Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO NHÍM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.67 KB, 32 trang )

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC
CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO NHÍM
Trước tình hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn hiện nay, người
dân đã không ngừng mở ra nhiều mô hình chăn nuôi mới nhằm giải
quyết khó khăn cho kinh tế gia đình đồng thời góp phần thúc đẩy
ngành chăn nuôi phát triển. Trong đó, nhím cũng là một trong những
mô hình chăn nuôi mới nhưng đã mang lại những hiệu quả kinh tế cao.
Chăm sóc: Do nhím ở rất sạch nên phải quét dọn chuồng trại
sạch sẽ, khi vào chuồng trại cần đi ủng để đề phòng nhím vẩy lông sẽ
bay vào chân gây đau đớn. Giữ yên tĩnh cho nhím nhất là khi nhím
ngủ. Khi nhím sinh sản cần ngăn cách các đôi cẩn thận vì nhím đực
sẽ cắn chết con của con nhím khác. Ưu thế nhất là nhím rất ít bệnh
tật, nên rất dễ nuôi.
Phòng bệnh: Là động vật hoang dã nên nhím rất ít mắc bệnh
trong quá trình nuôi. Người nuôi chưa thấy nhím mắc bệnh gì. Trong
quá trình vận chuyển nhím hay cắn nhau, các vết thương được liền
rất nhanh. Có con bị cụt chân nhưng chỉ một thời gian ngắn đã liền
và vẫn sinh sản tốt.
Một số bệnh thông thường có thể gặp như: Bệnh ký sinh trùng
ngoài da: Do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi
hoặc để nhím tự liếm cũng khỏi.
Để phòng bệnh này, nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung
quanh chuồng mỗi tháng 1 – 2 lần.
+ Thuốc trị ký sinh trùng ngoài da: Vimectin 0,3% tiêm bắp
1ml/12kg thể trọng. Có thể dùng thuốc bột để trộn vào thức ăn/nước
uống: Vimectin gói 50 gam trộn khoảng 80kg thức ăn; hoặc 1 gam
thuốc cho 30kg thể trọng/ngày; liên tục 3 ngày.


+ Thuốc sát trùng chuồng trại:
* Khi chuồng còn trống, chưa thả nhím: Vime Protex pha nồng
độ 0,5% (100ml pha 20 lít nước phun khắp chuồng).
* Khi trong chuồng có nhím: Chọn một trong các loại sau hoặc
luân phiên sử dụng:
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

1


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013

. Vimekon pha nồng độ 0,5% (100ml pha 20 lít nước) phun
khắp chuồng, có thể phun lên mình nhím.
. Vime-Iodine pha nồng độ 33% (15ml pha 4 lít nước) phun
khắp chuồng, có thể phun lên mình nhím.
Bệnh đường ruột: Do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy
đủ như ngoài thiên nhiên, nhím có thể bị tiêu chảy. Trường hợp này,
có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng chát
như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa...
+ Có thể dùng các thuốc sau 3 – 5 ngày liên tục để pha nước
uống hoặc trộn trong thức ăn:
* Vimenro: 1gam/10kg thể trọng /ngày.
* Genta-Colenro: 1g/10kg thể trọng/ngày.
* Terra-Colivet: 1gam/8 – 10kg thể trọng/ngày.
+ Để phòng bệnh tiêu chảy, nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy
đủ cho nhím. Không nên cho nhím ăn các loại thức ăn bẩn thỉu, ẩm
mốc, hôi thối....

Cần bổ sung men tiêu hoá cho nhím khi thấy nhím có biểu hiện
bệnh đường tiêu hoá hoặc sau khi điều trị bằng kháng sinh. Có thể sử
dụng Vime - 6 - way: 1 gam pha 2 lít nước uống hoặc 1 gam trộn 0,5
kg thức ăn cho nhím ăn.
Theo: Báo Nông nghiệp Việt Nam

KỸ THUẬT TRỒNG RAU ĐAY THEO HƯỚNG SẢN XUẤT SẠCH
Cây bụi cao 60-70 cm, lá nhỏ, xanh; thân, cành và gân lá đỏ tía;
tính sinh cành lớn so với các loại rau ăn lá khác, có bộ rễ rất phát
triển, nhưng ăn nông, không chịu được úng. Cây rau đay sinh trưởng
tốt tại những nới đất thấp trong vùnhg nhiệt đới. Rau đay có thể sinh
trưởng tốt ở nới có độ cao 500 m so với mặt biển, thậm chí có thể
mọc cả ở những khu vực cao 3000 m trong vùng ôn đới.
Thời vụ: Rau đay được gieo trồng chủ yếu trong vụ xuân và
thu hoạch từ vụ hè đến mùa thu. Thời vụ gieo trồng từ đầu tháng 3
đến tháng 7, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9.
Giống: Lượng hạt gieo: 0,6-0,7 kg/sào.
2

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


Số 01 tháng 4/2013

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Làm đất: Chọn loại đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha,
pH từ 6,0-6,7. Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo trồng, đất
nên được luân canh với cây trồng khác họ.
Làm luống: Mặt luống rộng 0,9 - 1,0 m, rãnh luống 0,2- -,3 m,

cao 20-30 cm.
Mật độ, khoảng cách: Có thể gieo thẳng hàng, gieo vãi hoặc
gieo cây con rồi tỉa cấy khi có 4- lá thật.
Khoảng cách: hàng cách hàng 20-25cm và cây cách cây 20 cm.
Mật độ 16-17 vạn cây/ha.
Phân bón
Loại
Bón lót
Tộng lượng phân bón
Bón thúc
phân
(%)
kg/ha

kg/sào

Phân
chuồng
hoai mục

12.00015.000

360-540

Đạm urê

150-200

5,5-7,5


Lân supe 120-150
Kali
sulfat

120-150

4,5-5,5
4,5-5,5

Lần 1

Lần2

Lần 3

100

-

-

-

20

20

30

30


100

-

-

-

50

20

20

20

Tuỵêt đối không được dùng phân chuồn tươi, phân bắc tươi và
nước phân tươi để bón hoặc tưới. Có thể dùng phân hữu cơ sinh học
hoặc phân rác chê sbiến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3
lượng phân chuồng.
Cách bón thúc:
- Lần 1: sau trồng 10 ngày.
- Lần 2: sau trồng 25-30 ngày (đã thu hái vỡ).
+ Lượng phân đạm và kali còn lại hoà tưới sau mỗi đợt hái.
- Xới xáo, vun gốc, làm cỏ, kết hợp với các đợt nón thúc.
- Chỉ được thu hoạch sau khi bón lót hoặc tưới phân ít nhất 710 ngày.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

3



BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013

Tưới nước: Sử dụng nguồn nước sạch để tưới, luôn giữ độ ẩm
đất 80%
Chăm sóc: Gieo xong, tưới giữ ẩm, khi mọc được 2 – 3 lá thật
tưới phân chuồng, phân đạm pha loăng. Cứ 8 –10 ngày bón thúc một
lần. Rau đay rất sợ bị úng ngập, nhưng không chịu được hạn, rau
phải tưới giữ ẩm luôn. Khi cây cao 10 –1 5 cm thì nhổ tỉa, để lại cây
nọ cách cây kia 20 cm. Sau khi gieo hạt được 50 – 60 ngày thì nhổ.
Khi cây lớn thì nhổ tỉa lần nữa chỉ để lại khoảng cách giữa các cây và
các hàng là 30 x 40 cm, hoặc 40 x 40 cm. Bón thúc phân sau 1 – 2
lứa thu hoạch. Gieo một lần có thể ăn hết vụ.
Phòng trừ sâu bệnh: Sâu hại rau đay chủ yếu là sâu khoang và
một số sâu ăn lá nhưng ít khi nghiêm trọng, cần sử dụng bienẹ pháp
thru công bắt sâu và ngắt ổ trứng sâu. Thật nghiêm trọng mới dùng
thuốc NPV hoặc Sherpa 25EC.
Bệnh hại thì có bệnh thán thư trên cây khi còn non và bệnh chết
cây do úng nước. Phòng trừ bằng cách xử lý hạt giống bằng nước ấm
trước khi gieo. Không để ứ đọng nước và khi làm đất rắc vôi bột lên
luống.
Thu hoạch: Cần thu hoạch đúng lứa đảm bảo chất lượng rau
non và thưòi gian cách ly thuốc hoá học bảo vệ thực vật, phân đạm
bón thúc.
Để giống: tháng 7 thu hái quả sau đó để vào thúng hoặc nong
nia phơi cho khô rồi vò lấy hạt, làm sạch cất giữ cho vụ tới.
Theo: TTKNKN Quốc gia


CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở LỢN CON
Bệnh tiêu chảy cấp luôn là nỗi kinh hoàng đối với các trại nái.
Loại virus gây ra bệnh này có tên là corona. Có 2 chủng virus gây ra
bệnh gồm:
- PED 1: Gây bệnh ở lợn con.
- PED 2: Gây bệnh ở các lứa tuổi lợn.
Mầm bệnh có nhiều trong phân, ruột non. Bệnh lây truyền chủ
yếu qua đường ăn uống. Khi lợn mắc bệnh sẽ xuất hiện những triệu
4

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013

chứng như: Kém bú, nôn ra sữa (lợn tiêu chảy nặng). Lợn gầy, thích
nằm trồng lên nhau, đặc biệt thích nằm trên bụng mẹ.
Đối với lợn dưới 1 tuần tuổi, tỷ lệ chết cao, có thể lên đến
100%. Khi lợn con trên 7 ngày tuổi mắc bệnh, người chăn nuôi nên
cho lợn bị bệnh uống kháng sinh Colistin hoặc Amoxicillin. Có thể
tiêm Apramicin phòng kế phát. Kế tiếp đó là trợ sức, bù nước cho
lợn bị bệnh bằng gluco 5%, điện giải… Đối với các trại chưa xảy ra
dịch, bà con chăn nuôi có thể phòng dịch bằng cách: Vệ sinh chuồng
trại, phun sát trùng đúng định kỳ. Sát trùng phương tiện vận chuyển,
có khu nuôi lợn cách ly. Công nhân hoặc người chăm nuôi lợn nên
hạn chế tiếp xúc với lợn ngoài trại.
Ngoài các chi tiết nêu trên, cán bộ kỹ thuật Công ty VIC cho

biết thêm cách phòng bệnh cho đàn lợn khoẻ khi có dịch xảy ra nhằm
truyền kháng thể từ lợn mẹ sang lợn con qua sữa.
Người chăn nuôi lợn có thể tiến hành cách làm theo cách sau
để gây miễn dịch cho đàn lợn nái trong trại: Lấy một bộ ruột lợn con
bị PED xay nhuyễn. Sau đó pha vào 200 ml dung dịch muối sinh lý
0,85%, để trong môi trường từ 2-8 độ C. Dùng Amoxicillin-Colistin
10%, liều 300 ppm với tỷ lệ 0,6g/200ml nước sinh lý). Tất cả trộn
đều và cho 20 nái ăn (không dùng cho nái mang thai trên 14 tuần ăn).
Người chăn nuôi lợn nên lưu ý một số chi tiết đó là: Sau khi
cho nái ăn, phải bị tiêu chảy nhẹ mới đạt. Còn trường hợp sau khi nái
ăn chưa bị tiêu chảy phải cho ăn thêm với liều tăng dần đến khi bị
tiêu chảy. Khi cho nái ăn chế phẩm ruột phải tiêm kháng sinh phòng
kế phát. Nái sẽ có miễn dịch sau khi có biểu hiện tiêu chảy 2 - 3 tuần.
Theo: Báo Dân việt

KỸ THUẬT VỖ BÉO BÒ THỊT
Vỗ béo là quá trình nuôi dưỡng đặc biệt với khẩu phần ăn có giá
trị dinh dưỡng đầy đủ nhằm thu được ở con vật một lượng thịt tối đa.
1. Mùa vụ vỗ béo: Có thể thực hiện vỗ béo bò quanh năm nếu
người chăn nuôi chuẩn bị đủ thức ăn cho bò. Cần lưu ý khi vỗ béo bò
vào mùa đông xuân tránh để bò bị thiếu thức ăn thô xanh, bị rét ảnh
hưởng tới sức khỏe của bò và mất nhiều công chăm sóc.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

5


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013


2. Thời gian vỗ béo: Thời gian vỗ béo tùy thuộc vào phương
thức vỗ béo, thức ăn, giống bò.
Nếu thời gian vỗ béo quá ngắn thịt sẽ nhiều nước, thời gian vỗ
béo dài thích hợp, chất lượng thì sẽ cao hơn.
Thời gian vỗ béo tùy thuộc vào tuổi, độ béo của bò trước khi
vỗ béo và yêu cầu thị trường về khối lượng thịt và chất lượng thịt.
Thông thường thời gian vỗ béo có hiệu quả từ 60-90 ngày.
3. Kỹ thuật nuôi bê sinh trưởng trước vỗ béo
- Nuôi chuẩn bị bê để vỗ béo sớm sau cai sữa: Phương pháp
nuôi chuẩn bị bê để vỗ béo sớm sau cai sữa là phương pháp nuôi
huấn luyện bên ngay sau khi cai sữa để đưa đi vỗ béo ở một nơi
khác.
Thời gian nuôi chuẩn bị này thường kéo dài khoảng 30-45
ngày. Mục tiêu của giai đoạn này là bê khỏe mạnh và chuẩn bị cho
chúng bước vào vỗ béo được tốt. Thức ăn hạt trong thời kỳ cai sữa
nên hạn chế tới mức tối thiểu.
Chương trình nuôi huấn luyện thường bao gồm:
+ Cai sữa bê trước khi chuyển đi vỗ béo. Bước này làm giảm
đáng kể stress cho bê trong quá trình cai sữa, vận chuyển và tân đáo
tại cơ sở vỗ béo.
+ Tiêm phòng cho bê khi còn theo mẹ và tiêm phòng tăng
cường trước khi xuất khỏi trại.
+ Chuẩn bị cho bê bước vào vỗ béo bằng cách giúp chúng làm
quen với việc lấy thức ăn từ máng và uống nước từ vòi. Để bê quen
với uống nước từ vòi trong thời gian đầu có thể để vòi nước chảy liên
tục trong một thời gian để cho bê nghe tiếng nước chảy. Âm thanh
quen thuộc của tiếng nước chảy sẽ làm cho bê đến với vòi nước.
Trong thời gian này cung cấp thức ăn hạt chất lượng tốt hay
thức ăn bổ sung đạm ở dưới dạng cỏ khô. Dùng thức ăn ngon miệng

để làm cho bê đến với máng ăn. Không dùng các loại thức ăn lên
men như cỏ ủ chua trong 4-7 ngày đầu vì hầu hết bê chưa quen với
mùi của những thức ăn này. Không dùng thức ăn nghiền mịn vì như
vậy sẽ có nhiều bụi và tính ngon miệng sẽ giảm. thức ăn bột khô có
thể dễ làm cho bê mắc các bệnh hô hấp sau khi mới cai sữa.
6

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013

- Các phương thức nuôi bê trước vỗ béo:
+ Nuôi bê qua đông: Phương pháp này sử dụng nhiều thức ăn
thô (cỏ khô, phụ phẩm nông nghiệp, cỏ tự nhiên…) để nuôi bê với
tăng trọng thấp trong vụ đông trước vỗ béo. Thông thường phương
pháp này được áp dụng để chuẩn bị bê trước khi đưa ra chăn thả vỗ
béo trên đồng cỏ vào vụ hè tiếp đó. Mục đích của phương pháp này
chỉ đơn thuần là giảm thiểu chi phí thức ăn trong vụ đông mà vẫn bảo
toàn được bê khỏe mạnh. Khi cho bê ra chăn thả trên đồng cỏ
(khoảng 12-15 tháng tuổi) vào vụ cỏ tốt bê sẽ có sinh trưởng bù và
do vậy giá thành tăng trọng sẽ thấp. Phương pháp này không thích
hợp với giống bò to vì thời gian nuôi dài ngày chúng sẽ quá lớn so
với yêu cầu của thị trường. Phương pháp này chủ yếu với bò có tầm
vóc nhỏ.
+ Nuôi bê sinh trưởng vừa phải: Phương pháp này thường sử
dụng kết hợp thức ăn thô và bổ sung một lượng thức ăn tinh nhất
định để nuôi bê có được tăng trọng vào khoảng 0,7-1,1kg/con/ngày.

Phương pháp này phù hợp với bò có tầm có trung bình.
+ Nuôi bê sinh trưởng nhanh: Phương pháp này nuôi bê sinh
trưởng càng nhanh càng tốt. khẩu phần ăn cho bê có lượng thức ăn
tinh gần với lượng thức ăn tinh có trong khẩu phần vỗ béo. Tăng trọng
mong muốn theo phương pháp này là 1,3kg/con/ngày. Đây là phương
pháp phù hợp với các giống bò có tầm vóc to. Phương pháp này giúp
khai thác được tiềm năng di truyền của các giống bò thịt có tốc độ sinh
trưởng nhanh. Tuy nhiên, phương pháp pháp này đòi hỏi phải có trình
độ chăm sóc nuôi dưỡng cao vì bê dễ bị rối loạn tiêu hóa.
4. Đối tượng vỗ béo
- Vỗ béo bê bú sữa: Loại bê đưa vào vỗ béo: bê hướng sữa, bê
hướng thịt, bê hướng thịt không đủ tiêu chuẩn làm giống.
Thức ăn: sữa nguyên và sữa thay thế với lượng 12-16
lít/con/ngày. Đồng thời bổ sung thêm thức ăn thô, thức ăn tinh và củ
quả. Yêu cầu tăng trọng: 700-1000 g/con/ngày
- Vỗ béo bê sau cai sữa:
Loại bê đưa vào vỗ béo: bê sau cai sữa, bê đã qua thời gian
huấn luyện 30-45 ngày.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

7


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013

Thức ăn: thức ăn xanh cho ăn tự do theo yêu cầu, thức ăn tinh
chiếm 20-35% gia trị năng lượng của khẩu phần.
- Vỗ béo bò non: Loại bò đưa vào vỗ béo, bò ở lứa tuổi 1-1,5 tuổi.

Khẩu phần gồm: thức ăn thô được cung cấp tự do theo nhu cầu
của bò, thức ăn tinh 30% giá trị năng lượng của khẩu phần.
- Vỗ béo bò trưởng thành: Loại bò đưa vào vỗ béo: bò sữa, bò
thịt sinh sản, bò cày kéo, bò già, bò gầy… bị loại thải được nuôi vỗ
béo để tận thu lấy thịt.
Thức ăn dùng vỗ béo bò bao gồm; thức ăn thô xanh, phụ phẩm,
thức ăn tinh, thức ăn bổ sung khoáng và vitamin… căn cứ vào nguồn
thức ăn sẵn có để lựa chọn nguyên liệu thức ăn chính như sau:
+ Thức ăn thô xanh: cá loại cỏ, thức ăn ủ chua, phụ phẩm nông
nghiệp, phụ phẩm công nghiệp (bã bia, bã rượu, rỉ mật, bã đậu, bã
dứa, vỏ hoa quả) chiếm tỷ lệ 55-60% vật chất khô trong khẩu phần.
+ Thức ăn tinh: là các loại hạt ngũ cốc, họ đậu, cám (cám gạo,
cám mỳ…), các loài khô dầu, thức ăn hỗn hợp… chiếm 40-45% vật
chất khô trong khẩu phần.
Trên cơ sở các loại nguyên liệu thức ăn trên bổ sung khoáng và
vitamin phối hợp thành phần hoàn chỉnh để vỗ béo bò.
5. Phương thức vỗ béo
Trong điều kiện của nước ta hiện này, một số lượng lớn trâu bò
sau một thời gian sử dụng không còn khả năng sinh sản, làm việc
được nữa và được giết thịt. Loại trâu bò này thường gày yếu, tỷ lệ
thịt thấp và chất lượng thịt không cao. Phương thức vỗ béo chủ yếu
là chăn thả trên đồng bãi, kết hợp với thêm cỏ, rơm và thức ăn tinh
tại chuồng.
Thời gian vỗ béo thường là 3 tháng:
- Tháng thứ nhất: Tiến hành dọn vệ sinh chuồng trại, tẩy giun
sán cho trâu bò và cho ăn đủ rơm, cỏ. Đối với những con gầy yếu thì
cho ăn thêm các loại thức ăn giàu đạm để nhanh chóng phục hồi cơ
thể, tạo đà cho những tháng tiếp theo.
- Tháng thứ hai: chăn thả gần, cho ăn cỏ thỏa mãn, tăng lượng
thức ăn tinh, đảm bảo đủ nước uống.

8

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013

- Tháng thứ ba: cung cấp cho trâu bò loại thức ăn giàu gluxit,
chăn thả gần chuồn để hạn chế tiêu hao năng lượng và tăng tích mỡ.
Người ta đều biết rằng trâu bò là con vật sử dụng có hiệu quả
thức ăn thuộc tất cả các loại hệ thống nuôi dưỡng. Trong điều kiện
chăn nuôi gia đình ở nước ta có hai cách vỗ béo thích hợp là:
+ Vỗ béo bằng chăn thả: chăn thả trâu bò trên bãi chăn 8-10 giờ
mỗi ngày để tận dụng cỏ tươi mà không tốn công cắt và vận chuyển
về chuồng. Ban đêm bổ sung thêm thức ăn tinh và muối ăn. Cách vỗ
béo này áp dụng cho những nơi có đồng cỏ chăn thả rộng và năng
suất cỏ tươi nhiều, đảm bảo cho trâu bò mỗi ngày thu lượm được 2025kg cỏ tươi.
+ Vỗ béo bằng hình thức bán chăn thả: áp dụng cho những nơi
ít bãi chăn thả. Trâu bò chỉ tận dụng được một phần hoặc một nửa
thức ăn trên bãi chăn. Phần còn lại phải bổ sung tại chuồng nuôi,
trong đó lưu ý đến thức ăn tinh.
Dù áp dụng phương thức vỗ béo nào và với đối tượng trâu bò
nào, việc bảo đảm nước uống cho trâu bò là rất cần thiết, đặc biệt là
vào mùa khô hanh. Luôn đảm bảo bảo cho trâu bò có nước sạch và
cho uống không hạn chế. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao
đổi chất và dẫn đến giảm khối lượng cơ thể.
Để tăng tỷ lệ thịt, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi, cần
tiến hành vỗ béo bò trước khi giết thịt. Như vậy, sau khi kết thúc giai

đoạn nuôi lớn (lúc 20-21 tháng tuổi) chuyển sang thời kỳ nuôi vỗ
béo.
Ngoài loại bò kết thúc giai đoạn nuôi lớn, cũng nên vỗ béo các
loại bò gầy, bò hết khả năng cho sữa hoặc bò cầy kéo (bò loại thải)
Trong trường hợp có nhiều bò cần vỗ béo, phải phân chia theo
nhóm, đều về khối lượng và giới tính đê dễ chăm sóc và nuôi dưỡng.
Thông thường, yêu cầu tăng trọng bình quân 500-1000 g/ngày
(tùy theo giống, loại bò đưa vào vỗ béo). Trong thời gian nuôi vỗ
béo, cần tăng dần khẩu phần thức ăn tinh giàu năng lực, đồng thời
hạn chế để bò vận động, nhất là vào cuối giai đoạn.
Theo: TT KNKN Quốc gia
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

9


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013

PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA
Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis) là một loài dịch
hại thường xuyên có mặt trên đồng ruộng. Chúng gây hại bằng cách,
sau khi nở sâu non nhả tơ cuốn dọc hai mép lá lúa lại tạo thành cái
bao, rồi nằm bên trong ăn chất xanh của lá, chỉ để lại màng trắng bên
ngoài. Làm giảm khả năng quang hợp của cây lúa, nếu nặng có thể
gây thất thu năng suất nghiêm trọng.
Trong một ruộng lúa, sâu cuốn lá thường có hai đợt chính:
Đợi thứ nhất: Thường vào lúc lúa đẻ nhánh rộ, đợt này tỷ lệ lá
bị hại có thể sẽ cao, nhưng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây lúa

không nhiều lắm, vì khi bị tổn hại cây lúa sẽ nhanh chóng ra lá mới,
dảnh mới để bù đắp những gì đã mất. Nhưng nếu ruộng có trên 20
bao lá (trong tổng số 100 lá lấy mẫu để kiểm tra) có sâu còn sống
nằm bên trong thì phải xịt thuốc để bảo vệ lúa.
Đợt sâu thứ hai: Thường trùng vào lúc cây lúa làm đòng, trổ
bông, đợt này sâu tấn công trực tiếp vào lá đòng, nên sẽ ảnh hưởng
đến năng suất lúa. Nếu kiểm tra ngẫu nhiên 100 lá mà thấy có 5 lá bị
cuốn có sâu còn sống nằm bên trong thì phải xịt thuốc để diệt trừ.
Khi lúa đang ở hai giai đoạn trên đây, nếu điều kiện thời tiết có
mưa nắng xen kẽ, sâu cuốn lá dễ phát sinh, phát triển và gây hại mạnh.
Để hạn chế tác hại của sâu, phải áp dụng kết hợp nhiều biện
pháp trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp. Sau đây là một số
biện pháp chính:
- Không nên gieo sạ quá dầy, chỉ nên gieo sạ khoảng 100 -120
kg giống cho một ha là vừa (nếu dùng máy sạ hàng lượng giống chỉ
cần khoảng 70 - 80 kg).
- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali. Nếu đã có kinh
nghiệm, bà con có thể “nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây” để bón. Nếu
không, nên bón theo bảng so màu lá lúa. Điều khiển phân bón sao
cho cây lúa cứng cáp, không quá xanh tốt, dễ dẫn dụ con trưởng
thành của sâu đến đẻ trứng tạo sâu non gây hại.
- Làm cỏ, tỉa dặm lúa kịp thời để ruộng lúa sạch cỏ dại, thông
thoáng, cây luá khoẻ mạnh. Nếu bị sâu gây hại, cây lúa sẽ tự đền bù
nhanh hơn.
10

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT


Số 01 tháng 4/2013

- Không nên sử dụng thuốc trừ sâu phổ rộng ở đầu vụ nếu thấy
chưa thật cần thiết, để bảo vệ quần thể thiên địch tự nhiên của sâu
trên ruộng lúa.
- Khi đã áp dụng nhiều biện pháp mà tỷ lệ sâu vẫn ở trên mức
cho phép (như đã nói ở phần trên) thì có thể phun thuốc để diệt trừ.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trừ sâu cuốn lá
nhỏ, tuy nhiên để hạn chế tính kháng thuốc của sâu, đồng thời hạn
chế ảnh hưởng của thuốc đối với môi trường, đặc biệt đối với những
côn trùng có ích trên ruộng lúa, chúng ta nên sử dụng những loại
thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học như Comda gold 5WG.
Comda gold 5WG, có khả năng thấm sâu qua tế bào biểu bì của
lá, là thuốc có tác động vị độc và tiếp xúc, hiệu lực phòng trừ mạnh.
Trên cây lúa, ngoài sâu cuốn lá nhỏ, thuốc còn diệt được cả rầy nâu,
là đối tượng cũng thường có mặt trên ruộng lúa cùng lúc với sâu
cuốn lá, vì thế khi sử dụng thuốc để trừ sâu cuốn lá thì đồng thời
cũng đã góp phần hạn chế mật số của rầy nâu trong ruộng lúa. Liều
lượng lượng sử dụng từ 80-100gram thuốc/ha, tức dùng 1/3 gói thuốc
(loại 10gram/gói) pha trong một bình xịt loại 16 lít, pha xong xịt 2,53 bình/1.000 m2 (xịt khi sâu còn nhỏ tuổi).
Theo: Nông nghiệp Việt Nam

ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP CHO GIA SÚC
Bệnh hô hấp trên gia súc có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào
trong năm, phổ biến nhất là giai đoạn chuyển mùa. Hiện nay, thời tiết
nắng nóng gay gắt cũng là thời điểm có tỉ lệ bệnh tăng cao và có thể
gây chết đột ngột cho gia súc là nỗi lo của bà con chăn nuôi.
* Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng: Có thể do vi khuẩn hay virus.
- Trên heo: Bệnh Tai xanh (Porcine Respiratory Repreduction

Syndrome – PRRS do virus Lelystar), Bệnh Viêm phổi-màng phổi
(do Actinobacillus pleuropneumonia), Tụ huyết trùng (do Pasteurella
multocida),Viêm teo xoang mũi truyền nhiễm (do Bordetella
bronchiseptica), Viêm phổi, khớp, xoang và màng não (bệnh Glasser
do Haemophillus parasuis), Hô hấp mãn tính (Suyễn heo do
Mycoplasma hyopneumoniae).
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

11


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013

- Trên trâu, bò: Viêm phổi ( do Mannheimia haemolytica), Tụ
huyết trùng (Pasteurella multocida), Viêm não-màng não huyết khối,
viêm phổi, sảo thai, viêm khớp, viêm cơ tim và nhiễm trùng máu (do
Histophilus somni), Viêm vú (Mycoplasma bovis), Viêm kết-giác
mạc (do Moraxella bovis)
- Trên chó: Ho cũi chó ( do Bordetella bronchiseptica), Nhiễm
khuẩn kế phát các bệnh do virus như Caré, Phó cúm,…gây viêm
đường hô hấp do Pasteurella, Mycoplasma, Bordetella,
Staphylococcus, Streptococcus, Pseudomonas spp,…
* Triệu chứng: Biểu hiện của bệnh đường hô hấp rất đa dạng,
nhưng triệu chứng chung là: mệt mỏi, mũi ướt hoặc chảy mũi, sốt,
chảy nước mắt, tai rũ, thở khó, thở bụng, tím tái và lạnh phần mõm,
chót tai, cuối các chi. Có thể có dịch mũi đặc (màu trắng, hoặc hơi
xanh như mủ), hoặc chảy nhiều nước dãi, phù nề hầu (bệnh Tụ huyết
trùng), Có thể có kèm các rối loạn sinh sản trong bệnh Tai xanh,…

* Điều trị:
Do đặc điểm bệnh phát rất nhanh (bệnh tụ huyết trùng, Viêm
dính phổi-màng phổi) nên việc điều trị cần phải khẩn cấp, thuốc cần
phải chọn lựa dạng tác dụng nhanh và kéo dài để cắt cơn ở những lần
tái phát sau đó. Ngoài ra, thuốc cũng phải mang tính đặc trị đối với
những vi khuẩn đặc biệt như Mycoplasma sp, Heamophilus,…thì
mới diệt được mầm bệnh. Đối với một số bệnh do virus gây giảm sức
đề kháng cho gia súc, dễ gây kế phát các bệnh khác như Tai xanh
trên heo, Caré trên chó, … thì việc điều trị là không thể. Trường hợp
kết hợp nhiều biện pháp để nâng sức cho gia súc, điều trị triệu chứng
và phòng tránh nhiễm trùng kế phát bằng kháng sinh thì liều trình sẽ
kéo dài (có thể khoảng 7-10 ngày), hiệu quả thấp (khoảng 50-60 %),
và chi phí cũng như công sức sẽ rất lớn.
Hiện nay Cty Vemedim có một dạng sản phẩm đặc trị bệnh hô
hấp cho gia súc: Tulavitryl sử dụng với một liều duy nhất 1ml/40 kg
thể trọng. Thuốc có tác dụng nhanh và kéo dài giúp chặn đứng ngay
cơn kịch phát, hiệu quả kéo dài giúp ngăn ngững cơn kế phát sau đó.
Với phổ kháng khuẩn rộng tác động chuyên trên các vi khuẩn gây
bệnh đường hô hấp sẽ giúp điều trị khỏi hầu hết các bệnh hô hấp
tránh tình trạng điều trị không hiệu quả do điều kiện chẩn đoán
12

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013

thường dựa trên triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra với đặc điểm hàm

lượng thuốc lưu trữ lâu trong huyết tương, trong mô phổi, Tulavitryl
còn có thể giúp ích cho việc phòng các nhiễm trùng kế phát do suy
giảm sức đề kháng bởi các bệnh do virus như Tai xanh, Caré,…
Liều trình cụ thể có thể áp dụng như sau:
Tulavitryl: 1ml/40 kg thể trọng, 1 liều duy nhất
Furo: 1ml/20 kg thể trọng, mỗi ngày/ lần, 2-3 liều liên tục (có
thể nên tiêm vào buổi chiều tối)
VimeLiptyl: 1ml/10 kg thể trọng, mỗi ngày/lần, 2-3 liều liên tục
Bromhexine: 1ml/10kg thể trọng, mỗi ngày/lần, 2-3 liều liên tục
Ketovet 5 %: 1ml/16kg thể trọng, mỗi ngày/lần, 2-3 liều liên tục
Nâng sức, nâng lực gia súc bằng các loại vitamin: Vimekat,
Vime Canlamin, B complex fortified…
* Cty Vemedim xin gởi lời chào trân trọng đến Quí bà con
chăn nuôi trên mọi miền đất nước. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn
Quí bà con đã quan tâm đến sản phẩm thuốc thú y của Cty Vemedim
trong thời gian qua. Với phương châm “ Luôn hướng tới thoả mãn
khách hàng và ngày càng hoàn hảo”, mỗi tháng Cty Vemedim phát
hành thông tin kỹ thuật cập nhật các vấn đề mới nhất về bệnh Gia
Súc, Gia Cầm - Thuỷ sản cũng như các thông tin về thuốc điều trị
bệnh, sản phẩm mới,…gửi tặng miễn phí nhằm phục vụ Quí bà con
chăn nuôi có nhu cầu tham khảo hãy cung cấp địa chỉ, số điện thoại
về Cty Vemedim theo địa chỉ Số 07 đường 30/4, TP. Cần Thơ.
Theo: Nông nghiệp Việt Nam

BỆNH NGUY HIỂM DO VI KHUẨN Ở CÁ RÔ PHI
Hiện nay ngành công nghiệp nuôi cá rô phi ở nước ta và trên
thế giới hay mắc phải một loại bệnh nguy hiểm do vi khuẩn
Streptococcus gây nên. Đây là loại bệnh vi khuẩn gây nguy hiểm cho
nhiều loài cá nhưng đặc biệt là cá rô phi. Xin được chia sẻ cùng bạn
đọc một số thông tin về bệnh này.

Lý thuyết vẫn cho rằng cá rô phi là một loài cá có sức khoẻ tốt,
khả năng kháng bệnh cao nhưng điều đó hiện nay không còn đúng
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

13


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013

nữa. Các nhà sản xuất cá rô phi và các nhà khoa học đã ý thức được
rằng bệnh do vi khuẩn Streptococcus có thể trở thành mối đe dọa số
một đối với ngành công nghiệp này. Streptococcus được coi là bệnh
gây ra sự tàn phá nhiều nhất, có thể gây chết cá với số lượng lớn, cá
có kích cỡ lớn và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.
*Tác nhân gây bệnh:
Tác nhân gây bệnh chủ yếu cho cá rô phi là loài Streptococcus
agalactiae và loài Streptococcus iniae cũng gây chết nhưng tỷ lệ chết
thấp hơn.
* Các dấu hiệu lâm sàng bên ngoài của cá bị bệnh:
- Hành vi bất thường: Do vi khuẩn gây bệnh có hướng tấn công
vào hệ thống thần kinh trung ương của cá nên cá bị bệnh sẽ có biểu
hiện bị hôn mê và mất phương hướng. Những tổn thương mắt có thể
gặp như viêm mắt hoặc lồi mắt, chảy máu mắt. Tuy nhiên không phải
con cá nào bị bệnh cũng bị những tổn thương về mắt.
- Các vết áp-xe: Những con cá bị nhiễm bệnh do vi khuẩn
Streptococcus thường thấy những vết áp-xe có đường kính từ 2-3mm
và những vết loét này nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết lở loét
xuất huyết không lành. Những vết áp-xe lớn hơn có thể gặp thấy ở

vây ngực và phần đuôi của cá và những vết áp-xe đó có chứa vật chất
như mủ ở bên trong.
- Xuất huyết ở da: Bệnh do vi khuẩn Streptococcus là nguyên
nhân gây xuất huyết bên ngoài da. Nhìn chung các điểm xuất huyết
thường được nhìn thấy ở quanh miệng cá hoặc ở các gốc vây. Đôi
khi cũng có thể quan sát thấy những vùng da hơi đỏ xung quanh hậu
môn hoặc lỗ sinh dục của cá.
- Dịch cổ trướng: Sự có mặt của dịch chất lỏng trong bụng của
cá là dấu hiệu của dịch bệnh ở thời kỳ cấp tính. Dịch này có thể được
nhìn thấy chảy ra từ hậu môn của cá.
* Các dấu hiệu bên trong: Các dấu hiệu bên trong bệnh này có
nhiều điểm tương đồng với bệnh nhiễm trùng máu của cá.
- Cá bỏ ăn: Nhìn chung không có sự hiện diện của thức ăn khô
trong dạ dày hoặc ruột của những con cá bị bệnh. Tuy nhiên trong
các ao nuôi cá thương phẩm khi cá bị bệnh ở giai đoạn đầu bệnh mới
14

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013

bùng phát cá vẫn có thể ăn bằng cách lọc thức ăn. Khi ruột và dạ dày
của cá trống rỗng thức ăn thì sẽ quan sát thấy túi mật rất to, đó là đặc
trưng của sự vắng mặt hoạt động tiêu hoá trong cơ thể.
- Nhiễm trùng máu: Trong giai đoạn cấp tính của bệnh vi
khuẩn nhanh chóng đi đến hệ thống máu và lan toả đến tất cả các cơ
quan nội tạng. Những dấu hiệu lâm sàng chính liên quan đến sự

nhiễm trùng máu là sự xuất huyết, viêm gan, thận, lá lách, tim, mắt
và ống ruột. Lá lách thường mở rộng ra (trương và sưng nhẹ).
- Viêm màng bụng: Khi cá bị nhiễm bệnh nặng có sự dính nhau
của các cơ quan nội tạng với màng trong khoang bụng của cá. Hơn
nữa lúc này sự hiện diện của các tơ huyết (fibrinous) có thể được
quan sát thấy trong màng ở khoang bụng của cá.
Ngoài ra khi cá bị nhiễm bệnh nặng, bệnh còn kết hợp với
những vi khuẩn cơ hội khác gây bệnh cho cá có sẵn trong môi trường
như vi khuẩn Aeromonas spp ở nước ngọt hay vi khuẩn Vibrio spp ở
trong nước lợ.
* Sự phân bố và lan truyền của bệnh:
Dịch bệnh thường xảy ra khi cá nuôi tiếp xúc với sự căng thẳng
(stress) như nhiệt độ nước tăng, lượng oxy trong nước thấp dưới mức
cho phép hoặc cá bị nuôi với mật độ cao trong thời gian dài.
Về mặt lý thuyết thì bệnh lây nhiễm cho cá ở mọi lứa tuổi, kích
cỡ. Tuy nhiên cá có kích thước lớn (từ 100g đến cỡ thương phẩm) dễ
bị mắc bệnh hơn cả.
Bệnh ở giai đoạn cấp tính với đỉnh điểm tử vong trong khoảng
từ 2-3 tuần khi nhiệt độ nước cao. Tuy nhiên bệnh cũng có thể ở giai
đoạn mãn tính khi nhiệt độ nước thấp có thể làm giảm thấp tỷ lệ chết.
Bệnh lây lan theo chiều ngang từ cá với cá (cá khoẻ ăn cá bị
bệnh, ăn thịt lẫn nhau, do vết thương trên da...) và cũng có thể lây
truyền từ môi trường đến cá.
* Kiểm soát bệnh và xử lý bệnh:
- Giảm cho ăn: Trong thời gian dịch bệnh bùng phát ở giai
đoạn cấp tính nên giảm một phần thức ăn hoặc giảm hoàn toàn thức
ăn có thể giúp kiểm soát và giảm tỷ lệ tử vong. Một trong những giả
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

15



Số 01 tháng 4/2013

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

thuyết giải thích cho việc này là vi khuẩn có mặt trong nước và xâm
nhập thuận lợi vào cơ thể theo đường thức ăn.
- Giảm mật độ nuôi: Khi tỷ lệ tử vong tăng thì việc giảm mật
độ nuôi sẽ giúp giảm bớt đi sự căng thẳng và sự chuyển tải của mầm
bệnh trong đàn cá. Luôn giữ mức oxy hoà tan ở mức tối ưu bằng
cách sử dụng quạt nước thường xuyên.
- Giảm nhiệt độ của nước: Khi nhiệt độ nước cao dễ tạo căng
thẳng cho cá và là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Vì vậy
việc hạ thấp nhiệt độ nước có thể được thực hiện trong hệ thống nuôi
nước tuần hoàn nơi mà nhiệt độ nước được kiểm soát. Đối với những
ao nuôi có kích thước nhỏ có thể dùng lưới che nắng để giảm bớt
nhiệt độ nước. Sử dụng máy quạt nước vào ban đêm cũng là cách
làm giảm nhiệt độ nước và tăng lượng oxy.
- Điều trị bằng kháng sinh: Kháng sinh chỉ có thể điều trị bệnh
ở giai đoạn sớm của bệnh (mới bị bệnh). Tuy nhiên trong hầu hết các
trường hợp cho cá ăn kháng sinh không hiệu quả bởi cá bị nhiễm
bệnh sẽ chán ăn, giảm ăn. Hơn nữa những người nuôi cá cho biết
thuốc kháng sinh chỉ có thể làm giảm tỷ lệ tử vong trong thời gian sử
dụng và khi thuốc kháng sinh đã hết thì tỷ lệ chết lại tăng trở lại. Tuy
nhiên việc sử dụng kháng sinh cần được chú ý vì sử dụng kháng sinh
liên tục với liều lượng cao dần sẽ gây ra hiện tượng kháng thuốc của
vi khuẩn và ảnh hưởng đến dư lượng kháng sinh tồn dư trong thịt cá.
- Tiêm phòng vacxin: Hiện nay không có vacxin thương mại
có hiệu quả để phòng ngừa bệnh do vi khuẩn Streptococcus gây ra.

Tuy nhiên trong tương lai gần thì việc tiêm phòng sẽ là chìa khoá
dự phòng kỹ thuật để chống lại bệnh và giảm tác hại về kinh tế do
bệnh gây nên.
Theo: Nông nghiệp Việt Nam

GIẢM RỤNG QUẢ SINH LÝ CHO BƯỞI
Trung và hạ tuần tháng 4 hàng năm với những cây bưởi đậu
nhiều quả thường có đợt rụng quả sinh lý. Để hạn chế hiện tượng
rụng quả sinh lý, đảm bảo năng suất, chất lượng cao và ổn định cuối
vụ bà con cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau.
16

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013

Tưới nước đủ ẩm cho bưởi: Giai đoạn này quả đang lớn rất
nhanh, tưới tràn hay tưới hốc đạt độ ẩm 70-75% độ ẩm đất ít nhất
xung quanh tán bưởi. Nếu trời không mưa cần tưới định kỳ 1015ngày/lần, phủ quanh tán cây bằng nilon hay xác hữu cơ để hạn
chế bốc hơi nước. Gặp khô hạn, các loại phân khoáng, phân trung
vi lượng hoà tan chậm, rễ cây hút dinh dưỡng kém. Cây thiếu
nước sẽ thiếu dinh dưỡng sinh ra tầng rời ở cuống quả, gây rụng
quả sinh lý.
Cung cấp đủ dinh dưỡng: Thời kỳ này bưởi cần rất nhiều dinh
dưỡng đặc biệt là kali và các nguyên tố vi lượng để tổng hợp và vận
chuyển chất hữu cơ về quả, chống hiện tượng hình thành tầng rời gây
rụng quả non. Việc cung cấp phân khoáng vi lượng hợp lý cho bưởi

cần căn cứ vào tuổi của cây, mức độ sai của quả và chế độ dinh
dưỡng của cây biểu hiện qua màu sắc của tán lá.
Lá có màu xanh đen biểu hiện cây thừa đạm cần bón thêm phân
kali. Liều lượng 1-3kg/cây, bón dưới hình chiếu của tán lá, bón thành
4 hốc quanh tán cây, bón sâu 7-10cm.
Lá có màu xanh nhạt, xanh vàng bón phân NPK (12:5:10);
NPK (13:13:13) hoặc đạm : kali tỷ lệ 1:1. Liều lượng: 2-5kg NPK
hoặc 0,5-2kg đạm ure + 0,5-2kg kali clorua.
Lá có màu xanh trung bình (xanh màu lá chuối bánh tẻ). Bón
phân với tỷ lệ 1đạm : 2kali. Liều lượng 0,5-2kg đạm ure + 1-4kg kali
clorua.
Bổ sung các nguyên tố vi lượng cho bưởi dưới dạng phun các
loại phân bón lá giàu vi lượng cho hiệu quả cao: Sử dụng sản phẩm
Vườn sinh thái cho bưởi 10-15ngày/lần giúp bưởi mau lớn ít rụng
quả, chống sâu, bệnh, tăng năng suất chất lượng quả, giảm 30%
lượng phân bón. Có thể dùng một trong các chế phẩm: Bio-Plant; AH503; Atonic; Nông Trang 001 hoặc K-H502 kết hợp với Multy-K +
chất bám dính phun cho bưởi 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày vào
thời kỳ này cũng làm giảm quá trình rụng quả sinh lý, tăng năng suất
chất lượng quả cuối vụ.
Phòng trừ tốt một số sâu bệnh chính: Ruồi (dòi) vàng đục quả,
thường đẻ trứng trên lỗ chích, vết thương vỏ quả, sâu non đục vào
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

17


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013


bên trong gây thối và rụng quả. Dùng một trong các loại bẫy:
Pheromone; bẫy Sofriprotein; bãy Metin ơgienon; bẫy VijubonD để
diệt ruồi.
Nhện đỏ, nhện trắng làm giám quả, da quả sần sùi, quả còi cọc
và rụng nhiều nếu mật độ nhện cao. Sử dụng một trong các loại thuốc
trừ nhện: Danilol 10EC; Pegasus 500EC; Otus 5EC… phun cho bưởi
2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày từ lúc trái bưởi bằng hòn bi
(đường kính quả 0,5cm).
Trên cây có bọ xít hại quả non với mật độ cao cần dùng một
trong các loại thuốc: SeSaiGon 50EC; Confidor 70WG; Sutin 5EC
hoặc Oshin 20WP… phun trừ khi bọ xít còn non (tuổi nhỏ). Nếu có
nhiều bọ xít trưởng thành cần tăng nồng độ thuốc lên 2lần so với
hưỡng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Theo: TT Khuyến nông Quốc gia

ĐỂ NUÔI LƯƠN THỊT ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO
Kỹ thuật nuôi vẫn là yếu tố quyết định đến sản lượng và chất
lượng lươn thịt, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Lươn
giống hao hụt cao (20-50%), thời gian hao hụt kéo dài 20-50 ngày,
thời gian này không cho lươn ăn. Lươn chết trong đất làm ô nhiễm
môi trường, hàng ngày phải thay nước rửa đất, có khi phải thay đất
mới.
Lươn giống do bắt ở ngoài tự nhiên, từ nhiều nguồn, nên
thường bị mồi thuốc, trầy xước lúc bắt và trong quá trình vận
chuyển..., khi đem về tuy có xử lý nước muối, có nơi còn cho muối
lên mô đất, nhưng lươn vẫn bị chết. Trong khi nguồn lươn giống
nhân tạo chưa có, vẫn cần phải tận dụng nguồn lươn giống tự nhiên
để nuôi. Vì vậy, khi lươn giống mới đem về không nên cho vào bồn
có mô đất nuôi ngày mà phải nuôi trong các xô nhựa, lu, khạp có đáy
láng, mật độ 200-300 con/m2, có treo dây nilon để lươn dựa thở khí

trời.
Hàng ngày sau khi cho lươn ăn, nhặt những con lươn chết, thay
nước mới vào. Sau 20-30 ngày lươn phát triển ổn định, mới chọn
những con khoẻ thả nuôi ao, bồn đất. Làm như vậy, sẽ giảm số lươn
18

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013

chết, giảm chi phí và đạt hiệu quả cao. Lưu ý là, lươn chết một phần
còn do không cho ăn kéo dài khi nuôi có mô đất. Việc nuôi dưỡng
giống lươn không có mô đất sẽ dễ kiểm tra được tình trạng lươn hàng
ngày và điều chỉnh thức ăn, đồng thời cho chúng ăn kịp thời sẽ giảm
được tỷ lệ lươn chết.
Thức ăn của lươn có thể là ruột ốc bươu vàng xay nhuyễn lẫn
với thức ăn viên của cá, có thêm Premit, Vitamin C cho vào sàn để
lươn ăn. Ban đầu cho ăn 3-4kg thức ăn/ngày, khi lươn phát triển ổn
định cho ăn 10kg/ngày/bồn. Lươn ăn mạnh nhất vào chiều tối.
Bồn nuôi lươn có mô đất phải cao hơn mặt nước 0,3-0,5m,
nước trong bồn sâu 0,3-0,4m. Bố trí các mô đất nằm rải để lươn trú
ngụ, một phần dễ bắt lươn chết khi xả nước rửa mô đất. Nếu mô đất
bị sụp do lươn đào hang cũng bị thất mùa lươn. Lươn giống nên nuôi
dưỡng riêng. Khi lươn khoẻ mới nuôi ở bồn đất. Các mô đất nên làm
ở một phía đầu ao (phần cao hơn) để khi lươn phát triển mạnh đất sẽ
không bị sụp ảnh hưởng đến đời sống bình thường của lươn, có thể
nuôi trùn trong mô đất để tạo thêm thức ăn tại chỗ cho lươn. Phía đầu

ao còn lại (thấp hơn) dành cho lươn ăn, dễ thay nước, làm vệ sinh.
Hàng ngày, sáng lấy sàng thức ăn ra khỏi bồn, loại bỏ thức ăn
dư làm ô nhiễm nước nuôi. Tốt nhất chỗ nuôi lươn nên có điện và
nguồn nước sạch để thay nước hàng ngày. Có thể thay nước khi nước
trong bồn có hiện tượng dơ bẩn, để tránh lươn chết, ổn định môi
trường sống cho lươn.
Theo: Việt Linh

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

19


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013

NÔNG THÔN NGÀY NAY
LÀM GIÀU TỪ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ, NUÔI ONG LẤY MẬT
Đến thăm mô hình trang trại trồng cây ăn quả, nuôi ong lấy mật
của hộ ông Hoàng Văn Tung, xóm Lý Nhân xã Bá Xuyên (T.X Sông
Công), chúng tôi cảm phục nghị lực và ý chí của người nông dân
chăm chỉ này. Bằng sức lao động của chính mình, vợ chồng ông
Tung đã xây dựng lên mô hình kinh tế hiệu quả cho doanh thu xấp xỉ
700 triệu đồng mỗi năm.
Vượt qua quãng đường dài chúng tôi đến thăm mô hình của gia
đình ông Tung. Khi ấy ông đang ở ngoài vườn cây, xung quanh là bạt
ngàn quất, bưởi chi chít quả xanh mỡ màng. Ông tâm sự: Quê tôi ở
Hưng Yên, khi lấy vợ xong cuộc sống gia đình khó khăn trăm bề.
Tuy có nghề trồng cây ăn quả, nhưng vì đất sản xuất ít, chỉ có 4 sào,

nên đến mùa giáp hạt, nhiều khi 2 vợ chồng và 3 đứa con còn đói ăn.
Ông hằng ước ao mình có đất rộng hơn để trồng trọt. Năm 2000,
nhân có lần đi thăm bạn ở xã Bá Xuyên, tôi biết có người muốn bán
2 ha đất đồi với giá 20 triệu đồng. Dù mảnh đất này ở rất sâu, đường
khó đi, nhưng lại rộng rãi, có thể thả sức trồng trọt. Trở về nhà, vợ
chồng tôi bàn bạc, tính toán rồi quyết định bán đất và nhà ở Hưng
Yên, lên xã Bá Xuyên mua 2ha đất đồi này để lập nghiệp.
2ha đất đồi này khô cằn, nhiều sỏi đá, chỉ toàn là cây guột mọc
um tùm, vợ chồng ông không ngại khó, ngại khổ, đã đổ công, sức
cuốc guột và bón phân cải tạo đất. Ròng rã suốt một năm trời, dần
dần ông đã có thể trồng được 800 cây quất trên những diện tích đất
đã được cải tạo. Ông chia sẻ: Sau khi mua đất xong, số vốn còn lại
của vợ chồng tôi rất ít ỏi, lúc đó, vợ chồng tôi tranh thủ đi làm thuê
để lấy tiền chi tiêu và cải tạo đất để trồng cây. Sau nhiều đắn đo, tôi
quyết định chọn quất là cây trồng chủ yếu trong vườn của mình vì
cây quất chỉ trồng 1 năm đã cho thu hoạch, chăm sóc cũng dễ và có
quả bán quanh năm. Những suy tính và công sức của 2 vợ chồng ông
Tung đã mang lại kết quả.
Đến năm 2002, vợ chồng ông đã có thu nhập từ 800 cây quất
trồng ban đầu. Sau lứa quả này, vợ chồng ông đã có tiền thu được từ
20

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013

bán quả quất, không phải đi làm thuê nữa, mà đã có thể chăm chỉ

sớm tối với vườn cây của mình. Dần dà, ông chiết thêm cây quất để
trồng, mua thêm bưởi Diễn, nhãn lồng, trồng thêm cây dứa. Năm
2006, được tham gia lớp tập huấn nuôi ong lấy mật do xã tổ chức,
ông Tung nhận thấy nuôi ong phù hợp với đặc điểm của gia đình
mình do có vườn cây ăn quả. Ban đầu chưa có kinh nghiệm nên ông
không dám đầu tư nhiều mà chỉ nuôi vài đàn, vừa nuôi vừa học hỏi
để có kiến thức. Lúc đầu nuôi còn luống cuống nhiều khi còn bị ong
đốt sưng tấy cả chân, tay. Đến nay, sau hơn 7 năm vừa học hỏi vừa
nuôi ông đã có 100 thùng ong và có thể gây cầu ong để bán cho
người dân xung quanh. Ông cho biết: Nuôi ong lấy mật không khó
nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỉ mỉ và dày công chăm sóc.
Hơn nữa người nuôi cần phải am hiểu về đặc tính của ong như xây
tổ, chia đàn, am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa con ong đi
lấy mật là từ Tết Nguyên đán dến tháng 4 âm lịch, biết cách luân
chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào. Nếu
có di chuyển thùng ong sang vườn khác chỉ được chuyển vào ban
đêm khi đàn ong đang ngủ để tránh tình trạng phân tán đàn do bị thay
đổi địa điểm nuôi đột ngột.
Có thể nói, với ý chí, nghị lực khát vọng làm giàu, vợ chồng
ông Tung đã biến đất đồi khô cằn ban đầu thành một khu vườn cây
xanh tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, mỗi năm vườn cây
ăn quả kết hợp với nuôi ong, gia đình ông Tung xuất ra thị trường
khoảng 3,6 tấn quả quất, giá bán trung bình 12 nghìn/kg, doanh thu
từ quất là gần 450 triệu đồng; trên 1 nghìn lít mật ong, thu về 150
triệu đồng; 1.000 cây bưởi Diễn hiện đang có 300 cây cho thu hoạch
với khoảng 4 nghìn quả/năm, doanh thu 60 triệu đồng; 1 vạn gốc
dứa, thu 10 nghìn quả, doanh thu 50 triệu đồng; 200 buồng chuối,
doanh thu 40 triệu đồng. Số tiền trên cộng với hàng chục triệu đồng
từ bán cây bưởi giống, bán cầu ong giống, gia đình ông Tung có mức
doanh thu khoảng 700 triệu đồng mỗi năm. Gia đình ông cũng là gia

đình tiêu biểu của xã trong phong trào toàn dân xây dựng đời sống
văn hóa, cũng như đóng góp, tham gia vào các hoạt động tập thể như
đóng góp làm đường xây dựng nông thôn mới...
Theo: Báo Thái Nguyên

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

21


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013

TRỒNG CHANH MANG LẠI THU NHẬP CAO
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài kéo theo nhu
cầu tiêu thụ chanh làm nước giải khát gia tăng. Chính vì vậy, hiện giá
chanh cũng tăng vọt theo sự biến động của thị trường và có xu hướng
tiếp tục tăng trong những ngày tới.
Gần 1 tháng nay, giá chanh bắt đầu có sự biến động theo hướng
tăng nên người trồng chanh vô cùng phấn khởi. Mấy ngày này, nông
dân trồng chanh càng cố ra sức tưới nước, phun thuốc, bón phân để
cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cho chanh phát triển tốt, trái to
bóng đẹp, bán được giá.
Ông Nguyễn Tứ Lăng, nông dân trồng chanh ở ấp 4, xã Tân
Thanh, huyện Cài Bè (Tiền Giang) cho biết: “Những ngày gần đây
nắng thương lái mua chanh cứ liên tục hỏi đặt hàng vì nhu cầu tiêu
thụ chanh trên thị trường đang tăng mạnh. Theo đó, giá chanh thu
mua tại vườn hiện nay lên tới 20.000-22.000 đồng/kg, tăng gần
12.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm”.

Theo nhiều nông dân trồng chanh ở Cái Bè, năng suất trồng
chanh mỗi năm ở địa phương này đạt khoảng 10 tấn/ha, cá biệt
những vườn chanh lâu năm, thâm canh tốt có thể đạt năng suất lên
tới 15-20 tấn/ha. Do đó, với giá chanh hiện nay, sau khi trừ chi phí
phân bón, thuốc trừ sâu, điện nước, nhân công,…, người trồng chanh
có thể có lợi nhuận 150-200 triệu đồng/ha.
Bà Lê Thị Hoa, thương lái thu mua chanh ở Chợ An Hữu (Cái
Bè) cho biết: “Sở dĩ giá chanh tăng cao trong mấy ngày qua là do
thời tiết nắng nóng, oi bức liên tục thời gian qua nên nhu cầu tiêu thụ
chanh tươi để làm nước giải khát tăng mạnh, nhất là thị trường Tp
Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc”.
Tuy giá chanh đang ở mức cao những vẫn thấp hơn rất nhiều so
với mức 34.000-37.000 đồng/kg vào tháng 4-5 năm ngoái. Trong
những ngày tới giá chanh có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh đến khi mưa
nhiều vào tháng 6-7 tới do lượng chanh vụ nghịch có sản lượng
không nhiều, trong khi nhu cầu tiếp tục tăng cao.
Hiệu quả kinh tế từ cây chanh mang lại như hiện nay là khá cao
so với các loại cây ăn trái khác. Điều này tạo ra động lực để bà con
22

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013

áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới giúap gia tăng năng suất, nâng
cao hiệu quả sản xuất, nhất là kỹ thuật xử lý cho chanh ra hoa, kết
trái nghịch vụ.

Nhiều nông dân trồng chanh cho biết, bắt đầu từ tháng 5-7 âm
lịch thì bắt đầu xử lý cho chanh ra bông vụ nghịch bằng cách làm gốc
chanh rồi tiến hành bón phân, phun thuốc kích thích cho chanh rụng
lá, ra đọt, ra bông. Thông thường phải mất 6-7 tháng để chuyển từ
giai đoạn chanh ra bông đến khi chanh cho trái già, từ là thời điển thu
hoạch từ tháng 1- 4 âm lịch. Đây là thời điểm chanh ít trái, nhu cầu
tiêu thụ tăng cao nên giá chanh cao, nông dân thu lãi cao gấp 2-3 lần
chanh vụ thuận.
Tuy nhiên, một số hộ trồng chanh bông tím thì cho rằng loại
chanh này không cần xử lý cho trái vụ nghịch bởi chanh bông tím
cho trái ổn định quanh năm. Điều cần chú ý đối với chanh bông tím
là phải có biện pháp xử lý hiệu quả đối với con bọ xít và bọ nhện đỏ.
Qua thực tiễn sản xuất cho thấy chanh là loại cây có múi dễ
trồng, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật chăm sóc, xử lý ra
hoa đơn giản nhưng thu nhập từ loại cây trồng này là khá cao nên
nhiều bà con nông dân đã chuyển từ diện tích trồng các loại cây ăn
trái khác sang trồng chanh, hay trồng xen với các loại cây ăn trái
khác.
Theo Phòng NN&PTNT huyện Cái Bè (Tiền Giang), chanh là
một trong những loại cây trồng hiệu quả kinh tế cao ở các xã đầu
nguồn huyện Cái Bè với lợi thế là không kén đất, có thể trồng xen
hoặc tận dụng những diện tích đất khó trồng được các loại cây ăn trái
khác. Đồng thời, nhờ nông dân quan tâm tuyển chọn những giống
chanh mới cho năng suất, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để
chủ động mùa vụ bán được giá nên chanh mang lại hiệu quả kinh tế
khá cao.
Hiện nay diện tích trồng chanh của địa phương này lên tới gần
1.000 ha, lớn nhất tỉnh Tiền Giang, tập trung ở các xã Tân Thanh,
Thiện Trí, Hòa Khánh, Đông Hòa Hiệp, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông
và An Cư. Bên cạnh đó, để tạo đầu ra ổn định cho cây chanh theo

hướng sản xuất chất lượng, bền vững và tạo uy tín trong người tiêu

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

23


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013

dùng, huyện Cái Bè cũng đã thành lập HTX chuyên canh trồng chanh
ở xã Tân Thanh với diện tích gần 200 ha.
Tại huyện Cai Lậy, nông dân chủ yếu trồng chanh bông tím và
chanh giấy với diện tích hơn 280 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm
hơn 2.200 tấn, tập trung nhiều ở các xã Hiệp Đức, Hội Xuân, Phú An
và Cẩm Sơn. Để tiếp tục phát huy hiệu quả từ cây chanh, địa phương
này có kế hoạch mở rộng diện tích, xây dựng những mô hình thâm
canh chanh hiệu quả; đồng thời khuyến khích nông dân xen canh
chanh trong vườn cây có múi chưa khép tán nhằm tăng hiệu quả kinh
tế nông hộ.
Theo kết quả thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh Tiền Giang hiện
có hơn 1.300 ha chanh trồng rải rác khắp các huyện trong tỉnh, chủ
yếu tập trung ở huyện Cái Bè, Cai Lậy. Sản lượng chanh cung cấp
cho thị trường hàng năm hơn 10.000 tấn trái. Thị trường tiêu thụ
chanh chủ chủ yếu là Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc.
Theo: Hội nông dân Việt Nam

24


SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 01 tháng 4/2013

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
CÀ TÍM - TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
Cà tím còn có tên cà dái dê, cà tím dài, cà dê. Không lẫn cà
pháo cà dừa, cà bát vỏ tím. Tên Hán gọi cà với tên chung là Nuy qua.
Tên khoa học: Solanum melongema, họ cà.
Trong các loại cà đặc biệt là cà tím dài là thực phẩm có từ 2000
năm trước Công nguyên ở nhiều vùng nhiệt đới Á Phi, nó được ưa
chuộng vì chứa nhiều vitamin và ít calo. Cà có thể bung, luộc,
nướng, xào, nấu, trộn... chung với các thứ khác mà không hề bị giảm
chất lượng thực phẩm của nó.
Cà tím được dùng làm thức ăn phòng chữa bệnh nếu là quả
chín tới.
Theo Đông y cà tím đã được ghi trong bản thảo cương mục và
các y văn cổ có tính năng cực hàn, thanh can, giáng hoả, lợi tiểu,
nhuận tràng, chỉ huyết, hoá đàm, thanh nhiệt, giải độc.
Một số bài thuốc chữa bệnh có dùng cà tím:
Cà tím xào mã đề: Cà tím 200g, mã đề 15g, hành 10g, gừng 5g,
tỏi 10, dầu mè, nước tương (xì dầu) một lượng thích hợp. Cà rửa
sạch, cắt miếng, mã đề làm sạch; hành cắt khúc, gừng cắt lát; tỏi bỏ
vỏ, cắt khô. Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành
vào phi thơm; rồi bỏ cà, mã đề vào trộn đều, bỏ muối và một ít nước
vào xào chín là được. Mỗi ngày ăn một lần. Có tác dụng thanh nhiệt,
giải độc, lợi tiểu, hạ áp huyết.

Canh gà, cà tím: Gà giò 1 con, cà tím 200g, sơn tra 15g, gừng
5g, hành 10g, dầu, muối một lượng thích hợp. Gà làm sạch, bỏ nội
tạng; cà tím rửa sạch, cắt miếng, gừng cắt lát; hành cắt khúc. Để nồi
nóng đổ dầu vào, cho gừng, hành vào phi thơm bỏ gà vào xào sơ.
Tiếp đó, đổ nước vào, bỏ cà, sơn tra, muối vào, nấu sôi bằng lửa lớn,
sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm chừng 30 phút là được. Mỗi ngày ăn
một lần, dùng thay thức ăn. Có tác dụng tiêu thực tan ứ, giảm mỡ, hạ
huyết áp.
Giảm huyết áp bằng các món chay: Nhiều món chay dùng cà
tím. Ví dụ: Cà tím nhồi om - cà tím dài 3 quả nhỏ. Nhân thịt chay
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

25


×