Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

TIỂU LUẬN sự PHÁT TRIỂN lí LUẬN CHUYÊN CHÍNH vô sản của các NHÀ KINH điển mác lê NIN, và VIỆC vận DỤNG xây DỰNG NHÀ nước PHÁP QUYỀN xã hội CHỦ NGHĨA ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.74 KB, 35 trang )

1

SỰ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VỀ CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN CỦA
CÁC NHÀ KINH ĐIỂN CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN. SỰ VẬN DỤNG
CỦA ĐẢNG TA TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI KỲ ĐỔI MỚI.
MỞ ĐẦU
Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học một nấc thang cao hơn trong lịch
sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa nhân loại qua các giai đoạn của nó gắn liền với sự
phát triển của hiện thực xã hội và thực tiễn cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp
công nhân quốc tế. Toàn bộ lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học cũng như mỗi
nguyên lý của nó, trải qua chiều dài lịch sử, ngày càng được bổ sung, phát triển và
hoàn thiện hơn. bằng tư duy khoa học sáng tạo trên nền tảng thế giới quan và
phương pháp luận duy vật biện chứng; qua thực tiễn đấu tranh của phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế; trước những đổi mới của cuộc sống và thời đại, lý luận
chủ nghĩa xã hội khoa học ngày càng thể hiện tính đúng đắn và sức sống của mình,
thực sự trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của giai cấp
công nhân quốc tế, các Đảng công sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa và cộng sản
chủ nghĩa, nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng xã
hội và giải phóng loài người.
Tư tưởng về chuyên chính vô sản chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong
hệ thống lý luận mácxít. Nó chỉ ra rằng; trong quá trình đấu tranh cách mạng để
thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân sẽ không đánh đổ được kẻ
thù của mình là giai cấp tư sản, sẽ không cải tạo được xã hội cũ, xã hội tư bản chủ
nghĩa và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản nếu như giai
cấp công nhân không giành được chính quyền và thiết lập chuyên chính vô sản.


2

Chuyên chính vô sản là hình thức chính trị tất yếu phải trải qua để đưa loài người


tiến tới một xã hội không còn giai cấp, không còn áp bức, bóc lột, mọi người được
sống tự do hạnh phúc. Chính vì vậy, V.I.Lênin cho rằng đây là vấn đề chủ yếu nhất
của toàn bộ cuộc đấu tranh giai cấp của giai câp vô sản đặc biệt là trong cách mạng
xã hội chủ nghĩa.
Chuyên chính vô sản, theo VI.Lê-Nin đó là: “Việc tổ chức đội tiền phong
của những người bị áp bức thành giai cấp thống trị để chấn áp bọn áp bức”1. Thực
chất đây là vấn đề chính quyền nhà nước, là thứ mà giai cấp công nhân phải giành
lấy cho được và dùng nó để đập tan sự phản kháng của giai cấp bóc lột, xây dựng
thành công xã hội mới. Vì vậy, chuyên chính vô sản đã đang và sẽ là vấn đề chống
phá quyết liệt của các thế lực thù địch đối với chủ nghĩa xã hội. Theo VI.Lê-Nin
“khi cuộc đấu tranh chống tư bản toàn thế giới trở lên đặc biệt quyết liệt thì vấn đề
nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có thể nói đã trở thành vấn đề nóng bỏng
nhất, trở thành trung tâm của mọi vấn đề chính trị và mọi cuộc đấu tranh lý luận
chính trị”.
Đối với cách mạng Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh thấm nhuần quan điểm
chuyên chính vô sản của chủ nghĩa Mác-Lênin, trung thành và vận dụng sáng tạo tư
tưởng chuyên chính vô sản vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Bác đã nhìn nhận
vấn đề chính quyền nhà nước như một nội dung cơ bản cùa cách mạng Việt Nam.
Người quan tâm đến vấn đề giành chính quyền và tổ chức xây dựng chính quyền
cách mạng. Tư tưởng về chuyên chính vô sản của Hồ Chí Minh là tài sản vô giá, là
nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho Đảng ta trong việc vận dụng, xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Ở nước ta trong thời gian qua, cũng đã xuất hiện những quan điểm sai trái,
phản động xuyên tạc bản chất của chủ nghĩa xã hội, của nhà nước chuyên chính vô
1

VI.Lê-Nin toàn tập, tập33, Nxb tiến bộ M1976, tr109.


3


sản mà chúng ta đang xây dựng. Chúng đưa ra mô hình “ Nhà nước phi giai cấp”,
“Nhà nước siêu giai cấp”, “ Nhà nước đa Đảng đối lập”…nhằm hạ bệ nhà nước xã
hội chủ nghĩa suy tôn nhà nước tư bản, duy trì trật tự vĩnh hằng của chủ nghĩa tư
bản. Chính vì vậy, trong cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa hai con đường tư bản
chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội hiện nay, thực chất vẫn đặt ra những vấn đề trực tiếp
đó là chuyên chính vô sản hay chuyên chính tư sản. Vì thế, làm rõ tư tưởng của
C.Mác- Ph.Ăng ghen, VI.Lê-Nin và chủ tịch Hồ Chí Minh về chuyên chính vô sản
là một trong những vấn đề quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Mặt khác mặt khác trong quá trình
xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, và vì dân đòi hỏi chúng ta luôn
luôn phải đấu tranh chống các quan điểm sai trái, xuyên tạc, về chuyên chính vô
sản, về bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa, đây là nhiệm vụ thường xuyên, cấp
bách hiện nay.
NỘI DUNG
1. Quan điểm của C.Mác- Ph. Ăngghen và VI.Lênin về chuyên chính vô
sản.
1.1- Tư tưởng của C.Mác- Ph. Ăngghen về chuyên chính vô sản .
Tư tưởng về chuyên chính vô sản hình thành gắn liền với quá trình hoạt động
lý luận và thực tiễn của C.Mác- Ph. Ăngghen với quá trình chuyển đổi lập trường
từ duy tâm sang duy vật, từ dân chủ cách mạng sang cộng sản chủ nghĩa. Trong quá
trình đó, với tư duy biện chứng duy vật và thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai
cấp công nhân chống giai cấp tư sản, C.Mác- Ph. Ăng ghen đã không ngừng tìm tòi
khám phá trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn qua từng thời kỳ, từng
giai đoạn thang trầm của phong trào cách mạng để hoàn thiện học thuyết của mình.
Thông qua các tác phẩm chủ yếu như: “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848);
“đấu tranh giai cấp ở Pháp” (1850); “ngày 18 tháng sương mù của Lui-


4


Bôlapactơ” (1851); “thư gửi cho Vâyđơmâyơ”(1852); “nội chiến ở Pháp”(1871)…
tư tưởng về chuyên chính vô sản không ngừng được bổ xung, phát triển ngày càng
rõ hơn. tuy nhiên tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự manh nha hình thành tư tưởng về
chuyên chính vô sản đã dược C.Mác đề cập tới trong tác phẩm “hệ tư tưởng Đức”
viết năm 1845. trong tác phẩm này, khi phê phán những quan điểm sai trái, duy tâm
của các nhà tư tưởng Đức, đứng trên lập trường duy vật về lịch sử, C.Mác đã phân
tích, luận giải xã hội tư bản, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và phát hiện
thấy một lực lượng có khả năng xoá bỏ trật tự xã hội tư bản chủ nghĩa đó là giai câp
vô sản. Cùng với tư duy biện chứng và khả năng suy luận lôgíc, C.Mác cho rằng,
giai câp vô sản muốn thực hiện vai trò lịch sử của nó thì trước hết phải giành lấy
quyền thống chính trị. Ông chỉ rõ: “Mỗi giai cấp muốn vươn lên giành lấy quyền
thống trị- thậm chí sự thống trị của nó đòi hỏi phải thủ tiêu toàn bộ hình thức xã
hội cũ và thống trị nói chung, như điều xẩy ra ở giai cấp vô sản- thì giai cấp đó
trước hết phải giành được quyền về tay mình”2. Như vậy, tư tưởng về một nền
chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản đã xuất hiện từ tác phẩm “hệ tư tưởng
Đức”(1845) trước khi chủ nghĩa Mác ra đời. Trải qua các giai đoạn hoạt động lý
luận và thực tiễn đấu tranh cách mạng của phong trào công nhân từ năm 1845 đến
1848, C.Mác- Ph. Ăng ghen cho ra đời nhiều tác phẩm lý luận kinh điển đánh dấu
bước phát triển các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học. tháng 2/1848, với
việc Công bố “tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, cương lĩnh chính trị đầu tiên của
giai cấp vô sản, chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa khoa học chính thức ra đời. Trong tác
phẩm này, tư tưởng về chuyên chính vô sản có một bước phát riển mới trên cơ sở
phân tích sự hình thành, phát triển của hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản là
giai cấp vô sản và giai cấp tư sản cũng như vạch ra sự tất yếu sự đấu tranh giữa
chúng, C.Mác- Ph. Ăng ghen đã chỉ rõ đỉnh cao của cuộc đấu tranh ấy sẽ là sự bùng
2

C.Mác- Ph. Ăng ghen toàn tập, tập3, NxbCTQG, H1995,tr1



5

nổ của một cuộc cách mạng vô sản, và tất yếu giai cấp vô sản sễ giành được thắng
lợi, giành lấy chính quyền, giành lấy dân chủ trở thành giai cấp thống trị xã hội .
các ông vạch rõ: “giai câp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền,
tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy hoàn toàn
không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu”3
Tác phẩm “tuyên ngôn Đảng cộng sản” chỉ ra cho giai cấp vô sản “phải tự
vươn lên thành giai cấp dân tộc”, điều đó có nghiã là giai cấp vô sản phải thiết lập
một nền chuyên chính của mình, và trở thành giai cấp thống trị xã hội, giai cấp đại
diện cho quốc gia dân tộc mình. Hoàn thành nhiệm vụ của cuộc cách mạng vô sản
trước hết ở trong nước mình, tất nhiên giai cấp dân tộc ở đây không phải là theo
chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi ích kỷ, biệt lập như là cách mà giai cấp tư sản thường
hiểu, mà giành chính quyền trong một quốc gia dân tộc chỉ là mục tiêu trước mắt,
và là tiền đề cho công cuộc giải phóng nhân loại của giai câp vô sản. Rõ ràng đến
đây, tư tưởng về giai cấp vô sản được hình thành rõ nét hơn trong tác phẩm “hệ tư
tưởng Đức”. Trong tác phẩm này C.Mác- Ph. Ăng ghen trình bầy chuyên chính vô
sản như là một tất yếu, con đường, biện pháp, để cho giai câp vô sản thực hiện sứ
mệnh lịch sử của mình.
Sau cách mạng 1848-1849 thông qua tổng kết cuộc đấu tranh giai cấp ở
Pháp, đặc biệt diễn biến cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng hai và cách mạng
tháng 6 năm 1848, C. Mác đã khảng định: việc giai câp vô sản trong cuộc đấu tranh
chống kẻ thù của mình nhất thiết phẩi thành lập nền chuyên chính cách mạng.
C.Mác gọi đó là “nền chuyên chính của giai cấp công nhân”, “chuyên chính của
những người bạn đồng minh của giai cấp nông dân”, hay đó là “chuyên chính của
giai câp vô sản”. Trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, C.Mác gắn tư
tưởng chuyên chính vô sản với khái niệm cách mạng không ngừng, cách mạng vô
3


C.Mác- Ph. Ăng ghen toàn tập, tập 4, NxbCTQG, H1995, tr624


6

sản. Ông chỉ rõ: “chủ nghĩa xã hội nay là lời tuyên bố cách mạng không ngừng, là
chuyên chính của giai cấp vô sản, coi đó là quá độ tất yếu đi đến xoá bỏ tất cả các
quan hệ sản xuất…”4. Rõ ràng, C.Mác đã chỉ ra rằng, để thực hiện thắng lợi mục
tiêu chủ nghĩa xã hội, giai câp vô sản phải tiến hành cuộc cách mạng không ngừng
và kết quả của nó, đồng thời cũng là bước tiếp theo của nó là phải thiết lập được
nền chuyên chính vô sản, dùng nền chuyên chính này để xoá bỏ quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa- cái cơ sở kinh tế để sinh ra chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa.
Như vậy là tư tưởng chuyên chính vô sản được phát triển mở rộng thêm, Nhưng
đến giai đoạn này, C.Mác- Ph. Ăng ghen mới nêu ra sự cần thiết và tất yếu phải
giành được chính quyền trong quá trình đấu tranh của giai cấp vô sản, còn thái độ
của giai cấp vô sản đối với bộ máy của giai cấp tư sản như thế nào thì giai hai ông
chưa đề cập đến. Vấn đề này được các ông đề cập đến trong tác phẩm “ngày 18
tháng sương mù của Lui-Bônapactơ” C.Mác viết năm 1851. Đó là thái độ dứt
khoát là phải đập tan bộ máy nhà nước áp bức đó. C.Mác viết: “Tất cả các cuộc
cách mạng đều hoàn bị bộ máy nhà nước đó chứ không phải đập tan nó, các chính
Đảng nối gót đấu tranh giành chính quyền đều coi việc đoạt lấy toà lâu đài nhà
nước đồ sộ ấy là chiến lợi phẩm chủ yếu của thắng lợi của mình”5.
Có thể nói, tư tưởng về chuyên chính vô sản của C.Mác- Ph. Ăng ghen đã
tiến thêm một bước làm rõ, giai câp vô sản không chỉ giành lấy chính quyền nhà
nước mà nó phải phá huỷ, đập tan bộ máy nhà nước đó. Sở dĩ, có tư tưởng này là
do khi nghiên cứu lịch sử các cuộc cách mạng ở Pháp, C.Mác đã nhận thấy rằng từ
cách mạng tư sản Pháp năm 1897, một cuộc cách mạng tư sản với sự ra đời của nền
cộng hoà I, cho đến cuộc cách mạng tháng2/1848, với sự ra đời của nền cộng hoà II
và cuộc đảo chính tháng chạp năm 1851 của Lui Bônapactơ, dẫn đến sự phục hồi
của chiều đại quân chủ tư sản; thì kết quả sau các cuộc cách mạng, hoặc phản cách

(sách đã dẫn; tập17, tr126)
(C.Mác- Ph. Ăng ghen toàn tập, tập 18, NxbCTQG, H,1995, tr236)

4
5


7

mạng đó là một bộ máy áp bức, bóc lột mới ra đời. Và dường như, bộ máy nhà
nước ra đời sau lại hoàn bị hơn bộ máy nhà nước trước ở sự rã man và bản chất ấp
bức, bóc lột tinh vi sảo quyệt hơn, tính chất bóc lột của nó đối với quần chúng nhân
dân lao động càng nặng nề hơn. Do đó, C.Mác cho rằng, giai câp vô sản không thể
chiếm lấy một chính quyền như thế, mà cần phải đập tan nó, giành chính quyền về
tay mình. Tuy nhiên lấy gì để thay thế cho bộ máy nhà nước vừa bị đập tan thì lúc
đó C.Mác không có kinh ngiệm thực tiễn lịch sử để giải đáp vấn đề đó.
Tư tưởng về chuyên chính vô sản được cụ thể hơn trong thư gửi cho một
người bạn trong “Đồng minh những người cộng sản” ở Mỹ, ngày 05/03/1852 là
Vâyđơmâye. Trong đó C.Mác khảng định: Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến
chuyên chính vô sản và bản thân sự chuyên chính này chỉ là bước quá độ để tiến tới
xoá bỏ giai cấp, đi tới một xã hội không còn giai cấp. đến đây, chung ta thấy thuật
ngữ “chuyên chính vô sản” lần đầu tiên được xuất hiện và một lần nữa, C.Mác
khảng định: Về phần tôi, tôi không hề có công phát hiện sự tồn tại của các giai cấp
trong xã hội hiện đại và sự đấu tranh của những giai cấp đó. Trước tôi từ lâu các
nhà sử học đã trình bầy sự phát triển của lịch sử, của cuộc đấu tranh giai cấp đó và
các nhà kinh tế tư sản đã mổ sẻ các giai cấp đó về mặt kinh tế. Điều mới mẻ mà tôi
đã làm là đã chứng minh rằng:
1-Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển nhất
định của sản xuất.
2- Đấu tranh giai cấp tất nhiên đưa đến chuyên chính vô sản.

3- Bản thân sự chuyên chính này chỉ là bước quá độ để tiến tới xoá bỏ giai
cấp và tiến tới một xã hội không có giai cấp.
Vậy là, đến năm 1852, tư tưởng về chuyên chính vô sản đã có một bước
tiến dài so với “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”. Chuyên chính vô sản là một tất yêú
lịch sử, là bước quá độ để đi tới một xã hội không có giai cấp. Trong giai đoạn này,


8

C.Mác- Ph. Ăng ghen đã nêu rõ nhiệm vụ của chuyên chính vô sản là: Xoá bỏ
những sự khác biệt giai cấp nói chung, xoá bỏ tất cả những quan hệ sản xuất làm cơ
sở cho những sự khác biệt ấy, xoá bỏ tất cả các quan hệ xã hội thích ứng với những
quan hệ sản xuất đó, đồng thời cũng cải biến tất cả những tư tưởng nảy sinh từ
những quan hệ sản xuất đó. Nhiệm vụ của chuyên chính vô sản đã thể hiện rõ tính
chất triệt để của cách mạng vô sản.
Nhận xét về tư tưởng chuyên chính vô sản của C.Mác sau này VI.Lênin cho
rằng: chủ nghĩa Mác đã tiến một bước dài so với “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”.
Trong tuyên ngôn, vấn đề nhà nước mới được đặt ra một cách trìu tượng, thì ở đây
vấn đề đó được đặt ra một cách cụ thể và kết luận được rút ra một cách chính xác.
Kết luận ấy là căn bản trong học thuyết của chủ nghĩa Mác về nhà nước. Tuy nhiên,
VI.Lê-Nin cũng nhận xét rằng lấy cái gì để thăy thế cho bộ máy tư sản đã bị đập
tan thì vào năm 1852, C.Mác chưa có kinh nghiệm lịch sử cung cấp tài liệu để giải
đáp vấn đề đó. Tư tưởng về “đập tan”cũng chưa được C.Mác- Ph. Ăngghen cụ thể
hoá rõ ràng, chưa chỉ rõ yếu tố nào của bộ máy nhà nước phải phá huỷ, đập tan và
những yếu tố nào, bộ phận nào có thể được sử dụng tiếp. Lời giải đáp đó chỉ có thể
đến công xã Pa ri mới được giải đáp.
Công xã Pari năm 1871 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, nổ
ra ngày 28/3 ở thủ đô Pari và giành được thắng lợi, thiết lập được chính quyền của
giai cấp công nhân. tuy công xã chỉ tồn tại 72 ngày đêm nhưng đó là mốc son chói
lọi trong trang sử hào hùng của giai cấp công nhân Pháp và giai cấp công nhân thế

giới. Thắng lợi đó đã chứng tỏ khả năng cách mạng của giai cấp công nhân, vừa
giải quyết tốt vấn đề dân tộc vừa giải quyết tốt vấn đề giai cấp trong cách mạng.
Công xã Pari đã chứng cũng chứng minh giai cấp công nhân đã có bước trưởng
thành vượt bậc từ sau cách mạng 1848-1849. Công xã Pari là một thực tiễn lịch sử


9

vô cùng quý giá để cho C.Mác- Ph. Ăng ghen tổng kết kinh nghiệm phát triển và
hoàn thiện học thuyết của mình.
Trước khi cuộc cách mạng Pari nổ ra, C.Mác- Ph. Ăng ghen là những người
theo dõi sát sao mọi diễn biến của tình hình. Cuộc chiến Pháp -Phổ nổ ra ngày
19/7/1870 như là một tiếng chuông báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn của nền đế chế II
thối nát. Từ theo dõi tình hình cách mạng ở Pháp, C.Mác đã đưa ra lời tiên đoán
hiên tài: “dầu cho cuộc chiến tranh của Lu-i Bô-na-pác-tơ chống nước Phổ kết
thúc như thế nào chăng nữa, tiếng chuông đưa đám nền đế chế II cũng sẽ điểm ở
Pari rồi. Đế chế II sẽ kết thúc…”.Trong quá trình diễn biến của cách mạng ở Pari,
C.Mác- Ph. Ăng ghen đã có những chỉ đạo cần thiết đối với cách mạng. Sau công
xã Pari, C.Mác- Ph. Ăng ghen đã bắt tay ngay vào việc tổng kết hoạt động của công
xã. Những vấn đề đó được thể hiện trong tác phẩm “nội chiến ở Pháp”. Trong tác
phẩm này C.Mác đã tổng kết cuộc nội chiến diễn ra ở Pháp và qua công xã Pari,
C.Mác đã chỉ ra, vai chò nhiệm vụ, con đường hình thành, chức năng, hình thức tổ
chức và bản chất của chuyên chính vô sản. Nếu như ở tác phẩm “Đấu tranh giai
cấp ở Pháp” C.Mác cho rằng chuyên chính vô sản được biểu hiện là giai cấp công
nhân phải đấu tranh tự mình trở thành giai cấp dân tộc, phải giành lấy dân chủ và
đập tan các bộ máy nhà nước cũ thì qua thực tiễn công xã Pari, C.Mác- Ph. Ăng
ghen chỉ rõ, giai cấp công nhân phải thủ tiêu toàn bộ bộ máy nhà nước tư sản và
thiết lập bộ máy nhà nước chuyên chính của giai cấp công nhân. trong bộ máy nhà
nước tư sản C.Mác cho rằng cần phải đập tan các “công cụ quyền lực vật chất” như
quân đội thường trực, cảnh sát, bộ máy quan liêu, quan toà. đồng thời phải xoá bỏ

“các công cụ áp bức tinh thần” như các thế lực tăng lữ, tách nhà thờ ra khỏi trường
học, tách giáo hội ra khỏi nhà nước. Về bản chất của nhà nước chuyên chính vô
sản, C.Mác cho rằng, chuyên chính vô sản mang bản chất của một nhà nước dân
chủ, trong đó quyền lực thực tế thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động.


10

Ông khảng định: “về thực chất, công xã là một Chính phủ của giai cấp công nhân,
là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp những người sản xuất chống lại giai cấp
chiếm đoạt, là hình thức chính trị rốt cuộc đã tìm ra được khiến cho có thể thực
hiện việc giải phóng lao động về mặt kinh tế”6. và qua đó C.Mác cũng chỉ ra con
đường hình thành chuyên chính vô sản đó là con đường bạo lực vũ trang cách mạng
của quần chúng nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo. Chuyên chính vô sản có
chức năng là chấn áp sự chống đối của giai cấp tư sản và các thế lực phản động và
tổ chức xây dựng một xã hội mới. Nhiêm vụ của nhà nước chuyên chính vô sản
gồm cả nhiệm vụ đối nội và đối ngoại. thông qua hoạt động của công xã Pari,
C.Mác cho rằng:Muốn hiểu về chuyên chính vô sản là gì, hãy nhìn vào công xã
Pari, chuyên chính vô sản là như thế đấy.
Tư tưởng về chuyên chính vô sản được C.Mác trình bầy một cách rõ ràng
hơn trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta”. Trong tác phẩm này, C.Mác đã
kịch liệt phê phán quan điểm về “nhà nước tự do” của chủ nghĩa Lát xan. Ông cho
rằng: “nhà nước tự do” thể hiện quan niệm về tính siêu giai cấp của nhà nước, do
đó có thể dựa vào nhà nước của giai cấp bóc lột để tổ chức củ nghĩa xã hội( lập các
hợp tác xã do nhà nước Phổ gúp đỡ để xây dựng chủ nghĩa xã hội ). C.M ác cho
rằng: “mặc dầu tất cả những lời lẽ dân chủ rất kêu của nó, toàn bộ cương lĩnh từ
đầu chí cuối đều nhiễm phải cái bệnh của phái Látxan là lòng tin của thần dân vào
nhà nước, hoặc là- điều này cũng chẳng có gì tốt hơn- tin vào phép màu dân chủ ,
hay nói cho đúng hơn, đó là sự thoả hiệp gữa hai lòng tin ấy vào phép mầu, cả hai
loại đều xa lạ như nhau với chủ nghĩa xã hội”7. Cùng với sự phê phán quan điểm

của chủ nghĩa Latxan về nhà nước chuyên chính vô sản, C.Mác đã chỉ rõ vai trò
của nhà nước vô sản sau khi giai cấp công nhân giành được chính quyền, chuyên
chính vô sản phải tiến hành cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa.
6
7

C.Mác- Ph. Ăng ghen toàn tập, tâp.17,NxbCTQG, H1994,tr454
C.Mác- Ph. Ăng ghen toàn tập, NxbCTQG,H,1995, tr51-52.


11

C.Mác khảng định rằng: giữa xã hội tư bản và xã hội cộng sản có một thời kỳ cải
biến cách mạng từ xã hội trước đến xã hội sau. Tương ứng với thời kỳ ấy là một
thời kỳ quá độ chính trị trong đó nhà nước không thể có gì khác hơn là chuyên
chính cách mạng của giai câp vô sản.
Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng, tư tưởng về chuyên chính vô sản của
C.Mác- Ph. Ăng ghen tư lúc còn manh nha cho đến 1895 đã không ngừng được bổ
xung và phát triển, hoàn thiện. Đặc biệt đến công xã Pari 1871, nó không đơn thuần
chỉ là một tư tưởng mà đã trở thành hiện thực vật chất dưới hình thức chính quyền
công xã. Tuy nhiên chủ nghĩa xã hội khoa học nói chung cũng như tư tưởng về
chuyên chính vô sản nói riêng không phải là cái gì đó bất biến mà nó phải không
ngừng được bổ sung và phát triển trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử mới, vấn đề
mang tính quy luật đó được chứng minh rõ nét nhất trong giai đoạn VI.Lê-Nin tiếp
tục bảo vệ và phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học về chuyên chính vô
sản trong điều kiện lịch sử mới.
1.2- Tư tưởng VI.Lê-Nin về chuyên chính vô sản.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ
nghĩa đế quốc, chấm dứt thời kỳ phát triển tương đối hoà bình của thế giới những
năm 70-80 của thế kỷ thứ XIX.

Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc làm cho mâu thuẫn vốn
có trong lòng chủ nghĩa tư bản trở nên găy gắt, đặc biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp
vô sản và giai cấp tư sản. Ngoài ra còn xuất hiện những mâu thuẫn mới, đó là mâu
thuẫn giữa nhân dân lao động của các nước thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc. Giai
cấp tư sản tăng cường bóc lột giai cấp vô sản, dùng siêu lợi nhuận mua chuộc một
số công nhân lành nghề, biến họ thành bộ phận công nhân quý tộc. Hơn nữa ở khắp
nơi, giai cấp tư sản còn tìm cách cấu kết với bọn địa chủ, phong kiến phản động
bóc lột nhân dân lao động, làm cho đời sống của họ khổ cực nặng nề hơn. Sự cạnh


12

tranh của chủ nghĩa tư bản không những làm xuất hiện mâu thuẫn giữa các tập đoàn
tư bản với nhau mà còn làm xuất hiện ngày càng chầm trọng mâu thuẫn giữa các
nước đế quốc với nhau. Từ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn này ta
có thể khảng định: giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản đã lỗi thời lạc hậu không còn
đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển của lịch sử nữa. Thời đại đã chuyển sang
một thời đại mới thời đại của “cách mạng vô sản”, thời đại của “chuyên chính vô
sản”, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội sắp bắt đầu.
Cũng trong giai đoạn này phong trào cách mạng chuyển từ Đức sang Nga,
phong trào công sản và công nhân quốc tế có bước phát triển mới cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu. Tuy nhiên trong phong trào công nhân cũng xuất hiện các trào lưu cơ
hội xét lại chia làm ba phái: phái hữu cầm đầu là Becxanh; muốn khuôn phong trào
công nhân vào đấu tranh kinh tế, đưa ra khẩu hiệu phản động “phong trào là tất cả,
mục đích cuối cùng chỉ là con số không” đòi xét lại chủ nghĩa Mác trên tất cả các
nguyên lý trong đó trọng tâm là về cách mạng vô sản và vấn đề chuyên chính vô
sản. Phái giữa do Kausky đứng đầu “ luồn lách như con rắn nước” khoác áo chủ
nghĩa Mác chống lại, xuyên tạc chủ nghĩa Mác. Chúng cho rằng vấn đề chuyên
chính vô sản là vấn đề mà Mác “lỡ miệng nói ở đâu đó có một lần”. Do đó vấn đề
khách quan đặt ra yêu cầu phải có một Đảng như thế nào? Trang bị lý luận tư tưởng

như thế nào để đáp ứng với đòi hỏi sự phát triển của lịch sử, phong trào công nhân
và phát triển chủ nghĩa Mác lên một trình độ mới. Giữa lúc bấy giờ, VI.Lê-Nin lãnh
tụ vĩ đại đã đáp ứng yêu cầu của lịch sử và phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế.
Đứng trước tình hình đó, VI.Lê-Nin đã đấu tranh không khoan nhượng
chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại, bảo vệ và phát triển học thuyết Mác, trong đó vấn
đề chuyên chính vô sản là vấn được VI.Lê-Nin quan tâm đặc biệt. Ông cho rằng,
chuyên chính vô sản là vấn đề cốt lõi xuyên suốt toàn bộ học thuyết Mác, là “hòn


13

đá thử vàng” với lập trường của những người Mác-xít và còn nhấn mạnh rằng “chỉ
người nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên
chính vô sản thì mới là người Mác-xít”8
Thông qua các tác phẩm như : “Nhà nước và cách mạng” (1917); “cách
mạng vô sản và tên phản bội Kausky” (1918) và nhiều tác phẩm khác, tư tưởng về
chuyên chính vô sản đã được phát triển hoàn thiện. Trong đó VI.Lê-Nin chỉ ra khái
niệm về chuyên chính vô sản, người cho rằng: chuyên chính vô sản là “việc tổ chức
đội tiền phong của những người bị áp bức thành giai cấp thống trị để chấn áp bọn
áp bức”. Như vậy, trong khái niệm này, nội dung cốt lõi của chuyên chính vô sản
được thể hiện, đó là giai cấp công nhân phải tổ chức thành giai cấp cầm quyền.
Chính quyền đó phải thuộc về một giai cấp duy nhất, là giai cấp công nhân. Tính
chất của chuyên chính vô sản: là công cụ của cách mạng vô sản, là sự thống trị của
giai câp vô sản đối với giai cấp tư sản. Khối công nông dưới sự lãnh đạo của giai
câp vô sản là chính quyền mà nó không chia sẻ cho ai hết và trực tiếp dựa vào vũ
trang của quần chúng. Trong đó Đảng của giai câp vô sản là lực lượng lãnh đạo của
chuyên chính vô sản, sự lãnh dạo đó để đảm bảo cho nền chuyên chính vô sản vững
mạnh, hoàn thành được chức năng nhiêm vụ của mình. VI.Lê-Nin chỉ rằng: trong
cuộc đấu tranh cho chuyên chính vô sản và xây dựng chủ nghĩa xã hội, cần cho

Đảng có đủ sức làm thầy, làm người dẫn đường, làm lãnh tụ của tất cả những người
lao động và những người bị bóc lột. Nếu không có Đảng lãnh đạo, thì giai cấp vô
sản và nhân dân lao động không thể lật đổ giai cấp tư sản, không thể giành được
thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, không thể xây dựng được chủ nghĩa xã
hội
Mặt khác VI.Lê-Nin cũng chỉ rõ nội dung của chuyên chính vô sản, nó bao
gồm hai mặt: chuyên chính và dân chủ. Đây là hai mặt đối lập gắn bó với nhău
8

VI.Lê-Nin toàn tập, tập33, NxbTB,M1976, tr42.


14

cùng tồn tại chuyên chính để thực hiện, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ
xã hội chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử, nhưng không
phải dân chủ hoàn toàn mà phải thực hiện chuyên chính với thiểu số bọn bóc lột,
chống đối. Và sự chuyên chính này không thể nương nhẹ mà phải tiến hành cương
quyết, chừng nào còn những kẻ bóc lột, còn sự khác biệt giai cấp thì còn phải thực
hành chuyên chính. Theo VI.Lê-Nin : “Thiết lập nền chuyên chính của giai câp vô
sản một nền chuyên chính sẽ bẻ gẫy được sự phản kháng quyết liệt của các giai
cấp bóc lột bị gạt ra khỏi chính quyền”9.
Tuy nhiên, trong chuyên chính vô sản cái bản chất nhất của nó chính là ở mặt
dân chủ, tất nhiên là dân chủ với nhân dân và sẽ tước bỏ dân chủ với bọn bóc lột.
Người khảng định: “Dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân và chấn áp bằng vũ lực
bọn bóc lột, bọn áp bức nhân dân, nghiã là tước bỏ dân chủ đối với bọn chúng”10.
Thêm nữa VI.Lênin còn vạch rõ chuyên chính vô sản là một nhà nước kiểu mới,
“nhà nước dân chủ kiểu mới (dân chủ với những người vô sản và nói chung với
những người không có của) và chuyên chính kiểu mới chống lại giai cấp tư sản”11.
Nói về hình thức chuyên chính vô sản: Qua đúc kêt kinh nghiệm lịch sử,

kinh nghiệm từ công xã Pari 1871 và cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất 1905,
VI.Lênin đã nêu nên tính muôn hình muôn vẻ của các hình thức chính trị của
chuyên chính vô sản . Người khảng định rằng: sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra tính muôn hình, muôn vẻ của hình thức chính quyền nhà
nước của giai cấp vô sản, song thực chất chúng chỉ là một: đó là “chuyên chính vô
sản” của giai cấp công nhân. sau khi lãnh đạo phong trào cách mạng Nga thành
công, cuộc cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, nhà nước Xô viết ra đời,
VI.Lênin cho rằng, về hình thức của chuyên chính vô sản thì tiếp theo sau công xã
VI.Lê-Nin toàn tập, tập33,NxbTB, M1976, tr42.
(sách đã dẫn; trang109)
11 (sách đã dẫn; trang43)
9

10


15

Pari là chính quyền Xô viết Nga, một thành quả từ cách mạng tháng Mười. Với
thực tế ở một số nước, VI.Lênin còn chỉ ra một hình thức chuyên chính vô sản mới
là chính quyền dân chủ nhân dân. chế độ này phản ánh tính chất độc đáo của cách
mạng xã hội chủ nghĩa và đặc điểm lịch sử dân tộc của những nước đó.
Để chuyên chính vô sản tồn tại và phát triển VI.Lênin luận giải cơ sở của nó:
Theo VI.Lênin đó là sự liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, với
toàn thể nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. cơ sở khách
quan của khối liên minh ấy là sự thống nhất của các quyền lực cơ bản về kinh tế,
chính trị của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và nhân dân lao động. Và người
chỉ rõ: “Nếu không có sự liên minh ấy thì không thể có dân chủ vững bền, không
thể cải tạo xã hội chủ nghĩa được”12.
Đề cập về nhiệm vụ của chuyên chính vô sản, theo VI.Lênin đó là phải thủ

tiêu mọi chế độ người bóc lột người, là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Để
thực hiện được nhiệm vụ đó cần phải có một chế độ quản lý mới thực sự có tính
nhân dân và được xây dựng theo nguyên tắc “tập trung dân chủ”. Khi phê phán
quan điểm của kẻ thù cho rằng chuyên chính vô sản là sự kích động bạo lực của
quần chúng chống chính quyền, VI.Lênin đã chỉ rõ, chuyên chính vô sản không chỉ
là bạo lực với bọn bóc lột, mà còn có chức năng chủ yếu là việc tổ chức xây dựng
thành công xã hội mới. Đây mới là thực chất của chuyên chính vô sản.
Với sự phát triển của VI.Lênin về chuyên chính vô sản gắn liền với học
thuyết về đấu tranh giai cấp. Nếu như từ những năm 1852, C.Mác đã khảng định
rằng đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản, thì đến khi giai cấp
công nhân và nhân dân lao động đã giành được chính quyền, thiết lập nền chuyên
chính vô sản của mình, VI.Lê-Nin tiếp tục khảng định: Cuộc đấu tranh giai cấp
chưa chấm dứt mà diễn ra dưới thức mới, nội dung mới và điều kiện mới. Trong đó
12

VI.Lê-Nin toàn tập, Tập33, NxbTB, M1976, tr49.


16

tất yếu phải tăng cường sức mạnh của nhà nước chuyên chính vô sản để chấn áp sự
phản kháng của các giai cấp bóc lột tuy bị đánh đổ nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn; để
tiến hành cải tạo xã hội cũ, làm sạch môi trường xã hội và để tổ chức được một
kiểu sản xuất xã hội mới, tăng nhanh năng xuất lao động tạo cơ sở chiến thắng hoàn
toàn xã hội tư bản chủ nghĩa.
Đến đây, chúng ta thấy sự trung thành và kế thừa sáng tạo, tư tưởng về
chuyên chính vô sản của C.Mác- Ph. Ăng ghen, tư tưởng đó tiếp tục được VI.Lênin bảo vệ và phát triển một cách toàn diện, từ tính chất, chức năng, nhiệm vụ, hình
thức và cả những yêu cầu cần thiết để duy trì và tăng cường nền chuyên chính vô
sản của giai cấp công nhân trong giai đoạn giai cấp công nhân trở thành giai cấp
cầm quyền, tiến hành xây dựng một xã hội mới. VI.Lê-Nin còn chỉ rõ là, sự lãnh

đạo của Đảng là điều cốt yếu trong nền chuyên chính vô sản. Không có sự lãnh đạo
của Đảng thì không giữ vững được bản chất của nền chuyên chính vô sản, không
thực hiện được thắng lợi của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Công lao của VI.Lê-Nin không chỉ ở việc phát triển tư tưởng về chuyên
chính vô sản của C.Mác- Ph. Ăng ghen lên đến hoàn thiện, mà người đã lãnh đạo
giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga thực hiện thành công cách mạng
tháng Mười, thiết lập nên một nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên, vạch ra cho
Đảng cộng sản và phong trào cách mạng các nước nhìn thấy con đường, bước đi để
thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở từng nước.
Sau khi VI.Lê-Nin qua đời, tư tưởng về chuyên chính vô sản tiếp tục được
các Đảng công sản bảo vệ và phát triển. việc các Đảng cộng sản làm rõ khái niệm
chuyên chính vô sản là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng
của nó là Đảng cộng sản đối với toàn xã hội , cũng như việc mở rộng các hình thức
chuyên chính vô sản như: chuyên chính công nông, nhà nước dân chủ nhân dân,
đưa ra các bước quá độ để chuyển từ chuyên chính công nông lên chuyên chính vô


17

sản, đã nói lên sự đóng góp của các Đảng cộng sản để phát triển về tư tưởng
chuyên chính vô sản trong thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Đặc biệt là sự vận dụng của chủ tịch Hồ Chí Minh
về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam.
2- Sự vận dụng của chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước của
dân, do dân, vì dân ở Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh một lãnh tụ thiên tài, một nhà lý luận kiệt suất, vị anh
hùng giải phóng dân tộc, cuộc đời và sự nghiệp của người gắn liền với công cuộc
cách mạng Việt Nam. Từ chủ nghĩa yêu nước Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin
và tìm ra con đường cách mạng cho Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều

kiện thực tiễn cách mạng. Người xác định cách mạng Việt Nam phải đi theo con
đường cách mạng vô sản và nhìn nhận vấn đề chính quyền nhà nước như một nội
dung cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng và trực
tiếp tổ chức xây dựng chính quyền nhà nước chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di
sản đồ sộ về vấn đề chính quyền, nhà nước trong nhiều tác phẩm như “Đường cách
mệnh”, “Sửa đổi lối làm việc”, “Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ
nghĩa cá nhân”, “Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh” tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhà nước là một bộ phận cơ bản cấu thành hệ thống quan điểm của người về những
vấn đề cơ bản của cách mạng.
2.1- Qúa trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam hiện nay.
Giữa thế kỷ thứ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta và đặt ách
thông trị lên dân tộc ta. Vua quan nhà Nguyễn hèn nhát đầu hàng đế quốc Pháp,
phản bội lại truyền thống yêu nước và đấu tranh anh dũng quật cường của dân tộc
ta. Đế quốc pháp cấu kết với giai cấp phong kiến phản động thối nát thống trị nước


18

ta vô cùng tàn bạo, biến nước ta thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Trước tình
cảnh đó đặt cách mạng Việt Nam trước những câu hỏi: Làm thế nào để đánh đuổi
thực dân, giành độc lập cho dân tộc? Làm thế nào để cứu nhân dân lao động ra khỏi
lầm than khổ cực, thực hiện người cày có ruộng, công nhân có nhà máy công
xưởng? Làm thế nào để thực hiện dân chủ và tự do hạnh phúc cho nhân dân?...câu
hỏi đó được các trào lưu yêu nước và phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam lúc
bấy giờ lần lượt thử nghiệm. Sự thất bại của các trào lưu yêu nước lúc bấy giờ đã
chứng minh rằng: Nhà nước tư sản và chế độ tư bản không phải là mục tiêu của
cách mạng Việt Nam. Bởi lẽ nền dân chủ tư sản không phải là dân chủ cho nhân
dân, Nhà nước tư sản không phải là nhà nước của nhân dân, không phải là công cụ
của nhân dân đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân, giai cấp tư sản không phải là

giai cấp đại diện cho nhân dân trong công cuộc giải phóng dân tộc và giải phóng
kiếp người nô lệ. Trong thời điểm đó, Nguyễn tất Thành một thanh niên yêu nước
sớm hiểu biết và đau sót trước nỗi nhục mất nước và cảnh thống khổ của đồng bào.
Tuy khâm phục các nhà cách mạng đương thời nhưng Nguyễn Tất Thành không tán
thành đường lối cách mạng của họ. Tuy chưa tìm ra một cơ sở lý luận nhưng người
nhận thấy kiểu nhà nước quân chủ chuyên chế, quân chủ lập hiến, cộng hoà tư sản
đều không phù hợp với cách mạng Việt Nam.
Qúa trình hoạt động ở nước ngoài Nguyễn Aí Quốc đã viết nhiều bài báo và
tác phẩm lên án chế độ thực dân Pháp nói chung và hình thức cai trị của chúng ở
Đông dương nói riêng. trong đó tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Người
đã tố cáo tội ác của chế độ thực dân và bộ máy thống trị của chúng đối với nhân
dân các nước thuộc địa, đồng thời Người tỏ thái độ dứt khoát phải soá bỏ chế độ
thuộc địa ở các nước thuộc địa. Đây là những vấn đề đầu tiên làm nền tảng cho tư
tưởng giải phóng dân tộc và xây dựng một nhà nước kiểu mới của Hồ Chí Minh
sau này.


19

Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, nhận thức sâu sắc lời dạy của VI.Lê-Nin:
“Không có lý luận cách mạng thì không có vận dụng cách mạng”. Nguyễn Aí Quốc
không những lên án bộ mặt thật của thực dân Pháp ở Việt Nam mà còn trình bầy cơ
sở lý luận xây dựng đường lối cách mạng Việt Nam trong đó tác phẩm “ Đường
cách mệnh” được xem là giáo khoa cách mạng Việt Nam, sự nối tiếp hợp lôgiích
với “Bản án chế độ thực dân Pháp” đã chỉ ra mục tiêu và con đường đi tới thắng
lợi của cách mạng Việt Nam. Trong tác phẩm người cho chúng ta thấy rằng cách
mạng Việt Nam không thể đi theo con đường cách mạng tư sản vì cách mạng tư sản
là cuộc cách mạng không đến nơi, chỉ có cách mạng vô sản là con đường duy nhất
giải phóng triệt để nhân dân lao động ra khỏi áp bức bóc lột, mới đem lại tự do,
hạnh phúc thực sự cho nhân dân Việt Nam. Người khảng định: “cách mệnh Pháp

cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi,
tiếng là cộng hoà và dân chủ kì thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó
áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn mưu
cách mệnh một lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức. Cách mạng An Nam nên
nhớ điều này”13. Cách mạng đến nơi theo chủ tịch Hồ Chí Minh là cách mạng vô
sản theo kiểu cách mạng tháng Mười Nga theo đó nhà nước được thiết lập sau cách
mạng là chuyên chính vô sản của nhân dân lao động do giai cấp công nhân lãnh
đạo. Người cho rằng: “trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là thành công,
và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do bình
đẳng thật”14. Từ lịch sử thực tiễn, tác giả định hướng cho cách mạng Việ Nam là đi
theo con đường của cách mạng tháng Mười Nga “theo chủ nghĩa Mã Khăc Tư và
Lênin”. Tuy nhiên về hình thức cụ thể của nhà nước mới trong tác phẩm “ đường
cách mệnh” Hồ Chí Minh chưa đề cập tới mà phải đến “chính cương vắn tắt, sách
lược vắn tắt” năm 1930. Trong tác phẩm này lần đầu tiên Nguyễn Aí Quốc đề cập
13
14

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, NxbCTQG, H2000, tr274
Hồ Chí Minh toàn tập, tập2, ẫnbCTQG, H2000, tr280.


20

đến vấn đề dựng ra Chính phủ “công -nông –binh”; một kiểu nhà nước theo nhà
nước Nga xô viết. đây là một nhà nước được xây dựng trên nền tảng công-nông
binh, do giai cấp công nhân lãnh đạo mang bản chất của giai cấp công nhân.
Lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại,
ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử người đã đọc bản “tuyên ngôn độc
lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. “Bản ttuyên ngôn” đã nói lên
tư tưởng của Người về một nhà nước Việt Nam độc lập tự chủ thống nhất và thể

hiện quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập, thống nhất ấy “thà hy sinh tất cả chứ
không chịu mất nước, chứ nhất định không chịu làm nô lệ”. Sau “tuyên ngôn độc
lập”, bản hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì soạn thảo đã khảng
định lại một lần nữa quan điểm của Người về một nhà nước độc lập, chủ quyền,
cộng hoà, dân chủ nhân dân. Sau 1954 trong điều kiện đất nước bị chia cắt Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã sác định nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ là
“Nhiệm vụ trước mắt của toàn dân ta là xây dựng và củng cố miền bắc tiến lên xã
hội chủ nghĩa đồng thời đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, nhằm xây dựng
một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ giầu mạnh”15. Từ đó
người xác định nhà nước muốn hoàn thành được chức năng nhiệm vụ của mình cần
phải không ngừng củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng “Nhà nước ta
thành lập sau cách mạng tháng Tám là nhà nước dân chủ nhân dân do giai cấp
công nhân lãnh đạo để đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực
hiện thống nhất nước nhà, chúng ta cần phải không ngừng tăng cường sự lãnh đạo
của giai cấp công nhân đối với nhà nước dân chủ nhân dân”16. Ta thấy rằng tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chính quyền nhà nước giắn liền với quá trình hoạt
động cách mạng của Người và thông qua quá trình chỉ đạo cách mạng Việt Nam nó

15
16

Hồ Chí Minh toàn tập, Tập8, NxbCTQG, H2000, tr154.
Hồ Chí Minh toàn tập, Tâp 8, NxbCTQG, H2000, tr586.


21

mang tính cách mạng khoa học sâu sắc, nội dung của nó còn giữ nguyên giá trị cho
đến ngày nay.
22- Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới, của

dân, do dân, vì dân.
Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa MácLênin về chuyên chính vô sản vào việc thiết lập nhà nước kiểu mới ở Việt Nam
theo đó người khảng định: “nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là nhà nước dân
chủ nhân dân dặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thong qua chính Đảng
của mình”. Đảng lãnh đạo nhà nước là một nguyên tắc bất di bất dịch, là điều kiện
tiên quyết làm cho nhà nước thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Một mặt
khảng định sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với nhà nước Hồ Chí Minh cũng sác
định: Lực lượng nòng cốt của nhà nước là liên minh công- nông -trí thức, sức mạnh
của nhà nước dựa trên nền tảng khối đại đoàn kết dân tộc, người khảng định: Lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta trải qua nhiều thời kỳ bị đô hộ, những thử
thách hiểm ngèo đã chứng minh rõ vũ khí để chiến thắng là chủ nghĩa yêu nước và
truyền thống đại đoàn kết dân tộc, nó đã trở thành một chuẩn mực đạo lý, một quy
luật phát triển của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy tư tưởng về nhà nước kiểu mới
của chủ tịch Hồ Chí Minh là phải xây dựng nhà nước làm cho nhà nước thực sự là
nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Nhà nước của dân là: Nhân dân là chủ thể của nhà nước, quyền lực nhà
nước bắt nguồn từ nhân dân. theo Hồ Chí Minh “nhà nước ta là nhà nước dân chủ,
đại vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”. Hiến pháp măm 1946 quy định “tất cả quyền
bính trong nước đều là của toàn thể nhân dân Việt Nam”. Nhà nước của dân không
có nghĩa là “nhà nước toàn dân” vô chính phủ mà theo chủ tịch Hồ Chí Minh:
“nhân dân là bốn giai cấp:công- nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc dưới sự lãnh
đạo của giai cấp công nhân và Đảng của các giai cấp này đoàn kết lại bầu ra


22

chính phủ của mình. Đối với nội bộ nhân dân thì thực hành dân chủ, đối với đế
quốc phong kiến và lực lượng phản động thì thực hành chuyên chính chống lại
chúng, đàn áp chúng … trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chúng ta, tất cả
mọi quyền lực đều là của nhân dân, tức là các giai cấp công nông, tiểu tư sản và tư

sản dân tộc. bốn giai cấp ấy do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy công nông liên
minh làm nền tảng, đoàn kết các giai cấp dân chủ và các dân tộc trong nước để
thực hành dân chủ chuyên chính”17 .
Theo Hồ Chí Minh, trong nhà nước của dân, nhân dân thực hiện quyền làm
chủ của mình mà trước hết là quyền bầu ra nhà nước, bầu ra chính quyền các cấp,
nhà nước là tổ chức để thực hiện quyền lực của nhân dân. Nhân dân có quyền kiểm
tra giám sát hoạt động của nhà nước. Người nhắc nhở: “Chính phủ ta là Chính phủ
của nhân dân, chỉ có mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ
rất mọng đồng bào giúp đỡ, đôn đốc kiểm soát và phê bình để làm chòn nhiệm vụ
của mình là người đầy tớ trung thành tận tuỵ của nhân dân ta”18. Muốn để nhân
dân kiểm soát nhà nước phải có cách tổ chức thuận tiện tránh cửa quyền hách
dịch… sinh thời Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn: “nạn lãng phí tham ô và
bệnh quan liêu mệnh lệnh trong công tác của các cấp lãnh đạo ở các cơ quan nhà
nước gây ra… vì vậy các cơ quan thanh tra nhà nước chẳng những kiểm tra chống
lãng phí, tham ô mà còn phải chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh để giúp các cơ
quan nhà nước cải tiến công tác, giữ gìn kỷ luật, thực hành dân chủ, góp phần
củng cố bộ máy nhà nước… Đồng bào có oan ức, thắc mắc mới khiếu nại, ta giải
quyết tốt các công việc khiếu nại, đồng bào thấy Đảng và Chính phủ quan tâm lo
lắng đến họ, do đó, mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với Đảng và Chính
phủ được củng cố tốt hơn”19Nhân dân không những có quyền kiểm tra giám sát các
Hồ Chí Minh toàn tập, tập17, NxbCTQG, H2000, tr217
Hồ Chí Minh nhà nước và pháp luật, Nxb Pháp lý, H1995, tr221.
19 Hồ Chí Minh nhà nước và pháp luật, Nxb Pháp lý, H1995, tr228.
17
18


23

đại biểu, mà còn có quyền bãi miễn họ để nhà nước luôn sứng đáng là nhà nước

của dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước do dân: Nhận thức vai trò quần
chúng nhân dân không những trong sự ngiệp giải phóng dân tộc mà còn trong sự
nghiệp bảo vệ và xây dựng xã hội mới. Hồ Chí Minh chủ chương xây dựng nhà
nước do dân, nghĩa là nhân dân không chỉ lập ra nhà nước mà còn phải tham gia
vào công việc của nhà nước . Nhà nước do dân là nhà nước phát huy được sức
mạnh của nhân dân trong việc thực hiện các công việc của nhà nước, đưa ra chế độ
chưng cầu dân ý, quan tâm đến việc để nhân dân thảo luận, phát huy sáng kiến tìm
cách giải quyết các vấn đề của quốc gia dân tộc Người cho rằng: “Ngị quyết mà
dân chúng cho là không phù hợp thì để họ sửa chữa. dựa vào ý kiến của dân chúng
mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”20
Nhà nước do dân tức là công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm
của nhân dân. Do đó phải phát huy vai trò của mặt trận, các đoàn thể trong công tác
quản lý nhà nước và xã hội. Nhà nước muốn quản lý điều hành xã hội có hiệu quả
nhất định phải dựa vào lực lượng nhân đân dựa vào sáng kiến trí tuệ của dân. Chính
ví vậy, Nhà nước tin dân nên nhà nước việc gì cũng làm được “ khó vạn lần dân
liệu cũng song”
Tư tưởng về nhà nước vì dân: Tư tưởng về nhà nước vì dân là nhà nước
phải chăm lo cho dân, phục vụ cuộc sống hàng ngày của nhân dân, không được đặc
quyền đặc lợi, hà hiếp nhân dân. Đây là mới mẻ nhất quán, nổi bật trong cuộc đời
Hồ Chí Minh được thể hiện từ những năm bôn ba ở nước ngoài đi tìm đường cứu
nước, nó không ngừng được bổ sung và phát triển trong suốt quá trình hoạt động
cách mạng của Người.

20

Hồ Chí Minh toàn tập,T5, NxbCTQG, H2000, tr297.


24


Nhà nước vì dân là hệ quả tất yếu của nhà nước của dân, do dân. nhà nước vì
dân là nhà nước làm lợi cho dân Người nhắc nhở: “chúng ta phải hiểu rằng các cơ
quan chính phủ từ toàn quốc đến các làng đều là công bộc của dân, nghiã là để
gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải là đè đầu nhân dân như trong thời
kỳ dưới quyền thống trị của Pháp- Nhật. Việc gì có lợi cho dân ta, phải hết sức
làm. Việc gì có hại cho dân ta, ta phải hết sức tránh.”21 Nhà nước mà mọi chủ
chương chính sách, mọi quy định của pháp luật từ trung ương đến địa phương đều
phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân: cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; cả lợi
ích cá nhân và lợi ích tập thể. Biết bảo vệ nhân dân, kiên quyết chống lại những tệ
nạn vi phạm dân chủ và lợi ích của nhân dân, mọi cán bộ nhà nước đều phải hết
lòng phục vụ nhân dân, phải thực sự gương mẫu, thực sự trong sạch.
Tóm lại, tư tưởng nhà nước “thần dân”, Nhà nước “lấy dân làm gốc” đã sớm
xuất hiện ở nhà chính trị kiệt xuất Hồ Chí Minh, trong đó con người vừa là mục
tiêu và là lực lượng để xây dựng nhà nước. Nhà nước của dân, do dân và vì dân
không ngừng được Người phát triển trở thành một hệ thống lý luận quan trọng
trong hệ thống các quan điểm của Người về cách mạng Việt Nam có nội dung
phong phú và sâu sắc. Tư tưởng về xây dựng Nhà nước pháp quyền ccủa chủ tịch
Hồ Chí Minh đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Là phương hướng cho Đảng ta trong
việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.
23- Sự vận dụng của Đảng ta về xây dựng nhà nước Việt Nam xã hội chủ
nghĩa trong thời gian qua.
Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã trung thành
và vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng chuyên chính vô sản trong sự nghiệp cách
mạng. Ngay từ những năm 1930, trong “Chánh cương sách lược vắn tắt” và “Luận
cương chính trị” tháng 10 năm 1930, Hồ chí Minh và Đảng ta chỉ rõ: Con đường
21

Hồ Chí Minh toàn tập, T4, NxbCTQG, H2000, tr56



25

cách mạng Việt Nam là phải tiến hành cách mạng tư sản dân quyền đánh đuổi đế
quốc phong kiến, giành độc lập dân tộc và người cày có ruộng, sau tiến thẳng lên
chủ nghĩa xã hội. Như vậy, ngay trong đường lối này đã thể hiện rõ vấn đề chuyên
chính vô sản. Bởi vì, thực chất của giai đoạn thứ nhất là giai đoạn mà giai cấp công
nhân và nhân dân lao động phải đập tan chính quyền thuộc địa, đánh đuổi thực dân,
loại trừ phong kiến, giành lấy chính quyền và dùng chính quyền đó để chuyển sang
giai đoạn hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Và thực tế, với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng ta đánh
đổ ách thống trị của phát xít, thực dân phong kiến giành chính quyền lập ra nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà- nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông
Nam Á. Sau năm 1954, đế quốc Mỹ can thiệp vào nước ta gây ra sự chia cắt giữa
hai miền Nam-Bắc, Đảng ta quyết định chuyển nền chuyên chính công nông sang
làm nhiêm vụ chuyên chính vô sản, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền nam.
Sau năm 1975, đất nước thống nhất, Nam – Bắc xum họp một nhà, Đảng ta tuyên
bố đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đến Đại hội Đảng toàn quốc ần thứ IV
của Đảng(1976), Đảng ta quan niệm: chuyên chính vô sản là quyền làm chủ tập thể
của nhân dân lao động mà nòng cốt là liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản, thông qua nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn hiện nay,
Đảng ta vẫn giữ được bản chất của nền chuyên chính vô sản, xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, mở rộng dân chủ, tăng
cường pháp chế, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia ngày càng đông đảo vào bộ
máy chính quyền nhà nước. Trước yêu cầu hội nhập quốc tế và công cuộc đổi mới
hiện nay, quá trình đổi mới hệ thống chính trị, chúng ta không dùng cụm từ
“chuyên chính vô sản” để tránh hiểu lầm về sự xuyên tạc của kẻ thù, nhưng thực
chất “chuyên chính vô sản” và “Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa” ở nước ta chỉ



×