Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ THI HSG NVAN 9 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.07 KB, 3 trang )

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm)
Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong những
câu thơ sau:
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, nhà thơ Viễn Phương viết:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
a) Chỉ ra nét độc đáo về nghệ thuật trong hai câu thơ trên.
b) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu) bình về giá trị nghệ thuật của hình ảnh thơ
ấy.
Câu 3 (12,0 điểm)
Chân dung Hồ Chí Minh qua các văn bản: “Tức cảnh Pác Bó”, “Ngắm trăng”, “Đi
đường” (Ngữ Văn 8, tập 2)


HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM Chấm thi học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Ngữ văn
Năm học 2014- 2015
Câu 1 (3,0 điểm)
- Chỉ ra các từ láy sử dụng trong đoạn thơ: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ (1,0


điểm)
- Nêu tác dụng của các từ láy trên trong đoạn thơ (2,0 điểm), cụ thể là:
+ Biểu đạt được sắc thái của cảnh vật: diễn tả được cái thanh, cái dịu của mùa xuân và
phù hợp với các sự vật: nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nhỏ bắc ngang; gợi tả mọi chuyển
động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn
quanh. Diễn tả tinh tế thời gian, không gian lúc tan hội.
+ Bộc lộ tâm trạng con người; đặc biệt hai chữ “nao nao” đã nhuốm màu tâm trạng lên
cảnh vật. Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về
điều sắp xảy ra đã xuất hiện – Kiều gặp nấm mồ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng.
+ Được đảo lên đầu câu thơ, từ láy “nao nao” có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng của con
người; làm nổi bật nghệ thuật tả cảnh đặc sắc: cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng con người,
nhuốm màu sắc tâm trạng của con người.
Câu 2 (5,0 điểm)
a) Xác định biện pháp tu từ: ẩn dụ - hình ảnh “mặt trời” trong câu thứ thơ thứ hai là Bác Hồ. (1,0
điểm)
b) Viết đoạn văn ngắn: (4,0 điểm)
* Hình thức:
- Đảm bảo yêu cầu của một đoạn văn (khoảng 10-12 câu).
- Không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, hành văn trong sáng.
* Nội dung: Bình về hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ thứ hai.
- Ý nghĩa hình ảnh mặt trời: đem lại ánh sáng cho con người, cho muôn loài. Cuộc sống không
thể thiếu.
- Có hai hình ảnh “mặt trời”:+ Câu 1: Mặt trời của thiên nhiên (hình ảnh mặt trời thực).
+ Câu 2: Mặt trời biểu tượng – Chủ tịch Hồ Chí Minh (ẩn dụ)
Bác là mặt trời đem lại độc lập, tự do, ấm no cho nhân dân Việt Nam.
Sự vĩ đại của Bác: dù Bác đã đi xa nhưng tư tưởng của Người vẫn là “kim chỉ nam” dẫn đường
cho dân tộc Việt Nam.
Câu 3 (12,0 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Bài làm đúng thể loại: nghị luận; bố cục đầy đủ, rõ ràng.

- Ngôn ngữ trong sáng, hành văn mạch lạc.
- Sử dụng dẫn chứng xác thực, thuyết phục. Kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong bài
viết.
- Trình bày sạch, đẹp, bài viết sáng tạo.
- Làm nổi bật chân dung Hồ Chí Minh qua ba văn bản “Tức cảnh Pác Bó”, “Ngắm trăng”, “Đi
đường”.
* Yêu cầu cụ thể:Mở bài: (1,0 điểm)Giới thiệu về Hồ Chí Minh
Thân bài: (10,0 điểm)1. Hoàn cảnh sáng tác 3 bài thơ.(1,0 điểm)2. Chân dung Hồ Chí Minh: (6,0 điểm)
- Đại nhân:
+ Yêu tổ quốc: mang vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn của người chiến sĩ cộng
sản.
+ Yêu thiên nhiên: niềm giao cảm đặc biệt với thiên nhiên.
+ Yêu thương con người: niềm lạc quan, khát vọng đem lại cuộc sống ấm no, độc lập cho
nhân dân.
- Đại trí: tỉnh táo, sáng suốt, nhìn thẳng vào thực tế, đưa ra chân lý đường đời, đường cách mạng,
tỉnh táo xoay vần trong thế “chông chênh”của cách mạng Việt Nam.
- Đại dũng: Ung dung, lạc quan, tự tại, kiên trì vượt mọi khó khăn, vượt lên mọi hoàn cảnh.
“Tức cảnh Pác Bó”: tinh thần lạc quan, tin tưởng vào cách mạng.
“Ngắm trăng”: Cuộc vượt ngục tinh thần.
“Đi đường”: Ý chí, nghị lực vượt mọi khó khăn, thử thách.
3. Mở rộng nâng cao vấn đề: (3,0 điểm)
- Liên hệ thú lâm tuyền của Bác khác với người xưa:


+ Người xưa: tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế xã hội. Đó là lối
sống thanh cao, khí tiết, nhưng trốn chạy thực tế xã hội.
+ Với Hồ Chí Minh, sống hòa nhịp với thú lâm tuyền gắn liền với hoạt động yêu nước,
cứu nước. Cuộc sống lâm tuyền là một biểu hiện cuộc đời cách mạng.
- Hình ảnh, tư tưởng Bác gắn với hành động của bản thân em và thế hệ trẻ hôm nay.
Kết bài: (1,0 điểm)

- Cảm nghĩ về chân dung Hồ Chí Minh.
- Hình ảnh về người chiến sĩ cộng sản.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×