Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

C30 giáo trình kế toán phân tích báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 49 trang )

809

Chương 30

PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
(ANALYSIS OF FINANCIAL STATEMENTS)
Đỗi tuợng chương:
L Các nguồn thông tin về công ty (Sources o f information about companies)
2. Mục tiêu của việc phấn tích các báo cảo tài chỉnh
(Objectives o f financial statements analysis)
3. Hạn chế của các báo cáo tài chỉnh (Limitation of financial statement)
4. Phân tích các bộ phận của một doanh nghiệp sử dụng phân tích xu hướng và các kỹ thuật
khác (Analyze the components o f a company using trend analysis and other techniques)
5. Phân tích các tỷ suất tài chính (Financial ratios analysis)
6. Điều chỉnh các khoản không ỉặp lại (Adjust for nonrecurring items)
7. Phát hiện các dấu hiệu cần lưu ỷ (Redflags)
8. Hệ thong chẩm điểm tài chỉnh Pỉotroskỉ (Financial score system o f Piotroski)
***

Trong các chương trước, chúng ta tập trung thảo luận làm thế nào để thu thập được các số liệu
tài chính và lập các báo cáo tài chính. Bạn đã biết rằng mục tiêu của kế toán viên trong việc
lập các báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin có thề sử dụng được cho những người sử
dụng báo cáo tài chính để ra các quyết định k i n h tế. Phân tích các báo cáo tài chính liên
quan đến việc sử dụng các thông tin đẳ có thể hiểu được đầy đủ nhất về công ty.
Mỗi người đọc các báo cáo tài chính vì các mục đích khác nhau. Các cấp quản lý, nhà cung
cấp tín dụng, khách hàng, nhân viên có thể có những mục đích khác nhau. Trong tài liệu này
chúng ta tập trung vào nhà đầu tư. Các nhà đầu tư đọc các báo cáo tài chính hoặc là để kiểm
tra các khoản đầu tư hiện tại, hoặc là để cho kế hoạch đầu tư tương lai của họ. Các nhà đầu tư
phân tích các báo cáo tài chính để xác định xem việc tin tưởng của họ về công ty'CÓ được xác
minh và phát triển các kỳ vọng về tương lai của công ty hay không.
Làm thế nào để chúng ta có thể thấy được tương lai của công ty qua các báo cáo tài chính? Ở


các phần trước của cuốn sách này chúng ta đã thảo luận một số tỷ suất tài chinh khác nhau và
các công cụ phân tích. Các tỷ suất làm tập trung sự chú ý của bạn và hướng dẫn các câu hỏi
của bạn. Chương này sẽ tổng hợp các công cụ bạn đã thấy và thảo luận thêm một số vấn đề
mới về phân tích các báo cáo tài chính. Hầu hết nội dung của chương này thảo Ịuận về các tỷ
suất và làm thế nào để hiểu các báo cáo tài chính được lập theo VAS và IAS hay u s GAAP.
Trần Xuân Nam - MBA


810

1.

Phần VII: PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀ! CHỈNH

Các nguồn thông tin về công ty
(Sources of information about companies)

Muốn hiểu và phân tích tình hình tài chính và việc thực hiện của một công ty, điều trước tiên
l à chúng t a cần hiểu bản chất ngành nghề của công ty, các thông tin liên q u a n đến công ty, ,
ngành nghề và đối thủ cạnh tranh của nó. Các thông tin ấy được lấy từ đâu? Các thông tin
được công bố rộng rãi cho công chúng dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng báo cáo
thường niên (annual report) là rất quan trọng vì Ĩ1Ótương đối đầy đủ và đáng tin cậy do có
sự chứng nhận của một bên thứ ba là kiểm toán công chứng độc lập.Ngoài các báo cáo tài
chính mà chúng ta đã đề cập gồm Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán,Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ (và báo cáo thay đổi trong vốn chủ sở hữu nếu công ty thực hiện theo IAS),
Bản thuyết minh báo 'cáo tài chính, báo cáo thường niên còn thường bao gồm:
- Thông tin tổng quan về công ty
- Báo cáo của hội đồng quản trị hay ban lãnh đạo
- Báo cáo phân tích tình hình kinh doanh của nãra vừa qua.
- Kế hoạch phát triển của năm tới và những năm tiép theo.

- Báọ cầo kiểm toán.
- Các số liệu tài chính đề so sánh cho một chuỗi các năm.
- Báo cáo các bộ phận, các công ty con.
Báo cáo cho các cổ đông (Stockholders’ report) ỉà các báo cáo hàng năm mà các công ty
đại chúng phải cung cấp cho các cổ đông, nó báo cáo tóm lược tình hình tài chính trong năm
vừa qua của công ty. Thư gửi các cỗ đông: báo cáo của HĐQT trong phần đầu của báo cáo
thường niên cho cổ đông, giải thích tóm lược tình hình hoạt động của công íy
Báo cáo tài chính năm 2008 của VNM được trình bày trong bản phụ lục 3 cuối cuốn sách này,
nó là một ví dụ nằm trong báo cáo thường niên mà các công ty niêm yết thường có.
Cả các báo cáo thường niên và các báo cáo năm, quý cho sở giao dịch chứng khoán thường
được phát hành sau khi các sự kiện được báo cáo đã xẩy ra rồi. Các thông tin kịp thời hơn
thường có thể tìm được trên các báo chí định kỳ hay ra hàng ngày mà chúng có thể cung
cấp cho đại chúng các thông tin mới về sự phát triển của công ty, như sự thay đổi nhân sự,
thay đổi cổ tức, mua hay bán các tài sản lớn, các công ty, đơn vị kinh doanh của công ty, các
sản phẩm mới, các đơn đặt hàng mới, các dự án mới tiềm năng, thay đổi trong kế hoạch sản
xuất và các kết quả tài chính.
Các ấn phẳm có khá nhiều thông tin ở Việt Nam như tờ báo “Đầu tư chứng khoán” ra tuần
ba số, các tờ báo có chuyên trang về đầu tư chứng khoán như báo Thanh niên, Tuổi trẻ, Người
lao động, Sài Gòn Time, Nhịp cầu đầu tư và các tạp chí chuyên ngành khác.
Các nhà đầu tư cũng thường hay tin dùng các báo cáo, các bài phân tích của các công ty
chuyên ngành về đầu tư như HSBC, Morgan Stanley, Standard and Poors (S&Ps) hay một
vài công ty chứng khoán có uy tín lập các báo cáo phân tích cho các khách hàng của mình.
Trang Web của các công ty, nhất là các công ty niêm yết thường đăng tải các thông tin
quan trọng liên quan đến tình hình hoạt động của công ty, do vậy Ĩ1Ó cũng là một nguồn
KỂ TOÁN TÀI CHÍNH


Chương 30: Phân tích các báo cáo tài chính

811


thông tin quan trọng cho các nhà đầu tư. Các tờ báo điện tử như VN Express, các trang
web chứng khoán như Tin nhanh chứng khoán, Sàn OTC cũng là nguồn thông tin nhanh có
thể tham khảo.
Các nhà đầu tư lớn như các quỹ đầu tư lớn, trước khi đầu tư một số tiền lớn nhiều triệu USD
thường thuê các công ty chuyên ngành phân tích, đánh giá một cách rất đầy đủ nhiềụ mặt hoạt
động của công ty chuẩn bị đầu tư. Việc đánh giá, thẩm định (due diligence) các công ty để
chuẩn bị đầu tư thường đưa ra các báo cáo tài chính kế hoạch cho 3-5 năm thậm chí lâu hơn
nữa cho công ty cần đầu tư. Báo cáo tài chính kế hoạch (pro-form statement) là một bản
báo cáo mô tà kỹ lưỡng các kết quả dự đoán về tương ỉai của công ty, Các báo cáo thẩm
định đầu tư này cũng là một nguồn rất tốt nếu các nhà đầu tư có thể có để xem xét đánh giá về
công ty.

2. Mục tiêu của việc phân tích các báo cáo tài chính
(Objectives of financial statements analysis)
Các loại nhà đầu tư khác nhau có kỳ vọng về các loại lãi khác nhau. Các nhà đầu tư vốn chủ
sở hữu (vốn cổ phần phổ thông) kỳ vọng vào cả cổ tức và sự tăng trưởng trong giá trị cổ phiếu
mà họ nấm giữ. Các nhà cung cấp tín dụng iại kỳ vọng nhận được ìãi cho vay và khoản tiền
vay gốc khi đến hạn. Mặc dù các loại lãi mà họ hy vọng nhận được là khác nhau nhưng cả hai
loại nhà đầu tư này đều có rủi ro là có thể không nhận được những khoản tiền này. Do vậy cả
hai loại nhà đầu tư sử dụng việc phân tích các báo cáo tài chính để:
(1) Dự đoán các khoản lãi kỳ vọng của họ (predict their expected returns) và
(2) Bánh gíá các rủi ro gán liền với các khoản tiền lãỉ này (assess the risks).
Các nhà cung cấp tín dụng chủ yếu muốn biết khả năng thanh toán (hay thanh khoản) ngắn
hạn (short term l i q u i d i t y ) và khả năng thanh toán đài hạn (long term solvency). Tỉnh thanh
toán ngắn hạn ám chỉ công ty có bao nhiêu tiền trong tay để trả các khoản nợ hiện tại, như
lăi suất tiền vay, lương nhân viên, thuế và tương tự như vậy khi các khoản này đến hạn.
Ngược lại Khả năng thanh toán dài hạn ám chỉ khả năng của một công ty trong việc tạo
nên tỉền để trả các khoản nợ dài hạn khi chứng đến hạn.
Các nhà đầu tư vốn cổ phần quan tâm nhiều hơn đến khả năng sinh iợi và giá chứng khoán

trong tương lai của công ty. Tại sao? Vì cổ tức thường phụ thuộc vào khả năng sinh lời (lỗ)
của công ty và giá cổ phiếu phụ thuộc vào sự đánh giá về triển vọng tương lai của công ty.
Thực chất thì các nhà cung cấp tín đụng cũng muốn biết khả năng sinh lãi từ hoạt động kinh
doanh của công ty vì lãi kinh doanh sẽ ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu và do vậy cũng có thể
tạo nên tiền để trả các khoản vay và tài trợ cho sự phát triển của công ty.
Như vậy cả nhà cung cấp tín dụng (người cho vay) và các nhà đầu tư vốn chủ sở hữu đều
mong muốn biết cái gi sẽ xảy ra trong tương lai của công ty. Vậy điều gì là tốt cho họ trong
việc phân tích các báo cáo tài chính, những báo cáo chỉ ra những sự kiện, giao dịch của quá
khứ? Việc phân tích các báo cáo tài chính giúp cho các nhà cung cấp tín dụng và nhà đầu tư
vốn chủ sở hữu vì việc thực hiện trong quá khứ thường ỉà một chỉ báo tốt cho việc thực hiện
Trần Xuân Nam - MBA


812

Phần VII: PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

trong tương lai. Các xu hướng trong quá khứ của doanh thu bán hàng, chi phí hoạt động và lãi
thuần thường tiếp tục, do vậy việc phân tích các,báo cáo tài chính của việc thực hiện trong
quá khứ thường có mối quan hệ chặt chẽ với lãi trong tương lai.

3. H ạn chế tủ a các báo cáo tài chính
(Limitations of financial statements)
Tnrớc khi thảo luận về phân tích các báo cáo tài chính, chúng ta hãy xem nhũng nguyên nhân
tại sao kế toán không cung cấp một bức tranh đầy đủ hoàn toàn về tình hình hoạt động cùa
một doanh nghiệp.
- Một giới hạn được chỉ ra bởi từ tài chính; đó là vì các báo cáo tài chính chỉ báo cáo các sự
kiện mà chúng cố thể được đo bằng một sổ tiền. Nó không đo được khả năng của nhà lãnh đạo
công ty.
- Một hạn chế thứ hai của báo cáo t à i chính là ở chỗ nó chỉ báo cáo các sự kiện đã xảy ra.

Nhưng mặt khác chúng ta cũng quan tâm tới việc dự đoán các sự kiện mà chúng sẽ xảy ra.
Việc một công ty có lãi 200 tỷ đ năm trước không phải tất yếu cho biết rằng nó sẽ có lãi trong
năm 'tới.
- Thứ ba, Bảng cân đối kế toán không cho bỉểt giá trị thị trường của tất cả các tài sản. Phù
hợp với khái niệm giá gốc, các tài sản hầu hết được báo cáo theo giá thành hay giá gốc.
Khấu hao cũng là việc ghi giảm giá gốc. Nó không cho thấy những sự thay đổi trong giá trị
thực của tài sản trang thiết bị. Bảng cân đối kế toán không cho biết giá trị thực (Net worth)
hay giá thị trường của công ty hay giá thị trường của hầu hết các tài sản.
“Thứ tư, kế toán viên cố một số quyền rộng rãi trong việc chọn một trong sổ các cách ghi
chép một sự ỉàện trong các tài khoản. Một ví dụ về sự linh hoạt trong kế toán là việc xác định
các giá trị hàng tồn kho và giá vốn hàng bán, công ty có thể sử dụng một trong các phương
pháp LIFO, FIFO hoặc phương pháp giá bình quân gia quyền, ứng với mỗi phương pháp nó
sẽ cho kết quả lãi lỗ rất khác nhau. Các nhà quản lý có thể dùng mánh khóe bóp méo sự thật.
- Thứ năm, nhiều sể liệu của kế toán ỉà sự ƯỚC tính. Ví dụ trong việc tính chi phí khấu hao
của tài sản đài hạn, người ta phải ước tính thời gian hữu ích và giá trị phế thải của nó.
Để hiểu sâu hơn về các hạn chế và cách khắc phục nó, mời bạn xem thêm phần 6 - Điều chinh
các khoản không lặp lại.

4. Phân tích các bộ phận của một doanh nghiệp sử dụng phân tích
xu hướng và các kỹ th u ật khác (Analyze the components of a
company using trend analysis and other techniques)
Hầu hết các sự so sánh được thực hiện bởi một hoặc nhiều hơn trong ba cách sau: (1) So sánh
lịch sử (historical) là so sánh một đom vị với chính nỏ trong quả khứ để thấy được xu hướng
(trend) phát triển của nó; (2) So sánh với bên ngoài (external) là so sánh đơn vị với các đơn
vị khác hoặc với tỷ suất trung bình của ngành và (3) Sự phán xét của mỗi người
KỂ TOÁN TÀI CHÍNH


Chương 30: Phân tích các báo cáo tài chính


813

(Judgmental) là việc đánh giá một đơn vị dựa theo các cơ sở phán đoán của người đánh giá,
nó có thể kết hợp cả (1) và (2).
Trong phần này chúng ta sẽ thảo luận cách đánh giá thứ nhất. Một trong những phương pháp
phổ biến nhất là việc đánh giá xu hướng tài chính qua các năm. Phương pháp thứ hai tập trung
vào việc đánh giá các bộ phận của doanh nghiệp. Ở một mức độ nào đó, thành phần cấu tạo
của một doanh nghiệp liẽn quan đến mối liên hệ giữa các yếu tố được báo cáo trong các báo
cáo tài chính. Chúng ta đã thảo luận rất nhiều tỷ suất cho việc này như: Tỷ suất hiện thời
(current ratio), vòng quay hàng tồn kho (Inventory turn over ratio), tỷ suất lãi trên vốn chủ sở
hữu (ROE) và tương tự. Các bộ phận cũng có thể được hiểu như là các đơn vị kinh doanh
(Business Units) hay các đơn vị theo địa lý (geographic segments). Ví dụ Giấy Sài Gòn có hai
đơn vị kinh doanh là Giấy vệ sinh Tissue và giấy công nghiệp, có ba đơn vị địa lý như miền
Nam, miền Bắc và xuất khẩu, Các nhà đầu tư và các nhà phãn tích có thề tập trung vào bất cứ
một hay tốt hơn là tất cả các đơn vị để có thể dự đoán được tương lai của Giấy Sài Gòn.

4.1. Phân tích xu hướng (Trend ananlysis)
Báo cáo thường niên thường bao gồm các báo cáo tài chính cho năm hiện tại và năm trước đó.
Ở các nước phát triển, nó thường bao gồm cả các khoản mục tài chính quan trọng của ít nhất
là 5 năm trước và thường là 10 hoặc 11 năm. Rõ ràng là việc công ty nào đưa ra các thông tin
lịch sử đài hon (như 10 năm chẳng hạn) càng làm cho công ty đó có ấn tượng tốt hơn trong
con mắt của nhà đầu tư. Trong việc đánh giá xu hướng, những COĨ1 số này có thể có hoặc
không có phù hợp. Nhiều nguồn số liệu bồ sung càng cung cấp tốt hơn, dài hơn cho việc đánh
giá các thông tin bằng việc đạt được hoặc điều chỉnh các thông tin cũ. Ở các nước có nền tài
chính phát triển, rất nhiều trường học hay các công ty tư vấn đã thu thập các thông tin của các
công ty írong các CD-ROM mà chúng cung cấp thông tin tài chính của 20 năm gần nhất mà
chúng được lấy từ các báo cáo tài chính. Có rất nhiều dịch vụ được phát triển để cung cấp các
thông tin đã được xử lý, điều chỉnh để có thể so sánh có liên quan hơn, chất lượng tốt hơn.
Các xu hướng ỉà cách có íhể dự đoán bằng việc quan sát các số liệu quá khứ và hy vọng nó sẽ
íiếp tục trong tương ỉai. Việc phân tích thành phần tuỗi của dân số một quốc gia như của Việt

Nam là một ví dụ điển hình cho việc phân tích xu hướng.
Bản chất của việc phân tích xu hướng trong kế toán là xác định một mô hình trong quá khứ,
đề thấy một xu hướng. Sau đó bạn sẽ tự hởi mình là tại sao xu hướng đó lại tồn tại và liệu bạn
có hy vọng nó sẽ tiếp tục trong tương lai hay không? Thường cách đặt câu hỏi này sẽ bắt bạn
phải hỏi nhiều câu hỏi hơn nữa. Ví dụ nếu doanh thu bán hàng tăng trưởng một cách ồn định,
nhưng hàng tồn kho lại không tăng, liệu điều này có tiếp tục được không? Hay trong tương lai
tăng trưởng hàng tồn kho sẽ được yêu cầu? Nếu hàng tồn kho tăng trưởng đều nhưng doanh
thu bán hàng không tăng trưởng tương ứng, tại sao vậy?
Phân tích xu hướng cũng thúc đẩy các nhà đầu tư tự hỏi bản thân họ điều gỉ, cái gì làm cho xu
hướng này không tiếp tục? Ví dụ trong nhiều năm qua, ở Việt Nam xu hướng giá thuê nhà,
văn phòng cho thuê đều có xu hướng tăng hàng năm. Nhưng từ đầu năm 2009, xu hướng này
dường như không còn ĩiữa? Tại sao vậy? Do cuộc khùng hoảng kinh tế toàn Qầu làm cho
nhiều công ty không bán được hàng, làm ăn thua lỗ phải phá sản hay giảm quy Ểnô, cắt giảm
Trần Xuân Nam - MBA


814

Phần VII: PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

chi phí, do vậy thay vì thuê văn phòng loại đắt tiền, họ sẽ chuyển sang thuê loại ít tiền và
thậm chí thuê số lượng ít đi. Điều gì sẽ xảy ra,với các công ty như REE, một công ty mà hoạt
động kinh doanh của họ từ việc cho thuê văn phòng là khá lớn? Liệu doanh thu và lợi nhuận
của họ có còn được như những năm trong quá khứ hay không? Khủng hoảng kinh tế toàn cầu
ảnh hưởng đến tất cả các ngành, không trừ một ai. Các nhà sản xuất ô tô bị thiệt hại nặng nề
vì nhiều người mua bị mất việc hoặc giảm lương đo đó không có tiền, bởi vậy họ không mua
hoặc mua ít đi. Điều tương tự như vậy xẩy ra với cấc nhà xây dựng, sản xuất vật liệu xây
dựng. Trong tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu như vậy, chỉ có các công ty kinh doanh
các mặt hàng thiết yếu là ít bị ảnh hưởng hom cả vì con người vẫn cần phải mua và sử đụng
các đồ thiết yếu như sữa, giấy vệ sinh, dược phẩm, y tế. Những ví dụ trên có thể giúp bạn suy

nghĩ về xu hướng, trong doanh thu bán hàng và ỉợi nhuận trong một ngành cụ thể, trong các
chu kỳ kinh tế tăng trưởng hay suy thoái.
Bảng 30-1
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam VINAMILK
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (INCOME STATEMENT)

'Đơn vị tính: Tỷ đồng, trừ EPS: đồng,
Nấm

Nãm

2008

2007

Số tiền

Doanh thu gộp (Gross Sales Revenue)

8.379,62

6.675,03

1.704,59

Các khoản giảm trừ (Sales deductions)

171.58

137.28


34.30

Doanh thu thuần (Net Sales Revenue)

8.208,04

6.537,75

1.670,29

25,5

Giá vốn hàng bốn (Cost of Goods Sold)

5.609,08

4.835.77

773.31

16,0

Lãi gộp (Gross'Profit)

2.598,96

1.701,98

896,98


52,7

Chi phí bán hàng (Selling Expenses)

1.062,73

864,36

198,37

22,9

292,49

204,19

88,30

43,2

1.243,74

633,43

610,31

96,4

Thu nhập hoạt động tải chính {Financial Income)


264,84

257,87

6,97

2,7

Chi phí hoạt động tài chính (Financial Expense)

(202.57)

(25.86)

(176.71)

683,3

62,27

232,01

(169,74)

-73,2

Thu nhập khác (Other incomes)

138,15


197,69

(59,54)

-30,1

Chì phỉ khác (Other expenses)

(8,031

(77.20)

69.17

-89,6

Khoản mục

Chi phí quản lý doanh nghiệp (Adm. Expenses)

Tăng (giảm)
Phầntrăm%
25,5 : :

25,0 ,

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
(Operating profit/ Income)


Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

130,12

120,49

9,63

8,0

(73,95)

Í30.54Ì

{43,41}

142,1

Lợi nhuận trước thuế (Profit before tax)

1.362,18

955,39

406,79

42,6

Thuế TNDN hiện hành (Current tax expense)


(144,75)

-

(144,75)

Thuế TNDN hoãn lại (Deferred íax expense)

10,78

8,02

2,76

34,4

Lợi ích cổ đông thiểu số (Minority interests)

1.37

0.05

1.32

2.640,0 *

1229J18

963.46


266.12

27,6

7,015

5.607

1.408

25,1

Lợi nhuận khác (Other profit)

^P hần lỗ trong liên doanh (Loss on Joint venture)

Lãi thuần cúa cổ đông công ty mẹ
(Profit attributable to parent’s shareholders)

Lãi CO’ bản mỗi cổ phiếu {EPS “ đ)

KÉ TOÁN TÀI CHÍNH


Chương 30: Phân tích các báo cáo tài chính

815

Bảng 30*2
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VINÂNHLK)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN {BALANCE SHEET)

TÀI SẢN (ASSETS)
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (CURRENT ASSETS)
I. Tiền (Cash)
jI. Đầu tư ngắn hạn (Short-term investments)
III. Các khoản phải thu (Trade & other receivables)
1. Phải thu của khách hàng (Trade receivables)
2. Trả trước cho người bán (Prepaid ỉo suppliers)
3. Các khoản phải thu khác (Other receivables)
4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
(Allowance to bad debt)
IV. Hàng tồn kho (Inventories)
V. ĩà i sản lưu động khác (Other current assets)
B. TÀI SẢN DÀI HẠN (NON-CURRENT ASSETS)

1. Phải thu dài hạn (Long-term receivable)
2. Tải sản cố định hữu hình {Tangible Non-current assets)
3. Xây dựng cơ bân dở dang (Construction in progress)
4. Tài sản cố định vô hình (intangible non-current assets)
5. Đầu tài chính dài hạn'(L-term financial investments)
6. Tài sản dài hạn khác {Other non-current assets)
TỎNG TÀ) SẢN (TOTAL ASSETS)

31/12

31/12

2008


2007

Số tiền

%

3.396,03
340,63
559,12

3.172,43
117,82
654,48
654,72

223,60
222,81
(95,36)
(8,34)

7,0
189,1

50523
79,85
70,39

24,92
(4,39)
(29,47)


-1,3
4,9
-5,5
-41,9

0,60

-80,0

126,81
(22,32)

7,6
-29,5

646,38
530,15
75,46
40,92
(0,15)
1.796,68
53,22

(0,75)
1.669,87
75,54

2.537,38
0,47

1.529,19
362,87
50,87
378,65

2.252,68

Tăng

-14,6

0,76
1022,63
603,60

284,70
(0,29)
506,56
(240,73)

49,5
-39,9

20,71
401 02

30,16
(22,37)

145,6

-5,6

215.33

203,96

11,37

5,6

5.933.41

5,425.11

508.30

9,4

1.315,47

1024,97

290,50

28,3

188,22

9,96


178,26

1789,8

492,28

621,37

(129,09)

-20,8

12,6

-38,2

NGUỒN VÓN (LIABILITIES & EQUITY)

A. NỢ PHẢI TRẢ (LIABILITIES)
ỉ. Nợ ngắn hạn (Current liabilities)
1. Vay ngắn hạn {Short-íerm bank loan)
3. Phải trả cho người bán (Accounts Payable)
4. Người mua trả ỉiền trước (Advance from customers)
5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Tax payables)
6. Chì phí phải trà (Accural Expenses)
7, Các khoản phải trả, phải nộp khác (Other payables}
8, Quỹ khen thưởng phúc lợi (Bonus & welfare funds)
II. Nợ dài hạn (Long-term liabilities)
1 Vay dài hạn (Long-term borrowing)
2. Nợ phải trả người bán dài hạn (Long-term payables)

3. Dự phỏng trợ cấp mất việc làm {Unemployment fund)
B. VÓN CHỦ SỞ HỮU (EQUITY)
1. Vốn cổ phần phổ thông (Ordinary share capital)
2. Vốn trội trên mệnh giá (Premium accounts)
3. Quỹ đầu tư phát triển (Development fund)
4. Quỹ dự phòng tài chính (Financial reserve fund)
5. Lợi nhuận chưa phân phối (Retained Earning)
6. Lợi ích cổ đông thiểu số (Minority interests)
TỔNG NGUÒN VỐN (TOTAL L& E)

Trần Xuân Nam - MBA

5,92

5,72

0,20

35

272,87

35,33

237,54

157,58

132,89


104,46

12808
91,62
139,87
32,38

24,69
(23,62)

672 3
18,6
-184
2,8
4,8
-30,8

94,14
146,61
22,42
93,61
30 58
4.471,33
1.752,76
1.064,95
867,64

81,00
26,49
4.260,27

1.752,76
1.064,95
744,54

2,52
6,74
(9,96)
12,61
4,09
211,06
-

15,6
15,4
5,0
0,0
0,0
165
28,6
6,5

175,28
560,03

136,31
525,76

123,10
38,97
34,27


50,67

35,95

14,72

40,9

_5.93141

,5.425.11

/508.30

9,4


Phần VII: PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

816

Để thảo luận việc phân tích xu hướng, chúng ta hãy xem xét báo cáo kết quả kinh doanh và
bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam VINAMILK (VNM) được trình bày
nguyên bản trong phần phụ lục cuối sách và bản tóm ỉược trong các bảng minh họa số 30-1 và
30-2. Đề thuận tiện trong việc phân tích, ahằm cho các độc giả thấy được bản chất của vấn đề,
hình thức trình bày của các báo cáo tài chính của VNM trong các bảng 30-1 và 30-2 đặ đựợc
điều chỉnh một số khoản theo chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế. Trong báo cáo kết quả,
lợi nhuận kinh doanh không bao gồm các khoản doạnh thu và chi phí tài chính, Ĩ1Ó chỉ thuần
túy là ỉợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh thông thường, chưa trừ chi phí lãi vay (để có ý

nghĩa hơn trong việc so sánh giữa các doanh nghiệp). Trong bảng cân đối kế toán, các quỹ
khen thưởng phúc lợi được chuyến từ phần vốn chủ sở hữu ỉên phần Phải trả ngắn hạn.
Hai cột số liệu đầu tiên là số liệu của hai năm gần nhất - năm 2008 và 2007. Cột thứ 3 chỉ sự
thay đổi hay tăĩỉg (giảm) của nãm 2008 so với 2007. Cột thứ 4 chỉ phần trăm tăng (giảm)
được tính như sau:
Phần trăm tăng giảm năm 2008 so với 2007 là bang (=) số tăng (giảm) chia cho (:) số của
năm gốc 2007. Ví dụ: Phần trăm tăng doanh thu thuần năm 2008 so với 2007 của VNM là
(= 8.208,04 - 6.537,75)/ 6.537,75 - 1.670,29/ 6,537,75 - 25,5%.
Cả số tiền tuyệt đối và số phần trám đều cần thiết để nhận ra xu hướng và hiểu bản chất thực
của nó. Ví dụ: Doanh thu tăng 1.670,29 tỷ đồng (đ) tương ứng tỷ lệ tăng trưởng là 25,5% tuy
nhiên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chỉ tăng 610 tỷ đ nhưng về tỷ lệ phần trăm nó tăng
đến 94% so với năm 2007. Tương tự hàng tồn kho tăng 126,81 tỷ đ nhưng chỉ tương ứng
7,6% hay các khoản phải thu khách hàng tăng 24,92 tỷ đ tương ứng 4,9%.
Những thay đổi trong số tiền tuyệt đối và phần trăm giúp các nhà phân tích thấy được bản
chất nằm phíạ sau tốt hơn, Ví dụ: Doanh thu thuần tăng 25,5% (1.670,29 tỷ đ) nhưng hàng tồn
kho chỉ tăng 7,6% (126,81 tỷ đ) và các khoản phải thu chỉ tăng 4,9% (24,92 tỷ đ), nó nói lên
điều gì? Công ty đã quản lý tốt hơn về hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Bảng 30-3
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam VINAMILK
BẢN TÓM LƯỢC TÀI CHÍNH 5 NĂM (2004-2008)

1. Số tuyệt đổi (tỷ đồng trừ EPS bằng đồng)
2008

2007

2006

2005


2004

8.208,04
2.598,96

6.537,75
1.701,98

6.619,10
1.606,47

5.638,78
1.258,99

4.226,84
1.060,45

1.243,74
1.362,18

633,43
955,39

594,18
734,47

524,45
602,60

514,46

544,08

1.229,58

963,46
ÍLMZ

731,59

605,48

7.015

1Ê Q Í

3.816

517,67
2.92(f

5.933,41
1462,08
4,471,33

5.425,11
1.164,84
4.260,27

3.609,40
939,49

2.669,91

3.897,94
1.743,35
2.154,59

Số liệ u báo cáo kết quả kin h doanh

Doanh thu thuân (Net sales revenue)
Lãi gộp (Gross profit)
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
{Operating Profit)
Lợi nhuận trước thuế (Profit before tax)
Lãi thuần của cổ đông công ty mẹ
(Profit attributable to parent share holders)
Lãi cơ bản mỗỉ cổ phiếu (EPS = đ)
s ố liệu bảng cằn đ ố i kế toán (B/S)

Tổng tài sồn (Total assets)
Tổng nợ phải trả (Total Liabilities)
Tổng vốn chủ sờ hữu (Equity)

2.554,71
739,75
1.814,96

KỂ TOÁN TÀI CHÍNH


Chương 30: Phân tích các báo cáo tài chính


817

2. Tỳ lệ tăng trưởng hảng nâm và bình quân (Annual growth rate)

Đơn Vj tịnh %

08/07

07/06

Doanh thu thuần (Net sales revenue)

25,5

Lãi gộp (Gross profit)

52,7

(Operating ProfiƯ Income)
Lợi nhuận trước thuế (Profit before tax)

06/05

05/04

-1,2

17,4


33,4

18,8

5,9

27,6

18,7

26,2

96,4

6,6

13,3

1,9

29,5

42,6

30,1

21,9

10,8


26,3

Binh quân*

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Lãi thuần của cổ đông công ty mẹ
(Profit attributable to parent shareholders)
Lãi cơ bản mỗi cổ phiếu {EPS = đ)

27,6

31,7

20,8

17,0

24,3

25,1

21,9

20,6

30,4

24,5


9,4

50,3

-7,4

52,6

26,2

25,5

24,0

-46,1

135,7

34,8

5,0

59,6

23,9

18,7

26,8


Số liệu bảng cân đ ối kế toán

Tổng tài sản (Total assets)
Tồng nợ phải trả (Toỉa! Liabilities)
Tồng vốn chủ sờ hữu (Total Equity)

* Là số bình quân giản đơn của 4 kỳ, Tuy nhiên trong tài c h í n h người ta thường dùng số bình
quân tích số như sau: 1. Tính hệ số tương lai, ví dụ về doanh thu thuần là 1,95 (= 8.208,04:
4.226,84). Dùng bảng tài chính số 2 ở chương 19 Trái phiếu, ta có yếu tố giá trị tương lai cho
4 năm (dòng kỳ số 4) của 18% là 1,939 và 19% là 2,005. Như vậy giá trị cần quan sát 1,95
gần sát nhất phía trên của 1,939, có thể nói giá trị tăng trưởng bình quân doanh thu theo tài
chính chỉ hơn 18% một ít thôi, nhỏ hơn bỉnh quâĩi giản đơn 18,8%.
Cái gì tạo nên sự tăng trưởng doanh thu tốt như vậy (bình quân 18%/năra) của VNM? Có lẽ
phải chăng là do cả mạng lưới bán hàng rộng khắp toàn quốc, cùng với các chiến lược
marketing hiệu quả và chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng? Riêng năm
2007/ 2006 doanh thu có giảm 1,2% vì sao vậy? thường những câu trả lời tìm thấy trong các
báo cáo của Ban điều hành hay Hội đồng quản trị công ty cho các năm tương ứng. Khi hiểu
được những nguyên nhân này sẽ giúp chúng ta đánh giá việc thực hiện của VNM trong quá
khứ và có thể dự đoán cho tương lai.

4.2, Báo cáo quy mô chung (Common-Size statements)
Để giúp việc so sánh với các năm trước của công íy cũng như so sánh với các công ty khác có
các quy mô khác nhau, báo cáo kết quả và bảng cân đối kế toán thường được sử dụng các báo
cáo quy mô chung trong đó các bộ phận được tính theo tỷ ỉệ phần trăm liên quan. Báo cáo quy
mô chung của Vinamiỉk (VNM) được trình bày như bảng minh họa số 30-4.
Phần trăm trong báo cáo kết quả là trên cơ sở của doanh thu thuần bằng 100%. Do vậy các
yếu tố khác của báo cáo kết quả được trình bày theo phần trăm của doanh thu.
Giá vốn hàng bán năm 2008 là 68% so với năm 2007 là 74%, thấp hơn 6% điều này do quy
mô của công ty tăng lên? sản ỉượng sản xuất năm 2008 tăng lên so với 2007 nên đã iàm cho
giá thành sản phẩm giảm đi? Khi phân tích các vấn đề này thường các nhà phân tích phải đi

sâu phân tích các yếu tố của chi phí nhất là việc tách ra các yếu tố định phí và biến phí. Thông
thường, khi sản lượng tăng lên, tổng định phí sản xuất coi như không đổi do vậy định phí cho
mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất và bán ra sẽ giảm tương ứng. Tỷ lệ lãi gộp cua'VNM cũng tăng
Trần Xuân Nam - MBA


818

Phẩn VII: PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHỈNH

lên, năm 2008 là 32% so với năm 2007 ỉà 26%. Để thấy sự cải thiện trong tỷ lệ lãi đóng góp
các nhà phân tích thường so sánh nó với các đối thủ cạnh tranh hay số bình quân của ngành.
VNM đã cải thiện lớn tỷ lệ lãi gộp nhưng liệu nó có cải thiện tốt như các đối thủ cạnh tranh
của nó đã làm? Họ đã làm được như các công ty khác trong ngành đã làm được hay chưa?
Các báo cáo quy mô chung sẽ chuyển đổi các số liệu tiền thuần túy của tỷ lệ lãi gộp sang phần
trăm để có thể so sánh với việc thực hiện của các công ty khác.
Bảng 30-4.
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam VINAWHLK

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (INCOME STATEMENT)
Đơn vị tính: Tỷ đồng, trừ EPS: đồng
Khoản muc

Doanh thu gộp (Gross Sales Revenue)

2008

8.379,62

Phần trăm %

102

Phần trăm %

2007

6.675,03

102

171,58

2

137.28

2

Doanh thu thuần (Net Sales Revenue)

8.208,04

100

6.537,75

100

Giá vốn hàng bẳn (Cost of Goods Sold)


5.609,08

68

4.835.77

74

Lãỉ gộp (Gross Profit)

2.598,96

32

1.701,98

26

Chi phí bán hàng (Selling Expenses)

1.062,73

13

864,36

13

292,49


4

204,19

3

Các khoản giảm trừ (Sales deductions}

Chi phí quản íý doanh nghiệp (Adm. Expenses)
Lợi nhuận từ hoạt động kỉnh doanh

1.243,74

15

633,43

10

Thu nhập hoại động tài chính (Financial Income)

264,84

3

257,87

4

Chi phí hoạt động tài chính (Financial Expense)


(202.57)

-2

(25,86)

62,27

1

232,01

0
4

Thu nhập Rhác (Other incomes)

138,15

2

197,69

3

Chi phí khác (Other expenses)

(8,03)


0
2

(77,20)

zl
2

(Operating Profit/ Income)

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Lợi nhuận khác (Other profit)

130,12

Phần ỉỗ trong liên doanh (Loss on Joint venture)

Í73.95Ì

120,49

á

Í30.54Ì

Lợi nhuận triPỚc thuế (Profit before tax)

1.362,18


17

955,39

0
15

Thuế TNDN hiện hành (Current tax expense)

(144,75)

-2

-

0

Thuế TNDN hoãn lại (Deferred tax expense)

10,78

0

8,02

0

Lợi ích cổ đông thiều số (Minority interests)

1.37


0

0,05

0

1.229.58

15

963,46

15

Lãi thuần của cổ đông công ty mẹ
(Profit attributable to parent’s shareholders)

ứng xử của các chi phí trong mối Hên hệ với tổng doanh thu thường được biểu lộ ra. Đó là
các chi phí nào sẽ tăng, giảm hay giữ nguyên khi doanh thu thay đổi. Để phân tích được vấn
đề này tốt, chúng ta thường phải lấy các số liệu ở mức chi tiết hơn trong phần thuyết minh các
báo cáo tài chính' cũng như việc giải thích của tổng giám đốc hay ban điều hành công ty.
Trong v í dụ của VNM, tồng chi phí bán hàng là không đổi 13%, tuy nhiên đi vào chi tiết phía
trong sẽ có những chi phí tăng, giảm khác nhau. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 200Ể là
4% trên doanh thu so với năm 2007 chỉ có 3%. Nhũng khoản chi phí nào trong đó tăng? Bạn
cần xem chi tiết trong phần thuyết minh chi phí. Ví dụ: Lương tăng từ 59 tỷ đ năm 2007 lên
82 tỷ đ năm 2008. Chi phí tài chính tăng từ 0% (25 tỷ đ) lên 2% (202 tỷ đ) nhưng trong đó chi
phí tiền lãi vay chỉ có 23,6 tỷ đ tăng so với 2007 do tỷ ỉệ lãi tiền vay năm 2008 cao hơn so với
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH



Chương 30: Phân tích các báo cáo tài chính

819

2007. Tuy nhiên số chính là dự phòng giảm giá các khoản đầu tư 127 tỷ đ và lỗ chênh lệch tỷ
giá ngoại hối là 47 tỷ đ. Hiện tại trong phần thuyết minh các yếu tố chi phí sản xuất, bán hàng,
quản lý của Việt Nam chỉ đưa ra các con số tuyệt đối về tiền, bạn cần chuyển nó về các con số
phần trăm để so sánh. Các chi phí bán hàng và quản lý cần so sánh với doanh thu thuần. Tuy
nhiên các mẫu định sẵn cho các công ty trong phần thuyết minh báo cáo tài chính nên rất
nhiều thông tin các nhà phân tích cần nhưng khồng xuất hiện trong phần thuyết minh. Ví dụ
chi phí bán hàng của VNM ở mục VI.08, chi phí lớn nhất trong chi phí bán hàng là chi phí
quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên báo chí, tiền làm phim quảng cáo hay các tài trợ
không thấy xuất hiện trên báo cáo, thay vào đó là mục tổng chi phí dịch vụ mua ngoài 118,6
tỷ và chí phí bằng tiền là 792 tỷ điều này rất hạn chế việc phân tích các báo cáo tài chính.
(Tuy nhiên trên báo cáo thường niên, công ty VNM có đưa ra các chi phí theo bản chất của nó
hơn là theo quy định của Bộ Tài chính, chính vì vậy nhà đầu tư có cách nhìn đúng hơn về các
hoạt động bán hàng của VNM).
Chi phí nhân viên năm 2008 là 95 tỷ bằng 1,17%doanh thu cao hơn so với năm 2007 chỉ là
56,5 tỷ' (0,86%). Phải chăng hoạt động của các nhân viên bán hàng năm 2008 không hiệu quả
như năm 2007?~Người quản lý đương đầu với thông tin này có thể đặt ra câu hỏi ai đã được
thuê và họ đã làm gì? Liệu có hiệu quả không? Một nhà đầu tư cũng có thể có câu hỏi tương
tự như vậy nhưng sẽ cần nhiều thời gian hơn để tìm ra các câu trả lời. Nếu chúng ta biết tiền
lương tăng vì chúng ta đã thuê một số người cho việc mở một số địa điểm bán hàng mới, nơi
mà doanh thu chưa tăng kịp tương ứng thì đó có vẻ hợp lý. Nhưng nếu chúng ta thuê thêm
người làm việc cho cùng các địa điểm bán hàng mà không tăng doanh thu, thì có thể kết luận
rằng các nhà quản lý, nhân viên bán hàng đã lườibiếnglàm việc.
Bảng 30- 5 Chi phí bán hàng (Selling Expenses)
Năm 2008


Chi phí nhân viên
Công cụ, dụng cụ
Chi phí vận chuyển
Chi phí quảng cáo
Chi phí khuyến mãi và hoa hồng
Tổng chi phí bán hàng
Tông doanh thu

95.978
18.664
53.735
353.746
438.331
960.454
&mD4

% doanh thu

1,17
0,23
0,65
4,31
5.34
11,ZD
100.00

Năm 2007

56.442
20.805

46.022
267.923
519.658
MŨM
6.537.75

% doanh th

0,86
0,32
0,70
4,10
7,95
1M 2
100.00

Tuy nhiên riêng mục chi phí sản xuất theo yếu tố trong phần thuyết minh VI.08 của VNM
các con số chi phí sản xuất theo yếu tố là tổng chi phí sản xuất cho sản lượng đã sản xuất, nó
khác với số lượng sản phẩm đã bán ra. Vì vậy để việc phân tích này có ý nghĩa hơn thường
các nhà phân tích phải so sánh từng yếu tố lớn của chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản xuất ra
để thấy được sự cải thiện trong quản trị sản xuất chứ không phải so sánh với doanh thu.
Bảng cân đối kế toán theo phần trăm trong bảng minh họa 30-6 ở dưới là trên cơ sở tổng tài
sản bằng 100%. Chúng thường được nói đến như là phần trăm các bộ phận (Component
percentages) vì chúng đo iường các bộ phận của các báo cáo tài chính theo phần trăm trên
tổng của nó. Nợ ngắn hạn phải trả là nổi bật của phần trăm trên tổng tài sản cuối năm 2008.
Cái gì tạo nên sự thay đổi này trong nợ ngắn hạn? đó là vay ngắn hạn năm 2008 tăng 178 tỷ đ,
phải trả người bán giảm đi 239 tỷ đ , thuế phải trả tăng 261 tỷ đ (Trong khi Nợ dài hạn lại
giảm đi 1%). Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản năm 2008 giảm đi 4%, mặc dù số tuyệt đối
Trần Xuân Nam - MBA



820

Phần VII: PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

tăng lên 211 tỷ đ trong đó quỹ đầu tư phát triền tăng 123 tỷ đ, Quỹ dự phòng tài chính tăng 39
tỷ đ và lãi chưa phân phối tăng 35 tỷ đ.

4.3. Báo cáo và phân tích của ban điều hành
(Management’s discussion and analysis)
Trong các báo cáo thường niên thường có phần báo cáo và phân tích của ban điều hành
(management’s discussion and analysis hay còn gọi ngắn gọn là MD&A), một phần bắt buộc
của báo cáo thường niên mà nó thường tập trung vào việc giảithíchcác thay đổi lớn trong báo
cáo kết quả (lãi lỗ), tính thanh khoản và các nguồn vốn. Báo
cáo này rất quantrọng,cácnhà
phân tích nên đọc nó để hiểu bản chất ngành nghề kinh doanh, hiểu rõ số liệu quá khứ và có
thể dự đoán tốt hơn về tương lai. Bạn hãy xem tham khảo trong báo cáo thường niên của
Vinamilk trên trang Web www.vinamilk.com.vn ” >Thông tin cổ đông=>Báo cáo thường
niên=> BC.íhường niên 2008 hay phần trích dẫn ở phần phụ lục 3 cuối sách nảy.
Bàng 30-6
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VỈNAMiLK)
BẢNG CÂN ĐỐI KÉ TOÁN (BALANCE SHEET)
Cho năm kết thúc vào ngày 31/12

Năm 2008
TÀ! SẢN (ASSETS)

liiầ n g

Năm 2007

ĩ v đồnq

3.396,03

%
57

I. Tiền (Cash)

340,63

6

117,82

2

II. Đầu tư ngắn hạn (Short-term investments)

559,12

9

654,48

12

III. Các khoản phải thu (Trade & other receivables)

646,38


11

654,72

12

1. Phải thu của khách hàng (Trade receivables)

530,15

9

505,23

9

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (CURRENT ASSETS)

3.172,43

-%
58

2. Trả trước cho người bán (Prepaid to suppliers)

75,46

1


79,85

1

3. Các khoản phải thu khác {Other receivables)

40,92

1

70,39

1

4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (Allowance to bad debt)

(0,15)

0

(0,75)

0

1.796,68

30

1.669,87


31

IV. Hàng tồn kho (Inventories)
V. Tài sản lưu động khác (Other current assets)
B. TÀI SẢN DÀI HẠN (NON-CURRENT ASSETS)

1. Phải thu dải hạn (Long-term receivable)
2. Tài sản cố định hữu hình (Tangible Non-current assets)

53,22

1

75,54

1

2.537,38

43

2.252,68

42

0,47

0

0,76


0

1.529,19

26

1.022,63

19

362,87

6

603,60

11

4. Tài sản cố định vô hình (Intangible non-current assets)

50,87

1

20,71

0

5. Đầu tư tài chính dài hạn (L-term financial investments)


378,65

6

401,02

7

. 215.33

4

203^96

4

5.425.11



3. Xây dựng cơ bản dờ dang (Construction in progress)

6. Tài sản dài hạn khác (Other non-current assets)
TÓNG TÀI SẦN {TOTAL ASSETS)

5.933.41

m


NGUỒN VỐN (LIABILITIES & EQUITY)
A. NỢ PHẢI TRẢ (LIABILITIES)

1.462,08

25

1.164,84

21

I. Nợ ngắn hạn (Current liabilities)

1315,47

22

1.024,97

19

188,22

3

9,96

0

621,37


11

1. Vay ngắn hạn (Short-term borrowing from bank)
3. Phải trả cho người bán (Accounts payable)

492,28

8

KỂ TOÁN TÀI CHÍNH


Chương 30: Phân tích các báo cáo tài chính

821

Năm 2008

Năm 2007

NGUÒN VÓN (LIABILITIES & EQUITY)

.lỷ„đồncj
5,92

-%
0

Tv dồna


4. Người mua trả tiền trước (Advance from customers)

5,72

0

5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Tax payables)

272,87

5

35,33

1

6. Chi phỉ phải í rả (Accural Expenses)

157,58

3

132,89

2

7. Các khoản phải trả, phải nộp khác (Other payables)

104,46


2

128,08

2

8. Quỹ khen ỉhtròng phúc lợi (Bonus & welfare funds)

94,14

2

91,62

2

146,61

2

139,87

3

32,38

1

II. Nợ dài hạn (Long-term liabilities)


1. Vay dài hạn (Long-term borrowing)

22,42

0

2. Nợ phải trả người bán dài hạn (Long-term payables)

93,61

2

81,00

1

3. Dự phòng trợ cấp mất việc iàm (Unemployment fund)

30,58

1

26,49

0

B. VÓN CHỦ SỞ HỮU (EQUITY)

4.471,33


75

4.260,27

79

1. Vốn cỗ phần phổ thông (Ordinary share capital)

1.752,76

30

1.752,76

32

2. Vốn trội trên mệnh giá (Premium accounts)

1.064,95

18

1.064,95

20

3. Quỹ đầu tư phát triển (Development fund)

867,64


15

744,54

14

4. Quỹ dự phòng tài chính {Financial reserve fund)

175,28

3

136,31

3

5. Lợi nhuận chưa phân phối (Retained Earning)

560,03

9

525,76

10

50.67

1


35.95

1

6, Lợi ích cổ đông thiểu số (Minority interests)
TỒNG NGUỒN VỐN (TOTAL L& E)

AB22Ấ1

m

k_425.11

m

4.4. Báo cáo bộ phận (Segment reporting)
Trong chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS 28) cũng đã yêu cầu khá chi tiết về báo cáo các bộ
phận, nó gần giống như IAS 14, tuy nhiên dường như các công ty làm các báo cáo bộ phận rất
sơ sài chưa đáp ứng được các yêu cầu của VAS cũng như yêu cầu của các nhà đầu tư (kề cả
những công ty vừa được tặng trao giải thưởng “Báo cáo thường niên tốt nhất năm 2008” vừa
được các sở giao dịch chứng khoán HOSE, HNE kết hợp với các báo chí chứng khoán tổ chức).
Báo cáo bộ phận cần thiết cho việc đánh giá rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp có
nhiều ngành hàng khác nhau, có cơ sở ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có phạm vi hoạt
động trên nhiều khu vực địa lý khác nhau. Báo cáo bộ phận nhằm hỗ trợ người sử dụng báo
cáo tài chính:
a) Hiểu rõ về tỉnh hình hoạt động các năm trước (past performance) của doanh nghiệp;
b) Đánh giá đúng về những rủi ro và iợi ích kinh tế (risk & return) của doanh nghiệp; và
c) Đưa ra những đánh giá hợp lý hơn (more informed judgements) về doanh nghiệp.
Các báo cáo bộ phận thường là theo Bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh tức theo ngành hàng

(Business segment) hoặc theo Bộ phận theo khu vực địa lý (A geographical segment) hoặc
cả hai. Các bộ phận phải báo cáo là các bộ phận trọng yếu (Material segments) về nguyên tắc
vượt ngưỡng 10% (10% threshold rule) về doanh thu hoặc lãi lỗ hoặc về tài sản. Các báo cáo
bộ phận bao gồm cả báo cáo kết quả và bảng cân đối kế toán. Hãy xem báo cáo bộ phận của
VNM ở dưới, nó khá sơ sài:
/
Trần Xuân Nam - MBA


822

Phần VII: PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng 30-7
Thông tin bộ phận (Segment reporting)

Doanh thu gộp (Gross sales Revenue)

Năm 2007

Năm 2008
Nôi đìa

Xuất khẩu

Nôi đỉa

Xuấỉ khẩu

7.162,07


1.217,55

5.998,31

676,72

Các khoản giảm írừ {Sales deductions)

169.79

1.79

137,28

Doanh thu thuần (Net sales revenue)

6.992,28

1.215,76

5.861,03

676,72'

0,00

Giá vốn hàng bán (Cost of Goods soid)

4.725.26


883.82 ■

4.271.02

564.75

Lãi gộp (Gross profit)

2.267.02

3.31.94

JL53M 1.

111.97

Trong báo cáo “Thông tin bộ phận” trên, mặc dù còn rất sơ sài nhưng ít nhất chúng ta cũng
thấy được các bộ phận “Nội địa” và “Xuất khẩu”đã tăng trưởng như thế nào?
Phân tích tăng trường bộ phận

Tỷ đồng tăng 2008/2007

% tăng triyờng 2008/2007

Nôi đia

Xuất khẩu

Doanh thu gộp (Gross sales Revenue)


1.163,76

540,83

19

Các khoản giảm trừ (Sales deductions)

32.51

1.79

24

0

Doanh thu thuần (Net sales revenue)

1.131,25

539,04

19

80

Giá vốn hàng bán (Cost of Goods sold)

454,24


319.07



56

Lãi gộp (Gross profit)

677.01

219.97

4a

Nôi ổia

Xuất khẩu
80

m

Doanh thu nội địa đã tăng 1.131,25 tỷ đồng tương đương 19% tăng trưởng, nhưng xuất khẩu
tăng chỉ 539,04 tỷ đồng nhưng tỷ lệ tăng trưởng lại tưomg đương 80%. Lãi gộp tương ứng của
bộ phận nội địa tăng 677,01 tỷ đồng tương đương 43%. Xuất khẩu chỉ tăng 219,97 tỷ đồng
nhưng tương ứng tăng 196%. Sự tăng trưởng của cả hai bộ phận đều rất tốt. Tuy nhiên, tăng
trưởng của bộ phận nội địa là rất quan trọng vì rủi ro của bận hàng nội địa cho hàng triệu
người tiêu dùng ít rủì ro hơn là xuất khẩu cho một số ít khách hàng nước ngoái.
Báo cáo bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh hay ngành hàng (business segment) trong đó nó
cho ta thấy sự phát triển của các ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh cũng như nhìn thấy được sự

rủi ro của chúng. Ví dụ trong báo cáo của Chủ tịch HĐQT kiêm tồng giám đốc VNM trong
báo cáo thường niên năm 2008 đã báo cáo rõ hơn về các bộ phận gồm (1) Nhóm sữa bột và
bột dinh dưỡng, (2) Sữa đặc có đường, (3) Sữa tươi và sữa chua uống, (4) Hàng lạnh, thực
phẩm và giải khát, (5) Cà phê, (6) Đầu tư tài chính. Trong đó có phân tích sự tăng trưởng
doanh thu và lãi gộp của các ngành hàng này, phân tích nguyên nhân. Có được các íhông tin
này nhà đầu tư sẽ dễ dự đoán được tương lai của công ty hơn (qua phân tích xu hướng).
Để thấy được xu hướng, các nhà phân tích cũng thường dùng các số liệu báo cáo bộ phận để
phân tích xu hướng qua nhiều năm, ít nhất là 3-5 năm (xem bảng minh họa 30-3).

So Phân tích các tỷ suất tài chính (Financial ratios analysis)
Mặc dù có nhiều phương pháp phân tích khác nhau, nhưng nền tảng quan trọng của việc phân
tích các báo cáo tài chính là sử dụng các tỷ suất tài chírih. Các tỷ suất tài chính thường đư^c
chia thành các nhóm sau: (1) Các tỷ suất sinh lời (Profitability Ratios), (2) Các tỷ suấí đầu tư
của các cổ đông (Shareholders’ Investment Ratios or Market Ratios), (3) Các tỷ suất khả năng
thanh toán dài hạn (Long-term solvency ratios), (4) Các tỷ suất thanh khoản ngắn hạn (Short­
term liquidity ratios) (5) Các tỷ suất hoạt động (Activity Ratios).
KỂ TOÁN TÀI CHÍNH


Chương 30: Phân tích các báo cáo tài chính

823

5.1. Đánh giá các tỷ suất tài chính (Evaluating financial ratios)
Có ba loại chính đề so sánh được sử dụng để đánh giá các tỷ suất: (1) Với các tỷ suất ỉịch sử
của chính công ty (gọi ỉà so sánh theo chuỗi thờỉ gian/time series comparisons), 2) với các
công ty khác hay với bình quân ngành (còn gọi ỉà so sánh chéo từng bộ phận/Crosssectional comparisons), và 3) so sánh với một mốc so sánh (benchmarks) theo ý của
ngưòi đánh giá.
Rất nhiều các báo cáo thường niên có các số liệu phân tích xu hướng theo thời gian bằng việc
cung cấp các tỷ suất so sánh cho 5 hay 10 năm. Việc trình bày này cho phép nhà đầu tư có thể

đánh giá nhanh tính hiệu quả quản trị trong một số lĩnh vực, để có thể thấy được những tiến
bộ trong từng lĩnh vực.

5.2. Thận trọng khi sử dụng các tỷ suất (Cautions about using financial ratios)
- Các tỷ suất với các biên độ giao động rất lớn so với số trung bình, nó chỉ ra những dấu hiệu
chưa tốt hay tốt. Các phân tích, điều tra thêm riêng biệt cần tiến hành để tìm ra nguyên nhân
thực của vấn đề.
- Thường phải dùng một nhóm các tỷ suất để đánh giá chung về một công ty hơn là chỉ dùng
một tỷ suất.
" Các tỷ suất dùng đề so sánh phải được tính cho cùng thời gian trong năm, tránh ảnh hưởng
của tính thời vụ.
- Các số liệu tải chính được so sánh phải được lập theo cách giống nhau (Hàng tồn kho,
khấu hao).

5.3. Các tỷ suất tài chính (Financial ratios)
Việc phân tích các tỷ suất tài chính là rất hữu ích cho các nhà đầu tư vì các tỷ suất cho ta thấy
được các số liệu quan trọng của việc thực hiện kinh, tế của một thực thể hay đơn vị. Tỷ suất trả
tiền công cho nhà quản lý là bao nhiêu? Tăng ỉên không? Các tỷ suất là một công cụ mà các
nhà quản lý cỏ thể sử dụng như một hướng dẫn, đo lường và thưởng cho nhân viên. Nếu nhà
quản lý trả công cho nhân viên vì các hành động mà chúng làm tăng lợi nhuận của công ty,
nhân viên có ỉỗ là việc tốt cần làm. Vì vậy một số công ty trả thưởng cho nhân viên nếu công
ty tạo ra lãi trên vốn chủ sở hữu ROE (Return on Equity) lớn hơn 20% hoặc nếu lãi mỗi cổ
phiếu (EPS) vượt quá một số cụ thể nào đó. Nhiều công trình nghiên cứu ở các nước cũng
như củạ Việt Nam, như Hewitt Associates, một công ty. tư vấn về tiền công, đã cho thấy 60%
trong tổng số 1.941 công ty lớn được nghiên cứu có các chương trình chia lãi, (Profit-sharing
program). Những chương trình như vậy dựa trên cơ sở vững chắc rằng khi lợi nhuận tăng,
nhân viên làm việc tốt, nên họ đáng được chia một phần lợi nhuận.
Tuy nhiên cũng cần nói rằng lợi nhuận có thể không phải là thước đo phù hợp để thưởng cho
nhân viên. Ví dụ lãi tăng do công ty tăng thêm vốn hay mở rộng thêm. Trong trường hơp đó
công nhân, nhân viên có đáng được thưởng không? Công ty Duke Power đã quyết định nên

thưởng cho nhân viên dựa vào hai yếu tố: thành công trong việc hoàn thành mục tiêu và ROE.
Ví dụ: Một công nhân, mục tiêu có thể ỉà giảm thương tích cho người khác; như là một sự
*

4'


824

Phần VII: PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

hoàn thiện dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên mỗi người kiếm thêm tiền để hoàn thành mục tiêu
ROE. ROE là một thước đo tốt để đo lường tính hiệu quả vì nó chỉ có thể hoàn thiện bằng
việc tăng khả năng sinh lãi (Lãi trên doanh thu) và cũng tăng hiệu quả của việc sử đụng các
tài sản của công ty (ROA).
Phân tích kiểm tra chéo bộ phận (Cross-Sectional analysis)
Ở Việt Nam các số liệu thống kê của ngành vẫn còn khá hạn chế, bởi vậy chúng ta tạm dùng
một số số liệu của Mỹ để làm ví dụ. Chúng ta hãy xem xét các tỷ suất cụ thể bình quân một số
ngành của Mỹ như bảng minh họa 30-8 dưới đây:
Bảng 30-8
BẢNG TỶ SUẤT BỈNH QUÂN NGÀNH (2001) CHO CÁC NGÀNH HÀNG ĐƯỢC LỰA CHỌN

Ngành hàng
Siêu thị

-

Lãi trên

Lãi


Lãi trên

doanh

trên

VCSH

sở hữu

thu

tài sản

(ROE)

(%)
19,7

(%)
4,0

(%)
8,5

(%)

2,9


(%)
34,3

62,0

Tỷ suất

Thanh

Doanh

Ngày

hiện

toán

thu/hàng

íhu

Tổng tài

hành

nhanh

tồn kho

tiền


thu

(lần)

(lần)

(lần)

(ngày)

6,2

1,9

6,0

Nợ/

sản/doanh Vốn chủ

14,6

4,7

8,0

6,5

3,3


34,7

68,2

164,9

1,8
0,6

3,3

1,9

0,8
0,3

50,9

0,9

2,0

Máy vi tính

3,6

1,8

19,0


34,7

36,4

121,4

7,1

11,7

23,9

(91)

1,8

1,0

9,1

55,9

59,7

230,4

3,5

9,8


1,3

0,6

5,3

85,4

102,3

428,4

1,8
(0,80)

(3,10)

2,0

Bán lẻ

2,5

0,9

31,0

1,1


14,4

46,2

2,2

9,9

24,3

(541)

1,5

0,4

19,7

2,9

20,3

128,4

0,8

3,9

11,1


1,0

0,2

14,0

5,8

31,3

294,2

0,3

1,0

3,8

Sản xuất ô tô

2,0

18,5

27,9

95,9

3,7


9,7

24,1

(38)

1,0
0,7

11,2

1,5

8,7

26,7

39,0

174,3

1,9

3,7

15,6

1,2

0,3


5,8

47,5

59,2

393,9

0,6

1,4

3,4

.(167)

3,0

Nguồn: "Industry Norms and Key Business Ratios" Dun & Bradstreet, Inc.

Trong mỗi ngành hàng, giả trị ở dòng giữa ỉà số trung bình (median) và các giá trị bên trên
và bền dưới ỉà các giá trị ỉ /4 trên và dưới của so trung bình tương ứng.
Các nhà phân tích khác nhau có thể có ý kiến khác nhau về cái gọi ỉà tốt hay xấu. Ví dụ nhà
cung cấp tín dụng ngắn hạn có thể cho rằng tỷ suất hiện hành rất cao là tốt vì điều đó có nghĩa
là các tài sản để đảm bảo việc trả các khoản nợ. Từ góc độ nhà quản lý, một tỷ suất hiện hành
rất cao có thể là xấu vì nó giữ mức hàng tồn kho và khoản phải thu cao hơn sự cần thiết.
Chúng ta hãy xem cách giải thích các tỷ suất chính như thế nào?

5.4. Các tỷ suất sinh lời (Profitability ratios)

5.4.1. Lãi ròng trên vốn chủ sở hữu, ROE (Return on equity)

ỹt

ROE được xem là một thước đo toàn diện về hiệu quả. Nó cho ta biết công ty đã sử dụng vốn
chủ sở hữu hiệu quả như thế nào sau một kỳ hoạt động. Chúng ta hãy tính nó cho VNM cho
năm 2008 và. 2007. Đẻ đơn giản, chúng ta giả định vốn chủ sở hữu bình quân năm bằng với số
cuối năm. Trên thực tế, để có được số chính xác, chúng ta ỉấy số bỉnh quân gia quyền.
KỂ TOÁN TÀI CHÍNH


Chương 30: Phân tích các báo cáo tài chính

825

2008
Lãi ròng trên vốn
chủ sờ hữu, ROE


~

Lãi ròng sau thuế và cồ tức lyụ đãi
Vôn chủ sờ hữu bình quân

=

1,230
4.471


=

37 - 0/


2007
963
4.260

fi0/


=

ROE nói lên điều gì cho chúng ta? Chúng ta tìm kiếm cái gì ở ROE? Có ba loại so sánh có thể
được thực hiện:
(a) So sánh sự thay đổi của ROE của chính công ty qua các năm để thấy được xu hướng thực
hiện của công ty hiệu quả như thế nào? Ví dụ: ROE của VNM năm 2008 là 27,5%, năm 2007
ià 22,6% điều đó cho thấy công ty năm 2008 đã hoạt động hiệu quả hơn 17% (= (27,522,6)/22,ố) so với năm 2007.
(b) So sánh với ROE của các công ty khác và bình quân của ngành để thấy việc thực hiện của
công ty hiệu quả như thế nào so với các công ty khác. Ví dụ: So với các công ty trong ngành
sữa, bánh kẹo bình quân năm 2008 là chỉ khoảng 4%, ROE của VNM là cao hơn hẳn.
(c) So sánh với tỷ lệ lãi vay của thị trường. Một công ty hoạt động được xem là bình thường
khi ROE của nó phải cao hơn so với tỷ ỉệ lãi vay của thị trường. Điều đó có nghĩa là công ty
đã tăng thêm giá trị từ tiền vay. Nếu ROE của công ty thấp hơn tỷ lệ lãi vay của thị trường,
chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường. Nếu tỷ lệ lãi vay trên thị
trường bình quân ở mức 9 %/năm, trong khi ROE của VNM là 27,5% như vậy hoạt động thực
hiện của VNM là tốt, do vậy giá cổ phiếu của họ cũng sẽ cao.
Để thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến ROE và cách cải thiện ROE, chúng ta hãy xem cách
phân tích thành các yếu tố (tỷ suất) khác như trong mục 5.12 hệ thống phân tích DuPont.


5.4.2. Lãi ròng trước thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân
(Before-tax profit on equity)
Lãi từ các hoạt động thông thường trước thuế {Profit on arảỉnary activities before taxation)
thường được xem là con số có ý nghĩa hơn lãi sau thuế vì có thể có những sự biến động không
bình thường trong chi phí thuế từ năm này qua năm khác (như được miễn, giảm thuế hay thay
đổi thuế suất) sẽ không ảnh hưởng đến nền tảng lợi nhuận của các hoạt động của công ty, nhất
là để đánh giá khả năng của ban điều hành công ty. Tỷ suất ỉãi trước thuế trên vốn chủ sở hữu
được tính như sau:
2008
Lãi trước thuế trên
vốn chù sở hữu

~

Lãi rông tru»ức thuế
Vôn chù sờ hữu bình quân

=

1.361
4.471

2007

. 0/
=

955
4.260




0

5.4.3. Tỷ suất lãi trên vốn dài hạn - ROCE (Return on capital employed)
Lãi trước lãi vay và thuế (EBIT hay PBIT, Earning/ Profit before interest and tax).
EBIT là chỉ tiêu được sử dụng khá phổ biến, đó là khoản lãi của công ty từ các hoạt động
thông thường trước thuế và trước khoản chi phí lầi vay (thường là vay dài hạn). Các nhà phân
tích tài chính thường dùng chỉ tiêu này để so sánh giữa các công ty, bộ phận trong cùng một
tập đoàn để loại trù’ ảnh hưởng của lãi suất tiền vay và thuế, những yếu tố thựờng mang tính
khách quan và nẳm ĩìgoài tầm kiểm soát của các nhà quản lý ở các cấp côĩíg ty con hay bộ


826

Phần VII: PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

phận mà họ không quyết định được các vấn đề về vay cũng như thuế TNDN. Các báo cáo tài
chính được công bố có thể không bao gồm đầy đủ các chi tiết giải thích chi phí lãi tiền vay và
thu nhập tiền gửi trên các khoản dài hạn. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam là các công ty đa
phần phải vay ngắn hạn và khi đến hạn lại trả và vay lại, bởi vậy về bản chất khoản vay này
giống như vay dài hạn, nó ỉà khoản vay thường trực để công ty hoạt động bình thường. Trong
trường hợp đó, lãi suất vay ngắn hạn cũng cần được tính và loại trừ để tính EBIT.
2008

2007

Lãi trên vốnLãi trước lãi vay và thué (EBIT) _ 1.389 _ì 0 1 n/
dài hạn (ROCE) ~ Vôn dài hạn (Capital employed) ” 4.618 "


m

967_
4.400 ~

0

Cách phân tích ROCE cũng giống như ROE, tùy theo thói quen và sở thích mà công ty có thể
sử dụng ROE hay ROCE. Rất nhiều tài liệu kế toán của Mỹ phát hành quốc tế dùng nhiều
ROE, nhưng các tài liệu kế toán quốc tế của Anh Quốc như ACCA thì thích dùng ROCE hơn.
Mỗi tỷ suất đều có ý nghĩa riêng, tùy theo mục đích của việc phân tích để sử dụng tỷ suất nào
cho phù hợp.
Ngoài ra để phân tích về khả năng sinh lợi của một công ty, người ta còn sử dụng các tỷ
suất khác.
5.4.4. Tỷ lệ lãi gộp (Gross profit margin)
Tỷ suất này đo lường phần trăm của mỗi đồrie doanh thu bán hàng còn lại sau khi công ty đấ
trả cho giá vốn hàng bán. Tỷ suất này càng cao càng tốt. Các công ty thương mại thường có tỷ :
suất này thấp hơn các công ty sản xuất. Tỷ sưất lãi gộp được tính cho VNM năm 2008 và
2007 như sau:..
2008
Tỷ ỉệ lãi gộp

_

2007

(Doanh thu ròng - Giá vốn hàng bán)

_


Lãi gộp

_

2,599 _ - , 7y

Doanh thu ròng



Doanh thu ròng



8.208

(Gross margin) =

1.702

’ 0 6.538

=9fì0/
°

Tỷ suất lãi gộp năm 2008 bằng 31,7% cao hơn 5,7% so với năm 2007 chỉ ở mức 26% và cao I
hơn 9,1 % so với trung bình ngành (22,6%).
5.4.5. Tỷ lệ lãi kinh doanh (Operating profit margin)
Tỷ suất này đo lường phần trăm của mỗi đồng doanh thu bán hàng còn lại sau khi đã trù' đi giá

vốn hàng bán và các chi phí khác hơn là thuế và chi phí lãi vay, cổ tức ưu đãi. Cách tính tỷ lệ
lãi kinh doanh và ví dụ của VNM năm 2008 và 2007 như sau:
2008

Tỷ lệ lãi kinh
doanh (OPM)



Lãi hoạt động kinh doanh
Doanh thu

r

1.244
, - ọo/
8.208 ” 1 v / o

2007

633
6.538

Q 7V


Lưu ý khái niệm lãi kinh đoanh theo thông lệ kế toán quốc tể hay u s GAAP trình bày ở trên
khác hơn so với Kế toán Việt Nam hiện hành. Theo các tài liệu hướng dẫn của VAS, lãi kinh
doanh là lãi dã trừ chi phí lãi vay nhưng trước thuế, trước cổ tức ưu đãi. Theo VAS, chứng ta
sẽ không thể so sánh được lãi kinh doanh của hai công tỵ có mửc độ vay khác nhau. Theo

IAS chi phí lãi tiền vay được loại ra do vậy lãi kinh doanh có ý nghĩa so sánh tốt hơn rất nhiều.

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH


Chương 30: Phân tích các báo cáo tài chính

827

5.4.6. Tỷ lệ lãi ròng (Net profit margin)
Tỷ lệ lãi ròng đo lường phần trăm của mỗi đồng doanh thu còn lại sau khi trừ đi giá vốn hàng
bán và tất cả các chi phí bao gồm cả thuế, lãi tiền vay, cổ tức ưu đãi. Tỷ lệ ỉãi ròng càng cao
càng tốt. Tỷ lệ lãi ròng được tính như sau:
2008
_

T ỷ ■*lâi

® -

Lãỉ ròng sau íhuế

Doanhthuràng

_

2007

1.230


= «08

963

=15%W

" 14’7%

Tỷ lệ lãi ròng của VNM năm 2008 là 15% cao hơn 0,3% so với năm 2007 và cao hơn 11% so
với công ty trung bình của ngành (chỉ 4% năm 2008).
5.4.7. Tỷ iệ lãi trên tổng tài sản (Rate o f return on total assets)
Hay đơn giản chỉ là Lãi trên tài sản (Return on assets, ROA), nó đo lường sự thành cồng
của công ty trong việc sử dụng các tài sản của chúng để tạo nên lãi. Có hai công thức tính
ROA, mỗi công thức tính nhìn từ góc độ khác nhau và có ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào
bạn là ai và dùng để làm gì mà bạn lựa chọn ROA theo cách nào.
(1) ROA từ góc độ nhà cung cấp tín dụng (ROA from the Creditor Viewpoint).
Các nhà cung cấp tín dụng cho công íy vay tiền và lãi suất họ nhận được là lãi trên khoản đầu tư
của họ. Các cổ đông phổ thông đầu tư vào cổ phiếu của công ty, và lãi ròng là khoản lãi trên đầu
tư của họ. Tổng của chi phi lãi tiền vay và lãi trước thuế là lãi của hai nhóm nhà cung cấp tài
chính cho các hoạt động của doanh nghiệp, số tiền này thường được mô tả và tính toán là Lãi
tru'0'c lãi tiền vay và thuế (Earning before interest and tax, EBIT), là tử số của tỷ suất lãi trên
tổng tài sản. số bình quân gia quyền của tổng tài sản là mẫu số cùa tỷ suất. Công ty VNM có tỷ
suất lãi trên tổng íài sản đưực nhìn từ góc độ nhà cung cấp tín dụng tính như sau:
2008
tải sản (Returnon

=

Lãi trước
phí lãi

ÍEB1T)
Lai
m rơ c cchi
m gni
131 vav
vay và
v athuế
tn u
e Ị)

total assets)*

s

Tổng tài sản bình quân

1.565_

= 26o/o

5.933

2007
981

= 18%

5.425

Lãi trước chi phí lãi vay và thuế được tính từ báo cáo kết quả. Tổng tài sản được lấy từ bảng

cân đối kế toán, số bình quân được tính đơn giản bằng số đầu kỳ cộng số cuối kỳ chia đôi.
(2) ROA từ góc độ nhà đầu tư (ROA from the Investor Viewpoint).
Tỷ suất lãi trên tồĩig tài sản nhìn từ góc độ nhà đầu tư, không quan tâm đến các khoản đầu tư
của nhà cung cấp tín dụng và lãi của họ. Do vậy lãi để tính lãi trên tổng tài sản (ROA) chỉ
bao gồm lãi thuần dành cho cổ đông phổ thông mà thôi.
2008
Tỷ suất lãi trên tổng tài sản
(Return on total assets)

_
=

Lãi ròng cho cổ đông phổ thông
Tòng tài sản bình quân

_

1.230
5.939

_ 2n _0/
’ 0

2007
963
5.425

~ 17 ĐO/
s
’ 0


Tỷ suất ROA của VNM năm 2008 là 20,7% cao hơn gần 3% so với năm 2007 và cao hơn rất
nhiều so với ROA của công ty trung bình trong ngành là Bibica năm 2008 chỳcó 3,5%.
Trần Xuân Nam - MBA


828

Phần VII: PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

5.4.8. Giá trị kinh tế thặng dư EVA (Economic value added)
ROE và ROA được tính trực tiếp từ các báo cẳo tài chính. Chúng đo lường việc thực hiện bởi
việc liên quan giữa số tiền trong báo cáo kết quả và số tiền đầu tư trong bảng cân đối kế toán.
Giá trị kinh tế thặng đư không phải là một tỷ suất tài chính, nhưng nó là một thước đo thực
hiện của một công ty được phát triển bởi Stem Stewart and Company. Ngày nay Ĩ1Ó được khá
nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn sử dụng như Coca-Cola, AT&T, CSX. Ý tưởng là một công ty
phải kiếm được lãi nhiều hơn số phải trả cho chi phí vốn của nó, nếu như vậy Ĩ1Ó ỉàm giá trị
kinh tế tăng lên. Khi chúng ta nói đến vốn trong EVA, chúng ta định nghĩa nó bao gồm cả vốn
vay và vốn chủ sở hữu. Chi phí vốn ìà chi phí bình quân của chi phí lãi vay và tỷ lệ lại yêu
cầu của nhà đầu tư vốn chủ sở hữu.
Lấy ví dụ của VNM, công ty có lãi ròng năm 2008 là 1.230 tỷ đ. Côngty có khoản vay ngắn
hạn và dài hạn là 211 tỷ đ và vốn chủ sở hữu là 4.471 tỷ đ.
Tỷ lệ chi phí vốn bình quân được tính như sau: (Đơn vị tính: %)
Loai vốn

Tv tronq

Vốn vay 211 tỷ
Vốn chủ sở hữu 4.471 tỷ


Tv lê chi phí% (sau thuế)

Chi phỉ vốn

5,0

7,2

0,36

95,0

13,0

12,35

Tổng chi phí vốn {theo tỷ lệ)

12,71

Tổng chi phí vốn của VNM là 4.682 tỷ đ X 12,71 % ” 595 tỷ đ.
Lãi thuần theo EVA (Bằng lãi thuần kế toán cộng chi phí lãi vay sau thuế cộng trừ các khoản
điều chỉnh nếu có). Giả sử chúng ta không có khoản điều chỉnh lãi EVA nào, do vậy lãi EVA
của VNM sẽ là 1.230 tỷ + 27 tỷ lãi vay X (1-0,28*) = 1.249 tỷ.
(* là tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp)
Như vậy giá trị kinh tế thặng dư của VNM năm 2008 là 654 tỷ (=1.249 tỷ - 595 tỷ)
Nếu VNM chỉ có lãi EVA nhỏ hơn 595 tỷ, công ty không íạo nên giá trị kinh tế thặng dư, giá
trị bị giảm và trong trường hợp đó sẽ là tốt hơn nếu công ty được bán đi và trả lại tiền vốn cho
các chủ nợ và chủ sở hữu công ty.
Trong tính toán EVA, các nhà quản lý thường phải điều chỉnh các kết quả lãi kế toán về lãi

theo khái niệm của EVA. Ví dụ các chi phí nghiên cứu và phát triển thường được kế toán ghi
thẳng vào chi phí trong kỳ để tính lãi lỗ theo nguyên tắc thận trọng. EVA xem đó là các khoản
đầu tư hơn là chi phí và do vậy nó cần được khấu hao trong khoảng 5 năm.

5.5. Các tỷ suất đầu tư của các cổ đông
(Shareholders’ Investment ratios or Market ratios)
5.5.1. Lãi trên mỗi cổ phiếu, EPS (Earning per share)
a. EPS

CO’ b ả n

*

(Basic EPS).

EPS là một chỉ tiêu rất quan trọng và nổi bật đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng
khoán vì nó là một bộ phận quan trọng của tỷ suất P/E phổ biến nhất trên thị trường chứng
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH


829

Chương 30: Phân tích các báo cảo tài chính

khoán. EPS là lãi thuần của một năm cho mỗi cổ phiếu phổ thông mà chúng đang lưu hành
trong cả năm hay một phần của năm đó. EPS được tính như sau:
2008
«

2007


Lãi ròng dành cho các cổ đông phổ thông______
1.230 _ 7(V1g
Sô bình quân GQ các cô phiêu PT lưu hành trong năm ~ 0,1753 ” ’

963
_
0,1718

,

EPS của VNM 2008 là 7.015 đ/CP cao hơn 25% so với năm 2007 (5.604Ổ/CP) và cao hơn rất
nhiều so với công ty trung bình của ngành chỉ là khoảng 1.000 đ/CP
EPS được công chúng đầu tư đặc biệt quan tâm vì nó được xem như một chỉ số quan trọng để
chỉ sự thành công của công ty.
Tính EPS cho đúng không phải là một điều đơn giản, như đã được trình bày ở chương EPS. Ớ
đây bạn cần lưu ý (1) Lãi ròng dành cho cồ đông không bao gồm các quỹ khen thưởng, phúc
lợi dành cho nhân viên hay hội đồng quản trị, khách hàng (nhất là các báo cáo tài chính của
Việt Nam), (2) chúng ta phải điều chỉnh EJ}S cho sự thay đoi về cấu trúc vón hóa, ví dụ các
sự kiện chia tách cả phiếu, hay trả cổ tức bằng cổ phiếu mà kết quả là số lượng cổ phiếu thay
đổi (thường là tăng lên) nhưng dòng tiền thực không thu vào. Trong những sự kiện như vậy
chúng ta cần điều chỉnh EPS bằng cách tính số cổ phiếu tăng giảm ngay từ ngày đầu kỳ bất kể
việc chia tách cổ phiếu, hay trả cổ tức bằng cổ phiếu diễn ra vào ngày nào trong năm. Các
năm có số ỉiệu so sánh, những cổ phiếu này cũng phải được cộng vào để tính lại. Có như vậy
việc so sánh EPS mới thực sự có ý nghĩa.
Ví dụ giả sử tháng 7 năm 2008, Công ty Vinamilk chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu. Nghĩa là cứ
mỗi 10 cổ phiếu hiện hữu cổ đông sẽ được nhận thêm 2 cổ phiếu mới. Trong trường họp đó
nếu EPS báo cáo của năm 2007 là 5.Ố04 đ, thì EPS của năm 2007 trong báo cáo của năm
2008, để so sánh với EPS năm 2008, EPS năm 2007 và các năm trước đó phải được điều
chỉnh lại như sau (đo số ỉượng cổ phiếu của các năm cũ cũng tăng lên tương ứng):

EPS điều chỉnh mới = EPS cũ X 1/(1+ tỷ lệ thưởng hay chia cổ tức bằng cổ phiếu)
EPS 2007 điều chỉnh = 5.604 đ /C P x 1/(1+0,2) = 4.670 đ

Như vậy nểu có việc chia cổ tức bằng cồ phiếu trong năm 2008 là 20% diễn ra bất kể vào
ngày nào trong năm, EPS năm 2007 trong báo cáo năm 2008 phải được điều chỉnh lại như mô
tả sau:
2008

2007

Tănq trường (%)

EPS gốc (chưa điều chỉnh)

7.015

5.604

26

EPS điều chỉnh do chia cổ tức bằng cổ phiếu 20%

7.015

4.670

51

Như vậy nếu theo EPS gốc (chưa điều chỉnh) chỉ tăng trưởng 26%, nhung số tăng trưởng EPS
đúng sau khi điều chỉnh sẽ là 51%, một sự khác nhau rất ỉớn.

Tuy vậy dường như rất ít các công ty Việt Nam làm động tác điều chỉnh EPS của những năm
quá khứ khi làm báo cáo của năm mới, trong trường hợp đó bạn cần tự làm điều chỉnh để đảm
bảo sự so sánh có ý nghĩa hơn và có cái nhìn chính xác hơn về công tỵ.
/
Trần Xuân Nam - MBA


830

Phần VII: PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

b. EPS pha loãng (Diluted EPS)
ở chương 23 “Lãi trên mỗi cổ phiếu, EPS” chúng ta đã thảo luận khá kỹ về EPS cơ bản và
pha loãng. Ở đây chúng ta nhắc lại một số vấn đề cơ bản. Việc tính EPS trở nên phức tạp khi
công ty có các khoản trái phiếu chuyển đổi, lựa chọn quyền mua cổ phiếu (stock options) hay
các công cụ tài chính mà nó có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Một ví dụ điển hình
là ngân hàng ACB.
Ví dụ: Ngân hàng ACB năm 2007 có lãi thuần sau thuế là 1.680 tỷ đồng và có khối lượng cồ
phiếu lưu hành bình quân ỉà 198,8 triệu CP, EPS cơ bản năm 2007 là 8.451 đ/CP. ACB đã
phát hành hai đợt trái phiếu chuyển đổi với tổng số tiền là 1.900 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm và
sẽ chuyển đổi thành 190 triệu cổ phiếu phả thông trong vòng 2-5 năm tới. Tỷ ỉệ thuế TNDN
là 28%. Tính EPS pha loãng của ACB và so sánh với EPS cơ bản.
Lòi glảỉ (Solution):
(1). Số cổ phiếu phổ thông lưu hành trong năm 2007 íà 198,8 triệu + 190 triệu = 388,8 triệu CP.
(2). Tính sổ lãi thuần:
Số lãi hiện tại
Cộng lãi suất tiền vay tiết kiệm được do chuyển trái phiếu thành cổ phiếu (1900 tỷ x10%)=

1.680 tỷ
+


190

Trừ thuế TNDN trên phần lãi vay (190 tỷ X28%) =

- 53.2 íỷ

Lãi thuần sau điều chỉnh

1.816,8 tỷ

(3). EPS pha loãng -1 .8 1 6 ,8 tỷ/ 388,8 triệu CP = 4.673 đ/CP
Như vậy EPS pha loãng thấp hơn so với EPS CO’ bản là 3.778 đ/CP (= 4,673 - 8,451} hay 45 % (= 3.778/ 8.451}

Chuẩn mực kế toán Việt Nam mới đề cập đến tên gọi EPS “suy giảm” tức pha loầng chứ chưa
có hướng dẫn chi tiết về cách tính và trình bày mặc dù chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 33
“yêu cầu bắt buộc báo cáo lãi lỗ của các công ty phải trình bày cả hai chỉ tiêu EPS cơ bận và
EPS pha loãng trên bề mặt của Báo cáo kết quả kinh doanh với mức độ nổi bật như
nhau”. Các công ty Việt Nam hiện nay vẫn chưa báo cáo EPS pha loãng. Bởi vậy cho các
quyết định đầu tư của mình, bạn cần phải xem xét cả EPS cơ bản và EPS pha loãng. Trong rất
nhiều tình huống như ví dụ của ngân hàng ACB ở trên là một điển hình mà EPS pha loãng là
cơ sở chính xác hơn để các nhà đầu tư ước tính EPS của những năm tới. Giả sử trong ví dụ
trên nếu chúng ta dùng EPS cơ bản của ACB để ước tính cho EPS của các năm tới thì thậí là
sai lầm nghiêm trọng.
5.5.2. Tỷ suất P/E, giá trên lãi mỗi cẳ phiếu (Price/ Earning per share)
Tỷ suất P/E là tỷ suất phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán thế giới cũng như của Việt /í
Nam. Nó đo lường số tiền (hay số lần) mà nhà đầu tư sẵn sàng trả cho mỗi đồng của lãi thuần
của công ty. Mức độ của tỷ suất P/E chỉ mức độ tin cậy của các nhà đầu tư về tương lai thực
hiện của công ty. P/E cao hơn nó chỉ ra rằng nhà đầu tư đã tin tưởng hơn vào công ty và
ngược lại. Tỷ suất P/E được tính như sau:

KỂ TOÁN TÀI CHỈNH


Chương 30: Phân tích các báo cáo tài chính

831
2008

T,
X p /_
y sua



Giá thị tru»ửng mỗi cồ phiếu phổ thông
Lãi thuân trên môi cô phiêu phô thông

=

105.000
7.015

=

2007
178.000
5.604

=




Trong ví dụ của VNM, giá cổ phiếu bình quân của VNM năm 2008 ỉà. 105.000 đ và giá ngày
04/5/2009 là 76.000 đ/CP, với EPS năm 2008 là 7.015 đ/CP thì tỷ suất P/E của VNM năm
2008 là 15 lần và của ngày 4/5/2009 là 10,84 lần (= 76,000đ/CP/ 7.015đ/CP);
Tỷ suất này có nghĩa là các nhà đầu tư sẵn sàng trả 10,84 đồng cho mỗi một đồng lãi thuần
mà công ty kiếm được hay nói một cách khác là các nhà đầu tư chấp nhận trả 10,84 lần số lãi
mỗi cổ phiếu phổ thông mà công ty kiếm được để được sở hữu cổ phiếu của VNM.
Tỷ suất P/E là một công cụ hữu ích cho việc liên kết giữa giá cổ phiếu một công ty và lãi ròng
mà nó tạo ra trong một năm. Một số người cho rằng cổ phiếu có P/E thấp có thể được đánh
giá thấp hơn giá trị và ngược lại những cổ phiếu có P/E cao có thể được đánh giá cao hơn giá
trị. Đó là quan điểm của các nhà đầu tư giá trị (value investors), những nhà đầu tư này tìm
kiếm các cổ phiếu có giá thị trường hiện đang được đánh giá thấp hơn giá trị. Họ không mù
quáng mua các cổ phiếu có P/E thấp nhưng sẽ sử dụng P/E thấp như một tấm lưới để nhận ra
các cổ phiếu mà chúng dường như là các ứng cử viên để mua. Sau đó họ quan tâm đến các
yếu tố khác nữa để xác định khoản đầu tư tốt nhất.
Theo quan điểm ngược lại, khoản đầu tư tốí nhất là các cổ phiếu tăng trưởng. “Các nhà đầu tư
tăng trưởng” này tin tưởng rằng các cổ phiếu có P/E cao là các cổ phiếu tăng trưởng cao. Giá
cao vì nhà đầu tư nhìn thấy và dự đoán triển vọng có sự tăng trưởng cao. Như vậy các nhà đầu
tư tăng trưởng có thể sử dụng P/E cao như một tấm lưới để nhận ra nhóm các cổ phiếu cần
đánh giá cẩn thận để cổ thể đầu tư. Thời kỳ thị trường chúng khoán phồn thịnh ở Việt Nam
như những năm 2006, 2007 quan điểm nhà đầu tư tăng trưởng dường như được nhiều người
chú ý. Tuy nhiên trong thời kỳ thị trường suy thoái như cuối năm 2008, đầu năm 2009 quan
điểm thận trọng của đầu tư giá tri chiếm ưu thế hơn hẳn.
Câu hỏi đặt ra là như thế nào là một tỷ suất P/E tốt cho nhà đầu tư? Câu trả lời là nó tùy thuộc
vào tình hình giá cả thị trường cổ phiếu mỗi thời kỳ. Tỷ suất P/E của thị trường có thể thay
đổi rất lớn qua các năm khác nhau và các thời kỳ kinh tế khác nhau. Cuối năm 2006, đầu 2007
khi thị trường chứng khoán Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, mọi người đều hưng phấn
đầu tư, khi đó tỷ suất P/E bình quân trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể lên đến 3035 lần, P/E một vài công ty cá biệt cỏ thể rất cao 60-100 lần. Con số bình quân ở thị trường
chứng khoán Việt Nam giữa năm 2009 chạy trong khoảng 10-15 lần.

5.5 3 . Tỷ suất giá-lãi và tăng trưởng PE G (Price-Earning growth).
Một cách để liên hệ giữa P/E yới tỷ lệ tăng trưởng EPS được gọi là tỷ suất giá-lãi và tăng
trưởng PEG (Price-Earning Growth). Nó được tính bằng cách chia tỷ suất P/E cho tỷ lệ tăng
trưởng của EPS. Tỷ suất P/E cũng như PEG có thể được sử dụng cho số lịch sử, hiện tại và
tương lai ước tính, mỗí số có ý nghĩa riêng của chúng. Nhưng thông thường các nhà đầu tư
quan tâm đến P/E năm hiện tại và tương lai gần từ 1-2 cho đến 5 năm tới. Các số lịch sử được
đùng chủ yếu để đự đoán cho năm hiện tại và tương lai.
4
Trần Xuân Nam - MBA


832

Phần VII: PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Tỷ lệ tăng trưởng EPS của VNM trong 4 năm qua là 24% như trong bảng tính ở phần trên, tỷ
suất PEG của VNM ngày 5/3/2009 là:
2008

Tỷ suất

___________Gỉá cổ phiếu_____________

PEG

""

Lãi cổ phiếu: Tỷ lệ tăng trưởng EPS

105.000


2007

_ _Ị 5^

7.015/24

24

176.000
= 0,624

5.604/24

_

31,4

_ ^2

24

Vậy tiêu chuẩn cho PEG như thế nào ỉà tốt? Điều này tùy thuộc vào từng thời kỳ của thị
trường. Cũng giống như tỷ suất P/E, nó biến động rất lớn qua các thời kỳ khác nhau. Ở Việt
Nam các con số thống kê vẫn còn khá hạn chế. Chúng tôi tạm lấy từ một tài liệu trong
Business Week (6/2000) trích dẫn số bình quân s&p PEG là 1,5 ở thời điểm đó và đã chỉ ra
đỉnh của nó vào tháng 1/1999 là 2. Bussiness Week cũng trích đẫn ra một số cổ phiếu hấp dẫn
đầu tư lúc đó trên cơ sở PEG như Citygroup (1,31), Fedex (1,21). Trang web
('WWW.foQl.com) đưa ra lời khuyên cho PEG như sau:
<0,5

0,5-0,65
0,65-1,00
1,00- 1,30
1,30-1,70
> 1,70

Mua ngay
Tìm để mua
Giữ lại
Tìm để bán
Xem xét để bán
Bán ngay

5.5.4. Thị giá trên giá trị sổ sách (The Price/Book value ratio)
Tỷ suất giá/giá trị sổ sách đã và đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm bởi các nhà phân
tích nhất là trong ngành ngân hàng như là một thước đo của giá trị liên quan. Giá trị sổ sách
của một ngân hàng được xem là điển hình của thước đo tốt của giá trị nội tại củacổ phiếu
ngân hàng vì hầu hết các tài sản của ngân hàng như các trái phiếu, công trái,cáckhoản cho
vay thương mại, đều có giá trị tương đương với giá trị sổ sách (Theo IAS các chứng khoán
đầu tư dưới 20% đều được đánh giá và báo cáo theo giá íhị trường, Theo VAS theo giá thấp
hơn giữa giá thị trường và giá gốc). Tỷ suất này rất phổ biến và được thừa nhận như là một kỹ
thuật định giá liên quan cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Trước tiên chúng ta phải
tính giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu:
Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu (Book value per share) được tính theo công thức và ví dụ năm
2008 của VNM như sau:
2007

2008
Giá trị sổ sách
mỗi cồ phiếu


_


vốn chủ sờ hữu dành cho cồ đông phổ thông
Sô cô phiêu pho thông đang lưu hành

_
~

4.471
0,1753

- 2 5 510

4.260
= 24.792
0,1718

Tỷ suất giá/giá trị sỗ sách (Price/Book value) được tính như sau:
2007

2008
pyBV
**

Giá cùa cổ phiếu trong kỳ t
_______ _
_ ________


Gỉá trị so sách mỗi cô phiêu {ước tính cuôỉ năm)
""

105.000
25.510

,
"

_________
176.000


24.792

Tỷ suất giá trên giá trị sổ sách của VNM biến động rất lớn theo tình hình thị trường nói
chung. Năm 2007 khi thị trường chứng khoán Việt Nam có sự bùng nổ, các nhà đầu tư quá
KỂ TOÁN TÀI CHÍNH

*"í ’


Chương 30: Phân tích các báo cáo tài chính

833

hưng phấn, đẩy giá cổ phiếu các công ty lên rất cao, trong đó có VNM. Mặc dù giá trị sổ sách
của VNM năm 2007 là 24.792 đ/CP nhưng giá thị trường bình quân của VNM trong năm
2007 là 176.000đ/CP cao hơn giá trị sổ sách 7,1 lần. Năm 2008, thị trường chứng khoán đã
qua cơn hưng phấn, mặc dù với EPS là 7.015 đ/CP cao hơn 40% so với năm 2007, giá trị sổ

sách của VNM là 25.510 đ/CP nhưng giá bình quân của VNM năm 2008 chỉ là 105.000đ/CP
cao hơn giá trì sổ sách 4,12 ỉần.
Là một tỷ suất định giá quan trọng nó phải phù họrp giữa thị giá hiện tại với giá trị sổ sách
tương lai vào cuối năm hiện hành. Khó khăn iớn nhất là giá trị sổ sách tương lai này là không
có sẵn. Bạn có thể ước tính giá trị sổ sách cuối năm trên cơ sở giá trị sổ sách hiện tại và tỷ lệ
tăng trưởng trong lịch sử hay sử dụng tỷ lệ tăng trưởng EPS được suy ra từ công thức tính
tỷ lệ tăng trưởng có thể chứng minh được:
g = Tỷ lệ ỉãi trên vốn chủ sờ hữu ROE X Tỷ lệ lãi giữ iại
g = ROE X Retention rate

Liên quan đến các yếu tố nào xác định quy mô của tỷ suất giá/giá trị sổ sách, đó là một hàm
số của ROE liên quan đến chị phí vốn chủ sở hữu của công ty vì tỷ suất này sẽ phải là một
nếu nó bằng nhau-đó ià nếu công ty kiếm được lãi bằng với lãi yêu cầu trên tài sản của nó.
Ngược lại, nếu ROE cao hơn chi phí vốn chủ sở hữu, nó là một công ty tăng trưởng và các
nhà đầu tư sẵn sàng trả một khoản thưởng cao hơn giá trị sổ sách của cổ phiếu đó.
5.5.5, Tỷ suất lãi cổ tức (Dividend yield ratios)
Tỷ suất lãi cổ tức (dividend yield) là tỷ lệ lãi mà cổ đông hyvọngnhận được trên mỗi cồ
phiếu phổ thông của công ty theo giá hiện tại. VNM năm 2008và năm 2007trả cổ tức lần
lượt là 3.000 đ/CP và 2.000đ/CP. Tỷ suất lãi cổ tức (dividend yield) sẽ được tính như sau:
2008
Tỷ suẩí íãi cổ tức
(Dividend Yield}

Cồ từc mỗi cổ phiếu 1 năm X 100%


_

Thị giá hiện thời môi cô phiêu phô thông "


3.000
105,000

2007

9 afi0/
~ ’

0 178.000

2.000.1V


1 0

Nếu bạn gửi tiền ngân hàng, mỗi năm bạn có thể được hưởng lãi trên tiền gửi khoảng
7%/năm. Tuy nhiên nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu của VNM, lãi cổ tức trên giá thị trường bình
quân của VNM trong năm 2008 và 2007 chỉ tương ứng là 2,86% và 1,1%'. Câu hỏi đặt ra là
vớỉ tỷ lệ lãi cồ tức thấp như vậy nhưng tại sao các nhà đầu tư vẫn chấp nhận. Vì các cồ đông
khi đầu tư vào cổ phiếu sẽ hy vọng kiếm lãi cổ tức và lãi từ việc tăng giá cổ phiếu. Lãi cổ tức
là một bộ phận quan trọng của việc thực hiện của một cổ phiếu mà các nhà đầu tư cần quan
tâm. Hiện tại nhiều tài liệu của sở giao dịch chứng khoán HOSE dùng dividend yieỉ nhưng lại
tính là cổ tức trên mệnh giá cổ phiếu. Con số này dường như không có nghĩa lắm đối với nhà
đầu tư. Nó có thể ỉàm cho nhà đầu tư hiểu nhầm.
Thông thường các nhà đầu tư, nhất là đầu tư ngắn hạn thường muốn công ty chia cồ tức cao,
vì ít nhất nếu giá cổ phiếu không tăng trưởng thì lãi cổ tức cũng giúp họ tăng khoản lãi đầu tư.
Hơn nữa nếu một công ty trả cổ tức cao, thông thường nó nói lên tình hình tài chính của công
ty lành mạnh, công ty có đủ tiền để trả cho các cổ đông. Tuy nhiên nếu công ty trả cổ tức
băng tiền mặt quá cao điều đó nói lên răng công ty không có các dự án tốt để phát triển mở
Trần Xuân Nam - MBA



×