Câu 1: Đọc đoạn văn bản sau:
Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá
ngô non đầu mùa. Mà tònh không một bóng người. Cỏ
gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu
cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông
hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như
một nỗi niềm cổ tích ngày xưa
(Nguyễn Tuân)
Cho biết đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ nào sau đây?
a . Phong cách ngôn ngữ báo – công luận
b. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
c. Phong cách ngôn ngữ chính luận
d. Phong cách ngôn ngữ khoa học
Đ
Câu 2:Quan sát và cho biết văn bản sau thuộc phong cách ngôn ngữ
nào?
Thứ sáu 09.11.2007, 10:00
Tay cơ Lương Chí Dũng thắng nhà cựu vô địch thế giới
Ngày 7/11, tay cơ Việt Nam Lương Chí Dũng đã giành thắng lợi trước nhà
vô địch thế giới người Mỹ Earl Strickland với tỷ số 8-10 tại vòng 1/64 của
Giải vô địch Thế giới bi-a 9 bóng, đang diễn ra tại Philíppin.
Mặc dù là một tay cơ trẻ, lại bị Strickland dẫn trước, nhưng với bản lĩnh thi đấu
vững vàng, Lương Chí Dũng đã lần lượt san bằng tỷ số và vươn lên dẫn trước
Strickland.
Sau thắng lợi tại ván đấu này, tay cơ Lương Chí Dũng đã giành một suất lọt
vào vòng 1/32. Tại vòng 1/32, Lương Chí Dũng sẽ phải đối mặt với hạt giống
số 2 của giải là tay cơ người Đức Ralf Soquet.
Lương Chí Dũng cũng vừa giành một huy chương bạc tại Đại hội Thể thao
trong nhà châu Á lần thứ hai diễn ra ở Ma Cao, Trung Quốc hồi đầu tháng 11
vừa qua./.
TTXVN
Phong cách ngôn ngữ báo chí
PHONG CÁCH
NGÔN NGỮ
CHÍNH LUẬN
I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
1. Tìm hiểu văn bản chính luận
2. Ngôn ngữ chính luận
- Các cương lĩnh; tuyên bố
- Tuyên ngôn; lời kêu gọi, hiệu triệu
- Các bài bình luận, xã luận
- Các báo cáo, tham luận, phát biểu
trong các hội thảo, hội nghị chính
trị…
Hỡi đồng bào cả nước!
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo
hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được;
trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776
của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các
dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách
mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và
bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình
đẳng về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(…)
HỒ CHÍ MINH
TỔ 1-2
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng
chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng
quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già,
người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người
Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc. Ai
có súng thì dùng súng, ai có gươm thì dùng gươm, không có gươm
thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực
dân cứu nước (…)”.
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh
TỔ 3-4
LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
Cho biết:
-
Nội dung của các trích đoạn vừa nghe là
gì?
-
Mục đích của Bác Hồ khi viết và đọc các
văn bản?
-
Thái độ, quan điểm của người viết đối
với những vấn đề được đề cập?
Khái quát những nội dung
vừa tìm hiểu, em hãy cho
biết: mục đích viết văn bản
chính luận? Thái độ quan
điểm của người viết đối với
những vấn đề được đề cập
đến?