Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tư tưởng triết học Mặc Gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
Nói về triết học, Hồ Thích trong cuốn Trung Quốc triết học sử đại cương đã cho
rằng: “ Phàm nghiên cứu những vấn đề thiết yếu, từ nguồn gốc của nhân sinh để tìm ra
một giải quyết căn bản, ta gọi đó là triết học”. Trên thế giới, Triết học có thể được chia
làm 2 nền tư tưởng chính. Đó là: triết học phương Đông và phương Tây. Trong đó triết
học phương Đông là một nền triết học cổ đại, mang tính chất hướng vào nội tâm để tìm ra
sự giải thoát cho bản thân và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng xã hội. Triết học phương
Đông lại mang hai nền tư tưởng chính là tư tưởng của triết học Ấn Độ và triết học Trung
Hoa.
Mặt khác, từ khi con người xuất hiện thì đã có rất nhiều sự vật, hiện tượng theo đó mà ra
đời. Tuy xuất hiện rất muộn so với con người nhưng triết học,tôn giáo hay các học
thuyết đã trở thành người bạn đồng hành gắn liền và đi đôi với con người trong việc giúp
họ giải thích những hiện tượng mà trước giờ chưa có lời giải đáp và chứng minh của
khoa học. Trên khắp thế giới, có rất nhiều học thuyết và tôn giáo được nhiều người tín
ngưỡng và đi theo, các học thuyết này hình thành và phát triển sâu rộng thành cả một hệ
thống lịch sử lâu đời mà điển hình là triết học phương đông và phương tây. Cụ thể là các
học thuyết ở phương đông mà nổi bậc là học thuyết Mặc gia thuộc đạo giáo của trung
hoa. Thuyết Mặc gia với hạt nhân tư tưởng của Mặc Tử là thuyết “kiêm ái”( thương yêu
con người).khi nghiên cứu, thuyết này sẽ cho chúng ta những cái nhìn bổ ích về cuộc
sống như cách đối nhân thế, cách yêu thương con người và được con người thương yêu.

Khi nghiên cứu thuyết Mặc gia sẽ có rất nhiều đối tượng nghiên cứu mà chúng ta cần
nhắm đến, cụ thể đó là những nội dung cốt lõi của học thuyết mà trong đó nổi bậc là hạt
nhân tư tưởng của học thuyết – thuyết “ kiêm ái”. Bên cạnh đó những vấn đề xoay quanh
học thuyết như là lai lịch và tư tưởng của tác giả, hoàn cảnh ra đời, giá trị tư tưởng và
những nhận định xoay quanh học thuyết cũng cần được quan tâm.


Việc nghiên cứu một học thuyết có thể được người ta tiến hành với nhiều mục đích khác
nhau.Nghiên cứu thuyết Mặc gia cũng vậy, chúng ta có thể thông qua việc nghiên cứu để
hiểu rõ thêm về triết học cũng như đạo giáo trung hoa hay rộng hơn là các tư tưởng của


phương đông. Cho chúng ta cái nhìn khái quát và sâu rộng hơn về lịch sử ra đời và quá
trình hình thành của học thuyết. Việc này giúp chúng ta bổ sung một lượng lớn kiến thức
cho bản thân, và đặc biệt là chúng ta có thể dễ dàng vận dụng những gì có được từ học
thuyết vào cuộc sống, từ đó sử dụng triệt để lợi ích mà học thuyết mang lại.

Xoay quanh thuyết Mặc gia có rất nhiều khía cạnh cần chúng đề cập tới, tuy nhiên đối
với một phạm vi khá rộng thì khó mà có thể thông qua hết. vì thế mà phạm vi nghiên cứu
của tiểu luận chỉ đề cập tới những nội dung gần với học thuyết nhất . Bao gồm những gì
được đề cập về học thuyết trong lịch sử triết học phương đông, đạo giáo hay các học
thuyết có nội dung liên quan đến tư tưởng cốt lõi của học thuyết là thuyết “ kiêm ái”.
Ngoài ra chúng ta còn phải mở rộng ra ngoài thực tế cuộc sống để có được những kết quả
thực tế nhất.
Đối với việc nghiên cứu một học thuyết thì phương pháp nghiên cứu cũng cực kỳ quan
trọng. Ở đây, khi khai thác thuyết Mặc gia các phương pháp nghiên cứu tài liệu như là so
sánh, phân tích được áp dụng một cách triệt để nhất. ngoài ra còn có tổng hợp tài liệu từ
nhiều nguồn, việc này đem lại cho chúng ta nguồn thông tin từ nhiều khía cạnh và quan
trọng là cho chúng ta những cái nhìn khách quan về học thuyết đang ngiên cứu. còn về
cách thức làm việc thì, làm việc nhóm là một trong những lựa chọn hữu hiệu vì nhóm là
nơi có những ý tưởng và lượng kiến thức rộng hơn so với cá nhân rất nhiều. Như thế sẽ
giúp đề tài nhanh chóng hoàn thiện và chất lượng cao hơn.

Tiểu luận nghiên cứu về học thuyết Mặc gia của nhóm được trình bày xuyên suốt theo bố
cục như sau:


I.MỞ ĐẦU ( bao gồm: lý do chọn đề tài, đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, bố cục đề tài.)
II.NỘI DUNG:
chương 1: hoàn cảnh ra đời của học thuyết.
chương 2: Nội dung cốt lõi của học thuyết.

chương 3: giá trị thực tiễn của học thuyết.
III. KẾT LUẬN.

Và sau đây là những nội dung cụ thể và sâu hơn về học thuyết Mặc gia, chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu thêm..

NỘI DUNG


Chương 1. Hoàn cảnh ra đời:
1.Hoàn cảnh ra đời.
Mặc gia là một trường phái triết học Trung Quốc cổ đại do Mặc Tử sáng lập thời
Xuân Thu.Sang thời Chiến Quốc đã phát triển thành phái Hậu Mặc.Đây là một trong ba
học thuyết lớn nhất đương thời(Nho-Đạo-Mặc).Mặc Tử tên thật là Mặc Địch,người nước
Lỗ,thời Chiến Quốc.Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình tiểu thủ công (khoảng từ 479381 TCN).Ông là người vốn gần gũi thực tế xã hội với người dân lao động. Nhắc đến
Mặc Tử thì cũng có vài nét về vị nhân tài này. Mặc Tử tên thật là Mặc Địch, người nước
Lỗ - một nước chư hầu của nhà Chu thời Xuân Thu- Chiến Quốc và cũng là quê hương
của một nhà tư tưởng lớn khác ở Trung Hoa là Khổng Tử. Về ngày sinh của Mặc Tử thì
có nhiều học thuyết khác nhau và không có sự xác định thỏa đáng. Có người cho rằng
Mặc Tử là người cùng thời với Khổng Tử. Có người lại cho rằng Mặc Tử là người thời
Lục Quốc, đến cuối nhà Chu hãy còn. Nhưng theo sự nghiên cứu và những chứng minh
của Tôn Di Nhượng thì Mặc Tử xuất hiện sau Khổng Tử mất có đền gần cả trăm năm.
Nên tính ra Mặc Tử sinh vào năm đầu Chu Định Vương, mất nhằm lúc cuối An Vương,
sống độ tám chín mươi tuổi. Ban đầu Mặc Tử có theo học đạo Nho, nhưng về sau cho
rằng, "Nhân nghĩa" của nhà Nho gần như lẩm cẩm, "Lễ nhạc" của nhà Nho quá ư phiền
toái, nên tự khởi xướng ra học thuyết mới, nặng về công lợi và giá trị thực dụng. Mặc Tử
là một nhân vật cực lực phản đối chiến tranh. Mặc Tử trong cuộc đời cũng để lại cho đời
sau nhiều tác phẩm và các thuyết học.
Một trong những cống hiến to lớn của Mặc Tử cho lĩnh vưc triết học thế giới nói
riêng và cách đối nhân sử thể nói chung đó là Thuyết Mắc Gia.


Dưới thời nhà Tần, Pháp gia được lấy làm tư tưởng chính thức và các trường phái
khác đều bị đàn áp. Từ nhà Hán trở về sau, các triều đại đều lấy Nho giáo làm tư tưởng
chủ đạo, Mặc gia với tư cách là một trường phái riêng dần dần suy tàn.


Mặc Gia là trường phái đối lập của Khổng Gia. Nếu Khổng Gia thu hút đông đảo
học sinh, văn nhân, giới quý tộc thì Mặc Gia thu hút nghệ nhân, kỹ sư, nhà sáng chế. Mặc
Gia đề cao kỹ thuật và khám phá, bản thân Mặc Tử là 1 nhà phát minh với công trình
"Mặc Kinh" (Mo Jing) rất kỳ công, ghi chép kỹ lưỡng rất nhiều máy móc tinh xảo. Nếu
Khổng Tử mẫu mực hóa thời Tam Hoàng Ngũ Đế, mơ mộng về thời đại thị tộc hồn nhiên
và kêu gọi các nhà nước hướng về đó để làm mẫu mực, thì Mặc Tử nhìn nhận xác đáng
rằng tuy thời đại Tam Hoàng Ngũ Đế rất lý tưởng, nhưng nó là bước tiến bộ so với các
thời đại trước nữa. Do vậy, xã hội cần phải tiến lên và vượt xa thời Tam Hoàng, thay vì
lấy đó làm mẫu mực.
Mặc Gia quan niệm mỗi cá nhân cần kiểm điểm những kinh nghiệm của mình,
nhìn nhận những trải nghiệm để từ đó tìm ra con đường phát triển cho mình thay vì ép
buộc mình vào những mẫu mực sáo mòn. Mặc Tử đả kích, công phá các mẫu mực của
Khổng gia, như “Lễ nhạc”, ông coi là xa hoa lãng phí, từ đó đề cao cuộc sống thanh tao,
đạm bạc, hay Tôn ti trật tự yêu vua, yêu thầy rồi mới yêu cha, mà ông coi là ích kỷ, thay
vào đó con người nên yêu thương muôn người như nhau, yêu cha mẹ người cũng chính là
hiếu với cha mẹ ta. Ông còn cho rằng vua hay dân đen, tất cả người trong thiên hạ đều
bình đẳng. Có lẽ vì tư tưởng bình đẳng như vậy, mà chế độ phong kiến cố gắng bài trừ
những tư tưởng của Mặc Gia. Bởi trong chế độ Phong kiến, việc xác định sự trung thành
với bậc “Thiên Tử” là điều vô cùng cần thiết, trong khi Nho Giáo cổ súy cho sự trung
thành này bằng “thuyết chính danh”, với mục đích đưa xã hội vào một tôn ti trật tự nhất
định, vua ra vua, tôi ra tôi. Trái ngược hoàn toàn với tư tưởng bình đẳng của Mặc Gia.
Mặc Tử chống chiến tranh tột cùng và cổ súy hòa bình tột độ. Nhưng trong Mặc Kinh,
ông lại ghi chép hàng trăm máy móc chiến tranh và vô số chiến lược quân sự, binh pháp.
Liệu có sự bất đồng trong chính con người ông? Không hề như vậy! Mặc Tử nhận ra

rằng, để chống chiến tranh không thể dựa vào con tim, lòng tin hay miệng lưỡi. Ông sáng
chế các máy móc, chiến lược để trang bị cho những nước nhỏ yếu, tạo lập cân bằng với
các nước lớn, khiến các nước lớn phải chùn chân gây chiến. Trong đời ông và các học trò
đã truyền bá tri thức cho nhiều nước nhỏ, du thuyết các nước lớn, ngăn chặn được nhiều


cuộc tương tàn.
Mặc Gia kể từ đời Tần trở về sau hoàn toàn biến mất. Lẽ dĩ nhiên các nhà nước
phong kiến đã đề cao Khổng Giáo thì ko thể nào để cho trường phái Mặc Gia được sống.
Một nước không thể có hai vua, do đó cũng không thể có hai tư tưởng cùng thống trị.
Chưa kể đến các học thuyết của Nho giáo mang nhiều lợi ích cho việc trị quốc của chế độ
Phong kiến thời bấy giờ. Vì vậy, việc tôn sung Nho giáo và “giết chết” Mặc gia cũng là
điều dễ hiểu.
2. Các tác phẩm tiêu biểu của thuyết Mặc gia:
Phần Chư tử lược sách Hán chí có Mặc Tử 71 thiên, với lời chú : Ông tên Địch,
làm Đại phu nước Tống, thời sau Khổng Tử... ". Vương Ứng Lân và Trần Chấn Tôn chép
là có 1 bổn chỉ có 13 thiên, đây là một bổn Mặc Tử khác.
Sách Tứ khố toàn thư liệt sách này vào Tử bộ, loại Tạp gia, cọng 15 quyển, 53
thiên, số quyển giống như sách Tùy chí đã ghi, còn số thiên thì ít hơn Hán chí 18 thiên,
bổn Mặc Tử ghi trên đây còn cho đến ngày nay, và đã bị mất mát một số khá nhiều.
Mặc Tử gồm 53 thiên kể ra như sau :
-

Quyển 1 : Gồm 7 thiên :Thân sĩ, Tu thân, Sở nhiễm, Pháp nghi, Thất hoạn, Từ
quá, Tam biện.

-

Quyển 2 : Gồm 3 thiên :Thượng hiền (thượng), Thượng hiền (trung), Thượng
hiền (hạ).


-

Quyển 3 : Gồm 3 thiên :Thượng đồng (thượng), Thượng đồng (trung), Thượng
đồng (hạ).

-

Quyển 4 : Gồm 3 thiên :Kiêm ái (thượng), Kiêm ái (trung), Kiêm ái (hạ).


-

Quyển 5 : Gồm 3 thiên :Phi công (thượng), Phi công (trung), Phi công (hạ).

-

Quyển 6 : Gồm 3 thiên :Tiết dung (trung), Tiết dung (hạ), Tiết táng (hạ).

-

Quyển 7 : Gồm 3 thiên :Thiên chí (thượng), Thiên chí (trung), Thiên chí (hạ).

-

Quyển 8: Gồm 2 thiên: Minh quỉ (hạ), Phi nhạc (thượng).

-

Quyển 9: Gồm 4 thiên: Phi mạng (thượng), Phi mạng (trung), Phi mạng (hạ),

Phi nho (hạ).

-

Quyển 10: Gồm 4 thiên: Kinh (thượng), Kinh (hạ), Kinh thuyết (thượng), Kinh
thuyết (hạ).

-

Quyển 11: Gồm 3 thiên: Đại thủ, Tiểu thủ, Canh trụ.

-

Quyển 12: Gồm 2 thiên: Quí nghĩa, Công mạnh.

-

Quyển 13: Gồm 2 thiên: Lỗ vấn, Công thâu.

-

Quyển 14: Gồm 7 thiên: Bị thành môn, Bị cao lâm, Bị thê, Bị thủy, Bị đột, Bị
huyệt, Bị nga phụ.

-

Quyển 15 : Gồm 4 thiên: Nghinh địch từ, Kỳ xí, Hiệu lịnh, Tạp thủ.

Chương 2. Nội dung tư tưởng của Mặc gia:
I. Sự hình thành trường phái triết học Mặc gia

1. Bối cảnh lịch sử - xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc
Sự phát triển rực rỡ của triết học Trung Quốc cũng là lúc xã hội Trung Quốc bước vào
thời Xuân Thu - Chiến Quốc, đây là thời kì tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ
phong kiến sơ kì đang lên.


Về mặt xã hội: Xuân Thu - Chiến Quốc là hai giai đoạn lịch sử của xã hội Đông Chu. Sau
khi Chu Bình Vương lên ngôi do thế và lực không đủ sức chống cự lại sự xâm lược của
giặc ngoại tộc, nên đã dời đô từ Hạo Kinh về Lạc ấp. Lúc này, nhà Chu không thể giữ
được chế độ cai trị như cũ. Các nước chư hầu không phục tùng vương mệnh, cống nạp
mà còn lộng quyền xưng danh nhà Chu để thôn tính lẫn nhau. Xuân Thu ( 770- 403 TCN)
có hơn 100 nước, đến thời Chiến Quốc ( 403- 221 TCN) còn có 7 nước, trong đó Tầng là
quốc gia hùng mạnh nhất.
Về mặt kinh tế: trong nông nghiệp việc sử dụng công cụ bằng sắt ngày càng rộng rãi;
quan hệ trao đổi sản phẩm lao động xã hội được lưu thông; tiểu, thủ công nghiệp ngày
càng được mở rộng. Sự phát triển của các ngành, nghề này không hoàn toàn phụ thuộc
vào quyền sở hữu đất đai của nhà nước. Chế độ tư hữu ruộng đất được nhà nước thừ nhận
và bảo vệ.
Về mặt chính trị: một lực lượng kinh tế tư hữu ra đời là một thế lực đối chọi với chế độ
công hữu đất đai nhà Chu. Tương ứng với cơ sở kinh tế mới đó là lực lượng chính trị mới
- thế lực địa chủ ở các địa phương thuộc các nước chư hầu nhà Chu. Xu hướng chính trị
của các thế lực mới này là thâu tóm nguồn lực, tập trung uy quyền và mở rộng sự bành
trướng thống trị.
Về mặt tư tưởng, văn hóa: những tác phẩm có giá trị văn hóa lớn của nhiều thế hệ tầng
lớp khác nhau phản ánh các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội thể hiện tình cảm
yêu nước.
Xuân Thu- Chiến Quốc là thời kì của bách gia chi tử, bách gia tranh minh. Chính trong
thời đại lịch sử biến đổi toàn diện và sâu sắc đó đã đặc ra những vấn đề triết học, chính
trị, xã hội, luân lí đạo đức, kinh tế, pháp luật, quân sự, ngoại giao...kích thích lòng người,
khiến các bậc tài sĩ tử đương thời quan tâm lí giải , để tìm ra các phương pháp giải quyết,

từ đó làm nảy sinh ra một loạt các nhà tư tưởng nổi tiếng và các trường phái triết học lớn.
Trong đó một trong những trường phái triết học có ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc thời
bấy giờ đó là Mặc gia cùng với triết học của Mặc Tử.


2. Trường phái triết học Mặc gia
Mặc gia là trường phái triết học về cơ bản nó đại diện cho lợi ích của tầng lớp sản xuất
nhỏ thời kì tiền Tần. Nó được chia làm hai thời kì:
Ở thời kì đầu, Mặc Gia lấy tư tưởng của Mặc Địch với chủ nghĩa “ kiêm ái” làm trung
tâm, đây luôn là học thuyết có nội dung tư tưởng đối lập với Nho gia.
Ở thời kì cuối, là sự tiếp nối tư tưởng của Mặc Địch, xuất hiện vào thời kì Chiến Quốc.
Họ đã loại bỏ thế giới quan tôn giáo của Mặc Địch, chú trọng nghiên cứu những kinh
nghiệm và kĩ thuật sản xuất, tiến hành tổng kết những thành quả của khoa học tự nhiên
thời bấy giờ, và lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc xây dựng nên lí luận về
nhận thức và khoa học một cách có hệ thống.

II. Nội dung tư tưởng Mặc gia
Trong lịch sử tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại vào cuối thời xuân thu - chiến quốc
đã xuất hiện một trường phái triết học lớn cùng với nho gia đạo gia chia nhau thống trị
đời sống tinh thần ở trung hoa thời kì này, đó là trường phái triết học mặc gia. Sự ảnh
hưởng to lớn của triết học mặc gia đã khiến Mạnh Tử phải lo lắng thốt lên rằng: “ Lời
của Dương Chu, Mặc Địch tràn lang thiên hạ...những kẻ nói đạo trong thiên hạ thời nay
không theo họ Dương thì theo họ Mặc. Người sáng lập ra trường phái triết học Mặc gia
với học thuyết “Kiêm ái” nổi tiếng là kẻ thù của Khổng giáo, đó là Mặc Địch. Sau khi
Mặc Tử mất học thuyết này được bảo vệ và phát triển bởi các triết gia hậu Mặc vào thế
kỷ thứ IV –III trước công nguyên, với tư tưởng nổi bật nhất về logic và nhận thức luận
trên cơ sở duy vật của họ.
1. Mặc Tử và chữ “mặc” trong triết học trung hoa cổ đại
Người sáng lập trường phái Mặc Gia là Mặc Tử, tên là Mặc Địch (khoảng 468 – 376
TCN), người nước Lỗ, một trong 7 đại triết gia Trung Quốc thời Xuân Thu Chiến Quốc.

Mặc Tử và môn đệ là những người phu dịch, võ sĩ lớp dưới của xã hội. Họ tổ chức thành


một đoàn thể kĩ luật nghiêm minh, xuất phát từ lập trường giai cấp và đạo đức nghề
nghiệp mà đả kích Nho gia trên nhiều mặt, muốn tranh chấp địa vị của Nho gia trên
trường chính trị. Tư tường của ông được giữ lại trong sách Mặc Tử.
Khi nghiên cứu về Mặc Tử chúng ta phải hiểu được nghĩa của từ “Mặc” trong triết học
Trung Hoa cổ đại là gì? Hiểu được nó, sẽ giúp chúng ta có được một cách nhìn toàn diện
hơn về trường phái Mặc gia.
Theo rất nhiều sách viết về trường phái này thì họ nhìn chung đều cho rằng Mặc Tử họ
Mặc, tên là Địch. Đến cuối đời nhà Thanh, Giang Tuyền có giải thích đại khái như sau:
“đời xưa các học phái của Chu Tử gồm có chín dòng ai truyền lại học thống của mình thì
đều xưng là nhà, là gia. Vậy chữ gia là trỏ vào học phái, không phải trỏ vào dòng họ của
tác giả. Đây là lệ chung của chín nhà, theo Hán Chí có nói rõ, như Nho gia, Đạo gia,
Danh gia, Âm dương gia, Tung Hoành gia, Nông gia, Tạp gia”. Bởi vậy Giang Tuyền đi
đến kết luận: “cổ chi sở vị Mặc gia, phi tínhthị chi xưng, nãi học thuật chi xưng giả”, có
nghĩa là xưa kia người ta gọi “Mặc”, không phải gọi họ tên người, mà nói về mặt học
thuật của trường phái đó mà thôi.
“Mặc” còn có nghĩa là đen, như Mạnh Tử nói “diện thâm mặc”, tức là mặc đen xì. Vậy
“Mặc” có nghĩa là mặc đồ đen. Mặc Tử lấy sự cực khổ làm đức hạnh, cho nên mệnh danh
học thuật của mình là Mặc.
Hơn nữa ,chữ Mặc còn là để gọi một tội hình khắc vào mặt và tha mực đen đi. Và theo
Chu Lễ thì kẻ phạm tội khinh hình thường bị sa vào hạng nô lệ làm công việc khổ nhục.
Như vậy, mới biết được rằng “Mặc” là hình đồ biến thành, làm nô dịch. Mặc gia sinh
hoạt kham khổ, lấy sự khổ hạnh để thi hành điều nhân nghĩa, xác lập đạo đức cho bản
thân, từ đó đề ra đạo đức cho xã hội để chứng minh cho quan điểm của mình Giang
Tuyền có đưa ra rất nhiều bằng chứng rãi rác ở các sách của chư tử. Như trong sách Mặc
Tử thiên Bị Thê: “Cầm Hoạt Ly sự Mặc Tử tam niên, thủ thúc biền đê, diện mục lê hoắc,
dịch thân cấp sử, bất cảm vấn dục”, có nghĩa là Cầm Hoạt Ly hầu Mặc Tử trong suốt ba



năm chân tay bị chai rộp, mặt mũi đen sì, nhìn người ngợm khổ sở và không hề nghĩ tới
những them muốn của mình.
Như vậy, theo Giang Tuyền, chữ “Mặc” không phải là tên là dòng họ mà nó là tên gọi
một học thuật qua thuật ngữ này chúng ta thấy được phần nào tinh thần của Mặc học, đó
là thứ tinh thần đại diện cho nguyện vọng của tầng lớp nhân dân cần lao bị nô dịch chống
lại chủ trương phụ chưng chế độ phong kiến, bên vực quyền lợi quý tộc để đòi về xã hội
nguyên thủy sơ khai với mọi thứ đều là của công, mọi người phải làm nhiều, ai làm nhiều
ăn nhiều ai làm ít ăn ít của thời vua Vũ nhà Hạ.

2. Tư tưởng Mặc gia
2.1. Quan điểm trung tâm của tư tưởng triết gia Mặc gia là Nhân và Nghĩa, Khái niệm
Nhân và Nghĩa của Mặc gia khác Nho gia. Mặc gia cũng thừa nhận đẳng cấp trong xã hội
nhưng phản đối chủ trương của Nho gia là phân ra kẻ thân người sơ, kẻ cao người thấp
trong tình yêu thương con người. Mặc gia cho rằng nhân là kiêm ái, tức là yêu thương
con người không phân biệt đẳng cấp. Vì vậy, Mặc gia đói người ta phải “kiêm ái”, phải


“thượng đồng” đồng nhất với Thượng đế tất cả giá trị nhân sinh, phải “thượng hiền” chọn
người hiền lên vị trí lãnh đạo quốc gia không phân biệt sang hèn quý tiện, phải “tiết táng”
không phân biệt cách thức chôn người chết, mà phải nhất loạt giản dị hóa, hết sức tiết
kiệm. Mặc gia phản đối chiến tranh. Về Nghĩa, Mặc gia giải thích rõ ràng “Nghĩa ấy là
lợi”. Trên cơ sở quan điểm về Nhân và Nghĩa, phương hướng tư tưởng của Mặc gia là
“hưng thiên hạ chí lợi, trừ thiên hạ chi hại” - nghĩa là “làm lợi cho mọi người, trừ hại cho
mọi người”. Mặc gia phản đối xã hội lễ trị đời nhà Chu mà Nho gia đề xướng, noi gương
đời Hạ vũ, khổ hạnh cứu đời, có màu sắc chủ nghĩa công lợi nồng đậm. Mười điểm nội
dung chủ yếu tão nên tư tưởng triết học của Mặc gia là “Thượng hiền, Thượng đồng, Tiết
dụng, Tiết táng, Phi nhạc, Phi mệnh, Thiên chí Minh quỷ, Kiêm ái, Phi công” đều được
đề xuất xoay quanh chữ Nghĩa. Mặc gia lấy Nghĩa làm tiêu chuẩn để xem xét các vấn đề
nhân sinh, xã hội, đem sức mà làm “ mài mòn từ đỉnh đẩu đến gót chân để làm lợi cho

thiên hạ”.
Trên cơ sở quan điểm về Nhân và Nghĩa, Mặc Tử đưa ra thuyết “kiêm ái”. Ông cho rằng:
“Phàm trong thiên hạ, sở dĩ có những điểu oán thù tai vạ tranh cướp nhau đều là do
không yêu thương nhau mà sinh ra”, vì vậy phải “thương yêu ai cũng như nhau”, phải
“coi nước người khác như nước của mình, coi gia đình người khác như gia đình của
mình, coi người khác như bản thân mình”, “nếu mọi người trong thiên hạ thương yêu
nhau, giữa các nước không tấn công lẫn nhau, giữa nhà này nhà khác không có chuyện
rắc rối, thì giặc giã trộm cướp không có, vua tôi cha con đều có thể trên dưới yêu thương
lẫn nhau, và như vậy thì thiên hạ sẽ ổn định”. Để thực hiện thuyết kiêm ái, “kẻ có sức
phải giúp đỡ người khác, kẻ có của phải chia sẻ cho người khác, kẻ hiểu biết phải dạy dỗ
người khác”. Hơn nữa phải tạo điểu kiện cho những ngưởi già cả không vợ con thì có
nơi nuôi dưỡng cho hết tuổi già, những trẻ nhỏ mồ côi không có cha mẹ thì có nơi nương
tựa để khôn lớn”. “Kiêm” nghĩa là gồm, là chung, trái với “Biệt” là riêng, là tư.


Còn Ái là yêu, là lòng yêu thương con người, trái với « Ố » là thù ghét, là làm hại
người. « Kiêm ái » là yêu hết thảy mọi người như nhau. « Kiêm ái » vì thế cũng
là « nhân nghĩa ». «
2.2. Về vũ trụ quan, Mặc tử có nhiều mâu thuẫn. Một mặt, Mặc Tử phủ nhận « Thiên
mệnh » của Khổng Tử. Theo Mặc Tử, không hề có số mệnh quyết định và chi phối sự
sống – chết, giàu – nghèo, thọ - yểu, yên – nguy, trị - loạn đối với con người. Mọi họa
phúc, may rủi, thành bại trong cuộc sống là do chính hành vi của con người gây nên, là
tại sức ta chưa đủ, lực ta chưa mạnh, tuyệt nhiên không phải do định mệnh như Nho gia
quan niệm. Chỉ cần mọi ngưởi nổ lực làm việc, tiết kiệm tiền của thì có thể làm cho đời
sống đầy dủ và ấm no. Không gắng sức làm việc thì sẽ nghèo đói. Từ đó ông phê phán
Nho gia tin vào định mệnh, làm cho người trên an phận không lo đến việc chính trị, kẻ
dưới thì sinh ra ỷ lại, biếng nhác không làm chủ được vận mệnh của mình.
Mặt khác, Mặc Tử lại đưa ra thế giới quan tôn giáo duy tâm là trọng trời, thờ quỷ thần,
phục tùng sức mạnh siêu tự nhiên thần bí. Ông coi ý chí của trời là nguyên tắc cao nhất
của hành vi con người, đồng thời ông coi sự biến hóa của tự nhiên là do ý chí trời chi

phối. Theo Mặc Tử, trời là một đấng anh minh, có ý chí có nhân cách và quyền lực tối
cao.Trới chiếu sáng cho vạn vật, tạo ra và nuôi dưỡng muôn loài. Trời xoay vần bốn mùa,
sinh ra các tiết… Trời luôn công minh, sáng láng, thưởng người hiền và trừng phạt kẻ ác.
Tin có trời, Mặc Tử cũng tin có quỷ thần. Ông coi quỷ thần cũng là một thế lực đầy
quyền uy, thiêng liêng giám sát chặt chẽ mọi hành vi hoạt động của con người để khen
thưởng những người làm vệc nhân nghĩa và trừng phạt những kẻ gây ra những điều ác
một cách công minh.
Vì vậy, Mặc Tử cho rằng ý chí sáng láng, công minh của Trời và quỷ thần là khuôn phép,
mực thước cao nhất cho mọi hành vi của con người.
2.3. Về nhận thức luận, Mặc Tử là người đầu tiên đề xuất mối quan hệ giữa Thực và
Danh như một phạm trù triết học. Ông chủ trương « lấy thực đặt tên để nêu ra cái thực » ;


« cái dùng để gọi tên, cái được gọi lên là thực ». Điều đó có nghĩa khách quan là tồn tại
thực. Khái niệm do từ thực mà có.
Đồng thời Mặc Tử cũng cho rằng khái niệm của con người có thể đúng, sai. Để xem xét
đúng, sai của khái niệm, chỉ có cách tuyển chọn cái đúng trong thực tế khách quan mới
có thể phán đoán đúng sai. Có ba tiêu chuẩn cụ thể để tuyển chọn : Trước hết, lập luận
phải có « bản », tức là có căn cứ. Thứ hai lập luận phải có « nguyên » tức là phải được
chứng minh. Thứ ba, lập luận cần được « dụng » tức có hiệu quả. Ba tiêu chuẩn ấy có
liên hệ nội tại, cái sau, tức là « dụng » càng quan trọng. Thuyết « tam biểu » của Mặc gia
thể hiện thuyết phản ánh của chủ nghĩa duy vật chất phác, các học thuyết cùng thời khó
sánh kịp.
III. Những quan điểm của Phái Hậu Mặc
Sang thời Chiến quốc, học thuyết của Mặc gia bị các trường phái triết học khác phê phán
gay gắt. Các phái Nho gia, Pháp gia cho chủ nghĩa « kiêm ái » của Mặc Tử là « không
nhận có cha, không nhận có vua, chẳng khác cầm thú ». Đó là học thuyết làm bế tắc con
đường nhân nghĩa.
Về mặt logic học và nhận thức luận, các nhà biện luận đương thời đã bác bỏ học thuyết
“Kiêm ái” của Mặc gia bằng tri thức về logic học qua hai luận đề nổi tiếng: “Vô cùng làm

hại kiêm” và “Giết ăn trộm không phải là giết người”.
Hơn thế nữa thời bấy giờ các nước chư hầu đang liên tiếp gây ra các cuộc chiến tranh ác
liệt giành bá chủ thiên hạ, dân đói rét, khổ cực, loạn ly, thì chính sách “Kiêm ái”, “Phi
công”, “Tiết sụng”...và những lời lẽ vi diệu của Mặc gia chẳng có lợi ích, công dụng thiết
thực gì với giai cấp quý tộc cũng không đáp ứng sự mong mỏi, ưa chuộng của nhân dân.
Để bảo vệ và phát triển tư tưởng Mặc Tử, một môn phái mới ra đời gọi là Triết gia Hậu
Mặc (gồm Tướng Lý, Tướng Phu, Đặng Long ; Tướng Lý Cần, Khổ Hoạch, Dĩ Sĩ, Đặng
Long Tử).


Nội dung tư tưởng của phái Hậu Mặc được thể hiện trong áu thiên cưới của sách “Mặc
Tử” thường được biết dưới cái tên là “Mặc kinh” ; gồm “Kinh thượng” (thiên 40) “Kinh
hạ” (thiên 41), “Kinh thuyết thượng” (thiên 42) “Kinh thuyết hạ” (thiên 43), “Đại thủ”
(thiên 44), “Tiểu thủ” (thiên 45) trình bày toàn bộ quan điểm về logic học và tri thức luận
hết sức sâu sắc và phong phú của các triết gia Hậu Mặc.
Các triết gia Hậu Mặc đã loại bỏ khía cạnh tôn giáo về vũ trụ tự nhiên của Mặc Tử, phát
triển khía cạnh duy vật của Mặc Tử trên cơ sở tổng kết những thành quả của khoa học tự
nhiên và sự phát triển sản xuất thời bấy giờ. Họ cho rằng sự tồn tại của vật chất là bất
diệt, hình thái tồn tại của sự vật thù có thay đổi. Thời gian, không gian liên hệ mật thiết
với sự vận động của sự vật. Vật thể vận động trong không gian và thời gian.
Các triết gia Hậu Mặc đã phát triển nhân tố duy vật trong nhận thức luận của Mặc Tử. Họ
cho rằng muốn nhận thức được thế giới, trước hết nhờ các khí quan cảm giác, gọi là “ngũ
lộ”: tai, mắt, mũi, miệng, thân. Nhờ “ngũ lộ” tiếp xúc với thế giới bên ngoài mà mô
phỏng hình dáng của chúng – đây là yếu tố thứ hai của nhận thức. Sách Mặc Tử đã nói rõ
rằng: “Biết là tài liệu” “là tiếp nhận”, hiểu biết là các quan năng nhận thức gặp đối tượng
và biết hình dáng của nó. Đồng thời, đã nhận thức sâu sắc sự vật, con người phải nhờ
“tâm”. Tâm là hoạt động của tư duy, là quá trình phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng
hóa để “đạt đến ý nghĩa của nó”. Vì vậy họ đã làm rõ mối quan hệ của cảm giác với tư
duy như “biết là tài liệu” “lo là cầu”, “nghe là tai được rõ”, “theo cái nghe mà đạt đến cái
ý”. Có được mới liên hệ giữa cảm giác và tư duy phải nhờ “cửu” (thời gian) và “vũ”

(không gian).
Trong việc phân loại tri thức , các triết gia Hậu Mặc đã phân ra như sau: Về mặc nguồn
gốc, có ba loại tri thức : một là “Văn tri” là hiểu biết đạt được do sự truyền thụ của người
khác, hai là “Thuyết tri” là tri thức do sự hoạt động của tư duy đem lại ; ba là “Thân tri”
phát sinh do sự quan sát, tìm hiểu, đúc kết qua kinh nghiệm bản thân.
Về mặc đối tượng nhận thức, phái Hậu Mặc đưa ra bốn loại hiểu biết về “danh”, hai là về
“thực”, ba là về “hợp”, bốn là về “làm”. Phái Hậu Mặc chia “danh” làm bốn loại: danh


chung, danh từng loại, danh riêng. “Danh” là cái nhờ đó mà ta gọi là vật”. Và thực là cái
được ta gọi là danh. Còn hợp là mối tương quan giữa danh và thực. Theo phái Hậu Mặc
khi nào danh phù hợp với thực thì đó là tri thức đúng đắng. Hiểu biết về làm là loại tri
thức thông qua việc người ta biết làm bằng cách nào để làm việc gì có kết quả. Biết giữ
cái nào và bỏ cái nào.
Thông qua cuộc đấu tranh chống thuyết nguy biện, các triết gia Hậu Mặc đã xây dựng
khoa học logic trên cơ sở nhận thức luận duy vật. Họ chia khái niệm thành ba cấp độ
khác nhau: “đạt, loại, tư” để tạo điều kiện làm rõ nội hàm và ngoại diên của khái niệm.
Trong Mặc kinh các triết gia Hậu Mặc đã dành phần lớn các thiên kinh thượng, kinh hạ,
kinh thuyết thượng, kinh thuyết hạ, đại thủ và tiểu thủ để bàn về phép biện luận và những
vấn đề logic học. Đây là những đóng góp không kém phần phong phú của họ.
Biện luận, theo phái Hậu Mặc là sự đối thoại, tranh luận, lập luận, bác bỏ những ý kiến
của nhau để tìm ra chân lí từ đó áp dụng vào giải quyết các vấn đề của nhận thức cũng
như trong quan hệ ứng xử xã hội.
Biện luận có 8 công dụng : một là để tỏ vẻ thị phi, hai là để xét mối trị loạn,ba là tỏ chỗ
đồng dị (đồng nhất và khác biệt, giống nhau và khác nhau), bốn là để xem xét danh và
thực, năm là xử việc lợi hại, sáu là để quyết sự hiềm nghi, bảy là tìm ra lẽ tất nhiên hay
tính tất yếu của mọi vật, tám là để đối chiếu,so sánh các ý kiến khác nhau tìm ra đúng sai
khi tranh luận (Mặc Tử, Tiểu thủ, thiên 45).
Trong việc « lấy thuyết tỏ gốc » các Mặc gia coi gốc như là nguyên nhân,cái tất yếu chi
phối sự vật,tạo thành kết quả.

Các triết gia Hậu Mặc đã đưa ra 7 phương pháp biện luận, gồm : một là phép hoặc, hai là
phép giã, ba là phép bắt chước, bốn là phép so sánh, năm là phép song song, sáu là phép
tương tự và bảy là phép suy.


Trong quan niệm của các triết gia Hậu Mặc thì đồng nhất và khác nhau là không tách rời
nhau. Nghiên cứu những phạm trù và giải thích mối quan hệ giữa chúng là nhằm mục
đích là nhận thức được chân lý và phi lý.
Về mối tương quan giữa nhất và đa,giữa cái toàn thể và bộ phận,phái Hậu mặc đã thể
hiện quan niệm của mình qua phép so sánh. Trong phép so sánh phái Hậu Mặc cho rằng
khi lập câu người ta phải xét tới thực tế, lựa chọn đúng đắn những vật đem ra so sánh. Ví
dụ,nói con chim là loài thực vật là vô nghĩa (Mặc Tử, kinh thuyết hạ, thiên 43).
Trên cơ sở những lý luận sắc bén về nhận thức và logic học,các triết gia Hậu Mặc đã phê
phán quan điểm của các trường phái triết học khác, biện luận phát triển tư tưởng triết học
của Mặc Tử cho phù hợp với điều kiện lịch sử xã hội.
Bàn về kiêm ái các triết gia Hậu Mặc cho rằng đặc trưng cơ bản nhất của kiêm ái là gồm
yêu hết thẩy mọi người như nhau và lợi ích là tiêu chuẩn để xem xét ý thích và hành động
của con người ta có kiêm ái hay không. Không những thế họ còn cho rằng ngay cả những
phạm trù đạo đức như : trung hiếu,chí công...cũng phải lấy mục đích làm lợi người là tiêu
chuẩn trên hết. thiên « Kinh thượng » viết : « hiếu là lợi cha mẹ ; trung là lợi vua ; công
là lợi dân ». Nhưng trước sự phê phán công kích của các triết gia thuộc các trương phái
triết học khác thời bấy giờ như : Mạnh Kha, Hàn Phi... và để cho học thuyết « kiêm ái »
của Mặc gia phù hợp với điều kiện lịch sử xã hội mới, phái Hậu Mặc đã bổ sung và điều
chỉnh thuyết « kiêm ái »: kiêm ái gồm yêu và làm lợi cho tất cả mọi người như nhau
nhưng có sự phân biệt thân sơ, trên dưới, gần xa, già trẻ...
Các nhà triết học Hậu Mặc cũng đã tập trung phê phán các quan điểm triết học của
trường phái Đạo gia, Danh gia với lý luận không kém phần sắc bén.
Theo các triết gia Hậu Mặc, các biện giả Danh gia trong lập luận của mình đã mắc phải
sai lầm là mệnh đề lập luận giả dối. Hơn nữa trong mối tương quan giữa « Danh » và
« Thực » các nhà ngụy biện đã đào một cái hố sâu không thể qua được giữa cái toàn bộ

và cái bộ phận, giữa cái trừu tượng và cái cụ thể, giữa cái chung và cái riêng, giữa hữu
hạn và vô hạn...Do đó những phán đoán của họ là sai lầm, không phù hợp với thực tế.


Phái Hậu Mặc cũng đã bài xích những tư tưởng của các Đạo gia. Họ nói rằng Lão Tử chủ
trương con người sồng theo đạo tự nhiên, thuần phác, vô tri nên « tuyệt học vô ưu »,
nhưng chính Lão Tử lại biện thuyết, dạy người ta học ; Điều đó chính Lão Tử đã tự mâu
thuẫn với mình. Với Trang Tử, các Mặc Gia vạch ra tính chất ngụy biện, chủ trương
tương đối và bất khả tri luận trong nhận thức của ông. Xuất phát từ đạo tự nhiên, tuyệt
đối, Trang Tử cho rằng mọi vật sinh ra từ đạo đều có một bản tính, khả năng, sở thích
riêng ; gọi là « đức », không vật nào giống vật nào, không người nào giống người nào.
Thuận theo bản tính tự nhiên của mình, vật nào, người nào cũng có chỗ là phải, là lớn, là
nhỏ, là thọ hay là yểu của nó. Vậy nên nọi quan niệm của ta về sự vật chỉ có tính chất
tương đối mà thôi. Vì thế chẳng có kẻ nào đúng và chẳng có kẻ nào sai, chẳng có kẻ nào
trái và chẳng có kẻ nào phải khi tranh luận, biện bác. Thế nhưng chính Trang Tử lại biện
thuyết, bày bác người khác trong học thuyết của mình, điều đó Trang Tử lại tự mâu thuẫn
với mình và lập luận của Trang Tử về tính tương đối và bất khả tri của nhận thức con
người và sự vật là không đúng. Theo phái Hậu Mặc, nhận thức của con người có thể đạt
đực sự đúng đắn nếu « danh » phù hợp với thực tế khách quan.
Những quan điểm trên của phái Hậu Mặc đã hơn hẵn Nho gia và Đạo gia về nhận thức
luận. Hệ thống logic của họ đã tấn công vào thuyết hoài nghi và bất khả tri của môn phái
Trang – Chu. Họ cho rằng chỉ thông qua tranh luận thì mới đi tới chân lý. Đồng thời phê
phán những khía cạnh duy tâm trong học thuyết của phái Công Tôn Long. Họ coi trọng
luận chứng, làm thay đổi khuyết điểm chủ yếu của các nhà triết học thời Tiền Tần thiên
về lĩnh hội.
Chương 3. Giá trị tư tưởng của thuyết Mặc gia
Tuy tư tưởng của Mặc tử chỉ xuất hiện và tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn
so với lịch sử Trung Quốc, nhưng đã có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng chính trị của xã
hội Trung Quốc cũng như các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục thời bấy giờ.
Không những thế các tư tưởng tiến bộ của phái mặc gia còn để lại những giá trị thiết thực

cho đến ngày nay.


1.Đối với Trung Quốc
Mặc tử là một trong những nhà triết học thời xuân thu, chiến quốc.Tư tưởng của
ông là tiếng nói đại diện cho tầng lớp tiểu tư hữu và tầng lớp bình dân trong xã hội ở thời
kì chiếm hữu nô lệ suy tàng và chế độ phong kiến đang lên. Quan điểm đặc sắc của ông
là những lí luận, nhận thức trong pháp tam biểu và chủ nghĩa kiêm ái, vị tha, chống chiến
tranh xâm lược, đòi tự do, bình đẳng, bác ái, chủ trương cải cách xã hội, cải thiện đời
sống nhân dân lao động...là những đóng góp quý giá của Mặc Tử vào kho tàng lí luận hết
sức phong phú của nhân dân Trung Quốc. Đặc biệt là thuyết “thượng hiền” đã có ảnh
hưởng rất lớn cho đến ngày hôm nay.
Ngoài ra Mặc Tử còn bác bỏ, đi ngược lại những quan điểm sai lầm của nho giáo
làm hoàn thiện hệ thống triết học của Trung Quốc.
2.Đối với phương đông và thế giới
Phương Đông có rất nhiều nhà triết học với các quan niệm khác nhau nên cũng có
chỗ đứng khác nhau. Tư tưởng của phái mặc gia mà đặc biệt là tư tưởng triết học của
Mặc Tử đã đóng đã đóng góp cho nền triết học phương Đông những nhận thức luận có
giá trị cao, hướng con người đến đời sống thực tế. Đồng thời làm phong phú thêm nền
triết học phương đông.
3. Giá trị học thuyết “kiêm ái” đối với xã hội Việt Nam
Kiêm ái, tình yêu thương người, đồng loại với chân lí trường tồn xã hội. Tình yêu
thương người gốc rễ đức lấy làm kế sách lâu dài để cảm hóa lòng người, thâu phục nhân
tâm, hóa giải hận thù tranh đoạt. Trong công cuộc đổi mới của nước ta ngày nay, bên
cạnh thành tựu lớn, mặt trái kinh tế thị trường bộc lộ rõ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo
đức xã hội, gây cản trở phát triển kinh tế- xã hội hình thành phát triển chuẩn mực đạo đức
xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước , nhân dân ta hướng đến. Thuyết “kiêm ái” Mặc Tử
có giá trị góp phần vào việc khắc phục mặt trái đạo đức xã hội kinh tế thị trường. Bởi có
giá trị gần gũi với giá trị đạo đức truyền thống dân tộc ta, tình thần tương thân, tương ái,
vị tha, khoan dung...”Kiêm ái” có ý nghĩa nhân nghĩa. Với dân tộc ta, nhân nghĩa trở



thành truyền thống đạo lí cao thượng. Đặc biệt, tinh thần đại nghĩa dân tộc ta khiến cho
bạn bè năm châu kính phục, cảm hóa kẻ thù ác nhất, giúp ăn năng hối lỗi, cải tà quy
chánh người lầm đường lạc lối. Rõ ràng, từ lòng vị tha, khoan dung cư xử người Việt
Nam đến sách khoan hồng Đảng ta ẩn chứa nội dung “kiêm ái”.
“Kiêm ái” với giá trị nhân nghĩa có ý nghĩa lớn trong bối cảnh phát triển kinh tế
thị trường, hội nhập quốc tế. . Phát triển kinh tế bền vững phải gắn liền với tiến bộ xã hội,
văn minh cho người, cho nhân loại.

KẾT LUẬN
Mặc Tử là một triết gia có một tinh thần cứu đời đầy nhiệt huyết, giảng thuyết “kiêm ái”
đến “mòn trán, lỏng gót”. chú trọng vấn đề đạo đức, chính trị. Ông chủ trương Kiêm Ái,
Thượng Đồng, Thiên Chí, Minh Quỷ, Phi Mệnh, Phi Nho, Phi Nhạc, Thượng Hiền.
Tu tưởng của Mặc Tử có mặc phản ánh nguyện vọng của nhân dân lao động,
nhưng thuyết kiêm ái của ông rõ rang là mang tính không tưởng vì vậy không được giai
cấp thống trị lúc bấy giờ coi trọng.Nhưng sau tất cả chúng ta không thể phủ nhận được
những đóng góp vô cùng lớn lao của ông. Có thể nói Mặc Tử là một trong những người
đầu tiên công khai đòi hỏi và bảo về quyền hòa bình trên thế giới.
Tuy tư tưởng của Mặc Tử tuy còn mang nhiều nét sơ khai nhưng có thể nói nó đã
thể hiện những điểm tiến bộ đáng kinh ngạc, thậm chí so với tiêu chuẩn ngày nay: đề cao
khám phá khoa học, chủ nghĩa nhân bản, tinh thần phản biện và tự do tư tưởng. Đồng
thời Mặc Gia cũng mang những góc nhìn và tầm nhìn đúng đắn về lịch sử phát triển xã
hội.


Tóm lại, trên phương diện tư tưởng triết học, Mặc gia đã có sự chuyển biến từ lập
trường duy tâm hữu thần (của Mặc Địch) sang lập trường duy vật (của phái Hậu Mặc); về
quan niệm xã hội chính trị, họ tỏ ra bế tắc trong việc giải quyết hiện thực mà họ đang phê
phán. Điều đó phản ánh trình độ và tính chất của giai tầng mà họ đang là đại biểu: Tầng

lớp công thương và người sản xuất nhỏ tiểu tư hữu. Vào thời kỳ đó, họ cùng với giai cấp
địa chủ mới lên là lực lượng cách mạng, là động lực của lịch sử. Còn đối với việc vận
dụng trong thời hiện đại, nếu áp dụng hợp lý, biết rõ ưu khuyết, Mặc Gia cũng là một học
thuyết đáng để xem xét. Không có một đạo giáo nào là hoàn toàn đúng đắn, và qua mỗi
thời kỳ, các hoàn cảnh và tư duy của con người trong xã hội cũng thay đổi. Vì vậy, việc
áp dụng các tư tưởng từ cổ đại như Nho giáo, Đạo giáo hay Mặc Gia cho đến các tư
tưởng triết học hiện đại như Mác- Lê Nin,… đều cần phải có sự vận dụng một cách sang
tạo, biến hóa hợp lý cho từng thời kỳ và giai đoạn phát triển của đất nước, từ đó mới giúp
đạt được các mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.

Dưới sự hướng dẫn của Ths. Hà Mai Anh, nhóm đã đã phân công và thực hiện bài tiểu
luận với đề tài là học thuyết Mặc gia nhằm mục đích mang lại những kiến thức hữu ích
phục vụ cho qúa trình học tập của các thành viên trong nhóm và cũng như kiến thức cho
cả lớp. dưới góc độ nhìn nhận của những sinh viên thì việc nghiên cứu và chắt lọc tài liệu
vẫn còn nhiều thiếu sót mong cô có thể góp ý và bổ sung thêm để chúng em hoàn thiện
hơn tiểu luận này. Xin cảm ơn cô !




×