Trương Định, Nguyễn Trung Trực,
Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu.... các cuộc khởi
nghĩa đều bị thất bại và bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Bác nhận thấy
là sự bế tắc về con đường cứu nước giải phóng dân tộc của các sỹ phu đi
trước. Từ thất bại của các phong trào, đặc biệt là từ phong trào Đông Du để
tìm đường giải phóng dân tộc của Phan Bôi Châu, Bác đã phân tích: “dù còn
sai lầm và hạn chế song các cụ cũng đã tích cực thức tỉnh đồng bào và tìm
kiếm sức mạnh thời đại, mong muốn hợp sức với những người đồng chủng,
đồng văn, để đánh đuổi thực dân Pháp”. Chính sự bế tắc về con đường giải
phóng dân tộc đã thôi thúc Người đi tìm đường cứu nước. Người nhận thức
rõ xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến có nhiều giai cấp và
tầng lớp khác nhau, với địa vị kinh tế, thái độ chính trị và khả năng làm cách
mạng khác nhau. Công nhân và nông dân có số lượng đông nhất, bị áp bức
bóc lột nặng nề nhất, tinh thần đấu tranh hăng hái nhất, giữ vai trò động lực
của cách mạng, trong đó công nhân là giai cấp lãnh đạo. Các tầng lớp khác
5


như, học trò, nhà buôn nhỏ, địa chủ vừa và nhỏ, trong quan hệ với công nhân
và nông dân, có mặt hạn chế: nhưng trong quan hệ với quốc tế thì họ cũng
phải chịu nỗi nhục mất nước. Vì thế, nhiệm vụ số một của cách mạng thuộc
địa là giải phóng dân tộc. Xác định được nhiệm vụ cốt lõi của cách mạng
Việt Nam như thế Hồ Chí Minh đã vạch ra con đường cứu nước là giải
phóng dân tộc, giương cao ngọn cờ độc lập. Dưới ách thống trị của thực dân
Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều mâu thuẫn đan xen nhau, song mâu thuẫn cơ
bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm
lược và tay sai phản động. Nhận thức được thực tiễn đó, từ những năm 20

của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận cách
mạng vô sản vào Việt Nam, xây dựng lý luận cách mạng giải phóng dân tộc
và truyền bá trong nhân dân. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người
phân biệt hai loại cách mạng (giai cấp kách mệnh và dân tộc kách mệnh),
đồng thời xác định tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong
giai đoạn trước mắt là “dân tộc kách mệnh”. Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo hết sức nhấn mạnh nhiệm vụ
chống đế quốc trên cả hai phương diện chính trị và kinh tế: “đánh đổ đế
quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn
độc lập, dựng ra Chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công
nông”; “tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho
Chính phủ công nông binh”; “tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của
công và chia cho dân cày nghèo”. Từ sự nhận thức tực tiễn cách mạng trong
nước và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước Người chủ chương thức tỉnh dân
tộc, khắc phục sự chia rẽ an phận, cam chịu, nhẫn nhục, phải làm cho mọi
người ý thức được sự cần thiết phải đoàn kết, đồng tâm, đồng trí, đồng lòng,
tạo thành lực lượng và sức mạnh để tự cứu lấy mình quyết giành cho được
độc lập tự chủ.

6


- Quê hương và gia đình
Bác sinh ra tại Làng Trù, xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, Nghệ An.
Nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của
thực dân phong kiến và miền quê giàu truyền thống cách mạng. Là vùng đất
địa linh nhân kiệt hàng đầu của đất nước, là nơi đi tiên phong trong mọi cuộc
đấu tranh, nơi đóng góp tích cực, to lớn trong việc giữ gìn và phát huy truyền
thống yêu nước của dân tộc. Từ những anh hùng nổi tiếng của dân tộc, các
lãnh tụ cách mạng, danh nhân lịch sử với những sự kiên lừng lẫy chiến công.

Đầu tiên phải kể đến anh hùng dân tộc như: Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế)
chống lại ách thống trị nhà Đường. Một danh sĩ lỗi lạc và đầy lòng yêu nước
dưới triều Nguyễn là Thám Hoa Nguyễn Đức Đạt, tư tưởng của ông đã ảnh
hưởng to lớn đến thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước thời cân đại. Hay chí sĩ yêu
nước Phan Bội Châu nhà tư tưởng chính trị hành động, ngôi sao sáng nhất
trong lịch sử Việt nam cận đại... Chính truyền thống đó là dòng chảy lịch sử
nuôi dưỡng sinh ra người con ưu tú Hồ Chí Minh, Người đã cống hiến cả
cuộc đời cho dân tộc Việt Nam, cho một giai đoạn lịch sử vĩ đại.
- Gia đình
Bác sinh ra trong gia đình nông dân. Cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh
Sắc là nhà nho yêu nước, vị quan chính trực luôn chống lại bọn tham quan, ô
lại. Mẹ là bà Hoàng Thi Loan, một người phụ nữ đức hạnh điển hình thời
bấy giờ, người đã hết mực chăm lo cho sự nghiệp của chồng và con cái. Anh
trai Bác là Nguyễn Sinh Khiêm và chị gái bà Nguyễn Thi Thanh đều làm
hoạt đông cách mạng và tham gia các phong trào cứu nước tại quê hương.
Từ truyền thống quê hương và gia đình đã nuôi dưỡng và ảnh hưởng mạnh
mẽ đến con người và tình yêu quê hương, đồng bào và nhân loại của Bác
ngay từ thời niên thiếu.
1.1.2 Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin
Mùa hè năm 1911, Bác lên tàu đi tìm ánh sáng chân lý. Trải qua một
thập niên tìm tòi, lựa chọn, Người đã quyết định đi theo con đương cách
7


mạng vô sản - con đường giải phóng theo học thuyết Mác. Sau khi đọc “Sơ
thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”
của Lênin năm 1920, Người đã có những chuyển biến căn bản. Đó là tìm
hiểu thực chất cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga. Tuy người đã
từng tiếp xúc với những tư tưởng của các cuộc cách mạng xã hội khác như
cách mạng Tân Hợi của Tôn Trung Sơn hay các cuộc cách mạng tư sản ở các

cường quốc Anh, Pháp, Mỹ nhưng Người nhận thức được rằng các cuộc
cách mạng đó chỉ tiến hành lật đổ chế độ phong kiến hay thuộc địa ở nước
đó. Ngay những tư tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái” được chính ngững
người Pháp tuyên truyền ở Đông Dương cũng không được thực hiện trên đất
Pháp. Chính vì vậy những tư tưởng của Lênin được Người tiếp nhận một
cách hào hứng để từ đó người hướng trái tim mình vào Cách mạng xã hội
chủ nghĩa Tháng Mười Nga, tìm hiểu cách mạng vô sản đã góp phần hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc [5, tr. 39]. Những câu hỏi mà
nhiều năm gian khổ tìm tòi chưa có câu trả lời thỏa đáng thì đến đây điều đó
đã giải quyết. Là một Người cách mạng nhiệt huyết, có định hướng hoạt
động từ tuổi thiếu thời nên Hồ Chí Minh đến với lý luận của Lênin, Người
luôn quan tâm đó là độc lập dân tộc. Sau này, khi dẫn lại câu nói của Lênin,
Hồ Chí Minh đã trình bày một cách rõ ràng và khẳng định: “Thực tiễn không
có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ
với thực tiễn là lý luận suông” [47, tr. 496]. Trước rất nhiều học thuyết
đương thời nhưng Người luôn khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ
nghĩa nhiều, nhưng chủ nhĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh
nhất là chủ nghĩa Lênin” [41, tr. 268]. Người đã có những nhận thức sáng
tạo về chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Mác- Lênin. Nghiên cứu các tác phẩm lý
luận của Mác, Người nhận thấy một trong những ưu điểm đặc sắc nhất của
Mác và chủ nghĩa Mác là phép biện chứng. Trước hết, đó là phép biện chứng
của phát triển xã hội, là khoa học và cách mạng của sự phát triển, xóa bỏ trật
tự xã hội cũ bất công và tàn bạo, hướng tới xây dựng trật tự xã hội mới, dân
8


chủ, công bằng và nhân đạo, xứng đáng nhất với con người. Đó là chủ nghĩa
cộng sản. Song Người cũng đặt ra vấn đề hết sức nghiêm túc của nhận thức
khoa học. Theo đánh giá của Người: “Mác đã xây dựng học thuyết của mình
trên nột triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử Châu Âu.

Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại” [40, tr. 465]. Người
đặt vấn đề về sự cần thiết phải vận dụng quan điểm và phương pháp duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mác để xem xét sự khác nhau cơ bản giữa kết cấu
kinh tế và kết cấu xã hội - giai cấp phương Tây với phương Đông.
Tuy nhiên với nền sản xuất tư bản phát triển thì mâu thuẫn đối kháng
chủ yếu ở các nước Phương Tây là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với vô sản
thì ở phương Đông và Việt Nam lại không hẳn như vậy. Vận dụng chủ nghĩa
Mác - Lênin, “Người đặc biệt chú trọng yêu cầu sáng tạo, không máy móc
dập khuôn, muốn vậy phải hiểu rõ hoàn cảnh, những điều kiện lịch sử cụ thể
và đặc điểm của từng quốc gia, dân tộc. Người căn dặn chúng ta phải chú
ýhọc tập kinh nghiệm của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em nhưng
không được sao chép mà phải có tinh thần độc lập tự chủ [62, tr. 38]. Bác
viết: Từ trong học thuyết dạt dào sức sống của chủ nghĩa Lê Nin, chúng tôi
khơi nguồn sức mạnh để giành thắng lợi cho sự nghiệp thiêng liêng là hòa
bình thống nhất, độc lập , dân chủ, để giành thắng lợi cho Chủ nghĩa xã
hội” [46, tr. 211].
Vận dụng “phương pháp làm việc biện chứng” của C. Mác, Hồ Chí
Minh phân tích thực tiễn xã hội Việt Nam thuộc địa, không coi thực chất của
vấn đề dân tộc thuộc địa là vấn đề nông dân, cũng không xem nguyện vọng
số một của nông dân Việt Nam thời thuộc địa là ruộng đất. Người nhấn
mạnh yêu cầu khách quan của lịch sử cách mạng ở thuộc địa là giành độc lập
tự do cho toàn dân tộc, mà chủ yếu là nông dân [25, tr. 1]. Hồ Chí Minh đã
tiếp thu và vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng thuộc địa vào hoàn cảnh cụ
thể ở Việt Nam. Với một sự hiểu biết sâu sắc về tính độc đáo của Cách mạng
thuộc địa là vấn đề độc lập tự do. Người đã tiếp thu lý luận của chủ nghĩa
9


Mác- Lênin, lý luận cộng sản chủ nghĩa và tri thức cách mạng tiên tiến của
nhân loại. Sự vận dụng thên tài chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh cụ thể

ở nước ta của Bác được thấy rõ trong nhận định nhà Sử học Lê Mậu Hãn khi
nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, Ông khẳng định: “Chủ nghĩa Mác
được Lênin được Người kế thừa và phát triển không phải là tín điều, những
khuôn mẫu bất biến, bắt mọi dân tộc phải dập theo, mà là kim chỉ nam hành
động, là một khoa học cách mạng, sáng tạo và phát triển. Toàn bộ quan
điểm của Mác như Ăngghen, Người đặc biệt chú ý và vận dụng sáng tạo về
thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin vào tình hình
cụ thể ở Việt Nam. Hồ Chí Minh bằng thiên tài và trí tuệ của mình đã tiếp
thu những giá trị tư tưởng của nhân loại, đặc biệt là học thuyết Mác- Lê nin
với thái độ khoa học và sáng tạo” [23, tr. 94- 95].
1.1.3 Sự kế thừa từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có hàng ngàn năm văn hiến. Dân tộc Việt
Nam có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí độc lập tự chủ kiên cường, từ ngàn
xưa hễ có giặc ngoại xâm thì Vua- tôi đồng lòng dốc sức đánh đuổi giăc
ngoại xâm giữ yên bờ cõi. Việc khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc đã
được ghi lại trong “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt hay trong “Đại
cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi đều toát nên tinh thần yêu nước nồng nàn, ý
chí độc lập tự chủ, kiên cường bất khuất, đoàn kết thủy chung. Đó là bản sắc
vô cùng quý báu và bền vững của dân tộc. Nó được hình thành, gìn giữ và
phát triển từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Chính tư tưởng “nhân nghĩa” làm nên những giá trị nhân văn cao đẹp
của người Việt, điều đó được Hồ Chí Minh học tập và ghi lại trong hành
trang cách mạng của Người sau này. Người luôn chủ trương đoàn kết toàn
dân để đánh đuổi thực dân vì công việc giải phóng dân tộc, giành lại độc lập
tự do là công việc chung của toàn dân, không riêng gì ai. Đó như là một sự
khẳng định về quyền quốc gia dân tộc, nước ta là một nước độc lập, tự chủ
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập”. Hay trong tư tưởng độc
10



lập dân tộc của Hồ Quý Ly được thể hiện qua công cuộc cải cách của Ông
trên nhiều lĩnh vực “Vì quyền lợi quốc gia dân tộc đang bị quân Minh đe
dọa ở phía Bắc, quân Chiêm quấy rối phía Nam, bên trong thì nhà Trần
đang suy yếu thiếu sự thống nhất ý chí lãnh đạo” [68, tr. 55]. Có thể thấy Hồ
Quý Ly đã nêu cao tinh thần khoa học đem trí phê phán để chống lại với các
học giáo điều nô lệ thực dân. “Đấy là một cử chỉ mạnh mẽ về tư tưởng có
tinh thần độc lập và chính xác thực tiễn” [68, tr. 62]. Như vậy, có thể thấy
được rằng từ ngàn xưa ông cha ta luôn đề cao tư tưởng độc lập, có ý thức
khẳng định quyền dân tộc- tự quyết của mình với các nước láng giềng. Điều
đó đã ăn sâu vào máu thịt của những con người Việt Nam ta đó là hễ có giặc
ngoại xâm, bất kể ai cũng đều đứng lên đấu tranh để giành lại nền độc lập ấy.
Từ Lý Thường Kiệt kháng chiến chống Tống đến thời đại của Hồ Quý Ly,
Nguyễn Trãi, Lê Lợi chống giặc Minh.... Nhìn lại lịch sử dân tộc có thể nhận
thấy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập, tự quyết, hễ có giặc ngoại xâm
thì bất kể là ai hễ là người Việt đều giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc đánh
đuổi thế lực ngoại bang. Khát vọng độc lập tự do khiến mỗi lần Tổ quốc bị
xâm lăng thì luôn đặt lợi ích đất nước lên trên hết và sẵn sàng gạt bỏ mọi lợi
ích riêng, chấp nhận mọi gian nan, thử thách, kể cả hy sinh tính mạng, của
cải vì độc lập dân tộc.
Khi tiếng súng xâm lược của thực dân phương Tây nổ ra thì phong trào
của các sĩ phu yêu nước lại sôi sục khí thế họ kháng chiến, họ khởi nghĩa đều
vì một mục tiêu chung đó là giành lại nền độc lập tự do cho dân tộc và khẳng
định quyền quốc gia dân tộc tự quyết của mình. Chính ý chí đó được hun đúc
từ ngàn xưa đã thôi thúc chành thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành ra đi
tìm đường cứu nước, để giải phóng dân tộc mình khỏi gông cùm, xiêng xích.
Lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc ta đã hình thành nên chủ nghĩa
dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh từ rất sớm đã khẳng định: “Người ta sẽ
không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực
vĩ đai, và duy nhất của đời sống xã hội của họ” [40, tr. 467]. Và một con
11



đường cứu nước mới mà Hồ Chí Minh lựa chọn cho nhân dân ta có mối quan
hệ kế thừa những thành tựu mà Phan Bội Châu, cũng như các nhà yêu nước
khác đã chủ trương vì cùng xác lập trên một cơ sở chung, rất vững bền: Lòng
yêu nước, nguyện vọng độc lập, tự do, văn minh tiến bộ.Con đường cứu
nước của Phan Bội Châu và của Hồ Chí Minh có sự kế thừa, phát triển trong
phong trào yêu nước chống Pháp. Đó là một sự chuyển giao giữa thế hệ này
và thế hệ sau trên những chặng đường đi đến một mục tiêu chung là độc lập
dân tộc, “Chính lòng yêu nước nhiệt thành của Phan Bội Châu đã tác động
mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của Thành.Anh đã sớm có lòng yêu nước,
căm thù giặc, ý chí quyết tâm giải phóng cho đồng bào” [32, tr. 192. Nguyễn
Ái Quốc đã coi Phan Bội Châu là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì
độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sung” [6, tr. 12- 13].
Từ Phan Bội Châu đến Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh là một sự phát triển
trên con đường cứu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam.
Từ sự am hiểu lịch sử dân tộc, kế thừa ý chí độc lập tự chủ, tự lực tự
cường của dân tộc Việt Nam, đặc biệt Người xem xét và nghiên cứu lich sử
chống ngọai xâm của dân tộc ta qua các triều đại chống các thế lực phong
kiến. Người nhận thấy trong quá trình hình thành và phát triển, dân tộc nào
cũng có lần phải chiến đấu để giành và bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, quá trình chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam thể
hiện tính đặc thù rất rõ. Dân tộc ta tuy là một nước nhỏ nhưng luôn phải
đương đầu với những đế chế, đế quốc hùng mạnh, như Hồ Chí Minh đã từng
so sánh: “Châu chấu đấu voi” [45, tr. 156]. Từ tinh hoa, trí tuệ của dân tộc và
thời đại, nhu cầu tiến hóa của đất nước, xã hội và con người Việt Nam đã sản
sinh ra tư tưởng cách mạng vĩ đại của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc.
1.1.4 Tiếp thu từ tinh hoa văn hóa nhân loại
- Văn hóa phương tây
Ngay từ tuổi thiếu niên, lần đầu tiên được nghe những từ “Tự do, bình

đẳng, bác ái” Người đã có ý định muốn làm quen với văn minh Pháp, “muốn
12


tìm xem những gì ẩn sau những chữ ấy”. Con đường ra đi nước ngoài của
Hồ Chí Minh lúc đầu chỉ đơn thuần là: “Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước
Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về
giúp đồng bào chúng ta” [70, tr. 13] đó là một ham muốn tích cực, một thái
độ tiến bộ, luôn muốn tìm ra cái mới, cái chân lý của độc lập, tự do.
Lúc bấy giờ đứng trước tình thế mất nước, và sự khủng hoảng về mặt ý
thức hệ, các chí sĩ yêu nước lúc bấy giờ cũng đã tìm tòi và áp dụng nhiều
cách thức nhưng tất cả đều không thành công, đất nước vẫn trong tình trạng
đen tối không có đường ra. Trong bối cảnh đó, ngày 05/6/1911, Hồ Chí
Minh ra đi tìm đường cứu nước. Một trong những nhân tố tác động tới
hướng đi của Người chính là sự hấp dẫn của các từ “Tự do- bình đẳng- bác
ái” từ các cuộc cách mạng tư sản Âu, Mỹ lan truy ền sang Việt Nam. Việc
Người lựa chọn con đường sang phương Tây là hoàn toàn mới mẻ, khác hẳn
so với các hướng đi truyền thống trước đó. Độc lập cho dân tộc, tự do cho
đồng bào, khát vọng dân tộc nóng bỏng đó của Hồ Chí Minh đã thúc đẩy
người đến với chủ nghĩa cộng sản, đứng về phía Đệ tam Quốc tế, gia nhập
Đảng Cộng sản Pháp. Sau gần 10 năm trải nghiệm trên con đường tìm đường
cứu nước, Hồ Chí Minh đã hòa quện tình cảm yêu thương quê hương đất
nước- tình cảm con người, của truyền thống nho gia với tư tưởng dân chủ
của các nhà tư tưởng phương Tây mà sau này chính Hồ Chí Minh đã thừa
nhận ảnh hưởng của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Mỹ năm
1776 cũng như Tuyên ngôn dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789. Việc
tiếp thu hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới lúc bấy giờ được Người
thể hiện rõ nét trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta sau này bằng việc
trích dẫn những nội dung chính về quyền độc lập tự quyết và bình đẳng của
các dân tộc trên thế giới.

- Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
Ngoài những tư tưởng tiến bộ phương Tây, Hồ Chí Minh đồng thời
cũng tiếp nhận, học hỏi những giá trị gần gũi từ cac nước Phương Đông như
13


Nhật Bản, Trung Quốc. Đặc biệt là tư tưởng từ cuộc cách mạng Tân Hợi năm
1911. Hồ Chí Minh cho rằng độc lập dân tộc là làm cho dân tộc đó thoát ra
khỏi tình trạng bị áp bức, bóc lột và nô dịch bởi các thế lực ngoại xâm. Đó
cũng đồng thời là tư tưởng mà nhà cách mạng nổi tiếng Trung Hoa thế kỷ
XX Tôn Trung Sơn đã nêu lên những nội dung chủ yếu trong học thuyết
“Tam dân” của ông bao gồm : dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh
hạnh phúc. Chủ nghĩa dân tộc là nguyên tắc thứ nhất trong quan điểm chính
trị của Tôn Trung Sơn, nó được nêu lên để lật đổ vương triều Thanh. Trong
Tuyên ngôn của Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Quốc dân Đảng, Ông
tóm tắt cương lĩnh dân tộc mới là: đối ngoại các dân tộc tự tìm cách giải
phóng; đối nội, tất cả các dân tộc trong nước đều bình đẳng hay còn được gọi
là “dân tộc độc lập” khi mà đánh đổ được triều đình phong kiến Mãn Thanh
và thế lực của các nước thực dân. Tôn Trung Sơn đã đề ra yêu cầu mới về
đoàn kết dân tộc, chủ trương các dân tộc trong nước về quyền lợi chính trị
nhất là luật bình đẳng, không được có bất cứ sự nghi kị nào cũng thừa nhận
quyền tự quyết của các dân tộc Trung Quốc, sau khi cách mạng chống chủ
nghĩa đế quốc và bọn quân phiệt thắng lợi thì nên tổ chức thành một nước
Trung hoa dân quốc thống nhất. Đây là tư tưởng đã phản ánh nguy ện vọng
của nhân dân toàn quốc lúc bấy giờ, đòi hỏi giải phóng và độc lập dân tộc có
tác dụng kêu gọi nhân dân đấu tranh giành tự do cho Trung Quốc và giành
độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh đã từng nhận xét và đánh giá rằng, học thuyết
ấy có những giá trị tiến bộ, tích cực, có ý nghĩa rất thiết thực trong sự nghiệp
giải phóng dân tộc. Độc lập- tự do- hạnh phúc cũng là những giá trị, mục tiêu
mà suốt đời Người theo đuổi, tranh đấu và thực hành để phục vụ Tổ quốc và

nhân dân. Tiếp thu học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn đã để lại dấu ấn
trong tư tưởng độc lập của Người nó được biểu hiện trong tiêu chí: “Độc
lập- tự do- hạnh phúc” của nhà nước Dân chủ công hòa.

14


1.1.5 Sự thể hiện thiên tài của Hồ Chi Minh
Lý luận, tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, do con
người sáng tạo ra và chỉ được khái quát trên cơ sở nhận thức nhân tố chủ
quan. Vào đầu thế kỷ XX đã có nhiều người Việt Nam sang Pháp và tham
gia Đảng xã hội Pháp. Thế nhưng, trong số những người Việt Nam yêu nước
ở Pháp vào năm 1920, duy nhất có Hồ Chí Minh trở thành người Cộng sản
và cũng là một công dân thuộc địa tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp.
Tư chất thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, tính ham hiểu biết và nhạy bén
với cái mới là những đức tính dễ thấy của người thanh niên yêu nước
Nguyễn Tất Thành. Sự thiên tài ở Hồ Chí Minh trước hết được thể hiện qua
nhân tố sau:
- Bản thân Hồ Chí Minh là con người bình đẳng, bác ái, thương dân, có
lòng yêu nước.
Với Người thì yêu nước gắn liền với thương dân, thấu hiểu tình cảnh
cuộc sống của dân, phải đem lại cho dân quyền sống, quyền tự do quyền
mưu cầu và quyền hưởng hạnh phúc xứng đáng với con người. Trong quá
trình buôn ba tìm đường cứu nước, Người đã đến tận sào huyệt của chủ
nghĩa thực dân, đến với những thành phố hoa lệ phương Tây nhưng những
thu nhận đầu tiên từ cuộc khảo sát thực tế đó của Nguời tại chính xứ sở của
chủ nghĩa tư bản, thực dân đó là cảnh những người lao động nghèo khổ ở
chính quốc họ cũng chịu chung một cảnh ngộ một sự bóc lột. Có thể thấy
rằng đó là tình yêu rộng lớn của Người đối với nhân dân lao động không chỉ
giới hạn trong đất nước mình mà mà còn mở rộng ra cả nhân dân lao động

trên toàn thế giới.
- Trí thông minh, sáng tạo, độc lập, tự chủ trong phong cách tư duy
Hồ Chí Minh là người đặc biệt thông minh, sắc sảo, nhạy bén với cái
mới, ham học hỏi, có tư duy độc lập sáng tạo [62, tr. 50]. Người không những
đã trở thành một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà
kiến trúc cách mạng của thời đại, một vĩ nhân… đã vạch ra con đường tiến lên
cho tất cả các dân tộc đấu tranh vì tự do, độc lập và một cuộc sống xứng đáng.
15


Trong những năm 1908- 1911 Người vẫn luôn trăn trở về con đường
cứu nước. Trước khi quyết định sang Phương Tây, Người đã xem xét lại con
đường cứu nước trước đó, đã kế thừa, tiếp thu có phê phán những kinh
nghiệm của người đi trước. Thầm khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc
tiền bối như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu
Trinh… Nhưng Người không hoàn toàn tán thành “cách làm” của một người
nào [70, tr. 10 - 12]. Người ra đi tìm đường cứu nước với mục đích: “Phải
đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao… sẽ trở về
giúp đồng bào”[5, tr. 1]. Chính việc lựa chọn hướng đi sang Pháp sang
phương Tây hoàn toàn mới mẻ, khác hẳn với các hướng đi truyền thống
trước đó. Có thể nói đây là một quyết định đầu tiên thể hiện rõ nét nhất ý chí
độc lập tự chủ, tự lực tự cường của Hồ Chí Minh. Trong công trình nghiên
cứu “Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh”, Phạm Văn Đồng
viết: “Người thanh niên Nguyễn Tất Thành với nhạy cảm và sự sáng suốt lạ
lùng dần dần thấy rõ những xu hướng cứu nước thời ấy đều không đem lại
và không thể đem lại kết quả mong muốn… Vậy thì con đường đi đến
phương Tây đầy bí ẩn với tất cả những triển vọng chưa lường hết được. Sự
nghiệp của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ đây. Vận mệnh của đất nước, của dân
gắn bó mật thiết với một quyết định mà lịch sử đã chứng minh là sáng suốt
phi thường” [18, tr. 5]. Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc kết hợp những

truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam với tinh hoa văn hóa nhân loại,
được thể hiện tập trung ở chủ nghĩa Mác- Lênin.
Với nhãn quan chính trị sáng suốt, với tri thức cách mạng của mình và
với đức sáng tạo trong sáng của mình, nhà hoạt động quốc tế lỗi lạc Hồ Chí
Minh đã chắp nối cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, đặt sự
nghiệp giải phóng dân tộc trong sự phát triển của thời đại lịch sử. Vì vậy,
cách mạng Việt Nam hơn bao giờ hết trở thành một bộ phận của cách mạng
thế giới và khi trào lưu dân chủ hòa bình, chống phát xít thắng lợi, cũng có
nghĩa là cách mạng Việt Nam trong vòng quay chung đó [31, tr. 47]. Bản
16


lĩnh chính trị và trí tuệ thiên tài của Hồ Chí Minh được biểu hiện trong sự chỉ
đạo của Người cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Nhận thức
được thời cơ đã chín muồi và vô cùng thuận lợi, song chỉ tồn tại trong một
thời gian ngắn ngủi, từ lúc quân Nhật tuyên bố đầu hàng đến khi quân Đồng
minh kéo vào chiếm đóng nước ta. Với sự độc lập trong suy nghĩ và tính
quyết đoán Người đã nhận thấy rất rõ thời gian cũng là sức mạnh và sức
mạnh do thời gian mang lại chỉ là trong khoảng 10- 15 ngày. Người nói “Lúc
này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy
Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” [20, tr. 146]. Với
sự quyết đoán, Người đã lập tức phát động và chỉ đạo cuộc tổng khởi nghĩa
theo nguyên tắc “tập trung, thống nhất, kịp thời”, ngay sau Đại hội Quốc
dân, Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc khởi nghĩa: “Giờ quyết định
vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà
tự giải phóng cho chúng ta….Chúng ta không thể chậm trễ… Dưới lá cờ Việt
minh, đồng bào hãy dũng cảm lên” [51, tr. 1].
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Chính quyền của Nhật và tay
sai bị đập tan “Chính quyền cách mạng được thừa nhận, hợp pháp hóa một
cách vẻ vang nhất bởi sự tham gia cuồng nhiệt của toàn thể nhân dân Việt

Nam” [2, tr. 102]. Ngày 2/9/1945, Thay mặt Chính phủ lâm thời, Hồ Chí
Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, nhà nước của dân tộc, do dân tộc và vì dân tộc. Người khẳng định:
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã trở thành
một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần
và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”
[43, tr. 3]. Với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ” và kháng chiến chống đế quốc Mỹ
xâm lược (1954- 1975) với quyết tâm “Không có gì quý hơn độc lập tự do”,
“Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một
dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của
17


nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì
hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” [55, tr. 5].
- Hồ Chí Minh luôn đặt lòng tin ở nhân dân và sự tin tưởng vào thắng
lợi của cách mạng giải phóng dân tộc.
Tại Hội nghị lần thứ 8 của Đảng Cộng Sản, Hồ Chí Minh về nước và
trực tiếp chỉ đạo hội nghị, Trong thư kêu gọi đồng bào cả nước năm 1941,
Bác viết: “Hỡi đồng bào yêu quý, việc cứu quốc là việc của chung. Ai là
người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm. Người có
tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, người có tài năng
góp tài năng. Riêng phần tôi xin đem hết tâm lực đi cùng các bạn vì đồng
bào mưu giành tự do độc lập dẫu phải hy sinh tính mạng cũng không hề”
[42, tr. 198]. Qua lời kêu gọi của Người không chỉ khẳng định ý chí quyết
tâm chiến đấu giành độc lập về cho dân tộc mà người gửi niềm tin ở nơi
đồng bào cả nước cùng nhau chia sẻ cùng nhau gánh vác vận mệnh chung
của quốc gia, dân tộc mình. Nguyễn Ái Quốc đã nêu cao ngọn cờ giải phóng
dân tộc, phát động chủ nghĩa dân tộc và coi đó là động lực vĩ đại trong công

cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân [22, tr. 177], “Hồ Chí Minh một vị
lãnh tụ và một nhà tư tưởng Mác - Lê nin vĩ đại thế giới … là con người cần
thiết xuất hiện đúng lúc, đúng yêu cầu của lịch sử, với những tư tưởng và ý
kiến đúng đắn chính vì vậy mà đồng chí đã làm ra lịch sử” [63, tr. 530].
Như vậy, tư tưởng độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh từ điểm xuất phát
ban đầu là tình cảm yêu nước thương dân, là tinh thần dân tộc với cội nguồn
truyền thống và chủ nghĩa yêu nước truyền thống qua thực tiễn lịch sử và
hoạt động thực tiễn của Người đã định hình và từng bước phát triển thành tư
tưởng giải phóng dân tộc, tìm tòi con đường và phương sách cứu nước, cứu
dân, đưa dân tộc tới độc lập và nhân dân tới cuộc sống tự do, hạnh phúc. Tư
tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm trí tuệ truyền thống và hiện đại của dân tộc,
là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, văn hóa phương Đông và
phương Tây mà tầm cao là chủ nghĩa Mác- Lê nin: Của một tư duy uyên
18


thâm, năng động, cách mạng, sáng tạo và phát triển. Tư tưởng đó mang bản
sắc dân tộc đậm đà và sâu sắc được tiếp nối và nâng lên tầm cao của thời đại
[23, tr. 21] Tại đại hội lần thứ VII Đảng ta đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí
Minh chính là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin
trong điều kiện cụ thể của nước ta. Đảng Cộng Sản Việt Nam là sản phẩm
của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân
trọn vẹn nhất cho sự kết hợp đó là tiêu biểu sáng ngời cho sự kết hợp giai
cấp với dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội” [12, tr.
127- 128].
Hồ Chí Minh, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã luôn luôn duy
trì trong trái tim và trí óc của mình những giá trị tinh thần và truyền thống
dân tộc trong đó như sợi chỉ đỏ xuyên suốt là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa
dân tộc trong sáng và đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam. Người đã vận

dụng và phát triển học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin trên cơ
sở triết lý lịch sử Phương Đông và tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam
vào việc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc đúng đắn và kịp thời thống
nhất với các tổ chức cộng sản, xây dựng cương lĩnh chiến lược, đường lối,
chủ trương, phương pháp cách mạng dân tộc đúng đắn và sáng tạo.
Độc lập tự do- Tư tưởng cách mạng vĩ đại của Hồ Chí Minh chính là
chìa khóa vạn năng, điểm hội tụ thắng lợi của chiến lược “đoàn kết, đoàn
kết, đại đoàn kết” là hạt nhân sáng chói và trường tồn của tư tưởng Hồ
Chí Minh, là sự khái quát cao và bản chất cốt lõi của chủ nghĩa dân tộc
truyền thống và chủ nghĩa dân tộc cách mạng hiện đại Việt Nam. Tư
tưởng đó có bệ đỡ vững chắc của quá khứ, phản ánh được khát vọng hiện
tại và soi sáng cả tương lai của dân tộc, vừa là mục tiêu, vừa là động lực,
là cơ sở của chiến lược đại đoàn kết, đại thành công của cách mạng và
kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

19


1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chi Minh về Độc lập dân tộc
1.2.1 Độc lập dân tộc là khẳng định quyền quốc gia dân tộc và quyền con
người
Độc lập dân tộc là sự khẳng định với nhân dân trên toàn thế giới về
quyền dân tộc tự quyết và quyền con người, điều đó luôn được Hồ Chí Minh
khẳng định trong hành động và đặc biệt nó được thể hiện qua bản tuyên ngôn
độc lập năm 1945. Đó là sự khẳng định rõ ràng về một Việt Nam độc lập có
chủ quyền có quốc gia và vùng lãnh thổ riêng, là quyền bình đẳng trên thực
tế của các dân tộc, muốn vậy phải xóa bỏ tình trạng áp bức dân tộc dưới bất
cứ hình thức nào. Nước nhà không có độc lập, quốc gia dân tộc không có chủ
quyền thì nhân dân không có tự do. Nền độc lập thực sự và hoàn toàn của
dân tộc bao giờ cũng gắn liền với dân chủ và quyền làm chủ vận mệnh cuộc

sống nhân dân, do nhân dân tự quyết định. Chủ quyền dân tộc theo Hồ Chí
Minh là toàn vẹn, thiêng liêng. Chủ quyền ấy phải được thực hiện và khẳng
định, phải được thừa nhận về mặt pháp lý trên thực tế, từ toàn vẹn về lãnh
thổ, về quyền tự quyết chính trị đến phát triển kinh tế văn hóa để nhân dân
được hưởng sung sướng tự do.
Ngay từ năm 1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết thiêng liêng
được các nước đồng minh thắng trận thừa nhận, thay mặt cho những người
Việt Nam yêu nước tại Pháp, với tên gọi Nguyễn Ái Quốc, Người đã gửi bản
Yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Versailles đòi tự do dân chủ cho nhân dân An
Nam. Cũng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Hồ Chí Minh
soạn thảo đã vạch rõ nhiệm vụ đầu tiên của cách mạng Việt Nam là: “Đánh
đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; Làm cho nước Nam được
hoàn toàn độc lập”. Đến năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, khi chủ trì Hội
nghị Trung ương 8 của Đảng, Người đã chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân
tộc giải phóng cao hơn hết thảy”. Trong bài Mười chính sách của Việt Minh,
Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định mục tiêu đầu tiên của cách mạng là
“Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền”. Câu nói bất hủ của Hồ Chí Minh thể
20


hiện ý chí đấu tranh cho độc lập dân tộc vẫn luôn là sợi chỉ đỏ của cách
mạng Việt Nam đó là: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải
kiên quyết giành cho được độc lập!”.
Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, xóa bỏ ách áp bức thống trị thực dân phong kiến trong gần
một thế kỷ, Hồ Chí Minh đã thay mặt quốc dân đồng bào cả nước trịnh trọng
tuyên bố trước thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập,
và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập” [42, tr. 577]. Người còn
khẳng định ý chí của toàn dân trong việc giữ gìn nền độc lập ấy “Toàn thể
nhân dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và

của cải để giữ gìn nền tự do và độc lập ấy” [42, tr. 577]. Trước dã tâm xâm
lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, trong lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến ngày 19/12/1946, Người nhấn mạnh, toàn thể dân tộc Việt Nam,
muôn người như một quyết giữ gìn, bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc;
thà hy sinh tất cả chứ quyết không chịu làm nô lệ. Khi đế quốc Mỹ xâm lược
nước ta, toan tính dùng chiến tranh để phá hoại miền Bắc, Người đã nêu lên
một chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Chân lý ấy đã đi vào lịch
sử, mãi mãi là một chân lý giá trị của thời đại, của dân tộc ta.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là bước mở đầu cho sự đúng đắn
trong học thuyết tư tưởng của Người. Đồng thời đó cũng là thắng lợi chiến
lược đầu tiên của dân tộc Việt Nam trong tiến trình giải trừ chủ nghĩa thực
dân, dẫn tới sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước của nhân
dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Đó cũng là sự khẳng định mạnh mẽ về quyền
quốc gia dân tộc, là sự tuyên bố với toàn thể thế giới về một đất nước Việt
Nam độc lập tự chủ.
Ngay sau sự thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hồ Chí
Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 trước toàn thể đồng bào
cả nước, đó là sự tuyên bố và khẳng định về quyền tự quyết của dân tộc đồng
thời đó còn là lời tuyên bố với các nước trên thế giới về một Việt Nam độc
21


×