Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Bài giảng môn học Phương pháp hình thành biểu toán cho trẻ mầm non dành cho sinh viên hệ cao đẳng mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.01 KB, 86 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
1. Tên học phần: PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI TOÁN
2. Kí hiệu: LQVT – CN – 3
3. Số đơn vị học trình: 3ĐVHT = 45 tiết
4. Trình độ: Dùng cho SV hệ Cao đẳng (năm thứ hai)
5. Phân phối thời gian:
- Lí thuyết: 25 tiết
- Thực hành: 20 tiết
- Ôn tập kiểm tra: 1 tiết
6. Điều kiện tiên quyết:
Dạy học phần này sau khi sinh viên đã học toán cơ bản.
7. Mục tiêu của học phần:
Cung cấp cho SV kiến thức, kỹ năng cần thiết để có khả năng tổ chức hoạt động
làm quen với toán cho trẻ ở trường mầm non.
8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
- Những vấn đề lí luận cơ bản: Ý nghĩa và đặc điểm của việc hình thành các biểu
tượng toán; mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và điều kiện
hình thành các biểu tượng toán cho trẻ trong GDMN.
- Tổ chức các hoạt động hình thành các biểu tượng toán: tập hợp – số và phép
đếm, hình dạng, kích thước, không gian và thời gian (lập kế hoạch tổ chức thực hiện và
đánh giá).
9. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Lên lớp đầy đủ số tiết theo qui định hoặc phải dự tối thiểu 80% quỹ thời gian
của học phần.
- Tự học và nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các bài tập thực hành được giao như sau:
+ Thực hành thảo luận nhóm.
1


+ Soạn giáo án tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ MN.


- Dụng cụ học tập:
+ Giáo trình, sách giáo khoa giáo dục học mầm non và tài liệu tham khảo.
+ Các đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy toán.
10. Tài liệu học tập:
a. Sách giáo khoa, giáo trình chính:
1. Đỗ Thị Minh Liên (2009). Giáo trình phương pháp cho trẻ MN làm quen với toán.
NXB Giáo dục.
2. Đinh Thị Nhung (2000). Toán và phương pháp hình thành các biểu tượng toán học
cho trẻ mẫu giáo. NXB ĐH Quốc gia Hà nội.
b. Tài liệu tham khảo:
- Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non 2010 – NXBGD VN.
- Trần Thị Ngọc Trâm – Lê Thu Hương – Lê Thị Ánh Tuyết (đồng chủ biên) – 2010
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mẫu giáo bé NXBGD VN.
- Trần Thị Ngọc Trâm – Lê Thu Hương – Lê Thị Ánh Tuyết (đồng chủ biên) – 2010
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mẫu giáo nhỡ
- NXBGD VN.
- Trần Thị Ngọc Trâm – Lê Thu Hương – Lê Thị Ánh Tuyết (đồng chủ biên) – 2010
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mẫu giáo lớn
- NXBGD VN.
- Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com
- W.w.w. Baby.com
11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Kiểm tra học phần: 01 bài
- Thi hết học phần: 01 bài
12. Thang điểm: 10
13. Nội dung chi tiết học phần
2


STT


NỘI DUNG
LT
1

SỐ TIẾT
TH KT TỔNG
0
1

1
2

Chương 1: Bộ môn PP cho trẻ LQVT
Chương 2: Định hướng của quá trình cho

4

3

7

3

trẻ mầm non LQVT
Chương 3: Hình thành biểu tượng về số

5

4


9

4

lượng, con số và phép đếm của trẻ MN
Chương 4: Hình thành biểu tượng về kích

4

3

7

5

thước cho trẻ MN
Chương 5: Hình thành biểu tượng về hình

4

3

7

6

dạng cho trẻ MN
Chương 6: Hình thành sự định hướng


4

3

7

7

trong không gian cho trẻ MN
Chương 7: Hình thành sự định hướng về
thời gian cho trẻ MN
Tổng

3
25

3
19

1
1

7
45

Chương 1: BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ MẦM NON LÀM
QUEN VỚI TOÁN
I. Đối tượng của môn học
- Nghiên cứu những đặc điểm những quy luật hình thành và phát triển những biểu
tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non.

- Nghiên cứu những điều kiện giáo dục nhằm đảm bảo cho những điều kiện toán
học được phát triển tốt nhất ở trẻ trong quá trình giáo dục có định hướng ở trường mầm
(Điều kiện giáo dục: nắm quy luật và đưa ra nội dung giáo dục).
- Nghiên cứu phương pháp, biện pháp dạy học phải phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí, nội dung, nguyên tắc, điều kiện cơ sở vật chất và trình độ giáo viên.
- Nghiên cứu hình thức tổ chức, phương tiện dạy học.

3


Quá trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non sẽ góp phần
hình thành, trang bị kiến thức toán học sơ đẳng nhất cho trẻ, góp phần phát triển kỹ
năng nhận thức và kỹ năng học tập (chủ yếu là các kỹ năng nhận thức: đếm, đo lường,
kỹ năng học tập: giơ tay phát biểu). Giáo dục các phẩm chất nhân cách khác (tính chia
sẻ, độc lập, có trách nhiệm, có kỷ luật).
Bản chất: là quá trình giáo dục thông qua việc dạy trẻ những kiến thức toán học
sơ đẳng:
- Cô: là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, đánh giá các hoạt động.
- Trẻ là người tích cực, độc lập, sáng tạo trong các hoạt động làm quen với toán.
Như vậy, phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng là phương thức
phối hợp hoạt động giữa giáo viên và trẻ nhằm thực hiện nội dung dạy học, hình thành
biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ nhằm đạt mục đích đã đề ra.
II. Vị trí và nhiệm vụ của bộ môn phương pháp cho trẻ mầm non LQVT trong nhà
trường sư phạm
2.1. Vị trí
Cho trẻ làm quen với toán là một nội dung thuộc lĩnh vực giáo dục nhận thức cho
trẻ, nó có vị trí quan trọng trong việc giáo dục nhân cách toàn diện, góp phần chuẩn bị
cho trẻ vào trường phổ thông và hình thành, rèn luyện, tạo ra tiềm năng phát triển tay
nghề cho giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng.
2.2. Nhiệm vụ của bộ môn

- Xác định mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của việc hình thành biểu tượng toán học
toán cho trẻ mầm non các lứa tuổi khác nhau.
- Nghiên cứu những nội dung biểu tượng toán học sơ đẳng cần hình thành cho trẻ
các độ tuổi khác nhau.
- Nghiên cứu phương pháp, biện pháp để thực hiện các nội dung dạy trẻ những
kiến thức toán học sơ đẳng.
- Hình thức tổ chức dạy trẻ.
- Phương tiện dạy học những kiến thức toán học sơ đẳng.
4


- Giáo dục toán học cho trẻ mầm non trong gia đình.
- Nghiên cứu sự kế thừa giáo dục giữa dạy toán ở lớp 1 với dạy ở mầm non.
2.3. Nhiệm vụ của bộ môn trong trường sư phạm
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về dạy kiến thức toán học sơ
đẳng:
- Nắm phương pháp, nội dung, hình thức, phương tiện về việc hình thành biểu
tượng toán học sơ đẳng cho trẻ.
- Nắm được đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ.
- Nắm được đối tượng và nhiệm vụ của môn học, mối liên hệ với các khoa học
khác.
- Nắm được đặc điểm nhận thức biểu tượng toán học của trẻ.
- Nắm được nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức, phương tiện dạy học.
Rèn luyện kỹ năng cơ bản về hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ lứa
tuổi mầm non.
- Nắm được kỹ năng soạn giáo án, lập kế hoạch.
- Kỹ năng đánh giá, nhận xét quá trình học tập của trẻ.
- Học sách tìm hiểu chương trình, giáo trình, tài liệu hướng dẫn, tham khảo.
- Tìm hiểu đối tượng trẻ mà lớp mình phụ trách.
- Kỹ năng tiến hành tiết học và đánh giá tiết học.

- Kỹ năng HTBT toán học sơ đẳng thông qua các hoạt động khác.
- Kỹ năng sưu tầm, lựa chọn đồ dùng dạy học.
Giáo dục tình cảm nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức cẩn thận, kiên trì, chính xác,
nỗ lực.
Giáo dục, bồi dưỡng cho sinh viên kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng nghiệp vụ,
nghiên cứu về phương pháp HTBT toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non.
III. Mối liên hệ với những môn khoa học khác
3.1. Triết học

5


Nghiên cứu những quy luật phát triển của TGTN, TGXH và tư duy con người từ
đó đặt cơ sở phương pháp luận cho quá trình hình thành biểu tượng toán học cho trẻ
mầm non.
Quan niệm đúng đắn về sự phát triển những BT toán học sơ đẳng cho trẻ mầm
non, mang tính khác quan
3.2. Toán học
Dựa vào những kiến thức toán học cơ bản để lựa chọn nội dung dạy học nhằm
hình thành cho trẻ những biểu tượng toán học sơ đẳng nhưng chính xác, đảm bảo tính
khoa học của nó.
Ví dụ:
- Lý thuyết về tập hợp, các phép tính, tập hợp số tự nhiên, hệ đếm... là cơ sở để
dạy trẻ biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm với các cơ số khác nhau.
- Hình thức về đại lượng đo => hình thành cho trẻ những biểu tượng về kích
thước, dạy trẻ phép đo lường.
- Tính chất cơ bản của hình học: hình thành biểu tượng về hình dạng.
- Kích thước về hệ toạ độ để con người định hướng không gian là cơ sở để dạy
trẻ định hướng trong không gian.
- Kiến thức về các đơn vị chuẩn đo thời gian: giờ, phút, tháng...hình thành biểu

tượng về mùa, tháng, tuần lề, ngày, giờ.
3.3. Tâm lý học mầm non
Dựa vào quá trình nhận thức của trẻ, đặc điểm ngôn ngữ phù hợp với trẻ (trẻ bé:
câu đơn, lơn: câu phức). Nghiên cứu đặc điểm phát triển các quá trình tâm lý của trẻ
mầm non, tâm lý về các hoạt động chủ đạo => lựa chọn nội dung, phương pháp, biện
pháp, hình thức tổ chức thực hiện.....
3.4. Sinh lý trẻ
Nghiên cứu các quá trình phát triển, đặc điểm phát triển các quá trình sinh lý của
trẻ mầm non. Dựa vào những đặc điểm đó để đề ra nội dung, phương pháp, hình thức
phù hợp.
6


3.5. GDH mầm non
Nghiên cứu lí luận dạy học mầm non bao gồm: Mục tiêu, phương pháp, biện
pháp, hình thức, phương tiện, các nguyên tắc... Dựa vào lí luận chung đó, chúng ta xây
dựng lí luận hình thành biểu tượng toán học toán sơ đẳng cho trẻ mầm non.
3.6. Logic học
Bồi dưỡng tư duy lôgíc cho giáo viên mầm non để suy luận có lôgíc, lập luận có
cơ sở, nói năng mạch lạc, rõ ràng.
3.7. Toán thống kê
Trang bị cho giáo viên MN có kiến thức đó để phân tích, xử lý các số liệu thu
được để đánh giá kết quả.
Tâm lý

PP HTBT toán
Toán học

GDHMN
Triết học


Chương 2: ĐỊNH HƯỚNG CỦA QUÁ TRÌNH CHO TRẺ MẦM NON
LÀM QUEN VỚI TOÁN
I. Vai trò của quá trình cho trẻ MN LQVT đối với sự phát triển và giáo dục trẻ

7


- Phát triển cho trẻ các quá trình nhận thức cảm tính, con đường chính để trẻ nhận
thức các kiến thức toán học sơ đẳng như: số lượng ...
- Phát triển độ nhạy cảm của các giác quan thính giác, thị giác, xúc giác (nghe,
nhìn, sò mó).
- Quá trình hình thành biểu tượng toán cho trẻ:
+ Góp phần hình thành cho trẻ những biểu tượng toán học sơ đẳng: số lượng,
hình dạng, kích thước, định hướng không gian và thời gian.
+ Hình thành cho trẻ những kỹ năng nhận biết: quan sát, khảo sát, đếm, đo lường,
so sánh số lượng bằng sự thiết lập tương ứng 1-1, so sánh kích thước bằng cách xếp
chồng, xếp cạnh, phân tích, so sánh, tổng hợp.....
+ Giáo dục cho trẻ những phẩn chất của hoạt động trí tuệ: tính tích cực, tính độc
lập, sáng tạo. Tạo nên sự biến đổi về chất trong các hình thức nhận biết tích cực của trẻ.
- Phát triển tư duy cho trẻ mầm non: phát triển các hình thức tư duy cho trẻ, hình
thành cho trẻ các thao tác tư duy (phân tích, so sánh, tổng hợp), giáo dục các phẩm chất
của hoạt động tư duy.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ:
+ Phát triển vốn từ, trang bị cho trẻ các thuật ngữ toán học.
+ Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ thông qua quá trình giáo viên dạy trẻ phản
ánh những điều nhận biết được bằng lời nói.
- Hình thành các mối liên hệ giữa cô và trẻ, trẻ và trẻ, trẻ với MTXQ.
- Góp phần phát triển các phẩm chất nhân cách trẻ: chú ý lắng nghe, tích cực ghi
nhớ, ý thức cao hơn.

- Góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ trẻ chẩn bị bước vào trường
phổ thông.
II. Nhiệm vụ của quá trình cho trẻ MN LQVT
- Trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu về tập hợp, con số, kích thước,
hình dạng, không gian và thời gian đó là cơ sở đầu tiên để phát triển toán học cho trẻ.

8


- Hình thành ở trẻ những định hướng ban đầu về các mối quan hệ số lượng,
không gian và thời gian có trong hiện thực xung quanh trẻ.
- Hình thành một số kỹ năng như: kỹ năng đếm, kỹ năng đo lường, kỹ năng tính
toán và những kỹ năng hoạt động học tập.
- Giúp trẻ nắm được một số thuật ngữ toán học.
- Phát triển hứng thú và năng lực nhận biết, phát triển tư duy lôgic và ngôn ngữ
cho trẻ.
III. Các nguyên tắc cho trẻ MN LQVT
Quá trình cho trẻ mầm non LQVT trong trường mầm non nhằm trang bị cho trẻ
những kiến thức toán học sơ đẳng, hình thành những kĩ năng, kĩ xảo thực hành, phát
triển năng lực trí tuệ, năng lực học tập và những hứng thú nhận biết. Vì vậy, quá trình
cho trẻ mầm non LQVT cần phải tuân theo các nguyên tắc dạy học, cần phải cụ thể hóa
và vận dụng một cách linh hoạt các nguyên tắc đó vào trong quá trình dạy trẻ.
3.1. Nguyên tắc dạy học đảm bảo tính phát triển
Nguyên tắc này xuất phát từ những yêu cầu của xã hội đối với quá trình dạy học
đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục, giáo dưỡng và sự phát triển của trẻ: Phát triển các
quá trình nhận thức của trẻ, hướng tới phát triển nhân cách cho trẻ.
Lựa chọn nội dung học tập:
- Trẻ em tiếp nhận các kiến thức trong quá trình học tập nhưng việc giảng dạy
không chỉ dừng ở mức độ truyền thụ kiến thức mà phải tạo cơ hội để chính bản thân trẻ
chủ động suy nghĩ, nhận biết các mối tương quan xác định trong cuộc sống cũng như

trong quá trình làm quen với toán. Cần phải hình thành hứng thú nhận biết và phát triển
tính ham hiểu biết, đặc biệt là chú trọng đến việc phát triển tư duy cho trẻ.
- Theo Vưgôtxky dạy học chỉ dẫn tới sự phát triển khi nó tác động vào “vùng phát
triển gần nhất” của người học.
- Phù hợp với từng trẻ và hướng tới phát triển tư duy của trẻ, phát triển năng lực
nhận biết.
9


- Biện pháp đa dạng nhằm trang bị kiến thức đa dạng tránh đơn điệu nhàm chán.
- Trang bị cho trẻ những biện pháp: so sánh, đếm, đo, khảo sát hình hình học tiến
hành trên tiết học ở các mức độ khác nhau, dùng lời hướng dẫn, giảng giải.
- Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ tự suy nghĩ, hành động, vận dụng vào các điều
kiện khác nhau. Tổ chức cho trẻ học thông qua hoạt động.
- Chú ý tới sự phát triển tư duy cho trẻ.
3.2. Nguyên tắc học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với thực tiễn
Cơ sở xuất phát từ yêu cầu của xã hội đối với nhà trường sao cho các em có thể
vận dụng những kiến thức, kỹ năng thu được để tự lập cuộc sống sau này.
Xuất phát từ quy luật biện chứng: sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn.
Khi lựa chọn nội dung dạy học cần chú ý:
+ Lựa chọn từ cuộc sống thực của trẻ: chủ đề, chủ điểm.
+ Sử dụng hệ thống kiến thức, kỹ năng trí tuệ của trẻ ứng dụng vào thực tiễn, vào
hoàn cảnh mới.
+ Luyện tập cho trẻ quan tâm chú ý tới các sự kiện, hiện tượng xung quanh trẻ
giúp trẻ nhận biết mối quan hệ về các biểu tượng toán học.
+ Sự phối hợp hoạt động của các giác quan trong các hoạt động làm quen với
toán.
+ Sử dụng hệ thống bài tập: đếm, so sánh số lượng, nhận biết hình dạng.....
+ Có kỹ năng vận dụng kiến thức xử lí tình huống.
+ Cần hướng trẻ tới việc người lớn sử dụng những kiến thức toán học như thế

nào.
3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan
Xuất phát từ cơ sở phát triển tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động - tư duy
trực quan hình tượng của trẻ, mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.
Nguyên tắc trực quan rất quan trọng trong việc hình thành các biểu tượng ban đầu
về toán. Nhờ có đồ dùng trực quan, các khái niệm toán được mô hình hoá trở nên dễ
hiểu đối với trẻ và làm trẻ chú ý tới phần quan trọng chủ yếu của vấn đề cần lĩnh hội.
10


Nhà giáo dục Nga Uxinxki đã khẳng định rằng, tính trực quan là cần thiết cho sự phát
triển của trẻ nhỏ, đứa trẻ sẽ bị hành hạ khổ sở 5 từ mà nó không biết nhưng cũng sẽ dễ
dàng nắm 20 từ nếu ta sử dụng tranh ảnh vào dạy trẻ.
Quá trình dạy học cần tuân theo nguyên tắc dạy học trực quan bởi hiệu quả dạy
học trực tiếp phụ thuộc vào mức độ thu hút các giác quan của trẻ, mức độ lôi cuốn trẻ
đến với hoạt động tư duy đích thực.
Các biện pháp:
- Đầy đủ đồ dùng trực quan: đẹp, đúng, đa dạng, chính xác, an toàn cho trẻ, đảm
bảo tính thẩm mĩ.
- Có 3 nhóm đồ dùng trực quan theo tính chất phản ánh hiện thực:
Các vật trực quan có tính tự nhiên
Các vật trực quan có tính tạo hình
Các vật trực quan có tính đồ hoạ
- Sử dụng đồ dùng trực quan phức tạp dần cùng với sự phát triển tư duy của con
người. Phải thay đổi dần tính trực quan theo lứa tuổi của trẻ và phụ thuộc vào tính
tương quan giữa trìu tượng và cụ thể và nội dung dạy học ở các giai đoạn khác nhau đối
với trẻ.
- Đồ dùng trực quan phải phù hợp với đối tượng dạy, có dấu hiệu nổi trội.
- Hướng sự tri giác của trẻ tới những dấu hiệu chính của sự vật hiện tượng.
- Việc sử dụng đồ dùng trực quan phải gắn với việc sử dụng lời nói và dạy trẻ

phản ánh bằng lời những điều nhận biết được.
- Phải sử dụng đồ dùng theo các cách khác nhau tùy thuộc vào nội dung dạy học
- Không lạm dụng sủ dụng đồ dùng trực quan.
3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính trình tự
Kiến thức kỹ năng, kỹ xảo cần hình thành cho trẻ trong từng nội dung cũng như
toàn bộ chương trình cần được xây dựng theo một trật tự lôgic nhất định. Nội dung kiến
thức được mở rộng và phức tạp dần và đưa đến trẻ theo trình tự nhất định.
Biện pháp:
11


- Dạy trẻ phải có chương trình, có kế hoạch.
- Dạy trẻ nắm được mối liên hệ bên trong giữa các nội dung toán học.
- Dạy trẻ trên hệ thống các hoạt động toán học có chủ đích vỡ vậy cần lập kế
hoạch cho tiết học toán dưới các hình thức toán học khác nhau.
- Dạy trẻ nắm được trình tự các thao tác trong các hoạt động nhận biết đếm, đo
lường, so sánh. Ví dụ: Đếm bằng tay phải, từ trái sang phải, mỗi từ ứng với một vật.
-Sử dụng tất cả cỏc giác quan vào quá trình dạy trẻ, tạo mối liện hệ giữa các giác
quan.
- Dạy trẻ biết tách dấu hiệu cơ bản khái dấu hiệu không cơ bản.
- Sử dụng các phương pháp và biện pháp dạy học đa dạng nhằm giúp trẻ nắm sâu
sắc kiến thức.
- Tạo điều kiện cho trẻ ứng dụng những điều đó học vào điều kiện mới.
- Thường xuyên ôn luyện củng cố cho trẻ.
3.5. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức
riêng
Nguyên tắc này đòi hỏi phải lựa chọn nội dung dạy học, sử dụng các phương
pháp và hình thức tổ chức và dạy những kiến thức toán học sơ đẳng phù hợp với trình
độ phát triển chung của trẻ trong lớp cũng như trình độ phát triển riêng của từng trẻ,
đảm bảo cho, mọi trẻ đều có thể phát triển ở mức độ tối đa so với khả năng của mình.

Tính vừa sức trong dạy học được đảm bảo bởi khối lượng những kiến thức và kỹ
năng đã tích luỹ ở trẻ, bởi tính cụ thể của nội dung dạy học. Dạy học phải đảm bảo từ dễ
đến khó, từ biết đến chưa biết, từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa.
Nội dung yêu cầu kiến thức, kỹ năng dạy trẻ phù hợp với đặc điểm của trẻ.
Biện pháp:
- Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và với từng trẻ.
- Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với cả lớp, với từng trẻ, hướng dạy trẻ
vùng phát triển gần nhất: dạy trẻ kiến thức mới - luyện tập - cho trẻ ứng dụng vào các
hoạt động khác.
12


- Mỗi nội dung dạy học cần phải được chia thành nhiều nhiệm vụ nhỏ, mở rộng
dần nội dung và phức tạp dần theo độ tuổi.
- Sử dụng cỏc biện phỏp dạy học khác nhau, làm cho trẻ dễ tiếp thu: hệ thống cõu
hỏi mở, hệ thống bài tập khó dần, nhiệm vụ chơi phức tạp dần.
- Sử dụng hợp lí đồ dùng trực quan.
3.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Để đảm bảo nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên cần phải:
- Nắm và sử dụng những thành tựu của khoa học giáo dục mầm non.
- Lựa chọn nội dung, chương trỡnh dạy học cú tớnh logic và tớnh khoa học, trang
bị cho trẻ hệ thống kiến thức khoa học, phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục
và dạy học, đồng thời phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.
- Dạy trẻ nhận biết các mối quan hệ số lượng, hình dạng, kích thức.
- Nội dung dạy phải dựa trên những khoa học có liên quan.
Biện pháp:
- Cần dạy trẻ nắm được mối liên hệ, quan hệ cơ bản bỏ qua những dấu hiệu
không cơ bản, dạy trẻ nắm được các biện pháp khái quát hoá.
- Đảm bảo thống nhất giữa các thao tác, kiến thức, kỹ năng, thái độ.
- Đảm bảo tính chính xác về mọi mặt: ngôn ngữ, ký hiệu, hình vẽ, kiến thức, suy

luận.
3.7. Nguyên tắc đảm bảo tính ý thức và phát huy tính tích cực của trẻ
Nguyên tắc này phù hợp với quan điểm: Trẻ em là nhân vật trung tâm trong quá
trình dạy và học. Tổ chức các hoạt động cho trẻ cần:
- Hình thành kỹ năng tri giác và phân tích những dấu hiệu cơ bản: Nhận biết dấu
hiệu bản chất của đối tượng trong các mối quan hệ phong phú.
Ví dụ: Nhận biết hình học trẻ dựa vào các dấu hiệu đặc trưng, không dựa vào mầu
sắc, kích thước và vị trí trong không gian.

13


- Hình thành và phát triển ở trẻ các thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp. Nắm bắt
kiến thức hình thành kỹ năng mới trên cơ sở tri giác tích cực đối tượng nghiên cứu với
sự tham gia của các giác quan khác nhau.
- Dạy trẻ hiểu một cách có ý thức các cặp kỹ năng có tính đối lập: phải trái, trước
sau, trên dưới.
- Sử dụng đúng phương pháp nếu vấn đề: cần đặt trẻ vào những tình huống có vấn
đề buộc trẻ phải suy nghĩ, tìm tòi cách giải quyết chúng, ngoài ra còn sử dụng phương
pháp gợi mở, hệ thống câu hỏi gúp trẻ tự giải quyết vấn đề.
- Dạy trẻ các kiến thức toán học cụ thể và trừu tượng, thực hiện trong mối quan
hệ tác động qua lại lẫn nhau.
- Chú ý hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho trẻ.
- Nội dung dạy học phải phong phú, thời gian tiến hành phù hợp, sử dụng đa
dạng các biện pháp dạy học.
Toàn bộ các nguyên tắc cho trẻ mầm non làm quen với toán tạo thành một hệ
thống và chúng có mối quan hệ gắn bó, tác động, hổ trợ lẫn nhau.
IV. Chương trình “Cho trẻ MN LQVT”
Nội dung chương trình cho trẻ mầm non LQVT và cấu trúc của nó là những yếu
tố đảm bảo cho sự phát triển ở trẻ những biểu tượng toán học sơ đẳng, là khối lượng

những kiến thức, kĩ năng kĩ xảo cần trang bị cho trẻ thông qua các quá trình tổ chức các
hoạt động khác nhau cho trẻ LQVT. Vì vậy việc xây dựng nội dung dạy trẻ xuất phát từ
mục đích, yêu cầu của quá trình cho trẻ mầm non LQVT, nhưng nó phải phù hợp với
khả năng nhận thức của trẻ và với điều kiện giáo dục thực tiễn.
4. 1. Nguyên tắc xây dựng chương trình “cho trẻ mầm non LQVT”
a. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống kiến thức
b. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng tâm
c. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển
d. Nguyên tắc vừa sức tiếp thu của trẻ
4.2. Nội dung chương trình “cho trẻ mầm non LQVT”
14


Căn cứ để xác định ND hình thành BT toán cho trẻ
- Mục tiêu GDMN, mục đích HTBT toán cho trẻ.
- Xuất phát từ đặc điểm nhận thức lứa tuổi của trẻ.
- Những thành tựu giáo dục toán học cho trẻ MN của các nước trên thế giới và
Việt nam.
- Dựa vào những điều kiện thực tiễn: cơ sở vật chất, trình độ giáo viên.
Xác định nội dung chương trình theo 3 hướng:
- Hình thành cho trẻ những biểu tượng toán học: Tập hợp, số lượng, con số, hình
dạng, kích thước, định hướng không gian và thời gian.
- Dạy trẻ bước đầu nắm các mối liên hệ và quan hệ toán học: mối quan hệ số lượng
giữa tập hợp các vật (= nhau, không = nhau), mối quan hệ về kích thước, mối quan hệ
giữa các số liền kề thuộc dãy số tự nhiên...
- Dạy trẻ một số biện pháp toán học: xếp chồng, xếp cạnh, đếm...
Tóm lại nội dung hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non không chỉ
bao gồm những kiến thức, kỹ năng toán học mà còn bao gồm cả những biện pháp hoạt
động thực tiễn, hoạt động trí tuệ, tất cả những điều đó là cơ cở để giáo dục toàn diện
nhân cách.

V. Các phương pháp cho trẻ MN LQVT
Phương pháp là con đường, là cách thức mà chủ thể sử dụng để tác động nhằm
chiếm lĩnh hoặc biến đổi đối tượng theo mục đích đã định. Như vậy phương pháp là
một phạm trù mang tính biện chứng, nó không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo
sự thay đổi của thực tiễn để đáp ứng với những nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn.
Phương pháp được coi là hệ thống các nguyên tắc chủ yếu nêu lên những phương
hướng xác định mục đích, yêu cầu, nội dung và cách thức dạy học trong những điều
kiện cụ thể để đạt được mục đích đề ra.

15


Phương pháp là cách thức tổ chức, là phương thức phối hợp hoạt động chung
giữu hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò nhằm thực hiện mục đích và yêu
cầu, nội dung môn học.
Phương pháp dạy học mẫu giáo được xem như là cách thức hướng dẫn của nhà
giáo dục đối với trẻ mầm non nhằm mục đích lĩnh hội những kiến thức kỹ năng và kỹ
xảo, hình thành thế giới quan và phát triển các năng lực khác.
Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non được coi là tổ hợp các
cách thức tổ chức các hoạt động của trẻ em trong quá trình hình thành biểu tượng toán
học cho trẻ nhằm mục đích giáo dục toán học cho trẻ mầm non.
5.1. Các phương pháp dạy học trực quan
* Ý nghĩa: Các phương pháp dạy học trực quan có tác dụng giúp trẻ nhận biết các
thuộc tính, đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
* Các phương pháp dạy học trực quan bao gồm: trình bày vật mẫu, tranh ảnh,
biểu bảng, mô hình, sử dụng hành động mẫu.
Trình bày các vật mẫu
Để hình thành biểu tượng toán học cho trẻ, giáo viên thường trưng bày các vật
mẫu hay đồ dùng trực quan.
Yêu cầu:

- Đồ dùng trực quan phải đẹp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, mục đích, yêu cầu
của tiết học và có sự phức tạp dần theo sự phát triển nhận thức của trẻ.
- Đồ dùng trực quan đưa ra đúng lúc, đúng chỗ và đặt ở nơi tất cả mọi trẻ đều
nhìn thấy rõ.
- Lời nói của giáo viên phải điều khiển hành động của trẻ, giúp trẻ biết sử dụng
đồ dùng trực quan đúng lúc, đúng cách và hướng sự chú ý của trẻ tới những dấu hiệu
cần nhận biết.
16


Sử dụng hành động mẫu
Đây được coi là biện pháp minh hoạ và nó cũng có thể được coi là phương pháp
dạy học có tính trực quan.
Yêu cầu:
- Giáo viên cần phải chuẩn bị trước trình tự các thao tác, trình tự này phải đúng,
ranh giới, giữa các thao tác phải rõ ràng, phải chuẩn bị trước cả những lời giảng giải
kèm theo nếu có.
Việc sử dụng hành động mẫu vào trong dạy học toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
đặc điểm lứa tuổi, vốn kiến thức, kỹ năng đã có ở trẻ, khả năng nhận thức của trẻ ở
trong lớp.
* Các dạng khác của hành động mẫu:
- Cô và trẻ cùng hành động.
- Cô gọi một trẻ khá làm mẫu và giảng giải kèm theo.
- Cô làm mẫu lại với hoạt động khó.
5.2. Các phương pháp dạy học dùng lời nói
* Ý nghĩa: bổ sung, minh hoạ cho phương pháp dạy học trực quan, nó giúp trẻ
nhận biết được những đặc điểm bên trong của đối tượng. Phương pháp dùng lời còn góp
phần phát triển tư duy lôgic và ngôn ngữ cho trẻ.
Nhóm phương pháp dùng lời bao gồm: lời diễn giải, hướng dẫn, giảng giải nhằm
phản ánh bản chất của hành động mà trẻ phải thực hiện.

Trẻ mẫu giáo lớn lời hướng dẫn của giáo viên có tính tổng thể phán ánh toàn bộ
quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Trẻ mẫu giáo bé, lời hướng dẫn cần ngắn gọn, thường diễn ra đồng thời với quá
trình trẻ thực hiện các thao tác.

17


Trong phương pháp dùng lời có: câu hỏi, đàm thoại đóng một vai trò đặc biệt
Câu hỏi bao gồm các nhóm:
- Các câu hỏi dựa trên sự tri giác và trí nhớ tái tạo của trẻ: nhằm ghi nhận
những đặc điểm bên ngoài của đối tượng, yêu cầu trẻ mô tả lại những điều vừa quan sát
hay nhắc lại nhiệm vụ cô giao.
- Câu hỏi tái tạo có nhận thức: nhằm giúp trẻ nắm và củng cố những kiến thức
một cách sâu sắc hơn
- Câu hỏi sáng tạo có nhận thức: nhằm giúp trẻ sử dụng những kiến thức mà trẻ
đã nắm được để giải quyết tình huống hay các nhiệm vụ khác nhau.
Yêu cầu:
- Khi sử dụng các câu hỏi giáo viên cần chú ý đặt câu hỏi phải ngắn gọn, cụ thể,
đủ ý, nội dung câu hỏi vừa sức trẻ.
- Nên đặt nhiều dạng câu hỏi cho một vấn đề, các câu hỏi của trẻ phải có tính hệ
thống, phải kích thích sự suy nghĩ của trẻ, tuyệt đối không sử dụng câu hỏi ép mớm trả
lời
- Giáo viên nên đặt câu hỏi đa dạng để mở rộng vốn ngôn ngữ cho trẻ, tập cho trẻ
hiểu và sử dụng được nhiều cách đặt câu hỏi để có thể ứng dụng vào các tình huống
khác nhau trong cuộc sống..
- Giáo viên nên tập cho trẻ biết cách đặt câu hỏi, đặt vấn đề.
Đàm thoại: Phương pháp sử dụng đến hệ thống các câu hỏi của giáo viên đến trẻ
về một vấn đề nào đó có liên quan đến toán, trong quá trình đàm thoại giáo viên chú ý
xem trẻ có sử dụng đúng các thuật ngữ toán học hay không, có nói đúng và mạch lạc

không, giáo viên có thể giảng giải lại cho trẻ trong lúc đàm thoại.
Sử dụng các yếu tố văn học: Truyện, thơ, đồng dao, bài hát…. Trong đó chứa
đựng các yếu tố toán học và chúng gắn liền với các nhân vật, sự kiện, hiện tượng. Khi
trẻ thuộc nội dung bài thơ, câu chuyện, bài hát cô hướng sự chú ý của trẻ tới yếu tố toán
18


học có trong đó. VD: trong câu truyện có mấy nhân vật? mấy quả, hay trong bài hát tập
đếm một với một là mấy? hai với hai là mấy?...
5.3. Các phương pháp dạy học thực hành
* Ý nghĩa: Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đảm bảo sự hình thành biểu tượng toán
học sơ đẳng cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
* Các phương pháp thực hành gồm: Luyện tập, trò chơi, các tình huống có vấn
đề.
- Luyện tập: chính là việc vận dụng các kiến thức vào các hành động, nhằm mục
đích: giúp trẻ củng cố kiến thức, hình thành kĩ năng trí tuệ, kĩ năng thực hành, qua kết
quả thực hiện bài tập giúp giáo viên có thể kiểm tra đánh giá mức độ nắm kiến thức, kĩ
năng của trẻ.
Trong quá trình luyện tập giáo viên tổ chức cho trẻ tham gia luyện tập bằng thực
hiện các dạng bài tập có tính chất khác nhau như:
Các bài luyện tập bao gồm:
Theo mức độ khó: bài tập tái tạo chỉ dựa vào điều đã biết, bài tập sáng tạo là chưa
biết.
- Bài tập tái tạo: Là loại bài tập được cô mô tả rõ kỹ năng hoạt động hoặc biện
pháp giải quyết vấn đề đặt ra. Cô chỉ hướng dẫn trẻ cách làm bằng lời không có hành
động mẫu. Trẻ phải nhớ lại theo tác đã làm trong bài tập sao chép để hoàn thành nhiệm
vụ.
Khi tổ chức cho trẻ thực hiện bài tập tái tạo, giáo viên phải giao nhiệm vụ cụ thể
cho trẻ, chỉ cho trẻ biện pháp giải quyết chúng hành động mẫu hoặc bằng lời hướng
dẫn. Bài tập tái tạo nên sử dụng ở tiết học đầu tiên để giúp trẻ nắm chắc kiến thức và

hỡnh thành kỹ năng.
- Bài tập sáng tạo: Là loại bài tập trong đó cô chỉ nêu vấn đề cần phải giải quyết,
trẻ lựa chọn biện pháp hoặc kỹ năng thích hợp để hoàn thành bài tập. Như vậy để giải
19


được bài tập sáng tạo đòi hỏi trẻ phải nắm chắc những kiến thức, kỹ năng và phải biết
vận dụng chúng vào những hoàn cảnh, điều kiện mới.
Một bài tập gồm có 3 phần:

=> Dữ kiện: cái đó biết
=> Cách giải: đó biết hoặc chưa biết
=> Kết quả: chưa biết

Theo đồ dùng: Bài tập với đồvật, bài tập với lời nói.
Ví dụ: Dạy trẻ cách ghép đôi:
Hoạt động 1: Ghép đôi (sao chép)
+ Xác định dấu hiệu
+ Chọn tất cả hình vuông
+ Xếp hình vuông thành hàng ngang từ trái sang hải
+ Chọn tất cả hình tam giác
+ Xếp mỗi hình tam giác lên trên một hình vuông
Lưu ý: Nhấn mạnh mối quan hệ "Mỗi", "Một".
Hoạt động 2: Trồng cây (tái tạo)
Mỗi một ngôi nhà đặt 1 cây (mô tả cách làm) cô nói bằng lời không làm mẫu.
Trẻ thực hiện xong cô mới làm để kiểm tra kết qủa.
Hoạt động 3: Xây nhà (sáng tạo)
Cô phát 1/2 số trẻ hình vuông, còn lại là hình tam giác. Cô yêu cầu: Mỗi đôi bạn
xây một ngôi nhà (Nêu vấn đề cần giải quyết).
Trẻ tự hoàn thành yêu cầu: Trẻ có hình tam giác tìm trẻ có hình vuông, xếp hình

tam giác lên trên hình vuông để tạo thành ngôi nhà.
* Chú ý:
20


- Đối với mẫu giáo bé: thường giao bài tập, nhằm củng cố về một nội dung nhất
định, thường hướng vào kĩ năng thực hành (cầm, lấy, mang, sờ, nhặt …) và sử dụng các
các bài tập mang tính chất vui chơi (chọn bát cho gấu mẹ, dĩa cho gấu con hay hành
động mô phỏng: bắt chước tiếng kêu con vật, động tác…).
- Đối với mẫu giáo lớn hơn: cần sử dụng các bài tập dùng lời nói, giải quyết các
bài tập hình thành kĩ năng diễn đạt chính xác và rõ ràng những suy nghĩ của trẻ.
Trò chơi: đưa yếu tố chơi vào hoạt động học tập. Phương pháp sử dụng trò chơi
sẽ làm tăng hứng thú học tập của trẻ, làm cho việc học đối với trẻ trở nên thoải mái và
nhẹ nhàng hơn.
Trong phương pháp chơi, trẻ thường phải thực hiện các hành động đa dạng với
các đồ chơi và vật liệu chơi như: đếm, đo lường, tạo nhóm đồ vật theo dấu hiệu nhất
định, so sánh hình dạng, kích thước..... điều đó tạo ra sự kết hợp chặt chẽ giữa chơi và
học trong hoạt động tích cực của trẻ, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
Trong tiết học toán phương pháp trò chơi được sử dụng như 1 phương pháp dạy
học khi mà toàn bộ tiết học được lồng vào một trò chơi mà trẻ là người tham gia chính.
Nó được sử dụng như một biện pháp dạy học khi chỉ một phần của tiết học được lồng
vào nội dung chơi.
- Tình huống có vấn đề: trẻ phải hình thành những suy nghĩ mới giải quyết được
vấn đề, trẻ phải tiến hành thao tác.
- Sử dụng vật định hướng không gian:
Ví dụ: 1 trẻ đứng => nghe tiếng nói => đi về phía đó + xác định vị trí so với bạn
=> nói kết quả.
Các thao tác tìm kiếm: được sử dụng thường xuyên như một biện pháp dạy học,
nó thường được sử dụng vào đầu tiết học. Các thao tác tìm kiếm như một hình thức của
tư duy trực quan - hành động, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ nhận

biết các dấu hiệu hình dạng, kích thước, vị trí sắp đặt trong không gian.
21


Trong các phương pháp cho trẻ làm quen với toán, phương pháp nào cũng quan
trọng, cần thiết và có những đóng góp nhất định vào quá trình dạy học cho trẻ Mầm
non. Vì vậy, khi sử dụng các phương pháp cần chú ý đến các yếu tố sau:
- Mục đích, yêu cầu, nội dung dạy học cụ thể.
- Đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân trẻ.
- Năng lực của trẻ và của giáo viên.
- Tình hình cơ sở vật chất của lớp và của trường, lớp.
Cần phối hợp sử dụng các phương pháp khác nhau để đem lại hiệu quả cho việc
hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non.
VI. Đổi mới phương pháp cho trẻ LQV toán nhằm tích cực hóa hoạt động nhận
thức của trẻ
6.1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp cho trẻ làm quen với toán ở mầm
non
Việc cho trẻ làm quen với toán ở các trường mầm non là quá trình phát triển lâu
dài và đã được những thành tựu nhất định như sau:
- Hệ thống các phương pháp cho trẻ làm quen với toán được sử dụng trong
trường mầm non hiện nay đã thể hiện được lấy nguyên tắc lấy hoạt động với đồ vật, đồ
chơi và hoạt động vui chơi làm con đường cơ bản để cho trẻ làm quen với toán.
- Đã sử dụng kết hợp giữa các phương pháp dạy học trực quan, dùng lời nói và
thực hành trong quá trình tổ chức, hướng dẫn các hoạt động cho trẻ làm quen với toán.
- Đã góp phần hình thành cho trẻ hệ thống những biểu tượng toán học sơ đẳng và
kĩ năng nhận biết.
- Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non nói riêng và
nhiệm vụ giáo dục toàn diện nói chung.
Tuy nhiên, phương pháp cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non vẫn còn
hạn như:

22


- Phương pháp dạy, về cơ bản vẫn theo phương pháp truyền thống, coi giáo viên
là trung tâm của quá trình giáo dục, giáo viên chủ yếu truyền đạt thông tin một cách
máy móc và ít quan tâm đên việc phát huy tính cực, độc lập, sáng tạo của trẻ.
- Trẻ học một cách thụ động, thường ít hứng thú, nội các hoạt động cho trẻ làm
quen với toán thường đơn điệu, nghèo nàn, nhiều khi không phù hợp khả năng của trẻ,
không phát triển năng lực cá nhân trẻ.
- Phương pháp hướng dẫn của giáo viên đều phụ thuộc vào tài liệu hướng dẫn và
bài học có sẵn, đơn điệu, lập đi, lập lại, không gây được hứng thú và khả nhận thức của
trẻ. Giáo viên chưa coi trọng vai trò hoạt động vui chơi và hoạt động tìm tòi khám phá
bằng cách giác quan của trẻ. Cách dạy mang tính phổ thông hóa với mục đích cung cấp
kiến thức, chú trọng đến kết quả hơn là quá trình.
- Hình thức dạy học đơn điệu, nghèo nàn, chủ yếu coi trọng hình thức tiết học
toán, chưa chú ý tới hình thức dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
6.2. Định hướng đổi mới phương pháp cho trẻ làm quen với toán ở mầm non
cho trẻ mầm non
VII. Các hình thức cho trẻ MN LQV toán theo định hướng đổi mới phương pháp
dạy học
Hình thức được coi như là phương thức tổ chức các hoạt động học tập. Các hình
thức dạy học cần đảm bảo cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học nhằm đặt được
mục đích cuối cùng là giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
Các hình thức dạy học rất đa dạng, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: số lượng trẻ
tham gia, vị trí, thời gian tiến hành tiết học, phương thức hoạt động.
1. Cho trẻ làm quen với toán trong hoạt động học toán có chủ đích
a. Ý nghĩa
- Đây là hình thức có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho trẻ hệ thống kiến
thức, kĩ năng chính xác, đảm bảo tính khoa học.
- Thực hiện một cách có hệ thống nội dung chương trình cho trẻ mầm non làm

quen với toán.
23


- Góp phần phát triển các năng lực cảm giác, hình thành thao tác tư duy, phát
triển ngôn ngữ, phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ.
- Góp phần hình thành cho trẻ những kĩ năng của hoạt động học tập như: Chú ý
lắng nghe, tích cực ghi nhớ, giơ tay phát biểu, thực hiện nhiệm vụ được giao đúng thời
gian qui định….
b. Đặc điểm
Trẻ lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng thông qua hoạt động như: quan sát, khảo
sát, thực hiện các hành động khác nhau với đồ vật (xếp các vật cạnh nhau, chồng lên
nhau, lăn, đặt chúng ở các tư thế khác nhau…) dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Như
vậy, trẻ giữ vai trò chủ thể của hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng
dẫn trẻ hoạt động.
c. Cấu trúc của một hoạt động học có chủ đích cho trẻ làm quen với toán
Bao gồm một chuỗi hoạt động sau:
* Ôn luyện những kiến thức, kĩ năng đã học làm cơ sở cho việc học những kiến
thức, kĩ năng mới.
Trong quá trình ôn luyện, giáo viên cần hướng sự chú ý của trẻ tới nhiệm vụ mới
cần giải quyết.
* Học kiến thức, kĩ năng mới
- Trẻ cần được tích cực hoạt động với đối tượng theo một trình tự nhất định bằng
mọi giác quan, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trên cơ sở đó trẻ nắm được kiến thức
cùng với phương thức hành động.
- Trong quá trình trẻ hoạt động với đối tượng, giáo viên dùng các câu hỏi gợi mở
để hướng trẻ chú ý tới dấu hiệu toán học và mối quan hệ toán học cần nhận biết và dạy
trẻ phản ánh chúng bằng lời nói.
* Luyện tập nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng đã học
- Trẻ được luyện tập những kiến thức, kĩ năng đã học ở hoạt động trên, tuy nhiên

giáo viên cũng có thể cho trẻ luyện tập một cách tổng hợp cả những kiến thức, kĩ năng
thuộc lĩnh vực khác đã học.
24


- Trẻ luyện tập các bài tập hay nhiệm vụ chơi đa dạng và phức tạp dần lên. Trong
thời gian hoạt động giáo viên cần tạo mọi cơ hội để trẻ tích cực, độc lập thực hiện
nhiệm vụ.
- Tùy theo tính chất và nội dung của bài học, giáo viên chia nhóm như sau:
+ Nhóm hỗn hợp (thường chia theo tổ) bao gồm những trẻ có mức độ phát triển
biểu tượng toán học và khả năng nhận thức khác nhau, trẻ nhóm này thường phối hợp
hành động cùng nhau và giúp đỡ nhau khi cần thiết.
- Nhóm theo trình độ và khả năng tương đương nhau (gồm những trẻ có trình độ
nhận thức cao hay trung bình…). Nhóm này thường hoạt động trong các hoạt động thực
hành, luyện tập theo nhiệm vụ, bài tập hay phiếu giao việc phù hợp với khả năng của
từng trẻ.
- Nhóm theo sở trường: Gồm những trẻ có khả năng đặc biệt trong việc nhận thức
kiến thức toán học, giáo viên nên cho nhóm này các bài tập nâng cao đòi hỏi sự linh
hoạt, sáng tạo của trẻ.
Việc chia nhóm có thể cố định hoặc không cố định phụ thuộc vào yêu cầu, nhiệm
vụ của hoạt động học, phụ thuộc vào khả năng tổ chức của giáo viên và nguyện vọng
của trẻ. Trẻ thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Để các nhóm hoạt động dễ dàng giáo viên cần sắp xếp bàn ghế hay chỗ ngồi cho
phù hợp, mỗi trẻ cần có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cần thiết.
Trong quá trình trẻ hoạt động giáo viên khuyến khích trẻ hợp tác với nhau cùng
thực hiện nhiệm vụ, cùng tìm tòi khám phá, sáng tạo, phê bình, đánh giá để phát triển
khả năng cá nhân.
* Ứng dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Trẻ ứng dụng tái tạo những kiến thức, kĩ năng đã học
Tổ chức cho trẻ vận dụng tái tạo những kiến thức, kĩ năng đã học vào các hoạt

động khác nhau như: tạo hình, âm nhạc, trò chơi….
- Ứng dụng tái tạo những kiến thức, kĩ năng đã học

25


×