Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.92 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh thế nước ta đang phát triển theo hướng trở thành nền
kinh thế thị trường, cùng với sự phát triển này là sự xuất hiện nhiều loại hình
doanh nghiệp và có thể kể đến là sự phổ biến của loại hình công ty cổ phần. Việc
chuyển đổi từ các loại hình doanh nghiệp sang công ty cổ phần ngày càng được
đẩy mạnh từ doanh nghiệp nhà nước đến các loại hình doanh nghiệp khác. Việc
gia tăng số lượng công ty cổ phần cũng đòi hỏi cũng kéo theo nhiều vấn đề phát
sinh và một trong những vấn đề đó là vấn đề về chuyển nhượng cổ phần. Để làm
rõ những quy định của pháp luật về vấn đề chuyển nhượng cổ phần

NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Cổ phần và khái niệm chuyển nhượng cổ phần
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp
2014( LDN 2014) :
“ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần”. Trong
đó vốn điều lệ của công ty cổ phần theo quy định tại điểm 29, điều 5 LDN 2014
là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập
công ty cổ phần.
Chuyển nhượng cổ phần cổ phần được hiểu là hành vi làm thay đổi ( mua
bán, tặng cho, thừa kế,..) số cổ phần đang nắm giữ.
2. Phân loại cổ phần
Có nhiều cách phân loại cổ phần nhưng theo quy định của LDN 2014 thì
công ty cổ phần có thể tồn tại hai loại cổ phần là cổ phần phổ thông và cổ phần
ưu đãi.


Trong đó cổ phần phổ thông là loại cổ phần bắt buộc phải có trong công ty
cổ phần. Có thể hiểu cổ phần chỉ hưởng lãi học chịu lỗ dựa trên kết quả hoạt
động của công ty.Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần
ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm nhiều loại như: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần


ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và các cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ
công ty quy định. Cụ thể:
Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so
với cổ phần phổ thông, số phiếu của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ
công ty quy định ( khoản 1, điều 16 LDN 2014).
Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so mới
mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức cổ tức ổn định hàng năm (khoản 1,
điều 117, LDN 2014).
Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu
cầu của người sở hữu hoàn theo các điều kiện ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi
hoàn lại ( khoản 1, điều 118, LDN 2014).
II. Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần
1. Điều kiện chuyển nhượng cổ phần
a)

Cổ phần phổ thông
Với bản chất là loại hình công ty đối vốn, các cổ đông trong công ty cổ

phần có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình. Tuy nhiên không phải tất cả
các loại cổ phần đều được chuyển nhượng tự do. Theo quy định tại khoản 3 Điều
119 và khoản 1 Điều 126 LDN 2014 thì:
Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập: Trong thời hạn 3 năm kể
từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, cổ đông sáng
lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác
và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải
là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong
trường hợp này cổ đông không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhựng cổ


phần đó. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi

bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà
cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà
cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng
lập.
Quy định này tại LDN 2014 cơ bản cũng giống với quy định tại Luật doanh
nghiệp 2005 đều hướng đến việc rằng buộc về vật chất đối với cổ đông sáng lập
để đảm bảo quyền lợi của những cổ đông khác tránh tình trạng lừa đào. Đông
thời loại trừ trường hợp cổ đông sáng lập rời bỏ công ty khi công ty vừa mới
thành lập. Tuy nhiên quy định của LDN 2014 cũng có điểm khác so với Luật
Doanh nghiệp 2005. Theo quy định tại khoản 5, Điều 84 Luật doanh nghiệp
2005 thì người không phải là cổ đông sáng lập của công ty khi mua cổ phần phổ
thông của cổ đông sáng lập sẽ đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công
ty. Quy định này dẫn đến trường hợp khi giải quyết các vấn đề liên quan đến
chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập cần xem xét cổ đông đó
là cổ đông sáng lập đầu tiên hay là cổ đông sáng lập đương nhiên, vì đối với cổ
đông sáng lập đương nhiên họ hoàn toàn có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần
phổ thông của mình cho người khác. Còn LDN 2014 không quy định về khía
cạnh này mà nêu thêm phạm vi của hạn chế này chỉ đối với cổ phần phổ thông
của cổ đông sáng lập có từ thời điểm công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp mà không áp dụng đối với cổ phần cổ đông sáng lập có thêm sau
khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh, và cổ phần cổ đông sáng
lập đã chuyển nhượng cho người khác không phải cổ đông sáng lập của công ty.
Như vậy có thể thấy những quy định của LDN 2014 đã quy định cụ thể, rõ ràng
hơn tránh gây nhậm lẫn.
b)
Cổ phần ưu đãi


Cổ phần ưu đãi biểu quyết

Theo khoản 3, điều 116, Luật DN 2014 thì cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi
biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. Quy định
này xuất phát từ việc chủ sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết là tổ chức được
Chính phủ ủy quyền hoặc cổ đông sáng lập. Chính vì quy định đặc biệt về chủ
thể sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết nên việc cấm chuyển nhượng cổ phần biểu
quyết là hoàn toàn phù hơp. Tuy nhiên cổ phần biểu quyết của cổ đông sáng lập
chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày công ty được cấp gấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh, sau thời hạn này cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng
lập trở thành cổ phần phổ thông. ( khoản 3, Điều 113, LDN 2014). Các quy định
này nhằm đảm bảo cho công ty có cơ cấu ổn định, không tạo sự sáo trộn khi
công ty mới thành lập, đồng thời cùng với đặc điểm cổ phần ưu đãi biểu quyết có
số phiếu biểu quyết cao hơn cổ phần phổ thông có thể thấy quy định này nâng
cao vị thế của cổ đông sáng lập và tổ chức mà chính phủ ủy quyền hơn các cổ
đông khác trong việc quyết định các vấn đề quan trong của công ty trong những
ngày đầu hoạt động.
Cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại
Khoản 1, Điều 126 LDN 2014: “Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có
quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy
định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi
được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng”
Như vậy cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại quy định trong điều
lệ công ty đều có thể tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy
định hạn chế chuyển nhượng đối với cổ phần đó.


Cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại là những loại cổ phần mà cổ
đông sở hữu nó không có quyền biểu quyết do vậy việc chuyển nhượng cho
người khác không hề làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Pháp luật quy
định cụ thể mọi hạn chế đối với việc chuyển nhượng những cổ phần nay sẽ do

điều lệ công ty quy định. So với LDN 2005 thì LDN 2014 đã quy định cụ thể và
rõ ràng hơn về việc chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn
lại trong khi LDN 2005 không quy định cụ thể, tuy nhiên về bản chất cũng
không có gì nổi bật, mới hơn so với quy định của LDN 2005.
Ngoài ra, còn có một số trường hợp chuyển nhượng cổ phần khác:
Hiện nay, Luật doanh nghiệp 2014 chưa có nghị định hướng dẫn đối với
những trường hợp này, tuy nhiên trong các văn bản pháp luật căn cứ theo Luật
DN 2005 thì các trường hợp chuyển nhượng cổ phần sau: cổ phần phát hành
riêng lẻ, cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần, cổ phần của nhà đầu tư
nước ngoài có một số điểm khác so với các trường hợp chuyển nhượng cổ phần
khác. Cụ thể:
Đối với cổ phần phát hành riêng lẻ:
Luật Doanh nghiệp 2005 quy định “Chính phủ quy định về việc chào bán
cổ phần riêng lẻ” (khoản 6, điều 87), theo đó nghị định số 01/2010/NĐ-CP là
nghị định quy định về vấn đề này. Quy định này không được LDN 2014 nói đến.
Theo nghị định 01/2010/NĐ-CP thì chào bán cổ phần riêng lẻ là việc chào bán
cổ phần hoặc quyền mua cổ phần trực tiếp và không sử dụng các phương tiện
thông tin đại chúng cho một trong các đối tượng sau: Các nhà đầu tư chứng
khoán chuyên nghiệp, dưới 100 nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chuyên nghiệp
(điểm a, b, khoản 1, điều 4). Cũng theo đó, cổ phần mà các công ty cổ phần khi
phát hành riêng lẻ không được chuyển nhượng trong thời hạn một năm kể từ


ngày phát hành, điều này cũng được quy định tại luật chứng khoán 2006 sửa đổi
bổ sung năm 2010.
Tuy nhiên, quy định này sẽ gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp khi phát
hành cổ phiếu riêng lẻ, có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu
hút vốn đầu tư để mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, về thông
lệ cũng như kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, việc giới hạn thời gian
chuyển nhượng với cổ phần chào bán riêng lẻ là hợp lý, bởi nếu không, doanh

nghiệp sẽ lách luật bằng việc chào bán cổ phiếu ra công chúng dưới hình thức
riêng lẻ (do cổ phiếu sau khi chào bán riêng lẻ có thể được bán cho người khác
tùy ý).
Ngân hàng thương mại cổ phần cũng là một trường hợp đặc biệt vì nó hoạt
động trong lĩnh vực tín dụng nên cũng được quy định khá đặc biệt:
Theo Thông tư 09/2010/TT-NHNN quy định về việc thành lập ngân hàng
thương mại cổ phần thì tại khoản 2 Điều 14 có quy định:
Đối với cổ đông sáng lập:
Trong thời gian 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng số cổ phần phổ thông trong
tổng số cổ phần góp vốn khi thành lập ngân hàng của mình cho các cổ đông sáng
lập khác của Ngân hàng nếu đảm bảo quy định tại Điểm b Khoản 2 và Điểm c
Khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
Đối với cổ đông không phải là cổ đông sáng lập: Trong thời gian 03 năm kể
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chỉ được chuyển
nhượng số cổ phần góp vốn khi thành lập ngân hàng cho cổ đông khác trong
danh sách cổ đông của Ngân hàng tại thời điểm Giấy chứng nhận đăng ký kinh


doanh có hiệu lực nếu đảm bảo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Thông tư
này.
Sau các thời hạn nêu tại Điểm a và b Khoản này, các cổ đông được chuyển
nhượng cổ phần và duy trì tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định của pháp luật hiện
hành.
2)

Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần
Điều 126 LDN 2014 quy định về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ

phần:

“1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản
3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng
cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ
phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ
phần tương ứng.
2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông
thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp
chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển
nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường
hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự,
thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng
khoán.
3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc
theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.
4. Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người
thừa kế, người thừa kếtừ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ
phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
5. Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại
công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Trường hợp này, người
được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty.


6. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị
hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển
nhượng và số cổ phần còn lại.
7. Người nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở
thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2
Điều 121 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.”
Các quy định tại Điều 126 nêu ra các cách thức chuyển nhượng cổ phần.
Nhìn chung có thể chia làm hai phương thức: chuyền nhượng trực tiếp và chuyển

nhượng gián tiếp.
a)

Chuyển nhượng trực tiếp
Chuyển nhượng trực tiếp là việc các cổ đông có thể chuyển nhượng cổ

phần cho nhau, cho người khác ngoài công ty thông qua việc trao đổi trực tiếp, ở
đây người mua có điều kiện trực tiếp xác định, đánh giá , và trực tiếp trả giá cho
người bán. Hành vi chuyển nhượng này do hai bên mua bán tự thỏa thuận theo
quy định giao dịch dân sự.
Đối với phương thức chuyển nhượng trực tiếp thì bao gồm các hành vi mua
bán, tặng cho, để thừa kế,.. Đây là hình thức cổ đông chuyển nhượng cổ phần
cho các cổ đông khác hoặc người ngoài công ty thông qua trao đổi trực tiếp.
Việc thự hiện chuyển nhượng trực tiếp tuân thủ các quy định của Bộ luật Dân sự
2005. Thông thường hoạt động chuyển nhượng được thực hiện thông qua hợp
đồng, hình thức, nội dung hợp đồng sẽ tuân theo quy định của luật dân sự. Hợp
đồng chuyển nhượng phải lập thành văn bản trong phải có những nội dung :
-Thời gian, địa điểm.
-Chủ thể: bên chuyển

nhượng và bên nhận chuyển nhượng và cẩn phải ghi đầy đủ

thông tin.
-Đối tượng chuyển nhượng
-Điều kiện chuyển nhượng
-Quyền và nghĩa vụ của các bên
-Phương thức thanh toán


-Các


nội dung khác như: Cam kết, giải quyết tranh chấp,..
Hợp đồng chuyển nhượng phải do bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển

nhượng hoặc người ủy quyền ký kết.
Trong những trường hợp đặc biệt: Khi cổ đông là cá nhân chết thì cổ phần
của người đó sẽ được chuyển cho người thừa kế, lúc này người thừa kế sẽ là cổ
đông của công ty. Trường hợp không có người thừa kế hoặc người thừa kế bị
truất quyền thừa kế thì cổ phần của cá nhân chết sẽ thuộc về công ty.
Cổ đông cũng có các quyền tặng cho, sử dụng cổ phần để trả nợ vì cổ phần
cũng là tài sản của đông do đó cổ đông hoàn toàn có quyền định đoạt cổ phần
của mình. Theo quy định thì người được tặng cho, được trả nợ bằng cổ phần sẽ
là cổ đông của công ty cổ phần.
Quy trình chuyển nhượng cổ phần:
+ Tiếp nhận Hồ sơ. Người chuyển nhượng (người bán) chuẩn bị 01 bộ Hồ
sơ chuyển nhượng bao gồm:
Sổ chứng nhận sở hữu cổ phần ( Công ty đã cấp cho cổ đông)
Giấy chuyển nhượng sở hữu cổ phần
Người đi làm thủ tục chuyển nhượng phải là người chuyển nhượng. Trường
hợp người chuyển nhượng không trực tiếp đi làm thủ tục chuyển nhượng được
thì phải làm Giấy ủy quyền cho người đi làm thủ tục chuyển nhượng.
+ Thực hiện chuyển nhượng: công ty cổ phần tổ chức thực hiện chuyển
nhượng theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra tính hợp lệ, tính pháp lý của chứng từ chuyển nhượng.


Bước 2: Giao cho người làm thủ tục Giấy biên nhận hồ sơ đối với trường
hợp được tự do chuyển nhượng là 10 ngày làm việc.
Đối với trường hợp hạn chế chuyển nhượng bộ phận thực hiện
chuyển nhượng sẽ xem xét và trả lời cụ thể khi phát sinh việc chuyển nhượng.

Bước 3: Tiến hành in Sổ chứng nhận sở hữu cổ phần cho người nhận
chuyển nhượng và cập nhật các thông tin liên quan tới cổ đông mới vào Sổ đăng
ký cổ đông của Công ty.
Bước 4: Thu Giấy Biên nhận hồ sơ, trả Sổ chứng nhận sở hữu cổ phần cho
người nhận chuyển nhượng (Người mua). Người mua khi đến nhận sổ phải mang
theo Giấy biên nhận hồ sơ + Chứng minh nhân dân
Trong trường hợp cổ đống sáng lập chuyển nhượng cổ phần thì công ty phải
tiến hành thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập theo quy định tại khoản
3 điều 51 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Việc đăng ký thay đổi thông tin cổ đông
sáng lập trong trường hợp tặng cho, thừa kế cổ phần được thực hiện như quy
định đối với trường hợp thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập do chuyển
nhượng cổ phần quy định tại Khoản 3 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, trong đó, hợp
đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng
được thay bằng hợp đồng tặng cho cổ phần hoặc bản sao hợp lệ văn bản xác
nhận quyền thừa kế hợp pháp.
b)

Chuyển nhượng gián tiếp
Cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần thông qua giao dịch trên thị trường

chứng khoán.
Thị trường chứng khóa (TTCK) là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua
bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Thị trường


chứng khoán có hai loại là thị trường chứng khoán tập trung và thị trường chứng
khoán phi tập trung.
Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập
trung theo một địa điểm vật chất.Hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở
giao dịch chứng khoán ( Stock exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán

(SGDCK), các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển
tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao
dịch.TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị
trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng
khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá
trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận.
Hoạt động chuyển nhượng cổ phần thông qua giao dịch trên thị trường
chứng khoán phải được thực hiện theo quy định của luật chứng khoán
Niêm yết chứng khoán
+ Tổ chức phát hành khi niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng
khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện về vốn,
hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính, số cổ đông hoặc số người sở hữu
chứng khoán.
+ Tổ chức phát hành nộp hồ sơ niêm yết phải chịu trách nhiệm về tính
chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ niêm yết. Tổ chức tư vấn niêm yết, tổ
chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán và bất cứ tổ chức,
cá nhân nào xác nhận hồ sơ niêm yết phải chịu trách nhiệm trong phạm vi liên
quan đến hồ sơ niêm yết.
+ Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục niêm yết chứng khoán của
tổ chức phát hành Việt Nam, tổ chức phát

hành nước

ngoài tại Sở giao dịch chứng


khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán của Việt Nam; quy định điều kiện, hồ
sơ, thủ tục niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành Việt Nam tại Sở giao
dịch chứng khoán nước ngoài.
Giao dịch chứng khoán

+ Giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán:
Sở giao dịch chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán niêm yết theo
phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch khác quy định tại
Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán.
Chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán không được giao dịch
bên ngoài Sở giao dịch chứng khoán, trừ trường hợp quy định tại Quy chế giao
dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán.
+ Giao dịch chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán:
Trung tâm giao dịch chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán niêm yết
theo phương thức thoả thuận và các phương thức giao dịch khác quy định tại
Quy chế giao dịch chứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng khoán;
Chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán được giao dịch
tại công ty chứng khoán là thành viên giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng
khoán theo Quy chế giao dịch chứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng
khoán.
+ Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán tổ chức giao
dịch loại chứng khoán mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưa


vào vận hành hệ thống giao dịch mới phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
chấp thuận.
c)

Phân biệt chuyển nhượng cổ phần với mua lại cổ phần
Hoạt động chuyển nhượng cổ phần đôi khi thường bị đồng nhất với hoạt

động mua lại cổ phần bời chuyển nhượng cổ phần và mua lại cổ phần đều có bản
chất là quan hệ mua bán, làm thay đổi chủ sở hữu đối với cổ phần được bán hoặc
chuyển nhượng trong công ty cổ phần.
Tuy nhiên, cần phân biệt hoạt động chuyển nhượng cổ phần và mua lại cổ

phần ở những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể: Chủ thể của hoạt động chuyển nhượng cổ phần bao
gồm bên bán là các cổ đông và bên mua là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu góp
vốn. Còn chủ thể của hoạt động mua lại cổ phần bao gồm bên bán là cổ đông và
bên mua chính là công ty phát hành cổ phần.
Thứ hai, về điều kiện: Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của
mình cho người khác, trừ hai trường hợp bị hạn chế. Một là cổ đông sở hữu cổ
phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.
Hai là trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần
phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng
cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được
sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Trong khi đó, việc mua lại cổ phần chỉ được thực hiện trong trường hợp: cổ
đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi
quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ.


Thứ ba, về hậu quả pháp lí: Việc chuyển nhượng cổ phần sẽ không làm thay
đổi cấu trúc vốn điều lệ của công ty cổ phần. Còn với trường hợp mua lại cổ
phần thì vốn điều lệ của công ty cũng không giảm ngay, nhưng nếu hết đợt chào
bán cổ phần, mà công ty không chào bán được số cổ phần mua lại thì công ty
phải đăng kí giảm vốn điều lệ.
III.
Những quy định của pháp luật về chuyển nhượng vốn nhìn chung đã tạo
những điều kiện thuần lợi, việc chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là
tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là
rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của Công ty
cổ phần (đối với công ty Đại chúng, công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán thì
chỉ có công ty cổ phần mới có quyền này).

Ngoài chịu sự tác động điều chỉnh của luật Doanh Nghiệp 2014 thì chuyển
nhượng cổ phần còn chịu sự điều chính của luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Đây cũng là một rào cản trong hoạt động chuyển nhượng cổ phần.
Theo quy định Tại Điểm 4 Khoản 2 Mục II Phần A Thông tư
số 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/9/2008 hướng dẫn các khoản thu
nhập chịu thuế:
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản tiền lãi nhận được từ việc chuyển
nhượng vốn của cá nhân trong các trường hợp sau:
Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp trong các công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần, các hợp đồng hợp tác kinh doanh,
hợp tác xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.


Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán bao gồm thu nhập từ việc
chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán
khác theo quy định của Luật Chứng khoán.”
Do vậy trên thực tế để không phải nộp thuế, các cá nhân thường chuyển
nhượng cổ phần bằng hợp đồng sau đó kê khai giá chuyển nhượng bằng giá mua
cổ phần ban đầu để không phát sinh lãi. Cá nhân chuyển nhượng vốn chưa kê
khai nộp thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng vốn, chưa có chứng từ nộp
thuế TNCN nhưng cơ quan cấp giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu
tư vẫn làm thủ tục cho chuyển quyền sở hữu. Việc kê khai thuế do cá nhân tự
giác, nếu không kê khai, cơ quan thuế cũng không có cơ sở để tính thuế. Việc
tìm ra bằng chứng để thu thuế không hề đơn giản, bởi các tổ chức, cá nhân đã sử
dụng nhiều chiêu thức để "né" số thuế phải nộp .Thêm vào đó thì việc đăng ký
thay đổi thông tin cổ đông sáng lập, thay đổi thông tin doanh nghiệp không có
quy định buộc phải hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi đăng ký thay đổi, đã tạo
ra những khó khăn cho cơ quan thuế trong việc kiểm soát, kê khai,…Do đó, cần
phải có những hướng giải quyêt để ngăn chặn những kẽ hở của pháp luật.


KẾT LUẬN
Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần là đã được quy định khá rõ
ràng cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2014. Cho thấy, hệ thống pháp luật ngày
càng được đổi mới, hoàn thiện. Những quy định về chuyển nhượng cổ phần
trong công ty cổ phần càng khẳng định thêm tính chất đối vốn của công ty cổ
phần, tạo ra cho doanh nghiệp hoạt động một cách năng động, hiệu quả hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Luật Doanh nghiệp 2014


2.
3.
4.
5.
6.
7.

8.

Luật Doanh nghiệp 2005
Luật Đầu tư 2014
Luật Thuế thu nhập cá nhân
Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Thông tư 09/2010/TT-NHNN
Nghị định số 01/2010/NĐ-CP




×