Tải bản đầy đủ (.ppt) (128 trang)

Bài giảng Powerpoint về giáo dục hòa nhập cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.64 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC PHẦN:

GIÁO DỤC HÒA NHẬP
Lớp: CAO ĐẲNG MN
Số tiết: 30 tiết

GV: NGUYỄN THỊ MINH TRANG
NĂM HỌC: 2012 - 2013


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GD HÒA NHẬP

NỘI DUNG

CHƯƠNG 2
GD HÒA NHẬP TRONG TRƯỜNG MN

CHƯƠNG 3
THÚC ĐẨY VÀ HỔ TRỢ GD HÒA NHẬP


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ
CHUNG VỀ GIÁO DỤC
HÒA NHẬP


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
GIÁO DỤC HÒA NHẬP


1. Khái niệm giáo dục hòa nhập
2. Bản chất của giáo dục hòa nhập
3. Đặc điểm của giáo dục hoà nhập
4. Tính tất yếu của giáo dục hoà nhập
5. Những mặt tích cực của giáo dục hoà
nhập


 
Một số hình ảnh về giáo
dục hòa nhập



 



 


1. Khái niệm GD hòa nhập 
1.1. Một số quan điểm tiếp cận giáo dục
hòa nhập
1.2. Giáo dục hoà nhập là gì?


Quan điểm bình
thường hóa


Quan điểm chấp
nhận

Quan điểm tiếp cận
đa dạng

1.1. Quan điểm tiếp cận giáo dục hòa nhập

Quan điểm tiếp cận
về giá trị văn hóa

Quan điểm môi
trường ít hạn chế nhất

Quan điểm không
loại trừ


1.2. Giáo dục hoà nhập là gì?
- Là phương thức giáo dục cho mọi trẻ em,
trong đó có trẻ khuyết tật cùng học với trẻ
em bình thường trong trường phổ thông
ngay tại nơi trẻ sinh sống.
- Thuật ngữ giáo dục hòa nhập được xuất phát
từ Canada và được hiểu là những trẻ ngoại lệ
được hòa nhập, quy thuộc vào trường phổ
thông. Giáo dục hòa nhập là phương thức
giáo dục mọi trẻ em, trong đó có trẻ khuyết
tật, trong lớp học ở trường phổ thông.



- Trường hòa nhập là “Tổ chức
giải quyết vấn đề đa dạng
nhằm chú trọng đến việc học
của mọi trẻ. Mọi giáo viên, cán
bộ và nhân viên nhà trường
cam kết làm việc cùng nhau tạo
ra và duy trì môi trường đầm
ấm có hiệu quả cho việc học
tập. Trách nhiệm cho mọi trẻ
được chia xẻ”.


2. Bản chất của giáo dục hòa
nhập
• Mọi trẻ em đều được học trong môi
trường giáo dục mà trong đó trẻ có
điều kiện và cơ hội để lĩnh hội những
tri thức mới theo nhu cầu và khả năng
phát triển của mình.


3. Đặc điểm của GDHN
3.1. Các yếu tố của GDHN
+ Trẻ khuyết tật được học ở trường thuộc khu vực sinh sống.
+ Trẻ khuyết tật, với tỉ lệ hợp lý, được bố trí vào lớp học phù hợp
lứa tuổi.
+ Cung cấp các dịch vụ và giúp đỡ trẻ ngay trong trường hòa nhập.
+ Mọi trẻ đều là thành viên của tập thể. Bạn bè cùng lứa giúp đỡ lẫn
nhau.

+ Đánh giá cao tính đa dạng của trẻ
+ Điều chỉnh chương trình phổ thông cho phù hợp với năng lực nhận
thức của trẻ. Phương pháp dạy học đa dạng dựa vào điểm mạnh của
trẻ. Trẻ với các khả năng khác nhau được học theo nhóm.
+ Giáo viên phổ thông và chuyên biệt cùng chia sẻ trách nhiệm giáo
dục mọi đối tượng trẻ.
+ Chú trọng cả lĩnh hội tri thức và kỹ năng xã hội.


3. Đặc điểm của GDHN
3.1. Các yếu tố của GDHN
- Trẻ được học ở trường nơi mình sinh sống.
- Trẻ được bố trí vào lớp học phù hợp với lứa tuổi
trong môi trường giáo dục bình thường.
- Mọi trẻ đều là thành viên của tập thể.
- Bạn bè cùng lứa giúp đỡ lẫn nhau.
- Cung cấp các dịch vụ và giúp đỡ trẻ.
- Giáo dục cho mọi đối tượng trẻ.
- Mọi trẻ đều được hưởng cùng một chương trình giáo
dục.
- Chú trọng đến điểm mạnh của trẻ.
- Sự đa dạng được đánh giá cao.


3. Đặc điểm của GDHN
3.1. Các yếu tố của GDHN
- Trẻ với những khả năng khác nhau được học theo
nhóm.
- Lớp học có tỉ lệ trẻ hợp lý.
- Dạy học một cách sáng tạo, tích cực và hợp tác.

- Điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp và
cách đánh giá.
- Với phương pháp dạy học đa dạng, mọi trẻ cùng tham
gia các hoạt động chung và đạt được các kết quả
khác nhau.
- Giáo viên mầm non và giáo viên chuyên biệt cùng
chia sẻ trách nhiệm.
- Cân bằng hiệu quả về kiến thức và kỹ năng xã hội.
- Lập kế hoạch cho quá trình chuyển tiếp của trẻ.


3.2. Đặc điểm của GDHN
- Giáo dục hoà nhập cho mọi đối tượng trẻ. Đây là tư tưởng
chủ đạo, yếu tố đầu tiên thể hiện bản chất của giáo dục hoà
nhập. Trong giáo dục hoà nhập, không có sự tách biệt giữa
trẻ với nhau. Mọi trẻ đều được tôn trọng và có giá trị như
nhau.
- Học ở trường nơi mình sinh sống
- Môi trường giáo dục phù hợp cho mọi đối tượng.
- Mọi trẻ đều cùng được hưởng một chương trình giáo dục
phổ thông. Điều này vừa thể hiện sự bình đẳng trong giáo
dục, vừa thể hiện sự tôn trọng.
- Điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và
thay đổi quan điểm, cách đánh giá là vấn đề cốt lõi để giáo
dục hoà nhập đạt hiệu quả cao nhất.


3.2. Đặc điểm của GDHN
Tùy theo năng lực và nhu cầu của từng trẻ,
giáo viên có trách nhiệm điều chỉnh chương trình,

nội dung cho phù hợp. Điều chỉnh chương trình là
việc làm tất yếu của giáo dục hoà nhập, có điều
chỉnh chương trình cho phù hợp thì mới đáp ứng
cho mọi trẻ em có nhu cầu, năng lực khác nhau.
Đổi mới phương pháp dạy và học, đặc biệt
giáo viên cần biết cách lựa chọn và điều chỉnh
những hoạt động học tập sao cho mọi trẻ đều có đủ
những điều kiện thuận lợi và cơ hội để lĩnh hội kiến
thức mới


3.2. Đặc điểm của GDHN
- Giáo dục hoà nhập không đánh đồng mọi trẻ em
như nhau. Mỗi đứa trẻ là một cá nhân, một nhân
cách có năng lực khác nhau, cách học khác
nhau, tốc độ học không như nhau. Vì thế, điều
chỉnh chương trình cho phù hợp là rất cần thiết.
- Dạy học một cách sáng tạo, tích cực và hợp tác.
Đó là mục tiêu của giáo dục hoà nhập.
- Dạy học hoà nhập sẽ tạo được cho trẻ kiến thúc
chung, tổng thể, cân đối. Muốn thế, phương
pháp dạy học phải có hiệu quả và đáp ứng
được các nhu cầu khác nhau của trẻ.


3.2. Đặc điểm của GDHN
=> Muốn dạy học có hiệu quả, kế 
hoạch bài giảng phải cụ thể, chú 
trọng áp dụng phương pháp dạy 
học hợp tác. Phải biết lựa chọn 

phương pháp và sử dụng đúng lúc: 
phương pháp đồng loạt, phương 
pháp đa trình độ, phương pháp 
trùng lặp giáo án, phương pháp 
thay thế, phương pháp cá biệt.


 
Tại sao phải thực hiện giáo dục 
hòa nhập?


4. Tính tất yếu của GDHN
UNESCO đưa ra 10 lý do
(1) Tất cả trẻ em có quyền được học cùng nhau.
(2) Không được đánh giá thấp hoặc xa lánh, tách biệt, kỳ thị
trẻ chỉ vì sự khuyết tật hoặc những khó khăn về học của trẻ.
(3) Những người khuyết tật trưởng thành cho rằng họ là
“những người còn sót lại của nền giáo dục chuyên biệt” đang
đòi hỏi phải chấm dứt sự tách biệt.
(4) Không có lý do chính đáng nào để tách biệt trẻ trong giáo
dục. Trẻ em cần có nhau, học hỏi lẫn nhau. Không cần người
lớn phải bảo vệ trẻ khỏi những đứa trẻ khác.
(5) Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em học tập tri thức và
tương tác xã hội tốt hơn trong trường chuyên biệt.


4. Tính tất yếu của GDHN
UNESCO đưa ra 10 lý do
(6) Không có sự chăm sóc hay giáo dục nào trong trường

chuyên biệt có thể thay thế cho trường bình thường.
(7) Với những cam kết và hỗ trợ đã nêu, giáo dục hòa nhập là
một cách sử dụng các nguồn lực giáo dục một cách hiệu quả
nhất.
(8) Sự tách biệt sẽ khiến mọi người sợ hãi hoặc lãng quên và
thành kiến đối với đứa trẻ.
(9) Mọi trẻ em cần được hưởng một sự giáo dục phù hợp để
giúp chúng phát triển các mối quan hệ và chuẩn bị sẵn sàng
cho cuộc sống hòa nhập sau này.
(10) Chỉ có giáo dục hòa nhập mới có khả năng giảm đi sự sợ
hãi, mặc cảm và xây dựng tình bạn, sự tôn trọng và sự hiểu
biết lẫn nhau.


Việt Nam đưa ra 6 lý do
(1) Đáp ứng
được mục tiêu
giáo dục, đào
tạo con người.

(6)Thực hiện xã hội
hóa giáo dục

(5)Tính kinh tế của
giáo dục hòa nhập.
(4)Thực hiện các văn
bản pháp quy của
Quốc tế và Việt Nam
www.themegallery.com


6 lý do

(2) Thay đổi
quan điểm
giáo dục.

(3) Là phương
thức giáo dục hiệu
quả nhất.


×