Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

phong cách ngôn ngữ chính luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.84 KB, 17 trang )


Tiết 107: Tiếng Việt
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
CHÍNH LUẬN


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I.

Khái quát về phong cách ngôn ngữ chính luận.

1. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
a. Ngữ liệu:

“ Về luân lí xã hội ở nước ta” –
Phan Châu Trinh


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I.

Khái quát về phong cách ngôn ngữ chính luận.

1. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
a. Ngữ liệu: “ Về luân lí xã hội ở nước ta” – Phan Châu Trinh
-

Nội dung: bàn về luân lí xã hội ở nước ta.

-


Thái độ : bày tỏ công khai quan điểm của mình về luân lí xã
hội, phê phán xã hội đương thời không có luân lí.

-

Mục đích: thuyết phục, kêu gọi người dân xây dựng nền luân
lí.


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
1.

Phong cách ngôn ngữ chính luận.

b. Khái niệm
-

Là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong những văn bản trực tiếp
bày tỏ tư tưởng, lập trường trước những vấn đề thiết thực của đời
sống, đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị, xã hội.

-

Mục đích: tuyên truyền, cổ động, thuyết phục người đọc, người
nghe để họ có nhận thức và hành động đúng.

-

Dạng tồn tại: + Dạng nói.
+ Dạng viết.



PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
2. Đặc điểm của văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
a. Ngữ liệu.

“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
Hồ Chí Minh


a. Ngữ liệu. “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ( âm thanh)


“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta
càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp
nước ta một lần nữa.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già,
người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam
thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng thì dùng
súng, ai có gươm thì dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng,
gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước (…)”
Hồ Chí Minh


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
2. Đặc điểm của văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.

a. Ngữ liệu
- Thể hiện rõ thái độ dứt khoát của nhân dân ta với thực dân Pháp và
kêu gọi cả nước quyết tâm đánh giặc.
- Quan điểm được trình bày một cách chặt chẽ:
+ Chỉ rõ tình thế buộc chúng ta phải chiến đấu.
+ Nêu quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta để bảo vệ chủ quyền
thiêng liêng của dân tộc.
+ Kêu gọi toàn dân đoàn kết vùng dậy đánh giặc.
- Cách diễn đạt hùng hồn làm cho lời kêu gọi có sức truyền cảm mạnh
mẽ.


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
2. Đặc điểm của văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
a. Ngữ liệu
b. Đặc điểm.
- Tính công khai về chính kiến, tư tưởng, lập trường chính trị, xã
hội.
- Tính chặt chẽ trong lập luận.
- Tính truyền cảm mạnh mẽ.


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I.

Khái quát về phong cách ngôn ngữ chính luận.

II.

Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ


chính luận.
1. Về ngữ âm, chữ viết.
* Ngữ liệu
“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý
báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh
thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to
lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả
lũ bán nước và cướp nước.”
( Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân
ta)


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
1. Về ngữ âm, chữ viết.
* Ngữ liệu
* Tiểu kết
- Ở dạng nói: phát âm rõ ràng, với âm lượng và ngữ điệu thích hợp.
- Ở dạng viết: tuân thủ những quy tắc chính tả.
2. Về từ ngữ.
* Ngữ liệu.
- Dùng từ ngữ toàn dân.
- Dùng nhiều từ ngữ chính trị: yêu nước, truyền thống, Tổ quốc, xâm
lăng, tinh thần, bán nước, cướp nước…


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
2. Về từ ngữ.
* Tiểu kết.
- Dùng từ toàn dân.

- Dùng nhiều từ ngữ mang màu sắc chính trị, xã hội.
3. Về kiểu câu.
*Ngữ liệu.
- NL 1: Văn bản sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu đơn, câu ghép.
*Tiểu kết.
- Sử dụng linh hoạt các kiểu câu.


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
4. Về biện pháp tu từ.
* Ngữ liệu.
+ Hình ảnh so sánh cụ thể, sát hợp.
+ Cách nói trùng điệp.
* Nhận xét.
- Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, dùng thành ngữ,
tục ngữ…
- Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp: lặp, đảo đổi, đối…
5. Về bố cục, trình bày.
- Trình bày vừa logic, vừa mang tính truyền cảm.


CỦNG CỐ
Bài 1: Cho văn bản sau:
“ Dao có mài mới sắc, nước có lọc mới sạch, người có chịu
phê bình thì mới chóng tiến bộ”.
( Hồ Chí Minh)
Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Vì sao?



PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
•Bài 1:
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Vì: + Viết về vấn đề mang màu sắc chính trị, xã hội: tác dụng
của phê bình đối với sự tiến bộ của con người.
+ Cách sử dụng ngôn ngữ:
- Sử dụng từ ngữ toàn dân.
- Sử dụng từ mang màu sắc chính trị: phê bình, tiến
bộ…
- Từ đơn nghĩa, chính xác.
- Sử dụng một tỉ lệ từ khẩu ngữ: chịu, có, mới chóng…
=> Tăng tính giản dị, gần gũi với quần chúng.


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

+ Câu: câu dài, có ba vế. Một câu là một lập luận.
+Biện pháp tu từ: lặp cấu trúc ngữ pháp: có …mới. => âm
điệu nhịp nhàng, cân đối nhấn mạnh ý.
=>Là đoạn văn đảm bảo tính bình giá công khai, tính lập luận
chặt chẽ, tính truyền cảm mạnh mẽ => là văn bản thuộc phong
cách ngôn ngữ chính luận.




×