Lịch sử Việt Nam được nhiều nhà sử học ghi nhận là có bề dày khoảng 3000 đến 4000
năm hoặc nhiều hơn thế
[1]
.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các di tích chứng minh loài người đã từng sống tại Việt Nam
từ thời kỳ Đồ đá cũ. Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn tại vùng
này đã phát triển về chăn nuôi và nông nghiệp, đặc biệt là nghệ thuật trồng lúa nước.
Những người Việt tiền sử trên vùng châu thổ sông Hồng-Văn minh sông Hồng và sông Mã
này đã khai hóa đất để trồng trọt, tạo ra một hệ thống đê điều để chế ngự nước lụt của các
sông, đào kênh để phục vụ cho việc trồng lúa và đã tạo nên nền văn minh lúa nước và văn
hoá làng xã.
Khu vực nay là Việt Nam đã có người ở từ thời kỳ Đồ đá cũ. Các nhà khảo cổ đã tìm ra
các nơi cư ngụ tại Núi Đọ, Ninh Bình và Nga Sơn, Thanh Hóa
[cần dẫn nguồn]
. Các nhà khảo cổ
đã liên kết sự khởi đầu của nền văn minh người Việt ở cuối thời kỳ Đồ đá mới và đầu thời
kỳ đồ đồng (vào khoảng hơn 2500 năm trước Công Nguyên)
[cần dẫn nguồn]
. Nền văn hóa Phùng
Nguyên, nằm xung quanh tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ ngày nay, xuất hiện từ năm 2000
TCN đến năm 1400 TCN
[cần dẫn nguồn]
. Đến khoảng 1200 TCN, sự phát triển của kỹ thuật
trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn
đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi bật với các trống đồng. Các vũ khí, dụng
cụ và trống đồng được khai quật của văn hóa Đông Sơn cho thấy sự ảnh hưởng lên Đông
Nam Á và cũng minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ đồng bắt nguồn từ đây. Nhiều mỏ
đồng nhỏ xưa đã được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Nền văn hóa Đông Sơn có điểm
giống nhau với những nền văn hóa được khai quật khác tại Đông Nam Á (Khu mộ thuyền
Prâyviêng, Cánh đồng Chum - Lào, Các khu di tích khảo cổ Phukhet - Thái lan v.v...)
[cần dẫn nguồn]
, ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền, nhà sàn, và
bằng chứng về phong tục ăn trầu và nhuộm răng đen.
[sửa] Thời Hồng Bàng
Bài chi tiết: Hồng Bàng
[sửa] Nước Xích Quỷ
Theo một số tài liệu cổ sử chưa có căn cứ chắc chắn
[2]
., các tộc người Việt cổ (Bách Việt)
lập quốc đầu tiên ở miền Lĩnh Nam, bao gồm một vùng rộng lớn phía nam sông Trường
Giang của Trung Quốc hiện nay đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã ở miền bắc Việt
Nam. Truyền thuyết cho biết nhà nước của người Việt được hình thành từ năm 2879 TCN
tại vùng Hồ Động Đình (Hồ Nam-Trung Quốc), đến thời Xuân Thu-Chiến Quốc (thế kỷ 8
TCN đến thế kỷ 3 TCN) do các sức ép từ các vương quốc Sở, Tần ở miền bắc Trung Quốc
và làn sóng người Hoa Hạ chạy tỵ nạn chiến tranh từ miền Bắc xuống nên dần dần các tộc
người Việt cổ bị mất lãnh thổ, bị đồng hóa vào người Hoa Hạ. Đỉnh điểm là vào thời Tần
Thủy Hoàng lãnh thổ của Trung Hoa kéo xuống tận ven biển phía nam Quảng
Đông
[cần dẫn nguồn]
.
Vương quốc của các tộc người Việt cổ (Xích Quỷ) thời kỳ này có thể nói đây là một "liên
bang" lỏng lẻo giữa các nhóm tộc Việt khác nhau như Điền Việt ở Vân Nam, Dạ Lang ở
Quý Châu, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Triết Giang, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu
Việt (Tây Âu) ở Quảng Tây, Lạc Việt ở miền bắc Việt Nam
[3]
...
[sửa] Nước Văn Lang
Lãnh thổ nước Văn Lang năm 500 TCN
Theo tục truyền, các đời Hùng Vương trị vì nước Văn Lang của người Lạc Việt (tên này
được ghi trong sử sách người Trung Quốc) được thành lập vào khoảng thế kỷ 7 TCN tại
khu vực miền bắc Việt Nam ngày nay, đóng đô tại Phong Châu (Phú Thọ). Người Lạc Việt
được xem như là tổ tiên của người Việt Nam hiện đại.
• Các tài liệu nghiên cứu hiện đại
[4]
phần lớn đều đồng ý theo Việt sử lược về một
vương quốc Văn Lang của người Lạc Việt có niên đại thành lập vào thế kỷ 7 TCN
cùng thời Chu Trang Vương (696 TCN - 682 TCN) ở Trung Quốc. Vương quốc
này tồn tại ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Lam và đã có giao lưu với
nước Việt (Yue) của Việt vương Câu Tiễn (Lạc Câu Tiễn) ở khu vực hạ lưu sông
Trường Giang - Trung Quốc ngày nay.
[sửa] Nước Âu Lạc
Đến thế kỷ thứ 3 TCN, Thục Phán từ nước Thục (phía đông bắc Văn Lang) của người Âu
Việt đã bắt vua Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi cho mình và lập nên nước Âu Lạc, đóng
đô tại Cổ Loa, ngày nay là huyện Đông Anh (Hà Nội).
[sửa] Thời Bắc thuộc
[sửa] Nam Việt
Cuối thời Tần, Triệu Đà (người nước Triệu - thời Chiến Quốc) là quan úy quận Nam Hải
(Quảng Đông ngày nay) nhân khi nhà Tần rối loạn sau cái chết của Tần Thủy Hoàng (210
TCN) đã cát cứ vùng đất quận Nam Hải, đánh chiếm các khu vực lân cận như Âu Lạc, Quế
Lâm (Quảng Tây).
Khi Lưu Bang lên ngôi nhà Hán, Triệu Đà khôi phục và thống nhất các khu vực ông quản
lý ở Quảng Đông, Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam ngày nay và tạo ra một vương quốc
tên là Nam Việt (南越). Chữ "Việt" ( 越 Yue) là tên được người Trung Quốc đặt cho những
người sống ở vùng đất phía nam của đế quốc nhà Hán, kể cả thổ dân đồng bằng sông
Hồng. Triệu Đà chia vương quốc Nam Việt thành 9 quận quân sự, ba quận phía nam - Hợp
Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân - là phần đất của Âu Lạc. Các Lạc hầu vẫn cai quản vùng châu
thổ sông Hồng, nhưng với địa vị chư hầu cho Nam Việt.
[sửa] Nhà Hán
Lãnh thổ Việt Nam thuộc nhà Hán năm 87 TCN
Năm 111 TCN, quân của Hán Vũ Đế xâm lược nước Nam Việt và sáp nhập Nam Việt vào
đế chế Hán. Người Trung Quốc muốn cai quản miền châu thổ sông Hồng để có điểm dừng
cho tàu bè đang buôn bán với Ấn Độ và Indonesia
[cần dẫn nguồn]
. Trong thế kỷ thứ nhất, các
tướng Lạc vẫn còn được giữ chức. Trong thế kỷ thứ 1, Trung Quốc bắt đầu chính sách
đồng hóa các lãnh thổ bằng cách tăng thuế và cải tổ luật hôn nhân để biến Việt Nam thành
một xã hội phụ hệ để dễ tiếp thu quyền lực chính trị hơn. Một cuộc khởi nghĩa do Hai Bà
Trưng lãnh đạo đã nổ ra ở quận Giao Chỉ, tiếp theo sau đó là các quận Cửu Chân, Nhật
Nam, Hợp Phố và các địa phương khác của vùng Lĩnh Nam (mà theo cổ sử Việt ghi nhận
là có tất cả 65 thành trì) hưởng ứng trong năm 40. Sau đó nhà Hán phái tướng Mã Viện
sang đàn áp cuộc khởi nghĩa này. Sau ba năm giành độc lập, cuộc khởi nghĩa bị tướng Mã
Viện đàn áp. Do bị cô lập và quân đội chưa tổ chức hoàn thiện nên không đủ sức chống cự
lại quân do Mã Viện chỉ huy, Hai Bà Trưng đã tuẫn tiết trên dòng sông Hát để giữ vẹn khí
tiết. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được coi là sự kiện đấu tranh giành lại quyền độc
lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
[sửa] Sau nhà Hán
Tiếp theo sau nhà Hán, các triều đại phong kiến Trung Quốc khác thay nhau đô hộ Việt
Nam. Các triều đại này cố gắng đồng hóa dân tộc Việt Nam theo tộc Hán. Tuy nhiên, sau
1000 năm Bắc thuộc, người Việt giành được độc lập vào năm 938.
Trong hơn 1.000 năm bị Trung Hoa cai trị, người Việt chịu ảnh hưởng bởi thể chế chính
trị, xã hội và văn hóa của các chế độ phương Bắc.
Người Việt cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa đang phát triển ở Đông Á. Mặc
dù lúc đó Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và Phật giáo Nguyên thủy. Phật
giáo Đại thừa được hòa trộn với Nho giáo, Lão giáo và thêm vào đó là các tín ngưỡng dân
gian địa phương
[cần dẫn nguồn]
.
[sửa] Thời phong kiến độc lập
Bài chi tiết: Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ
[sửa] Xây dựng và bảo vệ đất nước
Lãnh thổ Việt Nam mở rộng sau các cuộc Nam tiến (1069-1757)
Năm 938, Việt Nam giành được độc lập. Năm 968, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, năm 1054
đổi tên thành Đại Việt. Đại Việt trải qua nhiều chế độ phong kiến: nhà Lý (thế kỷ 11, 12),
nhà Trần (thế kỷ 13, 14), nhà Hồ (đầu thế kỷ 15), nhà Hậu Lê (thế kỷ 15, 16, 17, 18), nhà
Tây Sơn (cuối thế kỷ 18).
Trong thời kỳ này các vương triều Trung Hoa mang quân sang xâm lược, nhưng đều bị
Việt Nam đẩy lùi: Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt đẩy lui 2 lần quân nhà Tống (thế kỷ 10 và
11), nhà Trần đánh bại quân nhà Nguyên 3 lần (thế kỷ 13). Đầu thế kỷ 15 nhà Minh xâm
chiếm được Việt Nam và cai trị trong 20 năm, nhưng cũng bị Lê Lợi nổi lên đánh đuổi và
thành lập nhà Hậu Lê, cuối thế kỷ 18 nhà Thanh sang xâm lược cũng bị Nguyễn Huệ đánh
bại. Tuy nhiên, từ thế kỷ 18 trở đi phong kiến Việt Nam đã bắt đầu suy yếu.
Lịch sử Việt Nam, từ khi Đại Việt độc lập vào thế kỷ 10, mang dấu ấn của hai khuynh
hướng chính
[5]
. Dấu ấn đầu là sự phát triển nhà nước Nho giáo theo mô hình kiểu Trung
Hoa. Sang đến thế kỷ 15 thì Đại Việt có một cơ cấu chính quyền tương tự nước láng giềng
Trung Hoa; cơ cấu luật pháp, hành chính, văn chương và nghệ thuật đều theo kiểu Trung
Hoa.
Dấu ấn thứ hai là sự bành trướng xuống phương Nam. Với một quân đội có tổ chức hơn,
cuộc Nam tiến nhằm tìm đất nông nghiệp để cung cấp lương thực cho sự gia tăng dân số
của Đại Việt. Giữa thế kỷ 11 và 17, Đại Việt đã tiêu diệt vương quốc Champa (ngày nay là
miền Trung Việt Nam). Tiếp đó (thế kỷ 17, 18) xâm chiếm đồng bằng Nam Bộ của người
Khmer và vào đầu thế kỷ 19 cạnh tranh giành ảnh hưởng với Thái Lan ở Campuchia.
Việt Nam trong thời phong kiến phát triển vẫn dựa vào nông nghiệp mà chủ yếu là trồng
lúa nước để cung cấp lương thực, từng triều đại đã lần lượt cho đắp đê ngăn lũ lụt, đào
kênh dẫn nước cũng như giao thông đi lại, khai hoang các vùng đất đồng bằng ven biển để
tăng diện tích trồng trọt. Các hoạt động sản xuất, thương mại hầu như chưa phát
triển
[cần dẫn nguồn]
mặc dù vào thời nhà Lý, nhà Trần đã có buôn bán với các vương quốc trong
vùng tại cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), thời Trịnh - Nguyễn buôn bán với Châu Âu tại các
trung tâm như Thăng Long, Hội An.
[sửa] Chia cắt và tái thống nhất lãnh thổ
Bài chi tiết: Chiến tranh Tây Sơn–Chúa Nguyễn (1789-1802)
Vào thế kỷ 16, Việt Nam có nội chiến và đến thế kỷ 17 thì bị chia đôi: chúa Trịnh ở miền
Bắc và chúa Nguyễn ở miền Nam. Lấy ranh giới là sông Gianh thuộc châu Bố Chính, nay
là phía bắc Quảng Bình. Trong hai thế kỷ 17 và 18, các chúa Nguyễn ở miền Nam tiếp tục
mở rộng đất nước về phương Nam.
Sự khác biệt về văn hóa giữa hai miền có lẽ bắt nguồn từ cuộc Nam tiến này. Văn hóa Nho
giáo trong chính quyền miền Nam không phát triển nhiều, do họ chịu ảnh hưởng phần nào
của văn hóa Champa, Khmer và Thượng-Tây Nguyên. Ngày nay, người miền Bắc tiết
kiệm, bảo vệ nhóm, giỏi ứng xử; người miền Nam thoải mái trong đời sống, trong suy nghĩ
và thẳng thắn. Tổ chức hành chính cũng khác biệt. Cách tổ chức chính quyền tỉ mỉ ở miền
Bắc đã được đơn giản hóa ở miền Nam
[6]
.
Thời kỳ đất nước chia thành 2 lãnh thổ riêng biệt Đàng Ngoài và Đàng Trong cũng là thời
kỳ hoạt động ngoại thương sôi động, cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đều tham gia vào hệ
thống giao thương toàn cầu bởi các thương nhân Châu Âu, Nhật Bản, Trung Hoa đến Đại
Việt buôn bán. Người Hà Lan, Anh, Pháp lập các thương điếm tại Kẻ Chợ (Hà Nội), người
Bồ Đào Nha, Anh, Nhật Bản đặt các thương điếm tại Fairo (Hội An). Các mặt hàng chính
được xuất khẩu từ Đại Việt là tơ lụa, hồ tiêu, đồ sứ. Tuy nhiên sang đến thế kỷ 18 thì hoạt
động thương mại giảm sút ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài
[7]
.
Việt Nam thời Trịnh - Nguyễn phân tranh năm 1650
Từ giữa thế kỷ 18, các cuộc chiến liên tục với Xiêm, Chân Lạp ở Đàng Trong cũng như
các cuộc tranh chấp ở Đàng Ngoài làm cho đời sống người dân thêm cùng quẫn. Nhiều
cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra, song phần lớn chịu thất bại. Tới phong trào nổi dậy
của Tây Sơn bùng nổ năm 1771 tại Quy Nhơn - Bình Định là một cuộc "cách mạng nhân
dân"
[cần dẫn nguồn]
rộng lớn đánh bại hai chế độ cai trị của hai họ Nguyễn, Trịnh, chấm dứt
việc chia đôi đất nước, cũng như bãi bỏ nhà Hậu Lê vốn chỉ còn trên danh nghĩa. Nguyễn
Huệ trở thành vua Quang Trung của nhà Tây Sơn, đã đánh bại 5 vạn quân Xiêm (1784) tại
miền Nam và 20 vạn quân Mãn Thanh (1789) xâm lược tại miền Bắc.
Cuộc nổi dậy đẩy lùi cuộc xâm chiếm của Trung Hoa, thống nhất hầu hết lãnh thổ, và thay
đổi hệ thống thương gia người Hoa ở Việt Nam. Họ chỉ thực sự bị lúng túng khi điều hành
chính quyền thực tế
[cần dẫn nguồn]
. Do vậy triều Tây Sơn ngày càng suy yếu sau khi Quang
Trung chết năm 1792, nội bộ lục đục khiến thế nước càng ngày càng yếu, lòng người ly
tán.
Một người thuộc dòng dõi chúa Nguyễn ở miền Nam là Nguyễn Phúc Ánh, với sự hậu
thuẫn của một số người Pháp, đã đánh bại được nhà Tây Sơn vào năm 1802. Ông lên làm
vua, lấy niên hiệu là Gia Long và trở thành vua đầu tiên cai trị một đất nước thống nhất với
hai đồng bằng phì nhiêu nối với nhau bằng một dải duyên hải.